1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hypocrisy and the so-called freedom of speech (Ngụy quân tử và cái được gọi là "Tự do ngôn luận")

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi dochanhvanly, 19/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoinien

    hanoinien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Thực lòng, tôi khá kiên nhẫn khi theo dõi 5 trang của topic này (cho đến giờ là 5 trang). Sau khi theo dõi, tôi có vài điều sau đây:
    - Mục đích của topic này là gì vậy?
    - Vanlydochanh muốn nói gì vậy?
    Không biết nó có mục đích rõ ràng nào không. Nhưng nếu nó có một mục đích thật thì phải chăng anh bạn này có vài điều muốn nói mà chưa đủ lý luận (hay ngôn từ ???) để nói cho rõ ràng điều mình muốn nói? Hoặc giả như vanlydochanh giỏi quá, muốn đưa người đọc vào một "trận bát quái ngôn ngữ" của mình để tuyên truyền một điều gì (?!). Liệu đây có phải là một sự ám thị dành cho người đọc ?
    HA HA HA !!! Vạn lý độc hành? Cũng chỉ là độc hành vạn lý thôi. HA HA HA !!!
  2. vladimirV

    vladimirV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến,có lẽ nếu thế thì tôi cũng là người kiên nhẫn,nhưng tôi nghĩ cần kiên nhẫn,cho dù hiểu rằng người ta muốn gì.Nếu không kiên nhẫn,chúng ta không thể cùng cọ sát ý kiến,ngõ hầu tự ta ngộ thêm những điều ta chưa rõ,và tin thêm vào những điều ta tin đúng.Theo quan niệm của tôi (cái này tôi cũng phải nghĩ một chút,không biết có nên không vì tôi thấy tự do cá nhân là điều tuyệt đối cần tôn trọng) cái chuyện ta độc hành hay không độc hành chủ yếu phụ thuộc vào ta.Nếu ta cứ cố thủ một cái định kiến của ta,thì đừng trách tại sao ta độc hành,mà thậm chí có nhiều người cùng với ta,cũng đừng chủ quan đó là đông đảo.Cái diễn đàn này có nhiều người tham gia thì cũng chỉ là số nhỏ nhoi so với bao người chưa có cơ hội nào để sắm máy vi tính.Mà trong cái chuyện họ nghèo,cũng có vài kẻ lấy đó làm cớ để om xòm những chuyện xa lạ lắm với họ. Vì vậy,cá nhân tôi không đặt vấn đề bác DHVL muốn nói gì.Tôi thấy việc trao đổi với bác ấy là có ích. Duy chỉ có điều tôi quả thấy bác ấy có lẽ có nhiều cái kiến thức về chữ nghĩa,nên nhiều khi khá mất thời gian để hiểu bác ấy muốn nói gì.Nhưng không sao,chữ nghĩa là vỏ bọc của tư duy mà.mà vỏ thì bao giờ cũng là vỏ mà thôi.
  3. quynho123

    quynho123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Xin phép các bác cho tôi bàn ngoài lề tý.
    Quả thật tôi rất khâm phục sự kiên nhẫn và những hiểu biết của bác VladimirV. Mặc dù có một vài điểm không đồng ý với bác lắm nhưng vẫn thấy những ý kiến của bác rất thú vị.
    À, còn về bác Dochanhvanly, trao đổi với bác ấy cũng là điều thú vị, mặc dù rất nhức đầu. Cái cách viết của bác ấy hơi lạ, nhiều khi cứ phải căng óc ra để đọc, như đánh đố vậy. Nhưng đó có lẽ cũng là một điểm khá hấp dẫn.
