1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng đi nào cho Việt nam???

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeunuocthuongdan, 11/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    VN: Kinh tế phát triển sẽ tác động ngược lại chính trị?
    TG ổn định đc bao năm?
    Bao giờ sẽ đại chiến thế giới 4?

  2. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    VN: Kinh tế phát triển sẽ tác động ngược lại chính trị?
    -TQ mở cửa sớm hơn VN khoảng 8 năm, hiện nay đã có thuyết 3 đại diện, tư nhân ko còn là kẻ bóc lột nữa mà được vào Đảng rồi. Như thế là ko còn đấu tranh giai cấp nữa, vừa là đông bào lại vừa là đồng chí.
    TG ổn định đc bao năm?
    -Ổn định chỉ là cân bằng tạm thời. Chưa chữa được AIDS đã nảy ra mấy cái vụ bò điên, cúm gia cầm. Các nước như TQ, VN hiện đại hóa, CN hóa quá đà dễ dẫn đến tranh chấp về năng lượng hoặc sự cố nổ nhà máy lọc dầu hoặc điện hạt nhân trên quy mô lớn...
    Bao giờ sẽ đại chiến thế giới 4?
    -Cuộc thứ 3 xảy ra bao giờ thế?
    -Xu hướng toàn cầu hóa, phụ thuộc lẫn nhau, cài răng lược về lợi ích kinh tế, địa chính, quân sự như WTO, AFTA, NAFTA, EU, NATO...khiến cho việc giải quyết tranh chấp trở nên văn minh hơn và khả năng 1 nước rút giây ko khỏi động rừng.
    -Tuy nhiên các nước có mức độ hội nhập Bắc TT, 1 số ở châu Phi...sẽ vẫn còn là những cục than nóng âm ỉ đợi ngày bùng cháy. Nhiều khả năng hạn chế ở mức khu vực.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Văn hóa VN dó là tiếng Việt và trang phục Việt Nam Bác có bao giờ trong quốc hội 1người mặc trang phục thuần túy VN không Toàn là trang phục tây cả
    Khuynh hướng "nam tiến" không còn thích hợp nữa Phải tiến lên cao hơn thôi ( theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)
    Vấn đề nữa là cần nâng cao chất lượng bữa ăn Nhịp sống sẽ nhanh hơn nên cần nhiều năng lượng để hoạt động hơn nữa Có lẽ nên giảm xuất khẩu gạo để chuyển sang chăn nuôi
    Và nên tạo môi trường vui chơi giải trí cho đại đa số quần chúng nhất là sv hs
  4. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi có liên quan là đâu là động lực của Việt Nam giả sử mục đích của VN là "dân giầu nước mạnh..." ? Bạn nghĩ gì?
    Nông dân
    Công nhân
    Doanh nhân
    Nhà khoa học
    Viên chức nhà nước
    ....
    hoặc 1 sự kết hợp nào đó của các thành phần trên?
    Giống như trong 1 cỗ xe, động cơ chính là cái làm cỗ xe đi về phía trước. (bạn đừng hỏi vì sao bánh xe..ko quan trọng. Bánh xe và các bộ phận khác vẫn tồn tại từ khi con người nghĩ ra được loại xe đầu tiên)
  5. lute

