1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Huyền thoại biển - Trúc Chi

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Milou, 21/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Huyền thoại biển - Trúc Chi

    Lơ?i nói đâ?u

    Một làng biển mang tên "Làng Cọp Râu Trắng" có bao tập tục tế thần, xăm mình... với bao tình tiết ly kỳ nhuốm màu sắc huyền thoại nửa thực nửa hư... Còn những cuộc săn lùng hải sản quý, dưới lòng biển cả đầy tình huống đột biến, hấp dẫn. Câu chuyện chắc hẳn sẽ cuốn hút sự chú ý của các bạn ngay từ trang đầu cho đến khi kết thúc.

    Chuyện kể bắt đầu tư miếu ông Cọp

    Cha tôi kể chuyện lại cho tôi nghe... Hồi ấy, tôi mới lên năm sáu tuối, cho đến bây giờ vẫn còn nhớ... Lúc mười lăm tuổi, mỗi lần theo ông nội ra biển, cha tôi theo ngón tay chỉ của ông nội, kia là Gành Bà Roong nằm dưới chân núi Hòn Bù. Bà Roong ở hang cú biển về, ghé lại gành để vá cánh buồm đánh cú biển bị rách. Từ đó gành đá mang tên Bà Roong. Từ bãi cát làng đến một thung lũng cát. Cát xung quanh trắng, nhưng trong thung lũng thì cát màu xám tro.
    Ngày rằm tháng Giêng, nhà nhà vào thung lũng lấy cát cho vào lư hương cắm nhang. Cát trong lư hương người la gọi là cát của thung lũng giàn thiêu. Khi tôi lớn lên vào đội du kích thì mắt thấy, động cát cứ sau mùa lụt để lại một ao nước trong biếc, đêm lấp lánh ánh bạc. Dân làng gọi đó là Vũng Ngọc, nơi mà Tài Ngọc tìm được ngọc trai.

    Lũ trẻ chúng tôi chiều chiều ra bãi đi theo dấu chân còng láu lỉnh không biết mệt. Trong khi đi, nhiều đứa cho biết đó là dấu chân thần Còng. Những vết tích thần Linh Ngư đánh roi, thần bắt bạch tuộc cuốn cát, ông Khù moi cát trở về thì chỉ là cái tên chứ không thấy đâu.

    Đời ông cố thì tên làng có trong giấy tờ gọi là làng Tiên Châu, không còn gọi làng Cọp Râu Trắng nữa. Ông cố tôi nói với các già làng, làng ta nhất định còn miếu Ông Cọp Râu Trắng mặc dù chưa thấy miếu đâu. Ông cố tôi tin vì còn thấy trên mỗi tảng đá bên gành biển in từng dấu khoanh tròn như chân cọp. Hay đến mùa tế thần, già làng vái gọi thần Cọp Râu trắng của làng. Những đêm động biển, trên ngọn cây gió hú, cát chạy rì rầm, già làng nói đó là thần Cọp Râu Trắng gẩy đàn bầu...

    Nhưng đến thời ông nội, bất ngờ làng tìm thấy được miếu Ông Cọp Râu Trắng.

    Chuyện như sau

    Năm ấy, giặc Pháp nửa đêm từ biển đổ quân vào làng không một ai biết. Vừa hừng đông súng giặc nổ. Giặc vây kín làng. Đội du kích ông tôi rút theo đường bí mật lên đò Bình Bá. Qua khỏi lòng sông cạn nước, thấy dưới chân mình vô số dấu chân cọp khoanh tròn. Cả đội du kích như bị thôi miên cứ đạp lên theo dấu "ngài" mà đi. Đi mãi, còn đường như có cây hai bên che kín, sương khói trước mờ ảo.

    Đi mãi, bỗng bất ngờ trước mặt hiện ra rõ ràng một ngôi miếu. Mọi người nhìn vào trong, tuy không có đèn nhưng sao phản chiếu trên vách bóng "ngài" Cọp Râu Trắng chập chờn. Rồi cả đội du kích theo mùi hương vòng ra phía sau miếu, cũng đi theo dấu chân "ngài" thì không mấy chốc thoát ra được bên kia núi Mỹ Dự. Liền sau đó, một tốp giặc Pháp cũng đi theo con đường mà du kích đã đi. Nhưng chờ mãi vẫn không thấy tốp giặc Pháp trở ra.

    Trời xuống chiều. Giặc Pháp lần lượt rút xuống tàu ra biển. Bà con làng theo dấu chân "ngài" vào miếu, thấy một tốp giặc Pháp nằm chòng queo chết cứng.

    Từ đó thành tên Miếu Cọp Râu Trắng.



