1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

INTERNET: HƯỚNG ĐẾN MỘT BẢN THỂ LUẬN TỔNG THỂ

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Tran_Thang, 13/03/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lang thang trên facebook chán, lại quay về mái nhà xưa.

    Triết học đã tiến đến và hợp nhất với ngôn ngữ nên tôi post bài này trong Box Tiếng Việt. Bài dịch cũng khoảng 4 năm rồi...

    Phan Thắng dịch từ:
    http://wwwmcc.murdoch.edu.au/ReadingRoom/VID/jfk/thesis/ch1.htm

    Chương I: INTERNET – THÂN RỄ

    Chương này sẽ khảo sát mức độ tương tự giữa Internet và khái niệm thân-rễ, một “phong cách tư tưởng” (Goodchild, 1996: 85) được Deleuze và Guattari giới thiệu trong đoạn mở đầu cuốn Một Nghìn Cao Nguyên (1987). Để đơn giản hơn, thân-rễ hoạt động bằng sinh sôi nảy nở bên sườn thay vì tăng trưởng thẳng như cây. Nó được đưa ra như là một chọn lựa luân phiên với cấu trúc hẹp hòi dạng cây và sự thống trị của thuyết nhị nguyên trong cái mà Deleuze và Guattari gọi là“triết học trạng thái” (Massumi, 1987a: xi):

    Gần như tự mình, và áp đặt chiếc nắp trên kỉ luật riêng của mình, triết học thường nhầm lẫn sự trống rỗng và vô lí với khôn ngoan và khắc khổ, còn mùi ươn thối loạn luân với dấu hiệu tri thức và đạo đức chính trực. Để mở chiếc nắp này, để cho một cơn gió lành có thể tràn vào, thì phải không phí thời gian giải mã những dấu hiệu một kết cục cấp bách của triết học (Boundas, 1993: 1)

    Điều quan trọng là không xem thân-rễ là đối lập nhị-phân với thân-cây, như Boundas gợi ý qua tiêu đề chương “Thân-Rễ vũ sự Thân-Cây” (1993: 27) của ông. Chính Deleuze và Guattari đã cảnh báo “hệ rể-cây và hệ ống-thân-rễ không phải là hai mô hình đối lập” (20). Khái niệm thân-rễ được thiết lập một cách chính xác nhằm thách thức những nhánh nhị phân; tuy nhiên, bằng cách đặt thân-rễ chống lại thân-cây thì làm thế nào chúng ta có thể phớt lờ thuyết nhị nguyên tự-mâu thuẫn? Làm thế nào Deleuze và Guattari trù tính cho tên lửa của họ - những thăng-tuyến chẳng hạn - rời khỏi mặt đất? Họ phát huy luận đề viết:để thiết kế cái gì đó một cách chính xác, không thể tránh tuyệt đối những biểu đạt không chính xác…Chúng ta viện dẫn một chủ nghĩa nhị nguyên chỉ nhằm thách thức một chủ nghĩa nhị nguyên khác. Chúng ta sử dụng các mô hình nhị nguyên chi để đạt đến một quá trình nhằm thách thức mọi mô hình (20).

    Điều này cũng quá đủ cho ví dụ “lắp bắp” tu từ mà qua đó Deleuze được biết đến là đã đạt những khái niệm triết mới mẻ (Boundas, 1993: 1); vì nhờ “những đa lối vào” của thân-rễ mà ta có thể vào nó qua hệ nhị nguyên-cây, “thừa nhận những cảnh báo cần thiết đã được ghi nhận” bao gồm, một cách nghịch lí, cả việc tránh “nhị nguyên Manichael” (14). Quan hệ của thân-rễ với thân-cây không phải là một nhị nguyên mà là địa-hóa (territorialization), nhưng chúng ta sẽ trở lại việc này theo mô tả về sáu nguyên tắc của thân rễ.
    Thân-rễ là gì, và mạng Net là một thân-rễ như thế nào?

    Sáu nguyên tắc thân-rễ được Deleuze và Guattari liệt kê như sau:

    . kết nối
    . hỗn độn
    . đa-cách
    . phân khúc vô nghĩa
    . bản đồ học
    . đề-can

    Goodchild gợi ý chúng ta rằng “những nguyên tắc này vẫn không bị tách biệt mà trộn lẫn nhau và sinh sôi nảy nở” (1996: 85). Nói cách khác, chúng ta nên nhớ rằng chúng không hoạt động cách li mà cùng nhau như một thân-rễ. Phương pháp thân-rễ lí tưởng bao gồm việc dàn xếp qua tất thảy những nguyên tắc này một cách đồng thời để chúng có thể sinh sôi nảy nở trong tâm trí đọc giả; nhưng vì những lí do được để cập trong phần Giới Thiệu trên mà phiên bản giấy của luận điểm này sẽ ở lại cùng phương thức lí giải tuyến tính, trong khi phiên bản HTML sẽ cho phép một sự dàn xếp phi-tuyến bởi người đọc. Thay vì trình chi tiết những nguyên tắc rồi sau đó nói chúng tồn tại như thế nào trong trường hợp mạng Net, tôi sẽ lập bản đồ mỗi nguyên tắc vào mạng Net khi tôi tiếp tục, với hy vọng khuyến khích một hình thức sắp-xếp sinh sôi nảy nở.

    Kết-nối và hỗn-độn

    Trong khi cấu trúc cây hoạt động theo thứ-bậc và ấn định trật-tự các vị trí vào các chủ thể (do đó thúc ép quan hệ với các chủ thể khác), thì trong hệ thống thân-rễ mỗi điểm có thể kết nối với tất thảy những điểm khác, không bị gò ép bởi bất cứ trật tự phân nhánh nào (7). Nguyên tắc phân nhánh bị từ bỏ, vì nó tự-kiềm hãm và không mở ra kết nối những lĩnh vực khác. Chẳng hạn, Deleuze và Guattari đã phê bình mô hình ngôn ngữ học phân nhánh của Chomsky là không thể kết nối “một ngôn ngữ với nội dung ngữ nghĩa và thực tế trình bày, với những tập hợp phát ngôn, với toàn bộ chính trị vi mô của lĩnh vực xã hội” (7). Thay vào đó, thân-rễ tập trung vào những kết nối mở rộng nhằm “đa dạng những mô hình mã hóa (sinh vật, chính trị, kinh tế, v.v.) nhằm phát huy không chỉ những chế độ dấu hiệu khác biệt mà còn là các trạng thái sự vật của những tình trạng khác biệt”(7). Nghiên cứu thân-rễ ngôn ngữ vì thế sẽ tích cực khảo sát những phạm vi xã hội thực trong đó không có ngôn ngữ phổ quát đơn lẻ, không có sự đồng nhất mà là một tương tác phức hợp giữa tất thảy mọi mô hình khớp nối, “không chỉ ngôn ngữ học, mà còn là thụ cảm, bắt chước, cử chỉ và nhận thức” (7).

    Mặc dù Deleuze và Guattari lưu ý rằng “không có tiếng mẹ đẻ” mà chỉ là “một đám đông biện chứng, thổ ngữ, tiếng lóng, và ngôn ngữ chuyên ngành” (7), một quyền lực tiếp quản bởi một ngôn ngữ thống trị trong phạm vi một đa-cách chính trị. Ngôn ngữ ổn định quanh những giáo xứ, địa phận, thủ phủ. Nó hình thành một loại củ. Nó tiến hóa bằng cuống ngầm, trôi nổi dọc con sông vào những thung lũng hay uốn lượn theo những lối mòn; nó lan tỏa như một vệt dầu (7).

    Phương pháp thân-rễ nỗ lực tính đến đa-cách này. Nó khác với phương pháp dạng cây của Chomsky vốn không muốn “phá vỡ ngôn ngữ thành những yếu tố nội cấu trúc, một nhiệm vụ về cơ bản không khác biệt với việc tìm kiếm rễ cây”, thay vào đó là thiết lập phân tích bằng cách mở nó ra “những chiều kích và sổ sách khác” (7-8).

    Nếu đây là phương pháp nghiên cứu mà Deleuze va Guattari chiếu cố nhằm phân tích ngôn ngữ - một phương pháp tính đến bản chất nội dung chủ thể - thì ta cũng có thể xây dựng một phân tích thân-rễ của mạng Nét vốn được kiến tạo bằng những kết nối giữa những môi trường đa dạng, hỗn độn. Barrett đánh bạo đưa ra một định nghĩa thẳng thắn về mạng Nét có thể giúp chúng ta hiểu hình thức thân-rễ của nó:
    Từ viễn cảnh kĩ thuật thuần túy, mạng Internet có thể được định nghĩa như tập hợp những chuẩn mực, nghi thức và cơ giới cho phép một tập hợp máy tính toàn cầu – từ hệ thống lớn cho đến máy đơn lẻ - tương tác, chia sẻ phần mềm và dữ liệu (1996: 12)

    Vì thế, dù là một thực thể vật lí, mạng Nét bao gồm nhiều kết nối giữa các điểm hoặc nút đa dạng một cách hiển nhiên, như việc “nói” làm đa dạng hóa “ngôn ngữ” vậy – trong thuật ngữ kĩ thuật thì đấy là những sơ đồ mã hóa và các bậc hoạt động. Một cách tiềm năng, sự đa dạng của mạng Nét khi đó thậm chí to lớn hơn đòi hỏi của Deleuze và Guattari đối với ngôn ngữ tự nhiên. Những kết nối này về cơ bản được kiến tạo bằng những cỗ máy vật lí hoạt động kết hợp với TCP/IP, một“siêu ngôn ngữ” chung tức nghi-thức, kênh thông tin bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.

    Mở rộng hơn định nghĩa của ông, để mạng Nét không bị giới hạn chỉ trong kĩ thuật kết nối, Barrett đưa ra một định nghĩa chung hơn:

    Internet: một cái ao thông tin và dịch vụ toàn cầu, khả truy bằng những phương tiện phần mềm thực thi qua những giao thức địa phương (1996: 12)

    Bằng cách này, ông tung ra một mạng rộng hơn, rào đón một tạo vật lớn hơn, u ám và được xác định một cách lỏng lẻo hơn. Nhờ việc mở rộng mạng lưới này mà ông đã tìm thấy những giao-điểm trên mọi mô tả: những trang riêng, công chức chính quyền, cơ sở dữ liệu phim ảnh, các bản liệt kê thư viện, những thảo luận qua e-mail, những lợi ích thương mại, những tổ chức phi lợi nhuận – tất thảy đều có trong những ngôn ngữ khác nhau, một cái gì đó rất giống mô tả của Deleuze và Guattari: “đám đông biện chứng, thổ ngữ, tiếng lóng và ngôn ngữ chuyên môn” (7). Mặc dù Barrett không qui về Deleuze và Guattari, ý tưởng mạng Nét là một ví dụ giáo khoa về thân-rễ không có cấu trúc tổ chức rõ ràng, không có những điểm nguyên thủy xác định, không có xu hướng chuyên chế. Tuy nhiên, các điểm ổn định sẽ thống trị. Chẳng hạn, mạng Nét bắt đầu ở Mỹ (Hafner & Lyon, 1996), và đồng đô Mỹ là đồng tiền được chọn để giao dịch trực tuyến, đúng như tỉ giá hối đoái toàn cầu đã hòa hợp với giấy bạc (Mỹ). Tương tự, tiếng Anh thống trị, mặc dù những ngôn ngữ khác duy trì những cơ hội ngàn vàng: “ngôn ngữ ổn định quanh những giáo xứ, địa phận, thủ phủ” (7). Phiên bản mạng Nét của Barrett quả thực là một “thân củ tích tụ những hành động thực sự đa dạng”, và nó “lan tỏa như một vệt dầu” (7).

    Về mặt lịch sử, những nguyên tắc kết-nối và hỗn-độn đều được thực hiện qua cách đặt nặng phát triển mạng Nét. Vào năm 1965, Vụ Dự án Nghiên Cứu Tiên Tiến (Advanced Research Projects Agency - ARPA) đã nhận và phê chuẩn một đề xuất nghiên cứu từ một hãng máy tính nhỏ mới thành lập đang tìm kiếm những hợp đồng sau khi đã mất nhà đầu tư chính (Hafner & Lyon, 1996: 68). Tom Marill, người đã đưa ra đề xuất nhằm trói buộc hai máy tính khác nhau và cách xa nhau, đã có một mục đích cụ thể:
    Máy tính đã đạt đến một trạng thái làm việc đáng tiếc; những dự án chia sẻ thời lượng đang sinh sôi nảy nở nhưng không có “nền tảng chung để trao đổi chương trình, cá nhân, kinh nghiệm, hay ý tưởng”. Ấn tượng của ông về cộng đồng khoa học máy tính là nó“chủ yếu thuộc về một số dự án cùng loại, mỗi dự án phai nhạt dần theo những hướng riêng và hoàn toàn bỏ mặc những dự án khác”. Tại sao lại phí các nguồn lực như thế? (1996: 68)

    Là kết quả của lợi ích cá nhân và nỗi ám ảnh của những nhà khoa học và kĩ sư phi chính thống được Larry Roberts tại ARPA điều hành, kinh nghiệm khiêm tốn của Marill đã dẫn đến dự án ARPANET mà nó thực sự trổ hoa vào mạng Nét. Marill không cố gắng mang những công nghệ tạp nham vào bất cứ thứ gì hội tụ thành dạng cây mà gắn bó chúng với nhau để tránh phân nhánh. Quả thực ông đang cố gắng kết nối những yếu tố hỗn độn.

    Đa-cách

    Một đa-cách, theo Deleuze và Guattari, là một tập hợp các điểm được xem như toàn bộ thân-rễ. Những điểm không là bộ phận của số đông đều bị xem như vô giá trị. Trong đa-cách, “bội số được xem là một thực tồn hữu ích” mà những hoạt động của nó vượt khỏi chính trị của chủ thể và vị trí của khách thể. Thay vào đó, đa-cách sẽ bao gồm “những quyết định, độ lớn, và chiều kích mà chúng không thể gia tăng về số lượng khi đa-cách không thay đổi về bản chất”. Nói cách khác, đa-cách biến đổi chính nó, thay đổi về độ lớn và chất lượng (“qui luật kết hợp để gia tăng số lượng khi đa-cách phát triển”), không bao giờ là một thực thể tĩnh, vì nó mở rộng kết nối và luôn luôn bổ sung các chiều kích. Deleuze va Guattari sử dụng ví đa-cách như những sợi dây điều khiển con rối nối với “đa-cách những sợi thần kinh” của cánh tay rồi nối với bộ não là cái “vô định hình”.Nhưng ý tưởng bộ não là “vô định hình” có thể vẫn bị đẩy ngược xa hơn nữa bằng ý tưởng bộ não là một đa-cách những nơ-ron nối liền nhau một cách tiếp hợp (Marshall & Zohar, 1997: 241). Từ đó đa-cách sinh sôi nảy nở bằng cách mở rộng những kết nối với những đa-cách khác.
    Deleuze và Guattari nói rằng một đa-cách không gồm các “điểm hay vị trí” mà gồm các “tuyến”. Vì một đa-cách không phải là một sự “hợp nhất” như một “cấu trúc, thân-cây hay rễ-cây” trong đó các yếu tố của tập hợp được đặt vào, nó không thể đo đạc bằng cách đếm đơn giản – “ý niệm về một sự hợp nhất nào đó xuất hiện chỉ khi có một quyền lực tiếp quản trong đa-cách bởi biểu-hiệu hay một diễn tiến của chủ thể thích hợp”, đó chính là hoạt động phân nhánh của cây. Loại logic nhị phân này cho rằng có một “chiều kích bổ sung”vượt trước nó mà trong đó hệ thống tồn tại, “quá mã” tức quyết định hệ thống. Tại đó tồn tại những đa-cách khác biệt, vì chúng đều “phẳng”, trong ý thức chúng chỉ được tạo bằng những chiều kích mà trong đó chúng trú ngụ, và không gì hơn. Vì thế các đa-cách tồn tại trên một “mặt phẳng nhất quán”, tức một mặt phẳng thi hành “việc cùng nắm giữ những yếu tố tách biệt” (Massumi, 1987: xiv), một cái “lưới” những kết nối tồn tại “bên ngoài mọi đa-cách”. Những đa-cách bị “bên ngoài” nắm giữ này – chiều kích-giữa-những chiều kích mà trong đó tồn tại “những tuyến trừu tượng, những thăng-tuyến hay tháo dỡ mà theo đó chúng thay đổi về bản chất và kết nối với mọi đa-cách”. Nói các khác, những đa-cách không được cấu trúc bởi chiều kích tiên nghiệm, quá mã mà được tạo điều kiện bởi chiều kích-giữa-những chiều kích của những kết nối bên-ngoài. Một đa-cách có thể chẳng bao giờ tự-chứa đựng tức “được kiến tạo bởi cái bên-trong của một thực-thể hay chủ-thể”; đúng hơn, nó luôn là bộ phận của một bức tranh rộng hơn nào đó. Theo cách đó, những đường biên của một đa-cách có thể chẳng bao giờ được rút hết.
    Vậy thì mạng Nét là một đa-cách như thế nào? Trước tiên, ta không thể đo lường nó: “Không ai biết có bao nhiêu người sử dụng Internet, vì…nó là một mạng lưới của những mạng lưới”(Negroponte, 1996: 181). Thứ đến, nó không vừa vặn như một tập hợp những yếu tố có thể đếm được – vì nó không phải là một; nó thậm chí không phải nhiều, mà là một bao gồm nhiều. Thứ ba, nhiều máy tính cần được kết nối trước khi chúng trở thành một đa-cách. Mạng Nét chỉ là một tập hợp thực thể, toàn bộ được trang hoàng bằng đa-cách các yếu tố: phần mềm, phần cứng, con người, máy tính cá nhân, hệ thống, định tuyến, cáp, modem, đường điện thoại, Telnet, World Wide Web, FTP, thẻ tín dụng, cơ sở dữ liệu, camera số, ATM, danh sách thị trường chứng khoán, nhà xuất bản, các công ty ảo…tất thảy đều là những đa-cách trong những đa-cách.
    Nếu chúng ta phớt lờ mọi đa-cách của mạng Nét trừ một đa-cách – là mạng lưới những thiết bị kết nối (đường điện thoại, cáp, định tuyến, vân vân) – thì những gì còn lại là mặt-phẳng-nhất-quán, một chiều kích-giữa-những chiều kích bên ngoài, giữ mạng Nét lại với nhau. Nó không tĩnh mà thay đổi về kích thước và bản chất cùng mọi loại kết nối mới được tạo. Những chiều-kích mới luôn được bổ sung: hôm qua là thư viện trực tuyến; hôm nay là thương mại điện tử; ngày mai có thể là thực tại ảo. Mạng Net là một dòng động lực những đa-cách chống lại việc quá mã và quyết định. Mặc dù vẫn có những điểm quyết định siêu nghiệm trên Net mà chúng ta sẽ thảo luận ở cuối chương.

    Phân-khúc-vô-nghĩa

    Để hiểu nguyên tắc thân-rễ này trước tiên chúng ta phải hiểu những gì Deleuze và Guattari qui về cái “đang-trở-thành” – một ý niệm được thỏa mãn bằng những quá trình tháo-dỡ và tái-lập mà chúng “luôn được kết nối, tiêm nhiễm trong một quá trình khác nữa”. Nếu việc tháo dỡ làm đứt gãy tuyến phân giới không gian khái niệm hay vật lí của chủ thể thì việc tái lập sẽ kéo ngược tuyến đó lại – không nhất thiết lưu trữ nó vào những gì nó vốn có mà tái xác định không gian chủ thể một cách rõ ràng. Chúng ta có thể bảo đảm rằng giới tuyến đầu tiên đơn thuần chỉ là một trạng thái tạm thời, một chốt đèn-hiệu trôi qua giữa phông cảnh nhìn qua một con tàu đang chạy. Trong một ẩn dụ khác, Deleuze và Guattari phác họa những quá trình này bằng cách sử dụng ví dụ về sự thụ phấn của phong lan bởi ong bắp cày.