    Được quynho123 sửa chữa / chuyển vào 08:23 ngày 29/04/2004
  4. vladimirV

    vladimirV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước chưa thảo luận kỹ được với Kat về những chuyện không ổn (rất đúng) mà Kat đưa ra.Hôm nay cho nói thêm vài suy nghĩ:
    Trường hợp 1 : Cô bé đó không hiểu đã gặp tình huống cụ thể ra sao.Theo như tôi biết ở VN người Lào không có vấn đề gì chuyện đi lại.Trừ một trường hợp kha phức tạp là theo tập quán là chính vấn đề ma tuý ở Lào và ở Vn có các quan niệm rất khác nhau.Còn cô bé này bị rắc rối chắc là do nạn QUAN LIÊU HÀNH CHÍNH,một vấn đề rất chối ở VN.Do lười biếng,do quên,do luộm thuộm ..(ví dụ vậy),mà cứ hẹn người ta lên xuống nhiều lần,kể cả khi thực ra chẳng có ý đồ ngăn họ không vào VN.
    Trường hợp 2: Cái này cũng đau xót về mặt con người.Nhưng cũng phải xem xét một yếu tố nữa.Thời gian Sađam cầm quyền,tại Iraq có hàng vạn người VN lao động,chủ yếu trong ngành xây dựng.Một động tác cưu mang người di tản Iraq có thể khiến quan hệ ngoại giao căng thẳng vì VN tuy không thích thú gì cái chính sách của Saddam nhưng về mặt nhà nước thì không có chuyện gì,về quyền lợi thì phải nghĩ đến số người Việt đang lao động bên đó.(Cũng có trường hợp khác nếu xảy ra còn xót xa hơn mà vẫn phải chịu vì VN nói chung ở thế phải tránh các xung đột với các quốc gia khác,nói ví dụ ông Honnekke -không biết viết tiếng Anh có đúng thế không-của Đức).Mặt khác,VN cũng là nước nghèo,lo cho dân mình về công ăn việc làm và chỗ ở chưa xong.Theo tôi đáng trách hơn là người Úc.Họ không vướng vứu gì,họ giàu hơn,sao không thể cưu mang mấy người đó.
    Trường hợp 3: Vừa có tin trên mạng về tình hình Thái lan phía nam rất căng thẳng,hàng mấy chục người chết,như là trong chiến tranh.Nói chung vấn đề an ninh và giữ sự yên ổn là vấn đề có thật.Không phải người VN bịa ra đâu.Tôi có dịp dự SEA GAMES 22 ở Hà Nội,nói gì thì nói chứ các ông công an vất vả cực kỳ,họ lo cả cái chuyện nghe như viễn tưởng,nhưng trong trường hợp này,cái lo của họ là tốt,phải cảm ơn họ.
  5. hanoinien

    hanoinien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Bác nói hay lắm. Tôi vote bác 5 * nhé. :D

    Note: Don''t spam, pretty please! (Kat)
    Được katjusha sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 29/04/2004
  6. japonica

    japonica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Lại có thêm một bác VladimirV xuất hiện, topic này quả thực đã hấp dẫn hơn rất nhiều lần. Mong bác V tiếp tục ủng hộ ko chỉ trong topic này mà còn các topic khác trong box nữa. Em cảm ơn bác trước và xin vote cho bác 5* để bày tỏ lòng ngưỡng mộ.
    Về vấn đề chúng ta đang theo dõi, em xin phép được có một vài ý kiến của riêng mình:
    Một là: về chuyện nên đóng cửa hay mở cửa. Chuyện này em thực sự bị thuyết phục bởi bác Vladimir - người đưa ra những dẫn chứng cụ thể và khách quan, sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu.