  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Làng Cọp Râu Trắng
    Làng biển tôi nằm sát chân dãy Trường Sơn, chạy dài giáp bãi Xuân Đài. Những đêm thanh vắng, người làng biển nằm nghe tiếng con công "tố hộ" từ trên núi vọng xuống. Sáng sớm đi ra biển thấy nhiều dấu chân cọp khoanh tròn bằng mặt ghế trên bải sát mé sông.
    Nhiều già làng kể lại, những đêm về sáng còn trăng, còn biển sương mù trắng dày đặc, thỉnh thoảng từ trong sương mù dưới bãi đi lên. Gặp người, Cọp Râu Trắng không tránh, cũng không nhìn ai, đi một mạch vào núi.
    Một hai lần ông nội tôi kể. Năm ấy, làng biển vào dịp lễ tế thần tại miếu Ông Cọp. Mỗi lần tế, làng có rước gánh hát bội về diễn nhiều tích tuồng. Mỗi năm xem một lần, lần nào nhìn lên bàn tế thần cũng thấy Cọp Râu Trắng ngồi riêng một ghế xem tuồng. Xem hết lớp tuồng, Cọp Râu Trắng nhận một thủ lợn trên bàn tế thần rồi đủng đỉnh đi ra bãi.
    Không rõ chuyện có thật không, nhưng hồi tôi đi học trường làng, cạnh phòng học tô có một lớp luôn đóng kín cửa, trong ấy tối đen như mực. Tụi nhỏ chúng tôi thỉnh thoảng dòm qua kẹt cửa, và ngửi thấy một mùi hôi là lạ. Nhìn kỹ thì thấy một ông cọp lông vàng, đốm đen nhồi bằng rơm. Thầy đồ nói, đấy là Cọp Râu trắng.
    Vào một đêm trăng trước Cách mạng tháng Tám, Cọp Râu Trắng về làng, đi hết các ngõ. Sáng ra Cọp Râu Trắng nằm lặng lẽ trong miếu làng. Dân làng đứng ngoài đợi. Lát sau một cụ già vào miếu, rồi lặng lẽ đi ra báo cáo cho bà con biết "ngài" đã đi rồi.
    Nhiều người bảo Cọp Râu Trắng về làng để gửi cái chết tuổi già của mình cho bà con. Từ đó nhiều năm, làng biển làm ăn được mùa. Và tên làng cũng gọi: làng Cọp Râu trắng.
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Người đâm tôm hùm
    Năm ấy, sau cái chết của "ngài" Cọp Râu Trắng, làng biển trời yên bể lặng. Một sáng từ ngoài khơi, biển nước bỗng nhiên dựng sóng. Nắng chiếu xuống thấy rõ vô số những râu, càng dài bằng cần câu cá chĩa thẳng lên khỏi mặt nước, vun vút như miếng roi trót vào không khí.
    Tiếng cụ già cất lên báo tin vui:
    - Mùa tôm hùm đấy.
    Khi những chiếc thuyền cưỡi sóng, những mẻ lưới sắp sửa giăng thì đàn tôm hùm lặn xuống mất tăm. Nhìn xuống biển thấy những con tôm to bằng bắp chân người lớn màu đỏ nõn, trương bộ càng hung dữ, hai mắt giương ra nhìn trừng trừng vào người đã thấy khiếp. Trông con nào cũng đang trong tư thế phóng thẳng vào người.
    Mấy người lúa đầu lặn xuống, thấy thế cứ đứng yên. Người và tôm hùm gườm gườm nhìn nhau. trong khi trên bày mặt biển, chú Tư Doanh một mình chèo một xuồng con về làng. Để thuyền cập bãi, chú chạy thẳng vào miếu Ông Cọp Râu Trắng chộp lấy cây xà mâu mà những ngày lễ tế thần chú thường cầm múa quay tít lúc chú đóng vai tuồng Trương Phi đứng trên Cổ Thành.
    Chú Tư Doanh trở ra biển, tay phải cầm xà mâu, tay trái cầm chiếc mặt nạ gỡ sơn dầu rái. Từ trên xuồng chú lao xà mâu thẳng xuống biển. Nước sủi bọt rồi mất dạng.
    Mọi người đứng trên chiếc thuyền nan nhìn xuống thấy rõ mồn một bóng từng con tôm hùm chống trả. Chú Tư Doanh cứ nhằm những con tôm hùm to nhất với hai chân đạp nước lướt tới. Phía trước mấy con tôm hùm to bằng bắp vế lực sĩ đang trương hết tám chiếc càng sắc như lưỡi gươm để tự vệ. Phút chốc cả mình con tôm phồng to như gấp hai gấp ba nó, từ màu đỏ nõn biến thành màu đỏ lửa, và con tôm như lẫn trong một vùng lửa làm mắt người khó nhận ra. Chiếc mặt nạ gỗ trong tay trái chú Tư Doanh luôn để ép sát ở mảng bụng vì mảng bụng là chỗ yếu nhất của con người.