    Phong lan tháo dỡ “tính-chất-thực-vật” hay “tính-chất-hoa” của nó bằng cách thể hiện chính nó trong hình-ảnh hay đồ-hình của con ong. Con ong sau đó xác nhận hình-ảnh đó, tái lập nó. Đồng thời, con ong được tháo dỡ bởi phong lan, nó “đang-trở-thành một phần trong bộ máy sản sinh của phong lan”. Tính chất đồng thời của hai quá trình này không phải là một hoạt động tạo nghĩa tuyến tính (“đồng màu, bắt chước nhau, nhử mồi, v.v.) trong đó một vật bắt chước vật kia chỉ theo một hướng mà là một cái gì đó vượt khỏi “quan hệ song song giữa hai địa tầng (khác biệt)”.Những địa tầng tạo nghĩa này tự chúng phân khúc:
    Một cái gì đó nữa đang tiếp diễn: không chút bắt chước mà là bắt giữ mật mã, giá trị thặng dư mật mã, một sự gia tăng hóa trị, một cái đang-trở-thành thực thụ, phong lan đang-trở-thành ong và ong đang-trở-thành phong lan. Mỗi trong những cái đang-trở-thành này dẫn đến việc tháo dỡ một giới hạn và sự tái lập của một giới hạn khác; cả hai cái đang-trở-thành này móc nối vào nhau và hình thành nên những chuyển tiếp trong sự tuần hoàn của những cường độ đang đẩy việc tháo dỡ đi xa hơn mãi.

    Hai yếu tố hỗn-độn sau đó được kết nối nhau bởi một thăng-tuyến, sự phân-khúc giữa chúng không được quyết định bởi những địa tầng nghĩa mà bằng cái hình thành nên thân-rễ.

    Khái niệm đang-trở-thành là một nghịch lí: khi A tác động đến đang-trở-thành B, A không từ bỏ A. Nó tiếp tục là A, mặc dù nó trở thành B mà không biến đổi thành B có sẵn. Tháo dỡ không thể được tách biệt khỏi tái lập. Khi Deleuze nói “Alice trở nên lớn hơn” thì có nghĩa là cô bé “hiện tại lớn hơn, trước đó nhỏ hơn” (1993: 39). Nhưng khoảnh khắc hiện thời quá ngắn nên khoảnh khắc trước đó không thể phân biệt được với nó. Khoảnh khắc mà Alice nhỏ hơn và khoảnh khắc mà cô bé lớn hơn đều là một phần của cùng một tính chất đồng thời:

    Tới một chừng mực mà nó vượt lên hiện tại, cái đang-trở-thành không thể chấp nhận việc chia cách hay khác biệt giữa trước và sau, tức quá khứ và tương lai. Nó gắn bó với bản chất cái đang-trở-thành nhằm dịch chuyển và lôi kéo theo cả hai hướng: Alice không lớn lên mà không co giãn và ngược lại (1993: 39)
    Khái niệm đang-trở-thành là gì, cùng với việc đồng thời tháo-dỡ và tái-lập, chung qui nó là sự nhòe tức tái cấu hình những khác biệt về nghĩa – một motif chung được đồng nhất trong công nghệ thông tin (IT). Một trong những tái cấu hình rõ nhất được tìm thấy trong điều đang giảm dần giá trị mà Ohmae gọi là “sự ngẫu nhiên lịch sử” của những phân giới địa-chính trị trong ngữ cảnh IT – những nền kinh tế khu vực được lèo lái ôm lấy những đường biên giữa các nhà nước (1996: 5). Khác biệt giữa môi trường công cộng và riêng tư cũng đang dần được xóa nhòa – ví dụ bằng chứng là những thảo luận công cộng về Usenet được chỉ đạo từ không gian riêng tại gia. Hiện tượng viễn thông cũng đã đạt đến đường biên giữa công-việc và giải-trí dọc theo hệ trục không-thời gian. Nhưng cơ bản nhất là mạng Nét là một vật lai ghép hỗn-độn của nhiều công nghệ trước đó, gồm cả đánh máy, điện tín. Logic luận lí, điện thoại, ống tia âm cực, cáp xuyên đại dương, truyền thông vệ tinh, khoa mật mã, transitor, mạch in, máy tính, vân vân. Trong ngữ cảnh này, Rheingold viết: “Rất nhiều lần, những bộ phận quan trọng nhất của mạng Net cõng trên lưng những công nghệ được tạo cho nhiều mục đích khác nhau” (1994: 67). Những công nghệ này đều đã mất một bậc nghĩa trong thuật ngữ riêng của chúng nhưng qua việc tháo-dỡ và tái-lập (đang-trở-thành mạng Nét), chúng hình thành những thăng-tuyến với nhau. Đồng thời, mạng Net hẳn đã không thể “trở-thành” nếu không có những phân-khúc vô nghĩa giữa những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau – viễn thông, máy tính, tâm lí học, quốc phòng, vân vân.

    Bản đồ học và thú đề-can

    Hai nguyên tắc này thiết lập việc đào thoát khỏi hình thức phân nhánh dọc của cây:
    Quan điểm của chúng tôi là trục di truyền và cấu trúc chiều sâu trước hết đều là những nguyên tắc tái sinh bất tận của đồ-hình. Mọi logic dạng cây đều là logic đồ-hình và tái sinh…Nó chứa đựng đồ-hình, trên cơ sở cấu trúc quá mã hay trục phụ, một cái gì đó đang được tạo sẵn. Thân cây khớp nối và tạo thứ bậc cho đồ-hình, các đồ hình giống những chiếc lá cây. (12)

    Chính sự lệ thuộc chiều dọc vào sự chống đỡ của những gì đã đến trước đó, sự lệ thuộc vào trục di truyền hay kế hoạch cơ bản cho bất cứ hình thức phát triển phân nhánh nào mà Boundas đã xem nó như là “dấu vết ung nhọt bẩm sinh” (1993: 1). Phương pháp cây lợi dụng và mặc định những đồ-hình nội tại như thế nhằm tìm cách xây hoặc phá cấu trúc, nhưng mọi vận động sẽ luôn bị sập bẫy trong phạm vi của cấu trúc và trở thành một bộ phận của nó.

    Ngược lại, những kết nối thân-rễ đều không phải đồ-hình. Chúng được hình thành qua việc lập bản đồ – tức xây dựng tích cực dựa trên thực nghiệm một cách linh động và thực dụng, đòi hỏi và lợi dụng sự hồi tiếp. Bản-đồ không phải là hình ảnh mà từ đó thực tại được đồ lại (đảo ngược của nhiếp ảnh, nghĩa là đồ lại hình ảnh vào thực tại), tức một kế hoạch mà khả năng thi công được đảm nhiệm bằng niềm tin; bản-đồ không bao giờ cố định mà là dòng thay đồi bằng thích nghi và dàn xếp. Nó gắn bó mật thiết và tương hỗ với tất thảy những nguyên tắc khác của thân-rễ.

    Bản-đồ mở và khả kết trong mọi chiều kích của nó; nó có thể gắn kết, đảo ngược, dễ sửa đổi bất cứ lúc nào. Nó có thể bị xé, đảo ngược, thích ứng với mọi loại lắp ghép, được gia công lại bởi cá nhân, nhóm hay tổ chức xã hội…Bản-đồ phải liên quan đến việc thực thi, trong khi đồ-hình luôn kéo theo “năng lực” được gán cho nó. (12-13)

    Trong khi thân-cây chỉ có trục di truyền như một điểm vào đơn mà “dựa vào đó tất thảy những giai đoạn nối tiếp nhau được tổ chức”, thân-rễ lại có “nhiều lối vào”. (12)

    Lịch sử của mạng Net phản ảnh nguyên tắc sắp-xếp bản đồ này. Nó là thần thoại chung mà mục đích nguyên thủy duy nhất của nó có thể được truy ngược về một dự án quân sự nhằm sống còn qua một thảm họa hạt nhân (Hafner & Lyon, 1996: 10). Rheingold mô tả mạng Net như có một cái gì đó có tính chất “lịch sử ngẫu nhiên” (1994: 65), hoặc đúng hơn là một lịch sử của nhiều ngẫu nhiên thú vị, dù uy tín đối với việc phát triển mạng Net nói chung được gán cho ARPA và Tổ Chức Khoa Học Quốc Gia (National Science Foundation - NSF) (Rheingold, 1994; Hafner & Lyon, 1996;Barrett, 1996: 21-22), một khảo sát kín ngược về những ngày đầu của nó những năm 1950 tiết lộ rằng chưa bao giờ có kế hoạch xây dựng nó theo chủ ý. Không ai nảy ra kế hoạch mang tính kiến trúc và được tuyên bố, “Nào các bạn, chúng ta hãy xây dựng cái này. Chỉ việc theo thiết kế và chúng ta sẽ có Internet”. Thay vào đó mạng Net đã dần xuất hiện qua mấy thập kỉ như là một loạt những dàn-xếp và ứng biến tích cực bao gồm nhiều lợi ích khác nhau, và thực sự trở thành những gì ta thấy hôm nay. Hơn nữa, mạng Net đã không “đến” theo ý thức rằng nó đã đạt đến trạng thái hoàn chỉnh được xác định trước. Barrett chắc chắn đã tránh một định nghĩa về mạng Net dựa trên phác họa kĩ thuật (1996: 12) vì mạng Net vẫn không ngừng tiến hóa, và có lẽ sẽ không bao giờ ngừng. Vì thế một định nghĩa đúng hơn về mạng Net có lẽ phải đề cập đến sự thay đổi không ngừng về kích thước và bản chất này, một cách chính xác đó là thuộc tính thân-rễ của việc lập bản-đồ, nó đối lập với đồ-hình.

    Một khi mạng Net không còn tin cậy vào bất cứ kế hoạch mã hóa nào mà lệ thuộc vào việc thích nghi và dàn-xếp linh động cho một cơ cấu liên tục, nó có thể được xem là ngoan cố, như rong rêu cỏ dại. Deleuze và Guattari đã trích dẫn Henry Miller:

    Trong Hoa là cỏ dại trong đĩa bắp cải con người…Thực ra cỏ dại đã trên tay. Thực ra các sự vật ngã lưng về trạng thái Trung Hoa…Cỏ là lối ra duy nhất…Cỏ dại tồn tại chỉ để lấp đầy những không gian bỏ hoang mà những khu vực canh tác để lại. Nó mọc lên giữa những sự vật khác (Quoted in 18-19)

    Theo Hafner và Lyon thì Internet tiến hóa từ một thử nghiệm vào năm 1967 gọi là ARPANET (1996: 68-81) – một mạng lưới máy tính về cơ bản đạt đến mức độ giống như cỏ hay rong khi không có ai chú ý đến nó. Trong ngữ cảnh những căng thẳng Chiến Tranh Lạnh mà chính quyền Eisenhower đã đặt niềm tin vào cộng đồng khoa học, và tại đỉnh điểm cuộc đua vào không gian năm 1958 mà ARPA đã được thành lập với sứ mệnh phát triển các dự án quốc phòng theo kiểu chương trình “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao” của Reagan, nhưng đã bị bỏ mắc cạn khi NASA làm nó xuất hiện lại và đoat lấy vai trò của nó (1996: 20-22). Cùng với việc tồn tại qua khủng hoảng, ARPA đã tái xác định mục đích của mình: bỏ rơi quốc phòng vì khoa học, và trở thành người bảo trợ dài hạn cho nghiên cứu tiến bộ và phát triển (1996: 22). Chính trong môi trường này mà các nhà nghiên cứu đã được trao dây cương – đặc biệt thời kì giám đốc ARPA thứ ba là Jack Ruina, với phong cách điều hành thoải mái và tin tưởng vào các nhà nghiên cứu nhằm “chọn lọc công nghệ tốt nhất” (1996: 23) – mà Internet-cỏ dại đã bén rễ.

    Quả thực, Internet-cỏ dại đã không được tạo để được đón nhận trong một nền quân sự tri thức và cả những thửa ruộng thương mại. Năm 1965, Paul Barab ở Mỹ đã hưởng ứng nhận thức về sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân với ý tưởng sử dụng những kết nối thừa để tạo một mạng lưới truyền thông ít bị hỏng hóc hoàn toàn hơn (1996: 56).8 Không lâu sau đó, Donald Davies ở Anh cũng độc lập nhận thấy một mạng lưới tương tự dựa trên những kết nối thừa; nhưng trong khi Davies thành công về trợ cấp để thử nghiệm trên mạng máy tính thì Baran nhận được quá ít hỗ trợ thương mại và quân sự để thực hiện ý tưởng của ông (1996: 52-67). Trong nhiều năm, những đề nghị của Baran hoặc là bị dập tắt từng phần hoặc chỉ là những cam kết thẩm quyền thiếu hụt (1996: 52-67). Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ Larry Roberts năm 1967 ông đã hỗ trợ nhóm ARPANET một nền tảng ngẫu nhiên, dù Roberts không mấy liên quan đến việc xây dựng một mạng lưới sống còn trong một thảm họa hạt nhân (1996: 77). Mấu chốt là mạng Net chưa bao giờ thống trị theo hoạch định hay một chương trình thương mại có chủ ý; nó có thể chỉ phát triển lên từ giữa những mảnh chắp vá được chấn chỉnh này.

    Theo chức năng, mạng Net cũng đang tác động đến việc tích cực lập bản-đồ. Thử nghiệm mạng lưới của Marill năm 1965 bao gồm phương pháp trao đổi dữ liệu giữa các máy tính mà ông gọi là“giao- thức” (1996: 69). Giao-thức đầu tiên đã được tiếp nối bằng những ứng biến vẫn được sử dụng đến ngày nay, tên là Telnet, FTP, TCP/IP và SMTP (1996: 174, 224, 236-237, 252). Những giao-thức này cho phép và tinh lọc những kết nối giữa các giao-điểm, đã được thông qua sau những thử nghiệm thực tế và chức năng trên mạng Net; chúng là những cấu trúc thiết thực dựa trên quá trình lập bản-đồ liên tục, không phải kế-hoạch hay đồ-hình. Năm 1988, Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế - vốn không có vai trò gì trước đó trong việc xây dựng mạng Net – đã công bố một giao-thức khác, Liên Kết Các Hệ Thống Mở (Open-Synstems Interconnection - OSI), tiêu chuẩn chính thức nhằm thay thế TCP/IP. Mặc dù OSI thuộc phạm vi công chức, nó chưa bao giờ được ưa chuộng.

    OSI có thiết kế phức tạp và phân ngăn hơn. Nó là một thiết kế, chưa bao giờ được thử nghiệm. Cho đến khi liên quan đến đám đông Internet thì họ mới thực sự bổ sung TCP/IP nhiều lần, ngược lại mô hình OSI đã chẳng bao giờ được kiểm tra qua sử dụng hàng ngày, cũng như qua thử sai. (1996: 247)
    Theo từ ngữ của Deleuze và Guattari thì TCP/IP là bản-đồ có liên quan đến việc “thực thi”, trong khi OSI là đồ-hình gồm một “năng lực” mặc định. TCP/IP là sản phẩm của việc thử sai và nó phải là việc lập bản-đồ kết nối, thích ứng và mở ra cho những sửa đổi về chức năng được đặt trọng tâm ở việc thực thi, “một thử nghiệm tiếp xúc với điều-thực” (12). OSI ngược lại, được hình thành cách li với việc thực thi, luôn quay về với trục di truyền nguyên thủy của những kế hoạch được thiết kế.

    Cũng đáng chú ý về mặt này là việc thiết kế OSI đã bám rễ vào nỗ lực trọng tâm của một tổ chức thống nhất. Ngược lại, TCP/IP và những giao-thức liên quan đều là kết quả của những nỗ lực đặc biệt của những lập trình viên khác nhau, những người đã tích cực tìm kiếm những phản hồi từ người sử dụng mạng Net qua một kênh gọi là Thỉnh Cầu Bình Luận (Requests For Comments - RFCs), đó là “cách đã được thừa nhận nhằm giới thiệu, xem xét và thông qua những tiêu chuẩn kĩ thuật mới” và là “một cơ giới luận giản đơn để phân phối công khai tài liệu đến bất cứ ai”, chúng được sử dụng để phổ biến những ý tưởng và “trải rộng văn hóa mạng” (Hafner & Lyon, 1996: 145). Bằng cách này, RFCs đáp ứng như một kênh hồi tiếp trong việc lập bản-đồ và địa hóa thân-rễ TCP/IP một cách thiết thực.

    TCP/IP tự nó hoạt động như một tác động thân-rễ giữa hai giao-thức khác biệt, TCP và IP, nhưng nó cũng có thể dễ dàng thiết lập những kết nối thân-rễ. Thành công của nó theo cách một giao-thức trên thực tế dựa vào việc phân phối rộng rãi miễn phí vào năm 1982 là một phần của phiên bản hệ điều hành UNIX của Sun Microsystem (1996: 250). Thực vậy, TCP/IP đã sinh sôi nảy nở qua quá trình địa hóa với UNIX.
    Vậy thì mạng Net có tính chất thân-rễ như thế nào?

    Đến đây thì sáu nguyên tắc thân-rễ đã lần lượt được mô tả trong mạng Net. Tuy vậy, việc lập bản đồ thân-rễ như thế đối với công nghệ Internet không hoàn toàn mới lạ. Burnett đã tạo kết nối giữa thân-rễ và siêu văn bản (1993), và Hamman đã áp dụng những nguyên tắc thân-rễ vào mạng Net thành một toàn-thể chung (1996). Cả hai việc này đã khảo sát tính chất tượng tự thực chứng giữa thân-rễ và công nghệ Net. Những gì còn lại phải làm là tìm những tính chất tượng tự mang tính phủ định để hoàn thành bức tranh.
    Ở đây chúng ta cần phân biệt thuật ngữ “tính thân-rễ” và “dạng thân-rễ”. “Tính thân-rễ” mô tả một hệ thống bám chặt vào tất thảy sáu nguyên tắc thân-rễ, không có đặc tính cây nào. “Dạng thân-rễ” nghĩa là có những xu hướng thân-rễ mà không loại trừ những thuộc tính dạng cây. Lí luận của tôi là mạng Net không phải là một ví dụ đơn giản về hệ thống thân-rễ mà đúng hơn chính là mạng có dạng thân-rễ. Nói cách khác, lí luận này vẫn cần phải bàn cải khi cho rằng mạng Net là một thân-rễ mà không phải là thân-cây.

    Với ví dụ trước, TCP/IP với tư cách hồng-huyết-cầu của mạng Nét được mô tả là “mở ra một cách không sai sót” (Hafner & Lyon, 1996: 250), có thể kết nối mạng Net với bất cứ máy tính hay mạng lưới nào bằng bất kì hình thức nào. Chính tính chất mở này của TCP/IP đã cho phép nhiều mạng lưới khác nhau kết nối với ARPANET vào những năm 1980, kết quả là một mạng-lưới của những mạng-lưới rộng lớn thực sự được gọi là Internet (1996: 244). Mỗi khi một mạng-lưới đang tồn tại được kết nối với Internet qua một cổng-vào thì đa-cách lại phát triển. Hafner và Lyon xem “cổng-vào” như một “máy tính định tuyến” dùng để kết nối hai mạng lưới (1996: 223), nhưng hiện dụng của thuật ngữ này bao hàm một điểm đi vào xương sống Internet (đường truyền chính). Xương sống có khả năng kết nối cao tương-tự với đường cao tốc nối những thành phố chính trên toàn cầu. Bất cứ ai muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trước hết phải có cổng truy cập vào xương sống này. Một khi được thiết lập, ISP sẽ hoạt động như một “cổng vào” (điểm vào) cho những người thuê bao truy cập mạng Net. Như chúng ta thấy sau đây, cấu trúc này gợi ý dạng thân-rễ thay cho tính thân-rễ.

    Tuyên bố của Rafaeli rằng mạng Net “cư xử với cơ quan kiểm duyệt như với nhiễu tạp và được thiết kế để né tránh nó” (Newhagen & Rafaeli, 1996: 5) đã gợi đến ý tưởng về dư-thừa của Baran, nó như là một cách nhằm gia tăng độ tin cậy của mạng lưới chống lại những hỏng hóc hoàn toàn của truyền thông. Với những kết nối dư-thừa này, khi một định tuyến bị tắc nghẽn thì dữ kiện vẫn có thể được tìm thấy bằng cách khác. Tuy nhiên, bất cứ khảo sát nào về các định tuyến xương sống toàn cầu cũng sẽ bộc lộ rằng mức dư-thừa hiện nay có phần bị giới hạn và không phân phối đều khắp thế giới. Bằng chứng giai thoại về những kết nối chậm khét tiếng thế giới đã quá phổ biến đến độ đã xuất hiện thuật ngữ lóng: “World Wide Wuê (wait)”. Dựa trên những xu hướng hiện hành, Stephenson đã quan sát rằng vào những năm cuối 1990, Hoa Kì sẽ được kết nối với châu Âu và Á mười lần nhanh hơn Châu Âu và Á với nhau (1996: 109). Vì sự dư-thừa cũng cần phải có tiền để xây dựng, nên những lợi ích kinh tế luôn kiểm soát khả năng của nguyên tắc kết nối; ít dư-thừa cũng có nghĩa ít những kết nối chất lượng.

