1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ing sờ líc cờ lúp :))

Chủ đề trong 'Canada' bởi Lucas, 19/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrDickcutter

    MrDickcutter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2003
    Bài viết:
    1.143
    Đã được thích:
    0
    Trang dạy học tiếng Anh này bị chui xuống cuối xổ, em vác lên cho các thầy vào nhá...Em cũng đang cần học thêm trình độ của mình...hic...
    Bác nào có thể cho em cái thân bài của một cái Resume xin việc ạ...
    Dũng sỹ diệt gái ký tên!
  2. MrDickcutter

    MrDickcutter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2003
    Bài viết:
    1.143
    Đã được thích:
    0
    Phong trào học tiếng anh trong box có vẻ giảm đáng kể, thấy có một số bạn rất thích nói và viết tiếng Anh nên mang cái này lên cho các bác mổ sẻ.
  3. emxinh

    emxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    2.684
    Đã được thích:
    0
    ơ hơ .. đã vậy để em post tiếp cái phần tiếp theo
     
    ĐỂ CÓ MỘT GIỌNG NÓI HAYNếu đọc chuẩn được phát âm, nhấn đúng và đủ trọng âm từ và trọng âm câu, đồng thời ngắt nghỉ hợp lý thì đã có thể nói là khá tốt rồi, gọi là nói có Ngữ điệu. Tuy nhiên, lúc này vẫn chưa thể gọi là nói hay (beautifully) được mà mới chỉ có thể gọi là nói lưu loát (fluently). Bạn nên nhớ rằng ngay cả người bản ngữ cũng không đồng nghĩa với việc nói hay. Ví dụ người Việt chúng ta, không phải ai cũng nói một thứ tiếng Việt hay và đẹp, dễ đi vào lòng người.Bởi vậy, để nói hay, ai cũng phải luyện tập cả, không phân biệt người bản ngữ hay người nước ngoài (tất nhiên là người bản ngữ có thuận lợi rất lớn không thể phủ nhận). Một ví dụ điển hình là tổng thống Bush, nếu ai để ý thời sự có thể thấy ông ta càng ngày càng luyện được giọng nói hay hơn, nếu so với thời còn đang tranh cử thì quả là khác biệt rất nhiều. Tuy nhiên, để so với Bill thì còn phải phấn đấu nhiều, vì với Bill nói hay đã như là một bẩm sinh (nhưng cũng không có nghĩa là ông ta không phải tập nói). Ngoài ra, các bạn có thể thấy những người phát thanh viên trên TV đều phải qua các lớp tập nói nhằm thi vào đài truyền hình.***Ngoài các yếu tố cơ bản đã trình bày ở các phần trước, nói được hay còn cần một yếu tố quan trọng là Giai Điệu (melody). Giai điệu cũng có thể chia ra 2 loại:1. Giai điệu của từ Hay đúng ra là giai điệu của trọng âm (của từ đa âm tiết và âm của từ đơn âm tiết). Không chỉ đơn thuần nhấn dài và mạnh cho đủ đô đối với trọng âm của từ, mà ta còn phải Luyến nữa. Bởi vì trọng âm thường kéo dài gấp đôi gấp rưỡi các âm khác, nên nếu ta chỉ kéo dài nó ra và đọc to nó lên một cách chân phương nghe sẽ rất đơn điệu (khác với tiếng Việt có 5 thanh, cứ đọc ra đã có giai điệu rồi). Để giải quyết vấn đề này, người ta phải luyến các trọng âm sao cho nghe thật sinh động. Có rất nhiều phong cách luyến tùy theo vùng ngôn ngữ, nhưng 3 vùng đặc trưng là Anh, Mỹ và Úc, chúng có các tính chất khá riêng biệt trên cùng một cơ sở chung. Trong đó, Anh-Mỹ có vẻ có phong cách luyến nghe ngọt hơn cả. Việc luyến như thế nào cho đúng rất khó nói qua bài viết, hơn nữa còn tuỳ vào bạn thích luyến theo kiểu gì, chứ bạn bảo hãy luyến theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ thì ba đầu sáu tay tôi cũng chịu. Tuy nhiên, về cơ bản, việc luyến trọng âm khá giống với thanh NGÃ (~) trong tiếng Việt, khi kéo dài ra và đọc trầm bổng một cách rõ ràng hơn. Nghĩa là đầu tiên bạn thổi âm cho vồng lên rồi lại đè xuống, và kết thúc hơi lên một chút. (đồ thị cường độ âm tương tự như hình dấu ~). Nhưng hãy chú ý là nếu đọc khan như dấu Ngã của tiếng Việt (cụt lủn), thì chả bao giờ bạn đọc đúng cả, phải nhấn đủ đô (dài và mạnh).2. Giai điệu của câu Tương tự, trong câu có các trọng âm câu thì tương ứng cũng phải có giai điệu của câu. Cái này khó có thể miêu tả ở đây. Tôi chỉ muốn lưu ý các bạn về vấn đề này. Đây là điểm cứu cánh, tính chất quyết định cuối cùng đến một giọng nói hay. Về nguyên tắc, câu nói phải lên bổng xuống trầm với các mốc của nó là các Trọng Âm Câu (xem phía trên). Các trọng âm câu không chỉ phải luyến nuột và rõ hơn các trọng âm thường một cách đơn thuần, mà nó còn phải có vai trò lãnh xướng (lead) các âm tiết quanh nó. Nghĩa là trước và sau khi luyến trọng âm câu, thì các âm tiết quanh nó cũng phải có một sự hậu thuẫn làm nền như thế nào đó...Về lý thuyết là thế (và cũng chỉ có thể là lý thuyết, vì cũng như hát, không ai chỉ cách nói hay, có giai điệu qua sách vở cả), nhưng để cho nhanh, các bạn nên tham khảo ngay trên TV, radio hay nghe người bản ngữ nói để tập theo (bản ngữ ở đây là các nước nói tiếng Anh chính thống).
