1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng dẫn tự tập yoga chữa thận yếu tại nhà

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ktdgp92, 28/05/2022.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ktdgp92

    ktdgp92 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2016
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Những động tác yoga chữa bệnh thận yếu tác động chủ yếu đến vùng hông, bụng và đùi. Các cơ quan này có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của đường tiết niệu. Bằng cách thư giãn các cơ xung quanh, yoga có thể kích thích khả năng co bóp và điều hóa hoạt động của thận.
    1. Salamba Bhujangasana
    Tư thế Salamba Bhujangasana giúp củng cố cấu trúc cột sống thắt lưng, kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng và tiết niệu. Bên cạnh đó, tư thế này còn cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng.
    Thực hiện:
    • Nằm sấp trên mặt sàn, trán và mu bàn chân áp sàn
    • Hai chân đặt sát nhau, gót chân chạm nhẹ vào nhau
    • Hai tay đưa về phía trước, lòng bàn tay úp xuống sàn
    • Hít một hơi thật sâu, từ từ nâng đầu, ngực và bụng lên, giữ phần thân dưới tiếp xúc với sàn
    • Co tay lại, dùng khuỷu tay giữ phần thân trên
    • Duy trì tư thế trong khoảng 1 – 3 phút, nên thở nhẹ nhàng trong thời gian này
    • Sau đó thở ra và đưa bụng, ngực và đầu trở về trạng thái ban đầu
    Tư thế này không thích hợp với phụ nữ đang mang thai, người bị chấn thương cổ tay, xương sườn hoặc vừa mới phẫu thuật bụng.

    2. Ardha Matsyendrasana
    Thực hiện tư thế Ardha Matsyendrasana giúp kích thích thận và gan, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, tư thế này còn nâng cao độ dẻo dai cho cột sống, điều hòa phổi và tăng lưu lượng oxy cho cơ thể.
    Thực hiện:
    • Ngồi thẳng lưng, hai chân thẳng và áp sát sàn nhà
    • Co hai chân lên, sau đó đưa chân phải đi qua chân phải sao cho gót chân trái chạm mông trái
    • Đưa tay trái chống về phía sau, lòng bàn tay chạm sàn
    • Đưa tay phải về phía mặt ngoài của chân trái, dùng bàn tay giữ mu bàn chân
    • Trong khi đó, xoay người nhẹ nhàng sang bên trái khoảng 45 độ
    • Thở nhịp nhàng trong khi duy trì tư thế
    • Sau đó thở ra, đưa tay, chân về vị trí ban đầu
    Tư thế này khá nhẹ nhàng và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng.

    3. Bhujangasana
    Tư thế Bhujangasana kích thích các cơ quan bên trong cơ thể, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, tư thế này còn giảm căng thẳng lên thận, giúp hạn chế tình trạng rối loạn chức năng và đi tiểu nhiều lần.
    Thực hiện:
    • Nằm sấp trên sàn nhà, mu bàn chân,lòng bàn tay và trán tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn
    • Đặt hai chân sát, gót chân chạm nhẹ vào nhau
    • Hít một hơi sâu, từ từ nâng đầu, ngực và bụng lên cao (giữ phần thân dưới tiếp xúc với sàn)
    • Thở ra và đưa cơ thể về vị trí ban đầu
    Nếu có vấn đề về cột sống, bạn nên thận trọng khi thực hiện động tác này.

    4. Paschimottanasana
    Tư thế Paschimottanasana có tác dụng xoa bóp, kích thích các cơ quan ở vùng bụng và xương chậu. Thực hiện đều đặn sẽ giúp điều tiết hoạt động thận, giảm rối loạn tiêu hóa và giảm các cơn đau lưng.
    Thực hiện:
    • Ngồi thẳng lưng, hai chân đặt sát và chạm sàn, tay thả lỏng
    • Hít vào, nâng hai cánh tay lên đầu và duỗi thẳng
    • Thở ra, cúi nhẹ người về phía trước, giữ nguyên phần hông
    • Từ từ đưa tay xuống dưới, sau đó dùng bàn tay nắm chặt bàn chân, cúi gập người xuống sát hai chân
    • Mỗi lần thực hiện động tác này kéo dài từ 20 – 60 giây
    • Lặp lại từ 2 – 3 lần
    5. Naukasana
    Tư thế Naukasana kích thích hoạt động của thận và cơ quan ở vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện khả năng tiêu hóa và hoạt động của xương khớp.
    Thực hiện:
    • Năm ngửa, hai chân đặt sát nhau, hai tay thả lỏng
    • Hít một hơi sâu và thở ra, lúc này nâng đầu, ngực khỏi sàn, vươn tay về phía bàn chân
    • Đảm bảo mắt, ngón tay và bàn chân phải nằm trên 1 đường thẳng
    • Nâng đồng thời hai chân lên, vùng lưng làm điểm tựa
    • Thở sâu nhịp nhàng trong thời gian duy trì tư thế
    • Thở ra và đưa cơ thể trở về vị trí ban đầu
    Không thực hiện tư thế Naukasana nếu bạn bị huyết áp thấp, đau nửa đầu, hen suyễn hay gặp các vấn đề về tim mạch.

    6. Ustrasana
    Tư thế Ustrasana giúp kích thích và tăng cường lưu lượng máu đến thận. Điều này sẽ giúp thận cải thiện khả năng hoạt động và loại bỏ những độc tố từ bên trong cơ thể.
    Thực hiện:
    • Qùy thẳng người trên sàn, hai chân dang rộng bằng hông
    • Nâng cơ thể lên sao cho chân tạo thành 1 góc 90 độ
    • Ngửa phần thân trên về phía sau, mặt hướng lên trời
    • Hai tay đưa về phía sau sao cho bàn tay chạm vào gót chân
    • Duy trì tư thế trong 30 giây
    7. Pawanmuktasana
    Tư thế Pawanmuktasana giúp giải phóng áp lực lên thận, giảm tắc nghẽn và cải thiện chức năng thận.
    Thực hiện:
    • Nằm ngửa trên sàn, hai chân đặt sát và hai tay thả long
    • Nâng đầu gối về phía ngực, dùng hai tay ôm lấy đầu gối
    • Duy trì tư thế trong khoảng 30 – 60 giây và lặp lại khoảng 10 – 15 lần
    8. Balasana
    Balasana là tư thế rất quen thuộc trong bộ môn yoga. Tư thế này dễ thực hiện nhưng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thực hiện Balasana thường xuyên giúp giảm căng thẳng, tăng tuần hoàn máu cho cơ quan nội tạng và thận.
    Thực hiện:
    • Dùng đầu gối và hai chân giữ cơ thể khỏi mặt sàn
    • Sau đó, ngồi thẳng, đặt mông lên phần gót chân
    • Cúi gập người về phía trước, trán chạm sàn
    • Đưa tay về phía gót chân, mu bàn tay chạm sàn
    • Duy trì tư thế này trong 30 – 60 phút
    Để đạt được kết quả tốt khi luyện tập yoga, bạn cần duy trì những động tác này trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Các động tác yoga chữa thận yếu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh trường hợp bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.
    Xem thêm:
    Ăn gì bổ thận? Top các loại thức ăn bổ thận bạn nên ăn thường xuyên
    Viêm tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân và cách hỗ trợ tại nhà

Chia sẻ trang này