1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Huyền thoại biển - Trúc Chi

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Milou, 21/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Con còng gió láu lỉnh.
    Chuyện chú bé khù từ hố chôn sống trở về nhờ có tài nín thở thì ai cũng biết. Nhưng chuyện về con còng gió mà Khù kể thì ít người không tin là thiệt.
    Chuyện như thế này:
    Hôm ấy trong hố chôn, Khù nghe một tiếng gì đi qua mặt, mỗi lúc cái nhồn nhột nghe rõ. Lát sau, tiếng cát khua và có cả tiếng phì phì nữa. Tiếng thở đi qua mặt có mấy chấm bọt rơi xuống mặt nghe ươn ướt. Lúc ấy, hai mắt Khù dưới lớp vải bịt lỏng hé nhìn nhận ra con còng gió to bằng cái chén úp, nếu lúc ấy hai tay cử động được thì Khù đã tóm liền con còng gió. Nhưng hai tay Khù lại bị trói. Vì thế con còng gió cứ thế đi qua mặt rồi mất hút. Khù nằm yên trong cát nghĩ đêm nay con còng gió đi trong cát rồi khoét hang lên từng nhà.
    Tháng sau trên bãi biển Khù thấy một con còng gió to bằng con còng mình đã gặp. Con còng đang moi cát một cách vô tư. Khù tóm được giơ lên cao cho nhiều người thấy tám cái que cứng như théo của con còng, rồi nói:
    - Bà con muốn biết con còng gió này ở trong nhà mình thì đêm nay phải rình để chộp lấy nó.
    Khù buộc hột nút áo vào chiếc càng, rồi nhắc cho bà con nhớ cái dấu hột cúc buộc trong cái càng đực con còng. Mọi người không tin mà còn cười Khù và bảo:
    - Chỉ có Khù láu lỉnh chứ làm gì có còng gió láu lỉnh.
    Khù thà con còng gió xuống cát. Một lát sau còng gió láu lỉnh tọt xuống cái hang vừa khoét. Lát sau con còng gió lại chồi lên hai mắt nhìn tinh nghịch, chiếc càng huơ huơ trông thật láu lỉnh. Nghịch một chút thôi rồi con còng gió lút mất trong hang. bãi cát vắng lặng, chạng vạng tối.
    Nửa đêm. Anh Bảy Đặng gọi cửa nhà ông Hai Sắn để đưa con còng gió cho Khù. Khù cầ, chặt con còng nhìn hột cúc áo của mình buộc vẫn còn nguyên trong chiếc càng đực. Anh Bảy Đặng không mấy chốc báo cho mọi nhà biết. Bà con kéo đến thật đông để coi con còng gió láu lỉnh của thằng Khù.
    Anh Bảy Đặng kể cho mọi người nghe. ở bãi về, anh Bảy thắp đèn dầu cá, nằm lên ván vắt chân chữ ngũ chờ còng gió như lời thằng Khù dặn. Chờ mãi vẫn không thấy còng. Đến lúa vừa thiếp ngủ thỉ anh Bảy nghe tiếng cát rào rào ở dưới ván.
    Anh Bảy buồn ngủ quá không mở mắt nổi thì thấy con còng gió hai mắt lồi lấp ló. Thấy không động tĩnh gì, con còng đưa tiếp mấy que chân cào lên bàn chân anh. Không đợi nữa, anh Bảy chồm dậy chộp nhanh lấy con còng.
    Mọi người xem đúng chiếc cúc áo khi chiều Khù buộc vào càng cho con còng. Họ nhìn nhau cho là kỳ lạ. Khù hai bàn tay cầm chặt con còng rồi từ từ đặt xuống cát. Con còng gió cũng đứng yên lặng, tám que chân liến thoắng gãi cát tinh nghịch, hai mắt giương nhìn ngọn đèn. ộ một chút lâu, thình lình con còng chạy vụt ra săn. Trông dáng nó chạy cũng thật láu lỉnh.
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hội làng trống da cá óc nóc
    Các loại trống bịt da trâu, da bì thì làng Cọp Râu Trắng đã có từ xưa. Năm ấy lễ rước Cá Ông, các già làng muốn bịt da cá óc nóc, làm thành thứ trống riêng của làng. Muốn vậy cả làng ai cũng rước lễ bằng tiếng trống da cá óc nóc.
    Mỗi năm vào lễ hội, mùa gió bấc trở về làng làm thành cuộc vui thi bịt trống sa cá óc nóc. Trẻ con lên năm, lân sáu cũng được tham dự, vui như là hội của tuổi thơ.
    Nửa đêm. Nước lên. Sóng réo ồ ồ ngoài cửa biển. Tiếng sóng báo hiệu cá óc nóc từ ngoài khơi vào. Chờ tiếng sóng, thuyền mái giầm, thuyền thúng một người bơi để sẵn trên bãi. Biển không có ánh sáng, ai tinh mắt thấy nhiều bọt trắng nổi, tiếng chuýt chuýt như tiếng chuột rúc râm ran thì biết đó là cá óc nóc lấy hơi bụng căng tròn để trôi lừng lững theo con nước.
    Trong tối bắt cá óc nóc là một tài nghệ cùa dân làng biển. Biết đoán hướng trúng, dò đúng đàn, thuyền cập nhanh, lẹ với tay nhón lấy đuôi, thả gọn vào thuyền làm sao cho cá óc nóc không xẹp bụng, không gẫy da bụng. Ai bắt cá mà tay đụng vào bụng cá gai đâm chảy máu là thua cuộc. Đêm bắt cá óc nóc thật là vui như hội.
    Sân nhà ông Năm Dững làm chỗ hội thi bịt trống da cá óc nóc.
