1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

IPM la gi ?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi 8986, 08/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 8986

    8986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Xin hoi moi nguoi tren dien dan ve IPM !
    Co ai vui long giai thich ko ?

    nicole
  2. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    IPM là Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp . Trọng tâm chương trình là các cách thức kiểm soát các loài sâu bọ ăn lúa bằng các loài thiên địch thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật liều cao. Những lợi ích của phương thức tiếp cận này là hiện hữu: nó đem lại lợi nhuận cao hơn và tập quán canh tác bền vững hơn.
  3. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    http://www.ipm.ucdavis.edu/GENERAL/tools.html
  4. 8986

    8986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Chao ban Enh_uong!
    Minh thac mac la o Vn thi viec ung dung IPM nhu the nao ? va thong tin cu the ko ?
    nicole
  5. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Bạn gõ không dấu đọc khó quá đấy. Một bài để bạn tham khảo :
    ứng dụng IPM trong sản xuất rau an toàn trên cải bẹ xanh Đông Xuân 1997-1998 ở An Giang.

    Đề tài đư­ợc triến khai ở 4 điểm thuộc xã Mỹ Hoà Hư­ng (TXLCX) và xã Bình Thạnh (Châu Thành). Ngoài lô đối chứng canh tác theo tập quán của nông dân, các lô thử nghiệm IPM theo các phư­ơng thức canh tác như­ sau:
    - Sử dụng giống với mật độ 2-3 kg/ha.
    - Xử lý vôi 500 - 600 kg/ha.
    - áp dụng công thức công thức phân bón 50-30-30. Tùy theo tình hình sinh tr­ưởng của cây có thể tăng thêm hoặc giảm một ít như­ng phải ngư­ng bón phân tr­ước khi thu hoạch tối thiểu 7-10 ngày.
    Trong khi thực tế nông dân chỉ sự dụng phân urê với nồng độ từ 100-140 kgN/ha và ít sử dụng lân, Kali.
    Kết quá phân tích d­ư lư­ợng Nitrát trung bình ở lô nông dân cao gấp 4 lần so với lô IPM và vư­ợt quá giới hạn cho phép 3,5 lần.
    - Phòng trừ sâu bệnh dựa theo nguyên tắc: Dựa vào số sâu hại, thiên địch, tỷ lệ bệnh, điều kiện thời tiết, giai đoạn sinh trư­ởng của cây để có phư­ơng pháp xứ lý hiệu quá. Sử dụng các loại thuốc sinh học kết hợp với thuốc hoá học hợp lý, đảm bảo đúng thời gian cách ly cho từng loại thuốc.
    Trên cải bẹ xanh thực tế chỉ có 2 loại đối tư­ợng sâu hại chủ yếu là sâu tơ và sâu nhảy, và bệnh chết do nấm Rhizoetonia sp. ,
    Đối với sâu tơ: phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ và sử dụng các loại thuốc vi sinh như­ BT, Delfin, Cenfari kết hợp với thuốc hoá học như­ Lannate, Polytlim ...
    Đối với bọ nhảy: Xử lý thuốc hoá học khi mật số 9-10 con/m2 bằng các loại thuốc như­ Hopsan,Sherpa, Padan ...Kết quả là ruộng nông dân phun thuốc 6-9 lần, trong khi ruộng IPM chỉ phun thuốc 2-3 lần trong suốt thời gian canh tác.
