1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hương đồng gió nội

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi moto_huyen, 03/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. moto_huyen

    moto_huyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Hương đồng gió nội

    Khi ý tưởng được ?olên men?...

    ?oRượu Trương, tương Bần? là câu mà rất nhiều người Hưng Yên đã quen thuộc và tự hào về những sản vật của quê hương. Tháng 12/2005, Trương Xá chính thức được UBND tỉnh Hưng Yên công nhận là làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Niềm vui về làng nghề của quê hương được chính thức vinh danh
    ?o Rượu Trương Xá? - một sự kết hợp tuyệt vời của hương lúa nếp và vị men thuốc Bắc đậm đà, uống vào êm dịu, không gây sốc như nhiều loại rượu khác trên thị trường. Đó là nhận xét chung của giới chuyên môn và của nhiều khách hàng khi "Rượu Trương Xá" tham gia Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam diễn ra từ 18 - 23/12/2008 tại số 2 ?" Hoàng Quốc Việt ?" Hà Nội. ?oRượu Trương Xá? cứ thế âm thầm đi vào thị trường và không ngừng phát triển mạnh mẽ. Các cơ sở đại diện ở các tỉnh như Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình,?


    Cùng chung tay vào cuộc "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"
  2. moto_huyen

    moto_huyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Cả thôn Cao (xã Bảo Khê, Thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên)
    Thôn Cao là làng Việt cổ nằm ven vùng châu thổ sông Hồng. Làng có nghề làm hương xạ nổi tiếng. Hiện nay, làng Cao sản xuất hương theo đơn đặt hàng khắp nơi và xuất hàng đi khắp cả nước. Hương liệu chủ yếu là vị thuốc bắc thay thế cho hương liệu trầm
    Cùng chung tay vào cuộc "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"
    Được moto_huyen sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 07/11/2009
  3. moto_huyen

    moto_huyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Đi từ Hà Nội theo quốc lộ 5 khoảng 25 km là đến thị trấn Bần Yên nhân (trước đây là một thôn của xã Văn Phú) huyện Mỹ Hào, ở đó có nghề làm tương Bần. Nước ta có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng Tương Bần vẫn là thứ đặc sản mà người Hà Nội sành ăn xếp vào những món ăn đặc biệt của thủ đô xưa, đó là : Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét. Nguồn nguyên liệu để làm tương là gạo, ngô, đỗ tương,... rất dồi dào và có sẵn, công nghệ làm tương khá đơn giản song nhờ bí quyết độc đáo mà tương Bần có hương vị thơm ngon độc đáo hơn hẳn các nơi khác.
    Cùng chung tay vào cuộc "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"
  4. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Nhà tui có bà gì có mẹ chồng làm tương ở thị trấn Bần. Hương vị thì ngon hơn tương mình làm. Nhưng tôi vẫn thích những hũ tương mà bà tôi làm lấy hơn đấy mới là hồn quê.
    Còn tương Bần bây giờ nó giống như sản phẩm rồi.
  5. ngaigimangai

    ngaigimangai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    "Rượu dừa đất Bắc", cái tên nghe thật xa lạ. Bởi rượu dừa vốn chỉ có ở trong miền Nam như các tỉnh Bến Tre, Cần Thơ... Nhưng giờ đây nó lại trở nên gần gũi với người dân đồng bằng sông Hồng do chính người làng Trương Xá (xã Toàn Thắng - Kim Động Hưng Yên) sản xuất. Với kinh nghiệm nấu rượu hàng trăm năm, người dân nơi đây đang dần đưa rượu dừa, gắn bó với thương hiệu ?oRượu Trương, Tương Bần? của mình.
    http://www.doisongphapluat.com.vn/printContent.aspx?ID=1873
  6. edengarden

