1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

In deo Veritas, Dominus vobiscum... hoc Patrii Legio Helvetica

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi panzerlehr, 10/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Xin các bác hãy cẩn thận! Đây là đạo quân đánh thuê mạnh nhất thế giới "the John Paul''s Boys " :



    chú này cầm thanh kích Mark MMIV đời mới nhất :



    Em xin giới thiệu một tí về quân đội của nước nhỏ nhất thế giới, ít dân nhất thế giới, tỉ lệ sinh đẻ là 0 phần nghìn tròn xoe : the Vatican State.

    Để được nhận vào lính bảo vệ Vatican, người xin phải có đầy đủ những điều kiện sau :

    1- Là công dân Thuỵ Sỹ
    2- Là người công giáo
    3- Phải có nhân cách tốt
    4- Đã học trường tân binh ở Thuỵ Sỹ
    5- tuổi từ 19 đến 30
    6- cao ít nhất 1m 74
    7- độc thân
    8- phải đã học 1 trường học nghề, trung cấp hay cấp 2 phổ thông.

    Tại sao lại là người Thuỵ sỹ, cái này phải xem vào lịch sử ...
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử của quân Thụy Sỹ của Vatican​
    http://www.vatican.va/roman_curia/swiss_guard/swissguard/storia_en.htm
    Lính đánh thuê Thuỵ Sỹ
    Lịch sử này bắt đầu từ 1506 khi giáo hoàng Jules đệ nhị kêu gọi quân Thụy sỹ vào thành Roma. Đến năm 1512, họ cứu được nước Ý của giáo hoàng cho nên được Jules 2 phong cho danh hiệu "những ngươì bảo vệ tự do của Nhà Thờ "Thời bấy giờ, vùng những bang thụy sỹ hiện nay nằm ngay giữa vùng núi Alpes hiểm trở có khoảng 500.000 dân sống khắc khổ giữa 1 thiên nhiên cằn cỗi. Nghề hay nhất có thể kiếm được cho họ để tránh kiếp nghèo khó là nghề lính đánh thuê...
    Lúc đó, khoảng 15.000 đàn ông tập trung dưới quyền liên bang Thụy Sỹ đã nhập ngũ để đổi lấy một ít thực phẩm hoặc quyền buôn bán. Họ xem chiến tranh như 1 đợt xuất cảnh ngắn hạn muà hè, đánh nhau xa nhà rồi trở lại Thuỵ Sỹ muà đông để tiêu xài chiến lợi phẩm thu được.
    Không có kỵ binh, thiếu hoả lực súng thần công, chiến thuật của họ lúc bấy giờ là những đám giày đặc bộ binh mặc giáp cầm trường thương tiến quân như 1 bức tường sắt di động. Nhờ đó những người lính đánh thuê này đã là cơ động chính của những chiến thắng hay thất bại trong chiến tranh ở Ý thời đó. Phải nói từ thế kỷ 13-14, khi TS được độc lập, lính TS đã có tham gia trong những chiến tranh ở Đức hay Ý, vì không cấm được họ, ít ra Liên bang cũng cố gắng tổ chức họ.
    lính thụy sỹ và nước Pháp
    Cuộc liên minh với nước Pháp là 1 sự kiện rất lớn thời đó, nó bắt đầu với vua Charles 7 vào năm 1453 và được dài hạn vào năm 1474 bởi Louis 11. Vị vua này đã từng chứng kiến 1.500 bộ binh TS gần Bâle chống lại kẻ thù 20 lần đông hơn. Ông ta đã thuê người TS làm cố vấn huấn luyện trong quân đội Pháp. Vua Tây Ban Nha cũng vậy. Vào cuối những năm 1400, chiến tranh Ý bắt đầu với Charles 8, quân TS được thống chế Francois Guichardin xem như là " tinh thần và mơ ước của quân đội (Pháp)", năm 1495, vua Pháp Thoát tử nhờ sự vững chắc của bộ binh TS. Sự hợp tác với Pháp được cải tiến thêm vào năm 1521 khi để đổi lấy sự bảo trợ của vua Pháp, liên bang TS sẽ trợ giúp cho Pháp 6 đến 16.000 bộ binh thện chiến. Họ là đồng minh chư hầu của Pháp, nhưng những bang TS vẫn chỉ huy trực tiếp những lính của họ, và họ có quyền gọi về bảo vệ quê hương. Những đơn vị đánh thuênày hoàn toàn độc lập, có cờ quạt riêng, nghe lệnh cấp trên bằng tiếng mẹ đẻ qua sỹquan TS theo luật của bang TS gốc. Những điều luật này sẽ đều được gui vào trong những hợp đồng khác của lính đánh thuê TS.
    Lính TS ở Vatican
    ngày 22 tháng 1 năm 1506 là ngày sinh chính thức của đội quân hộ giáo Thuỵ Sĩ. Ngày hôm đó, vào lúc xế chiều, 150 lính đánh thuê TS dưới quyền chỉ huy của thủ lĩnh Kaspar von Silenen của bang Uri tiến vào Vatican qua cửa Porta del Populo (Bình Dân Môn) và được giáo hoàng Jules 2 ban phước lành. Sự kiện này được cha Jean Burkhard de Strassbourg ghi lại trong sổ tay. Thật ra trước đó, giáo hoàng Sixte 4 đã ký 1 hợp định vào năm 1479 với liên bang TS để có thể thuê lính. Nhà thờ đã xây cho họ những cẵn nhà trên đường Pelegrino (ở Vatican). Giáo hoàng Innocent 8 theo hợp định này đã được dài hạn, định xử dụng những người lính này chống lại công tước Milano. giáo hoàng Alexander 6 cũng dùnh họ khi gia đình Borgia hợp tác với vua nước Pháp. Chính gia đình Borgia lúc đó là động cơ chính của những cuộc chiến tranh lớn trên nước Ý, mà lính TS đãtrở thành nổi tiếng khi thì theo vua Pháp, khi thì theo giáo hội hay Thánh Đế Quốc Đức. Khi những người lính TS biết vua Pháp Charles 8 chuẩn tiến quân đánh Napoli, họ ùn ùn đến xin đầu ngũ. Đến ncuốn năm 1494, đạo quân này đi qua Roma, nó có hàng ngàn người Thụy Sĩ trong hàng ngũ. Tháng 2 sau đó, quân Pháp chiếm Napoli, trong số những người đi theo quân ở đó có ngài hồng y Giuliano della Rovere, sau này sẽ trở thành giáo hoàng Jules 2, khi đó đã rời ý để sang Pháp. Ông ta hiểu biết nhiều về ngươì TS vì ông hồi trẻ đã từng là giám mục Lausanne. Nhưng vài tháng sau Charles 8 phải rút lui khỏi Napoli và chọc thủng vòng vây chạy về được Pháp suýt sát. Giáo hoàng Alexander 6 khi đó đã thống nhất Milano, Venetia, Thánh đế quốc và vua Ferdinand "người công Giáo" của Tây Ban Nha trong 1 liên minh chống Pháp.