    CÁC PHONG CÁCH NÓI TRONG TIẾNG ANH PHỔ THÔNG Sau khi đã luyện được giọng nói có giai điệu, luyến liếc ngon lành, bạn có thể bước vào giai đoạn luyện nói thực sự hay luyện nói thực hành (practical speaking). Lúc này, bạn có thế coi có xuất phát điểm tương đương với người một bản ngữ thông thường. Thách thức của bạn bây giờ là nói phải hay, phải hấp dẫn người nghe, thậm chí hấp dẫn cả người bản ngữ.Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Anh có rất nhiều phong cách nói . Nếu các bạn không phân biệt được các phong cách trong các tình huống khác nhau, cứ bê nguyên một kiểu giọng mọi lúc mọi nơi thì dễ mắc phải tật ăn nói lộp bộp như gà mắc tóc. Nói chuyện phiếm ở quán nước phải khác với tranh luận trong cuộc họp, phát biểu phải khác với đọc bản tin?Có rất nhiều phong cách, nhưng tôi tạm chia ra các phong cách chính như sau:1. Giọng nói chuyện thông thường: Đây là phong cách phổ thông nhất mà ai cũng dùng hàng ngay khi trò chuyện. Chính vì thế, nó cũng không có quy tắc gì cả, ai thích nói kiểu gì thì nói, trầm bổng, đều đều, nhỏ to đều ok cả. Nhưng vì trò chuyện thường dài, phải nói nhiều nên người ta hay nói nhanh, chú ý tới trọng âm nhưng ít luyến, đồng thời nuốt âm tiết phụ rất nhiều. Các bạn có thể tham khảo trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trên điện ảnh (cái mà ng ta vẫn nói là ?oPhim Mỹ nghe khó bỏ cụ?).2. Giọng đọc bản tin, báo cáo Đọc bản tin, báo cáo hay các loại hình tương tự đã bắt đầu phải có tính chính thức (formal) rồi. Người đọc bản tin có thể nói nhanh chậm tuỳ ý (các phóng viên và phát thanh viên của BBC, CNN thường đọc bản tin hay báo cáo khá nhanh, đặc biệt là tin nóng). Nhưng một yêu cầu quan trọng là phải rõ ràng, mạch lạc (vì đối tượng nghe là quần chúng) và trung tính khách quan, nghĩa là không nên đặt cảm xúc cá nhân vào câu nói (vì bản chất thông tin là phải khách quan).3. Giọng đọc chương trình khoa học, phóng sự Giọng đọc các chương trình kiểu phóng sự, khoa học thường thức? có yêu cầu cao hơn giọng bản tin. Nó có các tiêu chí sau:-Rõ ràng mạch lạc (dĩ nhiên)-Khoan thai (để người nghe còn có thời gian nắm những thông tin, nhất là thông tin khoa học)-Mềm mại với một chút truyền cảm tương đối (nhằm mục đích lôi cuốn người nghe vào các thông tin thường là mới, chứ không phải đưa cảm xúc hay ý đồ cá nhân vào)4. Giọng hùng biện Đây là cấp khó nhất trong việc nói. Ngay chuyện nói trước công chúng đã không phải là việc dễ, nhất là với người Việt hay xấu hổ. Từ phát biểu, đọc diễn văn, đến diễn thuyết hay trình bày (present) hoặc nghị/tranh luận (luật sư chẳng hạn) trước đám đông đòi hỏi nhiều kĩ năng kết hợp, một trong đó là giọng nói hấp dẫn. Cái này là kết quả của năng khiếu cộng với luyện tập kiên trì. Nếu bạn là người không có khiếu hùng biện, thì hãy cần cù bù thông minh. Ngày trước có chuyện về một người hồi bé nói không ra hơi, về sau nhờ hàng ngày ngậm sỏi đứng nói át tiếng sóng biển mà trở thành nhà hùng biện nổi tiếng.Ngoài các yêu cầu mạch lạc và rõ ràng, để luyện phong cách rất xương này ngoài còn phải rất lưu ý các điểm sau:-Tốc độ: có thể lúc nhanh dồn dập, lúc khoan thai điềm đạm nhấn từng chữ tuỳ vào ý người muốn trình bày. Đặc biệt trọng âm câu phải rất chú trọng vì nó nêu bật ý người nói. Bình thường ta có thể nói với tốc độ trung bình, nhưng đến các từ khoá hay ngữ khoá, ta phải chậm lại, nhấn mạnh và rõ.-Âm lượng: lúc trầm lúc bổng có kiểm soát, đặc biệt chú ý thổi âm và luyến vồng ở các trọng âm câu hay từ/ngữ khoá.-Cảm xúc: càng truyền cảm càng tốt, vì phong cách này là phục vụ mục đích cá nhân (hay đại diện một tổ chức) nên càng khiến người nghe đồng tình với mình thì càng tốt (motivating).Tuỳ theo ý đồ, người nói hoà cả cảm xúc lẫn ý chí của mình vào câu nói, nhờ đó mà điều khiển tốc độ và âm lượng theo ý mình, giúp cho việc biểu hiện (express) được cái hồn của vấn đề. Trên đây là 4 phong cách chính trong tiếng Anh nói riêng và các ngôn ngữ nói chung (kể cả tiếng Việt) theo quan điểm của tôi. Ngoài ra, còn có các phong cách trung gian, hay kết hợp giữa các phong cách trên, các bạn có thể bổ sung thêm cho đa dạng.Việc phân biệt các phong cách nói theo tình huống là rất quan trọng, để người nói có thể lựa chon giọng nói cho phù hợp, nhằm đạt kết quả là truyền đạt thông tin đến người nghe một cách tối ưu. Hơn nữa, các phong cách khá khác biệt, không thể bệ nguyên cách nói ở tình huống này vào một tình huống khác được.
