1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng đi nào cho Việt nam???

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeunuocthuongdan, 11/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thân Mĩ với Trung Quốc làm gì?
    Thân dân, lấy dân làm gốc, lấy Mĩ với TQ làm phân bón
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Khi còn sống bác Trần dại Nghĩa cũng đã từng nhậ xét, nếu VN chúng ta nằm tách hẳn khỏi châu lục như Nhật hay biết mấy.
    Chính phủ cần làm mọi việc để dân có thể tiếp cận với 1 lối sống mới. Nên thay đổi quan niệm của gia đình, xã hội đối với từng cá nhân. Bạn có thể tính sơ bộ, số tiền do tham nhũng cũng có thể dùng cho giáo dục miễn phí, đến hết bậc trung học chẳng hạn, và nên chú trọng hơn vào việc bảo hiểm xã hội, nên có môn "bảo hiểm xã hội" trong trường học, vì tôi thấy người dân ít quan tâm đếm bảo hiểm xã hội (chỉ những kẻ có tiền mới quan tâm bh thôi sao!?). Còn CN thì xem các khoản bảo hiểm như tiền...thí. Và tiến lên, xã hội VN nên có cả trợ cấp thất nghiệp (điều này theo tôi sẽ không tạo tâm lý ỷ lại, trái lại nó còn làm tăng lòng tự trọng của người dân).
    Và còn về mặt VH-NT nữa.
    Câu nói "tranh thủ" của bạn gì đó đã nói lên cái không bên vững của "phát triển bền vững".
    Hơn nữa chúng ta sống ở phương Nam, chớ nên làm mặt sắt với những anh bạn láng giềng, và cũng chẳng nên trung lập để họ khinh.
    Vừa rồi, chỉ "một đòn" của EU về giày da thôi cũng đủ khoảng 1 triệu lao động VN chới với rồi. Và cả dệt may nữa. Chỉ cần 1 phát minh của Mỹ về 1 mặt hàng dệt may (như vớ chẳng hạn) bằng nguyên liệu thân thiện môi trường thôi cũng đủ chặn đứng làn sóng hàng dệt may giá rẻ từ TQ.
    Theo tôi phát triển bền vững như 1 cơ thể vậy. Cần tạo "1 vòng tuần hoàn kinh tế" trong nội bộ nước VN.
    vài nhận xét tổng quát, bác nào biết nhiều về KT xin chỉ giáo thêm.
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Chẳng phải theo thằng nào cả. Lợi dụng cả hai.
    Thằng nào chả muốn mình.
  4. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi khẩu hiệu ngoại giao hiện nay của VN là OK: làm bạn với tất cả các nước. Vẫn nghe đối ngoại là phần kéo dài của đối nội.
    Đối nội bao gồm 3 mục tiêu chính: phát triển KT, ổn định chính trị (duy trì lãnh đạo của Đảng và ý thức hệ M-L); an ninh quốc gia. 3 mục tiêu này cần phải đạt được cùng lúc nếu ko LS VN có thể sẽ sang 1 chương khác.
    Vì thế đối ngoại cần: mở rộng hội nhập quốc tế nhằm pt kinh tế. Khi KT pt sẽ tạo tiền đề để giữ vững ổn định chính trị và củng cố an ninh quốc gia. (ví dụ về quốc gia kém hội nhập là Bắc TTiên tạm gọi là ổn định chính trị mặc dù vẫn căng thẳng về quân sự, nhưng kinh tế thì kém quá).
    Để pt kinh tế mà bám vào Mỹ được thì quá ổn: mỗi thứ chỉ cần chiếm 3-5% thị phần ở Mỹ là sống ngon trong khi đó ông bạn China thì lại là đối thủ cạnh tranh chính ở hầu hết các mặt hàng ta có. May ra có thủy sản và hoa quả là có thể bán được ở thị trường TQ. Tuy nhiên kinh tế thường đi kèm với chính trị nên các hợp đồng, công nghệ và chế độ thơm tho được Mỹ giành cho các đồng minh thân cận. Vì vậy VN mới tìm cách bỏ thêm trứng vào các giỏ EU, Nhật...
    Tóm lại về KT thì cần bám Mỹ (ta lấy tiền của tư bản về xây dựng đất nước thì có gì là xấu) và dè chừng TQ (bác này vừa có chủ nghĩa dân tộc cao vừa có tham vọng toàn cầu nên ko hy vọng nhiều vào tinh thần quốc tế cộng sản trong kinh doanh được).
    Về chính trị thì khỏi phải bàn, Mỹ ko phải là mô hình mà VN hiện tại hướng đến.