    Chú Tư Doanh đếm đủ năm chỗ lùi của tôm hùm, cũng là lúc mũi xà mâu từ trong tay chú phòng nhanh thẳng vào đầu con tôm. Con tôm hùm nào mũi xà mâu chỉ đâm một bên đầu là cả mình nó quẫy mạnh, làm hai cánh tay chú Tư khỏe như hộ pháp cũng muốn gẫy ra từng khúc.
    Cũng có lúc chú Tư đếm nhầm chỗ lùi con tôm, thế là cả mình con tôm dài hơn một thước bay thẳng vào mật chú Tư. Nhưng năm chiếc ngạnh mũi xà mâu với tài nghiêng lách của chú Tư vít chặt lấy râu, càng con tôm quấn thành mấy vòng bởi cái xoáy tài tình của người cầm xà mâu.
    Đâm đến con thứ tám, chú Tư Doanh thấm mệt. Nhưng chú vẫn không kịp nghỉ. Sẵn hủ dầu rái có trộn lọ nghẹ đen, tự tay chú chấm bút lông vẽ lên bắp tay phải một cái đầu từa tựa đầu Cọp Râu Trắng. Vừa vẽ xong, chú lại lao xuống biền. Cái đầu Cọp Râu Trắng hình như làm cánh tay chú mạnh lên gấp bội.
    Đâm trúng con tôm nào chú Tư ngoi lên ném thẳng vào thuyền. Hãy ước tính mỗi con nặng đến mười kí lô, cho nên tiếng rơi của nó nghe như tiếng đá ném vào khoang thuyền.
    Mùa tôm thứ nhất đánh dấu bằng những chiếc đầu con tôm hùm to nhất được cắt ra phơi khô treo lên vách mỗi nhà. Màu đỏ lửa từ sợi râu đến càng tôm tua tủa như những sợi dây mây rừng, gió thổi qua lại trông tấm vách như động đậy linh thiêng. Dưới chiếc đầu tôm hùm là hình vẽ mũi xà mâu tượng trưng oai vệ của làng biển đầy khí phách.
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đánh mười hai trống lễ
    Làng Cọp Râu Trắng có người lặn hàng giờ, gọi là Tài Lặn. Người giỏi đẽo gươm để múa Bá Trạo gọi là Tài Gươm. Người giỏi đánh đời gọi là Tài Đờn.
    Người có tài từ hồi nhỏ được mang danh hiệu cho đến lớn. Ông Hai Kết cao tuổi, đi chân thấp chân cao, đầu thắt khăn đỏ chữ nhân được gọi là Tài Trống.
    Những ngày làng biển vào mùa tế lễ ở đình, trẻ con chúng tôi được theo ông Hai Kết dự lễ. Đứa nào cũng giành cầm khăn, cầm áp xếp, nhưng kỵ nhất không được sờ đến cặp roi trống của ông Hai. Theo ông Hai, đó là cặp roi trống thần.
    Đến đình, bọn nhỏ chúng tôi thích ngồi gần ông Hai để coi ông đánh trống. Ông Hai đánh trống thì khỏi khen. Hai bàn tay ông cầm cặp roi thần như múa như lượn, và thả diều trên mười hai mặt trống. Mười hai trống là mười hai âm thanh. Nhưng khi hai đầu roi đặt xuống hai bên "tang" hoặc ỡ giữa thì âm thanh của trống được nhân lên đôi, lên ba, biến thành mấy mươi âm thanh lớn, nhỏ, cao, thấp, xa, gần. Nhất là cặp roi đó lúa nằm ngang, lúc dựng đứng, lúc lăn tròn thì âm thanh cứ làm lạnh sống lưng. Người làng Cọp Râu Trắng gọi tiếng trống của ông Hai Kết là tiếng trống thần. Những lúc coi ông Hai đánh trống bọn trẻ chúng tôi cứ tưởng ông Hài phù phép, nên tiếng trống cứ như ảo ảnh, như ma thuật.
    Tiếng trống dứt, nhưng người nghe cứ bàng hoàng. Còn ông Hai Kết thì ngồi im như pho tượng. Tiếng trống ông Hai đang tuổi tám mươi nhưng sao nghe cứ trẻ như cái hồi Tài Trống mười một mười hai tuổi.
    Chuyện thuở ấy như sau:
    Năm đó, làng vào kỳ tế thần Cá Ông. Tài Kèn, Tài Đờn đã có, mười hai trống bày sẵn nhưng chưa có Tài Trống. Một cậu bé đi chân thấp chân cao, được cha cầm tay vào đình xem trống. Thấy không người đánh trống, cậu bé lắc tay cha xin được đánh thử. Nghe con nói táo tợn làm người cha đâm sợ, lấy tay bịt miệng con lại.
    Cậu bé càng nói lớn:
    - Con đánh trống được mà.