    ***​
    Đến đây tôi tạm kết thúc loạt ?~lan man?T về luyện nói mà tôi đã đúc kết từ kinh nghiệm của chính bản thân tôi, từ ngày chập chững học nói tiếng Anh. Hi vọng nó sẽ bớt giáo điều và có tính thực hành cao hơn, vì tôi chia sẻ với các bạn với tư cách cũng là một người đang tự học, hiểu rõ hơn hoàn cảnh của những người học sinh, đặc biệt những vướng mắc thường gặp mà đôi khi các thầy giáo vì ở trình độ quá cao không thể lường được từ học trò của mình.Tuy nhiên, các bạn phải dựa vào chính sức mình, tự tìm tòi ra phương pháp của riêng mình trong quá trình tự rèn luyện, với sự hỗ trợ của các tham khảo đắc lực là TV, radio hay người thực việc thực. Mọi lý thuyết sách vở chỉ là giáo điều, chỉ là cặn bã của người viết (Trang Tử), thực tế mới là quan trọng, bởi vì:Mọi lý luận đều là xám xịt, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi
    (vẫn còn tiếp ...)
  4. emxinh

    emxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    2.684
    Đã được thích:
    0
    PHỤ LỤC 1: CÁC QUY TẮC TRỌNG ÂM VÀ PHÁT ÂM THƯỜNG GẶPQua quá trình luyện từ, tôi xin cung cấp một số quy tắc nôm na về trọng âm. Tôi không muốn lý luận nhiều như một số tài liệu về phát âm khác, mà chú trọng đến tính thực hành. Thiết nghĩ, nhớ các lý luận phát âm để làm gì, cái đấy dành cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Nhớ trực tiếp các trường hợp thực tế còn nhanh gọn và đỡ tốn bộ nhớ hơn.Vị trí tương đối của trọng âm so với các tiếp/hậu tố (suffix) đặc biệt* Ghi chú: Kí hiệu: ?~### trọng âm chính; ,### trọng âm phụ; Thông thường, các trọng âm phụ có thể không được kí hiệu trong một số từ điển, nhưng khi nói, các trọng âm phụ bao giờ cũng được đọc khá rõ. Thực chất, rõ nhất là trọng âm chính, sau đó là trọng âm phụ, còn các âm còn lại thì có thể nuốt đi.Quy tắc: Trọng âm phụ hầu hết đứng cách trọng âm chính 1 âm tiết (trước hoặc sau). Một số ngoại lệ đứng cách 2 âm tiết như: ?~classifi?Tcation; de,terio?Tration;?1.Các hậu/tiếp tố (suffix) thường là Trọng âm: #eer: engi?Tneer, volun?Tteer; pio?Tneer;?#ese: ,Japa?Tnese; ,Vietna?Tmese;?#ental: en,viron?Tmental; ,conti?Tnental;??2.Trọng âm thường đứng ngay trước các hậu tố (suffix) sau: --#ion: ,inter?Tnation; com?Tpassion; re?Tligion; ?~fashion ?--#ure: ad?Tventure?~; cre?Tature; ?~pleasure; ?~injure;? (hầu hết áp dụng cho Danh từ, vì với động từ có một số trường hợp đặc biệt như in?Tsure, en?Tsure?vì trọng âm của động từ thường nằm ở âm tiết thứ 2)--#ity: mu,nici?Tpality; ,possi?Tbility; ac?Ttivity; ?~family;?--#ogy: tech?Tnology; bi?Tology; ,metho?Tdology;?--#aphy: bi?Tography; pho?Ttography;?--#ian: ,indo?Tnesian; ?Tindian;?--#(i)um: ,audi?Ttorium; a?Tquarium; mo?Tmentum, ?--#ial: ma?Tterial; ?~aerial;?--#ative (mostly in 4 syllabled words): ?