1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

iem có ý kiến.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi a4cva, 09/08/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JICKLE

    JICKLE Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    18
    Các bác cho em hỏi chút, các thông tin về kiến thức Vật lý, Thiên văn học trên Wiki tiếng Việt có thể tin tưởng được không? Có được cập nhật thường xuyên không?
  2. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Trái đất quay thì chỉ liên quan đến lực li tâm thôi
    vì quay nên trái đất bị dẹt đi theo đường xích đạo
    nếu ko quay nữa thì chắc là nó sẽ tròn lại (do lực hấp dẫn)

    trên quy mô nhỏ, người ta đã ứng dụng nhiều hiện tượng ly tâm

    ví dụ : cái *****g vắt của cái máy giặt, khi quay thì nước văng ra chứ ko hút nhau tụ vào giữa
    ví dụ : khi khuấy cốc nước, nước sẽ dồn ra ngoài thành chứ ko tụ vào giữa
    ví dụ : cái tiết chế vận tốc của đầu máy hơi nước
    ví dụ : ...

    vậy là quay chỉ liên quan đến lực ly tâm thôi (không tin thử trèo lên cái đu quay của trẻ con mà xem, bám ko chắc là bị văng ra ngoài chứ ko bị hút vào trong đâu)

    Cái này chỉ cần đến ông N là đủ , ko cần đến ông E
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Ô! Cảm ơn bạn! Nhưng bạn làm ơn hãy nghĩ thế này:

    - Cái cốc nước đó, làm ơn đổ hết nước đi, bịt miệng lại và quay nó, quay thật nhanh vào nhé! -> Khi đó ko khí quanh nó sẽ bị cuốn theo nó.

    - Thôi giả sử một quả bóng đá quay thật nhanh vậy, quay ở trên ko khí chưa trực quan thì đem nó vào bể bơi quay.

    - Trái đất ko tròn trịa như quả bóng đá!
  4. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    vẫn vậy thôi
    thay quả bóng bằng hòn bi to gắn với cái que để có thể quay
    và bể bơi là cốc nước cho dể thấy hiệu ứng

    khi bạn quay hòn bi. tất nhiên là nước trong cốc sẽ quay theo
    khi nước quay, nước sẽ dồn ra ngoài thành cốc , và không bị hút vào giữa đâu, thử mà xem

    nếu chất lỏng quay đều thì mặt chất lỏng sẽ lõm theo hình parabol tròn xoay, cái gương lõm đường kính 25m trong kính thiên văn của châu âu đặt ở chille , trong quá trình đúc nó họ đã quay thuỷ tinh lỏng để lấy lõm parabol đấy.
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Ok!

    Vậy sẽ ra sao nếu cái bể bơi lớn đến mức vô tận?

    Thêm nữa: lực li tâm thì hướng của li tâm là hướng của chuyển động chứ không phải hướng từ điểm li tâm nối đến tâm quay. Tức là hướng tiếp tuyến chứ ko phải hưởng pháp tuyến.

    Trong thí nghiệm quay quả bóng trong bể bơi, có lẽ bạn phải hình dung lại! Quay quả bóng khác, quay cả cái bể khác!

    Theo bạn, giả sử khi ra ngoài ngoài vũ trụ, nhà du hành mang theo một viên gạch. Khi anh ta đẩy viên gạch đó chuyển động, có lực cản nào tác động ngược trở lại tay anh ta ko?
  6. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    sao lại đòi bể bơi lớn vô tận thế ?
    nếu cậu đã cho rằng quay thì hút nhau thì nó phải đúng cho cả lớn lãn nhỏ chứ ?

    cậu đã thừa nhận viêc khi quay thì chất lỏng có xu hướng văng ra chứ ko hút nhau để co vào giữa chưa nào?
    với chất rắn cũng thế, cái tiết chế của đầu máy hơi nước cổ người ta đã tận dụng cái việc văng ra xa của 2 quả cầu khi quay để điều chỉnh van hơi.

    còn về phương thì :
    nếu cậu đứng trên cái du quay rồi thả vật gì đó thì cậu sẽ thấy nó văng ra theo pháp tuyến (đường nối qua tâm quay)
    nếu cậu đứng dưới đất nhìn thì lại thấy nó văng theo tiếp tuyến
    buồn cười thế đấy , thử mà xem
    cái này gọi là đổi hệ quy chiếu

    Chuyện nhà du hành của cậu tính sau, giải quyết chuyện quay trước
    cậu đã thừa nhận là quay thì không làm hút nhau chưa ?

    nếu tớ có quay cả cái bể theo đúng bằng với vận tốc quay của nước thì cũng chỉ là để triệt tiêu ma sát của chất lỏng với thành bể thôi, ko có gì khác đâu
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Hình dung bể bơi hướng ra vô tận tôi muốn nói đến việc giả sử ví dụ quả bóng là trái đất, nước là ko gian vũ trụ.