    Mấy già làng thấy lạ, hỏi cậu bé học đánh trống ở đâu mà đánh được. Cậu bé nói nằm chiêm bao thấy mình đánh trống. Có người dọa:
    - Đánh không được sẽ mắc tội đó.
    Có người nghĩ, có lẽ Tài Trống đã xuất hiện.
    Rút khỏi tay cha, cậu bé đến bên giàn trống, hai tay cầm cặp roi đứng yên lặng. Bất ngờ, cặp roi trong tay cậu bé chụm lại cái "rụp", sau đó hai đầu roi thả trên mười hai mặt trống lanh lẹ, mấy mươi âm thành như làn mây, làn nước, làn ánh sáng đan quyện, trôi nổi, cuốn hút không dứt ra được. Người dự lễ bàng hoàng, quên cả cúng tế, quay tròn bên cậu bé. Tiếng một già làng cất lên vui mừng:
    - Làng Cọp Râu Trắng có Tài Trống rồi.
    Rồi ai cũng nghĩ, Cá Ông thổi hồn vào cậu bé nên Tài Trống sớm xuất hiện.
    Cậu bé mười hai tuổi thường ngày vẫn đi ra biển, vẫn chơi với đám trẻ trong làng. Đến mùa tế lễ, cậu lại mặc áo dài xanh, đầu thắt khăn vải đỏ, hai tay cầm cặp roi thần, đánh suốt ba ngày ba đêm trên mười hai mặt trống. Tiếng trống mang hồn làng Cọp Râu Trắng đi vào mùa làm ăn sóng gió.
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Xăm hình cọp trên cánh tay
    Tuổi lên năm, lên sáu tôi được thấy những người đàn ông làng Cọp Râu Trắng quê tôi xăm hình Cọp trên cánh tay.
    Sau mùa đâm tôm hùm, hình đầu Cọp trên cánh tay chú Tư Doanh làm ai cũng tin là thiêng thật. trời sắp chuyển thu, mặt biển se cuốn, trời xanh cao vút, một loại chim gì như ảo giác bất chợt ào ào bay qua. Đó là mùa vào tục xăm hình Cọp trên cánh tay.
    Vào tuần thứ nhất, chú Tư Doanh đứng ra lựa bảy thanh niê để xăm gọi là lễ Thất tinh đăng quang. Tuần thứ hai, thứ ba mười bốn thiếu niên tuổi 12, 13 vào lễ xăm gọi là lễ Thập tứ tinh thục quang. Ai được chọn xăm, trong bảy ngày phải kiêng ăn năm. Đêm đến miếu Ông Cọp chịu lễ "xuống tóc" thắt khăn nhiểu đỏ. Vào lễ, làng lập bàn thờ, trên bàn mười bốn cây kim để mang miệng bát phẩm đỏ.
    Người ngồi nhận lễ xăm hết sức nghiêm trang hương khói quang mình. Già làng vừa cầm kim xăm. Từ trên cao một đàn chim ào xuống bay trên đầu mọi người như đám mây. Chim đến là điềm lành. Hỏi chim ấy là chim gì, thì ai cũng ngơ ngác.
    Sau đó có người lên núi tìm tông tích về cho biết, đó là loài chim nhồng nói được tiếng người. Máu chim nhồng pha với phẩm đỏ thành màu ửng đỏ trong da thịt. Mỏ chim nhồng là ngòi bút để vẽ phác hình sắc nét nhất. Lưỡi chim nhồng hong lửa lên màu đỏ tươi. Người đượx xăm ngậm lưỡi chim nhồng để sau này lặn xuống biển được dài hơi.
    Làng Cọp Râu Trắng dành riêng một tuần lên núi bắt được ba con chim nhồng về cho ngày lễ.
    Bắt đầu vào lễ xăm, một già làng cầm mỏ chim nhồng phác hình Cọp Râu Trắng trên cánh tay Con trai cầm kim chấm vào phẩm. Con gái cầm bút lông tô theo những đường nét phác hình. Người chịu xăm, máu chảy đỏ không sợ, kim chích không đau.
    Xăm xong, người chịu lễ ngồi hai ngày nắng, hai đêm xoa rượu mạnh và bóp nước mắm nhĩ để hình xăm có độ bền. Xong lễ, cả làng Cọp Râu Trắng mừng tiệc cá nhám, không uống rượu mà uống từng bát nước mắm tôm hùm.
    Sau lễ, thân thể người được xăm rất cường tráng. Giọng nói người được xăm sang sảng của người làng biển, đặc biệt sức nhịn thở đến mức kỳ lạ.
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Rái cá trả ơn người
    Cứ chiều chạng vạng dọc triền bãi người làng Cọp Râu Trắng thấy từng đàn rái cá mình đen, mõm dài, đuôi quét đất, từ dưới nước chạy lên. Đang chạy, thấy người, đàn rái cá sững lại, con nào cũng đứng lên, đầu gật gật như trêu chọc.