~talkative;con?Tservative; in?Tformative? (exception: ?~quantitative, ?~qualitative?)--#ive (mostly in 2-3 syllabled words): con?Tductive; pro?Tgressive, ?~active; ?~passive;?--#ic(al): ?~infor?Tmatic; ?~techno?Tlogical, an?Tgelic; ?~comic?--#ient/ienc#: efficien-t/ce/cy; pro?Tficien-t/cy;?--#ual: ,indi?Tvidual; con?Tceptual;?--#ious: re?Tligious; de?Tlicious; am?Tbitious ?--# ify: i?Tdentify; ?Tmodify;?--#ish: ?~English; de?Tmolish; es?Ttablish;?3.Trọng âm thường đứng cách một âm tiết trước các hậu tố (suffix) sau: (đương nhiên chỉ áp dụng cho các từ có từ 3 âm tiết trở lên)Chú ý: Một số hậu tố đơn thường là trọng âm phụ, hay chí ít cũng được đọc khá rõ (dù trong một số từ điển không ghi kí hiệu (,) là trọng âm phụ)--*#ate: cer?Ttifi,cate; ?~confis,cate; ?--*#ise/ize: in?Tdustria,lise; ?~visua,lize; ?--*#age: ?~sabotage; ?~heritage;?--*#ism/ist: ,ento?Tmologist; ?~moder,nism/ist; ?~natura,lism/ist ( (tural) đã bị đọc nuốt thành một âm là (tSral) nên (na) vẫn coi là cách (ism) một âm tiết); ?--*#er: phy?Tloso,pher; pho?Ttogra,pher; in?Tterpre,ter; ?~moni,tor; ?~bache,lor;.. (ngoại trừ một số danh từ chỉ người được tạo nên bởi việc thêm (er) vào động từ 2 âm tiết vốn thường có trọng âm ở âm tiết thứ 2: per?Tform -- > per?Tformer; ? hoặc với trường hợp có (#ator) như co?Tordi,nator; co?Tope,rator;? vì giống trường hợp chứa tiếp tố (--#ate) )--*#ory/ary: pre?Tparatory; vo?Tcabulary; la?Tborotory; ?~fragmentary? (nhưng đây là quy tắc yếu vì có nhiều trường hợp trọng âm nằm ngay trước nó chứ không cách: ,satis?Tfactory, ,manu?Tfactory; hay trong từ chỉ có 3 âm tiết: ?~sensory?)4. Một số quy tắc khác - Đối với động từ và tính từ có 2 âm tiết, thì trọng âm hầu hết nằm ở âm tiết thứ 2: im?Tport; ex?Tport; im?Tpact; ...; co?Trrect; e?Txact;...- Đối với danh từ có 2 âm tiết, thì trọng âm hầu hết nằm ở âm tiết thứ nhất: ?~export; ?~import; ?~impact; ?~effort;...- Đối với từ có 4 âm tiết kết thúc bằng #ent; #ence; #ency; #ant; #ance thì trọng âm đứng ở âm tiết thứ 2: en?Tvironment; e?Tquivalen-t/ce/cy; sig?Tnifican-t/ce;...- Đối với từ có 3 âm tiết kết thúc bằng #ent; #ence; #ency; thì trọng âm thường đứng ở âm tiết thứ 1 khi bắt đầu có phụ âm: ?~preferen-t/ce; ?~consequen?Tt/ce;? còn đứng ở âm tiết thứ 2 khi bắt đầu bằng nguyên âm (trừ i) đơn thuần (nghĩa là mình nguyên âm tạo nên âm tiết thứ nhất, không kết hợp với phụ âm): e?Tmergen-t/ce/cy; occuren-t/ce;?- Đối với từ có 2 âm tiết (đặc biệt là danh từ) thì trọng âm thường nằm ở âm tiết thứ nhất khi có các hậu tố sau: #ate, #ism/ist, #ent; #er, #age, #ous: ?~climate; ?~marxism; ?~artist; ?~payment; ?~player; ?~manage; ?~famous?Trên đây là một số quy tắc thường gặp nhất mà tôi tổng hợp được, xin mời các bạn đóng góp thêm cho phong phú.
