1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HƯƠNG VỊ SÀI GÒN XƯA VÀ NAY

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 21/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Món nướng Sài Gòn
    Khoảng vài năm gần đây, các món nướng được coi là món thời thượng trong ẩm thực ở TP Hồ Chí Minh. Từ những nguyên liệu "sang trọng" như thủy, hải sản tươi sống, người ta có sáng kiến đưa vào thực đơn những món dân dã như gà tre nướng mọi, cá lóc nướng trui. Món lẩu dê một thời vang bóng cũng có một biến tấu là món dê nướng. Dần dần hầu hết những con vật chạy nhảy, bơi lặn, bay lượn đều có thể dùng làm thức ăn được nướng. Người ta có thể thưởng thức nghêu, sò, ốc, hến nướng, hay bò nướng lá lốt từ các quán cóc vỉa hè; ăn cá, ếch, giông, thịt rừng nướng ở các quán ăn bình dân; ăn gà tre nướng lá chanh, thịt bò, cá lóc nướng ống tre tại các "thôn nữ quán"; ăn tôm, cua, ghẹ nướng tại các quán bờ sông... Có những quán chuyên doanh món nướng như quán Nướng trên đường Cách mạng Tháng Tám, quán Thiên Hương trên đường 3-2, thậm chí có cả "khu phố nướng" như khu phố Cali trên đường Nguyễn Ðình Chiểu có thực đơn gần 100 món nướng...
    Ðến những quán nướng "chuyên nghiệp" như quán Thiên Hương, thực khách mới cảm nhận cái không khí ăn món nướng. Khách vào an tọa không bao lâu, một chiếc lò than hừng hực đã được bưng ra. Quán có sân rộng, đủ để không khí không nóng bức vì nhiệt từ than. Ở quán Thiên Hương, ngoài những món nướng quen thuộc như tôm, cua, gà, thực khách còn có thể thưởng thức món lạ như gan bọc mỡ nướng, gà hay thỏ ướp chao nướng. Những món nướng khác có ướp thường chỉ ướp sả, hành, tỏi, ít thấy ướp những gia vị như bột cà ri, ngũ vị hương.
    Ði ăn món nướng mà nhờ chủ quán nướng sẵn là tự bỏ đi một nửa những điều thú vị. Chỉ riêng việc thưởng thức hương thơm bốc lên từ vật nướng là đã thấy ngon lắm rồi. Chính vì vậy mà nhiều người chẳng ngại cảnh khói lửa mịt trời ở những nơi như tầng gác của lẩu dê Trương Ðịnh để thưởng thức món dê nướng.
    Nhiều người cho rằng món nướng càng ngon khi chúng càng đơn giản. Một chú gà tre nướng mọi, một chú cá lóc nướng trui chấm với muối tiêu, lá chanh hay muối ớt. Hay như món cá lóc nướng đất sét. Cá được bọc đất nướng, khi cá chín, mở lớp đất ra là một chú cá đã được bóc vẩy, da, lộ ra lớp thịt trắng thơm phức, ngọt lịm.
    (Báo Sài Gòn tiếp thị)
    ĐCT
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Quà rong Sài Gòn

    Hàng quà rong thì ở đâu cũng có, từ các tỉnh thành, phố huyện miền bắc đến các tỉnh lỵ, thị trấn ở miền trung và nam bộ. Những gánh quà rong hay những xe quà đẩy bán dạo là những hình ảnh rất quen thuộc bình thường trong đời sống mọi người. Tuy nhiên hàng quà rong Sài Gòn còn có nhiều nét đặc biệt. Sinh hoạt của những hàng quà đều đặn từ sáng đến khuya, từ ngày này qua tháng nọ, năm này đến năm khác và thậm chí qua cả vài thế hệ, gia đình đều làm nghề bán quà rong. Tất cả đã tạo nên một nếp sống rất riêng biệt, rất Sài Gòn của quà rong Sài Gòn và của cả người Sài Gòn.