    Thừa nhận việc quay có thể sinh hút trong trường hợp cái bể quay, sẽ giống như trường hợp lõi tàu vũ trụ quay ngoài ko gian, ở một vận tốc góc nào đó, hiện tượng li tâm sẽ tạo ra hiệu ứng giống như hẫp dẫn trên trái đất.
    Tôi ko phủ nhận hiệu ứng li tâm, tôi chỉ nhìn nhận bản chất của nó. Trường hợp li tâm bên trên tôi nói là nói cho hiện tượng quay cái cốc thì nước trong nó sẽ quay theo. Phương quay theo là phương tiếp tuyến.
    Ngược lại là hiện tượng tàu vũ trụ từ ngoài ko gian, bay vào khí quyển và hạ cánh xuống đất. Nó sẽ ko rơi thẳng mà rơi theo đường xoắn ốc. Còn nếu trái đất ko quay, nó chả rơi!
    Tất nhiên, lí luận theo kiểu Newton là trái đất vừa hút nó, vừa quay thì hiện tượng diễn ra cũng giống hệt như thế. Chính điều đó tạo ra sự ngộ nhận!

    Như tôi đã nói, cùng là quay nhưng thứ gì là nguyên nhân quay sẽ khác nhau. Tại sao lốc xoáy, cơn bão, vòi rồng trong tự nhiên kéo mọi vậy vào tâm nó?
    Tại sao khi tháo nước trong bể nước chảy theo đường xoáy ốc vào rốn bể?
    Quả bóng quay trong bể bơi cuốn nước quay theo khác mà cái bể quay cuốn nước quay theo khác. Ví dụ cái bể tròn (như cái cốc) thì nước bị quay theo vì ma sát từ thành bể lan truyền lực cho nước quay từ ngoài vào trong. Nước sẽ bị thành bể cuốn theo nên có hình dạng như vậy. Quả bóng thì ngược lại, nó cuốn chất lỏng theo nó từ trong ra.

    Thực ra về mặt lý tưởng thì nước sẽ ko quay theo thành bể hay trái bóng. Nhưng các bề mặt đó ko thể nhẵn một cách lý tưởng được. Chúng sẽ dần cuốn chất lỏng chuyển động theo. Quả bóng cuốn chất lỏng từ tâm ra (giả sử đặt quả bóng giữa bể) còn thành bể cuốn chất lỏng từ ngoài vào. Hai hiện tượng này khác hẳn nhau.

    Trong các thí nghiệm, ta ko nên quan tâm đến cảm giác của con người. Có những thứ tri giác ta cảm thấy vậy, nhưng sự thực nó ko phải vậy. Muốn nhịn nhận khách quan một thí nghiệm, một hiện tượng thì phải đứng ở bên ngoài chúng với một chỗ đứng phù hợp. Tại sao ta lại chọn một góc nhìn phiến diện để nói về một hiện tượng được? Như thế là thiếu tính khách quan khoa học! Thường thường người ta luôn muốn tìm ra những góc nhìn khách quan nhất. Ví dụ, ta ko thể biết là mình đang chuyển động. Nhưng một nhà quan sát bên ngoài trái đất phía Nam cực hay Bắc cực thấy ta đang chuyển động quay. Cảm giác của ta ko thể cảm thấy điều đó.

    Một trường hợp tương tự như nhà du hành và viên gạch ở ngoài ko gian vũ trụ, là hiện tượng họ rơi tự do trong một thang máy kín trong trọng trường trái đất. Giả sử khi đó có một cái cân đĩa, viên gạch để bên trên đĩa của cân. Ta đoán xem kim cân có dịch chuyển ra khỏi mức 0kg ko?
  8. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    bão hay lốc không hút vật thể, mái nhà, ô tô vào tâm nó, tâm bão hay lốc đều trống rỗng
    bão hay lốc chỉ cuốn vật thể lên, truyền vận tốc cho nó rồi ném nó ra xa
    làm gì có dấu vết bị nén lại, chỉ có dấu vết của sự va chạm và xé ra thôi

    cóc nước thì cậu bảo thành cốc hút nước, nhưng nếu thành cốc ko quay, tớ khuấy bằng thìa thì nước khi quay vẫn dồn ra ngoài thành.
    cậu lấy cái máy đánh trứng cho nó quay trong ca nước xem nước dồn vào giữa hay dồn ra thành