  5. emxinh

    emxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    2.684
    Đã được thích:
    0
    PHỤ LỤC 2: LAN MAN MỘT CHÚT VỀ PHÁT ÂM1. Anh-Anh và Anh-MỹCác bạn học nói tiếng Anh thường băn khoăn là mình nên theo phong cách Anh-Anh (A-A)hay Anh-Mỹ (A-M). Thực ra theo phong cách nào cũng tốt cả, nhưng mọi người thường có xu hướng sính A-M hơn, nhà giàu cũng có khác nhở.Vậy 2 dòng tiếng Anh này khác nhau những điểm nào trong phát âm:- Phụ âm (r): A-M thường đọc rõ âm (r) trong mọi trường hợp, còn A-A thì để câm nếu nó không phải là phụ âm chính. Ví dụ (sir): A-M = [sơr:]; A-A = [sơ]. Nhưng thực ra, hầu hết các dòng tiếng Anh phương Tây như Anh-Đức, Anh-Hà Lan?hay cả Anh-Úc đều giống A-M trong trường hợp này. Nghĩa là chỉ có tiếng Anh thuần mới cải biên thế này, còn lại đều rrrrrrr hết.- Phụ âm (o) ngắn: A-M đọc tương tự như [a]; còn A-A thì vẫn là [o]. Ví dụ, (not): A-M = [nat]; A-A = [not]- Các nguyên âm ngắn không phải trọng âm: trong A-A, các nguyên âm như e, a, i, o, u khi ở dạng ?ongắn? (khác với dạng dài thì có ký hiệu :-)) sau phiên âm như [o:], [a:]?) thì vẫn đọc như thường, nghĩa là quy tắc rất lung tung; còn trong A-M thì có xu hướng đơn giản hoá bằng cách đọc thành [ơ]. Ví dụ hậu tố (#ity) trong A-A đọc là [ity] còn A-M đọc là [ơty]; (#ful) trong A-A là [ful] còn A-M là [fơl]; (definite) trong A-A [?~definit] còn A-M thì [?~defơnơt]; (certificate, n) trong A-A là [sơ?Ttifikit] còn A-M là [sơ?Ttifơcơt]; (contribute, v) trong A-A là [cơn?Ttribjut] còn A-M là [cơn?Ttribjuơt]? Điều này có lẽ vì trong A-M, xu hướng nuốt âm mạnh hơn, nên các âm tiết không phải là trọng âm (chính hoặc phụ), thường chỉ được đọc gió phụ âm mà nuốt đi nguyên âm. Vì thế các âm sẽ bị biến đổi kiểu: ?fi? -- > [?f(ơ) ?]; ?cate [?kit]-- > [k(ơ)t]Trên đây là nhưng điểm khác nhau nổi bật giữa 2 dòng tiếng Anh chính trên thế giới là Anh-Anh và Anh-Mỹ (nếu không tính Anh-Úc vẫn bị coi là hơi ?onhà quê?). Tất nhiên còn rất nhiều chi tiết nho nhỏ khác trong phát âm như giọng điệu, cách luyến? Còn nếu xét một cách toàn diện thì nói bao nhiêu cũng không hết về ngữ pháp, văn phong, cách dùng từ, điểm câu?2.Những lỗi hay mắc điển hình trong nói tiếng Anha.Không phân biệt khi thay đổi trạng thái động-danh- tính: Như đã nói ở trên, khi biến đổi động-danh- tính (trạng từ không tính vì nó chỉ biến đổi rất nhỏ bằng cách thêm ly vào cuối, trừ những tính từ bất quy tắc), thì chính tả của từ thường thay đổi, dẫn đến sự thay đổi của trọng âm và như một hệ quả, phát âm của cùng một âm tiết gốc cũng thay đổi tương ứng. Những người không được luyện phát âm cơ bản, thường mắc lỗi đánh đồng phát âm và trọng âm các âm tiết gốc của động-danh- tính của cùng một từ cho nó đơn giản. Lỗi này có thể do vô tình vì không biết, hoặc do cố tình vì biết nhưng lười nhớ.Các bạn hãy chú ý từng chi tiết trong phiên âm của các ví dụ sau:Inform [in?Tfo:m]-information [,info:?TmeiSơn]-informative [in?Tfo:mơtiv]Prefer [pri?Tfơ]-preference [?~pref(ơ)rơns]-preferential [,pref(ơ)?TrenS(ơ)l]Photograph [?~foutơgraf]-photograph-y/er[fơ?Ttogrơf-i/ơ]-; photographic[,foutơ?Tgraefik]-Thế nào, chúng khác nhau hơi bị nhiều chi tiết đấy nhỉ, từ vị trí trọng âm chính và phụ lẫn phát âm???Các bạn thấy rõ ràng là trọng âm thay đổi vị trí. Sở dĩ có sự thay đổi vị trí trọng âm bởi vì khi biến động-danh-tính, các tiếp/hậu tố thường được thêm hoặc bớt, và sự có mặt của các tiếp/hậu tố này sẽ tác động đến vị trí của trọng âm (e.g. Phụ lục 1). Sự thay đổi vị trí của trọng âm khi biến đổi trạng thái động-danh-tính của từ dẫn đến một hệ quả là cách phát âm của các âm tiết trong từ đó cũng thay đổi. Thông thường, có các quy tắc tương đối sau:- Khi nằm ở trọng âm (chính và phụ), các nguyên âm đơn thường được đọc theo phát âm thuần (khá giống phát âm gốc Latin) của nó: a [ae]; e [e]; o [o] (trong A-M đọc lái thành [a]); i [ i]; u [u/ju]; Các nguyên âm kép cũng thường được đọc theo quy ước: ai [ei]; ee, ie [i:]; ea [e:]/ [i:];? Dĩ nhiên, quy tắc này chiếm một % khá cao, chứ vẫn có rất nhiều trường hợp chúng phát âm theo quy ước bảng chữ cái như: a [ei] trong #ation [#eiS(ơ)n]; e [ i] trong ecomomic [,icơ?Tnomik]; o [ou] trong #otion [#ouS(ơ)n]; I [ai] trong finite [?