    Có lẽ Sài Gòn là nơi có nhiều hàng rong nhất ở Việt Nam. Nhiều từ số lượng hàng hóa đến các chủng loại quà và các loại quà đặc sản của nhiều địa phương khác nhau. Ðiều này cũng dễ hiểu bởi Sài Gòn là thành phố lớn có đông dân cư nhất nước với hơn 5 triệu người. Sài Gòn cũng là nơi có nhiều cư dân ở khắp mọi miền đất nước. Chính vì thế mà hàng quà rong Sài Gòn rất phong phú và đa dạng. Người Sài Gòn không cần đi xa cũng có thể thưởng thức các món ngon vật lạ của nhiều địa phương khác trên khắp mọi miền đất nước.
    Các hàng quà rong Sài Gòn có một thời khóa biểu vô hình nhưng được người bán hàng tuân thủ rất chặt chẽ. Gánh quà rong bắt đầu ở khu phố nào, vào lúc mấy giờ và bán hết lúc mấy giờ khi đã đi qua bao con hẻm, bao khu phố. Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem sinh hoạt của một khu phố ở đường Lê Văn Sĩ, quận 3, con đường lớn, dài có nhiều hộ dân cư sinh sống trong những khu phố, con hẻm đan chằng chịt với nhau như các ô bàn cờ.
    Buổi sáng khi người bán bánh mì dạo cất tiếng rao hàng ở đầu hẻm thường đồng hồ ở các hộ dân trong hẻm cũng bắt đầu gõ 6 tiếng. Dù trời nắng hay trời mưa, mùa hè hay mùa đông người bán hàng cũng đều rất đúng giờ. Năm giờ rưỡi anh ta rời khỏi nhà đến lò nhận bánh mì. Sắp xếp các loại bánh còn nóng giòn và thơm phức vào cái bao vải đựng bột mì trong giỏ, buộc chặt chẽ sau ba-ga xe đạp, anh ta bắt đầu đến khu phố quen thuộc.
    Tất cả mất ba mươi phút. Anh ta chậm rãi đạp xe qua từng con hẻm với tiếng rao quen thuộc, cố hữu: "Bánh mì nóng giòn". Cửa nhà, cổng ngõ mở ra theo tiếng rao quà. Người bán và kẻ mua đã quá quen mặt nhau. Có tiền thì trả ngay, chưa có thì cho nợ. Có khi vì không có tiền thối lại người bán vui vẻ cho người mua nợ, lần sau sẽ trả. Người bán quà rong chậm rãi qua hết con hẻm này đến con hẻm khác và thường thì anh ta bán hết hàng ở một khu phố, con hẻm nhất định nào đó như thường lệ. Có khi người bán hàng quen thuộc, hiểu rõ đời sống của khu phố mà anh ta đi bán dạo hằng ngày còn hơn cả chính quyền địa phương. Anh ta biết được ai mới dọn đến, nhà nào mới dời đi, nhà ai có đám ma, nhà nào có đám cưới và ngay cả những chuyện linh tinh như nhà nào có Việt kiều mới về, nhà nào sắp xuất cảnh, gia đình nào đang lục đục, cặp vợ chồng nào cơm không lành, canh không ngọt...
    Ðều đặn như vậy, 6 giờ 15 thì chị bán cháo sườn cất tiếng rao, các nhà có con nhỏ đi học mẫu giáo, nhà trẻ chuẩn bị để lo bữa sáng cho các cháu bé. Sáu giờ 30 phút thì gánh xôi đặt xuống ở một chỗ rộng rãi trong ngõ hẻm, theo sau độ 5 phút là bà bán bún riêu, 10 phút sau thì chiếc xe đạp cà tàng của ông già bán xôi cúc xuất hiện ở đầu hẻm, bây giờ thì gánh bánh cuốn cũng cất tiếng rao. Có những hộ công nhân viên, những em học sinh không cần nhìn đồng hồ cũng biết đã đến giờ phải đi làm, đi học qua tiếng rao của hàng quà rong. Những gánh quà buổi sáng chỉ đến 9 giờ là hết và trả lại tiếng rao hàng cho những người mua ve chai, phế liệu... Ðến 1 giờ trưa thì các hàng quà rong lại bắt đầu hoạt động.