    Về an ninh quốc gia, các nước ĐN Á trong đó có VN đang lo ngại về sức manh quân sự của TQ và muốn Mỹ là đối trọng với TQ. Vịnh Cam Ranh của VN nằm trên tuyến đường biển quan trọng lưu chuyển dầu mỏ từ Trung Đông lên Bắc Á: TQ và Nhật Bản. Lập trường của VN là trung lập vì ko muốn làm TQ phật lòng nếu cho Mỹ thuê cảng này. Nhưng Nga suy yếu và rút đi sẽ để lại 1 khoảng trống về quân sự trong khu vực mà chưa biết sẽ làm thế nào để bù lại mặc dù thỉnh thoảng có vài chiến hạm của Mỹ ghé thăm VN. Để yên ổn làm ăn KT, VN đã phải giải quyết các vấn đề biên giới với TQ.
    Bài toán của VN tương đối phức tạp. Nếu Mỹ và VN có cùng chế độ chính trị hoặc ít ra ko mâu thuẫn về hệ tư tưởng thì sẽ đơn giản hơn về hợp tác pt KT, chính trị và an ninh. Hoặc nếu khác về Ctrị thì VN cần có quân bài gì đó ví dụ nước lớn như TQ, Ấn độ hoặc nằm trên các mở dầu như A rập xê út...Chính vì ko có gì đặc biệt nên VN ko hấp dẫn Mỹ lắm (như sự chậm chễ trong việc bình thường hóa quan hệ và đàm phán WTO; sau HĐ TM V-Mỹ: Mỹ bị thâm hụt thương mại khoảng 4 tỉ USA với VN). Có cái Vịnh Cam Ranh địa lợi thì lại bảo là ko cho thuê. Có thể đoán rằng trong tương lai khi vị thế của VN được nâng cao (vdụ: thu nhập đầu người 2000USD/năm; vai trò khu vực và quốc tế tích cực hơn) thì VN có thể sẽ hấp dẫn với Mỹ hơn (nhất là với tư cách 1 nước nằm sát TQ) trong chính sách châu Á của Mỹ.
    Tóm lại về hệ tư tưởng thì VN vẫn quan hệ chặt chẽ với TQ; an ninh và quân sự thì cố gắng sắp xếp với TQ trong khi mở rộng quan hệ với Mỹ và ASEAN. Kinh tế thì nhắm vào Mỹ bổ sung thêm EU và Nhật và phải cạnh tranh trực diện với TQ.
    Thế thì VN sẽ đi về đâu? Theo tôi thế "cài răng lược" về KT, Chính trị và Quân sự sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Mỹ và TQ sẽ càng hùng mạnh hơn. VN nên tận dụng thế mạnh của họ để "nước nổi bèo cũng nổi". Chú bé tí hon bám vào thắt lưng của người khổng lồ.
    Có lẽ nhiều nước châu Âu vì ko muốn bị kẹp giữa những người khổng lồ nên họ mới lập ra EU để tự mình trở thành người khổng lồ. Tương lai đó còn khá xa đối với ASEAN bởi các khác biệt về văn hóa, chính trị, tôn giáo. Mục đích của ASEAN hiện nay chỉ là hội nhập kinh tế khu vực trong khi vẫn giữ nguyên tắc ko can thiệp công việc nội bộ (ngay việc cháy rừng, ô nhiễm cũng ko được can thiệp).
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    VN phải thay đổi những nền tảng xã hội và cũng từ đó thay đổi cả về mặt văn hóa. Bạn có thấy bên cạnh sức mạnh về kinh tế chính là văn hóa như Hàn không ? Hay xưa hơn nữa là Nhật. Vòng tuấn hoàn mà tôi muốn nói đây chính là mối tương tác giữa con người và xã hội, chính sự tương tác này sẽ tạo nên một nến văn hóa mới cho VN. Có thể xem xã hội như QUẢ TIM và mỗi công dân VN là 1 tế bào.
    Chẳng hạn như chúng ta, những người lao động co thể nhận thức được tầm quan trọng của GD, vậy thì tại sao ta lại không góp phần tạo một nền GD hầu như miễn phí cho con em mình ? Khoảng 30 triệu người lao động, sẵn sàng quyên góp mỗi ngày 1.000 đồng, mỗi năm chúng ta có 10.000 tỉ đồng. Nếu cho rằng số lượng GV từ cấp II trở xuống là 500.000 người thì số tiền trên đủ trả lương tháng 2 triệu cho họ lắm chứ .
  6. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Bác vui lòng cho biết nền tảng văn hóa của VN là gì? đâu là sức mạnh tinh thần của chúng ta? Khi tôi ra nước ngoài mà bảo tôi giới thiệu về văn hóa VN thì khó quá; mấy cái vụ thắng Pháp, Mỹ bây giờ ai quan tâm, hơn nữa cũng ko nên quảng bá.