    lute Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm "động lực" trong việc phát triển kinh tế-xã hội là một sai lầm, điều này bạn đã thấy qua các LX cũ. Một xã hội nghèo đói, thiếu thông tin, mất phương hướng mới cần đến động lực, đó là những lý tưởng để tạo dựng 1 nền tảng xã hội mới.
    Bạn nghĩ gì về giới nhà giàu mới ở Nga và 1 khu ăn chơi của giới nhà giàu TQ ở Tam Giác vàng ?
    Hô hào "dân giàu, nước mạnh..." chẳng qua là hô hào đi làm thuê thôi. Động lực chính, chẳng phải của dân, mà của những vị lãnh đạo, chính là TIỀN ĐẦU TƯ.
    Nên thay đổi khái niệm "động lực"bằng khái niệm "tương tác", giữa cá nhân và các tổ chức khác, từ các cty cho đến xã hội.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nhìn lại 1 cách tổng quát chúng ta sẽ nhận thấy rằng tính "độc lập" của VN thời nay khác nào 1 ...chùa 1 cột. Nếu độc lập thì cần chi bạn bè !?
    Bạn hãy xem lại thời kỳ Pháp thuộc. Người Pháp chia VN làm 3 kỳ. Bắc Kỳ chịu sự bảo hộ, Trung Kỳ trung lập, Nam Kỳ thuộc địa. Rồi bạn hãy so sánh với Nhật, Hàn, họ cũng chịu sự bảo ke của Mỹ để phát triển đấy thôi. Có lẽ phần chủ yếu vẫn là "ngư ông đắc lợi" trong cuộc chiến tranh lạnh. VN chúng ta cũng đang "ngư ông đắc lợi" giữa TQ và Ấn độ, nhưng chúng ta không chịu 1 sự bảo hộ của 1 cường quốc nào cả. À ha, chúng ta có 1 nền độc lập...1 chân, hơi mỏi đấy.
    Hãy nhìn Nhật, Hàn họ làm khoa học, bạn sẽ thấy nền khoa học của chúng ta có lẽ thuộc loại "sạch" và nhàn nhất châu Á, nhất là toán học. Chỉ toàn lý thuyết thôi. Nhà khoa học VN quả thật đang sống trong toà lâu đài bằng pha lê.
    Nếu tranh thủ Mỹ thì TQ đã làm điều này từ thời Nixon rồi. Vậy thì chơi với ai ?
    Khuynh hướng đúng theo tôi là nên xây dựng 1 nền tảng xã hội mới, rồi sẽ có người tự tìm đến với chúng ta thôi.
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Mạn fép tặng các Bác 1 Bài sưu tầm :
    Suy ngẫm > Về thực tiễn và hành động
    Thuyết âm dương - sự vận dụng trong cuộc sống