    Bàn đến nó thì các bác nói em sai khi nhìn rặt từ phía dân. Phải rồi, ông lãnh đạo mới là người quyết định. Nhưng mà có phải ông ấy thích gì làm nấy đâu. Em ko dám bảo các bác leader nhà mình lấy dân làm gốc 100%, nhưng dân cũng quyết định nhiều đấy ạ. Ko phải là quyết định ý kiến, mà là leader phải xét trên các đặc tính cơ bản của dân ta để mà tìm ra giải pháp có lợi nhất. Cho đến nay, số lượng người ko-tỏ-ra (chứ ko phải là tỏ-ra-ko) hài lòng với chính phủ ko ít lắm, nhưng theo quan sát và phân tích của cá nhân em thấy rằng họ vẫn chấp nhận được. Đứa bạn em học bên trường Ngoại ngữ thấy em học nhiều lý luận quá, nó bảo rằng tại sao cứ hô hào những chiến đấu, hy sinh vì tổ quốc XHCN, vì lý tưởng ĐCS? Còn bác gọi nó là NGỤY QUÂN TỬ. Em nghĩ đơn giản là: những người theo chuyên ngành lý luận và tuyên truyền có thể nói những câu ấy, Đảng viên ĐCS có thể nghĩ những điều mang tính vĩ mô như thế, nhưng còn người làm kinh doanh, du lịch, quảng cáo, kỹ thuật? cái yêu cầu ?ocống hiến hy sinh vì tổ quốc? nó ko phải là nhiệm vụ hàng đầu. Chính phủ yêu cầu gì ở anh? Chẳng bắt anh phải nói Đ là cuộc sống của tôi? mà chỉ cần anh làm ăn lương thiện, ko phạm pháp, buôn lậu, trốn thuế, ko xì ke ma tuý? là anh đã vì Đảng vì dân rồi.
    Bác Vladimir đưa ra dẫn chứng tiêu biểu: ngày 30.4 đối với dân trong nước là dịp dân tình đi chơi, còn một số VK coi là ngày Quốc hận. Ngay trong dịp 7.5 này, với người dân bình thường, cái họ quan tâm là thời điểm này là thời điểm Du lịch Điện Biên, đơn giản như du lịch Sapa, như Festival Huế? Vậy thôi. Còn ý nghĩa, tầm vóc quốc tế? đó là chuyện quan tâm của giới báo chí, lịch sử, chính trị. Và các bác lãnh đạo cũng chả cố để bắt ai ra đường cũng phải bật ra cái câu: ?oVinh quang chiến dịch Đông Xuân!? đâu.
    Những điều trên đây, tóm lại em muốn nói là: Nhìn chung dân Việt Nam ko quá khắt khe, ko quan tâm nhiều tới chính trị (thế nào cũng xong, miễn là ta yên), dễ tha thứ (bác đọc mấy cái hồi ký của các ngài cựu chiến binh Mỹ là biết). Nhưng chính vì thế cũng dễ tin người. Nên việc đảm bảo một vùng an toàn là cần thiết.
    Đến đây, chắc bác DH sẽ nói: cái vùng an toàn đấy là ntn? Và tại sao lại có vùng an toàn, phải chăng các vị lãnh đạo ko dễ tha thứ, ko chịu khép lại qk? Như đã nói trên, người làm chính trị có cái là phải phụng sự cho lý tưởng ĐCS, cụ thể ở đây là phải phân tích và suy xét mọi vấn đề sâu sắc hơn thường dân, phải dự báo đựơc những biến động có thể xảy ra, những sự cố? để kiểm soát được tình thế trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bác nói đưa Việt Luận? vào nước ta? Cơ chế nào kiểm soát được? Ngay trên SVVN, Tuổi trẻ mấy lần trước còn có những cú faute, mà những tờ này đã là thuộc Hội sinh viên, Đoàn thanh niên? mà còn ko kiểm soát nổi. Ai dám mạo hiểm như thế? Đó là cái khó của lãnh đạo. Bác liều, một mình bác chết, lãnh đạo liều thì cả nước chết. Có đáng phải cân nhắc ko?