    Hồi nhỏ, mỗi lần gặp rái cá, tôi sợ lắm. Mỗi tối, bọn nhỏ chúng tôi kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện về rái cá là hấp dẫn nhất. Nhưng nghĩ rái cá thường biết mặt, biết tên trẻ con trong làng. Đứa nào chọc phá, nửa đêm đó vào nhà tìm chỗ nằm cắn đứt một ngón chân lại rất sợ.
    Ngày tuổi đã lớn, ông cố ngoại tôi kể cho tôi nghe chuyện rái cá có nhiều cái lạ hơn. Lưới của ai mắc cạn, mắc gai là có ngay rái cá gỡ giúp. Hồi mười tuổi chính ông tôi chứng kiến rái cá trả ơn người.
    Năm ấy, mùa đông lạnh. Ông năm Dững ở biểnv ề thấy một con rái cá mắc bẫy trong lùm dứa gai bên bãi liền gỡ ra cứu nó. Mấy ngày sau, ông Dững quăng chài bên cửa biển để kiếm mẻ cá cuối mùa. Trong lúa ông đứng chờ, bỗng đài rái cá từ xa, đầu cứ hụp lặn thành một vòng tròn đến bên thuyền. Khi đàn rái cá tản ea, ông Dững kéo lưới lên nặng tay một mẻ cá dày đặc.
    Một bận khác, chài ông Dững bị mấy con cá óc nóc xé rách. Người làm biển sợ nhất loại cá này. Da cá óc nóc cá gai, lúc bụng nó ỏng lên thì không một thứ gì mà gai dưới bụng nó khưng cứa đứt.
    Tối hôm đó, ông Năm Dững trong nhà đi ra thấy mấy con cá óc nóa lớn bằng cái rổ bị móc ruột để trước sân nhà. Ông Năm Dững biết ngay rái cá bắt cá óc nóc đền tội. Nhìn cá óc nóc, ông Năm Dững nghĩ bụng, da cá óc nóc có gai và dày như da trâu, có thể bịt làm trống riêng của làng Cọp Râu Trắng. Những ngày vui, ngày hội, tiếng trống da cá óc nóc đánh lên, dù ở xa ba làng bảy núi, người làng Cọp Râu Trắng cũng nhận ra tiếng của quê hương mình. Người làng còn nhớ mãi, những đêm hội làng lúc mới có trống da cá nóc. Tiếng trống vừa đánh lên cũng là lúc từ trên các mặt sông, mặt biển, từng đàn rái cá quây quần bơi lội để cùng mừng vui đêm hội trống làng.
    Ngày ông Năm Dững được làng phong tặng Tài Trống sa cá óc nóc cũng là ngày ông mất vì cơn bệnh hiểm nghèo. Mộ ông Năm Dững chôn trên gò đất, sáng nào người làng cũng thấy một con cá óc nóc rất to đặt bên cạnh mộ. Người làng hiểu đấy là đàn rái cá trả ơn ông Năm Dững.
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Từ hố chôn sống trở về
    Có một năm giặc chân lạp từ ngoài biển khơi vào. Gá gáy lần thứ nhất, cung ná chúng phóng ra. Làng Cọp Râu Trắng bất ngờ bị vây, giặc hốt gọn. Trong những người đánh trả, có bé Khù nổi tiếng dạn đòn, mưu mẹo.
    Cha Khù là người lái ghe thuê thường ra vào trên biển phía Nam. Năm năm trước, giặc Chân Lạp bắt được cha Khù, lục thấy trong người có giấu hình đầu Cọp Râu Trắng. Giặc giật lấy nhưng người cha quyết giữ không cho.
    Giặc đào hố trước sân nhà chôn sống cha Khù. Ông Hai Sắn mù hai mắt, hai tay sờ soạng ôm đứa cháu nội, nằm phục trên đống đất để nghe hơi thở của con, và nghe lại tiếng kêu của con "cha ơi", khi bọn giặc vừa lấp đất.
    Tứ đó, ông Hai Sắn nuôi cháu. Lên năm tuổi, bé Khù biết bơi trên biển. Bảy tuổi bé chịu xăm hình đầu Cọp Râu Trắng trên cánh tay. Lên chín tuổi, bé theo các chú lặn xuống biển đâm tôm hùm.
    Bắt được bè Khù, có kẻ gian mách cha của bé trước đã bị chôn sống. Bọn giặc quyết định chôn thằng Khù y như chôn cha của nó vậy. Bé Khù hai mắt bị bịt kín, đứng bên hố chôn đợi lệnh.
    Giặc vừa lấp đất hố chôn, vừa rút thuyền mũi én ra biển. Bà con có người sống sót chạy về báo cho ông Hai Sắn biết. Ông Hai Sắn đứng lặng trước mộ cháu, rồi vào đóng cửa ngồi khóc cho đứa cháu nội của mình.