    Vào cuộc thi, đuốc dầu cá thắp sáng bốn góc sân. Người dự thi không mặc áo, lưng thắt khăn vải đỏ, tay cầm dao bản, xếp thành hàng đứng ở bốn góc sân. Gữa sân một đống cá óc nóc chất cao.
    Một hồi trống đánh lên, người dự thi tự lấy khăn bịt kín mắt. Hai tiếng trống đánh lên, các tay thi chạy vào chộp lấy cá. Chộp phải đúng đuôi. Hai hồi trống đổ dài, các tay thi trở dao lột da cá óc nóc. Lột phải từ đuôi lên đầu. Lột da cá phải nguyên vẹn. Sau khi lột da xong, năm hồi trống thong thả đổ để các tay thi bịt da cá vào chậu đất.
    Bịt da gồm động tác xỏ mười mối dây mây, luồn qua trôn chậu, ràn hết vành miệng chậu. Tất cả phải làm gọn, làm xong trong năm hồi trống đổ.
    Bịt xong các tay thi đặt trống xuống ngay chỗ mình đang đứng. Hai già làng cầm hai nó đuốc dầu cá rà sát trên các mặt trông để lấy hơi lửa làm khô da cá. Hết phần hơ mặt trống, mỗi tay thi cầm trống lên, một tay cầm dùi gõ vào mặt trống của mình để nghe trống có tiếng hay không có tiếng.
    Hết phần gõ trống, hai già làng khác cất giọng báo cho dân làng biết trống tay thi nào hay, tay thi nào dở. So với trống da trâu, da bò, thì trống cá óc nóc có âm thanh kỳ lạ. Người làng Cọp Râu Trắng phân biệt tiếng trống da cá óc nóc, cá nào già ngày, già tháng thì tiếng trong, cá nào non nước non sóng thì tiếng bị giùn, họ tinh vi trong việc nhận ra tiếng trống buổi trưa giọng thẳng, chiều giọng êm... Tất cả đều do sóng, do nước làm nên giọng, nên tiếng của trống.
    Vào ngày lễ rước, ba phát pháo cối nổ, hai hàng tay thi được chọn kẹp trống gõ nhịp ba, đi dưới bóng cờ đuôi nheo tuần tự vào đình làng. Vào đến đại điện, hai hàng tay thi đưa trống lên cao quá đầu, tay vẫn gõ nhịp hồi ba, hồi tư người thì tỏa ra, chụm vào để tạo thành hình chữ nhất, chữ ngũ, chữ bát, sao thật đều đặn, nhịp nhàng đúng điệu. Tiếng trống trầm bổng khoan mặt, dài ngắn, cao thấp đan dài trong các đội hình.
    Cứ thế suốt hai đêm, hai ngày. Tiếng trống bay suốt một vùng đất rộng, gọi nhau dự hội trống làng. Con trai, con gái gặp nhau hát bài chòi, múa bá trạo mừng hội trống da cá óc nóc.
    Mấy mươi chiếc trống đoạt giải, các già làng đều cúng thần biển, tế Cá Ông, đặt vào đại điện thờ. Sau này, các đám cưới, đám hỏi được làng cho rước trống da cá óc nóc về nhà như rước điều vui, điều hạnh phúc của con trai con gái làng Cọp Râu Trắng.
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Cá ông hình khoang tàu
    Người làm biển sống chết với sóng gió. Mỗi lần gặp sóng gió bất thần đều được Cá Ông cứu nạn. Người thoát nạn cứ chắp tay gọi tên "vị thần" để cảm ơn. Còn "vị thần" thì lặng lẽ bơi, chìm xuống không để lại dấu tích.
    Vào một đêm năm đầu kháng chiến chống Pháp, thỉnh thoảng làng Cọp Râu Trắng có ghe bầu chở vũ khí từ miền cực Nam ghé lại. Trước khi đi vào cửa biển của làng, ghe bầu phải buộc neo vào một cây cột sắt to bằng cột điện từ dưới biển nhô lên.
    Những năm sau này, mỗi lần nghe bầu neo vào cột sắt thì cột sắt lắc lư, sóng từ đáy biển nổi lên, bong bóng ùng ục sủi bọt. Anh em thủy thủ nghĩ là troc tàu có gì bí ẩn của thần biển chăng? Hầu hết thủy thủ miền cực Nam là người Chiêm nên họ rất tin điều bí ẩn đó.
    Một đêm, hai chiếc he bầu từ miền trong ra chở đầy vũ khí. Vừa mới đến làng Cọp Râu Trắng thì bất ngờ biển động. Hai chiếc ghe bầu cố sức đi đến cột sắt để neo may ra được an toàn. Nhưng không kịp nữa... Biển đang tìm cách nhấn chìm hai chiếc ghe bầu, trong ghe có hàng mấy tấn vũ khí là xương máu của nhân dân để tạo chiến thắng cho chiếnt rường. Gần mươi tay chèo chống đỡ, mưa sa bão táp không sợ.
    Nhưng làm sao qua khỏi sự giận dữ khổng lồ của biển. Lúcnày, những bàn tay thủy thủ gần như buông xuôi bất lực. Hai chiếc ghe bầu như thoi thóp, tròng trành chỉ còn giây phút trôi vào miệng vực. Những cây cột buồm đã gãy răng rắc. Những cột chèo bị gió giật ra quăng xuống biển. Ôi cái chết đã tới kề. Bỗng, hai chiếc ghe bbầu đứng sững lại. Hai bên mạn ghe như có bàn tay khổng lồ níu sát lại, rồi cặp vào nhau như tựa vào một bờ thành vững chắc.