    Hai là: em muốn đề cập tới vấn đề thông tin trong công chúng. Tóm lại là dư luận. Ngay trong ngày hôm nay, trong buổi báo cáo Nghiên cứu khoa học tại khoa em có một đề tài về Sự cố thông tin (trong lĩnh vực PR). Phản biện có một câu hỏi: ?ocơ chế tin đồn? trong văn hoá làng xã trước đây có gì khác với trong thời đại hiện nay. Trả lời: văn hoá làng xã cho phép tin đồn được lan ra (theo cái kiểu cái lông của con gà mái ấy) nhưng trong phạm vi tưong đối hẹp (thường là trong một quần thể làng xã nhất định). Ngày nay, cơ chế tin đồn rộng rãi hơn rât nhiều lần chính nhờ sự tác động của truyền thông. Truyền thông có tác động đẩy nhanh và phát tán tin đồn ra rất rộng (phạm vi có thể là toàn cầu tuỳ vấn đề). Nhưng điều đáng lưu ý là: chính truyền thông khi được sử dụng hiệu quả cũng có khả năng dập tắt tin đồn nhanh nhất. Vậy đấy, vai trò của báo chí mới quan trọng làm sao. Vụ thông tin về ông đại sứ Việt Nam đi bắt trộm ngao với sự thật cũng nằm trong chính cái quy luật trên. Nó khác ở chỗ: những tờ báo mà bác DHVL có nhã ý mời vào VN có mục đích phát tán tin đồn. Còn những tờ báo uy tín thực sự, tôn trọng sự thật thì làm chức năng thứ hai: dập tắt tin đồn nhảm và đưa ra sự thật. Những tờ báo ấy, có ai cấm cản gì đâu? Vậy có nên đặt vấn đề về ?oHữu xạ tự nhiên hương? ko? Hay là đặt vấn đề Thế nào mới là báo chí khách quan chân thực? Báo chí đã ko khách quan chân thực thì đưa vào có khác nào lấy dao tự đâm vào bụng mình.
    Còn cái cuối cùng: bác DHVL có lối diễn đạt phức tạp và khó hiểu quá mức cần thiết. Chẳng biết có phải vì bác kém tiếng Việt hơn tiếng Anh ko? Em cũng hơi ngạc nhiên khi bác tự xưng là dân en gi nia ring (trong khi hôm trước chat chit thì bác bảo bác là dânkinh doanh?). Việc bác quan tâm tới tình hình chính trị thế này thật là đáng quý trong tình hình chung. Nhưng một lần nữa em đồng ý với nhiều người về vấn đề bác cần đúc tóm gọn lại những ý kiến bác muốn truyền tải. Hay là bác đang có chiến dịch ?otung hoả mù? để nhồi sọ một tư tưởng gì đấy vào đầu bọn em ?" cái tụi làm báo, cái bọn nắm trong tay thứ quyền lực rất lớn: điều chỉnh dư luận xã hội. Nói bác bỏ quá cho, em vốn tính đa nghi từ nhỏ do hồi bé hay nghe mục câu chuyện cảnh giác trên đài.
    Mấy ý kiến của em gọi là đóng góp cùng các bác, đặc biệt mong đuợc sự chỉ giáo của bác Vladimir và bác DHVL. Với tủôi đời non nớt và tầm nhìn chính trị còn hạn hẹp, sai sót gì các bác cứ dạy bảo để em có dịp mở mang tri thức. Em cũng chưa đi nước ngoài xoành xoạch như các bác để mà so sánh, nhìn nhận xem trời tây nó khác trời ta thế nào, cứ dựa trên những gì em biết (mà bác DH gọi là thông tin bị bưng bít gì gì đấy) mà nói thôi. Cái tội em tự nhận là láo lếu nói leo các cụ, và nói dài quá, nhưng em cũng thấy tuy mình có nói dài một tí nhưng còn có ý. Điều này chắc bác DHVL phải xem lại?
  7. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa đồng chí V.
    Trước tiên, độc mỗ muốn khẳng định: Từ Đồng chí, cho đến tận thời nay, chưa có từ nào có thể thay thế nó được đúng như ngữ nghĩa của nó. Người ta nói nào là đồng minh tây, đồng minh đông, đồng minh của những đồng minh chống chủ nghĩa khủng bố, thế nhưng đồng minh sẽ không bằng đồng chí ở điểm có nghĩa khí, có nghĩa là đồng minh sẽ bỏ chạy thục mạng nếu như bản thân đang bị hiểm nguy ví dụ như báo chí đưa tin Tây Ban Nha rút đơn phương quân trong các đồng minh khiến chú SAM phải vô cùng lo lắng...Mà thôi, nói nhiều đến e, sẽ bị cho là Spam, chỉ là muốn clarify cái từ đồng chí là một từ để tiện xưng hô mà thôi, mỗ vốn không làm được cái chuyện: Viết dài cả trang nhưng mãi không tìm đâu được một đại từ nhân xưng cũng như ai là chủ hoặc vị ngữ cả. Mỗ định trả lời cho đồng chí bên box Quang Trung nhưng mỗ chịu không có cách nào trả lời được, vì nếu trả lời thì không biết dùng gì để nói?