    Hàng quà rong buổi trưa được bắt đầu bằng tiếng rao lảnh lót của giọng phụ nữ Nam Bộ: "Ai... đậu xanh, nước dừa đường cát hôn". Gánh chè được đặt xuống giữa con hẻm vào đúng 1 giờ trưa. Cũng như ông bán bánh mì buổi sáng, chị bán chè đến rất đúng giờ, dù bất cứ ngày tháng nào và thời tiết thay đổi ra sao. Ngày mưa chị khoác thêm tấm áo mưa bằng ni lông ngoài chiếc nón lá không bao giờ thiếu trên đầu. Gần ba mươi năm rồi, từ khi còn thiếu nữ đến khi làm vợ, làm mẹ và bây giờ đã có cháu ngoại, cháu nội, chị vẫn ngày ngày kẽo kịt gánh chè trên vai qua những ngõ hẻm thân quen. Gánh chè đã góp phần nuôi các con chị khôn lớn và ăn học đến nơi đến chốn. Mười lăm phút sau anh đẩy xe rau câu, thạch chè ướp lạnh đến. Giọng rao còn mang âm sắc của người gốc Hoa, lúc đầu nghe lạ tai nhưng dần dần cũng thành quen. Một giờ rưỡi trưa cả ngõ hẻm vang lên tiếng mì gõ "lốc cốc". Từ khoảng 30 năm trước, mì gõ do một người gốc Hoa bán, có một cậu bé người Việt giúp việc. Mười năm trở lại đây, người này đã nghỉ, thay vào chỗ là hai anh em người Quảng Nam còn trẻ, rất chăm chỉ. Tiếp theo là giọng rao quà ngọt ngào của một cô gái xứ dừa Bến Tre. Mấy năm nay cô vẫn hằng ngày đẩy xe trái cây ướp lạnh gồm đu đủ, mía, dứa, dưa hấu, củ đậu... đến bán ở con hẻm. Khi cô gái đến hẻm và rao hàng thường đồng hồ chỉ 2 giờ.
    Buổi tối hàng quà rong bắt đầu lúc 8 giờ, gánh cháo vịt, xe cháo huyết, hột vịt lộn, cháo mực, bún bò dần dần nối tiếp nhau đi qua con hẻm. Những hộ dân sống lâu năm ở con hẻm không thể nào quên được giọng rao hàng độc đáo của ông Tàu già bán chè mè đen (chí mà phù). Giọng rao hàng của ông không sao bắt chước cho giống được. Cái âm "phù" cuối cùng xuống giọng trầm đột ngột vừa dứt đoạn sau khi hai âm "Chí mà" kéo dài nghe buồn buồn như nét mặt của người bán hàng. Nét thời gian hằn sâu lên khuôn mặt khắc khổ của ông Tàu già mỗi ngày một nhiều hơn sau hơn 30 năm sống chết với nghề. Hai năm trở lại đây người con trai út thay ông đi bán. Nghe nói ông đã yếu lắm, không thể đẩy xe chè đi bán được nữa. Dễ chừng ông cũng đã hơn 70 tuổi. Bán hàng rong khuya nhất là ông bán bánh giò, bánh chưng người gốc Nam Ðịnh. Ông đạp xe đến ngõ hẻm vào lúc 11 giờ rưỡi khuya. Nhà ông ở một xứ đạo gần chợ Bà Quẹo (Tân Bình) nhưng ông vẫn đạp xe đi bán dạo ở quận 3, xa hơn 4, 5 cây số. Quen khách, quen nơi bán khiến ông không thể bỏ con hẻm thân quen được. Cách đây một năm bỗng nhiên ông già bán bánh chưng vắng mặt cả tuần không đi bán. Cả ngõ hẻm trông đợi và lo lắng. Sau đó người con trai của ông tiếp tục thay cha đi bán... Ông đã qua đời sau một cơn bệnh của tuổi già vì lao động nhiều năm dài vất vả, đi khuya về sớm không được nghỉ ngơi. Những người dân trong con hẻm, khách hàng thân quen của ông già bùi ngùi dúi vào giỏ bánh của cậu con trai ông những món tiền nhỏ nhoi để phụ giúp vào việc tang lễ cho ông già. Cái tình nghĩa thân quen nhỏ nhoi, đơn sơ nhưng thật cảm động.
