1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng dẫn tư thế ngồi thiền phù hợp khi thiền định

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi thiendoannhan, 02/12/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thiendoannhan

    thiendoannhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2017
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Tư thế ngồi thiền được các đạo sĩ tu hành cổ Ấn Độ phát hiện và còn lưu lại đến ngày nay. Nếu bạn là người mới học bạn cần nắm rõ được tư thế phù hợp với mình để đem lại hiệu quả cao nhất.

    Theo truyền thuyết các đạo sĩ xưa tu hành khó khăn, tu đạo nhưng không đắc đạo, sau khi phát hiện bầy khỉ trong núi Tuyết Sơn ngồi trong tư thế ngồi thiền. Các đạo sĩ đã học theo và thành đạo. Trong tự nhiên ngoài khỉ và con người có điều kiện thể hình để ngồi thiền. Tuy đó chỉ là truyền thuyết nhưng nó cũng mang những hàm ý sâu xa để nói lên rằng động vật lanh lợi hiếu động cũng có khả năng ngồi thiền.

    [​IMG]
    Tư thế ngồi thiền rất quan trọng với người mới học
    Các bước cơ bản khi ngồi thiền
    1. Có thể ngồi xếp bằng hay ngồi kiết già: Nếu ngồi thiền kiết già thì đặt chân trái để dưới, chân phải đặt lên đùi trái, chân trái đặt lên đùi phải, tư thế này gọi là “Như ý cát tường tọa” hay để chân phải ở dưới, chân trái đặt lên đùi phải chân phải đặt lên đùi trái, tư thế này gọi là “Bất động kim cang tọa” hai cách ngồi này tương đối khó khăn với người nhiều tuổi và người mới học, nếu không áp dụng được thì ngồi xếp bằng cũng rất hiệu quả.
    2. Giữ cột sống thẳng – Lưng giữ thẳng, không ưỡn ngực, đỉnh đầu vuông góc lên trời, cằm hơi thu vào, họng ép thanh quản.
    3. Tay bắt ấn – Hai tay kết vòng, tay phải đặt ở dưới, tay trái đặt lên trên, hai ngón cái chạm vào nhau thành hình vòng tròn, đặt gần sát đan điền.
    4. Hai vai thả lỏng – Hai bên vai thả lỏng, cố gắng không cảm nhận hai vai , hai tay để dễ dàng nhập định.
    5. Lưỡi chạm sát hàm trên – Đặt đầu lưỡi chạm tuyến nước bọt ở hàm răng cửa, cố gắng thả lỏng cơ miệng để tự nhiên.
    6. Ngậm miệng: Chỉ dùng mũi thở không được mở miệng để hít thở.
    7. Mắt khép hờ không cần nhìn vào điểm gì chỉ cần tập trung cảm nhận dòng năng lượng trong cơ thể.
    Thứ tự trên có thể thay đổi tùy theo phương pháp ngồi thiền mỗi người được học, nhưng những bước trên được coi là quy chuẩn trong tọa thiền phù hợp cho người mới học.

    Những tư thế ngồi thiền khác
    Do thiền được sinh ra từ 2000 năm trước nên có rất nhiều trường phái hay các phương pháp ngồi thiền khác nhau. Đó có thể là Phật Giáo, Đạo giáo, Pháp THIỀN VIỆT… khiến nhiều người phân vân trước khi học. Thiền định có thể chia làm 2 loại đó là: Thiền tâm – Thiền dưỡng sinh.

    • Thiền tâm là phương pháp tu tập của người tu hành hay những người thiền để khám phá bản thân kết nối với thế giới tâm linh.
    • Thiền dưỡng sinh là phương pháp ngồi thiền dưỡng sinh chữa bệnh thông qua phương pháp hấp thu năng lượng vũ trụ vào cơ thể để chữa bệnh.
    Theo xu thế thời đại thiền cũng đã dần thay đổi để hòa nhập với cuộc sống con người hơn, giảm đi các yếu tố tâm linh thay vào đó là chú trọng vào những yếu tố tác động với sức khỏe của nó. Các nhà khoa học cùng dần khám phá ra được những tác động của thiền đối con người và được liệt vào trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc tốt nhất bây giờ.

