1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

iem có ý kiến.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi a4cva, 09/08/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    iem có ý kiến.

    + về sự vận động giãn nở không ngừng của vũ trụ mà không giảm khi không có lực tác dụng và chịu sức hút của lực hấp dẫn giữa các thiên hà. Cái này có thể là do định luật của Newton chưa miêu tả đầy đủ đc quan hệ giữa lực tác động, gia tốc và vận tốc của vật. Lực tác động của Bigbang gây lên gia tốc và vận tốc cho các thiên hà di chuyển ra xa nhau, nhưng mà bây giờ vụ nổ đã kết thúc, lực tác động không còn, các thiên hà vẫn có vận tốc di chuyển, nhưng mà sẽ không có gia tốc để tăng thêm tốc độ và chịu lực hút hấp dẫn giữa các thiên hà với nhau và phải bị gia tốc giảm tốc độ và dừng dần rồi bị hút vào nhau. Nhưng mà thực tế quan sát được lại không phải như vậy mà các thiên hà vẫn đang gia tốc ra xa nhau hơn. Em có ý tưởng để giải thích như sau, không phải gia tốc sẽ giảm ngay khi mà ta dừng tác dụng lực, mà nó sẽ giảm từ từ, dù đã dừng tác dụng lực, và nó cũng có vận tốc và gia tốc giảm của riêng nó, đó là đạo hàm các cấp của nó. Và khi bị tác dụng lực, nó sẽ hấp thụ năng lượng không chỉ thể hiện ở động lượng cua nó mà còn lưu lại dưới dạng năng lượng khác lưu giữ bên trong như năng lượng đàn hồi, nội năng, nhiệt năng...khi mà hết bị lực tác động nữa, các dạng năng lượng được tích trữ không bền vững này tiếp tục được phát sinh thải ra ngoài để duy trì và giảm dần gia tốc cho vật đến hết thì thôi. Lúc đó năng lượng tích chữ hết, vật lại hết gia tốc và lại chịu lực hấp dẫn tác dụng và lại gia tốc di chuyển hút vào nhau. Em cam nhận thấy thế thôi, không biết có đúng khổng he.

    + Còn về sự tồn tại của hố đen, liệu khi bị hút vào nhau, các hạt có cùng điện tích sẽ có lực đẩy phát sinh rất mạnh, ngăn cản lực hút của lực hấp dẫn, vậy lực đẩy này có đủ lớn để ngăn chặn sự hình thành của hố đên không? liệu hố đen có thực sự tồn tại hay không? hay đó chỉ là trí tưởng tượng của mọi người??? Sao các hạt tích điện dương trong hạt nhân nguyên tử lại có thể ở gần nhau vậy mà không bị đẩy đi ra xa khỏi nhau nhi?
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Hãy mở trang Google và tìm cụm từ: "4 lực cơ bản của tự nhiên"!
  3. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    ý bạn này là lực hấp dẫn mạnh hơn lực đẩy của điện từ, điện tích nên nó vẫn hút nhau vào thành hố đen hả?
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Trong các loại tương tác mà bạn biết có vẻ còn thiếu một tương tác so với lý thuyết. Các proton không những tương tác hấp dẫn và tương tác điện từ với nhau, mà còn cả một loại tương tác rất mạnh khác nữa. Tìm hiểu thêm nhé!
  5. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Thực ra ngoài lực hấp dẫn, lực điện từ ra thì các loại lực khác chúng ta biết đến đều chỉ là lý thuyết và suy đoán chứ chưa được chứng minh, kiểm tra được, nên ko biết nó có thật sự tồn tại ko và bản chất của nó là ntn, ngay cả bản chất của lực hấp dẫn, điên từ là ntn, do đâu thì chúng ta cũng chưa biết được, nên có hố đen hay ko thì ko ai biết, đó cũng chỉ là lý thuyết phỏng đoán mà thôi, chưa đưọc kiểm chứng xác minh.
  6. keydangyeu

    keydangyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Lực quán tính có kiểm chứng và chứng minh rồi đó chứ bạn?!
    còn về hố đen thì đúng là hiện nay mới chỉ có phỏng đoán chứ chưa có kết luận chính xác về bản chất của nó là gì có lẽ chính vì vậy mà ng ta mới đặt tên cho nó là hố đen..
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Xin phép trích một đoạn:

    "Cái lõi trung tâm của thuyết tương đối tổng quát của Anhxtanh là cái gọi là nguyên lý tương đương.

    Nguyên lý tương đương không phải cái gì khác là sự khẳng định đáng ngạc nhiên rằng trọng lực và quán tính cũng thế cả thôi (Niutơn chắc hẳn, phải xem Anhxtanh là người mất trí). Điều đó không giản đơn là hiện tượng giống nhau. Trọng lực và quán tính là hai từ khác nhau đối với cùng một hiện tượng.