    Những gánh quà rong thường thu nhập rất thấp, chỉ đủ đắp đổi qua ngày cho một gia đình ít người. Một gánh chè, một xe bánh mì, một giỏ bánh chưng, bánh giò chỉ kiếm được vài chục ngàn là nhiều. Gặp những ngày mưa dầm bão rớt, gánh quà rong ế ẩm, cả gia đình quay quần lại ăn quà thay cơm. Ấy thế mà một số người bán quà rong vẫn không chịu đổi nghề. Mặc dầu đời sống gia đình chị bán chè đậu xanh đã khá hơn, các con chị đã lớn, đã có công ăn việc làm. Chúng không cho chị đi bán nữa nhưng chị nhất định không chịu nghỉ. Chị tâm sự: "Mình lao động đã quen, nghỉ ở nhà thấy khó chịu, muốn sinh bệnh tật. Ði bán đã quen rồi! Quen đường đất, quen bà con, khách hàng. Không đi bán nhớ chịu không nổi". Những gánh quà rong tuy vất vả khổ cực, không kiếm được nhiều tiền nhưng vẫn có những dịp may mắn, những ngày vui vẻ. Những năm gần đây các giải thể thao lớn như giải bóng đá World Cup, Euro, thế vận hội Olympic, SEA Games... được truyền hình trực tiếp, chưa kể các cúp bóng đá C1, C2, C3 châu Âu... Thường thì các trận đều diễn ra vào lúc khuya, gần sáng giờ Việt Nam. Các hàng quà rong có dịp đắt hàng nhờ phục vụ được khách hàng "mọi lúc mọi nơi". Nhờ cúp bóng đá mà ông già bán bánh giò, bánh chưng đã tậu được chiếc xe đạp mới. Ðêm nào ông cũng bán hết 3, 4 giỏ bánh. Chị bán cháo vịt cũng phải tăng cường thêm một nồi cháo để bán giấc khuya thay vì chỉ một nồi cháo vào buổi tối. Gánh quà rong nào cũng đắt hàng nhờ bóng đá, nhờ thể thao. Người hâm mộ theo dõi khuya không chê một món quà rong nào. Bánh mì, bánh giò, bánh chưng, cháo lòng, cháo vịt, hột vịt lộn, chè đậu xanh... tất cả đều ngon và tuyệt vời nếu đội nhà hoặc đội mình hâm mộ chiến thắng. Hàng quà rong ở Sài Gòn thao thức cả ngày đêm...
    (Báo Văn nghệ trẻ)
    ĐCT
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Lẩu dê
    Không biết từ bao giờ, thú ăn "lẩu" đã trở nên khá thịnh hành ở TP Hồ Chí Minh. Thưởng thức lẩu không còn là độc quyền của cánh mày râu nữa. Một gia đình, một nhóm bạn già có, trẻ có, nam có, nữ có... quây quần bên cái lẩu bốc khói nghi ngút. Ăn lẩu vừa no vừa vui.
    Có rất nhiều loại lẩu: lẩu cá, lẩu lươn, lẩu bò... Tuy nhiên, lẩu dê vẫn là món "dân nhậu" say mê nhất. Lẩu dê cuốn hút người ăn bởi nó được liệt vào hàng bổ dương, cường lực, thêm vài ly rượu "ngọc dương" làm các đấng mày râu tưởng mình trở thành vô địch mạnh mẽ, phi thường. Song có lẽ cái chất "bổ dưỡng" siêu hạng của món "ngọc dương" cũng chỉ là huyền thoại mang tính võ đoán mà thôi. Nhưng cái hương vị độc đáo của thịt dê so với các thịt khác thì quả là không ai có thể phủ nhận.