    Cho dù tồn tại mức dư-thừa nào đó giữa những đốt xương sống của mạng Net thì việc hỏng hóc có thể vẫn xảy ra tại bất cứ điểm nào giữa cổng-vào và cá nhân người sử dụng, nơi tồn tại dư-thừa mức không và nhiều yếu điểm (Garfinkel, 1996). Hầu hết người thuê bao đều đã kinh qua những trường hợp rớt mạng nào đó do những rắc rối kĩ thuật. Thực ra một thân-rễ có đa điểm-vào; nhưng nếu một cổng-vào cá biệt nào đó là cổng vào duy nhất khả dĩ của một khu vực địa lí thì chỉ có một điểm vào duy nhất có hiệu quả. Tôi luôn có thể quay một số ISP khác nhưng nếu chọn lựa gần nhất gồm cả tiền điện thoại giá đắt thì tôi cũng có thể chờ truy cập của tôi trở lại hay thậm chí chẳng làm gì. Các điểm vào không những được xác định bằng sự tồn tại vật lí không thôi mà còn bằng sự tiện lợi mà chúng đạt được. Do đó TCP/IP cho phép đa điểm-vào và kết-nối nhưng nó không đảm bảo những đa điểm-vào cho truy cập. Thực vậy, ở môt số khu vực kém phát triển sự hiện diện của Internet có thể hoàn toàn bất khả - và những địa-tầng xã hội nào đó có thể bị loại khỏi mạng Net vì kinh tế và những lí do khác. Việc loại trừ này hạn chế mức độ hỗn độn của mạng Net. Trong chừng mực này nó không thể được xem là có tính thân-rễ một cách đầy đủ.
    Hơn nữa, sự đình trệ diện rộng gần đây cũng đã thu hút sự chú ý vào tiềm năng phân nhánh của mạng Net, tức quay trở lại một hình thức dạng cây. Một “danh sách chủ những tên miền hàng đầu bị lỗi (“.com”hướng dẫn những thư điện tử và trang Web browser vào đúng nơi)” đã được Giải Pháp Mạng (Network Solution) phân phát một cách sai lầm qua mạng Net, nó điều hành những tên miền ở Mỹ, và điều này đã “ném gần như toàn bộ Internet vào xáo trộn tuyệt đối” trong bốn giờ trước khi vấn đề được sửa chữa (Rushkoff, 1997). Giải Pháp Mạng điều hành việc đăng kí tên miền Internet có lợi nhuận và có những lợi ích được đảm bảo nào đó trong việc tập trung và kiểm soát lưu thông Net. Những lợi ích thương mại như thế thiên về một Internet-cây hơn, nó có thể bị đốn hạ thành gỗ, qua Internet-thân-rễ.
    Như Deleuze và Guattari viết: “Thực vật cùng rễ hay rễ mầm đều có thể có dạng thân-rễ…vấn đề là liệu đời sống thực vật đặc trưng có hoàn toàn tính thân-rễ hay không”; và “tồn tại những cấu trúc cây hay rễ trong thân-rễ; ngược lại, một nhánh cây hay rễ có thể đâm chồi vào thân-rễ” (15). Vì thế cây có thể chỉ là cây nhưng khu rừng là một thân-rễ; một máy tính có thể có bộ nhớ và xử lí có cấu trúc trung tâm (16), nhưng một mạng lưới máy tính có thể bị phân quyền và hoán đổi thông tin dựa trên sắp-xếp bản đồ. Bản-đồ hay “đồ thị điều hòa tuần hoàn thông tin là cách đối lập với đồ thị thứ bậc” (Rosenstiehl & Petitot, 1974, quoted in 17), nhưng nó vẫn có khả năng cây hóa những hoạt động của đồ thị, tức trong trường hợp của mạng Net là danh sách miền, nhằm mang nó đến một điểm trung tâm thống nhất. Vì thế, Deleuze và Guattari thừa nhận:

    Bạn có thể tạo phân-khúc, vẽ một thăng-tuyến, dù vẫn có nguy cơ sẽ lại đối đầu với những tổ chức vốn tái phân tầng mọi thứ, những cơ cấu khôi phục lại quyền lực cho một biểu-hiệu, những thẩm quyền mà chúng tái kiến tạo chủ-thể (9)

    Và:

    Điểm quan trọng là hệ rễ-cây và hệ kênh-thân-rễ không phải là hai mô hình đối lập: cái thứ nhất hoạt động như một mô-hình và đồ-hình siêu nghiệm, cho dù nó sinh ra hai lối thoát riêng; cái thứ hai hoạt động như một quá trình nội tại làm đảo lộn mô hình và phác họa một bản đồ, cho dù nó kiến tạo những thứ bậc riêng, cho dù nó tạo ra một kênh chuyên quyền.

    Vì thế vấn đề còn lại là mạng Net là một hệ rễ-cây cùng những xu hướng thân-rễ hay một thân-rễ thiên về dạng cây. Điều này có thể chỉ là vấn đề ngữ nghĩa; sự khác biệt hữu ích hơn giữa thân-cây và thân-rễ có lẽ là mỗi thứ là“một phương thức dự tính được áp dụng vào sự-vật”(17) theo cách riêng của chúng. Điều quan trọng là mạng Net đủ linh động để dàn xếp một sự địa-hóa với và giữa hai thứ trên – “cùng sự vật nói chung dễ chấp nhận cho cả hai mô hình dự tính hay cả hai loại điều hòa, nhưng không phải là không trải qua thay đổi trạng thái” (17). Thế sự thay đổi về trạng thái là gì? Câu trả lời đơn giản đó là sự chuyển-dịch giữa thân-cây và thân-rễ nhưng chúng ta sẽ khảo sát những hệ biến hóa khả dĩ khác trong những chương sau.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Phan Thắng dịch từ:
    http://wwwmcc.murdoch.edu.au/ReadingRoom/VID/jfk/thesis/ch2.htm


    Chương II:


    CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN HỌC

    Mặc dù Deleuze và Guattari đặt tên khái-niệm triết học trung tâm của họ theo phạm trù sinh-học thân-rễ, chương trước xem mạng Net có tính sinh-học chỉ về mặt cấu-trúc. Sự phong phú của ẩn-dụ sinh-học không thoát khỏi những nhà-văn nổi tiếng, những người đã sử dụng hình ảnh hữu-cơ để miêu tả mạng Net. Rheingold chẳng hạn, nói rằng mạng Net là “truyền-bá và tiến-hóa” như những bầy đàn vi-khuẩn; những thực-thể trên mạng Net là những thành viên của những “hệ-sinh-thái toàn vẹn”; sự phát triển song song của hệ-thống bảng thông báo đang xảy ra “như những thường dân thực…từ thuở ban sơ…tự sinh sôi…rất khó trừ tận gốc”; và tốc độ phát-triển của Usenet là “có tính sinh-học – trước tiên chậm, sau đó theo hàm mũ” (1994: 6, 107, 131 & 119). Cũng vậy, Rheingold đề cập rằng vào năm 1960, J.C.R. Licklider, một nhân-vật then chốt trong buổi đầu phát triển mạng Net, viết một bài báo nhan đề “Sự Cộng Sinh Con Người – Máy Tính” – một cách diễn đạt xem máy-tính thuộc phạm trù sinh-hoc (1994: 70). Trong mô tả của Licklider về “quan hệ cộng-sinh” này, con người và máy-móc hoạt động như một hệ-thống điều-khiển-học (Hafner & Lyon, 1996: 31, 34-5). Khái niệm máy-tính này là sự mở rộng trí tuệ con người đã được Douglas Engelbart, một nhân vật then chốt khác, chia sẻ (Hafner & Lyon, 1996: 78; Rheingold, 1994: 70).

    Với cách nhìn phê phán, việc sử dụng những hình ảnh như thế bộc lộ rằng tính chất tương-tự giữa sinh-học và kĩ-thuật có khả năng mở rộng vượt khỏi cấu-trúc, tiến đến căn-nguyên và phát-triển – mạng Net có thể xem có tính chất sinh-học về mặt thực-thể lẫn quá-trình. Có lẽ sẽ khôn ngoan hơn nếu nói rằng mạng Net giống như sinh-học, thay vì nói nó là một loại sinh-học, một tuyên bố đòi hỏi một định-nghĩa về sinh-học rộng hơn. Thay vì định nghĩa lại sinh-học, chương này sẽ mượn từ điều-khiển-học, đặc biệt “khoa-học về điều-khiển và truyền-đạt ở động-vật và máy-móc” được Norbert Wiener và Arturo Rosenbleuth thiết lập những năm 1940. Điều-khiển-học không tạo khác biệt thông-tin giữa máy-móc và sinh-vật, dựa trên thuyết cho rằng “các qui-luật chi phối viêc điều-khiển đều phổ quát” (Beer, 1988: 197). Điều-khiển-học cho rằng dòng thông-tin là hoạt động điều-khiển mang tính thích-nghi, một phong-cách quản lí “giống với nghệ thuật lái tàu hơn là độc-tài”,như đã được phản ảnh trong từ-nguyên-học Hy Lạp về thuật ngữ này (1988: 197). Khi tạo sự tương-tự giữa hệ thống sinh-học và kĩ-thuật, chúng ta có thể hiểu cả hai đều được xếp vào chuyên mục của một lí-thuyết điều-khiển-học tiến-hóa vẫn còn được định-nghĩa một cách sai lạc với nhiều thuật-ngữ mượn từ sinh-học. Chương này sẽ khảo-sát một lí thuyết điều-khiển-học tiến-hóa bằng cách khảo-sát những ý tưởng của Rothschild, Dawkins, Lynch, Routt và Kelly.

    Một túi ẩn-dụ pha trộn

    Chúng ta bắt đầu bằng tập-hợp những gợi-ý liên quan đến sự tương-đồng giữa sự duy-trì của sinh-vật và sự lan-truyền của thông-tin. Trong cuốn Sinh Thái Học : Kinh Tế là Hệ Sinh Thái, Rothschild tìm đến một hệ-biến-hóa chuyển dịch khỏi cơ cấu đồng hồ “kinh tế là guồng máy” của Newton, và hướng đến một trí-tuệ mới dựa trên tính chất tương-tự sinh-học “kinh-tế là một hệ-sinh-thái tiến-hóa” (1990: 334-5). Để giải quyết những thất bại của “những nhà kinh-tế chính thống” lỗi thời, những kẻ tiếp tục “cho rằng công-nghệ không thay đổi”và những kẻ là hậu-quả của việc “đánh mất mọi liên lạc với thực tại kinh-tế” (1990: xii), Rothschild đã mượn cách tiếp cận tổng thể của sinh-thái-học. Đây là “nhánh sinh-thái-học khảo sát những quan hệ kinh-tế giữa sinh-học và môi-trường” nhằm đạt đến một viễn cảnh làm thế nào “tương-tác của những lực lượng…duy trì ổn-định trong khi vẫn tạo sự thay-đổi” (1990: 335). Ông quan sát sự tương đương này bằng cách chú ý đến yếu tố trao-đổi chung:

    Nói ngắn gọn, thông-tin là bản chất của cả hai hệ-thống. Trong môi trường sinh-học, thông-tin di truyền được ghi vào phân tử DNA, là cơ sở mọi sự sống.Trong môi trường kinh-tế, thông-tin kĩ nghệ được nắm bắt qua sách vở, kế hoạch, tạp chí khoa-học, cơ sở dữ liệu, và bí quyết của hàng triệu cá thể, là nguồn gốc cơ bản của mọi đời sống kinh-tế . (1990: xi)

    Trong khi thừa nhận sự tương-tự của mình không hoàn hảo thì Rothschild cũng tuyên bố là nó đủ mạnh để lí giải những hiện tượng kinh-tế phức tạp như “cạnh tranh, chuyên môn, hợp tác, khai thác, học tập, phát-triển và nhiều thứ khác” chung cho cả các hệ-sinh-thái và kinh-tế thị trường (1990: xiii). Cả hai sử dụng “những vòng-hồi-tiếp được kết nối một cách phức tạp” nhằm tự-tổ-chức và duy-trì một cân-bằng nhạy cảm nhưng linh-động (1990: xiv). Ông sử dụng quan điểm sinh-thái-học này để giải quyết nhữn lợi ích kinh-tế trong khoảng từ tiết-kiệm và đầu-tư đến nghèo-khó, giáo-duc công cộng và kiểm soát ô nhiễm. Nếu Rothschild đúng thì thất bại hiển nhiên của các nền kinh-tế Marxist không phải ở “việc thực thi yếu kém một lí-thuyết kêu vang” mà đúng hơn vì “những yếu-tố cốt lõi của nó xâm phạm vào các quá-trình thiết yếu đối vớihoạt động của mọi hệ-thống sống, tiến-hóa” (1990: 107). Ông lí giài rằng cnxh phong cách Soviet đã thất bại vì việc kiểm-soát nhà-nước sinh ra bộ-máy quan chức lớn không chỉ thiếu khả năng quản-lí những công việc phức tạp mà tốt nhất nên thuộc vềcác lực-lượng thị-trường được phân-quyền, mà còn bòn rút nặng nề các nguồn tài-nguyên, để rồi sau cùng trở thành một tổ chức kí-sinh, vì việc thực thi không ràng buộc với thù lao (1990: 323-33). Trong một nền kinh-tế thị trường, vòng-hồi-tiếp sử dụng giá-cả như là một máy phát tín-hiệu để trong trường hợp vắng-mặt bất cứ thẩm-quyền đang chi phối nào thì thị-trường, vốn là một mạng liên-thông, vẫn có thể tự lèo lái vào các giá trị sáng tạo qua hợp tác chung (1990: 323-33). Thuyết-hỗ-sinh đáng giá như thế tồn tại một cách dư dả trong những hệ-sinh-thái tự nhiên như một sự cộng-sinh – một quá-trình sáng tạo-giá trị “tổng số-dương” trong đó mọi người đều hưởng lợi, trái ngược với giả định Marxist quá đơn giản rằng sinh lợi là trò chơi“tổng số-zero” trong đó nguồn tài-nguyên vẫn có giá-trị cố định và các chủ đầu tư trục lợi từ công sức của nhân-công.

    Nếu việc kiểm soát nhà-nước quá tàn ác thì họ đặt vai-trò của chính-phủ ở đâu? Ở đây Rothschild thiên vềphong cách tự do phóng nhiệm (laissez-faire style) trong quản lí kinh-tế trong đó:

    Ý-niệm truyền thống về vai trò kinh-tế của chính-phủ - nhấn nút và quay các số của guồng máy kinh-tế xã-hội – được thay thế bằng viễn cảnh chính-phủ là một nhà trồng trọt tinh khôn của hệ-sinh-thái kinh-tế xã-hội, đang kiên nhẫn nuôi dưỡng những quá-trình phát triển tự-nhiên (1990: xv)

    Nói cách khác, trong khi các hệ-sinh-thái tự nhiên điều hành hoàn toàn theo cách riêng thì các nền kinh-tế vẫn cần được giám sát theo một kiểu cách nào đó. Đấy là tại sao Rothschild xem sinh-thái-học không hơn gì một sự tương đồng.

    Năm 1976, nhà sinh-học máy tính Dawkins đề xuất trong cuốn Gien Ích Kỉ rằng “trong vài khía cạnh, những ý-tưởng (mà ông gọi là những “chước-cách”) hành xử giống như gene, tự-sao-chép qua những bộ não cách mà genethực hiệntrong cơ-thể” (Wallace & Mangan, 1996: 232). Wallace và Mangan thêm rằng công-nghệ truyền thông đã khếch đại việc tái sinh những chước-cách qua không-gian và thời-gian (1996: 233). Hai đề xuất này biện hộ cho trường hợp thông-tin không tạo khác biệt giữa trí-nhớ theo nhận thức và công-nghệ truyền thông vốn là bản-sao phương tiên truyền-thông. Gần đây hơn, trong Sự Lây Nhiễm Tư Tưởng, Lynch đã lặp lại những ý-tưởng này: tư-tưởng và niềm-tin, giống như virus, tự-sinh-sôi qua những nhóm cư dân bằng cách “lên chương trình” riêng để phát lại” (1996a). Vay mượn lí-thuyết “kẻ sống còn là kẻ thích-nghi nhất”của Darwin,ông tuyên bố rằng những kết-hợp chước-cáchthích-nghi nhất đều thành công nhất khi chúng càng có khả năng sao-chép trong các nhóm cư dân chủ là con người (1996b). Tuy nhiên, ông đã cố gắng phóng thích những ý-tưởng còn bị hạn chế về ẩn-dụ của mình bằng cách chưng cất một phân-tích hình thức về lối hành xử của chước-cách bằng ngôn-ngữ toán học biểu tượng, trong nỗ lực tiến đến một lí-thuyết chước-cách cụ thể (n.d.). Ta vẫn có thể lí luận rằng lí-thuyết này đã có vị-trí trong lí-thuyết điều-khiển-học tiến-hóa tổng quát

    Trên vũ đài lí-thuyết văn-hóa, Routt đã quan sát rằng tính chất phù-du của những tác phẩm nghệ-thuật đặc trưng nổi tiếng, một cách nghịch lí, tạo nên “độ bền nhiều mức độ”, một trong số đó là giống-loài (1993: 134-5). Trong khi Lynch đã chối bỏ “lí-thuyết tiêu thụ niềm-tin thụ đắc”, thay vào đó nghiêng về lí thuyết chước-cách về “sự lan-truyền và cảm-thụ có tính chất đệ qui” (1996c), thì Routt không né tránh xem ẩn-dụ hữu cơ việc tiêu thụ nghệ-thuật phổ biến như là quá trình chuyển hóa thiết yếu đối với tồn tại lành mạnh của con người (1993: 135-6). Tuy nhiên nghệ-thuật phù du phổ biến “không thể tin cậy vào sự cưỡng bách tất yếu nhằm mang thính giả đến với nó”, mà phải cạnh tranh trên cơ-sở tươi mát và mới lạ (1993: 137), dường như mượn từ nguồn Darwin tương tự với cách của Lynch. Trong luận-điểm Tiến Sĩ của mình với cùng chủ đề, Routt thậm chí đã sử dụng những thuật-ngữ như có cùng một láng giềng lí-thuyết như Dawkins và Lynch: “sao-chép”và “đại-chúng-hóa” phù hợp với “sự lỗi thời được hoạch định”(quãng thời gian sống hữu hạn), sản-sinh sự tươi mát và mới lạ liên tục (biến đổi nhằm thích-nghi) và kiên định giống-loài (tồn tại giống-loài) (1981). Máy-móc thực có thể hơi khác với máy móc sinh-học nhưng những điều-kiện cần thiết để hoạt động dường như cũng hiện diện trong viễn cảnh của Routt, cho dù ông không tham khảo trực tiếp thuyết Darwin.

    Sự tương đương giữa sinh-học và công-nghệ đã trở nên rõ rệt hơn khi chúng ta xem xét thông-tin được hoàn trả trong công nghệ số. Dawkins lí giải trong Con Sông Từ Địa Đàng rằng mọi đời sống di-truyền có thể hiểu là“quá-trình truyền thông-tin số” là chủ yếu (Schrage, 1995). Những mã di-truyền, tức “đơn vị mã”, tự truyền xuống các thế hệ tiếp theo với độ chính xác gần như hoàn mỹ, ngoại trừ nơi mà cơ-giới-luận tiến hóa đột-biến tình cờ bước vào (Dawkins, 1995, excerpted in Schrage, 1995). Hàm ý thông-tin điện tử số và gene sinh-học đều là “họ hàng di truyền”, nói như vậy thì tính tương-tự chấm dứt và sự đồng-nhất bắt đầu. Sự đồng-nhất tạo ra tình thế hấp dẫn cho thông-tin dễ tiến-hóa; nhưng thậm chí nếu không có lí-thuyết đồng nhất, nó vẫn có thể hợp lí khi chỉ sử dụng tính tượng-tự nhằm đưa ra một lí thuyết tiến-hóa hợp nhất trong đó các quá-trình như chọn-lọc tự nhiên và đột-biến áp dụng lên cả hai mặt phân chia thể-chế, giữa sinh-học và công nghệ thông-tin. Bằng cách nghiên cứu tính tương tự tích-cực và tiêu-cực giữa hai thể-chế trên ta có thể tìm kiếm một lời giải thích về những hoạt động tiến-hóa chung biến đối ở những hệ thống điều-khiển-học tự-tổ-chức như mạng Nét.