    cái đu quay với cái tiết chế, ko có thành nhưng mọi thứ vẫn văng ra

    đố cậu tìm được cái gỉ nhỏ nhỏ khi quay thì sinh ra hấp dãn đấy

    còn trái đất thì tớ chịu, tớ ko dừng nó lại để kiểm chứng cho cậu được

    mặt trăng sức hút ở bề mặt bằng 1/6 lần trái đất và vận tốc góc bằng 1/29 lần trái đất
    cái con số đó có gợi ý gì cho cậu ko ? chúng ko tỉ lệ với nhau đâu nha
  9. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Cơn lốc hình từ không khí, tâm tốc là không khí khác với hiện tượng một vật rắn quay ở tâm và cuốn mọi thứ quay nó quay theo.
    Thứ nữa, những thí nghiệm quay của ở ở bề mặt trái đất bị ảnh hưởng rất lớn của hẫp dẫn trái đất nên rất khó chuẩn xác. Vì các vật thể có thể thí nghiệm được ở tầm vóc con người bị hấp dẫn trái đất chi phối rất mạnh.
    Trái đất đơn độc trong ko gian vũ trụ rất khác. Tất nhiên nó vẫn chịu ảnh hưởng của hấp dẫn từ mặt trời và nó còn quay quanh mặt trời nên hình thù của khối khí bao quay nó rất lộn xộn và khó tả. Không chỉ đơn giản là xoắn lại như Einstein hình dung.

    Thực tế trái đất, với vận tốc góc của mình, cũng ko thể hút một thiên thể khi thiên thể đó có một khối lượng nào đó. Và một vật rắn, muốn hút được vật thể khác thì trước nhất nó phải cuốn được một trường nào đó quay theo nó, và vật thể bị hút cũng phải có một khối lượng nào đó so với nó - thương là rất nhỏ. Các con số tôi chưa công bố được, tôi cần thời gian. Hai con số tỉ lệ bên trên có lẽ ta phải quan tâm đến khối lượng, bán kính và vật liệu cấu tạo.
    Còn ví dụ trong đời thường, khi bạn quay một con quay, ném một hạt sạn vào nó, hạt sạn sẽ nảy ra. Té nước vào đó, nước bị hất ra nhưng nó vẫn bị ướt.

    Bạn đang bị hiệu ứng li tâm chiếm lĩnh quá nhiều tâm trí. Ví dụ bên trong động cơ của một chiếc ôtô chuyển động với vận tốc cỡ 500km/h. Cơ cấu truyền lực của nó bắt buộc phải có một bộ phận nào đó quay với vận tốc góc rất lớn. Người ta phải làm giảm ma sát tối đa để tăng hiệu năng của máy và tránh sinh nhiệt. Nếu hiệu ứng li tâm làm văng hết nhớt ra thì làm sao giảm ma sát nổi? Nhiệt độ vỏ máy tăng cao cỡ nào, hiệu năng máy giảm cỡ nào? Bởi ở tốc độ đó, nó cuốn nhớt theo nó.
    Vấn đề nằm ở tốc độ quay!

    -o0o-

    Tức là thế này ạ! Tôi đưa ra một ý tưởng, cho rằng hẫp dẫn ko phải là lực hút của hai vật với nhau, đặt ở tâm chúng. Mà hấp dẫn chỉ là hiệu ứng:
    - Trong chuyển động tịnh tiến có gia tốc a=g. Có hiệu ứng hẫp dẫn. Thực ra a nào cũng có hiệu ứng, còn a=g thì giống trái đất.
    - Trong chuyển động quay của lõi tàu vũ trụ, có hiệu ứng hấp dẫn.
    - Và trong chuyển động quay của trái đất quanh nó, có hiệu ứng hấp dẫn.

    Còn bình thường hai vật đơn độc trong vũ trụ, không hề có hiện tượng chúng hút nhau.
    Một vật đơn độc trong vũ trụ nó không có khối lượng quán tính.
    Một vật thể chỉ có khối lượng hẫp dẫn khi nó nằm trong một trường hấp dẫn. Lúc đó nó có khối lượng quán tính. Hai thứ này chỉ là một mà thôi.

    Ý tưởng có tôi sẽ được minh chứng khi có các hiện tượng:
    - Một vật thể lớn trong vũ trụ không quay sẽ không có trường khí quyển quanh nó.
    - Khi trái đất dừng lại không quay nữa, chúng ta trôi dạt ra ngoài không gian.

    Ý tưởng của tôi yếu trong các trường hợp:
    - Giải thích trạng thái khí quyển ở hai cực trái đất.
  10. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    tớ chưa thấy cái gì vì quay mà hút nhau cả
    chuyện con quay bị ướt thì khi ko quay, té nước nó cũng ướt
    chuyện cái trục dính nhớt thì khi ko quay , nó vẫn dính nhớt

    cậu bảo vấn đề là ở vạn tốc
    trái đất quay ngày 1 vòng, nó vẫn hút
    mặt trăng, quay 1 tháng 1 vòng và ko có khí quyển bao quanh, nó vẫn hút

    liệu cậu có nhầm lẫn ko ?

Chia sẻ trang này