    Sở dĩ mỗ spam trong topic này tí là vì đồng chí cất khá nhiều công để bình luận riêng về cái nick của mỗ, độc hành. Ờ nhỉ, thế chẳng ra hoá ra khá hay khi nghe đồng chí phân tích về cái chữ Độc của mỗ ấy mà.
    Gởi đến Ngân Hoa: Mỗ nghĩ mỗ sẽ một ngày nào đó vào lớp của cô (cô sẽ không bao giờ biết được) để dẫn cô ăn kem và nhét một ít về cái gọi là thiết lập thêm hàng rào đa nghi để đề phòng và chống cái bọn hể động tới là phản.
    Thế cho trọn tình đồng chí!
    theheRATTre
    PS: Xin chỉ được gởi tới những ai gọi đúng tên của mỗ.
  8. vladimirV

    vladimirV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa đồng chí V.
    Trước tiên, độc mỗ muốn khẳng định: Từ Đồng chí, cho đến tận thời nay, chưa có từ nào có thể thay thế nó được đúng như ngữ nghĩa của nó. Người ta nói nào là đồng minh tây, đồng minh đông, đồng minh của những đồng minh chống chủ nghĩa khủng bố, thế nhưng đồng minh sẽ không bằng đồng chí ở điểm có nghĩa khí, có nghĩa là đồng minh sẽ bỏ chạy thục mạng nếu như bản thân đang bị hiểm nguy ví dụ như báo chí đưa tin Tây Ban Nha rút đơn phương quân trong các đồng minh khiến chú SAM phải vô cùng lo lắng...Mà thôi, nói nhiều đến e, sẽ bị cho là Spam, chỉ là muốn clarify cái từ đồng chí là một từ để tiện xưng hô mà thôi, mỗ vốn không làm được cái chuyện: Viết dài cả trang nhưng mãi không tìm đâu được một đại từ nhân xưng cũng như ai là chủ hoặc vị ngữ cả. Mỗ định trả lời cho đồng chí bên box Quang Trung nhưng mỗ chịu không có cách nào trả lời được, vì nếu trả lời thì không biết dùng gì để nói?
    Sở dĩ mỗ spam trong topic này tí là vì đồng chí cất khá nhiều công để bình luận riêng về cái nick của mỗ, độc hành. Ờ nhỉ, thế chẳng ra hoá ra khá hay khi nghe đồng chí phân tích về cái chữ Độc của mỗ ấy mà.
    Gởi đến Ngân Hoa: Mỗ nghĩ mỗ sẽ một ngày nào đó vào lớp của cô (cô sẽ không bao giờ biết được) để dẫn cô ăn kem và nhét một ít về cái gọi là thiết lập thêm hàng rào đa nghi để đề phòng và chống cái bọn hể động tới là phản.
    Thế cho trọn tình đồng chí!
    theheRATTre
    PS: Xin chỉ được gởi tới những ai gọi đúng tên của mỗ.
    [/quote]
    Thiết nghĩ,người ta chỉ có thể gọi đúng tên ai đó,khi bản thân người đó nói được rõ tính danh mình cho nó chính xác.Câu chuyện về các đại từ nhân xưng để tự gọi mình và gọi người khác trường hợp này là như vậy.
    Bởi DHVL không thấy đưa ra ý kiến gì thêm,ngoài mấy ý ngoài lề,nên tôi cũng tự cho mình vài phút thư dãn sau mấy ngày cùng đồng bào xả hơi bằng rượu làng Vân và bia hơi bằng vài câu chuyện ngoài lề liên quan tới cái từ ĐỒNG CHÍ,ĐỒNG MINH.
