1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hướng đi nào cho Việt nam???

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeunuocthuongdan, 11/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết , vùng Trung Đông có nhiều cuộc nổi loạn, bắn nhau từ cách đây 10 năm thì phải .
  2. Moneytrangsi

    Moneytrangsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Dầu ở Trường Sa thì không ít đâu. So với Trung Á là cũng có tài liệu đấy các bác ạ. Trữ lượng lớn nhưng nằm ở sâu, lại ở ngoài khơi nên thăm dò, khai thác khó khăn hơn. Vấn đề em ngại là ông anh Tàu í. Mỹ thì xa, mà có chiến lược riêng. Vừa rồi thông điêp Liên Bang của TT Bush nói sẽ đầu tư mạnh vào khoa học công nghệ để tiến tới giảm 70% sự phụ thuộc dầu mỏ vào Trung Đông. Các cường quốc nói ra mồm thì cũng phải xét, nhưng chính ông Tầu mới phải xem. Ông ấy trong tương lai gần thì vẫn phải tìm kiếm nguồn dầu thêm nữa. Vửa rồi ông ấy chả rủ một ông sa mạc sang chơi đấy thôi. Mình trong mắt ông í vốn là một cái gai rồi. Lịch sử tổng kết rằng ông ấy bị chia cắt thì thôi, chứ cứ hễ thống nhất là sẽ bành trướng. Mà ông í giờ chỉ còn mỗi anh Đài thôi, là xong. Các bác có theo dõi không, luật "chống chia cắt" đấy, cho phép TQ dùng vũ lực phủ đầu, ngay kể cả khi ĐL không chịu đàm phán - thế đấy! Em cũng chả thích nghe Đài đâu, dưng cơ mà nó vẫn "phát sóng" đều thi an toàn cho mình hơn, he!
  3. Moneytrangsi

    Moneytrangsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Thế nào các bác, hướng đi nào cho Việt Nam?
    Theo tôi, chỉ có một hướng duy nhất: chống tham nhũng. Nó là căn bệnh chết người, ai cũng nhìn thấy. Nó tiềm ẩn khả năng sinh biến. Tuy nhiên nếu giải quyết được thì sẽ giữ được nước. Nhưng, nhưng, nhưng có làm được không??? Theo tôi đây là bài toán quá khó. Thế thì Thái Lan ơi, Mã Lai ơi, các bác cho em theo nhá. Tư bản hay không, XHCN hay không, chả bàn nữa đâu ạ... Dăm năm nay có thấy ai nói tới CNXH, đấu tranh giai cấp gì nữa đâu. Rồi Đại hội Đảng X tới bàn vấn đề đảng viên làm kinh tế. Sẽ cho thôi, các bác đảng viên tư sản ạ, yên tâm nhé! Huớng đi nào cho Việt nam??? he
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Sinh biến, bậy nào, nói chuyên sinh biến chỉ được nói là dự tính, dự đoán và mang tính xây dựng, để chúng ta đề phòng.
    Tôi xin mạn phép được nói như sau (chỉ mang tính dự đoán):
    Trong 10-20 năm tới, nếu mọi sự cứ được phát triển tốt như hiện tại, khả năng sinh biến có thể đến từ các nguyên nhân:
    - Từ 01 Ông lớn (con trai Ông ta) trong hàng ngũ ta: 30%
    - Từ nhân dân VN: 30%
    - Can thiệp lật đổ: 30%
    - Ngoại sâm: 10%
    Các khó khăn:
    - Quân đội, Công an tuyệt đối trung thành.
    - Trình độ nhân dân không đồng đều.
    - Hội chứng hậu chiến tranh VN 1955-1975. (của cả 02 bên)
    (Do hiểu biết còn hạn chế, nếu sai, mong các bác bỏ quá, nếu đúng thì hãy đề phòng)
    Không hành động trong 03 tình trạng tâm lý:
    - Quá say
    - Quá giận
    - Quá ... yêu

  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    ... nếu giải quyết tôt được 02 mảng này thì sẽ thu phục được nhân tâm:
    - Tham ô.
    - Dân chủ. (cả chính trị và kinh tế)
    Nếu không giải quyết được thì không có anh nào tài, đức bước vào được ... vì thật sự có muốn tốt thì cũng không tốt được, tốt "quá" sẽ bị đào thải.
    Còn tôi, tôi đã về ... đuổi gà cho vợ. Bây giờ đạng bị "cúm".
    Con tôi, tôi xin gửi ra ... bởi làm thế thì đời sau nhà tôi mới có lối thoát.
  6. Moneytrangsi

    Moneytrangsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Dự đoán của bác 0180 cũng khá hay. Tôi thì không đi sâu vào cụ thể như thế, bởi lẽ cũng chưa có nhiều dữ liệu. Các bác có thấy bây giờ cả thế giới đang xoay chuyển rất nhanh không? Ai có thể dự đoán từ năm 2001 đến nay đã có đến mấy cuộc chiến tranh lớn, từ Afghanistan tới Iraq, Nam Tư, rồi sắp tới không biết liệu những Siry, Iran, Bắc Triều, Trung và Nam Mỹ sẽ đi tới đâu, chưa nói châu Phi vẫn luôn bất ổn. Nói rằng xu hướng đối thoại vẫn là chủ đạo, nhưng có thể thấy những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ngày càng trở nên khó mà dàn xếp, hay thực ra khó mà muốn dàn xếp. Chỉ một bức tranh tưởng như cỏn con của một tờ báo phương Tây, thế mà làm cả thế giới Hồi giáo bị kích động, đến mức không ngờ. Rõ ràng là thế giới đang tiềm ẩn quá nhiều bất trắc. Tuy rằng ai cũng hiểu về chuyện lợi ích kinh tế đóng vai trò quyết định đến chính trị, như vì sao cuộc cách mạng cam không lan đến Azerbaijan, hay xích mích giữa Nga và Ucraina, hay chuyện mấy tổng thống cánh tả ở Nam Mỹ làm ngứa mắt G.W.B..., về thực chất cũng chỉ là vấn đề mâu thuẫn quyền lợi kinh tế cả. Thế thì bao nhiêu năm cho Việt Nam? Chưa kể chuyện nội tình đang rất có vấn đề. Những chuyện động trời như chuyện Dung Quất, chuyện đất đai, chuyện ông giám đốc công ty nhà nước đánh bạc tới 1,8 triệu đô la mà đến thế giới cũng phải ngả mũ ...kính phục. Những câu chuyện bi hài ấy tiềm ẩn điều gì? Mặt nước lặng nhưng đang cuộn sóng ngầm? Chỉ có một con đường: toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta từ trên xuống dưới đồng lòng, chung một ý chí, quyết tâm diệt trừ tham nhũng, xây dựng một xã hội lành mạnh. Khi đó tất cả mọi ung nhọt sẽ tự triệt tiêu, trả lại một cơ thể lành mạnh, đủ sức đương đầu mọi bất trắc dù nó đến từ đâu. Cần lắm một nhà lãnh đạo đủ tầm, đủ tâm!
  7. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    VietNamNet - Boston) - "Đại hội Đảng lần thứ X đang đứng trước một thời cơ lịch sử để phát động một làn sóng đổi mới mới, Đổi mới lần thứ II. Cùng với Đổi mới II, Việt Nam sẽ dấn thân mạnh mẽ hơn vào cải cách và hội nhập". Bài góp ý của thạc sĩ Đinh Trọng Thắng, cựu lưu học sinh Boston
    Công cuộc đổi mới, cải cách và phát triển trong 2 thập kỷ vừa qua có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Có nhiều cơ sở để nhận định rằng 20 năm vừa qua là một trong những thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ và rực rỡ nhất trong suốt chiều dài lịch sử phát triển 4.000 năm của dân tộc Việt Nam
    Để thấy được tầm vóc lịch sử của quá trình phát triển 20 năm qua, cần ghi nhận nền kinh tế Việt Nam đã hầu như không đạt được sự tăng trưởng kinh tế đáng kể nào trong suốt hàng nghìn năm dưới quan hệ sản xuất phong kiến, sản xuất tự cung tự cấp và đóng cửa khép kín.
    Đổi mới đã thực sự là sự đổi đời với rất nhiều người dân Việt Nam. Quan trọng hơn, với 20 năm đổi mới, Việt Nam đã thay đổi hẳn cả phương thức sản xuất, hay nói rộng hơn là thay đổi phương thức phát triển của đất nước. Vị thế phát triển của đất nước được thay đổi căn bản. Như học giả Nguyễn Trung đã nhận định, đất nước đang đứng trước một thời cơ vàng để phát triển.
    Trong 20 năm vừa qua, biến chuyển (tiến hoặc lùi) của kinh tế VN phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ và chất lượng của cải cách. Khi nào cải cách được thúc đẩy, nền kinh tế tăng tốc.
    Ngược lại, khi cải cách bị trì hoãn, nền kinh tế ì ạch. Trong lịch sử 20 năm đổi mới vừa qua của Việt Nam , hầu như chưa có biện pháp cải cách theo hướng thị trường và hội nhập nào không tạo ra lợi ích cho người dân Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam. Chỉ có những biện pháp trốn tránh cải cách, kìm hãm cải cách mới dẫn tới những hậu quả xấu cho nền kinh tế và người dân Việt Nam mà thôi. Những sự trì hoãn cải cách ngày hôm nay sẽ dẫn tới những hậu quả to lớn ngày mai.
