1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Huyệt đạo quốc gia

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi anhoanp, 10/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Đề nghị bạn @anhoanp lấy bài viết từ đâu thì ghi rõ nguồn.
    Ngoại trừ 1 bài đầu tiên có nguồn từ Vietnamnet, mấy bài sau đều không có nguồn cụ thể.
    Bên cạnh đó bạn cũng cần nêu rõ bạn đang định nói về cái gì, bàn luận gì trên diễn đàn? Hay chỉ đơn thuần là cắt dán không chủ ý?
    Nếu định bàn luận về điều gì đề nghị bạn ghi rõ.
    Còn nếu chỉ là cắt dán, thì topic này nên nằm ở box "cùng đọc và suy ngẫm" sẽ hợp lý hơn.
  2. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    "Từ Tuy Hòa tới cao nguyên Đà Lạt là vùng đất nở rộng của Nam Trường Sơn, đất đỏ vì núi lửa cổ đại tạo ra, sông nông mạch ngắn. Suốt dọc Trường Sơn núi dốc thẳng phía biển, thoai thoải phía Lào, sông chẩy giữa thung lũng hẹp, nhiều thác, chảy ra biển Đông mà không có sông nào dài bắt vào Cửu Long. Xét về phong thủy là đất âm, độc khí, không có trường mạch, hùng khí của núi cao không đủ quân bình với đất hẹp và sông ngắn. Riêng miền Cao nguyên đất nở rộng, có thể ẩn tàng những đại địa như đất Tây Sơn mà Lê Quí Đôn đã nhận thấy khi vào trấn thủ Thuận Hóa (1775).
    Sau khí mạch Trường Sơn, đất nước lại mở ra một đại địa mới với trường giang Cửu Long làm chủ mạch. Sông Cửu Long dài 4180 cây số, là một trong những con sông dài nhất thế giới, chẩy qua Lào, Miên, Việt 2700 cây. Cùng với Hoàng Hà và Dương Tử Giang, sông Cửu cũng phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng, mang lại cho Đông dương một khí mạch tương dương với Trung Hoa. Điểm đặc biệt của dòng sông này là đổ ra biển theo hướng Đông Nam (giống sông Missippsippi của Hoa Kỳ), cung Thìn, tượng trưng là rồng, vì thế cổ nhân gọi là Long và Cửu là cực số thành tượng trưng mức tiến hóa cao tột huyền diệu (không có nghĩa là 9 cửa sông), Cửu Long từ xưa đã được nhìn bằng nhãn quan phong thủy mà đặt tên tất là trường mạch đầy khí lực của Đông Nam Á. Miền núi Tây Ninh (900 m) làm tay long, miền núi Thất Sơn làm tay hổ , tại hai nơi này chấn phát lên hai giáo phái lớn. Núi Tây Ninh đột ngột nổi lên giữa đất rộng phẳng, có khí thế giống Tản Viên, Tam Đảo, Núi Hùng ở miền Bắc, có thể là huyệt kết của tả ngạn Cửu Long.
    Đất Saigon Gia Định nằm giữa 4 con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông Saigon, Sông Đồng Nai, bốn dòng sông này chẩy ra biển Đông như một vòng cung từ Vũng Tầu tới Gò Công, là đất kết phát. Nhìn chung, ưu điểm phong thủy địa lý miền Nam là sông dài, rộng, đất phẳng, triển nở sinh lực, cây cỏ tươi nhuận, nên là đất lành ít tai ương binh lửa, gọi là Phật địa cũng không ngoa. Vì sông nước êm đềm, núi thấp, nên âm thịnh, vùng Gò Công (đất Giồng Sơn qui) đã là đất phát vương hậu triều Nguyễn.
    Nếu nhìn rộng lên đất Miên, thủ đô Nam Vang nằm chính giữa ngã tư hai dòng sông lớn hội về là sông Cửu, sông Bassac, phía Bắc có Biển Hổ mênh mông với đại điểm Angkor Thom, Angkor Vat ở tả ngạn, khí mạch ở đây lớn mạnh không thua kém miền Nam Việt Nam, lại có thể có huyệt kết tả long hữu hổ hai bờ Biển Hồ. Tuy vậy rặng núi cao nhất cũng chỉ tới 1200 m. như núi Voi gần Phú Quốc, Hà Tiên, nên khí thế không bằng đại địa quân bình âm dương Việt Trì Hồng Hà.
    Chính ở đại địa long mạch Cửu Long mà hai ngàn năm trước đã phát khởi lên cường quốc Phù Nam, là cường quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, lan rộng tới Lào, Quảng Nam về phương Bắc, bao cả miền Nam Việt Nam và Cao Miên bây giờ, lan sang Mã Lai ngày nay. Kế tiếp vương quốc Chân Lạp bành trướng lên tới Nam Chiếu, Hạ Lào, ngang ra biển Đông cũng là một vương quốc lớn mạnh một thời. Nền văn hóa Óc Eo, Angkor, mang dấu tích đế quốc Phù Nam, không thua sút văn hóa Trống Đồng của Việt Nam. Tuy Phù Nam suy tàn từ thế kỷ VI, Chân Lạp suy tàn từ thế kỷ XV, nhưng khí lực Cửu Long rất hùng viễn mạch trường thiên kỷ, nên đại địa này còn có chu kỳ hưng phát tương lai. So sánh với Đại Việt, cường quốc Phù Nam và Chân Lạp lúc thịnh thời có thể rộng lớn và qui phục nhiều tiểu quốc hơn. Đấy là nhờ khí lực long mạch Cửu Long đem lại.
  3. phamtuan83

    phamtuan83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chào anhoanp, xin cám ơn những thông tin quý giá của anh. Tôi cũng rất thích chủ đề này, xin hỏi anh có còn biết vị nào xem tử vi và phong thuỷ giỏi nữa không?
  4. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Bạn ở đâu?
    Bạn muốn biết mấy bác đấy có nhu cầu gì?
    Bác có thể làm thành viên của Câu lạc bộ Thư pháp của Viện Hán Nôm; Chỉ sợ bạn không đủ kiên nhẫn;
    Nếu có kiên nhẫn bạn sẽ được giải đáp các thắc mắc từ các cao nhân ở đó.

Chia sẻ trang này