    Các thủy thủ cứ tưởng đây chỉ là cảm giác. Nhưng kìa, hai chiếc ghe bầu đang nép sát hai bên hông, đang thở ra những hơi ấm của da thịt. Đứng ở mũi ghe, ông Chín đợi cơn chớp lóe để nhận dạng loại cái gì. Đến khi hai bàn tay to như hộ pháp níu được một mép chiếc vây hình tai voi to rộng gấp mười cánh buồm mũi. Thế là ông Chín kêu lên sung sướng để anh em nghe:
    - Cá ông chúng mày ơi.
    Tiếng chân chạy rầm rập trên sạp ghe. Tiếng thở hổn hển sặc sóng sặc gió khản đặc cũng cất giọng sung sướng.
    - Cá Ông... Cá Ông...
    Có nhiều người chưa thật tin chạy lên mũi trước, chạy ra mũi sau nhìn, rồi dè dặt:
    - Cá ông sao không giống hình ông Voi mà mình như một khoang tàu vậy?
    Tất cả lại im lặng. Biển sóng vẫn gầm rú. Mình Cá Ông hình khoang tàu vẫn lướt đi êm ả, hai bên hông cá hai chiếc ghe bầu chở nặng vũ khí như được dìu đi trong sự chở che. Hai chiếc ghe bầu sắp vào cửa biển, khi lưng ghe nghe chạm cát thì bóng cá Voi đã nổi sóng ở ngoài khơi ra.
    Tất cả anh em thủy thủ, tất cả bà con làng Cọp Râu Trắng ùa đứng trên khoang ghe, trên bãi cửa biển chắp hai tay nói to:
    - Xin cảm ơn Cá Ông.
    Vừa dứt tiếng, ngoài khơi xa Cá Ông đập đuôi ba lần, nhả hai cột nước như hai vòi rồng phun tận vào trong cửa biển. Mới đó hình một khoang tàu chìm dần xuống biển. Tiếng bà con nói với nhau:
    - Cá Ông hình khoang tàu.
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đôi két đảo màu lam
    Cứ vào độ Tết, thuyền làng biển Cọp Râu Trắng ra khơi là làng nghề vui như hội. Trên cây cột buồm thuyền nào cũng có một chiếc cung uốn bằng mây. Vào khoảng đứng bóng, nhìn xuyên qua bầu trời thấy nhiều vệt sáng từ dãy đảo nhấp nhô trên mặt biển giăng qua giăng lại như cung cầu vồng. Phút chốc từ trong vệt sáng tách ra những dấu chấm sóng đôi từng cặp. Rồi từ chiếc cung mây trên cột buồm xuất hiện hai con két màu lam, mỏ đỏ đứng giao cánh, mắt chớp chớp. Người làng tôi gọi đó là két đảo. Tết đến két đảo bay đan dệt trên mặt biển, rồi đậu trên cây cột buồm để cho điềm lành đến với mọi người.
    Năm ấy, tôi lên tám tuổi, nghe bà cụ Roong người gốc Chiêm tu trong chùa Cát kể chuyện về két đảo.
    Ngày xưa chỉ có két núi sống theo bầy ở tận núi cao. Xưa lắm, có nàng công chúa con vua Chiêm nuôi một bầy két núi. Két núi hót líu lo bên cạnh công chúa.
    Vào một năm, bất ngờ giặc Chân lạp tiến công giết chết vua Chiêm và phò mã, rồi bắt ép công chúa lấy một tên tướng giặc. Công chúa đau đớn giả câm khóc bên mộ chồng. Bầy két luôn ở bên công chúa cất những tiếng hót buồn thê thảm. Biết không thể nào dụ dỗ, mua chuộc được công chúa, tên tướng giặc bắt hết bầy két cắt cánh thả vào lửa.
    May sao có một đôi két trốn trong túi áo công chúa. Biết mình không thể sống, công chúa mở túi, đôi két cất cánh bay bổng hướng ra biển để sinh sôi nảy nở thành họ két đảo tận ngoài khơi.
    Từ đó, cứ độ tết, két đảo bay vào chùa cát quây quần bên bà cụ Roong. Thường mỗi năm một hai đôi két đảo để cho bà cụ Roong bắt đem bán lấy tiền. Bà cụ Roong biết những đôi két này không thể chết, không thể xa bà, nên bà vẫn cứ đan ***g nhốt két, bán cho người trên đồng.
    Năm đó, chú Sáu trên đồng về thăm ba má tôi, rồi rủ tôi đi xem chợ Tết. Gặp bà cụ Roong, chú Sáu hỏi mua một con két để treo chơi Tết. Bà cụ Roong để ngửa bàn tay vào ***g. Một con két bước lên bàn tay bà cụ, trông nó thật buồn. Bỗng hai con két cùng lúc cất lên tiếng kêu két... két...
    Tôi theo chú Sáu về đồng. Đến nhà, chú Sáu treo ***g két lên cành cây ổi. Chú quấn vào chân két một vòng dây thép rồi trở vào nhà. Đến khi trở ra, chú bỗng kêu lên:
    - Con két đâu rồi?
    Mấy thanh đang bằng dây mây đã bị mỏ két xé vụn và bẽ gãy từ lúc nào. Tôi nhìn lên ngọn cây ổi, thấy con két đứng nghiêng mắt nhìn ra bầu trời. Lát sau con két vụt bay vào khoảng không.
    Năm ngày sau, chú Sáu tôi quyết định mua con két khác để chơi Tết. Ra đầu ngõ chợ vẫn bà cụ Roong ngồi bên chiếc ***g.