    Hầu hết những gì còn lại của chương này sẽ có cách tiếp cận mượn từ cuốn Mất Điều Khiển của Kevin Kelly (1994), một nghiên cứu phi-kĩ thuật nhưng tỉ mỉ và liên-ngành về sự hội tụ giữa sinh-học và công-nghệ, tập trung vào những gì ông gọi là “nền văn minh sinh-học mới” (1-a).

    Công nghệ sinh học mới

    Một hệ thống sinh-học mới, theo điều khoản của Kelly, có nét tương-đồng nổi bật với thân-rễ của Deleuze và Guattari, và có thể được mô tả bằng nhiều đặc tính chính: bị phân quyền; là một mạng-lưới, là tổng-số những bộ phận hỗn-độn được kết-nối; nó là phi-tuyến và phức-hợp; nó tiến-hóa; nó hình thành những mối quan hệ cộng-sinh tức cộng-tiến-hóa; nó thích-nghi; tự-tổ-chức; và có logic phản trực giác. Như trong mô tả về thân-rễ, việc đi vào chi tiết những thuộc-tính của hệ thống sinh-học mới này không phải là việc đơn giản, vì chúng đều là những bộ-phận tương quan lẫn nhau của một tổng-thể được tích-hợp và không hoạt động tách biệt. Tuy vậy Kelly đã thành công trong việc biên dịch một tập-hợp những nguyên-tắc nhằm sáng tạo những hệ thống sinh-học mới. Ông vui sướng gọi chúng là “Chín Qui Luật của Chúa”:

    Tồn-tại phân-bố
    Kiểm-soát từ dưới lên
    Tích lũy gia tăng phản-hồi
    Phát-triển bằng cách lớn lên
    Cực-đại-hóa các tua
    Tôn kính sai-sót của bạn
    Không mưu cầu tối-ưu; có đa mục-tiêu.
    Nhằm đến sự mất-cân-bằng bền
    Thay-đổi là tự-thay-đổi (24-a)

    Những hướng-dẫn này cung cấp manh mối làm thế nào chúng ta hiểu một phức-thuyết về các hệ-thống điều-khiển-học tiến-hóa, và làm thế nào áp dụng nó vào mạng Net. Chúng ta có thể đánh bạo đưa một dòng thẩm tra dọc theo những tuyến phạm-trù này, được thu xếp tùy theo nguyên-nhân hợp lí:

    - Phân-bố cấu trúc mạng.
    - Tự-tổ chức
    - Thích-nghi
    - Cộng-tiến-hóa

    Ở đây chúng ta ghi nhớ rằng những đề-tài này mang tính tương-quan hơn là cụ-thể, và việc phân loại là nhằm mục đích nghiên cứu.

    Phân-bố cấu trúc mạng

    Hệ thống sinh-học mới của Kelly không phải là một nguyên-thể khác thường mà là một mạng lưới những bộ-phận liên quan nhau – một hình ảnh đối xứng gương của nguyên tắc đa-cách Deleuze và Guattari. Nó bắt đầu bằng những thực-thể hỗn độn hình thành nên những quan-hệ-ngang với một thực-thể khác nữa, những quan-hệ mà không ưu tiên thẩm-quyền cho bất cứ vị trí nào. Kelly làm cho hầu hết sự hiệp-lực xuất hiện từ những kết-nối trở thành: “Nhiều là nhiều hơn cả nhiều; nó khác biệt”; “một thuộc-tính nổi bật”, như nhiệt-độ, là một“đặc tính nhóm” vắng bóng ở cá thể (2-e). Hơn nữa, việc gia tăng phản-hồi có vai trò thường xuyên, vì thế nhiều kết-nối hơn nghĩa là nhiều hiệp-lực hơn: “Tổng số những tương-tác khả dĩ giữa hai hay nhiều thành-viên tích lũy theo hàm mũ khi gia tăng số-lượng của những số-lượng” (2-e). Deleuze và Guattari đã ghi nhận hiện tượng này:

    Một đa-cách có …những quyết định, độ lớn, và các chiều-kích mà chúng không thể gia tăng về số-lượng nếu đa-cách không thay đổi về bản chất (các qui luật kết-hợp do đó gia-tăng về số-lượng khi đa-cách phát triển)(1987: 8)

    Một quan-sát quan trọng về mạng-lưới hay đa-cách như thế cho thấy hướng ý-thức ít khi, thậm chí chưa bao giờ được tập trung vào bất cứ một cơ-quan duy nhất nào. Trong tự-nhiên, sự hiệp-lực thường xảy ra bất cứ khi nào các sinh-vật, theo hòa hợp riêng của chúng, thiết lập những quan-hệ cộng-sinh cùng có lợi và hướng vào nhau, chúng đều được tưởng thưởng hậu hỉ. Trong lĩnh vực nhân-tạo, những kĩ sư robot đã đối diện với những giới-hạn thực tế khi họ cố gắng xây dựng những hệ-thống phức có trung-tâm điều khiển (3-a).

    Khi Rodney Brooks ở MIT thử một tiếp cận khác sử dụng điều khiển phân-bố thì nó hoạt động đạt đến mức NASA sát nhập thiết kế này vào Sojourner, robot lang thang đầu tiên thám thính bề mặt sao Hỏa (Coale, 1997). Tiếp cận này gọi là “kiến trúc gộp”, một phương pháp xây dựng phức hợp theo hướng từ dưới lên:

    Làm những việc đơn giản trước.
    Học làm chúng một cách hoàn-hảo
    Thêm vào những tầng hoạt-động mới dựa trên kết-quả của những công việc đơn giản
    Đừng thay-đổi những việc đơn-giản
    Làm cho tầng mới này làm việc hoàn-hảo như tầng đơn giản.
    Lặp lại, đến bất tận. (3-c)

    Một trong những thiết kế đầu của Brook – một con gián robot – mỗi chân của nó có vi-xử-lí riêng và có thể tự động bước đi. Bằng cách dò các vị-trí và vận-động của những cái chân khác, nó tự phối hợp với chúng để“việc bước đi bật khỏi trạng-thái chung của 12 mô-tơ” (3-b). Vì việc điều-khiển không được tập-trung mà phân-bố nên robot không nhầm lẫn nếu một trong các chân gặp sự cố, nó có thể tiếp tục bước đi bằng các chân còn lại, như cách của con gián. Hóa ra trong tự-nhiên khả năng đi của côn-trùng lại dựa vào cùng một “thiết kế” (3-b). Người ta có thể thêm một cấu-kiện lái mới vào chóp đỉnh các chân nhằm điều-khiển mọi hướng đi, xuất phát và đứng lại mà không cần phải bảo chúng phải làm như thế nào. Cho dù những hướng-dẫn đi đứng, một cách nghiêm khắc, đều có trong mỗi chân, nó vẫn bước đi như là một bộ phận xử-lí của cấu-kiện lái, như thể nó điều khiển mọi việc đi đứng – việc xử-lí các chân được xếp bên dưới xử lí cấu-kiện lái. Khác biệt tinh vi giữa cấu-trúc-gộpcấu-trúc-cây đỉnh-gốc (như nền kinh-tế Marxist) là vị-trí điều khiển chuyên-dụng. Một được phân-bố giữa những bộ-phận chuyên-dụng; một được tập-trung ở đỉnh nhằm chuyên mọi công việc thành phần.

    Những bộ-phân chuyên dụng của một mạng lưới phân-bố được thử nghiệm và gỡ rối trong thế-giới thực trước khi thêm vào những mức-kiểm-soát cao hơn. Thí nghiệm đang diễn ra này khiến chúng ta phải suy nghĩ về những nguyên-tắc thân-rễ của bản-đồ học và đề-can. Cấu-trúc-gộp hình thành bản-đồ động lực của thực-tại, trong khi cách tiếp cận tập-trung tạo một mô-hình tức đồ-hình thế giới trong phạm vi “trí tuệ” của nó và cố gắng dùng lối xử-lí của nó chống lại đồ-hình này. Việc giải quyết và duy trì “mô-hình nội thế-giới” này chịu chi phí phối-hợp cao trong những thiết-kế robot trước, một vấn-đề đã được giải quyết bằng cách từ bỏ hoàn toàn đồ-hình nhằm khuyến khích một hình-thức gắn kết thiết thực và đúng chức năng:

    Vì thế việc phối-hợp một thế-giới quan trung-tâm mà Brooks đã khám phá là khó, sẽ dễ hơn nhiều khi sử dụng thế-giới thực làm mô hình riêng:“Đây là một ý tưởng hay khi thế-giới thực sự là một mô-hình thích hợp cho chính nó” (3-e)

    Việc kiểm soát phân-quyền này tương đương với “hệ thống phi-trung-tâm”của Rosenstiehl và Petitot mà Deleuze và Guattari đã tham khảo:

    Đặc tính chính của hệ-thống phi-trung-tâm là những khởi sự cục bộ được phối-hợp độc lập với quyền lực trung-tâm, với những tính toán được thực hiện qua mạng lưới (đa-cách). “Đấy là tại sao nơi duy nhất các hồ-sơ về người dân có thể được giữ ngay trong nhà riêng của họ, vì họ có thể tự mô tả và cập nhật: xã-hội tự nó chỉ là ngân-hàng dữ-liệu khả dĩ về con người. Một xã hội phi-trung-tâm cố nhiên loại bỏ trung-tâm một cách tự động như loại bỏ một sự xâm nhập phi-xã-hội” (1987: 519-520; quotation from Rosenstiehl & Petitot, 1974: 62)

    Cấu-trúc-gộp là bản-chất của mạng Net, mặc dù trong thực-tế nó có vai-trò hướng-dẫn hơn là một qui-tắc. Hãy nhớ lại thảo-luận trong chương trước: thử-nghiệm và thi-hành TCP/IP một cách chặt chẽ theo phương pháp bản-đồ tức xem thế-giới là mô-hình của chính nó, trong khi OSI thiết lập một đồ-hình về thực-tại làm cơ sở thiết kế. Trong cấu-trúc-gộp, sau khi những chức năng cơ bản được thiết lập thì mức hoạt động cao hơn kế tiếp có thể được xây dựng trên đó; vì thế sau khi chuyển-mạch-gói được bảo dưỡng thì tiếp theo có thể đến e-mail, FTP và World Wide Web. Can thiệp vào những tầng cơ-bản sau khi chúng đã được thiết lập có thể là tai họa. Điều này giải thích tại sao giao-thức OSI đã không thể thay thế TCP/IP bất chấp sự ủng hộ chính thức rộng rãi – TCP/IP đã bám chặt vào Internet, và quản-trị mạng chỉ miễn cưỡng thay thế một nền móng đã được thử thách và chứng minh (Hafner & Lyon, 1996: 249-50). Khoảng năm 1983 khi mạng ARPANET nhỏ hơn phải chuyển từ Giao Thức Điều Khiển Mạng cũ và có giới hạn hơn sang TCP/IP, đó là chuyển tiếp khó nhọc, dù cần thiết (1996: 248-9).

    Ngoài việc đang xây-dựng một mạng phức-hợp cùng độ tin-cậy tốt hơn, thì còn một cấu-trúc mạng phân-bố cũng có ưu điểm là toàn diện hơn hệ-thống kiểm soát trung-tâm chặt chẽ: thay vì có một tác-nhân-đơn theo dõi một chương trình nghị sự đặc biệt, thì nhiều tác-nhân-ghép độc lập và lỏng lẻo có thể tìm kiếm nhiều mục tiêu, và nhờ một thư-mục chuyên-môn phong phú mà chúng bền với những thay đổi môi trường hơn (6-c). Những kết-nối lỏng lẻo và có thể tự tái-cấu-hình sao cho phù hợp với những điều-kiện khác nhau. Trong máy tính, chương-trình định hướng đối-tượng (object-oriented programming – OOP) được thiết lập một cách chính xác trên nền triết-học này. Bất cứ nơi nào khả thi, mật-mã chương trình thực hiện một chức-năng cụ thể chứa trong một cấu-kiện hay trình-con là nơi nó sẵn sàng được gọi lên bằng chức-năng chính hay những trình-con khác. Những lỗi dễ dàng bị cách li và sửa chữa theo cách này, và chương-trình“phát-triển bằng cách tăng cường ráp nối những đơn-vị con đang hoạt động”, gia tăng phức-tính như nó vốn thế (11-d). Một khía cạnh quan trọng của thiết-kế theo cấu-kiện này là nó dễ dàng cho phép truy-hồi. Ở đây, một cấu-kiện có thể tự viện dẫn, lặp đi lặp lại, trong một vòng-lặp cho đến khi một công việc được hoàn thành; hoặc nếu không thì hai cấu-kiện có thể viện dẫn nhau luân phiên, liên tục kiểm soát và cung cấp thông-tin ngược trở lại nhau. Loại quan-hệ kết-nối này – vòng-hồi-tiếp – là nền móng của việc tự-tổ-chức, theo điều-khiển-học cổ điển.

    Tự-tổ-chức

    Những kết-nối của một mạng-lưới dường như tạo cho nó nét đặc trưng cố-kết, vì thế nó chẳng phải là một tập-hợp các bộ-phận tách rời, cũng chẳng phải một sự đồng-nhất có giới-hạn chặt chẽ, mà là một nơi ở giữa chúng. Trong trạng-thái lưng chừng này những yếu-tố tạp nham bắt đầu đảm nhiệm trạng-thái bản thể học của một thực-thể riêng biệt, và đặc-tính nổi bật của thực-thể này mang sắc thái ích kỉ: tự-điều-hòa, tự-cai-quản, tự-tổ-chức, và thậm chí tự-nhận-thức. Kelly thêm rằng tính ích-kỉ bắt đầu xuất hiện với vòng-hồi-tiếp, và trích dẫn ví dụ về một phát-minh của Ktesibios người đã sống ở Alexandria thế kỉ ba TC: cái đồng-hồ-nước “nó chính xác một cách phi thường (trong khi) bằng cách tự-điều hòa nguồn cấp nước”, được thực hiện bằng sự điều-hòa lẫn nhau giữa phao và van - ý tưởng này được phục hồi trong toilet hiện đại (7-a).

    Có hai hình-thức vòng-hồi-tiếp khác nhau: dương và âm. Ví dụ về nấm-bào-tử (slime mold) của Rothschild là trường hợp tự-tổ-chức phức-hợp, chúng mọc tự phát từ trùng amip đơn gắn với mộtvòng-hồi-tiếp-dương. Nấm-bào-tử có vẻ đồng-nhất cố kết nhưng thực ra “chỉ là một pha trong vòng đời đặc biệt của một loài amip nào đó” (1990: 255). Để vòng qua những giới-hạn về khả năng tìm thức ăn của nó, một amip sẽ gửi đi những xung hormone gọi là vòng AMP cho những amip bên cạnh, sai khiến chúng tiếp cận đồng thời phản-hồi cùng một tín-hiệu. Những tín-hiệu này kích hoạt nhiều tín-hiệu hơn nữa. Vòng lặp thông-tin leo thang này trao-đổi kết quả trong một khối tế bào cùng đến và cùng hành động như thể nó là một sinh-vật hồn nhiên, dâng cúng cái “mũi dọc dừa” cho những tạo-vật khác để chúng ăn và đẻ trứng ở một nơi khác (1990: 255-6). Rothschild tuyên bố việc tự-tổ-chức đúng là có thể xảy ra tự phát từ việc xử-lí tập thể của amip khi trao đổi những tín-hiệu hóa học, vì thế nó cũng có thể xảy ra từ hành động hợp nhất của những nhà buôn độc lập trao đổi tín-hiệu thị trường – một nền kinh-tế thị trường vì thế là một hệ-thống tự-tổ-chức hoạt động theo vòng-hồi-tiếp sử dụng giá-cả như một cơ chế phát tín-hiệu (1990: 263). Trong trường hợp amip, một vòng-hồi-tiếp-dương leo thang đến một điểm nơi một hình-thức trật tự mới – nấm-bào-tử - xuất hiện

    Tuy nhiên tại trung tâm tự-tổ-chức này có vòng-hồi-tiếp-âm, trong đó thông-tin được sử dụng để điều chỉnh hệ-thống vì nó lưu lại trong phạm vi những giới-hạn nhất định. Bộ-ổn-nhiệt là một ví dụ về hệ thống vòng-hồi-tiếp-âm đơn giản, nó là cải tiến “kẻ thống trị” (bộ điều tốc) của James Watt cho máy hơi nước (7-a). Trong mỗi trường hợp, việc điều khiển đạt được bằng dòng thông-tin: đầu-ra của cấu-kiện trở thành đầu-vào của một cấu-kiện khác. Nguyên-nhân thành kết-quả và ngược lại, trong cái mà nhà điều-khiển-học Heinz von Foerster gọi là “vòng nguyên nhân” (7-c). Trong vòng-hồi-tiếp nhân tạo thì các cấu-kiện được ghép chặt thành đôi, việc kiểm-soát hoàn toàn một cấu-kiện có nghĩa là kiểm-soát hoàn toàn và toàn bộ hệ-thống (7-c). Thay vì điều-hòa mọi hoạt động đơn thì một mức kiểm-soát cao hơn – mà Kelly gọi là “siêu kiểm-soát” (7-c) - ủy thác việc kiểm-soát cho nhiều vòng-hồi-tiếp khác nhau.

    Lí thuyết hỗn-độn cung cấp một viễn cảnh khác để hiểu việc tự-tổ-chức. Khoa học liên-ngành trẻ trung này nhìn thấy “những mẫu-mã cơ bản” trong các hệ-thống hỗn-độn như thời-tiết, kinh-tế và hệ-sinh-thái (Rothschild, 1990: 260). Nhà vật lí Doyne Farmer quan sát cách mà trật-tự xáo trộn với mất-trật-tự.

    Đây là một đồng xu hai mặt. Đây là trật-tự, cùng hỗn-độn đang xuất hiện, và rồi một bước xa hơn là hỗn-độn với trật-tự cơ bản riêng của nó (Quoted in Gleick, 1993: 252)

    Những năm 1960, người ta khám phá ra rằng những hệ-thống phức có thể được mô-hình-hóa bằng những phương trình phi-tuyến đơn giản, và những hệ-thống này đã bộc lộ “sự lệ-thuộc nhạy cảm vào những điều-kiện ban đầu”“những vi-biệt đầu-vào có thể nhanh chóng trở thành khác biệt vượt trội ở đầu ra” (Gleick, 1993: 8). Vì những hệ-thống ngẫu nhiên, hỗn-độn như thời-tiết không thể dự báo trong tương lai xa với độ chính xác cao. Tuy nhiên ai cũng biết rằng thời-tiết là“ổn định về tổng thể, có tính cục bộ, khó dự đoán” – nó cho phép nhiễu liên tục, hấp thu nhiễu và sẵn sàng quay về tính chất bất-qui-tắc ổn định của nó (1993: 48). Hai đặc-tính then chốt của hệ-thống hỗn độn này – không-thể-dự-đoán và ổn-định – được mô tả riêng biệt bằng khái niệm “phi-tuyến” và “điểm-hấp-dẫn”.

    Nghiên cứu tính chất phi-tuyến quan trọng hơn vì khi các vòng-hồi-tiếp-phức có thể được dự đoán bằng những chức năng tuyến-tính, các nhà sinh-thái-học khám phá vào những năm 1950 rằng chúng được mô-hình-hóa tốt hơn bằng những phương trình phi-tuyến (Gleick, 1993: 61-4). Đây là lĩnh-vực rõ ràng nằm ngoài toán học tuyến-tính, hay như lời Rothschild, “thế giới phi-tuyến chiếm giữ phần đất trung gian giữa tất-định Newton hoàn hảo và hỗn-độn hoàn toàn” (1990: 260). Những phương trình phi-tuyến sinh ra những kết-quả thay đổi một cách đột ngột với mọi vòng-lặp được thực hiện hay lặp-lại, vì mọi phát-triển mới đều hồi-tiếp về hệ-thống để thay đổi những điều-kiện đang tác động đến kết quả tương lai. Như Gleik đã viết: “Phi-tuyến nghĩa là hành động chơi trò chơi, và hành động này có cách thay đổi những qui-tắc” (1993: 24). Cách duy nhất để dự đoán kết-quả sau cùng là giải các phương-trình bằng số lượng lặp-lại cần thiết. Tính chất phi-tuyến đã nảy sinh trong thế giới mạng. Chẳng hạn, “tổng chiều dài được tháo dỡ của một mạng lưới cáp có thể được thu ngắn bằng cách thêm những giao-điểm vào đó!” – nhưng chỉ đến một giới-hạn nhất định trước khi nhu-cầu tăng lên lại (2-g).