    Thực ra,cái chuyện người ta gọi mình là gì chưa hẳn đã quan trọng,nó xét cho cùng là vấn đề cảm giác.Mà cái cảm giác của tôi thì nó bắt nguồn từ một chuyện đã cách đây vài năm.Khi đó tại nơi tôi làm việc có một ông có vai vế một chút,nhưng lại mưu đồ leo cao thêm.Ông này sử dụng một anh chàng chuyên đi đâm bị thóc chọc bị gạo để gây hoả mù.Anh này có cái thói gặp ai cũng quàng vai bá cổ,một điều "chiến hữu",hai điều "anh em chúng ta" với lại "chúng mình".Đặc biệt là vào cái giờ nghỉ trưa,anh này hay mò đến chỗ người ta nằm nghỉ,mà chỉ mò đến chỗ cánh đàn ông thôi,tay thì cấu bẹo,giọng thì thân mật.mà anh con trai nào càng tốt mã,da dẻ hồng hào,thì anh ta càng sán tới.Nhưng với cả những người khác thì sự quàng vai bá cổ ấy,không ai anh ta lại không làm.Sự việc rồi cũng kết thúc bằng cách bản thân "Ông chủ" của anh ta có hôm cáu tiết quát vang lên trong phòng,thiên hạ nghe rõ cả: "Từ nay cái chuyện ĐỒNG MINH thì tao vẫn đồng mình với mày,nhưng bỏ cái trò động chạm vào người tao,tao cũng còn kinh,nữa là người khác !".
    Cũng chẳng vì thế mà chuyện này chấm dứt,bởi đa số mọi người,dầu khó chịu,nhưng vì lịch sự nên không nói gì,cố chịu đựng cái CẢM GIÁC ấy ,cách duy nhất là nói thác:"Tôi có việc với anh A,anh B bây giờ" để lảng đi.
    Bởi xét cho cùng,đó cũng chỉ là một cảm giác,mà khi đi làm việc,người ta đôi lúc phải chịu...
    Thôi bây giờ,xin phép DHVL,ngay bây giờ tôi phải đi nói chuyện với Japonica,bài của anh ấy khiến tôi có vài suy nghĩ..
  9. vladimirV

    vladimirV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Bạn Japonica thân mến.
    Bài viết của bạn khiến tôi thấy nội dung topic này đã đi vào đúng cái cần bàn-nếu dùng chữ của người khác,thì đó là cái QUÂN TỬ và NGUỴ QUÂN TỬ của người nói và viết,tức là người có dùng đến chữ nghĩa.
    Tôi chia sẻ với bạn một chuyện:
    Một lần,đang ở Mỹ,tôi nhận được điện thoại của một người viết cũng có tiếng tăm từ VN sang,hẹn gặp. Vì rằng lại đã có cuộc hẹn với anh em Việt sống bên đó,nên tôi "lôi" ông ta đi theo luôn.Dừng lại ở một cái phố buổi tối vắng lặng,đặc Mỹ,bước vào căn hộ thấy lọt vào thế giới tưởng như đang ở một căn hộ ở Miền Tây Nam bộ: Báo rải trên sàn,tiết canh,cháo lòng,rượu ngâm rắn..Hỏi mới biết các ông nhà mình tài thật,chạy xe ra tận ngoại thành,tiêm cho chú ỉ Mỹ một mũi,rồi cho chú vào cốp,chạy về.Không một tiếng éc mà vẫn có tiết canh đâu ra đấy.
    Câu chuyện trong mùi rượu và mùi tiết canh lòng lợn,cuối cùng dẫn đến một tâm sự được nói ra kể cũng gần như uất ức: Mọi người đồng loạt nói với ông bạn mới sang từ VN rằng: về thăm quê VN,phải chắt bóp đến từng đồng đô lẻ,vì sang đây công việc cũng chẳng ra sao.Ấy vậy mà mỗi lần về qua Hải quan ở Tân Sơn Nhất,thường xuyên có anh chàng hải quan cứ gây khó dễ,nhưng nếu kẹp vào 20 USD dúi tận tay thì rồi trôi xuôi.Cho nên cái cảm giác đầu tiên về với quê nhà thật là khổ sở.