    Chú Sáu nhìn vào ***g thấy bốn con két đứng giao mỏ im lặng. Chú xem đi xem lại, rồi bất ngờ "ủa" một tiếng. Chú Sáu lại nhìn bà cụ nghi ngờ. Bà cụ Roong nhìn lại chú Sáu, giọng bà trầm trầm.
    - Con két của chú đó. Tôi biết thế nào chú cũng trở lại đây mà.
    Chú Sáu ngạc nhiên.
    - Sao lại thế hở cụ?
    Bà cụ Roong giọng buồn buồn:
    - Két đảo sống có đôi, bắt một con đi sao được.
    Chú Sáu chưa hết nghi ngờ:
    - Lần này cháu mua một con nữa:
    Bàn tay bà cụ thật khéo léo mở chiếc vòng thép trong chân con két ra, rồi quấn hai chiếc vòng bằng một thứ rễ cây màu lam vào chân hai con két. Bà cụ nói:
    - Hai chiếc vòng rễ cây này để chúng luôn sống bên nhau, chú mua thì cứ mua nhưng rồi hai đứa nó lại trở về quê đảo của nó thôi.
    Bà cụ bắt hai con két đứng trên hai vai chú Sáu, rồi mím môi hà hơi vào hai chiếc mỏ két. Hình như hai con két hiểu, đầu gật gật.
    Một năm sau, cũng đúng vào độ Tết, chú Sáu về làng Cọp Râu Trắng báo cho ba má tôi biết đôi két đảo đã bay đi đúng như lời bà cụ Roong đã nói trước.
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đôi rắn thần từ biển vào
    Cá ông hình khoang tàu vào làng biển Cọp Râu Trắng để chết. Dân làng liệm cá Ông tuần trước thì tuần sau trên nắp áo quan bằng đá người ta thấy dấu những khoanh tròn to. Các cụ nói đó là dấu vết của đôi rắn sống lâu năm mới to nhường ấy. Nhưng rắn từ đâu vào thì dân làng chưa rõ.
    Một hôm, vào nửa đêm bỗng sóng biển réo ầm ầm, sấm vang chớp giật. Trong ánh chớp, bà con thấy từ ngoài biển xuất hiện một đôi rắn cứ cuốn theo những đợt sóng cuộn xô vào bãi. Đôi rắn nằm ngang cửa biển. Một già làng đứng giữa sân đình nói cho bà con biết rắn này là rắn thần tùy tướng của Cá Ông.
    Tuần trước rắn vào lăng Cá Ông rồi đi ra biển, chắc là làng chúng ta có sơ suất điều gì với cái chết của ngài, cho nên đêm nay rắn thần mới giận dữ như vậy. Rồi già làng kêu gọi ai là người dám ra cửa biển để xin rắn thần giảm cơn thịnh nộ.
    Cũng có người nhận ra đi. Nhưng đi được nửa chừng quay trở lại vì ngoài cửa biển sóng càng cuốn mạnh. Giữa lúc mọi người phân vân một bà cụ nhận ra đi. Đó là bà Roong ở chùa Cát. Bà vừa đến kịp để ra gặp đôi rắn thần đang ngẩng cổ cao bằng ngọn cây cốc.
    Trong này bà con hồi hộp lo âu. Một lát sau, bà trở vào, sau lưng sóng vẫn nổi lên cuồng cuộn. Bà Roong cho biết, rắn thần vẫn giận dữ. Bà bảo dân làng vào lăng coi lại Đức Ngài trong quan ra sao, chừng ấy rắn thần sẽ nguôi giận.
    Mấy già làng đốt đuốt dầu cá, nậy nắp quan Cá Ông lên, nhưng vẫn không nậy nổi. Bà Roong được phép vào liền nhẹ nhàng nâng tấm đá lên, làm ai nấy cũng ngạc nhiên. Xem kỹ bộ xương Cá Ông thì thấy mười hai răng hàm ngoài đã mất một chiếc. Răng của ngài là răng ngọc.
    Bà Roong trở ra ngoài cửa biển để gặp lại rắn thần. Không biết bà Roong nói gì mà biển bỗng lặng, gió bỗng im. Mới đó, đôi rắn thần đã cuốn sóng trở ra biển.
    Suốt một tuần, làng biển được mùa cá chuồn. Lăng thờ Cá Ông được trùng tu, sửa soạn để tế lẫ truy tìm kẻ trộm răng của Đức Ngài. trong những ngày ấy, dân làng Cọp Râu Trắng đêm đêm vẫn nghe ngoài xa cát chạy, gió bay/
    Có người hé cửa ra nhìn thấy đôi rắn thần trong hào quang lấp loáng. Sáng ra, vào lăng Ông thấy dấu rắn thần khoanh tròn nằn trên nắp áo quan. Nhiều người đoán đôi rắn thầm đêm đêm vẫn vào canh giữ Đức Ngài Cá Ông. Nhiều già làng lo lắng đến ngày tế lễ vẫn không tìm ra kẻ trộm răng Cá Ông thì Đức Ngài sẽ quở và dân làng sẽ không ăn nên làm ra được. Ai nấy đều chờ đợi ngày tế lễ với tâm trạng lo âu.
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Con vện hào hùng
    Một già làng kể:
    Năm đó, ông có chuyến lên Cà Lố vùng núi cao để tìm loại gỗ sao làm cột buồm. Lúc trở về, ông mang theo một con chó con, ông đặt tên là Vện. Con Vện, ông xin của một già làng núi. Lúc đưa con Vện đi, già làng dặn, chó ở núi mà được vện rằng là quí lắm, nó đánh hơi rất thính.
