1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

iso ??????????

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi camha, 03/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. camha

    camha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Iso 14001 giấy thông hành ???????????
    bạn nào thích nghiên cứu về tình hình iso 14000 hiện nay ko???
    Mình rất thích vấn đề này?có ai ko?????????
  2. Ech_Ngoidaygieng

    Ech_Ngoidaygieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Hi! Chao CamHa!
    Rất cám ơn bạn có ý tốt như thế, mình đoán co lẽ bạn cũng học cùng ngành MT phải không vậy CamHa? Mình không chuyên sâu vào nghiên cứu về ISO, nhưng mình cũng đang cần tài liệu về ISO (mình chưa biết gì về ISO cả). Bạn có thể giúp mình cho mình xin tài liệu về vấn đề này nhé? Rồi chúng mình sẽ thảo luận thêm? mà ngoài vấn đề này bạn còn quan tâm đến chuyện gì nữa không vậy, chúng ta cùng trao đổi thêm thông tin nhé!
    Rất vui khi được làm quen với bạn.
    TẠI SAO KHI MƯA ĐƯỜNG LẠI ƯỚT NHỈ???? MỘT CÂU HỎI KHÓ TRẢ LỜI
  3. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Những vấn đề về ISO 14000 trước đây mình đã post lên rồi, các bạn có thể tham khảo tại đây
    http://ttvnol.com/forum/topic.asp?T...[url="http://www.gree-vn.com"]www.gree-vn.com
    Lần cập nhật cuối: 23/03/2014
  4. camha

    camha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ech_ngoidaygieng thân mến! NTA đã đưa post lên địa chỉ mà các bạn trước đây đã từng thảo luận về ISO !
    Mình post một vài thông tin nữa nè, hy vọng ech_ngoidaygieng
    sẽ thích nhé!
    ***** Mục đích của TC IS0 14001 về bản chất cho phép mọi người biết rằng công ty quản lý dưới Hệ thống quản lý mội trường. Tiêu chẩun IS0 14001có thể trở thành một yêu cầu không chính thức trong khả năng cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực môi trường:
    Các đặc điểm của HTQLMT:
    * Chứng nhận ISO dựa trên cơ sở tự nguyện, mặc dù có sức ép từ các người mua hàng ở Châu Âu.
    *Nó là quyết định của đội ngũ quản lý nhằm tránh sự ô nhiễm chất thải và trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn khi tôn trọng với môi trường.
    *Các bộ tiêu chuẩn được thể hiện chi tiết dưới dạng thực hiện các công việc gì chứ không phải là như thế nào.
    * Một chính sách môi trường được trình bày có hệ thống.
    * Huấn luyện nhân viên đóng vai trò gì trong vấn đề môi trường
    * Kế hoạch trách nhiệm và các tiến trình phải được ghi chép bằng văn bảng
    *Các cơ chế kiểm soát, điều chỉnh hoạt động cần phải định ra.
    *Yêu cầu kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài.
    * Yêu cầu kiểm tra quản lý định kỳ.
    *Giấy chứng nhận do bên thứ 3 cấp.
    ---- Các lợi ích có được từ IS0 14001
    Về mặt kinh doanh:
    1. Nâng cao hình ảnh của công ty đối với khách hàng, cộng đồng
    2. Có vị thế cao hơn các công ty chưa có chứng nhận
    3.Tiếp cận với thị trường quốc tế yêu cầu có chứng nhận ISO
    4.Tiếp cận với những khách hàng yêu cầu về ISo
    5. Nâng cao sự thoả mãn khách hàng
    6.Duy trì những khách hàng hiện đại.
    7.Sử dụng ISo là công cụ quảng bá.
    8.Tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn trong thị trường nội địa
    ----Lợi ích nội bộ:
    1 Giảm thiểu nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu chất thải, ô nhiễm môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng.
    2. Kiểm sáot quá trình quản lý tốt hơn
    3. Giảm rủi ro và các bệnh nghề nghiệp.
    4. Nâng cao nhận thức về môi trường của công nhân.
    5.Góp phần loại bỏ những vấn đề mâu thuẫn giửa ban lãnh đạo và công nhân, cải thiện mối quan hệ nội bộ giữa các doanh nghiệp.
    6. Đề cao vai trò cá nhân, nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân .
    7. Nền tảng để cải thiện môi trường.
    8. Giảm nhu cầu đánh giá từ bên ngoài.
    ------Ngoài ra còn có các yêu cầu về Hệ thống ISO 14001 -----------------Còn một thông tin nữa là:
    1. Thời gian hàon tất.
    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thới gian hoàn tất.
    3. Các chức năng phải thực hiện để hoàn thành hệ thống.
    4. Những gì cơ quan chứng nhận xem xét.