    Ông nhà văn,nhà báo bạn tôi nghe chuyện thì đau khổ thực sự.Ông bỏ ăn,bỏ uống,gặng hỏi thằng đó nó tên gì,số hiệu gì.Ông chép số điện thoại của mình cho từng người để hẹn nếu về,ông đích thân ra sân bay đón để "đập cho thằng ấy một cái".Mọi chuyện đi đến chỗ tất cả mọi người bên "sạp" tiệc phải đồng thanh an ủi ông ấy: Thôi,bác đừng bực quá thế,tiết canh nguội hết,bọn em cũng thấy nó là chuyện nhỏ thôi,còn về nhà đều vui vẻ cả.Xét cho cùng thì hai mươi đô cũng chẳng đáng gì..vv,,
    Tuy nhiên,dẫu nguôi ngoai chút ít,ông bạn tôi vẫn làm đúng cái việc là hễ biết tin ai về là đi đón.và chúng tôi cũng có vài cuộc nhậu nữa,với tiết canh có kêu éc éc,ở bên VN.
    Nói thế đủ biết khi tất cả mọi người đều có tâm,thì những chuyện không vui có khi chỉ làm xích thêm lại,chứ không thành cái hố ngăn cách.
    vấn đề ở chỗ :Trong xã hội thì người ta ít có dịp trực tiếp ngồi nhậu với nhau.Đa số phải qua chữ nghĩa-tức là qua cái việc của những người viết,mà xét đoán.ta hãy tưởng tượng: chuyện tôi vừa kể có thể được một người cầm bút viết ra như thế này:
    " Chính phủ VN kêu gọi mọi người Việt xa xứ về VN để hiểu thêm các thay đổi ở quê nhà.Và họ nghe lời kêu gọi ấy mà trở về.Nhưng cái giang tay đón đợi đầu tiên là từ Hải quan VN.Hai mươi đô thì mới yên ổn mà qua cửa khẩu về thăm mẹ,bất kể món quà mọn anh mang về cho người thân có khi chỉ đáng giá 100 USD.Đây là chuyện có thật mà ..Anh A.Chị B,anh C,Bà D..từ các bang ABCD về nước nhất loạt kể lại cho chúng tôi.."Để thêm "Thâm hậu",người viết bồi thêm cái tít:
    20 USD-LỆ PHÍ CHO SỰ THAM GIA VÀO CHÍNH SÁCH HOÀ HỢP DÂN TỘC.
    Để thêm "lâm ly",người đó viết thêm :"Bây giờ món quà về cho mẹ ,vốn chẵn 100 đô,nay còn 80 đô,thôi thì thế cũng là quý,bởi tỷ lệ hoàn toàn có thể ngược lại thì các anh chị A,B,C,D cũng phải cắn răng mà thôi."
    Để thêm "gợi mở",người viết đó thêm vào:
    "Tôi cũng đã gặp những người còn hăng hái hơn trong việc đáp lại lời kêu gọi của Chính phủ VN:Họ chẳng những về,mà còn mang tiền đầu tư trong nước.Những người này mỉm cười tế nhị khi nghe chuyện 20 USD.Chắc chắn họ đã trải qua các "lệ phí" với tầm cỡ khác khi thực sự muốn góp đồng tiền thấm đẫm mồ hôi của họ vào công cuộc xây dựng đất nước".
    Và để thêm...là người làm báo,bạn chẳng lạ gì một vài vị có thể thêm thế nào.
    Cho nên,cũng là cầm bút,cũng là viết lên giấy,nhưng có thể làm cho nhân tâm xích lại gần,cũng có thể làm cho nhân tâm phân rẽ.Điều đó đang xảy ra hàng ngày.
    Chuyện tôi vừa nói là một giả dụ,nhưng nếu vài người tự thấy chân dung mình ở đó,quả rằng không phải lỗi tại tôi.
    Tuy nhiên,bức chân dung NGUỴ QUÂN TỬ còn phải thêm vài nét nữa,mà nếu Japonica có thời gian,chúng ta sẽ tiếp tục đề cập.
    Mong được bạn dành thời gian thảo luận.