~fainait];?- Khi không phải là trọng âm, các nguyên âm đơn thường đọc khác đi, o [ơ]; e [ i]; a [ơ]; u [a]/ [ơ];? đặc biệt trong A-M thì đa số được nuốt âm để thành [ơ] như đã nói ở trên. Các nguyên âm kép thì thường là bất quy tắc, có khi phát âm theo quy ước, có khi lung tung cả.Các bạn có thể thấy 2 quy tắc trên qua các ví dụ trong bài này, hoặc cụ thể là ví dụ sau:Academy (n) [ơ?Tkaedơmi] - academic (a) [,aecơ?Tdemik]Ngoài ra, ngay cả khi từ được giữ nguyên dạng chính tả khi thay đổi trạng thái thì có rất nhiều trường hợp vị trí trọng âm cũng thay đổi. - Trường hợp hay gặp là các từ có 2 âm tiết mà danh và động từ như nhau, ví dụ: impact(n) [?~impaekt]-impact(v) [im?Tpaekt]-; ?~export(n) [ekspo:t]-ex?Tport(v) [iks?Tpo:t ]; record(n) [?~rekơ:D] - record [ri?Tko:D]? (xem 4. Một số quy tắc khác, Phụ Lục 1). - Một số trường hợp giữ nguyên dạng khác: hậu tố (#ate): ở động từ, phát âm là [#eit] và được nhấn như một trọng âm phụ; nhưng nếu ở danh-tính từ thì là [#it] (A-A) hay [#ơt] (A-M) và nhấn nhẹ hơn: certificate(v) [sơ?Ttifi,keit]/ [sơ?Ttif(ơ),keit] - certificate(n) [sơ?Ttifikit]/ [sơ?Ttif(ơ)kơt]; elaborate(v) [i?Tlaebơ,reit] - elaborate(n, a) [i?Tlaebơrit]/ [i?Tlaeb(ơ)rơt].- Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp bất quy tắc. Ví dụ trong các từ 2 âm tiết có danh và động từ như nhau, thì cả phát âm lẫn trọng âm cũng như nhau luôn, ví dụ: re?Tport; de?Tlay;?Trường hợp giữ nguyên như thế này có khi nhiều hơn cả trường hợp có biến đổi, nên không biết là cái nào mới gọi là bất quy tắc.b. Một số trượng hợp cụ thể về phát âm dễ sai: - Hậu tố (#age): sai: [#eidZ] - đúng: [#idZ] (heritage?), đặc biệt hơn là sabotage [?~saebơtadZ]- hậu tố (#ate) ở danh hay tính từ chỉ có một trạng thái không biến đổi: sai [#eit] - đúng [#it]/[#ơt]. ví dụ: climate [?~claimit]/[?~claimơt]; hostel-mate [?~host(ơ)lmit]/[?~host(ơ)lmơt]; affectionate [a?TfekS(ơ)nit]/ [a?TfekS(ơ)nơt];?- hậu tố (#able): sai [#eibl] - đúng [#ơbl]. Ví dụ: vegetable: sai [?~vedZteibl] - đúng [?~vedZtơbl]; comfortable: sai [?~kamfơteibl] - đúng [?~[?~kamfơtơbl];? (ngoại lệ: unable [a?Tneibl]).- #ea#: khá là bất quy tắc, khi thì là [#i:], khi là [#e:], đặc biệt là biến đổi khi biến đổi trạng thái của từ, ví dụ: threat (n) [thre:D]- threaten [?~thri:t(ơ)n]; read (v) [ri:]- read (quá khứ) [re:D]; lead (v) [li:D]: lãnh đạo - lead (n) [le:D]: chì (đồng âm khác nghĩa);?- Ngoài ra, có các từ cụ thể mà thường bị sai: Knowledge: sai [?~nouledZ] - đúng [?~no:lidZ]; tomb raider: sai [tomb raidơ] - đúng [tum reidơ]; load: sai [lwad] - đúng [loud] (trường hợp trong tin học); exhibition: sai [,ikshi?TbiSn] - đúng [,eksi?TbiSn]; Còn rất nhiều điểm khác, đề nghị các bạn đóng góp vào cho phong phú.***Lời cuối: Về phát âm, thật chuẩn theo một dòng Anh ngữ chính thống như Anh-Anh, Anh-Mỹ hay Anh-Úc thì là rất tốt. Tuy nhiên, quy tắc phát âm của tiếng Anh khá lung tung vì tính phổ cập của nó ở các vùng địa lý trên thế giới, ngay cả trong cùng một quốc gia hay một vùng, phát âm cũng đã biến dị rất nhiều. Vì thế, không nhất thiết phải quá hoàn thiện cho vấn đề này, trừ phi bạn cực kì cầu toàn. Nhưng bạn phải rất lưu ý về trọng âm, bởi vì dù ở các vùng nói tiếng Anh phổ cập nào, tiếng Anh cũng được nói theo một quy ước trọng âm chung nhất. Đây là yếu tố hàng đầu để nói và nghe được thống nhất, tránh nghe nhầm dù trong điều kiện nào
  6. emxinh

    emxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    2.684
    Đã được thích:
    0
