1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

In lịch vào tết nguyên đán

Chủ đề trong 'Gia sư - luyện thi' bởi nowayback03, 11/12/2013.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nowayback03

    nowayback03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    In lịch vào tết nguyên đán
    Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả,[1] Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)
    Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
    Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên… Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ.[2]
    Mục lục [ẩn]
    1 Lịch sử
    1.1 Từ nguyên
    1.2 Nguồn gốc ra đời
    1.3 Ăn Tết Nguyên Đán theo Dương lịch
    2 Các giai đoạn chính trong Tết
    2.1 Cuối năm
    2.2 Tất niên
    2.2.1 Giao thừa
    2.2.2 Cúng Giao thừa ngoài trời
    2.2.3 Cúng Giao thừa trong nhà
    2.3 Bảy ngày đầu năm
    2.3.1 Ba ngày Tân niên
    2.3.2 Xông đất
    2.3.3 Xuất hành và hái lộc
    2.3.4 Chúc Tết
    2.3.5 Tục thăm viếng
    2.3.6 Mừng tuổi
    2.3.7 Hóa vàng
    2.3.8 Khai hạ
    3 Sắm tết
    4 Dọn dẹp, trang trí
    4.1 Mâm ngũ quả
    4.2 Cây nêu
    4.3 Tranh tết
    4.4 Câu đối Tết
    4.5 Hoa tết
    4.5.1 Hoa đào
    4.5.2 Hoa mai
    4.5.3 Cây quất
    5 Ẩm thực ngày Tết
    6 Những phong tục tập quán và sinh hoạt ngày Tết
    6.1 Phong tục ngày Tết
    6.1.1 Phong tục thất truyền
    6.1.2 Phong tục đại chúng
    6.2 Sinh hoạt ngày tết
    6.3 Lễ hội Tết
    7 Tín ngưỡng ngày tết
    7.1 Điềm lành
    7.2 Kiêng kỵ
    8 Tết của người Việt Nam tại nước ngoài
    9 Thi ca
    10 Nhạc Tết
    11 Các chương trình truyền hình đón Tết
    12 Những ngày đầu năm theo 12 con giáp
    13 Xem thêm
    14 Chú thích
    15 Liên kết ngoài
    15.1 Tư liệu
    15.2 Tin tức
    15.3 Ảnh
    15.4 Video
    15.5 Nhạc và thơ
    16 Chú thích
    Lịch sử[sửa]

    Từ nguyên[sửa]
    Chữ “Tết” do chữ “Tiết” (節) mà thành.[3] Hai chữ “Nguyên đán” (元旦) có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.[3] Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là “Xuân Tiết” (春節) hoặc “Nông lịch tân niên” (農曆新年), và vẫn là tết cổ truyền của họ,[4] mặc dù từ năm 1949, Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán.[5]
    Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc[6] và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể chênh lệch 1 ngày.
    Nguồn gốc ra đời[sửa]
    Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thừa”) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
    Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.[7] Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.[7] Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.[3]
    Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn ở miền Bắc. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).[8] Từ năm 1976, cả 2 miền nam bắc mới dùng chung múi giờ GMT+7.
    Ăn Tết Nguyên Đán theo Dương lịch[sửa]
    Năm 2005, Giáo sư Võ Tòng Xuân đã nêu ra đề xuất “Nên ăn Tết Ta theo lịch Tây”:
    Nên nghỉ Tết dương lịch với thời gian như nghỉ Tết âm lịch hiện nay (từ 26/12 đến 4/1), và nghỉ Tết âm lịch như nghỉ Tết dương lịch hiện nay (khoảng 2 ngày là đủ). Tất cả các hoạt động chào mừng năm mới, lễ họi truyền thống… vẫn tiếp tục gìn giữ và phát huy.[9]
    Giáo sư đã nêu lên những bất lợi của Tết Nguyên Đán rằng Mất cơ hội nắm bắt ngay thời cơ kinh doanh, giao thương với nước ngoài, Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm, Gượng ép thời khóa biểu học tập và thi học kỳ của sinh viên học sinh, làm cho họ mất cả 2 tuần lễ học hành, Dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng, Lãng phí ngày làm việc trong khi quốc tế nghỉ Tết Tây. Giáo sư cho rằng Việt Nam nên gộp như vậy để bắt kịp thế giới, học tập theo gương của nước Nhật Bản, thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
    Ngay lập tức, từ đó đến nay, đề xuất này đã gây nên những luồng dư luận trái chiều. Những người ủng hộ cho rằng ăn Tết Ta thì sẽ bị lạc bước, lỡ nhịp với thế giới, Tết Ta ngày càng trở nên nhàm chán. Nếu ăn Tết Nguyên Đán theo Dương lịch thì sẽ hội nhập dễ dàng, tiết kiệm thì giờ dành cho Tết, thuận tiện hơn vì chỉ còn một cái Tết.[10] Bỏ Tết Nguyên Đán thì tránh được những “hủ tục” phiền hà, tốn kém, sẽ “tiện đủ đường”.[11]
    Trái lại, có rất nhiều ý kiến phản đối gay gắt đề xuất này, bao gồm bạn đọc các báo, nghệ sĩ, nhà khoa học… Những người phản đối đã cho rằng nếu thay đổi như vậy thì sẽ gây nên sự mất mát rất lớn về văn hóa thiêng liêng, cổ truyền của dân tộc bởi Tết Nguyên Đán đã ăn sâu trong tâm thức của người dân. Dịp Tết chính là dịp để người thân sum họp sau một năm xa cách. Dịp Tết là dịp để gìn giữ, phát huy văn hóa cổ truyền của dân tộc.[12][13] Giáo sư Sử học Lê Văn Lan đã chỉ ra rằng Tết Dương lịch chỉ là “món ăn thêm”, còn Tết Âm lịch thì đã đi sâu vào máu thịt.[14] Ca sĩ Mỹ Linh đã nói rằng ăn Tết Ta theo Dương lịch là “thảm họa”. Mỹ Linh đã chỉ ra rằng Tết Nguyên đán theo cách tổ chức bao nhiêu đời này là những giây phút thiêng liêng cho sự khởi đầu một năm mới…[15]
    Giáo sư Võ Tòng Xuân đã gửi tâm thư trao đổi với độc giả.[16]

    Lịch tết hay muốn đọc ngay
    Tags:lịch tết nguyên tán, lịch tết đẹp, mua lịch tết

Chia sẻ trang này