    Anhxtanh không phải là nhà bác học đầu tiên bị chinh phục bởi sự trùng hợp kỳ lạ giữa các hiện tượng trọng lực và quán tính. Chúng ta cũng hình dung rằng một quả đạn pháo và một quả cầu gỗ nhỏ rơi cùng một độ cao. Giả sử trọng lượng của quả đạn lớn gấp 100 lần quả cầu gỗ. Điều đó có nghĩa là trọng lực tác động vào quả đạn lớn gấp 100 lần lực tác động vào quả cầu gỗ. Dễ dàng hiểu nguyên do mà kẻ thù của Galilê đã không thể tin rằng các quả cầu này đều đạt tới trái đất cùng một lúc. Ngày nay, tất nhiên chúng ta đều biết rằng nếu bỏ qua lực cản của không khí thì các quả cầu sẽ rơi cùng nhau. Để giải thích hiện tượng này Niutơn phải giả thiết một điều gì đó rất táo bạo. Ở mức độ trọng lực kéo quả đạn xuống dưới thì quán tính của quả đạn và lực cản đã giữ nó lại. Trên thực tế trọng lực tác động vào quả đạn lớn gấp 100 lần so với tác động vào quả cầu gỗ, song lực quán tính giữ lại quả đạn cũng mạnh hơn đúng 100 lần.

    Các nhà vật lý thường diễn đạt điều đó bằng những lời lẽ khác. Trọng lực tác động vào đối tượng luôn luôn tỉ lệ với khối lượng quán tính của đối tượng đó. Nếu đối tượng A nặng gấp đôi đối tượng B, lực quán tính của nó cũng lớn gấp đôi. Cần có lực lớn gấp đôi để tăng tốc đối tượng A đạt tới vận tốc cuối cùng giống như của đối tượng B. Nếu không như vậy, thì các vật trọng lượng khác nhau hẳn sẽ rơi với các gia tốc khác nhau.

    Để dễ dàng hình dung ra một thế giới mà ở đó không có tính tỉ lệ giữa các lực này (lực quán tính và lực hấp dẫn). Và trên thực tế vào các thời kỳ từ Aristor đến Galilê, các nhà bác học đã hình dung ra một thế giới đúng như vậy! Chúng ta cảm thấy rất lạc quan trong một thế giới như vậy. Bị thay đổi điều kiện trong thang máy hạ xuống, nhưng lại dường như không cảm nhận là đang ở trong đó. Dù ở đó như thế nào chúng ta đều có hạnh phúc được sống trong một thế giới mà hai lực này tỷ lệ với nhau. Lần đầu tiên Galilê đã chứng minh điều đó. Các thí nghiệm chính xác cực kỳ khẳng định phát minh của Galilê đã được thực hiện khoảng năm 1900 bởi nhà vật lý - nam tước Hung Rolan Phon Etves. Việc kiểm tra toàn diện chính xác nhất cũng đã được thực hiên mấy năm sau đó bởi một nhóm nhà bác học thuộc trường Đại học Prinxton. Với độ chính xác mà họ có thể đạt được, khối lượng trọng trường (trọng lượng) luôn luôn tỷ lệ với khối lượng quán tính.

    Tất nhiên, Niutơn biết về mối quan hệ giữa trọng lực và quán tính: mối quan hệ buộc mọi vật đều rơi với gia tốc như nhau, nhưng ông đã không giải thích được. Đối với ông, mối quan hệ đã dường như là sự trùng lặp ngẫu nhiên. Do sự trùng hợp như vậy có thể lợi dụng quán tính bằng cách làm cho trường trọng lực (trọng trường) xuất hiện và biến mất. Ở chương đầu tiên đã đề cập đến trường trọng lực nhân tạo có thể tạo ra trong con tàu vũ trụ có dạng hình trụ bằng cách quay con tàu như bánh xa. Lực li tâm sẽ ép vật vào mép ngoài. Khi con tàu quay với vận tốc không đổi xác định có thể có được báo trong con tàu một trường lực quán tính với tác động giống như trường trọng lực của trái đất. Nhà du hành vũ trụ đang dạo chơi sẽ cảm nhận như trên một sàn cong. Các vật thể ném ra sẽ rơi xuống sàn đó. Khói sẽ toả lên trên trần. Mọi hiện tượng sẽ giống hệt như ở trọng trường bình thường. Để minh hoạ tình hình đó Anhxtanh đã đề xuất một thí nghiệm lý thuyết như sau.

