1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hương vị quê hương

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi hongbach2000k3, 08/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn các bác em sẽ cố gắng hơn nữa để khổi phụ công các bác
    hongbach2000k3
  2. chuotchui

    chuotchui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    các bác chỉ nói đến ăn thui a` phải uống nữa chứ:
    Hội chè chát xứ Nghệ - một sắc thái văn hóa​
    Tục uống nước chè chát hiện nay rất phổ biến ở Nghệ An, nó đã trở thành nếp sống thường ngày mang tính chất cộng đồng phong phú, trở thành một nếp sống tốt đẹp. Nếu chỉ đơn thuần khi khát nước mà có nước để dùng thì không nói làm gì, cái mà người Việt cần là tình cảm mang tính cộng đồng và thông qua những buổi ngồi uống nước chè chát đó mọi người tâm sự trao đổi với nhau những điều bổ ích. Tục mời nhau uống nước chè chát không chỉ có trong mùa hè mà hầu như quanh năm. Thường là buổi sáng trước khi đi làm; buổi trưa và buối tối sau khi cơm nước xong. Lần lượt nhà này đến nhà khác nấu (hoặc om) mời bà con trong xóm đến mà không cần phải phân công gì cả. Bởi nó đã trở thành một hương ước của thôn. Có một số địa phương ở Nam Ðàn, Thanh Chương và Ðô Lương khi nấu nước xong thì dùng kẻng (trống) hoặc cho con cháu đi một vòng mời. Trong lúc nấu khi chè đã sôi một lát thì người ta đổ thêm bát nước lã, xong đâu đấy mới ủ vào thùng trấu. Các bà bảo làm như vậy thì nồi nước chè xanh mới đẹp và thơm phức. Trong hoàn cảnh khó khăn, chính đây là hình thức đãi nhau đỡ tốn kém nhất.
    Ðặc biệt, qua đó thể hiện tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. Chính qua hội uống nước chè chát, bao lượng thông tin được truyền cho nhau biết, phổ biến cho nhau những kinh nghiệm làm ăn, v.v... Ðặc biệt là những xích mích thường được giải quyết. Mặc dù đây không phải là cuộc họp có chủ tọa, có nội dung cụ thể định trước nhưng lại rất chân tình, cởi mở, vui vẻ và hiệu quả.
    Phải chăng đó là tính cộng đồng - một sắc thái văn hóa rất cơ bản của con người xứ Nghệ nói riêng và người Việt Nam nói chung đã có từ ngàn xưa và lưu truyền cho đến ngày nay. Chè xanh Con Cuông, Anh Sơn, Ðô Lương, Nam Ðàn, Thanh Chương... nếu biết cách nấu, cách om thì thơm ngon và bổ. Ðặc biệt là mùa nóng : "Nắng lửa gió Lào" ở Nghệ An, đi làm về khát nước, nếu được một bát nước chè xanh đang bốc khói thì tác dụng có lẽ không kém bia hơi Hà Nội. Tốt hơn nữa, cho vào bát nước chè xanh đặc sánh một chén mật mía đánh cho tan rồi uống thì vừa mát lại còn bổ. Mặt khác uống nước chè chát còn có tác dụng giải nhiệt, hạn chế khả năng mắc bệnh ung thư, còn bã chè dùng để nuôi lươn và phân bón rất tốt.
    Làng xóm là những tế bào hợp thành huyện tỉnh, là sản phẩm tự nhiên được hình thành trong quá trình định cư. Nếu làng xã mạnh thì Nhà nước cũng mạnh. Chính thông qua tục uống nước chè chát mà trong làng thường xuất hiện nhiều phường hội giúp đỡ nhau như: phường lợp nhà, phường cưới dâu, phường lúa, phường thịt tết, v.v... Bởi người Việt thường rất ghét lối sống "Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ". Và họ rất thích: "Xởi lởi trời cho, so đo trời co lại". Cũng chính từ quan niệm đó cho nên trong các cuộc uống nước chè chát đông vui, bao giờ cũng là những buổi trao đổi kinh nghiệm làm ăn và giúp nhau trong mọi công việc. Chính đây là một tập quán rất văn hóa có từ ngàn xưa đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để người Việt Nam đánh giặc giữ nước, học tập công tác và sản xuất thắng lợi. Ðây cũng là sắc thái văn hóa rất xứ Nghệ mà đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.