    Trên đường về làng, ông để con Vện trong túi đeo bên hông. Đến khúc núi nào, nghe con Vện khịt khịt mũi hai tiếng thì ngay sau đó xuất hiện một bầy chồn, bầy sóc. Đến đoạn rừng khác, con Vện khịt mũi liên hồi là phải đề phòng thú dữ. Nhờ dặn trước nên ông biết cách tránh lúc đi đường.
    Về đến nhà, ông tìm một chỗ dưới gầm ván cho con Vện nằm. Điều lạ, vừa bước chân vào làng, con Vện hắt hơi dữ lắm. Đến khi vô là nó ngửi, rồi sủa thành tiếng. Có vật nó sủa một tiếng; Có vật nó sủa hai tiếng, ba tiếng. Cũng có vật nó sủa đến chín mười tiếng. Cách mấy ngày sau, ông đem những vật đó ra để thử Vện, quả nhiên vật gì trước đây nó sủa bao nhiêu tiếng thì giờ nó cũng sủa y như vậy.
    Một sáng thức dậy, cả nhà không thấy Vện đâu. Tìm khắp nơi đều không thấy. Lúc đầu ai cũng thương tiếc nó, nhưng lâu dần cũng quên đi. Sau bốn tháng. Một hôm ông ra cồn, vào bụi dứa gai để chặt rễ làm dây buộc neo, bỗng thấy con Vệ nằm trong ổ với mấy con rái cá. Vừa thấy ông, con Vện vẫy đuôi mừng, quấn lấy ông, rồi chạy theo một mạch xuống mé biển.
    Con Vện bơi ra biển vùng vẫy, rồi chạy thẳng vào ổ rái cá. Nó hít ngửi từng con rái cá rồi sủa ăng ẳng để từ giả nơi nó đã sống bốn tháng qua. Con Vện ngữi đường đi trước, ông đi sau về đến nhà. Từ ấy thuyền của ông ra biển đều có Vện đi theo. Trên thuyền bao giờ con Vện cũng ngồi trước mũi, mõm ngóng về phía trước ngửi bắt hơi.
    Chuyến ra biển thứ nhất của nó, con Vên nhìn về phía trước sủa hai tiếng một. Luồng cá ấy đoàn thuyền làng đánh trúng to. Chuyến thứ hai ra biển, con Vện sủa ba tiếng, đoàn thuyền đánh trúng mẻ cá nục đầy ắp.
    Chuyến thứ ba, thứ tư, con Vện lúc sủa ở phía trước mũi, lúc sủa ở hai bên mạn cứ năm tiếng một, đoàn thuyền thu được luồng cá trích, luồng cá hồng. Tứ đấy con Vện trở thành điềm báo từng luồng cá, mùa cá cho các đoàn thuyền làng Cọp Râu Trắng.
    Năm ấy sắp động biển, thuyền làng ra biểm làm chuyền cá vét cuối vụ. Con Vện vẫn theo đoàn thuyền ra khơi. Nó ngồi trước mũi để bắt hướng cá. Thuyền giặng lưới theo hình vòng cung. Lúc kéo lưới lên tay người nào cũng thấy nặng.
    Con Vện sủa từng tiếng một. Đoán là bầy đú (rùa biển) níu lưới ở dưới đát, ông lao xuống biển để gỡ lưới. Giữa lúc mọi người nhìn theo già làng, thì con Vện chạy bươn về phía lái sủa liên hồi. Biết có chuyện không lành, mọi người quay lại thấy một con cá mập từ xa phóng tới chỗ già làng đang lặn.
    Ai cũng thấy mạng sống của già làng chỉ còn trong gang tấc. Bỗng nhiên một tiếng "ùm", nước văng lên sạp thuyền. Con Vện đã ở trước mũi và bơi vòng để nhử con cá mập đuổi theo mình. Nó vừa bơi vừa sủa làm con cá mập phóng chậm lại. Nhờ thế, mà già làng kịp bơi đến thuyền.
    Lúc này ở dưới biển, con mập đã xáp tới. Con Vện vừa sủa vừa quầng với con mập. Máu con Vện loang đỏ càng làm cho con mập say mồi. Tiếng con Vện yếu dần, chiếc thuyền cũng vừa bơi tới. Nhưng không kịp nửa rồi... Con Vện được mọi người kéo lên, con mập vẫn còn chờn vờn bên mạn thuyền.
    Con Vện nằm trên sạp, hai chân sau cụt mất. Mắt nó nhìn già làng, rên ư ử. Già làng ngồi phục xuống, hai tay ôm lấy Vện gọi to thê thiết:
    - Vện ơi, Vện cứu sống ta, ta chịu ơn Vện suốt đời.
    Hai mắt Vện chớp chớp lần cuối rồi nó thả một hơi thở nhẹ. Tiếng già làng và mọi người khóc trong tiếng biển trở động.
    Con Vện được làng chôn dưới gốc cây cốc. Một chiếc bình vôi trong đó có nằm lông Vện. Mỗi lần có ai nhắc đến chuyện Vện, ông già làng chủ của Vện nói:
    - Con Vện có tình, có nghĩa và hào hùng của tôi. Tôi sống được đến đâu chịu ơn Vện đến đó...
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chàng trai mò ngọc trai
    Ngọc trai hình thành từ máu. Máu Cá Ông làm vãy, trong vảy Cá Ông có máu, một thứ máu tinh khiết, linh thiêng.
    Ngày ngọc trai vừa tượng hình, nơi nào nước hư, biển không sạch là ngọc trai bỏ ra đi... Truyền thuyết ở làng biển nói thế.