    Được VladimirV sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 03/05/2004
    Được VladimirV sửa chữa / chuyển vào 21:49 ngày 03/05/2004
  10. vladimirV

    vladimirV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    CHÂN DUNG NGUỴ QUÂN TỬ TRONG LÀNG VIẾT VÀ NÓI (tiếp tục)
    Mặc dù chưa nghe được lời của Japonica,nhưng vì hiện có thời gian,tôi xin mạo muội bàn thêm xung quanh chủ đề đã nêu.
    Ai cũng biết có những bài viết thiên về THÔNG TIN,lại cũng có những bài viết thiên về LUẬN BÀN.Mà Luận bàn thì thường phải trên một cơ sở,một chính kiến,một nền tảng văn hoá và kiến thức nào đó,rồi vận dụng xem xét những sự vật ,sự việc.
    Con người ta hiếm hoi mới có cái gì mới,còn thường tiếp thu các suy nghĩ,tư duy của các bậc tiền nhân,rồi vận dụng và nếu như có thể thì có đôi chút phát triển thêm.Cho nên việc trích dẫn,việc dựa vào các nhà tư tưởng,nhà văn hoá từng để lại lời châu ý ngọc là điều hoàn toàn đúng đắn và là bình thường.
    Nhưng nếu như người viết cầu thị và có mục đích đúng đắn luôn luôn dựa vào những bậc ,những tên tuổi đáng trọng bởi tâm đắc thực sự,bởi mục đích làm rõ vấn đề,sự việc đang phải xem xét,Cũng có cách tiếp cận khác,thực ra dùng các trích dẫn,kể cả uy tín của học thuyết,tư tưởng đáng trọng làm cái bình phong để thực hiện những xuyên tạc bản chất sự việc theo con đường tắt.
    Câu chuyện tôi nêu sau đây chỉ là cách diễn đạt nhằm minh hoạ cho cái hiện tượng có thật kia trong các bài luận bàn được viết ra trên báo chí và các loại hình tương tợ.
    Có người đến gặp Khổng Tử mà nói: Tôi gặp hai học trò của Ngài,người thứ nhất khi giảng giải cho tôi một điều lại "Thày Khổng dạy.." hai điều lại "Thày Khổng đã dạy..".Nghe xong tôi thấy các việc cụ thể trong đời đều được sáng tỏ.
    Người thứ hai cũng như vậy,một điều Khổng,hai điều Khổng,nhưng cái mà cuối cùng người đó muốn tôi làm,tôi nghi rằng nếu Ngài quả thật dạy vậy thì làm sao được người đời ca tụng.
    Vậy tại sao cả hai đều núp bóng Thày mà người làm tôi sáng mắt,người làm tôi rối trí?
    Khổng Tử trả lời: Người thứ nhất không núp sau lưng ta,mà đứng lên vai ta để nhìn xa hơn,miêu tả rõ hơn cái CHÂN của vật,lại bóc ra được cái ĐẠO của vật.Ta làm thày,chỉ mong học trò coi ta làm cái đế mà đứng cao hơn để góp ý cho thiên hạ.
    Người thứ hai cũng không núp sau lưng ta,vì tuy ta cao chỉ bảy tám thước,nhưng kẻ đó cao chỉ quãng bằng 1/3 ta, lũn cũn dưới gấu áo ta,ta có gạt đi cũng không được,ta đành đắc tội với đời.
    Lại một hôm,Khổng Tử (hay bậc khác cũng thế thôi) đọc sách,đọc báo,vào Anh-téc-nét, thấy ngôn ngữ bây giờ khác quá,nhưng chuyện cũ vẫn lặp lại,cho nên cất lời than:
    Có người đứng trên học thuyết của ta,có kẻ lại nằm trên học thuyết của ta,mà cũng có kẻ ngồi xổm trên học thuyết của ta.Ta muốn mọi người đừng để ý đến chuyện tên ta có được nhắc không,mà chú tâm xem lời người ta LUẬN có mục đích gì,để cho đời tốt đẹp hơn hay là để cho đời rối tung lên.
    Vậy nên,Ngồi Xổm cũng là nét đặc trưng của họ Nguỵ,mỗi khi cần đến danh tiếng của người xưa để đạt được mục đích của mình qua con đường viết lách.

Chia sẻ trang này