    Bỗng có tiếng gõ cửa, rồi tiếp theo tiếng gọi "nội", làm ông Hai Sắn hoảng sợ không dám bước tới cửa định mở.
    Tiếng gọi giục, rồi cánh liếp bật ra. Bé Khù chạy vào ôm cứng lấy nội.
    Ngửi cái đầu tóc khét nắng, ông Hai Sắn mới tin là Khù, Khù còn sống thật.
    Sau đó Khù nói, nội mới bọn giặc vừa xô xuống hố cát còn hơi nóng, thì nó cũng vừa kịp kéo chiếc khăn bịt mắt xuống che hết mũi, vừa kịp lấy hơi thở để rồi sau đó moi cát trở về với nội.
    Chuyện bé Khù thành chuyện kể từ đời này đến đời kia của làng Cọp Râu Trắng.
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thế võ roi cá đuối
    ở vùng biển không ai không biết con cá đuối. Đó là loại cá được theo hầu Cá Ông. Cá Ông đi khắp biển. Sự lợi hại của cá đuối là nhờ ở cái đuôi. Đuôi cá đuối dài chừng hai thước, dài đến mút đuôi.
    Tiếng vút, tiếng trót khi quẫy cũng do mút đuôi mà ra. Lúc cà đuối bơi, hai thước đuôi lanh lẹn, biến hóa, quất bên này ném bên kia, tạo thành những đòn hóc hiểm, không mấy chốc hạ ngay đối thủ, dù đối thủ to lớn gấp mười lần.
    Đuôi cá đuối lợi thế như vậy cũng là nhờ cái thân mình dẹt, hình vuông, xoay xở như bay, như ném. Khi Cá Ông bơi, cá đao và cá đuối là những tùy tướng tài ba theo hộ vệ, Khi rời Cá Ông, cá đuối thường nhẩn nha bơi một mình trong biển. Vì nhẩn nha mà có hại cho họ cá đuối. Những mẻ lưới giăng, thường tóm gọn họ các đuối một cách dễ dàng.
    Bắt được cá đuối, ăn thịt thì không sao nhưng dùng bậy bạ cái đuôi thỉ rất có hại cho người dùng. Nhiều cụ tổ làng Cọp Râu Trắng cho biết roi cá đuối thiêng lắm.
    Thầy Ba Siêu biệt hiệu Võ Tòng là một trong bảy võ tướng của làng Cọp Râu Trắng được xếp hàng thứ ba trong "Thất Hùng Tinh".
    Hồi thầy Ba chưa được xếp vào "Bảy ngôi sao anh hùng", thầy chuyên nghề kéo lưới. Mỗi lần kéo được con cá đuối nào, thầy chặt lấy đuôi, phơi nắng cho khô rồi treo lên vách. Thầy Ba tính nóng như lửa, thường đánh những đứa con của mình đều bằng roi cá đuối.
    Một hôm thầy Ba đang kéo mẻ lưới giữa biển. Trong lưới rất ít cá, nhưng sao tay lưới nặng không kéo nổi. Bỗng một tiếng "vút" như tiếng roi quất quấn lấy chân thầy, làm cho thầy không đứng vững. Sau tiếng "vút" đến tiếng "trót" thứ hai, hai chân thầy Ba run run như lên cơn sốt.
    Tiếp đến tiếng "vuốt" thứ ba kéo thầy Ba rơi tõm xuống nước. Trước mắt thầy Ba thấy có một vật gì rất mỏng, hình vuông, ném sượt qua mặt lẹ như tia chớp. Thầy Ba có võ, bơi giỏi, vừa tránh được những tia chớp, thì liên tiếp những tiếng "vút", tiếng "quất" tới tấp vào lưng đau như xé.
    Thầy Ba lấy hơi lặn xuống giữ thế thủ "hổ bộ", thì từ xa những tiếng "trót" ném tới, khi trói, khi mở vào hai chăn, làm hai chăn không thể đạp sóng để bơi đứng được. Thầy Ba đang trong thất thế hoàn toàn. Tuy vậy, thầy Ba vẫn còn tỉnh táo giở miếng "trường xà" thả hai tay về phía trước, bơi nghiêng nhằm chặt đứt cái bóng đang chờn vờn phía bên hông mình.
    Thình lình, dồn dập tiếng "vụt" chéo ngang hông, quất qua bụng, quật xuống vai, bám vào cổ. Thân mình thầy Ba tê điếng. Thầy cố xoay để đỡ đòn. Thầy cố vặn mình tìm được rút trước những thế võ hiểm của roi cá đuối.
    Học nhiều thế, nhiều miếng, có cả chưởng nữa, nhất là chn, chưởng mèo, chưởng hổ, nhưng chưa bao giờ thầy Ba thấy chưởng roi cá đuối. Lúc này thầy Ba không còn đầu óc để nghĩ, không còn tay chân để bơi. Thế là thầy lịm dần.