    Bạn thử tưởng tượng trong vũ trụ có một cái thang máy chuyển dịch lên phía trên với vận tốc tăng không ngừng. Nếu gia tốc không đổi và với độ chính xác bằng gia tốc rơi xuống trái đất của vật thể, thì con người bên trong thang máy sẽ cảm thấy giống như tại trọng trường với độ chính xác bằng ở trái đất. Bằng phương pháp này có thể không chỉ mô hình hoá trọng lực mà còn trung tính hoá nó. Trong thang máy đi xuống, ví dụ như vậy, gia tốc đi xuống triệt tiêu hoàn toàn ảnh hưởng của trọng lực bên trong cabin. Trạng thái với g = 0 (vắng lực hấp dẫn) tồn tại bên trong con tàu vũ trụ suốt thời gian nó ở trạng thái rơi tự do, tức khi nó chuyển động chỉ dưới tác động của trọng lực. Trạng thái không trọng lượng mà các nhà du hành vũ trụ Liên Xô và Mỹ cảm nhận được trong các chuyến bay vòng quanh trái đất được giải thích rằng các con tàu của họ ở trong trạng thái rơi tự do trong khi bay vòng quanh trái đất. Toàn bộ thời gian khi động cơ tên lửa của con tàu vũ trụ hoạt động, bên trong con tàu sẽ có trạng thái với g = 0.

    Sự tương quan nổi tiếng giữa trọng lượng và quán tính vẫn chưa giải thích được cho đến khi Anhxtanh còn chưa sáng tạo ra thuyết tương đối tổng quát. Cũng giống như trong thuyết tương đối hẹp, ông đã đề xuất một giả thiết đơn giản nhất, táo bạo nhất. Bạn hãy nhớ lại rằng trong thuyết tương đối hẹp, Anhxtanh đã nhận định rằng nguyên nhân không thấy được ngọn gió ête là ở chỗ không có một ngọn gió ête nào cả.

    Trong thuyết tương đối tổng quát ông đã nói: trọng lực và quán tính cũng như nhau cả thôi bởi vì chúng là một.".
  8. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    tớ bổ xung thêm 1 tý
    việc lực hấp dẫn bẻ cong quỹ đạo chuyển động của các vật thể thì mọi người biết từ thời Newton rồi, cái này ko mới.
    cái mới của lý thuyết tương đối rộng là ở chỗ nó bảo là trường hấp dẫn bẻ cong cả thời gian

    ví dụ nhá :
    khi ánh sáng đi từ mặt trời tới trái đất, do phải vượt trường hấp dẫn nên nó mất năng lượng và tần số giảm đi (dịch chuyển đỏ) . Cùng số chu kỳ nhưng lại khác nhau về tần số, điều đó có nghĩa là đồng hồ ở bề mặt mặt trời chạy chậm hơn so với đồng hồ ở trái đất (theo thuyết tương đối rộng)

    hay là ví dụ khác : đồng hồ ở tầng mái toà nhà havớt sẽ chạy nhanh hơn so với khi đặt nó ở tầng trệt toà nhà này ! (theo thuyết tương đối rộng)
  9. heongu

    heongu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị bạn a4cva đọc thêm 1 số sách vở trước khi đưa ra các kết luận.
    Và đề nghị bạn đọc các sách vở mới khoảng từ năm 2005 đến bây giờ có cập nhật các thành tựu mới của vật lý và thiên văn học ^^"
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Từ bài trích bên trên ta có thể thấy:

    - Chiếc thang máy chuyển động ndđ -> Có hiện tượng như hấp dẫn.

    - Tàu vũ trụ có lõi quay -> Có hiện tượng như hấp dẫn.

    - Trái đất quay -> Có hấp dẫn.

    Vậy sẽ ra sao khi:

    - Chiếc thang máy dừng lại?

    - Lõi tàu vũ trụ thôi quay?

    - Trái đất thôi quay?

    Suy ngẫm, ta có thể nhận ra:

    -> Chỉ có khối lượng hấp dẫn khi có hấp dẫn, đúng hơn là khi có chuyển động (tịnh tiến hoặc quay).

    -> Chỉ có khối lượng quán tính khi có khối lượng hấp dẫn.

    Tức khi ko có hấp dẫn (tức khi ko có chuyển động), ko có khối lượng hấp dẫn, ko có khối lượng quán tính. Còn những vật lửng lơ trong vũ trụ ko có quán tính.

    Còn bình thường trong vũ trụ, khi ko có chuyển động, chả có vật nào hút (hấp dẫn) vật nào cả. Chả có vật nào bị nén vào vật nào cả.

    (Muốn có áp lực, chuyển động thẳng phải là nhanh dần đều - tức gia tốc a=g).

    Khái niệm hấp dẫn ở đây ko còn được hiểu theo nghĩa nguyên thủy của nó nữa!

    Xem bài báo này: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2004/10/3b9d7b72/

    Ta thấy Einstein theo quan điểm hẫp dẫn của Newton cho rằng: trái đất quay hút mọi vật xung quanh nó dính vào quay theo.

    Nhưng trái đất lại tự quay xung quanh mình, nên ko gian quanh trái đất bị xoắn đi, tức có sự trễ pha ở trên cao.

    Đó chẳng phải là sự quay của trái đất sinh ra hiện tượng hấp dẫn sao?

    Trái đất và ko gian xung quanh nó như một vùng lốc xoáy, mà trái đất ở tâm lốc xoáy đó.

Chia sẻ trang này