    Start......................................And...........................................The End
  3. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    nước chè của chú phải có cu đo của bác thế mới ngon ,em thì ngày nào cũng cu đơ chè xanh ,ngon hết xẩy
    hongbach2000k3
  4. NGOCLAN82

    NGOCLAN82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    MÌNH RẤT THÍCH CHỦ ĐỀ NÀY. MINH KHÔNG BIẾT LÀ CHỦ NHÂN CỦA CHỦ ĐỀ NÀY CÓ THỂ LÀM MÓN CHÁO LƯƠN KHÔNG . MÌNH CŨNG MUỐN CÓ CÔNG THỨC CỦA MÓN ĂN ĐÓ DO CHÍNH TAY CHỦ NHÂN CỦA BÀI VIẾT NÀY VIẾT, KHÔNG BIẾT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
    BÔNG HỒNG ĐẠI DƯƠNG
  5. Nico78

    Nico78 F525 Moderator

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    7.877
    Đã được thích:
    805
    hahaha!
    Thế là đã có một cô bé từ Thủ đô yêu quí lặn lội về đây tìm người.. ý lộn, tìm công thức món Cháo lươn của Nghệ Tĩnh quê Choa!
    Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm!
  6. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    biết thê nào được hả anh nico ,hi có lẽ gì gì đó ,nếu bạn muốn tớ sẽ tự tay viết tặng bạn ,nhưng chữ tớ xấu lắm đấy .hi hi
    cảm ơn bạn nhiều nhé
    hongbach2000k3
    Được hongbach2000k3 sửa chữa / chuyển vào 11:31 ngày 26/08/2002
  7. Nico78

    Nico78 F525 Moderator

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    7.877
    Đã được thích:
    805
    Lại còn xấu hổ nữa mới chết chứ?
    Xin ông! Nhanh lên cho người ta nhờ! Biết đâu lại kiếm được chỗ đi lại ở Thủ Đô?
    Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm!
  8. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    cái ông anh lắm chuyện này ,người ta chỉ xin mỗi cái bài viết cháo lươn thui mà.
    hongbach2000k3
  9. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Bánh đón giao thừa xứ Nghệ
    Trong cỗ cúng giao thừa ở xứ Nghệ không thể thiếu bánh trôi nước và bánh ngào. Nguyên liệu làm bánh là những thứ "cây nhà, lá vườn": Bột nếp, lạc, đậu xanh, hành mỡ, mật mía, gừng...Nếp được chọn loại thật quý là loại nếp rồng. Nếp rồng hạt mẩy tròn, có hương thơm từ bông đến rễ. Trong nhà thổi nồi cơm nếp rồng, khách vào tới ngõ đã cảm nhận được hương thơm nồng, ấm. Nếp vừa chín gặt về, phơi trong cái nong bằng tre đặt dưới giàn bầu, giàn bí, tránh nắng gắt để giữ trọn hương thơm và độ dẻo. Bột nếp xay cho mịn, sờ mát tay là được. Khâu nhồi bột là quan trọng nhất: rưới nước lã dần dần vào bột, trộn đều, nhồi kỹ tới khi bột không dính vào tay nữa. Bột nhồi vừa đủ nước, không khô quá hay ướt quá; khô thì bánh sẽ bị sượng, ướt thì bánh nhão. Nhân bánh ngào là những hạt lạc đã rang chín hoặc đậu xanh đãi vỏ nấu chín, trộn ít đường. Bánh ngào chỉ lớn bằng quả trứng gà, được vo tròn và ấn nhẹ hơi dẹt để khi chín, bánh vẫn giữ được độ dày hấp dẫn. Mật mía làm bánh phải đặc, thơm, trong vắt, sóng sánh mầu vàng óng. Mật đổ vào nồi cho thêm một ít nước đun thật sôi, bỏ dần từng viên bánh vào, đậy vung lại và đun nhỏ lửa. Thỉnh thoảng lắc nhẹ nồi bánh để bánh chín đều. Khi bánh nổi lên là vừa độ chín, rắc vừng giã nhỏ vào. Nếu để quá lửa, bánh sẽ "sổ chân sứa", nhão và không giữ được hình khối.
    Viên bánh trôi chỉ bằng nửa quả trứng gà, vo tròn. Nhân bánh trôi làm bằng thịt nạc băm nhỏ chiên hành mỡ thêm ít bột tiêu. Ðó là bánh nhân mặn. Bánh ngọt thì nhân làm bằng đậu đỏ hấp chín trộn đường. Bánh trôi nước và bánh ngào được bày riêng từng đĩa, đặt xen nhau trên mâm tạo thành cỗ bánh như cánh hoa trông rất ngon mắt. Cúng giao thừa xong (dân địa phương gọi là cúng sang canh), cả nhà quây quần phá cỗ. Người ta ăn bánh ngào lẫn bánh trôi. Vị ngọt của mật, vị cay của gừng, hương thơm và độ dẻo của bánh hợp với vị béo, bùi của đậu, lạc, hành... tạo nên vị ngon ngọt, đậm đà thật dân dã. Ðược thưởng thức bánh trôi nước và bánh ngào với bát nước chè xanh xứ Nghệ mới thấm thía nghệ thuật ăn uống dân gian: "Ðẹp: vàng son; ngon: mật mỡ", và hiểu thêm sự gắn bó của nữ sĩ Hồ Xuân Hương với hình ảnh "bánh trôi nước" quê nhà cho muôn đời "vẫn giữ tấm lòng son".