    Ngược lại, vào năm 1968 Dietrich Braess, một nhà nghiên cứu các quá trình hoạt động Đức đã khám phá rằng việc thêm những định-tuyến vào một mạng đã chật ních chỉ làm chậm nó. Giờ được gọi là Nghịch Lí Braess, các nhà khoa-học đã tìm thấy nhiều ví dụ cho thấy việc tăng khả năng cho một mạng-lưới đông đúc sẽ giảm toàn bộ năng xuất của nó như thế nào (2-g)

    Vì thế không có liên kết cân-xứng, tuyến-tính giữa kết-nối và thực-thi.

    Một tính chất nữa của phi-tuyến, nhiều hệ-thống hỗn-độn được quan sát cũng tùy thuộc vào những “điểm-hấp-dẫn” – những điểm hay mẫu-mã cố định thu hút những hệ-thống hỗn-độn trên (Gleick, 1993: 121-53). Vì thế, cho dù có tính chất bất-định-phi-tuyến, những khuynh hướng ổn-định vẫn xảy ra:

    Hồi-tiếp phi-tuyến điều hòa sự vận động, làm cho nó tráng kiệt hơn. Trong hệ thống tuyến-tính, nhiễu-loạn có hiệu-ứng bất biến. Với sự hiện diện của phi-tuyến, nhiễu-loạn có thể tự ăn nó chết dần chết mòn và hệ-thống tự quay về trạng thái ổn-định (Gleick, 1993: 193-4)

    Trong khi ta không thể dự đoán trước chính xác nhiệt-độ của một ngày thì “thời-tiết sẽ không vượt khỏi những giới-hạn được xác định bởi mẫu-mã hỗn-độn cơ bản của nó” (Rothschild, 1990: 260-2). Và trong khi chúng ta chẳng biết nhiều về những điểm-hấp-dẫn nói chung thì chúng là hiện tượng cơ bản đã được lên sơ đồ toán học (Gleick, 1993: 140, 143, 151). Trước khi chúng ta nghiên cứu làm thế nào mà những điểm-hấp-dẫn có thể có vai trò trong mạng Net, chúng ta hãy xem xét tính chất kết-nối của mạng Net.

    Phân tích của Kelly về các hệ thống tự-tổ-chức đặc biệt chú ý đến những kết-nối giữa những thành viên của mạng. Ông tin rằng việc kết-nối mọi thứ một cách bừa bãi sẽ không có tác dụng; mấu chốt sáng tạo sự tự-tổ-chức nằm ở những vât-đang-kết-nối “theo cách có tổ-chức, trực-tiếp và có giới-hạn” (20-e). Phần lớn chúng ta có nhiều số điện thoại , fax, máy-nhắn-tin và địa chỉ thư điện tử, sẽ đồng ý với Kelly rằng kết-nối quá nhiều không hề gia tăng hiệu quả tổ chức - những mạng lưới kết-nối quá nhiều sẽ thoái hóa về trạng-thái tắc nghẽn mang tính quan liêu (20-d). Theo gợi ý này thì việc kết-nối quá nhiều có thể bị phản năng xuất, Kelly lấy trường hợp những công-nghệ cách li phân biệt, như mã-hóa, là một “phản lực cần thiết cho khuynh hướng chạy trốn liên-kết của mạng Net” (12-f). Nhu-cầu ngắt hữu ích, dù quá nhiều, có thể là một phần của vòng-hồi-tiếp-âm hợp lí nhằm điều chỉnh kết-nối tối ưu. Đây có thể là xu hướng tự-tổ-chức của mạng Net.

    Trong lí thuyết hỗn-độn, những điểm-hấp-dẫn được xem là kém ổn định và kém tự-tổ-chức. Kelly gợi ý rằng khi ta đạt đến một mức kết-nối nào đó, những hình thức tự-tổ-chức sẽ dẫn đến kết quả là:

    Tôi đã ghi nhận…ý-tưởng gây tranh cãi rằng trong bất cứ xã-hội nào với sức mạnh thích đáng của cộng-đồng và kết-nối thông tin, dân-chủ trở nên tất yếu. Nơi những ý-tưởng tự do chảy và sinh ra những ý-tưởng mới, tổ chức chính-trị rồi cũng sẽ hướng đến nền dân-chủ như điểm-hấp-dẫn mạnh, tự-tổ-chức và không thể tránh được. (20-d)21

    Giả thiết rằng Kelly có một điểm, chúng ta cần hỏi: mạng Net đã đạt đến điểm tự-tổ-chức “tất yếu” đó chưa? Chắc chắn rồi, có vẻ như không có cơ quan trung tâm nào tổ chức nên mạng Net.Liên Doanh World Wide Web được Tim Berners-Lee sáng lập, nhà phát minh của trang Web, đang dần trở thành một thế lực Net toàn cầu, nhưng Berners-Lee khăng khăng rằng Liên Doanh này không “áp đặt bất cứ thứ gì” tức “ra lệnh”, và chẳng hơn gì một điều-giải-viên nhằm liên ứng giữa các công ty sản xuất những chi tiết kĩ thuật cho mạng Net (Schwartz, 1997). Nói cách khác, một hình thức kiểm-soát được phân-bố tức nền dân-chủ đã lan tràn vào cấu-trúc mạng Net.

    Tự-tổ-chức phải được phân biệt với tự-ý-thức bằng những phương tiện mà các sinh-vật trí tuệ dùng để tự định hướng. Một cách nghiêm khắc thì không phải mạng Net sản sinh những chi tiết kĩ thuật cho nó; người ta có thể cho rằng nó đạt đến chúng qua quan hệ cộng-tiến-hóa với những công ty được tạo điều-kiện bởi Liên Doanh Web của Burners-Lee. Mạng Net không cần phải là một sinh-vật sống có khả năng tự định hướng theo ý-thức và dàn-xếp với những thực-thể khác nhằm gắn kết vào mối quan-hệ như thế. Vi-rút sinh-học không được phân loại chặt chẽ như sinh-vật, vì chúng không có trao đổi chất và có thể sống còn qua kết tinh (OERD: 1614-5), nhưng điều đó không ngăn chúng tự-sao-chép. Theo nhà sinh-học tiến hóa Tom Ray thì nó có vẻ là “một thuộc-tính chung của đời sống khi mọi hệ-thống thành công đều lôi cuốn những vật-kí-sinh” (quoted in15-a). Trong công-nghệ, mạng Net đã trở thành mảnh đất sinh sôi cho rất nhiều viruse máy-tính mà nói chung chúng giống về mặt chức năng với phần tương ứng sinh-học. Virus máy tính đã đủ phổ biến trước cả sự phổ biến của mạng Net, trong trường hợp thông-tin được trao-đổi trên mạng Net thì chúng thậm chí đã được làm cho phổ biến hơn. Để mạng Net hỗ trợ virus máy tính thì nó hẳn phải phải đạt đến mức độ thành công của một hệ-thống. Điều này cũng không mấy ngạc nhiên, khi xem xét khẳng định của Dawkins rằng mọi đời sống sinh-học, về cơ bản, đều có tính chất thông-tin (Schrage, 1995). Vì thông tin điện-tử trôi nhanh hơn thông tin sinh-học nên một hệ-thống thông tin điện tử có thể đạt đến ổn định tự tổ-chức nhanh hơn so với hệ-sinh-học.

    Mạng Net là một hệ-thống tuần hoàn thông-tin thuần túy, nếu chúng ta tán thành ý-niệm kết nối thông-tin của Kelly chịu ảnh hưởng của một điểm-hấp-dẫn mạnh nào đó thì việc tự-tổ-chức có thể là một phần hợp lí của điểm-hấp-dẫn đó. Ở trung-tâm của mạng Net là chuyển-mạch-gói, cơ-cấu cơ bản cung cấp việc điều-khiển giao thông tự-động của dòng dữ-liệu (December, 1996). Ở đây máy móc tự do trao đổi thông-tin mà không có sự can thiệp của con người, trừ khi để duy trì và sửa chữa. Trong chuyển-mạch-gói, việc điều-khiển lưu thông được phân-bố, để những gói dữ-liệu phát sinh đều có thể tìm thấy những cách thức riêng đi đến đích của chúng – giống như một tổ kiến hay giao-thông trong thành phố. Nhưng để chúng ta không quên rằng mạng Net hẳn đã không có được khả năng đó nếu thiếu con người, và đã không phục vụ một chương trình nghị sự có thể tưởng tượng được nào mà thiếu họ, một mức tự-tổ-chức thú vị hơn có thể quan sát bằng cách xem xét một hệ-thống rộng hơn bao gồm việc ghép nối giữa con người và mạng Net – một ý-niệm không hoàn toàn xa lạ với Licklider và Engelbart. Giờ thì chúng ta hãy xem xét một hình thức tự-tổ-chức chuyên hóa với một chương trình nghị sự.

    Tính-thích-nghi

    Như đã đề cập trong chương trước, Baran là người đầu tiên nhận ra rằng càng nhiều những kết-nối-thừa thì mạng truyền-thông càng cường tráng (quả thật, ý bà là kết-nối-thừa như một phương tiện để sống còn qua thảm họa hạt nhân). Như Kelly viết: “nhiều hơn là khác biệt” (2-e). Sự hiệp-lực này đi từ mức kết-nối – nhiều kết-nối hơn ở mỗi giao-điểm có nghĩa độ tin cậy càng lớn.

    Ý-niệm về sự dư-thừa dựa trên giả-thiết rằng, vào bất cứ lúc nào, một bộ-phận nào đó của nó sẽ hỏng. Giả định này có tính quyết định, vì chừng nào mà những hỏng-hóc như thế là thực-tế không thể tránh khỏi thì những kết-nối-thừa sẽ cung cấp những tuyến thay thế mà qua đó những gói-dữ-liệu có thể đi vòng qua những tuyến bị tắc nghẽn. Trong một ý-thức, hỏng-hóc là bất hợp tác trong vai-trò một bộ-phận của thiết kế, việc thực hiện lời kêu gọi thẩm tra xã-hội-học của Malpas và Wichham nhằm nhận-thức những hỏng-hóc không thể tránh khỏi và bất-toàn trong bất kì dự-án đang thực thi nào, và kêu gọi vai-trò quản lí nhằm xử dụng hỏng-hóc và đề-kháng như những lực-lượng dương dùng để áp đặt và ra lệnh, như những bánh răng của một cỗ máy (1995). Trong ngôn-ngữ lí thuyết hỗn-độn hay điều-khiển-học, hỏng-hóc là bất hợp tác khi hồi tiếp thông-tin vào lại hệ-thống, và là yếu tố tự-tổ-chức côt lõi. Trong chọn lọc tự-nhiên, tổn-hao được sử dụng như vai-trò sống còn trong việc loại bỏ điều không thích hợp, để các cư-dân lành mạnh và có sức cạnh tranh. Sự tiến-hóa không chỉ đi đến dự đoán rằng hình thức hỏng-hóc cục bộ là sự tổn-hao, mà còn đòi hỏi nó, theo trật tự, lèo lái hệ-sinh-thái đến độ vững chắc toàn cầu hơn. Những hệ-sinh-thái thảo nguyên chẳng hạn đã trở nên quá thích-nghi với hỏa hoạn theo mùa đến mức chúng dựa vào lửa để diệt trừ những giống-loài xâm nhập và để làm nảy nở những hạt giống thảo nguyên của chúng (4-a). Lửa quá thiết yếu đối với hệ-sinh-thái thảo nguyên đến nỗi chúng không thể được thiết-lập hay duy-trì mà không có nó.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    (tiếp)
    .............
    Ý-niệm hỏng-hóc liên miên là điều cần thiết không chỉ với sự dư-thừa mà còn với sự tiến-hóa của mạng Net. Garfinkel dự đoán rằng giống như mạng lưới điện Mỹ cần thông qua dự luật “Cúp Nguồn Diện Rộng” năm 1965 nhằm đạt đến mức dịch vụ cung cấp như ngày nay, mạng Net cũng thế, nó cần trải nghiệm một loạt những đình trệ thường xuyên nhằm chủng ngửa chống lại sự-cố trong tương lai (1996). Bob Metcalfe, một trong những người cha sáng lập mạng Net, là “một trong những tiếng nói nặng kí nhất công bố sự diệt vong đang đến”, nhưng, như Garfinkel lưu ý, Metcalfe cũng đã dự đoán rằng “mỗi sụp đổ sẽ đưa mạng Nét đến gần hơn một Internet mang sức mạnh công-nghiệp mới”.

    Những gì được gán cho kinh-nghiệm và phát-triển thường tạo ấn tượng sai lầm rằng đó là quá-trình kết hợp phức-tính, một quá trình gia-tăng và gián-tiếp mà như Kelly đã chỉ ra, cần “nhiều cố gắng qua thời gian”, cần các nền kinh-tế gia tăng tiền lãi, và cần thiết-lập tạm-thời những yếu tố hỗ trợ (4-d). Công-nghệ tìm kiếm cũ hơn, như Gopher, là một yếu tố phụ tạm-thời như thế, đã mở đường cho bộ trình duyệt Web có đồ họa và thân thiện người sử dụng hơn, và khi World Wide Web vượt Gopherspace thì sự hữu-dụng của những trình duyệt lại gia tăng.

    Một hình thức dư-thừa nữa là chiến-lược thích-nghi lớn hơn nhằm đến nhiều loại chuyên môn hơn là ta có thể nhận biết về mặt kinh-tế, để thích-nghi với những điều kiện khắc nghiệt. Ví dụ, một quan sát được thực hiện suốt dự án Biosphere 2 là những hoang mạc “đã tiến-hóa trong những điều kiện hỗn-độn tuần hoàn và thỉnh thoảng cần một sức bật tự nhiên” (9-a). Tony Burgess cũng đã lưu ý rằng những hệ-sinh-thái sa mạc phong phú phát triển nhờ vào lượng mưa biến thiên: “nếu bạn có một thời-biểu cố định về lượng mưa liên quan đến chu kỳ nhiệt độ hàng năm thì bạn sẽ thấy hệ-sinh-thái sa mạc đẹp đẽ sẽ gần như luôn sụp đổ thành một cái gì đó đơn giản hơn”(quoted in .“Bộ-đôi tác giả và chủ bút” này sản sinh những giống-loài mới và thành công (19-d). Kelly suy ra rằng một mạng lưới phải luôn mở ra cho những yếu tố hỗn-độn nếu nó muốn khỏe mạnh; nó phải cân nhắc tổng chi phí phát-triển và duy-trì tính đa-dạng để chống lại lợi-ích dung sai đối với những điều kiện khắc nghiệt – cho dù việc mở ra với tính đa-dạng như thế đôi khi chứng tỏ kém hữu ích:

    Việc chuyển đổi qua hệ-thống bầy đàn 17 triệu giao-điểm máy tính trên Internet mà nó không sụp đổ (nói chung), chúng ta có được một lĩnh-vực có thể xuất hiện những con-sâu máy tính hiểm ác, tức xuất hiện những hỏng-hóc cục bộ không thể giải thích. Nhưng chúng ta vui vẻ trao đổi những bất hiệu quả lãng phí của đa đường truyền nhằm giữ tính chất linh-động đáng ghi nhận của Internet (2-f)

    Một cách nghiên-cứu sự thích-nghi mạng nữa là tập trung vào chất lượng của những kết-nối. Ashby và Gardner viết một bài báo năm 1970 chỉ ra rằng việc gia tăng kết-nối của một mạng lưới khi vượt khỏi một điểm nhất định “sẽ đột ngột làm giảm khả năng của hệ-thống nhằm phục hồi sau nhiễu loạn” (6-b). Stuart Kauffman đã khám phá rằng việc gia tăng kết-nối giữa các giao-điểm của một mạng lưới sẽ gia tăng khả năng thích-nghi của nó với sự thay đổi môi-trường, nhưng“vượt khỏi một mật-độ kết nối nhất định, việc kết-nối liên tục chỉ làm giảm khả năng thích-nghi của toàn bộ hệ-thống” (20-d). Một khi mạng lưới đạt đến kết-nối tối ưu, nó có thể thay đổi về độ-lớn trong khi vẫn duy-trì khả năng thích-nghi bằng cách giữ lại cùng một “tốc độ kết nối trung bình” (20-d). Dựa trên Định Luật Kauffman, Kelly khuyên như sau:

    Trong xã hội kết-nối, chúng ta bơm căng cả tổng số người kết nối (năm 1993, mạng của những mạng toàn cầu đã mở rộng thêm với tốc độ 15 phần trăm người sử dụng mỗi tháng!), lẫn số-lượng người và địa-điểm mà mỗi thành viên được kết nối vào. Fax, điện thoại, thư rác, và cơ sở dự-liệu tham khảo chéo trong kinh-doanh và chính-quyền quả thực đang gia tăng về số-lượng kết nối giữa mỗi người. Việc mở rộng nói riêng cũng không làm gia tăng tính thích-nghi của hệ thống (xã hội) nói chung. (20-d)

    Hệ quả của môi-trường mà nó khuyến-khich việc kết-đôi chặt chẽ giữa các giống-loài trong một hệ-sinh-thái là sự phát-triển hội tụ tiến-hóa, tức cộng-tiến-hóa giữa các giống-loài. Sự hội-tụ hay cộng-tiến-hóa này là hiển nhiên giữa những công-nghệ khác nhau của mạng Net, như phác họa trong phần sau.

    Cộng-tiến-hóa

    Cộng-tiến-hóa mô tả những mối quan-hệ chung trong đó cộng-sinh là sự đa-dạng có lợi cho cả hai. Nó không phải là ý tưởng hoàn toàn mới – Darwin trong Nguồn Gốc Các Loài đã chứng kiến“những cộng-thích-nghi của sinh tồn hữu cơ với nhau” (quoted in 5-b). Cộng-tiến-hóa xem sự hội-tụ, như Kelly mô tả, “giống như một bản tango”:

    Con ong được phản ảnh trong thực-vật, và thực-vật được phản ảnh trong con ong. Cây bông-tai sử dụng mọi biện-pháp nhằm giữ những ấu trùng ong chúa ở khoảng cách an toàn để con trùng không ăn tươi nuốt sống nó hoàn toàn, buộc ong chúa “thay màu đổi sắc” và tìm cách né tránh sự phòng-vệ của thực-vật... Nhằm tự-vệ chống lại ong chúa, cây bông-tai đã trở nên không thể tách biệt khỏi con ong. Và ngược lại. Một quan-hệ dài hạn mang tính đối kháng dường như nuôi dưỡng loại tương-thuộc này…

    Cây bông-tai và ong-chúa, vai kề vai, khóa vào một hệ thống đơn, tiến-hóa hướng vào nhau và với nhau. Mỗi bước tiến trong cộng-tiến-hóa lại quấn hai địch thủ chặt hơn, cho đến khi mỗi bên hoàn toàn lệ thuộc vào sự đối kháng của bên kia. Hai bên trở thành một (5-b)

    Nghe có vẻ giống như cái “đang-trở-thành” thân-rễ, ngoại trừ nơi mà cái “đang-trở-thành” này đúc kết thời gian thành một sự đồng-thời (Deleuze, 1993), cộng-tiến-hóa dịch chuyển dọc theo một quỹ-đạo tiến triển theo thời gian. Quá-trình này là không thể đảo ngược; mối quan-hệ càng cộng-tiến-hóa, càng khó phá vỡ nó. Không có côn-đồ thì sự nghiệp của siêu-nhân cũng chấm dứt. Nước Mỹ đối mặt với khủng hoảng đồng nhất khi “Đế Quốc Ác” (Evil Empire) sụp đổ. Lợi ích của Microsoft không phải là nhìn Apple chìm. Các công ty sản xuất phần mềm chống virus tin vào sự xuất hiện liên tục của virus máy tính mới. Như ví dụ của Kelly, những thảo-nguyên cần lửa và hoang-mạc cần những điều kiện khắc nghiệt (4-a; 6-a). Ông thấy sự cộng-tiến-hóa có ở hầu hết mọi hình thức quan-hệ mà trong đó những dự-viên thích-nghi và tương-thuộc vào một dự-viên khác nữa: “bất cứ sinh-vật nào thích-nghi với những sinh-vật khác xung quanh nó sẽ hành động như một tác-nhân cộng-tiến-hóa gián tiếp ở một mức độ nào đó” (5-b). Ta bắt đầu nghi ngờ rằng việc cộng-tiến-hóa được định nghĩa rộng rãi một cách chính xác nhằm gây chú ý đến các quan-hệ của web tồn-tại trong mọi khía cạnh của bất cứ mạng-lưới nào, nhưng sự gắn kết về chất với khái-niệm này sinh ra nhiều lợi ích hơn.