    [​IMG]
    Thiền chính là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
    Do vậy giờ đây rất nhiều người giành sự chú ý đến bộ môn thiền bởi người mới học ngồi thiền không nhất định có thể ngồi kiết già, vừa mới bắt đầu đã yêu cầu họ ngồi kiết già thì cũng không hợp lý, thậm chí cũng sẽ bởi thế khiến cho nhiều người hy vọng thử nghiệm ngồi thiền bị hù chạy mà chỉ đứng ở ngoài cửa tu đạo. Bây giờ tôi giới thiệu với người mới học một số cách ngồi thiền khác từ khó đến dễ như sau:

    • Bán kiết già – Người không thể ngồi tư thế kiết già, hoặc ngồi kiết già đã lâu cảm giác đau nhức khó chịu, thì có thể bỏ một chân ở trên xuống, để dưới bắp chân của chân kia. Hoặc đặt ngược lại đều được.
    • Giao cước tọa – Hai chân đều đặt trên đất, thu vào trong và đằng sau, hai lòng bàn chân hương lên trên, đặt dưới hai bên bắp chân và hai bên đùi.
    • Khóa hạc tọa – Còn được gọi là Nhật Bản tọa, bởi vì người Nhật Bản từ trước đến nay vẫn sử dụng phương thức này làm thế ngồi chính thức trong phòng kiểu Nhật. Tức là hai đầu gối quỳ xuống, hai ngón chân cái đặt trên dưới giao nhau, phần mông ngồi lên trên hai chân. Trung Quốc cổ đại khi chưa dùng bàn ghế cao, người bình thường trong những nơi tôn nghiêm cũng ngồi như thế.
    • Thiên Thần tọa – Chân trái ngồi như kiểu bán già, co vào trong, đặt trước thân. Chân kia co vào hướng ra ngoài, đặt ở một bên sau thân. Cho đến nay, tín đồ Phật giáo Thượng tọa bộ Nam truyền khi ngồi nghe Pháp thường dùng kiểu ngồi này, và bước đầu khi ngồi thiền cũng dùng phương thức này.
    • Như ý tự tại tọa – Kiểu này bắt chước Bồ Tát bát tướng thành đạo, là tư thế trước khi từ cõi trời Đâu Xuất giáng xuống nhân gian, chân trái ngồi như kiểu bán già, co vào trong, gót chân đặt trước phần đáy chậu, chân phải để thẳng, co gối đặt trước ngực phải, hai tay phải và trái để thẳng đặt riêng lên đầu gối phải và trái.
    • Chính khâm nguy tọa – Các cách ngồi trên đều là ngồi trên đất, còn cách này là ngồi trên ghế cao đến đầu gối, hai bàn chân đặt phẳng trên đất, hai bắp đùi vuông góc với mặt đất, khoảng cách giữa hai đầu gối bằng một nắm đấm, lưng không được dựa vào bất kỳ một thứ gì, phần mông ngồi vững, hai đùi bỏ lửng, tạo thành góc vuông với bắp chân.
    Sáu tư thế ngồi thiền trên, ngoại trừ thế ngồi khác nhau và thế tay của như ý tự tại tọa khác nhau, nhưng chỉ mang tính chất tham khảo nên bạn áp dụng và hiệu quả thì áp dụng với mình. Tuy nhiên bạn cho dù mới học học thiền lâu vẫn nên ngồi xếp bằng bởi tính tiện dụng của nó. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về tác dụng của thiền thì tham khảo bài viết “Tác dụng của ngồi thiền“ để hiểu thêm về cách chữa bệnh của nó.
    Dongsuoit thích bài này.

Chia sẻ trang này