    20 năm đã quá đủ cho một sự thử nghiệm. Không còn hồ nghi gì nữa, chúng ta có thể kết luận đầy tin tưởng rằng: nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế đang và sẽ mang lại sự phồn vinh cho đất nước và người dân Việt Nam. Những thành quả phát triển mà thị trường mang lại là đủ lớn để bù đắp những ảnh hưởng xấu mà nền kinh tế thị trường có thể tạo ra. Nhà nước, xã hội và mỗi người dân cần tin tưởng hơn nữa vào sức mạnh và tính hiệu quả của thị trường cạnh tranh.
    Nếu Nhà nước chưa thực sự tin tưởng vào thị trường và doanh nhân, mà xét cho cùng thị trường được cấu thành bởi người dân, thì đó cũng chính là một biểu hiện của việc Nhà nước sự chưa tin tưởng đủ mức vào nhân dân. Luật pháp và các biện pháp quản lý phải được xây dựng dựa trên sự tin tưởng của Nhà nước đối với tính lương thiện, trung thực, và sẵn sàng tuân thủ luật pháp của đa số người dân, trong đó có các doanh nhân.
    Mục tiêu đã rõ ràng: cải cách để xây dựng một nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhanh chóng đi tới mục tiêu đó.
    Do vậy, trong điều kiện hiện nay, để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, để giải quyết các nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế thì trước hết và quan trọng nhất, Việt Nam không có cách nào khác phải THÚC ĐẨY mạnh mẽ hơn nữa các cải cách cơ cấu và thể chế theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế.
    Từ tầm nhìn đó, có thể thấy nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng phát triển của Việt Nam là cải cách bị kìm hãm hoặc không đủ tốc độ. Và không chỉ còn là nguy cơ, cải cách đã trì trệ và có nhiều khả năng sẽ tiếp tục trì trệ trong những lĩnh vực quan trọng sau đây:
    - Cải cách doanh nghiệp nhà nước
    - Cải cách cơ chế đầu tư nhà nước và mua sắm công
    - Cải cách hệ thống ngân hàng, tài chính
    - Cải cách hệ thống thuế
    - Cải cách hành chính và nhà nước
    Mỗi một sự chậm chạp hoặc ùn tắc trong những hướng cải cách trên đều gây ra những tác hại vô cùng to lớn đối với đà tiến của nền kinh tế Việt Nam.
    Đồng thời, tốc độ và chất lượng của cải cách lại phụ thuộc vào tốc độ và chất lượng của sự thay đổi tư duy và nhận thức của xã hội. Thực tế quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam cho thấy những thay đổi về tư duy và quan niệm chính trị có ý nghĩa mở đường dẫn tới những biện pháp cải cách cụ thể. Nói cách khác, cải cách phụ thuộc nhiều vào quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Không có cam kết chính trị đủ mạnh, không có cải cách hữu hiệu.
    Đại hội Đảng lần thứ X đang đứng trước một thời cơ lịch sử để phát động một làn sóng đổi mới mới, Đổi mới lần thứ II. Cùng với Đổi mới II, Việt Nam sẽ dấn thân mạnh mẽ hơn vào cải cách và hội nhập, tiến nhanh và vững chắc hơn tới mục tiêu thịnh vượng và trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
    Mong mỏi Đại hội Đảng lần thứ X tới đây sẽ đưa ra những cam kết chính trị cương quyết và đột phá, mở đường cho một bước ngoặt lịch sử về cải cách và hội nhập vì lợi ích của toàn dân tộc.
    Khi đó, khoảng thời gian 5 năm tới sẽ là thời gian lấy đà và chuẩn bị thật sự tích cực, cả về tư duy, thế chế và kết cấu hạ tầng vật chất. Với một cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh thuần khiết hơn, cùng với sự hoàn thành của nhiều công trình kết cấu hạ tầng chiến lược vào khoảng những năm 2009-2010, thập kỷ 2010-2020 sẽ là giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế Việt Nam, đưa đất nước ta hòan toàn thoát khỏi cảnh nghèo nàn và tụt hậu.
    Thời cơ vàng của đất nước không thể bị bỏ lỡ.
    Thạc sỹ Đinh Trọng Thắng
    Bài viết của TS DTT trên vietnamnet, tui đọc thấy hay , đặc biệt là phần chữ đỏ. Phần chữ vàng chưa hợp lý lắm.
    Như vậy những quan điểm chính trị trái ngược, những yếu kém sẽ có tác dụng tốt khi biết cải cách.
    Được neufriend sửa chữa / chuyển vào 03:08 ngày 11/02/2006
  8. Moneytrangsi

    Moneytrangsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Không ai có thể phủ nhận thành tựu của 20 năm đổi mới. Không ai có thể phủ nhận sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đã chèo lái con thuyền đất nước qua muôn vàn gian khó (khikhi giống như câu của các bác tuyên huấn hông các bác :) ). Tôi đồng ý, quá ngoạn mục. Đúng là về kinh tế, ta có phát triển, con người có những cơ hội để phát triển. Nhưng nói như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong 1 cuộc phỏng vấn rằng ta phải so sánh với các nước xung quanh xem chúng ta đang ở đâu, đừng tự huyễn hoặc mình. Tôi cho rằng sẽ đến lúc ta phải đặt vấn đề xem xét kỹ càng hơn cho sự phát triển bền vững. Có ý kiến cho rằng cái được lớn nhất của đổi mới, là sự giải phóng cho khát vọng cá nhân. Nó bao hàm ưóc muốn cá nhân, sự thể hiện cái tôi, sở hữu tư nhân... Có những điều là tốt, mang tính nhân văn. Nhưng cũng có cái đang mang lại những tác dụng phụ. Đành rằng cái gì cũng có tính hai mặt, nhưng trong những vấn đề lớn thì phải cân nhắc. Cái tôi muốn nói nhiều, là sự khao khát với sở hữu tư nhân về kinh tế, mà tôi tạm gọi là "chủ nghĩa trọng ..tiền". Nó đang ngày càng trở nên quá đáng, làm méo mó những giá trị, chà đạp lên chuẩn mực đạo đức xã hội (câu này có thể tôi hơi lên gân - mong các bác xông cảm, nhưng tôi... cảm thấy thế, tất nhiên không phải tất cả). Các bác có liên tưởng tới 1 anh chàng đang nghèo rớt mồng tơi, bỗng trúng mánh trở nên khấm khá. Thế là anh ta có tiền làm mọi thứ, từ mua quyền, mua danh, đến làm từ thiện :) ... Và với một nền vh thấp, anh ta không biết làm gì cho hết tiền, thế là đi đánh bạc 1,8 m dollar he he... Rồi sẽ thế nào, bàn tiếp các bác nhé
  9. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Cũng có anh chàng vừa tham vừa la ....Nếu anh ta ở vào cảnh đó e không phải chỉ có 1,8 m dollar thôi, có của chìm thì cất kín mít, của nổi vãi khắp ao , khắp đường, kéo theo đó cả đám lon ton xung quanh.Lúc có bạo loạn ...ờ.. ờ.. bay đít ra nước ngoài hưởng. Trong khi đó miệng vẫn ko quên ca bền ca vững.
    Được neufriend sửa chữa / chuyển vào 03:34 ngày 14/02/2006
  10. schmeichel

    schmeichel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    vqc:
    Em nói thật chứ nếu tranh thủ được thì cứ nên tranh thủ ,chỉ tiếc là ko được vậy thôi .Nhiều lúc em nghĩ Vn mình mà ko ở vị trí địa lí này ,mà đổi lại nằm ở vị trí của Thuỵ Sĩ ,dân sống yên ổn hơn o
    Ý của vqc rất thú vị. Tại sao người Việt nam không tìm kiếm an ninh để phát triển trong một phương án không dựa vào sự tồn tại của quân đội chính qui nhỉ? Truyền thống lịch sử xây dựng và bảo vệ không gian sinh tồn của người Việt nam không cho phép, hay môi trường khu vực và quốc tế hiện nay vẫn chưa cho phép, hay là trong suy tư về phương thức sống của mình, chúng ta đã "tự động" loại trừ khả năng này? Nếu đúng như vậy thì thật đáng buồn, bởi vì có lẽ đây chính là đáp án tối ưu cho những vấn nạn của chúng ta. Hi vọng phương án vận động phi quân sự hóa Việt nam sẽ được các cộng đồng người Việt nam đưa ra thảo luận rộng rãi. Cám ơn các anh chị em trong diễn đàn!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này