    hongbach2000k3
  10. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Cà pháo xứ Nghệ 2

    Từ trước tới nay có nhiều người cho rằng cà là một món ăn "chủ lực" của nông dân lao động. Ca dao cũng nhắc nhiều đến quả cả.
    Khen anh làm rể Chương Ðài
    Một năm ăn hết mười hai vại cà.
    Giếng đâu thì dắt anh ra
    Kẻo anh chết với vại cà nhà em!
    Trong chuyện xưa của ta cũng có một quả cà mặn đầy tình nghĩa ấy là quả cà Dương Lễ đãi Lưu Bình.
    Nếu bà con có dịp về xứ Nghệ vào dạo cuối xuân, đầu hè, nhìn vào bữa cơm gia đình nào cũng thấy món cà. Những món ăn như thịt, cá không thấm thía bằng đĩa cà pháo nằm gọn giữa mâm.
    Thi sĩ Tản Ðà thuở xưa đã có lần vào xứ Nghệ viết văn giữa mùa cà pháo, và đã có lần nhắm vợi hết một hũ rượu lớn với độc vị, cà pháo. Những kẻ sành ăn đều nghiệm ra chỉ có món cà pháo mới đủ tư cách làm khoái trá toàn bộ ngũ quan của người ăn mà thôi. Mắt được thưởng thức cái hình dáng tròn xinh và nước da trắng mọng như ngà của cà, mũi được ngửi vị thơm bùi ngùi, ngòn ngọt, cái tay cầm đũa được gắp quả cà một cách vừa tầm khỏi tốn công lựa chọn, vì quả nào cũng tròn đầy và đều tăm tắp như một viên bi, cái miệng được nếm vị ngon của cà, nhất là tai khi được nghe cái thanh âm giòn tan của cà pháo thật là khoái vô cùng. Bữa cơm cà rất giản dị, chỉ cần một bát nước rau muống luộc là đủ lắm rồi.
    Ngày xưa, cà pháo Nghệ An đã có lần vào làm dáng trên mâm cơm của đô thị Sài Gòn, lại có lúc trẩy mãi ra Lạng Sơn sau bao thư từ nhắn nhe hò hẹn. Hình như riêng nó cũng đủ sức gợi lên hương vị ẩm thực một vùng đất và gửi trao cả tình người xứ Nghệ với tri âm, tri kỷ đàng trong, đàng ngoài... Cà pháo đã thành một món quen thuộc của mọi lớp người trong xã hội. Bởi vì nó không thô như cà dừa, nó không "tục" như cà dái dê, nó không nguy hiểm như cà độc dược, nó có thể quần tụ với các món bát trân giữa một bữa tiệc cầu kỳ. Các bạn muốn hưởng đúng hương vị của cà pháo thì phải dùng cà pháo của đất Nghi Lộc (Nghệ An) và khi đến nơi đây để thưởng thức món cà, các bạn nên biết rằng thổ âm Nghi Lộc khiến bạn rất dễ nhầm lẫn giữa cà và cá. Cho nên về đây muốn ăn cà thì phải nói rõ là cà có cuống chứ không phải là cà có đuôi.

    hongbach2000k3

Chia sẻ trang này