    NGOẠI ĐỀ: LỌ MỌ TỰ LUYỆN PHẢN XẠ NÓI TIẾNG ANH KHI KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN GIAO TIẾP THƯỜNG XUYÊNVới đa số người Việt trong nước, chuyện học tiếng Anh với các kỹ năng nghe, đọc và viết thì tốt, nhưng nói thì chuối là phổ biến. Sở dĩ vậy vì ở ta học tiếng Anh ít có điều kiện giao tiếp thường xuyên bằng tiếng Anh, nhất là nói chuyện với người nước ngoài. Thêm vào đó, tâm lý "không đi Tây, hay chí ít không nói chuyện nhiều với Tây thì nói thế quái nào được" đè nặng lên người Việt học tiếng Anh, khiến họ không quyết tâm tìm cách tự luyện nói tiếng Anh khi thiếu điều kiện.Bản thân tôi hồi trước hoàn toàn không có điều kiện gặp gỡ giao tiếp với người nước ngoài, lại chẳng có tiền mà đi các lớp xịn, đành phải tìm cách tự luyện nói tiếng Anh ở nhà. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm tự luyện phản xạ nói tiếng Anh của mình, hi vọng giúp cho các bạn đang chập chững bước đầu luyện nói tiếng Anh.Phương pháp tự luyện của tôi rất đơn giản, yêu cầu cơ sở hạ tầng chỉ là một cái Tivi bắt được các chương trình tiếng Việt như VTV, HTV...Nào ta bắt đầu...Các bạn mỗi tối, chọn một bộ phim truyện hay truyền hình bất kì, nhưng phim càng có nội dung đơn giản (về mặt ngôn từ) càng tốt, như phim Hàn Quốc, hay phim hiện đại Mỹ, phim Việt Nam... miễn là nói tiếng Việt hoặc là thuyết minh tiếng Việt. Các bạn ngồi trước TV, xem phim như bình thường, và hãy bắt đầu dịch các câu thoại trong phim sang tiếng Anh. Chọn phim có lời thoại đơn giản để phù hợp với bước khởi đầu chập chững, nhất là những bạn có vốn từ còn yếu, chứ nếu chọn ngay các phim ngôn từ khoai như phim dã sử Tàu, khoa học viễn tưởng Mỹ... thì sợ rằng bị sốc từ vựng.Bước 1. phản xạ dịch (nghĩ) chuẩn: dịch thầm trong đầu bất kì một câu thoại nào bạn bắt ngẫu nhiên. Lúc này không quan trọng tốc độ dịch, bạn có thể túm lấy một câu và dịch, ngồi dịch cho xong thì thôi, không quan tâm đến các câu thoại tuôn sau đó. Chỉ khi dịch "hoàn chỉnh" câu thoại đã chọn, bạn mới tiếp tục theo dõi phim, và bắt ngay câu thoại ngay lúc đó. Tiêu chí "hoàn chỉnh" ở đây là ưu tiên hàng đầu, theo nghĩa đúng và đủ về mặt ngữ pháp (tất nhiên là hết mức có thể theo khả năng hiện tại của bạn). Đây là yếu tố tối quan trọng, vì nếu ngay từ đầu bạn đã xuề xoà về mặt ngữ pháp, thì bạn sẽ rất dễ tạo thói quen nói "bồi" rất khó sửa về sau. Thà rằng bạn dịch chậm, bỏ qua rất nhiều lời thoại giữa 2 lời thoại được chọn dịch, vẫn không vấn đề gì, vì đây là bước chập chững ban đầu, chậm mà chắc.Bước 2. Phản xạ tốc độ (nghĩ): Dần dần, khi bạn bắt đầu quen với trò chơi này, quen với thói quen nói đúng ngữ pháp, phản xạ của bạn nhanh dần, bạn có thể rút ngắn thời gian giữa 2 câu được chọn dịch. Ban đầu, phim có thể qua 5-7 lời thoại bạn mới dịch được 1. Nhưng chỉ vài tuần, là bạn có thể bắt kịp hầu hết các lời thoại. Bạn đã đặt được một chân vào việc luyện phản xạ nói tiếng Anh. Theo kinh nghiệm của tôi, khoảng 2-3 tháng liên tục, mỗi ngày 1h-1,5h (thời gian một phim), là bạn đã xây dựng được một phản xạ rất tốt để nói tiếng Anh. Lúc này, TV nói gì, là bạn đã bật ra ngay trong đầu câu tiếng Anh tương ứng. Mối liên hệ giữa tiếng Anh và tiếng Việt của bạn đã khá gần nhau, chỉ còn một làn ranh giới mỏng manh nữa là bạn đã được coi là nghĩ gì thì nói ngay được cái đấy bằng tiếng Anh.Bước 3. Phản xạ nói thành tiếng: Nhưng như trên mới chỉ là NGHĨ tiếng Anh. Để thực sự luyện nói tiếng Anh, bạn dần phải chuyển từ dịch thầm trong đầu đến nói ra miệng. Ban đầu không nên nói to ra miệng ngay, vì nó cản trở sự tập trung, đặc biệt là làm bạn khó theo dõi lời thoại Việt của phim. Nhưng sau quen dần, bạn có thể từng bước, từ dịch thầm trong đầu, rồi lẩm bẩm không ra tiếng, rồi thì thào, rồi nói nhỏ, rồi nói vừa, cuối cùng là hô to... cho đến khi gia đình bạn phải tưởng là bạn đang dịch "đuổi" phim từ Việt ra Anh cho một người nước ngoài, và rồi tưởng bạn bị hâm khi chả thấy người nước ngoài đó đâu.Bước 3 hoàn toàn có thể thực hiện cùng lúc với bước 2, nghĩa là vừa tăng tốc độ dịch (tốc độ bắt kịp lời thoại), vừa chuyển từ nghĩ trong đầu ra nói thành tiếng. Tuy nhiên, khi nói thành tiếng, bạn nên kết hợp với quá trình luyện nói chuẩn (phát âm và trọng âm) như tôi đã viết ở bài Luyện nói tiếng Anh ở trên.