    09/12/2005
    Thuyết âm dương là cốt lõi của nền triết học cổ Đông phương. Nó là động lực của mọi hiện tượng, mọi vận động trong vũ trụ. Theo cách nói của triết học Tây phương thì thái cực chính là mâu thuẫn, nó là sự hợp nhất của hai mặt đối lập: dương và âm. Sự đấu tranh của hai mặt dương âm này làm cho vũ trụ phát triển không ngừng
    Hai mặt này không bao giờ tồn tại riêng rẽ: dương mà không có âm thì không còn là dương, âm mà không có dương cũng không còn là âm. Dương phát triển đến cực thịnh thì chuyển thành âm, âm phát triển đến cực thịnh thì chuyển thành dương.
    Ví dụ, tốt quá hoá xấu, xấu quá cũng chuyển thành tốt. Khi dương thịnh thì âm, mặt đối lập của nó, đóng vai trò một cái phanh kìm hãm không cho dương phát triển quá lố, đến mức cực đoan. Ngược lại cũng vậy, khi âm thịnh thì dương là cái phanh kìm hãm không cho nó phát triển quá mức.Trên thế giới hiện nay, người ta phân biệt các nước tư bản chủ nghĩa với các nước xã hội chủ nghĩa, dựa trên tiêu chí: các nước tư bản chủ nghĩa nhằm thu được lợi nhuận tối đa, còn các nước xã hội chủ nghĩa lại nhằm đạt được hạnh phúc tối đa cho nhân dân. Nhưng trong thực tế, các nước tư bản chủ nghĩa đều có những chính sách đảm bảo phúc lợi cho nhân dân của họ, còn phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa đều đã phải đi theo nền kinh tế thị trường.
    Đó là những trường hợp không cực đoan. Nhưng cũng có những trường hợp cực đoan.
    Đó là trường hợp nước Đức phát xít, theo đuổi một lý tưởng sai lầm, tàn sát nhân dân thế giới và sau đó đã bị tiêu diệt. Đó là trường hợp âm tính cực đoan.
    Cũng có trường hợp dương tính cực đoan như Bắc Triều Tiên, hoàn toàn không chấp nhận cơ chế thị trường nên kinh tế đất nước suy sụp, ngoại giao bị cô lập, và khó có thể kéo dài mãi như thế được. Các nước có chế độ không cực đoan, cả âm tính (tư bản chủ nghĩa hiện nay) và dương tính (xã hội chủ nghĩa hiện nay) đều có thể tồn tại lâu dài vì đều không vi phạm qui luật âm dương (không đi đến cực đoan).
    Trên thực tế, muốn kinh tế phát triển nhịp nhàng thì phải đi bằng hai chân : một mặt phải dùng cơ chế thị trường để giàu lên càng nhanh càng tốt, mặt khác phải luôn luôn chú trọng nâng cao phúc lợi của nhân dân.
    Trong hai mặt này, bất cứ một mặt nào bị lãng quên cũng đều dẫn đến bế tắc, đình trệ. mặt nào bị lãng quên cũng đều dẫn đến bế tắc, đình trệ.
    Còn nếu cả hai mặt đều được chú ý đúng mức, thì dù tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa cũng đều có thể phát triển được. Bởi vậy, việc phân biệt các nước thành tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa về khía cạnh nào đó chỉ có tính chất chủ quan, bởi lẽ các nước xã hội chủ nghĩa chưa chắc đã có một nền tảng phúc lợi xã hội bằng nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
    Áp dụng thuyết âm dương vào lĩnh vực các giá trị xã hội, ta hãy xét cặp ?oliêm khiết - tham nhũng?. Có những người liêm khiết mà không có những người tham nhũng thì những người liêm khiết cũng không được gọi là liêm khiết. Cũng vậy, một xã hội gồm toàn những người tham nhũng, không có ai liêm khiết, thì khái niệm ?otham nhũng? cũng không tồn tại.
    Trong xã hội ta hiện nay, nạn tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới khiến luật pháp ?, nhưng khái niệm ?otham nhũng? vẫn tồn tại, chứng tỏ vẫn còn có người liêm khiết, dù rất ít. Nạn tham nhũng đã trở thành quốc nạn ở nước ta, khiến chúng ta bức xúc, nhức nhối. Chúng ta đều muốn quét sạch quốc nạn này để xã hội được trong sạch hơn; nhưng bằng cách nào, khi mà xét về phương diện lợi ích, tện nạn này cũng làm lợi cho rất nhiều người. Kẻ có quyền thì giàu lên, người đi xin xỏ thì được việc của mình, chỉ có nhà nước là chịu thiệt hại.
    Nhưng nhà nước là ai? Ai là người đứng ra thay mặt cho nhà nước chống lại các thiệt hại này? .
    Người có chức năng đại diện cho nhà nước là cá nhân thì cũng có lợi trong chuyện tham nhũng này.
    Thật là một cái vòng kim cô của Tôn Ngộ Không mà chưa ai tìm ra cách thoát ra được!
    Thế nhưng thuyết âm dương dạy ta rằng âm cực thì dương sinh, nghĩa là khi nạn tham nhũng đã đến mức đỉnh, thì xã hội sẽ liêm khiết trở lại. Tương lai sẽ trả lời chúng ta. Nếu chúng ta không có đủ dũng khí để đứng lên chống lại nạn tham nhũng thì đành chỉ ?ongoạ sơn quan hổ đấu? một cách bàng quan, mong cho bánh xe lịch sử quay qua giai đoạn đen tối này đến thời kỳ sáng sủa hơn!
    Nguồn : Suyngam.chungta.com

  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chào bác Hoailong, lâu quá không gặp.
    Phần bôi vàng có lẽ chỉ đúng trong xã hội phong kiến xưa thôi. Nếu suy nghĩ như thế thì sẽ chẳng hết nạn tham những đâu. Chưa nói đến việc đảng phái khác, ngay cả những người kế nhiệm các chức vụ cũng có thể tham nhũng thôi, họ chẳng tội gì ! Như thế thì tham nhũng tiến lên.
    Tôi vẫn nhớ bài viết của bác về cafe. À còn vấn đề ăn mặc nữa. Bác có thông tin gì về lịch sử ăn mặc của loài người không ? Hoặc lịch sử hình thành kiểu múa bụng của người Arập. Cảm ơn.
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Nói chung VN rất bấp bênh bên cạnh anh Tàu đang phát triển như thùng thuốc súng. Kiểu phát triển của TQ kiểu gì cũng dẫn tới vấn đề, nó mà khủng hoảng một phát thì VN lãnh đủ. Phát triển làm gì cho mệt
  10. yeunuocthuongdan

    yeunuocthuongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Có một bác được gọi là ********* tuyên bố rằng "đi với TQ thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng". Đúng là giọng điệu của những phần tử bất mãn với chế độ. CHúng ta nên bắt tay với Mỹ và cũng bắt tay với cả TQ nữa chứ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này