1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Italia, Milan, Baggio and me (don't hurt me!)

Chủ đề trong 'Italy' bởi milanista_81, 05/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pht

    pht Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Bác Milanista_81 tỉ mẩn đăng mấy bài hay phết nhỉ. Tuy nhiên bác thử kiểm tra lại tài liệu đoạn này, chắc là bác vội quá ghi nhầm:
    Trích: "Nhà thờ bắt đầu xây dựng vào năm 1920 và hoàn chỉnh năm 1926".
    Theo em biết là thủa sơ khai Nhà thờ được Hoàng đế Costantino xây năm 324 dựng trên mộ thánh Pietro, sau đó trải qua thời gian bị hư hỏng và sửa chữa nhiều lần thì dự án nhà thờ mà ta chứng kiến hiện nay bắt đầu được thực hiện vào khoảng thời gian từ năm 1452 trở đi. Đến năm 1626 Giáo hoàng Urbano VIII tiến hành lễ thánh hiến nhà thờ. Sau đó người ta còn mất một thời gian nửa để hoàn thành quảng trường San Pietro và mấy cái đài phun nước trong quảng trường.
  2. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Cà phê và Italia
    Có lẽ cũng giống như Trà Đạo hay Tửu Đạo, đáng ra cafe cũng nên được nâng lên thành Cafe Đạo, bởi cafe đã trở thành 1 thức uống quan trọng của loài người. Khắp nơi trên trái đất, người ta vừa nhâm nhi cafe vừa bàn luận rôm rả mọi sự vụ xảy ra ở trên đời từ những tâm sự riêng tư của tình yêu lứa đôi cho tới cả những việc thương lượng các hợp đồng làm ăn buôn bán, mọi thứ đều có thể xảy ra trước tách cafe ấm nóng, đậm đặc và thơm ngon...
    Cafe xuất hiện từ bao giờ vẫn là 1 điều gì đó bí ẩn, nhưng người ta chắc chắn là cafe xuất hiện đầu tiên ở Trung Đông. Có nhiều truyền thuyết về việc khám phá ra cafe rất thú vị, trong đó có 1 câu chuyện hay được nhiều người kể lại hơn cả đó là chuyện về 1 chàng trai chăn dê có tên là Kaldi sống ở xứ Abyssinia (bây giờ là Ethiopi) - Đông bắc Châu Phi. Vào một ngày nọ anh ta chợt thấy chú dê của mình sau khi ăn phải mấy trái "gì đó màu xanh vàng" thì đột nhiên nhảy nhót tưng bừng và kêu "be be" lung tung.
    Thấy lạ anh ta cũng bắt chước ăn, thì thấy sảng khoái và tỉnh táo lạ thường. Thế rồi ngày nào anh ta cũng ăn trái cây đó. Chuyện này cuối cùng cũng đến tai 1 vài thầy tu ở gần khu vực này, họ cũng hái những trái đó về nhưng thay vì ăn sống thì họ sáng tạo hơn - đun trái đó lên cùng với nước nóng, uống vào buổi tối thì thấy đầu óc tỉnh táo, ko bị buồn ngủ nữa, giúp họ dễ thức đêm để làm các công việc cầu nguyện và đọc kinh kệ...