    TP Hồ Chí Minh có nhiều quán lẩu dê nổi tiếng, thực khách tới lui tấp nập như quán "lẩu dê 20 Trương Ðịnh" (quận 1), quán 214-216 Nguyễn Công Trứ (quận 1), quán ở góc Ngô Quyền - Lý Thái Tổ (quận 10)... Ðó là vài địa chỉ lẩu dê có tiếng là ngon, rẻ và bình dân. Nước xúp là nước luộc thịt ngọt lừ, trong đó thịt dê được ướp gia vị, nấu kèm với củ sen, khoai môn, nấm rơm, tàu hủ ky... lại được nhúng vào đó các thứ thập cẩm khác như cải xanh, rau tần ô, tàu hũ vàng, bánh hủ tiếu, mì sợi vàng... Nước chấm là tương chao, tương ớt.
    Ngoài lẩu dê, người ta còn chế biến thêm những món dê khác cũng khá hấp dẫn, nhưng trước hết phải nhờ bàn tay người đầu bếp - chuyên gia thịt dê giỏi, có nhiều bí quyết riêng trong nghề. Trước khi chọc tiết dê, người ta thường cho dê uống rượu, đánh xoay vần cho dê mệt nhừ toát mồ hôi như tắm để giảm bớt cái mùi hôi đặc trưng. Món khai vị của bữa tiệc dê dứt khoát phải là tiết canh dê. Người ta hãm tiết dê bằng nước mắm, băm thịt dê nướng lá chanh làm nhân tiết canh, rắc lên trên một ít riềng thái chỉ và vừng (mè) rang. Món tiếp theo là dê tái (thui lửa) chấm với tương bắc dầm gừng. Món thứ ba là thịt dê ướp với riềng, hành, tỏi giã nhỏ, xiên vào một que tre tươi để nướng trên than hồng kèm với trái đậu bắp, rau muống cọng chấm với tương chao. Cuối cùng là món xương dê hầm lấy nước chan với bún.
    (Tạp chí Du lịch Việt Nam)
    ĐCT
    Được doan chi thuy sửa chữa / chuyển vào 00:50 ngày 21/01/2003
  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Hủ tiếu - món ăn yêu thích ở Nam Bộ
    Hủ tiếu vốn là món ăn của người Trung Quốc di cư đem vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người Tiều phát âm là "cổ chéo", có nghĩa là những sợi làm bằng bột nhỏ và dài. "Cổ chéo" đã Việt hóa trở thành hủ tiếu, một món ăn mà ngày nay, có người miêu tả là "đậm đà tính dân tộc", kể ra cũng rất đúng.
    Từ thuở mang gươm đi mở cõi; Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long (thơ Huỳnh Văn Nghệ). Trong cái nhớ ấy, ngoài những nỗi niềm thiêng liêng với đất Tổ, chắc chắn có nỗi nhớ phở - "miếng ăn kỳ diệu của tất cả những người Việt Nam chân chính" (Nguyễn Tuân). Lưu dân Việt Nam vào châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 16 mà mãi đến cuối thể kỷ 17 (1698) Chúa Nguyễn mới phái Nguyễn Hữu Cảnh vào xây dựng Sài Gòn. Bởi vậy, người Việt Nam vùng đất mới gặp món "cổ chéo" như người đang "buồn ngủ gặp chiếu manh", bèn tiếp thụ ngay cái món ăn tương tự như phở mà không cần thịt bò, chế biến với thịt heo, tôm, cá và bột gạo đang có sẵn.
    Hủ tiếu Nam Vang, thật ra không phải là sản phẩm của người Khmer mà là của người Tàu ở trên đó chế biến. Món ngon ấy đã từ Nam Vang truyền xuống Sài Gòn khá lâu rồi. Có điều đáng nói là, ngày nay nếu có dịp đi Nam Vang, ăn món hủ tiếu Nam Vang chính nơi gốc gác của nó, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nó không được ngon miệng bằng món hủ tiếu Nam Vang di tản xuống Sài Gòn (nước dùng không thơm ngọt bằng, thịt không mềm vừa miệng bằng, sợi hủ tiếu không dẻo thơm bằng...). Người Sài Gòn (cả người Hoa ở Sài Gòn) đã cải tiến món hủ tiếu nói chung và món hủ tiếu Nam Vang theo khẩu vị của mình suốt nhiều chục năm qua, làm cho nó trở thành người anh em họ rất xa với món hủ tiếu đang ở tại Nam Vang.