    edengarden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Tham gia với bạn
    Bánh răng bừa Phụng Công (Số 172-173/2006)
    Ở Việt Nam ta mỗi vùng quê có một món bánh riêng, thường gọi là đặc sản. Chỉ cần nói tên bánh hoặc kẹo là nhớ ngay tới địa danh nơi sinh ra nó. Kẹo mè xững nhắc tới Huế, bánh gai (Ninh Giang, Hải Dương)... Ở Hưng Yên, có một thứ bánh tên rất thông thường mà lại lạ-ấy là bánh răng bừa! Vâng, đúng là nó mang hình thù như chiếc răng bừa, nên ta gọi là bánh răng bừa. Nơi sinh ra nó là xã Phụng Công (huyện Văn Giang-Hưng Yên).
    Từ thời phong kiến, bánh tẻ được làm trong những buổi đình đám hương thôn. Ngày nay, bánh răng bừa Phụng Công được làm để tiếp khách hay dùng trong các đám giỗ, đám cưới, ngày lễ hội và nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra bánh răng bừa còn được làm để bán tại Hà Nội và các địa phương phụ cận như Hà Tây, Bắc Ninh v.v?
    Nguyên liệu để làm bánh răng bừa gồm: gạo tẻ thơm (nếu là gạo Lim thì tốt nhất); hạt tiêu, mì chính, nước mắm, cà cuống, mộc nhĩ, lá dong, thịt lợn ba chỉ, hành củ.
    Công thức làm bột lọc: Gạo tẻ loại thơm như gạo Lim, tám thơm ngâm trong nước từ 3 đến 4 tiếng, vo sạch, đổ ra rá, lọc lấy nước vôi trong. Tỷ lệ cứ 1kg gạo thì lọc lấy 3 lít nước vôi trong. Gạo tẻ đã róc hết nước đem xay thành bột lẫn với nước vôi trong.
    Sau khi đã xay gạo thành bột (lẫn nước) cho vào nồi to, bắc lên bếp đun nhỏ lửa, lấy đũa cả khuấy đều cho đỡ vón cục đến khi bột quánh lại, bắc ra khuấy mạnh khoảng 2-3 phút, đổ vào nửa bát nước vôi trong, khuấy đều tiếp khoảng 3-4 phút, sau đó chuẩn bị gói.
    Làm nhân bánh: Thịt lợn ba chỉ thái nhỏ hạt lựu, hành củ, nước mắm, cà cuống, mì chính trộn lẫn cho vào chảo đảo đều, chín tới bắc ra, mộc nhĩ, hạt tiêu, dọc hành thái nhỏ đổ vào trộn lẫn.
    Gói bánh: Lấy bột dàn dài, mỏng theo chiều của lá dong xanh, dùng nhân đã đảo đều cho vào giữa lớp bột. Gập lá dong lại và gấp nếp theo hình sống trâu, vuốt đều, dùng dây buộc từng vòng tròn theo bánh để khi luộc bánh không bị phì. Cứ 1kg gạo gói được 50 cái bánh. Bánh càng nhỏ càng tốt.
    Luộc bánh: Xếp gọn bánh vào xoong thành nhiều hàng, đổ nước xăm xắp mặt lớp bánh, bắc lên bếp đun. Khi nước sôi thì dập lửa, ngâm khoảng 10 phút mới bắc ra. Bánh chín khi bỏ ra không bị dính lá, ăn giòn và có vị thơm. Bánh vớt ra được ủ vào thúng để giữ nhiệt, ăn đến đâu lấy ra đến đó.
    Ngày tết, lễ, tiếp khách ở Phụng Công mọi nhà đều gói bánh răng bừa, coi đây là đặc sản của quê hương.

    Lê Lam Sơn (st)
  7. Dongcoxanh72

    Dongcoxanh72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã giới thiệu đặc sản của Hưng Yên
  8. nguoihanoi8

    nguoihanoi8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2010
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0

  9. moto_huyen

    moto_huyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Lại nói chuyện về Tương, hôm rùi có dịp tôi đã men theo QL2 lên đến Lâm Thao - Thọ. Các bạn biết không tôi giật mình vì ở trên đó cũng có một địa danh làm tương truyền thống. Đó là "Tương Mỹ Dục". Nhưng nói về tên có vẻ không được như "Tương Bần", còn về chất lượng thì cũng không kém người đàn anh cho lắm.
  10. moto_huyen

    moto_huyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    "Rượu dừa đất Bắc", cái tên nghe thật xa lạ. Bởi rượu dừa vốn chỉ có ở trong miền Nam như các tỉnh Bến Tre, Cần Thơ... Nhưng giờ đây nó lại trở nên gần gũi với người dân đồng bằng sông Hồng do chính người làng Trương Xá (xã Toàn Thắng - Kim Động Hưng Yên) sản xuất. Với kinh nghiệm nấu rượu hàng trăm năm, người dân nơi đây đang dần đưa rượu dừa, gắn bó với thương hiệu “Rượu Trương, Tương Bần” của mình.

    Theo các cụ cao tuổi trong làng, nghề nấu rượu ở Trương Xá có trên 200 năm nay, nhưng đến năm 1889 thời Pháp thuộc, thực dân Pháp mới qui hoạch cho làng chuyên nấu rượu để thu thuế và cung cấp sản phẩm cho lực lượng quân đội viễn chinh sở tại. Tháng 12.2005, Trương Xá chính thức được UBND tỉnh Hưng Yên công nhận là làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
    [r2)]=D>

Chia sẻ trang này