    Cộng-tiến-hóa là một hình-thức phức của vòng-hồi-tiếp mà trong đó những dự-viên không chỉ trao đổi thông-tin và hành động theo đó mà còn thích-nghi với một dự-viên khác nhằm mở rộng phát-triển dựa vào những kết-nối giữa chúng. Trong một ý thức, khi những dự-viên tự-định-hướng vào một dự-viên khác nữa, thì hệ-thống nói chung dường như cũng tự-định-hướng – nó tự-cai-quản và tự-tổ-chức. Trong khi thuyết tiến-hóa Darwin nhấn mạnh vào sự cạnh-tranh giữa các giống-loài vì các nguồn tài-nguyên thì cộng-tiến-hóa nhấn mạnh vào những phần-thưởng cho sự hiệp-lực phát sinh từ hợp-tác và cộng-sinh, và “mỗi giống-loài được khóa vào toàn bộ môi-trường của nó bằng số lượng những vòng-hồi-tiếp” (Marshall & Zohar, 1997: 93). Kelly tham khảoGiả Thiết Gaia (Gaia: Nữ Thần Mẹ) vốn xem sinh quyển Trái Đất là một hệ-thống cộng-tiến-hóa, tự-tổ-chức khổng lồ: “Nếu một máy-điều-nhiệt hay một máy-hơi-nước có thể tự-cai quản thì ý-tưởng về một hành-tinh đang làm tiến-hóa những mạch-hồi-tiếp duyên dáng kia không quá xa lạ” (5-d). Điều này mới đầu nghe có vẻ giống mô hình kết-nối của mạng-trung-tâm, trong đó các năng lực tinh thần đều xuất phát từ những liên-kết phong phú giữa những bộ-xử-lí riêng biệt (Marshall & Zohar, 1997: 107-8).

    Mức cộng-tiến-hóa được quyết định bởi điều-kiện kết-nối mạng. Nhà sinh-thái-học Tây Ban Nha Ramon Margalef đã quan sát sự cân bằng giữa chất-lượng và số-lượng của những kết-nối trong một mạng lưới – đó là một “sự bảo toàn kết nối”:

    Margalef lưu ý…rằng các hệ-thống có nhiều hợp-phần thì chúng có các quan-hệ-yếu, trong khi các hệ-thống ít hợp-phần có quan-hệ-đôi chặt chẽ. Margalef giải thich như sau: “Từ chứng-cứ theo kinh nghiệm, dường như các giống-loài tự do tương-tác với những giống-loài khác lại rất có liên quan đến một số lớn những giống-loài khác nữa. Trái lại, giống-loài có tương-tác mạnh thường là bộ-phận của một hệ-thống với số lượng nhỏ giống-loài” (6-b)

    Kelly đã tổng quát hóa rằng chúng ta “nên mong tìm kiếm một qui-luật tương tự về bảo-toàn kết-nối trong các hệ-thống văn-hóa, kinh-tế và cơ-giới”, mặc dù việc ước đoán như thế vẫn phải được thông qua bằng những nghiên-cứu thực tế (6-b). Trong một môi trường khuyến khích cộng-tiến-hóa nhiều hơn cách-li thích-nghi sinh-lí-học thì các giống-loài lại liên-kết chặt chẽ đến nỗi“sẽ khó mà phân biệt nơi đâu sự đồng nhất của một giống-loài bắt đầu và của giống khác dừng lại”,“chúng ta nên hy vọng nhìn thấy nhiều trường hợp quan-hệ cộng-sinh và kí-sinh kì bí – vật-kí-sinh săn mồi các vật-kí-sinh, những con-đực sống bên trong những con-cái, và những tạo-vật bắt chước và phản ảnh những tạo-vật khác” (6-d). Đấy chính xác là những gì chúng ta tìm thấy trên mạng Net, nơi một số nhỏ vừa phải những “giống-loài” riêng biệt kết-nối với một “giống-loài” khác nữa. Những site nhân bản đầy dẫy trên World Wide Web. Những chương-trình khách hàng cạnh-tranh về cấu-hình với những chương-trình khác nhằm dàn-xếp với các giao-thức của mạng. Người sử dụng nắm lấy những đồng-nhất trực-tuyến của giới đối lập. Những moderm đòi hỏi cả điện-thoại đồng thời với jack-phone. Những mức đệ qui cao xảy ra, tỉ như toàn bộ mạng máy tính móc nối vào mạng Net tại những điểm dùng cho những máy tính đơn. Những dịch-vụ hai chiều tức xuất hiện trong phạm-vi những dịch-vụ khác: Gopher cách li người sử dụng khỏi những ngôn-ngữ khó của Telnet và FTP với một tầng bảng chọn và những lệnh đơn (Rheingold, 1994: 107); Web - dựa trên dịch-vụ chat xuất hiện độc lập với IRC. Những thử nghiệm của Tom Ray về tiến-hóa nhân tạo của virus máy-tính đã thành công trong việc sản xuất những kí-sinh cộng-tiến-hóa mà chúng lợi dụng các virus, cũng như những siêu-kí-sinh lợi dụng các kí-sinh (15-a). Tương tự, mạng Net không chỉ quan sát những diện mạo của virus và chống-virus máy tính mà còn chống-chống-virus và chống-virus-virus (Hyppönen, 1994).

    Virus máy-tính là một trường hợp lí thú để khảo-sát về cộng-tiến hóa. Virus – dù là máy-tính hay sinh-học – mang mật-mã dùng cho việc sao-chép của chúng, nhưng đặc biệt hơn là chúng “tận dụng những cơ cấu hóa-sinh của tế-bào-chủ để lắp ráp những virus sao-chép” (OERD: 1614-5). Về mặt sinh sản, virus tự chúng đã bất hoàn chỉnh như những con ong đực của một tổ ong; nhưng virus kết-đôi với những vật-chủ hình thành một khối sinh sản hoàn toàn mới. Vì thế, việc cộng-tiến-hóa của virus với vật-chủ sản sinh những khả năng tươi mới, trong trường hợp này là việc tự-sao chép của virus.

    Mượn ý tưởng về sao chép chước-thức của Lynch và những lí-thuyết của Deleuze và Guattari, tôi muốn đề xuất một phương-thức sinh sôi thân-rễ cụ thể - một quá trình tự-sao-chép mang tính công-nghệ đạt được qua cộng-tiến-hóa. McHoul gần đây đã đề xuất ý niệm về“siêu tồn tại” (cyberbeing) mà nó kiến tạo “một quan-hệ mới giữa con người và thiết-bị; đến điểm nơi mà cả hai không còn là những phạm-trù bản-thể-học riêng biệt trong ý-thức nghiêm khắc nhất” (1997: 17). Vì lợi-ích của mình, báo in cho phép nhân đôi công-nghệ được phép của nó (1997: 22) – những hướng-dẫn cách làm báo in và sử-dụng nó, hay nói cách khác mật-mã để sao-chép của nó. Tiềm năng sao-chép phải được thực hiện bằng quan-hệ của nó với người-sử-dụng. Một cách nghiêm khắc, việc in báo không chứa bất cứ mật-mã sao-chép nào. “Tổ-chức thiết bị cho trang bị” của McHoul (1997: 22) có thể được cung-cấp đầy đủ bằng cộng-tiến-hóa, vì mối quan-hệ này thực hiện việc sao-chép thực tế mà nó chỉ tiềm ẩn trong trang-bị in báo. Còn như những dự-viên thích nghi và lợi-dụng một dự-viên khác thì quan hệ cộng-tiến-hóa định hình chúng theo những cách cụ thể. Nhà điều khiển học W. Ross Ashby viết năm 1952:

    Một mẫu gen của một sinh-vật không định rõ chi-tiết mèo con sẽ bắt chuột như thế nào, mà cung cấp một cơ-cấu học tập và một xu-hướng chơi, vì thế chính chuột đã dạy mèo con những nét-lí-thú để bắt nó (Quoted in 5-b)
    Ở qui mô lớn hơn, chính quan-hệ cộng-tiến-hóa mà mèo đã phát-triển cùng chuột đã “dạy” mèo con bắt chuột như thế nào. Tương tự, tôi có thể dễ dàng khôi-phục lại thông-tin từ mạng Net cách làm thế nào thực-hiện một Web chủ, hoặc ít tham vọng nhất, làm thế nào thiết-lập một trang Web, nhưng tôi cần phải nhặt nhặn, chẳng hạn những kĩ-năng duyệt thông-tin nhất định. Về tư cách cá nhân, tôi cần thiết-lập quan hệ cộng-tiến-hóa với công-nghệ trước khi công-nghệ đó, và lợi ích của tôi, có thể sinh sôi. Về tư cách giống-loài, con-người luôn có quan-hệ này với công-nghệ - mỗi loài phục vụ và được định hình bằng loài khác, trong một liên-minh mà nó tụ-hội cả hai xa hơn vào quỹ-đạo cộng-tiến-hóa. Người ta có thể lí-luận rằng công-nghệ là dự-viên thụ động vì nó không tích cực thích-nghi, vì nó cần tác-nhân con-người để sửa đổi nó, nhưng ý-niệm cộng-tiến-hóa không xem việc thích-nghi được-tự-quyết một cách tất yếu. Chẳng hạn, môi trường cũng có thể là một dự-viên cộng-tiến hóa:

    Nhiều nhà sinh-học tiến-hóa thế kỉ trước như như T. H. Huxley, Herbert Spencer và Darwin nữa, đã hiểu nó một cách trực giác – rằng môi-trường vật lí định hình những tạo-vật của nó và những tạo-vật này lại định hình môi-trường của chúng, còn nếu xem xét rộng hơn thì môi-trường là tổ-chức và tổ-chức là môi-trường. Afred Lotka, một nhà sinh-học lí thuyết ban đầu, đã viết năm 1925, “Cơ-cấu hay giống-loài tiến hóa không đáng kể mà toàn bộ hệ-thống, giống-loài cùng môi-trường. Cả hai không thể tách biệt” (5-d)

    Nếu chúng ta xem mạng Net là môi-trường ảo thì cộng-tiến-hóa sẽ xảy ra trong môi-trường này, những hợp-phần như phần-cứng, phần-mềm và “phần-sống” (con người). Viễn-cảnh tổng thể này xem môi-trường ảo là một hệ-thống điều khiển học tiến-hóa.

    *

    Một trong những chủ-đề chính trong sách của Kelly là khi chúng ta đạt đến khả năng thích-nghi, tự-tổ-chức, tiến-hóa, văn-minh sinh-học mới, chúng ta tất yếu phải từ bỏ một mức kiểm-soát sự sáng-tạo này (2-f). Một số người nhấn mạnh vào chủ-nghĩa hoài-nghi với ý-tưởng rằng mạng Net có thể tự chăm sóc, thậm chí còn cả quyết rằng việc để chúng tự quyết như thế sẽ là một công thức thảm họa. Chương tiếp theo sẽ khảo-sát những quan-điểm này, và đề xuất rằng chúng quả thực không mâu thuẫn với Kelly.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Phan Thắng dịch từ:

    http://wwwmcc.murdoch.edu.au/ReadingRoom/VID/jfk/thesis/ch3.htm

    Chương III: ĐỊNH CÁCH VÀ PHỨC CÁCH

    Chương này giới thiệu lí-luận của một số nhân-vật tranh luận về đề xuất rằng mạng Net tốt nhất nên tự chăm sóc, tức lối tiếp cậntự-do-phóng-nhiệm nhằm khuyến khích cạnh tranh thị-trường, là cách tốt nhất thúc đẩy việc phát triển mạng Net. Riêng Metcalfe (xem Ch.2), chắc chắn rồi, lại nhìn thấy giá-trị giới hạn trong phép ẩn dụ sinh-học, thích khái-niệm-hóa mạng Net bằng hình ảnhbộ-máy-đồng-hồ dự-báo và điều-khiển được hơn, và nhằm thay thế niềm-tin vào hệ Newton trong đó mọi máy-móc được xem là logic và quá-quyết qua trung-gian con người. Một cuộc tranh-luận tương tự cũng nổ ra trong lĩnh vực thương-mại-điện-tử khi lí luậntự-do-phóng-nhiệm của Rothschild đối-lập với bằng chứng về thất bại thị trường của Newman và Schneiderman. Theo lí luận thân-rễ vào cuối chương 1, giờ tôi sẽ phác họa một thỏa-hiệp giữa những quan-điểm này: mạng Net là “định-cách” và mạng Net là “phức-cách”, những thuật ngữ mượn từ Kelly.

    MẠNG NET LÀ BỘ-MÁY-ĐỒNG-HỒ

    Metcalfe, người mà thành-tích của ông bao gồm việc phát minh kĩ thuật Ethernet và đóng góp vào dự án Arpanet, đã biểu lộ sự hoài-nghi vềẩn dụ sinh học mạng Net:

    Chúng tôi đã nghe ý niệm mạng internet đang sống và nó giống biết bao với những tạo-vật sinh học hay tình trạng vô-chính-phủ - ý niệm cho rằng không ai chỉ đạo internet – là …một trong những nét đặc tính đáng yêu của nó. Và hai ý tưởng này đều đang ngự trị niềm-tin của giới trí thức mạng internet…Tôi nghĩ những gì chúng ta cần làm là thuyết phục họ rằng internet thực sự là một mạng máy tính và nó không sống và tôt nhất là nó không ở tình trạng vô-chính-phủ, rằng nó cần được quản lí tốt hơn…

    Tôi đã đọc sách của Kevin Kelly…Mất Điều Khiển và ….đấy chính xác là tư duy mà tôi nghĩ nó không thích hợp cho việc quản lí thành công mạng internet. . (1996: transcript of interview)

    Quan điểm của Metcalfe là ví dụ minh-họa thế giới quan Newton vốn bao hàm tính“giản-đơn (tuyệt-đối), quyết-định-luận và dự-báo” cũng như thuyết nhân-quả tuyến tính (Marshall & Zohar, 1997: xx). Luật Newton về sự bảo-tòan động-lượng cho rằng một khối-lượng duy trì trạng thái nghỉ hoặc chuyển động cho đến khi có một ngoại lực tác động. Trong văn cảnh mạng Net, thuyết nhân-quả tuyến tính này chuyển thành mối quan-hệ đơn giản nối kết việc quản-trị với vận-hành. Những thành-phần dự-báo và giản-đơn của ý niệm này cho phép trung-gian con người cùng việc điều-khiển trực tiếp các hệ thống điều-khiển-học, bất chấp qui-mô tức phức-tính. Theo Marsall và Zohar, nhà vật lí thế kỉ 18 Laplace đã tiến rất xa khi tuyên bố“nếu ta biết chính xác trạng thái của thế giới ở thời điểm bất kì,…thì mọi trang thái quá khứ và tương lại cũng có thể được tính toán chính xác” (1997: 84).

    Rothschild đã tranh luận về thế-giới-quan Newton này, ông lí luận rằng việc quản-lí những hệ thống phức như các nền kinh-tế có lẽ sẽ được đáp-ứng tốt hơn bằng những hiểu biết vềcơ-giới-luận thị-trường-tự-điều-tiết hơn là hệ điều-khiển-trung-tâm (1990). Dường như khi chính quyền Clinton tuyên bốkhông-gian-điều-khiển là khu vực tự do-thương mại trong Cơ Cấu Thương Mại Điện Tử Toàn Cầu (Clinton & Gore, 1997), thì chính sách này dựa trên giả-định cơ bản rằngcạnh-tranh thị-trườngtư-hữu-hóa cung cấp mô hình tốt nhất cho thương-mại-điện-tử. Tuy nhiên, Newman và Schneiderman chống lại giả-định này, cả hai chỉra những thất-bại của thị-trường tự do khi nó bắt đầu quản-lí mạng Net.

    Newman phê phán niềm tin của Framework trongcạnh-tranh thị-trườngvà tư-hữu-hóa như bị lạc lối với trên một điểm cáo buộc (1997a). Đầu tiên, ông lí-luận rằng sự gia-tăng to lớn về lượng người tham gia internet giữa 1992 và 1995 (suốt thời gian này mạng Net đã được bàn-giao cho quản-lí tư nhân), trong khi ISPs qui cho sự khải hoàn của cạnh-tranh thị-trường, quả thật đã được chính-phủ hỗ-trợ cùng sự bảo-trợ qui-định bởi ISPs khỏi ảnh hưởng của giá cả thị trường:

    ISPs cùng với AT&T, máy tính Apple, Netscape, Microsoft, máy tính Compaq, IBM và một-loạt những hãng máy tính khác đã yêu cầu và thắng sự can thiệp liên-tục của FCC (Hội Đồng Truyền Thông Liên Bang) nhằm ngăn ngừa việc áp giá thị-trường vào dịch-vụ của các công ty điện thoại địa phương mà ISPs sử dụng để giữ lấy khách hàng ban đầu của họ. Vì sự tan-rã ban đầu của AT&T ngược về năm 1983, khi FCC đã miễn-phí nhà cung cấp internet cho cùng một loại truy-cập mỗi-phút đối với những công ty điện thoại địa phương mà những công ty xa phải trả. Điều này cho phép nhà cung cấp internet kinh-doanh-giá-cố-định cho các công ty điện thoại địa phương mà những khách hàng kinh-doanh địa phương bình thường phải trả - đến lượt nó lại cho phép họ đưa ra dịch vụ internet tỉ-lệ-cố-định cho những khách hàng của họ (1997a)26

    Đúng ra thì cạnh-tranh-thị-trường biểu-kiến là theo qui-định hơn là tự-do; hoặc chính xác hơn thì việc cạnh-tranh có giới-hạn trong phạm vi thị-trường dịch vụ internet có thể được bảo-hộ theo qui-định từ cạnh-tranh bên ngoài.

    Thứ đến, Newman lí luận rằng việc bảo-hộ theo qui-định này giúp ích công nghiệp dịch vụ internet do những người thu-nhập-thấp và người sử dụng điện thoại phi-internet trả, và khiến“việc đầu tư toàn-diện để nâng-cấp tổng-thể hệ thống gần như bất khả” (1997a). Thực ra, như nhận xét của Newman,“những lợi ích của công nghiệp internet tư đã căn bản kế-thừa việc cá lớn nuốt cá bé việc đầu tư trong quá-khứ và hiện-tại vào cơ sở hạ tầng điện thoại địa phương” (1997a).

    Newman kết luận rằng việc thổi-phồng vai-trò của thị-trường tự-do phản ảnh đạo-đức-giả của các đảng phái vốn thực-thu những khoản trợ-cấp dùng để đẩy mạnh cạnh-tranh thị-trường của chính phủ (1997a). Dựa vào những xu hướng hiện hành, ông dự-đoán rằng ISPs vì lợi-nhuận sẽ nhanh chóng làm giảm những“khách-hàng-lợi-nhuận-thấp” nhằm phục vụ những“người-sử-dụng-kinh-doanh và thu-nhập-cao” ngay khi những“khoản trợ-cấp từ các công ty điện thoại địa phương” cạn-kiệt (1997a). Newman cũng quan sát rằng“việc cạnh tranh giá cả từng-ngày làm xói mòn việc đầu tư hạ tầng dài-hạn vốn được đáp ứng tốt hơn qua độc-quyền qui-định” (1997a). Tôi tin quan sát cá nhân này sát với điểm chính-yếu trong toàn bộ lập-luận của ông: là khi so sánh với độc-quyền qui-định thì cơ-giới-luận thị trường lại nghèo nàn khi quản lý những lợi-ích chung – một trong số chúng có thể bao gồm mạng Net.

    Schneiderman cũng lí-luận tương tự nhưng tổng quát hơn nhằm chống lại“thần thoại về Chính Phủ Xấu, Tập Đoàn Tư Do Tốt” đã được Framework thừa nhận. Cũng như Newman, Schneiderman đã nhận thấy giả-định ngầm của Framework, rằng“những khu-vực-tư-nhân sẽ dẫn đến” sai lầm. Cụ thể, ông chọn-ra giả định Clinton và Gore, là“việc đổi mới, mở rộng dịch vụ, tham-dự rộng hơn, và giá thấp hơn sẽ nảy-sinh trong đấu-trường được thị trường lèo lái, không phải trong môi-trường hoạt động như một nền công-nghiệp theo qui-định” (1997a). Schneiderman chỉ ra rằng, về mặt lịch-sử, mạng Net vốn không phải là khu-vực tư-nhân mà thuộc về chính phủ, vì thề“thật khó mà xem lịch-sử mạng Net như bằng chứng mà khu-vực-tư phải dẫn dắt” (1997).