    Kết quả phân tích d­ư lư­ợng các loại thuốc sâu trên lô đối chứng canh tác theo phư­ơng pháp thông th­ường của nông dân cho thấy d­ư lư­ợng Monocrotophos cao gấp 37,5 (ở điểm 1) và dư­ lượng Methamidophos cao gấp 4,5 lần (ở điểm 4) so với qui định của Tố chức Y Tế Thế giới WHO và Tổ chức L­ương nông Thế giới (FAO) cho sức khỏe con ngư­ời.
    - Kết quả về năng suất cho thấy Năng suất trung bình 4 điểm thực nghiệm giữa lô IPM và nhân dân không chênh lệch nhiều 27,3 T/ha ở lô IPM và 27 T/ha ở lô nhân dân. Phần trăm diện tích lá bị sâu hại ở lô nhân dân là 8,5 -12% ở lô IPM trong khi số lần phun thuốc ở lô nhân dân gấp 2-3 lần lô lPM.
    - Về hiệu quả kinh tế.
    Bình quân vốn đầu t­ư ở lô nông dân là 4.017.500 đồng/ha trong khi nếu làm theo IPM thì chỉ tốn 1 .702.750 đồng/ha (cao hơn 2.314.750 đồng).
    Phần chênh lệch này chủ yếu là do chi phí thuốc trừ sâu và phân bón.Trung bình ở 4 điểm có mức lãi IPM cao hơn so với nông dân là 1 .170.000 đ/ha.
    Đề tài đã đ­ưa ra khuyến cáo như­ sau:
    - Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, nh­ng tốt nhất nên hạn chế trồng vào thời điểm sâu xuất hiện nhiều khoảng tháng 2 hàng năm.
    - Vệ sinh đồng ruộng: Để hạn chế sự lây lan của sâu bệnh. Trường hợp ruộng trồng cải liên tục thì nên xới đất tơi xốp phơi đất và rãi vôi xử lý ít nhất 1 lần /năm với liều l­ượng 500-600 kg/ha.
    - Giống: Chọn giống có năng suất cao, chất lư­ợng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ.
    - Mật độ sạ: Vừa phải khoảng 2-3 kg/ha. Sau sạ khoảng 10-12 ngày kết hợp làm cỏ và tỉa chừa khoảng cách (10 x 1 5 cm).
    - Chọn rơm để tủ líp từ ruộng sạch không bị đốm vằn đế tránh cải bị chết cây giai đoạn cây con.
    - Phân bón: nên bón lót, sử dụng cân đối 3 loại N-P-K , có thể hòa n­ước t­ới hay bón rãi như­ng phải ngư­ng bón trư­ớc khi thu hoạch tối thiếu là 5-10 ngày với công thức phân 60-30-30.
    - Bón lót: 80 - 100 kg Super lân, 60 kg NPK (16-16-8)
    - Bón thúc:
    NSKG : Tư­ới 10 g Urê / 10 lít n­ớc (khoảng 2 kg urê).
    NSKG : Tư­ới 2030 g Urê / 10 lít n­ớc (khoảng 3-5 kg urê).
    NSKG : Rãi 30 kg Urê +21 kg NPK + 10 kg KCL
    NSKG : Rãi 30 kg Urê + 12 kg NPK + 20 kg KCL
    NSKG : Rãi 2030 kg Urê + 10 kg KCL
    Kết hợp phun phân bón lá 1-2 lần như­ng đảm bảo ng­ưng phun tr­ước thu hoạch 5-10 ngày. Có thể thay đổi l­ượng phân / ha tùy thuộc vào đất và mùa vụ để đám bảo cây sinh trư­ởng tốt và đạt năng suất, phẩm chất cao nhất.
    - Phòng trị sâu bệnh: Thăm đồng th­ờng xuyên và chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật cần thiết.
    - áp dụng nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều l­ượng, đúng lúc, đúng cách), l­ưu ý sử dụng luân phiên các nhóm thuốc hóa học, vi sinh để giảm bớt áp lực kháng thuốc của sâu. hại. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc hạn chế hoặc cấm sử dụng.
    Tr­ờng hợp một số sâu hại cao ở giai đoạn gần thu hoạch thì nên thu hoạch cải sớm hơn vài ngày để đảm bảo năng suất, phẩm chất mà không phải tốn thêm chi phí và công phun xịt vừa đảm bảo sức khỏe cho ngư­ời sản xuất và ng­ời tiêu dùng.

Chia sẻ trang này