    Thầy Ba như trong chiêm bao. Tiếng gì vỗ hai bên. Một vật gì dưới lưng đang nâng mình lên bồng bềnh. Đến khi nghe cát dưới lưng, thầy Ba hé mắt, thì thấy con cá đuối hình dẹt, thân vuông to bằng nữa khoang thuyền nhỏ đẩy nhẹ mình vào bờ, rồi đập đuôi ba cái trót, trót, trót phóng ra khơi.
    Nhiều đêm thầy Ba nằm vừa đau vì thấm đòn, lại vừa ân hận. Thầy thương mấy đứa con đã bị thầy đánh đòn bằng roi cá đuối của mình. Thầy nằm nhớ lại những thế roi, thế võ lợi hại có một kông hai đã được học ở "vị cao sư" cá đuối.
    Sau đó suốt bảy đêm liền trong giấc mơ thầy Ba đi lại những "thế", những "miếng" võ roi cá đuối thuần thục.
    Hai năm sau trên mấy bãi xới không địch thủ nào chịu nổi thế võ roi cá đuối của thầy Ba Siêu. Thế võ roi cá đuối đã đưa thầy Ba bước vào hàng thứ ba trong "thất hùng tinh" làng Cọp Râu Trắng.
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đầm rô có ngọc
    Hàng năm cứ vào mùa xuân dân làng Cọp Râu Trắng tề tựu đông đủ nghe già làng kể sự tích về chư vị Tài thần. Đứng dưới ngọn cây bồ đề bà con lắng nghe giọng kể từ trên cao chuyện Tài Bay bay qua cửa biển trong trận bão. Đứng bên gốc cây cốc to gần mười người ôm, cành chẽ ngang không một bóng lá thân cây bộng rỗng.
    Từ trong bộng cây cốc giọng già làng kể về Tài Lặn chỉ một hơi đuổi kịp đàn cá mập. Sau đó lại đứng trên gộp đá để nghe một già làng từ trong hang sâu vọng ra kể chuyện về Tài Ngọc. Bên dưới gộp đá sóng đầm Rô vỗ đều đều vào đá vào cát như để chở câu chuyện đi khắp xa gần.
    Chuyện rằng:
    Xửa xưa ở đây chỉ có biển soi rõ bóng Cọp Râu Trắng ngồi trên sóng gọi bạn Cá Ông bằng tiếng gầm dội sóng. Từ khơi vào Cá Ông đáp lại bằng những luồng nước phun trắng xóa.
    Cuộc quần tụ của đôi bạn Cọp và Cá trong tiếng chạy như gió trên mặt biển. Tiếng sóng tiếng gió, tiếng thở, tiếng gầm trong cái vòng tròn chạy nhảy tạo thành tiếng nhạc trời đất âm vang rô... rô... rô... Đá lăn, cát chạy trong cái vòng tròn tạo thành một vùng biển như một cái đầm.
    Từ đấy thành xứ sở đầm Rô. Trong cuộc quần tụ trên lưng Cá Ông và Cọp Râu Trắng ánh trăng soi rõ từng vẩy, từng sợi lông và những bọt nước giải của hai ngài hòa quyện rơi xuống từng giọt thành từng viên ngọc.
    Hàng năm vào mùa xuân Cọp Râu Trắng, Cá Ông lại gặp nhau, quần tụ, ngọc lại rơi xuống đầm, sóng đầm lại cất giữ. Vào độ xuân, ngọc từ dưới đầm phát ra ánh sáng kỳ lạ, mắt người thường không dễ gì thấy được.
    Năm ấy, một chàng trai cằm bạnh, mắt sáng, mặt vuông ngồi bên đầm. Bỗng một ánh sáng lạ chiếu thẳng vào mắt. Mắt chàng trai như thấy được vật có ánh sáng. Chàng trai nhìn xuống đầm. Vật có ánh sáng cứ hút lấy chàng trai đắm đuối. Lúc trờ về ánh sáng ngọc soi đường cho chàng trai.
    Lúc ngồi, lúc nằm mắt chàng cứ mở trừng trừng. Một thứ ánh sáng màu xanh biển và màu hồng mặt trời cứ rọi vào mắt làm chàng trai không ngủ được. Trong giấc ngủ chàng thấy mình khi thì leo lên lưng Cá Ông, khi ôm cổ Cọp Râu Trắng, giỡn nước, tóe sóng.
    Tỉnh dậy, trong tay chàng trai vẫn còn dính vẩy cá và lông cọp. Chàng nhìn và chợt nhận ra vật mang màu sắc của thứ ánh sáng vẫn cuốn hút mình. Trở ra đầm Rô những luồng ánh sáng từ dưới đầm rọi lên, chàng trai nhìn thấy rõ ràng và quen thuộc hơn. Đó là những con ngọc đang vẫy gọi mình.
    Ngồi trên chiếc thuyền thúng, chàng trai nhìn thấy tận đáy rồi gọi cho cả làng nghe:
    Đầm Rô có ngọc, đầm Rô có ngọc.
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Con chim nói tiếng người