    Tuy nhiên, Schneiderman khu biệt giữakhởi-nguyên (initial genesisi)hậu-triển (subsequent development) – bởi vì các tập-đoàn tự do không có vai trò trong việc ra đời của mạng Net không phải không đủ-tư-cách phát triển nó:

    Cho dù chính phủ đã làm phần lớn việc để sáng tạo internet, có lẽ đã đến lúc thuyên-chuyển nó cho thị-trường tự-do. Internet đang phát triển nhanh đến nỗi các quan-chức không có khả năng kiểm soát. Đấy là những gì chính phủ Clinton đã nghĩ đến. Theo bảng Tóm Tắt Quản Trị thì “Internet sẽ phát triển như một đấu-trường do thị trường lèo lái, không phải một nền công-nghiệp theo qui-định” (1997).

    Nhưng Schneiderman xem lời tuyên bố này là mâu-thuẫn bởi:

    Bản báo cáo cũng nói rằng “chính phủ phải thừa-nhận một lối tiếp cận định-hướng-thị-trường bất-qui-định với e-commerce, một khi nó tạo điều-kiện cho việc xuất-hiện một môi trường minh-bạch và hợp-pháp, dự-báo nhằm khuyến khích thương-mại và kinh-doanh toàn cầu”. Nói cách khác, chính phủ nên chấm-dứt can-thiệp, với một ngoại-lệ hay nhiệm vụ nhỏ và thứ yếu. Đó là phải tạo nên một hạ-tầng mới to lớn để làm cho thương mại Net hoạt động (1997).

    Đối với Schneiderman, ngoại-lệ này biểu-đạt một mâu-thuẫn cơ bản – mâu-thuẫn này không thể giải-quyết qua thỏa-hiệp giữa qui-định và giải-qui-định, vì Framework đã nỗ lực thực-thi qua cạnh tranh theo qui-định. Ông khẳng định chỉ chính-phủ mới có thể xây dựng những yếu tố cơ bản của hạ-tầng mạng Net –“quyền sở hữu trí tuệ, bằng-sáng-chế, và bảo vệ bản quyền”,“những tương-đương trực tuyến về tiền, chữ kí (khi kí hợp đồng)” và khung-pháp-lí nhằm củng cố chúng (1997). Lời kêu gọi của Framework nhằm“thiết lập một môi trường pháp-lí, dự-báo đơn giản dựa trên mô hình luật giải-tâm và hợp-đồng thay cho sự qui-định trên-dưới” (Clinton & Gore 1997) sẽ chỉ tạo tệ quan-liêu lãng phí tức, như Schneiderman nhận xét, không“giảm chi phối” mà “tăng thêm luật sư” (Schneiderman, 1997). Hơn nữa, ông nói tiếp, việc gán cho cạnh tranh theo qui-định này là“thị-trường-đích-thực” sẽ dẫn đến hỗn-loạn và tranh-cãi-pháp-lí; “nhiều vấn đề nghiêm trọng về mạng Net” sẽ nảy sinh từ những công ty đang vội-vàng bổ sung những “đặc-tính mới và tạo nên những đồ chơi mới mà không biết liệu chúng có hoạt động tốt hay hữu dụng không” (1997). Schneiderman thích một lối tiếp-cận thận trọng hơn, chi phối bởi quan điểm điều-tiết theo qui-định của chính-phủ, nghĩa là chống lại việc chuyển giao quyền kiểm-soát hỗn loạn cho các lực lượng phi-chính-phủ.

    Sau cùng, trong khi tranh luận về“thần thoại…rằng cạnh-tranh-thị-trường là tốt cho tất thảy mọi người”, schneiderman khẳng-định các tập-đoàn-tự-do không nhất thiết hoạt động vì lợi ích công cộng tốt nhất, đặc biệt trong những khu-vực-tư, bình-đẳng và chính-phủ (1997). Một xung-đột về lợi-ích sẽ xuất hiện khi Framework ủy-thác nhiệm vụ bảo vệ khách hàng tư cho thị trường – như Andrew Leonard chỉ ra:

    Khát vọng về sự-riêng-tư trực-tuyến bất-đồng trực tiếp với một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của kinh-doanh trực tuyến – Công suất của mạng Net nhắm hướng trực tiếp những nỗ lực thị trường và quảng cáo vào người sử dụng cụ thể (Quoted in Schneiderman, 1997).

    Schneiderman cũng gợi ý rằng việc cạnh tranh gia-tăng sẽ khiến các tập đoàn phân-biệt-đối-xử khách hàng vốn là những người không sinh ra doanh-nghiệp-sinh-lợi, và các hãng vận tải tốc hành sợ rằng việc tuyên bố mạng Net là “khu-vực-miễn-thuế” sẽ khuyến khích sự di trú của các doanh-nghiệp vào không-gian-mạng – do đó trừng-phạt những người không đủ tiền truy cập Internet và bóp-cổ ngân-khố chính phủ từ thuế-doanh-thu (1997). Như Newman đã chỉ ra, sự mất mát khả dĩ về ngân-khố do miễn-thuế-doanh-thu biểu thị mối đe dọa đáng kể đối với ngân-sách chính quyền địa phương và bang,“trớ trêu thay, bao gồm cả ngân-sách của Thung Lũng Silicon nơi tạo ra công nghệ máy tính cung cấp cho thương mại Internet” (1997a). Tóm lại, Schneiderman đưa ra trường hợp cạnh-tranh-thị-trường quá kém cỏi khi quản lí cái mà Rothschild gọi là“tài-nguyên-chung” – một công việc tập thể truyền thống thuộc về chính phủ.

    Những lập-luận của Newman và Schneiderman hoàn toàn tương-phản với chỉ trích của Rothschild về kiểm-soát trung-tâm của Marx-luận vốn“yếu kém vì những yếu-tố cốt lõi của nó xâm-phạm đến những quá trình thiết yếu cho hoạt động của mọi hệ-thống sống, tiến-hóa” (1990:107). Những“yếu tố cốt lõi” này – cạnh tranh, giá cả thị trường tự do và theo-đuổi tư lợi – là cần thiết, ông lí luận, nhằm tránh“sự đình trệ, lãng phí, và quan liêu” cũng như“bi kịch cha chung”, khi một cá nhân tìm thấy nhiều ý nghĩa trong việc lợi dụng những nguồn tài nguyên nhóm hơn là để cô/cậu phải trả phí cho nhóm, với kết quả sau cùng là“cộng đồng tự khai thác” (1990: 109, 112-3). Tuy nhiên, nên nhớ rằng tínhtương-tự sinh-học của ông không hơn gì một phép ẩn dụ, Rothschild thừa nhận rằng con người“khác mọi tạo-vật khác”“chúng ta có ý thức xã hội”, và ý thức cộng-đồng của chúng ta đòi hỏi sự tồn tại của một tài-nguyên cộng tác (1990:114). Vì thế nhu cầu về một cơ-giới-luận nhằm quản lí tài-nguyên này: đó là trung-gian của chính phủ. Nhưng thay vì chuyển mọi nguồn-lực qua tài-nguyên-chung, như Marx-luận, Rothschild đề-xuất một vai trò giới hạn hơn:

    Vấn đề là không phải liệu nền kinh tế tư bản nên có một tài-nguyên-chung, mà đúng hơn những phần nào của sản-lượng kinh tếnên được phân phối qua tài-nguyên-chung của nó. Nếu tài-nguyên-chung định-hình như một “mạng xã hội an toàn”, vậy thì chính xác mạng đó nên đạt mức độ như thế nào? Làm thế nào mà những nhu cầu của cộng-đồng được thừa nhận được đáp ứng mà không tạo nên những vần đề về tài-nguyên-chung không cần thiết? Nếu việc sáng tạo ra một tài-nguyên-chung chỉ là cách khả-thi nhằm đối-phó với nhu cầu cá biệt của xã hội thì ta phải vay mượn kĩ thuật gì từ thị-trường-tự do để quản lí tài-nguyên đó càng hiệu quả càng tốt? Mỗi quốc gia…sẽ đi đến những kết luận có phần khác nhau về những vấn đề này. Không có câu trả lời tuyệt đối (1990: 114).

    Phương-thuốc của Rothschild chobi-kịch cha chung này, vốn xuất hiện ở mức độ lớn trong các nền kinh tế Marxist, là một liều cạnh-tranh-thị-trường; nhưng từ góc độ của Newman và Schneiderman, việc cho phép cạnh-tranh-thị-trường nhằm quản lí tài-nguyên-chung thiết yếu này có thể sinh ra bi kịch của riêng nó – điều mà chúng ta có thể gọi làbị-kịch tư-bản-luận. Schneiderman cảnh báo những rủi ro vềbi-kịch-tư-bản-luận này – lãng phí, phân biệt đối xử theo lợi nhuận và sự sụp đổ của tài-nguyên-chung – phải được cân nhắc nhằm chống lại những lợi ích tiềm-năng củatư-bản-luận bất-qui-định:

    Thị trường kinh tế là một kì-quan mà ta phải chú ý. Cũng như các hệ-sinh-thái tự nhiên, chúng có thể sản sinh những kỳ-công và khó tưởng tượng là nó xảy ra bằng bất cứ cách nào. Và cũng như tự thiên, trước sau gì chúng cũng chống lại sự kiểm soát của chúng ta. Thậm chí với ý đồ tốt nhất thì những nỗ lực vụng-về nhằm khuyến khích hoặc điều-khiến những thị trường kinh tế có thể quay lại và cắn chúng ta. Kinh nghiệm về những nỗ lực vụng-về của Châu Âu nhằm tăng cường sức sáng tạo của công nghiệp máy tính châu Âu không quá khác biệt với kinh nghiệm của những người sống giữa những đồng-bằng phù sa, những người đã nhọc nhằn để biết rằng Mẹ Thiên Nhiên không tôn-trọng kĩ-sư nào cả.

    Nhưng đồng thời, chúng ta cần thận-trọng, rằng khi đánh giá cao khả-năng của thị trường chúng ta không tự che mắt mình về vai trò quyết-định của chính phủ. Vì khi chúng ta phớt lờ thì chúng ta dừng thảo luận về một vấn đề quan trọng: ai có lợi? (1997)

    Về phần mình, Kelly đã thấy đượcbi-kịch-tư-bản-luận: ông chỉ ra rằng việc mất kiểm soát hoàn toàn và “những thiếu-hiệu-quả phí phạm” là sự thỏa-hiệp nhằm“thích-nghi”, “linh-động”tin-cậy (1994: 2-f). Ông liệt kê những trở-ngại của những hệ-sinh-thái-mới, hay cái mà ông gọi là“mô-hình-bầy-đàn” như sau (1994: 2-f). Đó là:

    . “Bất-khả-tối-ưu”. Do vắng bóng quyền-lực-trung-tâm, nên các “hệ-thống-bầy-đàn” phải gánh nặng sự dư thừa và “sự nhân đôi nỗ lực”.

    . “Bất-khả-điều-khiển”. Việc điều khiển có thể chẳng bào giờ tuyệt đối; một “hệ-thống-bầy-đàn” chỉ có thể được lèo lái bằng cách“áp dụng ảnh hưởng tại những điểm đòn bẩy chủ yếu, và bằng việc biến đổi những xu hướng tự nhiên của hệ thống thành những mục đích mới”.

    .”Bất-khả-dự-báo”. Sự “phức hợp” của một mạng lưới bầy đàn có thể làm cho nó bất khả tiên đoán một cách nguy hiểm.

    . “Bất-khả-hiẻu” Bởi vì chúng không hoạt động theo tuyến tính logic mà theo “nhân quả bên tức theo hoành độ”, chúng ta không thể hiểu hết những mạng lưới bầy đàn, mặc dù điều này không buộc chúng ta ngưng lợi dụng chúng.

    . “Bất-khả-trực-tiếp”. Sự phức hợp cần thời gian để xây dựng. “Mỗi tầng lớp tôn ti phải đi vào ổn định”, và “sự phức hợp hệ thống cần thời gian để hệ thống”.

    Dựa vào những ưu-khuyết điểm của cả hai mô hình, Kelly đã có những khuyến cáo sau:

    Đối với những công việc đòi hỏi quyền điều-khiển tối cao thì nên sử dụng định-cách xưa cũ.Nơi nào đòi hỏi thích-nghi-cao thì bạn cần phức-cách phi-quyền-lực. (1994: 2-f)

    Tiếp theo chúng ta sẽ phải quyết định xem mô hình nào nên áp dụng cho mạng Net. Kelly cho phép dàn xếp: “Hầu hết công việc sẽ cân xứng điều-khiển với thích-nghi nào đó, và vì thế cơ cấu tốt nhất cho công việc cũng là một vật-lai người-máy với phần-định và phần-phức” (1994: 2-f).

    Vật-lai giữa hỗn-độn và thiết-kế

    Tôi muốn lí luận rằng mạng Net chỉ là một vật-lai như thế - nửa người và nửa máy, nửa thiết-kế nửa vô-chính-phủ, nó bước lên sự cân bằng giữabi-kịch-tư-bản-luậnbi-kịch-cha-chung. Mạng Net không thể nào khác, vì sự can-thiệp của con người là một nửa phương trình này. Sự hình-thành của mạng Net hẳn đã không thể nếu không có tài-nguyên-có-tổ-chức này, và khuôn-mẫu này đang tự lặp lại trong internet 2, dự án nhằm tạo thế-hệ Net kế tiếp. Heather Boyles, trưởng nhóm dự án, lí giải rằng khi có ủng hộ tài chính từ chính phủ một lần nữa thì:“chính phủ liên bang sẽ mang một số tiền-khởi-sự cần thiết đến nơi có lợi ích thương mại – nhất thiết được lèo lái bằng trách nhiệm của các cổ-đông – mà vẫn chưa thấy một khái niệm được chứng minh, chỉ thấy quá nhiều rủi ro khi đơn độc đầu tư lớn” (quoted in Jones, 1997). Và chừng nào mà mạng Net tiếp tục hoạt động như tiện-ích-chung thì các chính phủ sẽ tiếp tục can thiệp theo qui-định. Hình thức“cạnh-tranh-thị-trường” duy nhất đã bước vào mạng Net, như quan sát trên của Newman, là sự đa-dạng theo qui-định, bởi vì vô-chính-phủ thị trường thực sự, theo ý thức “phức-cách” của Kelly, sẽ cần nhiều“thời gian tổ chức” hơn để trỗi dậy (1994: 2-f). Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy trước đó, có một mức độ tự trị vô-chính-phủ hình thành nên nửa kia của phương trình. Thật thú vị khi lưu ý rằng sự dư-thừa, vốn được xem là hoang-phí và phi-hiệu-quả về kinh tế trong hầu hết những trường hợp, thì nó lại gia tăng sự hoạt-động và thực-thi trong trường hợp mạng Net; vì thế mạng Net phải phản ảnh các khía cạnh của mô hình “phức-cách”.

    Gần cuối Chương 1, chúng ta đi đến kết luận rằng mạng Net gồm cả xu hướng thân-rể lẫn thân-cây. Lý tưởng thì mạng Net thân-rễ đáp ứng tầm-nhìn của Baran về mức dư-thừa cao (xem Ch 1), và điều này tương ứng với hình học topo phân bố mạng lưới ở hình 1 dưới đây. Cấu trúc cây giống như hình học topo hướng trung tâm, trong khi mạng điện thoại hẳn giống mô hình giải-tâm. Mạng Net trên thực tế hẳn giống một vật-lai giữa cấu trúc giải-tâm và phân-bố (Hình 2,3).

    Mạng Net cũng là vật-lai mới lạ về mặt tiến hóa. Marsall và Zohar đã có góc nhìn phê phán Giả Thuyết Gaia của Lovelock:

    Chắc chắn hệ thống hành tinh …được ổn-định bằng nhiều vòng hồi tiếp, như sinh-lí của một sinh-vật đơn. Nhưng việc so sánh này không thể bị đẩy đi quá xa. Các sinh-vật đã tiến hóa bằng cạnh-tranh và chọn-lọc tự nhiên; Gaia là cái toàn thể không thể hoạt động như thế. Gaia có lẽ đã có nhiều trạng thái ổn định hoặc siêu ổn định, gồm một trang thái hiện tại và một trạng thái trước khi dư-thừa oxy (1997: 164)

    Cũng như Gaia, mạng Net là một hệ thống hành tinh về mặt vật lí được cấu thành từ nhiều “cá-thể”, “giống-loài” và “môi-trường” máy móc cùng những vòng hồi tiếp theo chu kì; nhưng không như Gaia, nó không là hệ thống kín. Nguồn-gốc và cấu-trúc của nó được khóa vào trong mối quan hệ cộng-tiến-hóa với loài người – phần-mềm, phần-cứng và “phần-sống” phải được hiểu là một hệ thống cộng-tiến-hóa toàn diện dọc theo trục thời gian.

    Hơn nữa, mạng Net có lẽ tốt hơn nên là điều-kiện-kép của tiến hóa Lamarck vốn dựa trên“sự kế thừa những đặc điểm thu nhận được” và về mặt lí thuyết nó xảy ra với tốc độ nhanh hơn tiến hóa Darwin vốn dựa trên chọn-lọc-tự-nhiên (Kelly, 1994: 15-g). Mặt khác, sự đổi mới về sinh-lý-học – dưới dạng phần-mềm và phần-cứng – “nói chung” lại được hợp nhất vào mạng Net (chẳng hạn, một thiết kế mới có thể được thừa nhận qua bo mạch mà không có tổng-chi-phí sáng tạo nhiều đổi mới thử nghiệm để“chiến đến cùng”). Mặt khác, những thay đổi trong cấu hình cộng-tiến-hóa – các khía cạnh của giao-diện con người-máy tính theo định nghĩa rộng – có thể được hấp thụ bởi sự cộng-sinh, tức, tạm mượn một từ của McHoul, “siêu-nhân” (1997). Lamarck-luận chỉ có thể trỗi dậy trong sự đối-ngẫu giữa trung-gian con người và sự tự-tổ-chức về kĩ thuật. Kelly gợi ý rằng hình thức tiến hóa này là kết quả của điều mà ông gọi là “tiến-hóa của tiến-hóa”, tức “tiến-hóa sâu” (1994: 18-d).

    Tiếp cận theo thuyết lượng tử

    Ở trên tôi đã lí-luận rằng mạng Net là một vật-lại giữa 2 mô hình “định-cách” và “phức-cách”. Cách giải quyết đơn giản những xu hướng có vẻ mâu thuẫn này nói lên rằng mạng Net cân bằng tình trang hỗn độn vô-chính-phủ bằng thiết-kế kĩ thuật. Tuy nhiên, chính-thể-luận có liên quan vay mượn từ lí thuyết-lượng-tử có thể sẽ hữu ích hơn trong việc hiểu trạng-thái bản-thể-học của mạng Net – nó lệ thuộc vào trung-gian con người và tự-tổ-chức như thế nào.

    Cũng theo Marshall và Zohar, thuyết lượng bứt khỏi nhị-nguyên “hoặc/không” của triết học Newton và thừa nhận một đối-ngẫu “đúp/và” (1997: 384-7); vì thế bản chất nghịch lý của ánh sáng được giải thích bằng thuyết đối-ngẫu sóng/hạt:

    Khôngcòn nghi ngờ, ánh sáng có thể cư-xử giống như một dòng hạt. Những lúc khác thì nó lại cư-xử như một chuỗi sóng (giao-thoa và nhiễu-xạ chẳng hạn). Nghịch lí này dẫn đến sự rối loạn cho đến những năm 1920, khi nó được chứng minh để có một ý thức toán học, nếu không thường thức, rằng ánh sáng đôi khi cư-xử như hạt và đôi khi như sóng. Ta không thể nói tự thân ánh sáng không thể là một trong hai; thay vào đó, nó được được hiểu như là một tiềm-năng đồng thời cho cả hai trạng thái, tùy vào tình-huống và ngoại-vi thực nghiệm mà nó tự thể hiện (1997: 386).