    Sau cái đêm chàng trai có khuôn mặt ngọc cho bà con biết đầm Rô có ngọc, bỗng có kẻ trộm từ bên kia làng Quỉ Đen nửa đêm kéo qua, giăng lưới, quăng chài, cướp ngọc. Thế là ngọc "máu Cá Ông" bỏ đi ra biển vì đầm Rô bọn quỉ làm hư nước, hư sóng. Ngọc đi rồi, nhưng ánh sáng ngọc vẫn ở trong mắt chàng trai.
    Một hôm chàng trai theo thuyền ra biển, ánh sáng từ đáy biển rọi lên chàng. ánh sáng từ đáy biển gặp ánh sáng ngọc trong mắt chàng khiến chàng nhìn thấy một thế giới ngọc trai bày ra lấp lánh cả một vùng biển. Chàng trai xin già làng cho mình xuống biển tìm ngọc.
    Già làng không có ánh sáng ngọc trong mắt nên không tin, không muốn cho chàng xuống biển. Thấy chàng trai quyết tâm các già làng đành chấp thuận.
    Các già làng trao cho chàng trai chiếc áo đẹp cắt ra từ buồm để chàng trai mặc vào phòng chống chất độc ngọc trai. Chàng lặn xuống vừa chạm đất, bỗng trăm ngàn đàn sứa phun bọt vào mình.
    Chàng trai bơi lách giữa đàn sứa đội ô khi tàn, khi chụm. Chàng trai bơi vào đàn tôm tít thì đụng phải tôm ruốc đang phóng gai nhọn như kim. Chàng đã thấy từ phía xa những lâu đài san hô, lâu đài ốc, và những ánh mắt ngọc trai khép mở đón ánh nắng mặt trời trên cao... Chàng trai vội bơi vút đi từ phía sau, những con mực khổng lồ vươn vòi chực trói nhưng trói sao nổi khi ánh sáng ngọc từ trong mắt chàng trai rọi tới.
    Trước mặt chàng trai là một lâu đài. Vừa tới gần, thình lình trăm ngàn luồng nước đỏ như máu phun tới tấp vào chàng. Chàng nhìn rõ những con ngọc non lượn vòng nhả ánh sáng. Còn ngọc già không tiếc gì máu bắn xiên vào kẻ lạ. Màu huyết ngọc làm chàng trai lảo đảo... Chàng trai kịp lặn xuống biển lấy hơi thở đất rồi luồn dưới tầm phóng của ngọc.
    Trùm kín áo đệm và hơi đất làm chàng thấy khỏe thêm. Giờ chàng trai chỉ còn vói tay là chạm vào ngọc. Ngọc đủ hình đủ dạng hao hao như bông hoa biển. Đến gần, những con ngọc khéo hết miệng, nhưng màu ánh sáng chung quanh ngọc vẫn phát ra. Đấy là thứ ánh sáng chúng được ngậm của rạng đông, của hoàng hôn và giửa trưa chói chang nắng.
    Chàng trai bơi đến gần từng con khi miệng nó đã ngậm kín. Chàng dùng tay gỡ, nhưng ngọc vẫn không hở miệng. Cuối cùng chàng rọi ánh sáng mắt vào, đó là thứ ánh sáng ngọc, làm con ngọc nào cũng từ từ mở ra sáng lấp lánh. Chàng trai đưa miệng sát vào miệng ngọc hút thật mạnh, chàng nghe từng viên ngọc nằm gọn trong miệng, lưỡi thấy mát, cả người chàng tỏa rạng ngọc.
    Ngậm được ngọc, chàng trai cảm thấy người nhẹ lâng lâng tưởng như có thể bay được. Chàng rẽ nước bằng hai bàn tay, không hiểu sao những đàn tôm tít, tôm ruốc, mực khổng lồ lại tránh xa chàng.
    Vừa lên khỏi mặt nước, chàng nghe nhiều tiếng kêu của già làng:
    - Nhìn kìa, người anh ta tỏa sáng.
    - ánh sáng ngọc đấy.
    Chàng trai nhả những viên ngọc ra. ánh sáng ngọc chói ngời. Viên ngọc lăn trong bàn tay người tỏa sáng. Nhiều tiếng nói cất lên sung sướng:
    - Ngọc đã về làng Cọp Râu Trắng rồi...
    - Ngọc đã về làng Cọp Râu Trắng...
    Từ đấy chàng trai được dân làng tôn xưng là Tài Ngọc đứng trong hàng các vị "Tài" có thẻ đặt trên các bệ thờ đình làng Cọp Râu Trắng.
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Kẻ trộm răng cá ông
    Mất răng cá Ông là mất thiêng liêng, mất hồn làng, mất mùa làm ăn, mất điều tốt lành của người làng Cọp Râu Trắng. Vậy mà, làng Cọp Râu Trắng mất răng Cá Ông.
    Kẻ trộm không dễ gì lấy được răng Cá Ông, vì phải qua hai lần cửa lăng thờ, dấu chân sẽ in lớp vôi trải dày sàn lăng, và nắp áo quan là một tấm đá nặng, Vậy mà răng Cá Ông bị mất. Lạ nhấ, răng mất nhưng hai lần cửa vẫn đóng kín, lớp vôi không có một dấu gì để lại, tấm ván đá vẫn đậy kỹ hơn bưng, không dễ gì tìm ra kẻ trộm.
    Không khéo răng Cá Ông còn bị mất nữa. Bà Roong cho rằng kẻ trộm răng Cá Ông vừa có đôi cánh bay, vừa có sức mạnh. Và nó ở xa làng Cọp Râu Trắng. Nhiều già làng nhận ý kiến bà Roong là đúng. Và làng Cọp Râu Trắng giao cho bà làm chủ lễ tế, vì tin rằng bà Roong đã biết những điều huyền bí tất sẽ biết kẻ trộm là ai.