Đến đây tôi dừng chút để đưa ra vài nhận định:Tại sao phải là TV, nhất là phim?- hứng thú: thông thường tự học rất buồn chán, dễ nản. Xem TV để luyện nói tiếng Anh là một cách học mà chơi, chơi mà học. Xem phim là thú giải trí của nhiều người, nay kết hợp nó để luyện nói tiếng Anh sẽ làm cả việc luyện nói lẫn xem phim có hứng thú hơn.-tranh thủ thời gian: đằng nào bạn cũng xem phim thường xuyên, nay kết hợp để luyện tiếng Anh, sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian để đi đến lớp luyện chuyên tu.-tiết kiệm "xiền": miễn bàn-...Tác dụng với mỗi người có trình độ tiếng Anh khác nhau như thế nào?- với người mới tập nói: đây là cách rất tốt để bạn bắt đầu có phản xạ nói tiếng Anh khi không có nhiều điều kiện giao tiếp. Phương pháp này giúp những người nhút nhát khi giao tiếp với người khác. Với trình độ này, các bạn cần rất chú ý đến việc nói đúng ngữ pháp (tránh nói bồi) cũng như chuẩn về ngữ âm. Kể cả khi bạn có điều kiện giao tiếp (ở lớp hay trong công việc), thì luyện thêm kiểu này ở nhà cũng có tác dụng không nhỏ.- với người đã có một trình độ nói nhất định: đây vẫn là bài tập bổ trợ rất tốt để trau dồi phản xạ, nhất là phản xạ dịch đuổi. Với các bạn có trình độ nói và phiên dịch khá tốt, nếu thấy xem phim là quá dễ, và các bạn có thể chọn các "mẫu" khó hơn như chương trình thời sự, khoa học. Hoặc như tôi, mỗi lần đi hội thảo mà buồn ngủ, thường dịch đuổi trong đầu những bài phát biểu, trình bày để cho xua cơn buồn ngủ đi.Hiệu quả thực tế như thế nào?Bản thân tôi, sau 3 tháng nghĩ ra phương pháp này và tự luyện hàng ngày 1/2-1 bộ phim trên TV(nói thế thôi, chứ cũng không đến mức chăm chỉ thế), lần đầu tiên gặp người người nước ngoài trong đời, mình tự dưng xổ ra một tràng tiếng Anh lưu loát, hầu như không phải sắp xếp bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh như hồi trước. Lúc đấy, không chỉ đám bạn lác mắt, mả cả mình cũng ngạc nhiên quá độ, không ngờ cái trò chơi cho vui đấy lại tác dụng đến thế. Tôi có chia sẻ phương pháp này cho một số người khác, và họ cũng đạt được những tiến bộ rất tốt, có thể gọi là gây ngạc nhiên cho chính họ.Sau nhiều kiểm chứng như vậy, tôi đã dám tin là phương pháp này có hiệu quả khá tốt trong hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam: học tiếng Anh "chay". Này xin chia sẻ cùng các bạn. Chúc thành công!
  7. MuiMui

    MuiMui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Chả biết post cài này ở đâu, mượn tạm đất đây vậy
    "Do you speak Italian"
    A bus stops and two Italian men get on. They sit down and engage in an animated conversation. The lady sitting behind them ignores them at first, but her attention is galvanized when she hears one of the men say the following:
    "Emma come first. Den I come. Den two asses come together. I come once-a-more. Two asses, they come together again. I come again and pee twice. Then I come one lasta time."
    "You foul-mouthed *** obsessed swine," retorted the lady indignantly.
    "In this country....we don''t speak aloud in public places about our ***
    lives !!"
    "Hey, coola down lady," said the man. "Who talkin'' abouta ***a? I''m a
    justa tellin'' my frienda how to spella Mississippi''."
    I BET YOU READ THIS AGAIN!!!
  8. bluesunflower_to_on_ca

    bluesunflower_to_on_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Em ko biết pót bài này ở đâu, đành vào đây pót tạm Em đang phải viết một kịch bản kịch ngắn có tính chất hài. Em nghĩ sẽ dựa trên một câu truyện cổ tích phổ biến có sẵn như bạc tuyết, lọ lem, hồ thiên nga sửa đổi cho nàng công chúa như một cô nữ sinh mới lớn thời hiện đại trên nền nhạc pha trộn giữa classical, pop, rock, country.... Vấn đề là em không có ý tưởng gì. Mà độ 3 tuần nữa là hết hạn đăng kí. Mọi người help em nhé.
    Được bluesunflower_to_on_ca sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 12/03/2005

Chia sẻ trang này