    Hy vong nhan duoc su gop y cua tat ca cac ban !
    Được camha sửa chữa / chuyển vào 21:22 ngày 07/10/2003
  5. camha

    camha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    (tiep theo)
    Quá trình xây dựng tiêu chuẩn
    Để thực hiện các nguyên tắc của tiêu chuẩn hoá, đặc biệt là nguyên tắc "thoả thuận" người ta thực hiện xây dựng tiêu chuẩn theo "phương pháp ban kỹ thuật" tức là lập một Ban kỹ thuật tập hợp tất cả các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn (đề mục tiêu chuẩn) để soạn ra tiêu chuẩn đó. Về đại thể, việc xây dựng tiêu chuẩn ở tất cả các cấp (quốc tế, quốc gia, hội, công ty...) tất cả các ngành, các lĩnh vực chuyên môn đều theo những nét lớn giống nhau, chỉ khác nhau ở những chi tiết cụ thể.
    1. Ban kỹ thuật
    1.1. Ban kỹ thuật là gì ?
    Ban kỹ thuật là một tổ chức tập hợp những người thay mặt cho các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn hay một nhóm tiêu chuẩn về một sản phẩm hay một lĩnh vực chuyên môn nhất định để soạn thảo tiêu chuẩn cho sản phẩm hay lĩnh vực chuyên môn đó.
    Bên dưới Ban kỹ thuật là Tiểu ban và Nhóm công tác.
    1.2. Thành phần ban kỹ thuật
    Thành phần Ban kỹ thuật gồm tất cả các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn. Đối với tiêu chuẩn của sản phẩm thường có các nhóm quan tâm sau đây:
    - Nhà sản xuất sản phẩm
    - Người tiêu thụ hay tiêu dùng sản phẩm
    - Các cơ quan tổ chức hay nghiên cứu khoa học
    - Các cơ quan của chính phủ
    Mỗi Ban kỹ thuật thường có từ 9 đến 20 thành viên, trong ban kỹ thuật có 1 uỷ viên thư ký là người của cơ quan Tiêu chuẩn hoá.
    Ban ky thuật của tổ chức ISO tập hợp tất cả các đại diện của tất cả các quốc gia quan tâm đến đề mục tiêu chuẩn, không loại trừ một quốc gia nào, miễn là họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên ban kỹ thuật (đi họp, góp ý kiến, biểu quyết đầy đủ).
    Tổ chức ISO đã thành lập khoảng 220 ban kỹ thuật, trong đó có gần 200 ban đang còn hoạt động.
    Mỗi tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc gia có chừng vài chục tới vài trăm ban kỹ thuật, tập hợp chừng vài trăm tới vài ngàn cán bộ bên ngoài cơ quan Tiêu chuẩn hoá tham gia vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn.
    1.3. Nhiệm vụ của ban kỹ thuật
    Nhiệm vụ chủ yếu của ban kỹ thuật là xây dựng tiêu chuẩn, ngoài ra còn một số nhiệm vụ khác.
    - Soát xét (sửa đổi, thay thế) tiêu chuẩn
    - Đề nghị kế hoạch xây dựng, soát xét tiêu chuẩn
    - Góp ý cho các dự thảo tiêu chuẩn của các ban kỹ thuật khác có liên quan.
    - Tham gia hoạt động của các ban kỹ thuật cấp trên hoặc cấp dưới.
    2. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn
    Quá trình xây dựng tiêu chuẩn gồm những bước chủ yếu sau đây (nhưng không chỉ giới hạn trong những bước này):
    - Đề nghị đề mục tiêu chuẩn
    - Phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn
    - Lập dự thảo ban kỹ thuật
    - Gửi dự thảo ban kỹ thuật lấy ý kiến rộng rãi
    - Lập dự thảo cuối cùng
    - Phê duyệt và phát hành tiêu chuẩn.
    Quá trình xây dựng một tiêu chuẩn từ khi bắt đầu đến kết thúc thường là 5 năm hoặc hơn (với TC ISO), từ 3 đến 5 năm (với TC quốc gia của các nước nói chung) và 1 đến 2 năm đối với TCVN.
    2.1. Đề nghị đề mục tiêu chuẩn
    Mọi tập thể hay cá nhân trong tổ chức tiêu chuẩn có thể đề nghị đề mục xây dựng tiêu chuẩn. Trong tổ chức ISO, mọi quốc gia thành viên ISO có thể đề nghị mục xây dựng tiêu chuẩn ISO, trong công ty, mọi bộ phận (marketing, thiết kế, cung ứng, kiểm soát chất lượng, bảo hành...) đều có thể đề nghị xây dựng tiêu chuẩn công ty.
    2.2. Phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn.