    Bà Roong im lặng nhận việc làng giao, nên nhiều người tin bà sẽ làm được.
    Sau đó bà nói cho làng biết, bà đã biết điều huyền bí.
    Một đêm không trăng sao. Hết giờ đọc kinh, vừa đặt lưng xuống nằm bà Roong bỗng nghe ngoài vườn xung quanh chùa Cát rung ào ào như bão. Bà lắng nghe có tiếng kêu lạ lùng từ trên các ngọn cây cao. Tiếp đến tiếng vỗ cánh cùng những luồng chớp đen kéo dài trên trời, rồi mất hút.
    Độ giờ sau, luồng đen trở lại vỗ cánh như gió dậy làm oằn các ngọn cây vườn chùa. Trên các ngọn cây phát ra tiếng rúc, tiếng rầm rì, rất lạ. Thoáng chốc luồng đen rào rào bay ra hướng biển. Bà Roong lên đồi cát sau chùa nhìn theo luồng đen thì thấy một ngọn đảo xa mờ vần vụ đốm sáng thật quái dị. Bà Roong phần nào biết được hướng bay đến, hướng bay về của luồng đen kia.
    Khi Bà Roong trở vào chùa ngang qua một chòm cây nghiêng ngả có tiếng thở phò phò như tiếng con vật khổng lồ đang ngáy. Bà vạch lá thấy một con vật đầu gục xuống tận chân, dáng to lớn đồ sộ ước bằng một đức bé lên mười. Con vật ngủ say như chết. Bà Roong dùng dây trối lôi đi, nó mới hay. Con vật ngẫng lên, chao ôi mặt nó to bằng cái nói, hai mắt lóe như ngọn đuốc. Thế là bà hiểu ea...
    Đêm ấy trong buổi tế lễ, bà Roong mặc chiếc áo dài màu nâu theo kiểu người Chiêm, tóc buông xõa, một chiếc khăn đỏ trùm kín mặt. Sau hồi trống đổ dài, sau tuồn hương thắp lần thứ nhất thì từ trên nóc lăng thờ đôi rắn thần bò xuống. Bà Roong cầm nén hương chỉ chỗ, đôi rắn thần liền khoanh tròn hai chiếc ghế, đầu ngẩng cao, hai mắt tròn như hai quả trứng gà.
    Mười hai cây đuốc dầu cá thắp sáng. Tất cả im lặng trang nghiêm.
    Giọng bà Roong trầm trầm từ trong lớp khăn trùm kín vọng ra. Bà nói:
    Hôm nay lễ tế rắn thần nhận ra kẻ trộm răng cá Ông.
    Nói xong, bà Roong bước xuống chiêc ghế lệnh cho các Tài đi ra. lát sau các Tài khiêng vào một con vật. Tiếng bà Roong thét lớn:
    - Con vật kia ngẩng mặt lên!
    Con vật lập tức làm theo. Mọi người ồ cả lên:
    - Con cú mr2o biển
    Bà Roong thắp tuần hương, quay vào đôi rắn thần.
    - Xin hai ngài cho biết, có phải kẻ trộm răng Cá Ông là con cú mèo biển này không?
    Bà Roong vừa dứt lời, đôi rắn thần bung ra, đập đuôi ba cái, rối phóng lên nóc lăng trong tiếng đổ hồi dài của người hai chiếc trống lễ.
    Mọi người vây lại bên con cú mèo biển. Một già làng cho biết, loại cú này da thịt cứng như sắt, sức chở hàng trăm cây bay qua biển. Nó chuyên sống trên các đảo hoang, bay từng đàn trong đêm tìm các Cá Ông chết lâu ngày ngoài đảo. Đêm đó, cả làng ai cũng hồ hởi vì đã bắt được kẻ trộm răng Cá Ông.
    Đôi rắn thần không còn bay lượn làm sóng to gió lớn nữa. Biểm êm ả và dâng làng lại dong thuyền ra khơi. Nhưng ai cũng biết rằng nhiệm vụ của dân làng còn nặng nề vì còn phải lấy răng của Đức Ngài về...
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Người câu mực
    Ngày tế thần ốc năm ấy, ông ngoại tôi mới chín tuổi. Ông được nghe một già làng kể.
    Vào một buổi trưa, trời cao, mây xanh, gió nhẹ. Làng biển êm như ru, mát như quạt hầu.
    Làng Cọp Râu Trắng chuẩn bị vào hội lễ, bỗng nhiên thấy ngoài kia một vùng nước biển đen đặc. Ai cũng hốt hoảng cho là điềm gở. Liền sau đó, trời đang nắng, vậy mà sương mù từ vùng nước đen bốc lên nghi ngút một màu đen đặc.
    Không thể đứng nhìn cảnh tượng kỳ quái này, một cụ già râu trắng như cước đi ra bãi biển, chèo chiếc thuyền nan xông vào giữa đám sương mù đen. Một lát sau, cụ già trở về, mở bàn tay cho cả làng thấy nước biển đen, sương mù đen đều có chất mực.
    Theo cụ già, đây là loại cá mực nhả ra cái chất mực có thể làm dậy sóng, làm dậy lên sương mù. Nếu không phá được cái chất mực này thì không thể làm ăn gì được trên mặt biển.
    Ngày hôm đó cụ già sửa soạn cho mình móc câu, đôi kính lặn, một con dao bén cho chuyến đi. Đến giờ, cụ già bước chân lên thuyền. Làng biển tiễn đưa một lễ tế sống cụ. Mới đó, thuyền cụ già mất hút trong đám sương mù đen.
    Từ lúc mặt trời đứng bóng cho đến nắng xế ngoài biển không nghe thấy động tĩnh gì. Thình lình có người kêu lên:
    - Kìa, sương mù đen đã tan, mặt biển xanh lại...