    Làng biển tôi cứ vào đầu mùa thu trên bầu trời thường có một đàn chim bay hình chữ V. Chúng nó bay nghe thành tiếng như kim loại va chạm.
    Hồi ấy, tiếng kêu chưa biết là loài chim gì. Sau này ba tôi mới nói đó là loài nhồng ở từ đỉnh núi cao Trường Sơn. Gần đây loài chim nhồng chuyển chỗ ở xuống làm tổ dưới làng biển.
    Cách quê nội tôi chừng một khúc đường có một cây da chết đã từ bao nhiêu đời nay cành cứ chĩa thẳng lên trời, gốc nổi lên cộm cả đất. trong bộng cây da chết là tổ của những con nhồng con.
    Hôm đó ba đi ăn giỗ ở nhà nội về có mang theo một con nhồng trong chiếc ***g đan bằng tre cật. Năm tháng sau con nhồng lớn lên như thổi. Khi chiếc mỏ màu hồng nghệ chuyển sang màu đỏ lửa ba tôi tập nó nói tiếng người.
    Trưa nào ba tôi cũng đưa vào ***g một trái ớt to bằng ngón tay, con nhồng lấy mỏ rỉa nghe nó rít rít cay tận lưỡi. Ba tôi đốt nắm nhanh, mở ***g nắm gọn con nhồng trong tay tay kia nhẹ mũi kéo vào mồm nhống cắt thật nhanh chót lưỡi. Khi chót lỡi vừa ráo máu, ba tôi nói:
    - Chào ba đi nhồng:
    Con nhồng lập tức phát ra tiếng nói:
    - Chào ba đi nhồng.
    Nhồng nói được thì cái gì nó cũng hiểu. Từ đó nhồng trở thành một nhân vật của nhà tôi.
    Vào một đêm năm 1963, phía sau nhà tôi các cô chú đang họp chi bộ. Anh Năm tôi được giao nhiệm vụ ngồi trước cửa ngõ canh gác.
    Đến khuya, anh Năm lại ngủ quên. Lính thámbáo phục từ bờ rào sắp sửa đo vào nhà. Bỗng con nhồng "tặc, tặc" mấy tiếng rồi nói:
    - Có lính vào nhà đấy. Có lính vào nhà đấy.
    Biết có động, các cô chú rút gọn theo đường bí mật. Cũng từ ngày đó cả nhà tôi càng thương quí con nhồng.
    Một buổi sáng trước khi có việc phải đi xa, ba tôi tranh thủ lấy kéo tỉa vài sợi lông non cho nhồng. Nhưng tỉa thế nào có một chùm lông non rịn máu. Ba tôi vội đặt con nhồng vào ***g thì nghe giọng kêu hốt hoảng:
    - Ba ơi, ba ơi.
    Ba tôi đưa tay sờ vào thì thấy con nhồng cứng đơ, lạnh ngắt. Ba tôi đứng hồi lâu thương tiếc con nhồng. Ba tôi gói con nhồng vào vuông vải trắng, bỏ theo ba trái ớt đỏ tươi, một nhúm gạo, đen ra gò đặt trên một nhanh cây keo.
    Một năm sau, ba tôi ra thăm chỗ con nhồng. Lúc trở về, thấy hai bàn tay ba khum khum một cây con. Rồi ba kể, ba ra đến chỗ nhánh cây keo ngoài gò thì thấy một đàn nhồng đậu kín trên cây keo.
    Thấy ba, đàn nhồng bay lên rồi sà xuống bay chật bên ba. Ba vào chỗ đặt con nhồng nằm thì thấy một cây non đã mọc lên bên nách cành cây keo. Ba tôi cũng không hiểu loại cây gì, mặc dù ba chơi cây cảnh khá thành thạo. Ba đem cây về trồng để tưởng nhớ con nhồng khôn ngoan nói tiếng người.
    Cây lớn lên trông thấy, nhưng cây không có trái. Nhiều người góp ý đặt cho cây một cái tên để gọi. Theo ý ba cứ gọi là "cây con nhồng".
    Một buổi trưa, vừa ăn cơm xong, cả nhà tôi nghe ngoài sân "cây con nhồng" cành lá run ào ào như gió dậy. Ba tôi buột miệng.
    - ồ đàn nhồng lại tìm về "cây con nhồng".
    Trước ngày hòa bình lập lại, bọn giặc kéo xuống đốt cháy làng Cọp Râu Trắng. Cây con nhồng cháy lá, sém cây, nhưng cành vẫn trơ trơ nguyên vẹn. Rồi bao nhiêu năm trôi qua "cây con nhồng" vẫn sừng sững không một vết dao xước, không lằn rựa động vào được. Rễ dưới gốc cây ngày cứ nổi lên làm đất ở góc ân cứng như đá. Đất làng Cọp Râu Trắng tội gọi là "đất con nhồng". Đất nhồng nuôi sống "cây con nhồng" để làng Cọp Râu Trắng sống đời đời.

Chia sẻ trang này