    Tôi ko hiểu biết lắm, chỉ nghe nói VN ta giỏi hấp thụ và chế biến 1 số thứ của văn hóa nước ngoài để dùng. Đặc sản văn hóa của VN may ra được cái trồng đồng, chiến tranh nhân dân và thơ Hồ Xuân Hương (tiếc rằng thơ này ko ngâm được trên diện rộng)
    Hôm trước lại nghe bác Khương ở đại học Havard kêu gọi về "cơ hội Thánh gióng". Thời buổi này ko ai muốn chiến tranh nữa, nhưng cũng muốn áp dụng nghệ thuật chiến tranh nhân dân vào làm kinh tế nhưng đợi mòn cả mắt vẫn chưa thấy ai lập thuyết. Thôi thì đành theo chân các nước ĐNÁ, đầu tiên đi làm thuê, cóp py của người mong rằng học lỏm 1 tý công nghệ để dần dần tiến tới sáng tạo...
    Về giáo dục, tôi nghĩ có đổ tiền tỉ (đô) vào VN mà ko thay đổi cơ chế quản lý hiện nay thì cũng chỉ là ném tiền qua cửa sổ. Ai sẽ là người đứng ra quản lý? Khả năng như thế nào? Môi trường chung của cả xã hội thấp thì làm sao 1 mình ngành giáo dục cất cánh lên được. Các ngành đều có tiêu cực thì người cuả giáo dục làm sao mà trong sạch được. Quản trị quốc gia (governance) của VN còn yếu lắm bác ạ.
    Bác nêu vấn đề đóng góp--->OK nhưng tôi e rằng thiếu tiền chỉ là phần nổi của tẳng băng. Nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo 1-3-5 đã bị biến thành 5-3-1 (TW 5 đồng về tỉnh còn 3 xuống huyện còn 1). Nếu ko có cơ chế giám sát hiệu quả thì ngay trên thiên đường người ra cũng còn ăn trộm táo bác ạ.
  7. DanNgheo

    DanNgheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    amifromhanoi có những nhận xét hay đấy kính bác một chén về những ý kiến khá tốt về Vn . Thực sự muốn phát triển ngoài việc cân nhắc theo TQ, theo Mỹ hay đa phương hoá thì việc đầu tiên là giải quyết vấn đề cơ chế trong nước đã "Thượng bất chính hạ tắc loạn" mà. Mấy chú Thòong thì em không tin lắm, tư tưởng bọn nó ngàn đời vẫn coi dân ta là 1 phần của nó, chơi với anh Mỹ thấy có lợi hơn.
    Vote cho amifromhanoi 5* về câu ăn trộm táo trên thiên đường
  8. novastar

    novastar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    vote bác 5 sao ko chỉ vì câu nói này !
  9. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã vote.
    Thực ra nếu là thiên đường xịn thì chắc ko có vấn đề gì. Tuy nhiên thiên đường và chúa là do con người nghĩ ra nên ko tránh khỏi tí bụi trần trên đó.
    Thực ra vấn đề giám sát ở VN cũng đã nói nhiều nhưng làm chưa được bao nhiêu: "dân biết, dân bàn...", "nâng cao vai trò giám sát của QHội...", "báo chí trên tuyến đầu chống tham nhũng", mọi ngành mọi nơi đều có thanh tra kiểm tra....kết quả ai cũng biết là tham nhũng ngày càng tăng.
    Giải pháp ai cũng biết, chỉ cần học kinh nghiệm các nước ít tham nhũng như Singapore hay Bắc Âu nhưng khó ở cái động chạm nhậy cảm. Khi vấn đề ko bàn được công khai thì làm sao tìm được giải pháp. Hiện nay mọi người chỉ đồng thuận ở 1 điểm đó là làm giầu. Còn làm giầu ntn, chụp giật hay lâu dài thì vẫn còn tranh cãi.
    Thôi thì trước mắt cứ tập trung vào làm kinh tế. Hy vọng WTO sẽ tạo sức ép lên các mảng khác như pháp luật, chính sách, phá bỏ độc quyền và các nhóm lợi ích cục bộ...Chính phủ cũng sẽ quen hơn với việc bị quốc tế giám sát/sức ép từ bên ngoài như vụ Leotard kiện LĐ bóng đá hoặc vụ kiện VN Airline.
    Khủng hoảng đôi khi cũng có tác dụng thúc đẩy cải cách như vụ khủng hoảng như năm 97-98. Tôi đang ngại thị trường BĐSản đóng băng có thể kéo theo nhiều vụ phá sản có dính líu đến hệ thống ngân hàng.
  10. DanNgheo

    DanNgheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục đồng quan điểm với bác, thị trường bất động sản đóng băng là 1 dấu hiệu xấu. Mặc dù đã có nhiều chính sách thúc đẩy nhưng hiệu quả chưa cao. Theo em thì thị trường chứng khoán Việt Nam giống 1 con giun làm mồi câu hơn là một kênh huy động vốn. Việc có thị trường chứng khoán giúp VN huy động được các khoản đầu tư nước ngoài, thậm chí còn bán được trái phiếu. Nếu cả mớ bòng bong đó mà sụp thì chúng ta khóc dở mếu dở, mà cái này dễ xẩy ra lắm. VN mình lúc nào cũng hô hào giám sát và kiểm tra, nhưng e rằng tiêu cực đi ra từ chính những cái này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này