    Ý thức thông thường chỉ ra rằng khi một cá nhân chẳng hạn, phụ thuộc vào hơn một thẩm-quyền riêng biệt thì những tình huống sẽ xô đẩy nhau dẫn đến xung-đột thì xung-đột này bằng cách nào đó phải được giải quyết trước khi nó gây hậu-quả. Tuy nhiên, xét theo triết học của thuyết lượng-tử thì việc tập trung không phải vào thực-tế mà vào tiềm-năng – như con mèo của Schrodinger vừa sống vừa chết trong ý thức thực trước khi mở hộp, mạng Net cũng đồng thời được quyết-định bởi những trung-gian có vẻ mâu-thuẫn giữa người-quản-lí và tự-tổ-chức, cho đến khi một khung-tham-chiếu được sử-dụng. Mâu-thuẫn chỉ xuất hiện khi chúng ta giả-định là chỉ có một khung-tham-chiếu để quan sát mạng Net – việc xác định này phải trôi theo một hướng duy nhất.

    Từ khung-tham-chiếu giản-hóa-luận thì kĩ thuật của con người – hoặc vật lí, xã hội hay kinh tế - là trung-gian duy nhất chịu trách nhiệm về bất cứ quyết-định có ý thức nào, vì thế, nói nghiêm túc thì mạng Net không phải là một thực-thể hữu-tình, nó chủ yếu là sản phẩm từ thiết kế con người. Quan điểm này xoay-quanh một sự“phân chia sâu sắc giữa quan-sát-viên và vật-quan-sát trong khoa học cơ-giới” – cái-trước tồn tại bên ngoài văn cảnh của cái-sau (Marsall &Zohar, 1997: xxiv). Marsall và Zohar lưu-ý rằng“văn-cảnh-luận” là cơ bản để hiểu vật lý lượng-tử (1997:112-3). Từ quan điểm chính-thể này thì“những thuộc-tính nổi bật” và hoàn toàn mới đều được sản sinh trong những quan hệ hiệp-lực – những thuộc-tính không hiện ra bên ngoài qua quan sát những hợp phần của nó (Kelly, 1994: 2-c; Marsall & Zohar, 1997: 137-9). Marshall và Zohar chứng-thực rằng trong vật lý lượng-tử, sự nổi-trội được mở rộng vượt xa những thuộc-tính:“chính sự đồng-nhất – tồn-tại, phẩm-chất, và những đặc-tính – của những thành-phần lại phụ thuộc vào quan hệ của chúng với những thứ khác” (1997: 298; emphasis added). Nói theo bản-thể-học thì siêu-nhân của McHoul có thể hiểu là một thực-thể lượng-tử nổi-trội lên từ giao diện con người-máy tính, mà sự tồn-tại của nó theo nghĩa-đen cần một văn cảnh giữa con người và máy.

    Hiểu đúng nghĩa thì ta có thể xem mạng Net là một siêu-nhân lượng-tử không những kế thừa những thuộc-tính của cha mẹ - một từ trung-gian con người và một, từ những tự-tổ-chức-nổi-trội – với tất thảy sự mơ-hồ và mâu-thuẫn mà điều này đòi hỏi, mà còn có những thuộc-tính nổi-bật riêng vốn không kế thừa từ cha hay mẹ. Những thuộc-tính nổi bật này là gì, tôi sẽ không suy xét ở đây mà chỉ là những tiềm-năng có đó, và như những đường link trong trang Hyperweb của Miles (“hứa đấy”), chúng ta có thể chẳng bao giờ biết chúng là gì cho đến khi chúng được thực-hiện.

    HIỆN-THỰC-HÓA NHỮNG TIỀM-NĂNG

    Ở cuối chương 1, chúng ta đã trích dẫn Deleuze và Guattari về cấu-trúc thân-cây và thân-rễ:“cùng một vật, nói chung dễ chịu ảnh hưởng của cả hai phương thức tính-toán tức cả hai loại điều-tiết, nhưng không phải là không trải qua một sự thay đổi trạng-thái” (1987:17); và chúng ta đặt câu hỏi: sự thay đổi trạng-thái này là gì? Câu trả lời, tôi ngờ rằng nó nằm trong sự thay đổi lượng-tử từ tiềm-năng qua thực-tế, cả hai trạng thái tồn tại trong đa-cách.

    Trong các chương này, chúng ta đã hiểu làm thế nào mạng Net có thể vừa là thân-cây vừa là thân-rễ; tập-thể-luận và tư-bản-luận; định-cách và phức-cách; hỗn-mang và thiết-kế. Banks, trong luận án thạc sĩ của mình đã bày tỏ ngắn gọn những gì mà tôi đã nói về những đối-ngẫu này:

    Phép thử cho những khái-niệm này không phải để xem chúng có cung cấp một sự hình-dung về công nghệ thỏa đáng hay không, mà để xem liệu chúng có cho phép nhà-thực-dụng kết nối với những điềm-kì-dị ràng buộc chúng ta với công nghệ, và liệu chúng có cho phép chúng ta làm việc với công nghệ vốn kết nối với một tiềm-năng để phá-vỡ và thách-thức những tác-động chằng chịt của duy-lý-luận công nghệ (1996:121)

    Mạng Net thường được tán dương như là một công cụ dân-chủ (Barlow, 1996; Katz, 1996), ấy vậy mà - nó đã bén rễ - với nhiều hình thức – dưới chế-độ công sản Trung Quốc (Barmé & Ye, 1997). Mạng Net có thể tự hiện-thực-hóa trong phạm-vi các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội vì tính lưu-động của nó. Nói cách khác, công nghệ của nó tồn tại như một đa-cách những tiềm-năng, tất thảy chúng đều có thể hiện-thực-hóa – và rất nhiềù điều đã hiện-thực-hóa.

    Ở đây không đề cập đến những vấn đề xa hơn: chừng nào mà những tiềm-năng hiện-thực-hóa còn được kết nối với mạng Net toàn cầu thì, chúng sẽ tác động như thế nào, hoặc hãy gắng đừng bị tác động bởi hoặc lẫn nhau? Trong khi sự phát-triển của những hệ thống chính-luận có thể khuyến khích hay thậm chí đòi hỏi phải đa-dạng thì những trang web của những tương-quan bắt đầu có hiệu lực như thế nào? Mức độ cộng-tiến-hóa giữa những hiện-thực-hóa này là gì, hình thức của nó là gì, và cái gì quyết định điều này? Những tiềm-năng gì được phép hiện-thực-hóa toàn bộ trong phạm vi mạng lưới tương tác này? Với những vấn đề này thì tôi thấy cần phải khảo sát sâu xa hơn.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đây cũng là 2 thuật ngữ tiếng Việt do tôi đặt. Một số từ có liên quan cũng do tôi đặt như: đa-cách (multiplicity) và chước-cách (meme), cùng các khái niệm có trong bài viết này:

    Trail: vệt lộ
    Stand-up meeting: hội-thoại-đứng

    Phan Thắng dịch từ:
    http://www.solutionsiq.com/clockware-and-swarmware/

    ĐỊNH-CÁCH VÀ PHỨC-CÁCH
    [​IMG]
    Vào những lúc cả phái Agile lẫn Waterfall truyền thống trì hoãn trò chơi không sinh lợi nơi họ bắt đầu đào sâu vào những chi tiết của một lĩnh vực khó, họ tìm một tình huống cụ thể và nói “A ha! Cách tiếp cận thuần túy không thể giải quyết tình huống này, vì thế nó sai”.Quả thực, nỗi ám ảnh nhị phân này – điều mà bạn phải chọn một cách tiếp cận cụ thể và áp dụng nó vào tất thảy những chiếu kích của một dự án – là hòan toàn không sinh lợi. Quả thực, nó thường không hiện thực ở Agile hay dự án theo truyền thống, mà đúng hơn là ở trong giới hạn quá trình tư tưởng của chúng ta. Thách thức là nếu chúng ta tìm thấy niềm vui ở một cách tiếp cận thì tâm trí chúng ta có thể đạt giá trị của kẻ chuyên chế. Agile được sử dụng để giải quyết những thị trường sinh lợi, vì thế chúng ta nên áp dụng những nguyên tắc của Agile cho mỗi khía cạnh của dự án.

    “Phép thử mức thông minh hạng nhất là thử khả năng nắm giữ hai ý tưởng đối lập đồng thời trong tâm trí, và vẫn giữ được khả năng hoạt động”. F. Scott Fitzgerald, “The Crack-Up” (1936)

    Fitzgerald đã mô tả chính xác thách thức trực diện khi chúng ta tổ chức và thực thi dự án; chúng ta phải nắm hai ý tưởng đối lập trong đầu mà vẫn tiếp tục thực thi. Hai ý tưởng đối lập này được Kevin Kelly mổ tả rất rõ khi ông đặt ra các thuật ngữ “định-cách” và “phức-cách”, là hai cách tiếp cận khác nhau nhằm quản trị công việc. Kể từ đó nhiều nhà lí thuyết phức hợp đã nắm lấy chúng và nỗ lực giới thiệu của tôi ở đây cũng nhằm nắm lấy hai ý tưởng đối lập mà vẫn tiếp tục thực hiện, chỉ ra ý tưởng này dựa trên ý tưởng kia như thế nào, và để chứng tỏ rằng một dự án chỉ cần hoặc ý tưởng này hoặc ý tưởng kia chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại.

    ĐỊNH-CÁCH

    Đây là quan điểm được mô tả là tốt nhất, như là quyết định luận tức phái Newton về tự nhiên. Tuy ám chỉ cơ cấu của một chiếc đồng hồ, những tình huống trong phạm vi lĩnh vực này có thể rất phức tạp nhưng cái chính là ta có thể dự đoán và quản lí với đầy đủ phân tích và tính toán. Quan điểm này xuyên suốt tư tưởng phương Tây từ góc độ nhà xưởng làm việc được trình bày trong Quản Trị Khoa Học của Frederick Taylor đến những mô hình giáo dục hiện đại chủ yếu dựa trên sát hạch chuẩn hóa và giải quyết vấn đề chặt chẽ. Khi được áp dụng vào quản lí hiện đại và công việc dự án, chúng ta sẽ thấy rằng những phân tích sâu, những kế hoạch tỉ mỉ và nổ lực tổng thể đều nhằm kiểm soát quá trình đang dàn trải này. Đây là nơi hầu hết những thực hành viên nhóm Scrum và những linh-hoạt-viên Agile đã trở thành những giới hạn của loại tư duy này, họ chỉ ra làm thế nào một kế hoạch được phân tích nặng kí sẽ dẫn đến những dự án dễ vỡ mà ta phải tốn nhiều thời giờ gắn bó hơn là đảm bảo chúng sẽ mang lại những kết quả tốt nhất có thể.

    PHỨC-CÁCH

    Nếu định-cách được cho là hệ thống đóng và tĩnh thì phức-cách lại tập trung vào việc giải quyết những vấn đề trong môi trường hoàn toàn đối lập. Phức-cách dàn xếp những vấn đề thành những chuỗi phức hợp và thay đổi bất tận nhằm hưởng ứng những nhân tố đông đảo bao gồm những hành động mà ta đảm trách để quản lí hệ thống. Theo quan điểm này thì phức-cách ủy nhiệm một lối tiếp cận thích nghi cao tập trung vào những thử nghiệm, hồi tiếp và thích nghi. Nhóm Scrum là một ví dụ xuất sắc về lối tiếp cận khôn khéo bao quát tư duy này. Những cơ cấu như thế tập trung vào những khuôn-mẫu nổi bật và tự-tổ-chức vượt lên trên việc lập kế hoạch tập trung.

    CÁCH NÀY DỰA TRÊN CÁCH KIA

    Thách thức trong việc lọc lựa hai phương án này thành 2 chọn lựa riêng biệt là nó hàm ý rằng bạn phải sử dụng một trong hai, rằng có một thứ quyết định tích cực nào đó mà bạn cho là lối tiếp cận tốt hơn. Thật thú vị là một số trong những biểu hiện mạnh nhất của phức-cách lại được chỉ đạo bởi những sinh-vật hoàn toàn không có khả năng đưa ra những quyết định đơn giản nhất, ngay cả khi chúng có vẻ có mức trí tuệ đáng kể. Tôi nhớ đã tổ chức một trận địa 6 tháng tại căn hộ cũ nhằm chống lại ách thực dân của lũ kiến. Nếu tôi không biết gì hơn, tôi hẳn đã thề rằng có một ả kiến chúa mưu trí ở đâu đó và đang nói với những tay sai của ả tránh những nơi mà tôi đặt thuốc và tiếp tục tìm kiếm những ngăn tủ khác khi tôi đã dọn thức ăn đi chổ khác và cài bẫy nhằm đối đầu với chiến dịch tấn công của chúng vào căn bếp (lưu ý về tiết lộ cá nhân, tôi là một fan cuồng Địa Lí Quốc Gia và các bảo tàng khoa học. Nếu bạn không biết về tôi như thế, bạn hãy theo tôi đến cuối bài này).Nếu chúng ta xem đàn kiến quấy rối căn bếp nhà mình và khủng bố con mèo, chúng rõ ràng đang biểu dương hành vì phức hợp và thích nghi, tức như chúng ta gọi: phức-cách. Đầu tiên chúng tìm thấy một vệt dầu nhỏ trên sàn, điều làm chúng phấn khích. Chúng ta lau vệt dầu nhưng đã quá muộn. Chúng đã tìm thấy lối vào những bã cá vụn gần đất và trước đó chúng cũng đã trèo lên đến tận quầy và đột nhập vào các tủ. Đối với những tạo vật với não cỡ 1/40.000 não người thì chúng thể hiện những giải pháp khá sáng tạo nào đó nhằm tìm thức ăn của ta và vượt qua nỗ lực loại trừ của ta. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát kĩ hơn hành vi của chúng, sẽ thấy nó đơn giản đáng kinh ngạc. Rõ ràng chúng ta có thể xác lập những qui tắc nhằm lèo lái sự tàn phá của đàn kiến. Quả thật, chúng ta có thể viết ra một một loạt qui tắc chặt chẽ. Hãy quan sát hành vi cướp phá khi chúng phát ra chất pheromone - những mùi hương tạo nên những vệt lộ điều hướng, truyền đạt cho những con kiến khác, và thực hiện một số những hoạt động khác – nhằm tuyển thêm nhiều kiến trong việc thu thập hiệu quả những nguồn thức ăn mới khám phá.1. Hãy theo những vệt lộ pheromone rõ nhất mà bạn tìm thấy cho đến khi thấy thức ăn.2. Nếu bạn không thấy vệt lộ pheromone nào, hãy cứ tìm kiếm cho đến lúc gặp thức ăn.3. Khi tìm thấy thức ăn, hãy theo vệt lộ pheromone trở về tổ.4. Lại lặp lại.Cho tôi gửi cáo lỗi tới tất thảy những nhà sinh học, những người tình cờ đọc chủ đề này – Tôi chắc rằng tôi đang giản hóa ít nhiều - nhưng đấy cơ bản là để hiểu cách nó hoat động. Bọn kiến theo một loạt những nguyên tắc theo lệ mà không có bất kì sự phán đoán nào. Chúng không nhìn quanh xem trời có mưa không để điều chỉnh chiến lược của chúng. Đơn giản theo 4 qui tắc một cách mù quáng, chúng hoàn toàn có thể có cách ứng xử hiệu quả. Đây là một minh chứng làm thế nào áp dụng mẫm cán một mô hình tất định – chúng ta hãy gọi nó là định-cách tiến triển – nó có thể dẫn đến một số lối ứng xử phức hợp và thích nghi cao.
    [​IMG]
    Cuộc thí nghiệm tưởng tượng của chúng ta sẽ theo chân cuộc phưu lưu của 3 con kiến. Giả sử lúc một ngày mới bắt đầu, và không có con kiến nào để lại vệt lộ pheromone. Do đó, chúng đều vượt qua bước 1 và tiến đến bước 2, bắt đầu càn quét tìm thức ăn. Mỗi con kiến cắm cúi mỗi hướng ngẫu nhiên. Hai con, sau một hồi tìm kiếm, xoay xở tìm được một mẫu pizza sót lại. Điều này kích hoạt bước 3, chúng thu thập thức ăn và theo lối mòn pheromone trước đó để trở ngược về tổ. Con kiến thứ 3 đáng thương của chúng ta thì không tìm thấy thức ăn, vì thế bước 3 không được kích hoạt – những con kiến thợ đều thuộc giống cái, quả thật chỉ những con đưc trong đàn kiến là được sử dụng cho việc giao phối và chúng chỉ sống vài tuần, ô, thế bạn còn muốn điều gì hơn thế.
    [​IMG]
    Sau một giờ càn quét tìm kiếm, hai trong số những con kiến đã thực hiện nhiều chuyến đi về đến thức ăn, củng cố mùi hương dấu vết của chúng. Giờ thì, thêm bốn con kiến xông trận và càn quét. Chúng bắt đầu với bước 1, tìm kiếm mùi hương rõ nhất và lần theo dấu vết. Con kiến lang thang một giờ trước và chưa quay lại để lại vệt lộ mờ nhạt nhất – đó chỉ là con đường du ngoạn đơn độc – vì thế cả đàn kiến phớt lờ. Còn hai vệt lộ kia đều gấp 4 và 6 lần rõ hơn khi có nhiều chuyến đi về chỉ từ một con kiến. Ta giả sử rằng 3 con kiến đi theo vệt lộ giữa và một theo vệt lộ phải (không ai nói rằng bọn kiến thông minh kinh khủng).
    [​IMG]
    Sau giờ thứ 2, ta đã rõ là có một lối mòn pheromone trọng yếu hơn những lối mòn khác. Vệt lộ bên trái thì chẳng có con kiến nào đi – những bạn kiến của nàng chắc e sợ rằng từ giờ nàng sẽ không bao giờ quay lại. Hai vệt lộ giữa được củng cố bởi nhiều con kiến đi về hơn, nhưng vệt lộ giữa ngắn hơn vệt lộ phải 33%, vì thế cùng một số lượng kiến thì vệt lộ đó vẫn tạo nên nhiều chuyến đi về hơn, từ đó làm gia tăng mùi hương, từ đó hấp dẫn nhiều kiến hơn. Vòng hồi tiếp này tiếp tục và nhiều kiến hơn sẽ xuất hiện, bằng cách theo 4 qui tắc chúng sẽ tự định hướng đến tuyến đường ngắn nhất đến thức ăn. Tôi sẽ lại đưa ra lời khước từ rằng tôi đã quá giản hóa sự việc; những con kiến đã chứng minh cách ứng xử phức hợp đáng kinh ngạc bao gồm việc định hướng bằng thị giác, huấn luyện những con kiến trẻ hơn, và hiểu các sự kiện gắn chặt với thời lượng trọng ngày. Tuy nhiên, điểm còn lại là một tập hợp qui tắc đơn giản như thế, được áp đặt chặt chẽ, có thể dẫn đến lối ứng xử phức hợp và năng động một cách đáng ngạc nhiên. Trong một văn cảnh thích hợp, định-cách được sử dụng nhằm tạo khả năng ứng xử phức-cách thích nghi.Do đó chúng ta thấy một luận chứng tao nhã nơi đàn kiến sử dụng những qui tắc đơn giản như định-cách, và việc vắng mặt một trung tâm hoạch định có thẩm quyền cho phép những qui tắc đơn giản này, khi được kết hợp với việc hồi tiếp, dẩn đến những lối ứng xử khá thích nghi nào đó. Tôi sẽ củng cố đặc tính quan trọng của mô hình tinh xảo này, rằng định-cách là rất đơn giản trong tự nhiên, và những con kiến không áp dụng những qui tắc để tìm nơi mà chúng sẽ tìm thức ăn, cũng như chúng không theo một kế hoặch hay thẩm quyền trung tâm nào. Định-cách mà chúng sử dụng là một tập hợp qui tắc đơn giản nhẳm phản ứng lại tác nhân kích thích. Sự phức hợp xuất hiện với một số lượng kiến áp dụng những qui tắc này, với tính ngẫu nhiên nhỏ bé cố hữu trong hoạt động của chúng, và với việc hồi tiếp từ những con kiến tìm thấy thức ăn sẽ làm chúng thu hút hơn cũng như chúng sẽ được truy tìm hiệu quả. Dĩ nhiên, trong những dự án hiện đại, chúng ta đối phó với những vai diễn và vấn đề tinh vi và hệ trọng hơn, vì thế tôi sẽ không mạo hiểm lí luận rằng các thành viên trong nhóm phát triển phần mềm có thể hoạt động với một bộ qui tắc đơn giản như thế. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn được áp dụng: những qui tắc đơn giản dùng cho những ứng xử nhỏ mà một số người thực hiện có thể nâng cao khả năng những hệ thống thích nghi và phức hợp. Tôi xin đưa ra vài ví dụ (...)

Chia sẻ trang này