    Gần 20 quán hủ tiếu Nam Vang phân bố khắp các quận trong thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng suýt soát nhau, trong đó các cửa hàng ở Võ Văn Tần, Nguyễn Trãi, An Dương Vương, được biết đến lâu hơn. Ðặc điểm của những cửa hàng thu hút khách ăn là có kỹ thuật nấu nước dùng đạt chất lượng cao: nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, tôm khô, đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để cho một thứ nước trong vắt ngọt lịm (nhiều quán ít khách, nước dùng là nước luộc thịt, cho quá nhiều bột ngọt và đường). Món thịt băm phải thật nhuyễn và chế biến sao cho không dai, không nát, không khô xơ, không quá béo. Trải lên sợi bánh là thịt nạc, gan, tim, huyết, tôm tươi luộc vừa chín có vị ngọt tự nhiên. Bánh hủ tiếu làm bằng thứ bột gạo nàng hương, đốc nhen xay thật nhuyễn, sợi nhỏ sấy khô nhưng chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm. Tươm vào một ít mỡ hành phi, cọng sợi hủ tiếu sẽ trong veo, bóng loáng, cái dẻo, cái thơm đã có thể cảm nhận được bằng mắt. Hủ tiếu Nam Vang có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyễn ngâm giấm thanh. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm quá bị cay nồng, muộn quá mất hương vị và mềm nhũn.
    Tô hủ tiếu múc ra, chìm dưới làn nước trong và sánh là sợi bánh phau phau, những lát thịt, tim, gan màu sẫm, mảnh tôm hồng tươi, hành, rau thơm xanh ngăn ngắt. Cho vào một muỗng tỏi ngâm, vắt vài giọt chanh, rải vài lát ớt, ngắt lá hẹ và giá sống... Một tĩnh vật đầy mầu sắc, nhưng nó đang cựa mình bốc lên một mùi thơm quyến rũ. Nếu lấy tri thức dinh dưỡng hiện đại mà đánh giá thì tô hủ tiếu Nam Vang là một sự tổng hợp các chất khá phong phú.
    Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món còn giữ được gần với món hủ tiếu khi mới ra đời. Tại Mỹ Tho, người ta dùng gạo Gò Cát thơm dẻo nổi tiếng để làm sợi bánh. Nước dùng nấu bằng xương ống, mực khô nướng thơm, khi ăn có trụng mốt ít cải xanh xắt nhỏ. Một số nơi thêm miếng sườn heo, hoặc vài quả trứng cút vào tô hủ tiếu.
    Hủ tiếu Mỹ Tho chiếm lĩnh và trụ vững ở các quán ăn ở thị trấn các vùng quê. Tuy nhiên, mỗi địa phương người ta có sự gia giảm các loại nguyên liệu cho hợp với khẩu vị. Ở Vĩnh Long c࣡ch nꭠgia vị lạ lùng là khi tô hủ tiếu múc ra người ta nêm vào muỗng đường cát.
    Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất Nam Bộ. Nó chưa vươn ra khỏi địa bàn đã sinh ra nhưng đã giành được khẩu vị của người dân của một thành phố đông dân và sầm uất vào bậc nhất, góp phần làm phong phú thêm bản thực đơn Việt Nam vốn đã rất phong phú.
    (Sài Gòn tiếp thị)
    ĐCT
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Cà phê Sài Gòn
    Ở Sài Gòn, gặp nhau buổi sớm cánh mày râu thường chào nhau bằng một câu hỏi: "Cà phê chưa?" Và dẫu rồi hay chưa, nếu vẫn còn thời gian rỗi, người ta lại kéo nhau vào một quán nào đó, không cần thiết là cà phê "cóc" nằm dọc vỉa hè công viên Hồ Con Rùa hay sang trọng như Brodard, Paloma...