    Dứt tiếng kêu, bóng chiếc thuyền cụ già chậm rãi trôi vào bờ. Trên chiếc thuyền nhiều con cá mực nằm thở, râu dài đến sải tay quấn lấy nhau. Bà con làng Cọp Râu Trắng mừng vui chạy đến ôm lấy cụ già.
    Cụ già trầm tĩnh kễ. Trong đám sương mù đen từ nước biển phả lên, mùi mực tanh lộn ruột, sương mù cũng tanh làm mắt người không nhìn thấy gì. Cụ liền thả móc câu xuống rà xem, nghe lưỡi câu động tức là gặp mực. Và cứ thế, cụ xoay chiều dây thả, móc câu thì cứ nhắp lên nhắp xuống sao cho móc trúng túi mực. Khi dính câu, túi bị bể ra, mực không đủ sức phun, chỉ còn quẫy thôi.
    Nhưng lúc cá mực quẫy, cụ già phải cố tránh những tay mực quăng lên trói mình. Tay mực là vô số râu dài tua tủa và chắc khỏe như những dây gai mây. Cũng may vụ mang theo dao, chiếc dao chém vào tay mực như chém màng lưới, thật lợi hại.
    Nghe động ở chỗ này thì ở chỗ khác mực tới tấp quăng tay ra, túi mở, chúng vây thành vòng tròn. Móc câu trúng tức là phá được túi mực. Mực hết, cá mực không còn khả năng tự vệ. Con vật nào cũng có chỗ mạnh của nó để tấn công và tự vệ, màu đen và mùi tanh là vũ khí của mực. Túi bị bể, tay bị chặt, trận đồ màu đen bị phá, thế là cá mực thất thế.
    Sau cuộc "phá trận" của cụ già, làng Cọp Râu Trắng có truyền thuyết về con quỉ mực đen. Cũng từ đó, làng thêm một nghề, đó là nghề câu mực.
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Bà Roong vào hang cú mèo biển.
    Đêm ấy thuyền bà Roong qua biển cập vào chân đảo. Đảo cao chớn chở không có đường lên. Con cú mèo biển trên cây cột buồm mắt như ngọn đèn rực sáng. Tiếng cú rúc từ trên đỉnh đảo vọng xuống nghe rờn rợn.
    Bà Roong nới lỏng dây buộc để ra hiệu cho con cú vỗ cánh bay. Bà Roong nắm chặt một đầu dây buộc từ đôi cánh của cú. Cứ thế Bà Roong được bay lư lửng lên tới đỉnh đảo.
    Trời gần sáng, bà bắt con cú sà vào một lùm cây bên gộp đá, rồi tự mình lần vào một hang lớn.
    Mùi trong hang nồng nặc làm bà Roong như nghẹt thở. Bà vừa kịp ngồi xuống một hòn đá, thì bỗng thấy chục con cú mèo biển bay áp vào trùm kín lấy bà. Bà Roong châm lửa đốt, bó nhanh vung tròn làm bầy cú bay giãn ra không dám áp tới nữa. Trong bóng tối chập choạng bà Roong thấy vô số cú trong nhiều ngách đá tròn mắt nhìn ra.
    Người ta sợ cú mèo biển không phải sợ cái mỏ quặp, mà sợ hai bàn chân lúc cú quắp. Bà Roong nghĩ vậy nên cẩn thận đi lên từng bặc đá trong hang. Bà Roong cũng biết mắt cú mở trừng trừng nhưng không thấy gì. Nó sợ nhất là khi chân nó chạm phải lửa, vì vậy mà bà cứ đi thẳng vào bầy cú và tay luôn dí bó nhang vào mấy ngách đá để tìm cho ra con cú mèo biển chúa. Thấy con nào bà cũng đưa bó nhang lên soi tận mặt để xem mỏ có ngậm răng Cá Ông không.
    Bà vừa nhác thấy một con cú đứng trên gộp đá cao nhất, hai mắt lim dim, mỏ ngậm vật gì giấu trong cánh. Lập tức bà Roong áp sát, một tay dí bó nhang vào hai bàn chân cú, cùng lúc bàn tay kia dí sát bó nhang đến tận mỏ để đón lấy răng Cá ông từ mồm con cú chúa nhả ra.
    Thấy mất chiếc răng, con cú chúa giẫy giụa, hét to như tiếng thú rừng làm âm vang cả hang sâu. Trời vừa sáng, từ ngoài cửa hang trăm ngàn cánh cú đập loạn xạ nhưng không bay được.
    Bà Roong buộc chiếc răng Cá ông vào cổ mình, vung tròn bó nhang đi thẳng ra cửa hang. Đứng trên gộp đá cao, bà Roong nhìn thấy chiếc thuyền có mười hai tay chèo của làng Cọp Râu Trắng đang giong buồm ra đón. Răng Cá Ông được làng đóng hộp sơn son tô vàng đặt lại vào trong chiếc áo quan của "Ngài".
    Ngày ấy, lễ cúng có múa Bá Trạo, có hội trống da cá nóc cùng với ngày lễ phong thần cho bà Roong. Cũng trong ngày lễ phong thần, bà Roong chậm rãi nói cho dân làng biết dòng họ người Chiêm của bà từ xa xưa đã từng vào hang bắt cú mèo rừng, và cả cú mèo biển thời chúng còn ở trên núi cao, rừng sâu.
    Sau ngày bà Roong đi vào hang cú mèo biển, làng Cọp Râu Trắng thôi không còn thấy mặt những tên trộm cú mèo biển từ đảo vào phá làng phá xóm nữa.

Chia sẻ trang này