1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng dẫn xử lý phốt phát hóa trước khi sơn tĩnh điện phụ tùng xe máy

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi doremon95, 22/05/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doremon95

    doremon95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2017
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm phốt phát hoá
    [​IMG]
    Phụ tùng xe máy đang được phốt phát hóa
    Phốt phát hoá là một phương pháp gia công bề mặt kim loại được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp để xử lý bề mặt kim loại như phụ tùng các phương tiện giao thông, máy móc, cửa sắt, tủ bàn nội thất.... Đây được coi là một trong những phương pháp chuẩn bị bề mặt kim loại tốt nhất trước khi sơn phủ hoặc sơn tĩnh điện phụ tùng xe máy.

    Quy trình phốt phát hóa phụ tùng xe máy
    Bể tẩy dầu => Bể nước => Bể tẩy gỉ => Bể nước => Bể định hình => Bể phốt phát kẽm => Bể nước chảy tràn => Bề trung hòa – thụ động.

    Các chế phẩm dùng trong quy trình này:
    - Chế phẩm tẩy dầu: MC-02

    - Chế phẩm tẩy gỉ: H2SO4 và HCL

    - Chế phẩm định hình: DH-500

    - Chế phẩm phốt phát: ZCR-588, AC-OD11, O-200

    - Chế phẩm trung hòa: O-200

    - Chế phẩm tăng tốc: AC-OD11

    - Chế phẩm thụ động: CL-205, CL-208

    Nguyên nhân lỗi vàng ố
    Sản phẩm sau khi phốt phát hóa xong, bề mặt có thể bị vàng, ố, gây ảnh hưởng đến chất lượng. Nhiều người không biết được nguyên nhân tại sao lại xảy ra tình trạng này. Bạn có thể tham khảo vài nguyên nhân phổ biến sau:

    - Tẩy dầu không sạch: có thể hàm lượng hóa chất trong bể giảm hoặc công nhân tẩy rửa chưa kỹ, chưa hết dầu.

    - Quá trình tẩy gỉ chưa sạch hoặc do để sản phẩm lâu ngoài không khí nên bị oxy hóa.

    - Bể định hình bị lỗi: cần kiểm tra lại hoặc thay bề, bề này tiêu hao hóa chất ít và chi phí thay bể không nhiều.

    - Bể phốt phát bị tiêu hao, không đạt điểm chuẩn, nhiễm dầu, nhiễm axit, tạp chất hoặc không được làm vệ sinh thường xuyên. Cần thêm axit tổng, axit tự do. Nếu thấy vẫn không có hiệu quả nên thay bể khác.

    - Sau khi Phốt phát xong, sản phẩm để bên ngoài không khí bị oxy hóa; do thời tiết nồm ẩm; do để cạnh khu bể hóa chất dễ bị nhiễm.

    Sau khi xử lý hóa chất nên cho sản phẩm qua "Bể trung hòa - thụ động". Chất thụ động trong quy trình phốt phát hóa có tác dụng trung hòa lượng axit thừa trên bề mặt kim loại, thụ động hóa, chống gỉ sét, tạo một lớp SEAL bảo vệ bề mặt phốt phát hóa, chống vàng và không ảnh hưởng đến độ bám dính sơn.

    Tác dụng của Phốt phát hóa
    Tác dụng chính của nó là nhằm kéo dài tuổi thọ màng sơn phủ. Nếu nền kim loại khá trơ với các vật liệu sơn phủ thì lớp phốt phát hoá tạo ra lớp màng có nhiều lỗ xốp bám rất chắc với nền kim loại. Lớp này “ăn” sơn và tạo thành lớp phủ bám dính chắc với nền.

    Chức năng của màng phốt phát hoá là:

    - Liên kết với nền kim loại

    - Là lớp nền của màng sơn

    - Làm tăng độ bền bám của màng sơn

    - Chống ăn mòn dưới lớp sơn

    Ứng dụng
    Ở các nước công nghiệp phát triển, việc xử lý bề mặt trước khi sơn tĩnh điện xe máy là việc làm theo tiêu chuẩn bắt buộc để tăng cường độ bám cũng như khả năng bảo vệ của màng sơn.

    Trong công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất là màng phốt phát hoá của các kim loại nặng như kẽm, sắt, mangan. Các chế phẩm để xử lý bề mặt đều ở dạng thương phẩm rất thuận tiện cho người sử dụng.

    Á Châu luôn sẵn sàng hỗ trợ khi khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về sơn tĩnh điện phụ tùng xe máy hay xe đạp và các sản phẩm khác, hãy liên hệ với chúng tôi:

    Sơn Tĩnh Điện Á Châu

    Địa chỉ: thôn Đại Tự - xã Kim Chung - huyện Hoài Đức - Hà Nội

    Hotline: 0913 564 077

    Website: http://sontinhdienachau.com/

Chia sẻ trang này