    Vì không có đủ nguồn lực (nhân lực, tài chính...) để thực hiện mọi đề nghị đề mục tiêu chuẩn, nên tổ chức nào cũng cần quy định thủ tục đề phê duyệt xem những đề mục nào sẽ được thực hiện trong những khoảng thời gian nhất định. Những căn cứ để phê duyệt là tính cấp bách của đề mục, ý nghĩa và mức độ quan tâm của các thành viên trong tổ chức, khả năng thực hiện, các nguồn lực ...
    2.3. Soạn thảo dự thảo đề nghị
    Dự thảo đề nghị là sơ thảo đầu tiên củạ tiêu chuẩn. Dự thảo này có thể do chính người (tổ chức) đề nghị đề mục tiêu chuẩn soạn thảo ra đề trình cho ban kỹ thuật. Nếu đề mục xây dựng được phê duyệt khi chưa có dự thảo đề nghị thì ban kỹ thuật phải chỉ định ra một nhóm làm việc để soạn thảo dự thảo đề nghị này.
    2.4. Lập dự thảo ban kỹ thuật
    Dự thảo đề nghị sau khi được các thành viên ban kỹ thuật xem xét, sửa chữa, nhất trí thông qua thì trở thành dự thảo ban kỹ thuật.
    2.5. Gửi dự thảo ban kỹ thuật đi lấy ý kiến rộng rãi
    Dự thảo ban kỹ thuật sẽ được gửi đi lấy ý kiến rộng rãi. Thông thường sẽ có một thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người quan tâm có thể nhận được dự thảo ban kỹ thuật nếu họ muốn. Người ta cũng ấn định một khoảng thời gian (dài ngắn tuỳ theo thủ tục cụ thể) để mọi người gửi ý kiến góp ý về ban kỹ thuật.
    2.6. Lập dự thảo cuối dùng
    Các ý kiến đóng góp sẽ được ban kỹ thuật xem xét, khi cần có thể mời người đã góp ý đến để trình bày và cùng thảo luận. Dự thảo tiêu chuẩn đã được sửa chữa sau khi xem xét tới tất cả các ý kiến đóng góp là dự thảo cuối cùng.
    2.7. Phê duyệt và phát hành tiêu chuẩn
    Dự thảo cuối cùng cùng với hồ sơ xây dựng tiêu chuẩn (các dự thảo trước, các ý kiến đóng góp, biên bản các cuộc họp, các tài liệu tham khảo...) được chuyển lên bộ phận có thẩm quyền theo quy định để phê duyệt.
    3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia
    Tiêu chuẩn quốc gia có thể được xây dựng từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: kết quả của các chương trình nghiên cứu tiêu chuẩn của các công ty, các ngành đã được sử dụng trước đó nhưng có một nguồn rất quan trọng đó là công nhận tiêu chuẩn quốc tế.
    3.1. Tại sao phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia ?
    - Lý do kinh tế: Tiêu chuẩn quốc tế đã được nghiên cứu, xây dựng và áp dụng ở nhiều nước, đã được kiểm nghiệm trong thực tế nên khi xây dựng TCQT chúng ta có thể tham khảo để tiết kiệm thời gian và kinh phí.
    - Lý do hoà nhập: Để tạo điều kiện cho việc tiếp thu kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, trao đổi hàng hoá... các tổ chức kinh tế, xã hội, khoa học... quốc tế thường yêu cầu các quốc gia thành viên "hoà hợp" tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, nếu đã có tiêu chuẩn quốc tế, trong lĩnh vực, phạm vi đó.
    3.2. Tại sao không dịch "nguyên si" các tiêu chuẩn quốc tế
    - Bản thân TCQT đôi khi cũng có những sai lỗi nhỏ.
    - Có thể có các cách diễn đạt khác nhau về đơn vị đo lường hay ký hiệu chữ cái, hình vẽ... cần phải chú giải thêm.
    - Cần lựa chọn, nếu tiêu chuẩn quốc tế đưa ra quá nhiều phương án, quá nhiều giải pháp.
    Một số quy định của TCQT không thể sử dụng được trong điều kiện trang thiết bị, nguyên vật liệu của chúng ta vì vậy cần thay đổi các quy định đó cho thích hợp.
    3.3. Nguyên tắc khi chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia
    Các tổ chức quốc tế khuyến khích các quốc gia chấp nhận càng nhiều càng tốt các tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
    Chỉ sửa chữa thay đổi các điều khoản của tiêu chuẩn quốc tế ở nhưng chỗ thật cần thiết, tránh làm xáo trộn các điều khoản chỉ vì lý do hình thức trình bày, điều này gây khó khăn cho việc sử dụng tiêu chuẩn sau này.
    Cần sử dụng một phương pháp trình bày sao cho phân biệt được ngay những điều nào đã bị thay đổi hay thêm vào.
    Nếu một tiêu chuẩn quốc gia tương đương với một tiêu chuẩn quốc tế thì nên chỉ rõ số hiệu của tiêu chuẩn quốc tế tương ứng.


Chia sẻ trang này