    Ly cà phê Buôn Mê Thuột
    Ở TP Hồ Chí Minh, hiện có đến nhiều địa chỉ chuyên bán thức uống cà phê Buôn Mê Thuột, mang thương hiệu Trung Nguyên. Giá một tách cà phê nóng ở đây thấp nhất là 4.000 đồng với loại hạt cà phê Robusta Culi. Không khí của hệ thống quán Trung Nguyên còn thoảng chút se lạnh như vùng đất "buổi chiều quanh năm mùa đông", qua những máy lạnh được cài chế độ giữ nhiệt độ mức 23,70C. Một nghệ thuật khác trong pha chế tách cà phê để luôn giữ độ ấm là trước khi pha tách được luộc trong nước nóng.
    So với nhiều quán cà phê khác, hệ thống quán của Trung Nguyên có một điểm lạ: khách có thể chọn bất kỳ loại cà phê hạt (đã rang, nhưng chưa xay) nào trong 8 loại cà phê sẵn có tại quán: Robusta Culi, Robusta Arabica, Arabica sẻ, Culi T/H, Culi Arabica, Robusta Brazil, Arabica Eak, chồn. Sau đó, chủ quán sẽ xay và pha thành tách cà phê theo đúng yêu cầu của khách. Giá tiền vẫn không đắt hơn...
    "Cứ 5 người khách vào quán, có 3 người gọi cà phê!" - ông Ninh Viết Quang Long - chủ nhân quán cà phê Trung Nguyên trên đường Ðiện Biên Phủ (quận 3) nhận xét.
    Hệ thống quán cà phê Trung Nguyên còn thêm dịch vụ bán cà phê để khách mang về nhà tự pha.
    Cà phê vỉa hè
    Dường như không có nơi nào của Việt Nam lại nhiều quán cà phê vỉa hè như ở TP. Hồ Chí Minh. Ở những hẻm nhỏ hay bên trục lộ chính ồn ào, người ta có thể dễ dàng gặp những quán không tên. Khách đủ dạng: từ bác tài xích lô, sinh viên, công chức chờ giờ vào làm việc, chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty cho đến người thất nghiệp. Trông họ ngồi có vẻ như quen thuộc nhau từ lâu.
    Quán vỉa hè cà phê buổi sớm ở Sài Gòn còn gắn với đôi gánh hàng hủ tiếu, bánh canh, xôi, bánh ướt... Cô hàng cà phê sẵn sàng kêu giùm khách những món lót lòng dân dã. Các quán dọc vỉa hè đường Trần Quốc Thảo, Trương Ðịnh, Ngô Thời Nhiệm... phục vụ luôn cả báo chí ngày. Tiếng là cà phê buổi sớm, song nhiều quán bày bán luôn cả ngày. Không ít quán gắn bó với khách như một thói quen
    Cà phê vỉa hè mang nét riêng đáng nhớ, có thể kể đến quán nằm ở ngã ba Mạc Thị Bưởi - Ðồng Khởi (quận 1). Tuy không trưng bảng hiệu, nhưng với khách tuổi trung niên từng thưởng thức cà phê trên con đường có thời mang tên Tự Do này, thì đây là quán "Bố già". Chủ nhân cũ vốn là bạn của Hoàng thân Sihanouk, nay đã mất, để lại cùng với quán cà phê, cả gia tài đồ sộ sách vở hầu hết là tiếng Pháp, vốn từng bày bán ở nhà sách Khai Trí và Liên Châu thập niên 60, 70, khách khoái giở lại lớp bụi thời gian, có thể bước vào bên trong ngôi nhà của quán "Bố già" để mượn xem. Hai kệ sách cao đụng trần nhà chạy dọc hai vách, thu hút cả khách châu Âu đến tò mò về một hình ảnh Sài Gòn xưa. Thức uống buổi sớm ở đây, cà phê được dọn kèm theo một ly trà nóng, chứ không có bình trà như nhiều quán khác.
    Quán cà phê loại nửa nằm trong nhà, nửa nằm ngoài vỉa hè tập trung đông khách nhất, hiện thuộc về khu Ðề Thám - Bùi Viện. Khách cà phê nơi đây chủ yếu là giới trẻ ngụ hai bên phố Ðề Thám - Bùi Viện - Phạm Ngũ Lão.
    (Báo Thị trường)
    ĐCT

Chia sẻ trang này