    Cuộc cuớp phá thành Roma
    Buổi sáng ngày 6 tháng 5 năm 1527, từ bộ chỉ huy ở `tu viện Saint-Onofrio trên đồi Janicule, tướng thủ lĩnh Bourbon bắt đầu cho lệnh đại công cáo thành. Trong 1 lần tấn công, ở cửa Torrione, ông ta bị bắn chết. Sau 1 thời gia do dự, quân lansquenet (lính đánh thuê đức) phá cổng Torrione tiến vào chiếm Santo Spirito và Saint-Pierre. Lính hộ giáo TS tập trung dưới chân cột thap gần Campo Santo Teutonico tử chiến cùng với vài lính La mã. Chỉ huy Kaspar Röist, bị thương, sẽ bị lính Tây Ban Nha giết trước mặt vợ Elizabeth Klingler. Trên 189 lính hộ giáo TS, chỉ có 42 thoát chết, là những ngươì dưới quyền chỉ huy của Hercules Göldli theo giáo hoàng Clement 7 trốn đến lâu đài Saint-Ange. Những người khác đã anh hùng hy sinh cùng với 200 người khác ở chân nhà thờ Saint Pier. Những ngươì trốn được với giáo hoàng là nhơ có "Passeto", đường hầm bí mật từ Vatican đến St Ange. bầy quân thắng trận cuñg vội vàng visợ quân liên minh tới cắt đường lui . Sau khi qua Ponte Sisto, lính lansquenet và TBN xông vào thành phố và tự do thả cửa trong vòng 8 ngày cướp phá, hãm hiếp, ôbẩn xúc phạm ngay cả những lăng mộ giáo hoàng như của Jules 2 cũng bị lục phá. Có khoảng 12.000 người chết và 10.000.000 đồng ducats bị mất. Những điều này không có gì lạ vi quân đội Đế quốc Đức, nhất là những lansquenets tin lành của Frundsberg, rất chống công giáo lúc bấy giờ. Trước lâu đài Saint Ange, những ngươì thắng trận đoì giáo hoàng trao lại ấn tín cho Luther (đứng đầu đạo tin lành) dưới những tiếng tiếng cổ vũ «Vivat Lutherus pontífex» (giáo hoàng Luther muôn năm ). Đểtỏ lòng khinh bỉ, tên Luther và lời cổ vũ vua TBN Charles 5 được lính tráng khắc vào những bức tranh vô giá ở điện Saint Pier. Vì vậy cha cố của những linh mục phụ tá ở Saint Augustin nhận xét : "bọn đức ác, Ý lại còn hơn, nhưng Tây Ban Nha thì tệ nhất. Những đồ vật nghệ thuật cùng của cải châu báu của nhà thờ bị mất hết sau vụ này. Ngày 5/6, Clement 7 chấp nhận bỏ pháo đài Ostie, Civitavecchia, Civita Castelana và thành phố Modena, Parma,Piacenza và trả 400.000 ducats cộng với tiền chuộc tù binh. quân vatican được thay bằng 4 đại đội đức và TBN, 200 lansquenets thay thế hộ giá TS. Giáo hoàng xin được cho số vệ binh TS nhập vào cánh quân này nhưng chỉ có 12 ngươì nhận nhập thôi. Số còn lại không thích gần gũi với bọn lansquenets mà họ ghét .

    Được panzerlehr sửa chữa / chuyển vào 07:09 ngày 11/06/2004

Chia sẻ trang này