    Những ai sành uống cafe thì ko thể ko biết tới Italia. Dù hầu hết cafe ở trong nước đều xuất xứ từ Nam Mỹ nhưng Italia vẫn được coi là quê hương của cafe, đất nước này rang rất nhiều những loại cafe khác nhau và cũng là nơi mà những chiếc máy pha cafe - espresso machines được phát triển tới 1 mức độ hoàn hảo trong gần suốt thế kỷ 20 - tiêu biểu nhất là chiếc máy có tên Moka Express của kỹ sư Alfonso Bialetti, 1 thời nó đã được coi như là một biểu tượng về văn hoá của Italia, ngang hàng với những thương hiệu nổi tiếng như Fiat (1957) hay Vespa (1946). Ở Ý thì việc làm thế nào để pha được 1 tách espresso, cappuccino, hay latte ngon đã được nâng lên thành 1 môn nghệ thuật, cafe đã trở thành 1 phần ko thể thiếu được khi nói về những nét văn hoá ẩm thực của đất nước có hình dáng gần giồng như chiếc ủng này. Từ Espresso trong tiếng Ý mang ý nghĩa như Express trong tiếng Anh, nghĩa là ?olàm thật nhanh? - tức là cho nước sôi chảy nhanh và mạnh xuống một lớp bột cà phê nén rồi qua màn lọc xuống tách cà phê đã hâm nóng. Pha cà phê như vậy mới thật đúng điệu và hơn tất cả những phương thức pha cà phê có từ trước đến giờ kể cả kiểu ?ocái nồi ngồi trên cái cốc? do người Pháp giới thiệu sang Việt Nam, và đặc biệt hơn cả loại cà phê hoà tan hay cà phê ?ouống liền? (instant coffee) đã được phát minh trong thập niên 1950.
    Khác với người Pháp - coi quán cafe như là 1 địa điểm thư giãn và họ sẵn sàng ngồi nhâm nhi cafe tới 1 vài tiếng (có lẽ cách uống cafe của người VN cũng chịu ảnh hưởng từ người Pháp chăng ?); còn người Italia nói chung thì coi cafe như là 1 loại ma tuý vậy, họ chỉ ngồi bên tách cafe chừng khoảng 1, 2 phút trong tâm trạng thư thái và hưng phấn cao độ, rồi thì lại lao ra ngoài 1 cách vội vã cứ như thể là có nhiều việc khác để họ phải bận tâm lắm ??!! Điều này ko phải là do người Ý ko biết cách thưởng thức cafe, có lẽ nguyên nhân của nó chính là bởi xã hội Ý là 1 xã hội phức tạp với hàng nghìn điều luật về trật tự xã hội, những điều cấm kỵ, cũng như là có cả 1 thế giới đồ uống phong phú dành cho những thời điểm khác nhau.
    Một trong những điều lạ nhất về các quán cafe Italia là cách thức gọi những tách cafe để uống. rong 1 nỗ lực ko mấy hiệu quả để chấm dứt việc trốn thuế, các quan chức trong chính phủ đã bắt buộc các quán cafe phải phát cho khách hàng 1 giấy biên nhận mỗi khi họ vào quán uống cafe . Tức là khi bước chân vào 1 quán cafe ở Ý, đầu tiên bạn sẽ phải đến quầy thu tiền, để nộp tiền cho tách cafe mà bạn định uống. Sau đó bạn sẽ nhận được 1 phiếu biên nhận, tiếp theo bạn mang phiếu này tới chỗ quầy phục vụ, nhân viên sẽ pha cafe cho bạn như đã ghi trong cái phiếu trên, đến lúc này bạn mới có thể được thưởng thức hương vị đậm đà của cafe Italia, nếu muốn được coi là biết cách uống cafe giống người Ý thì bạn hãy nhớ là phải uống thật "tốc độ" thì mới có thể theo kịp người bản địa, bởi họ uống rất nhanh, nhiều khi chỉ cần bạn uống 1 ngụm cafe thôi là đã thấy họ đứng lên rời quán rồi! Đúng là 1 cách uống cafe kỳ lạ hiếm có trên đời!
    Ngày nay, tại 1 số khu của các thành phố lớn trên thế giới như Melbourne, Sydney,....bạn có thể dễ dàng bắt gặp các quán cafe đúng kiểu Espresso tức là bàn ghế bày tràn ra vỉa hè,lề đường và nó cũng bán luôn cả các đồ ăn thức uống khác nữa của Ý như pasta, pizza, wine - rượu vang của Italia cũng rất nổi tiếng ......Tôi xin được liệt kê ra đây 1 vài loại cafe Italia thông dụng nhất:
    Caffè Espresso: đây là loại cafe đen, và cũng là loại cafe "nền tảng" để pha chế nhiều loại cafe khác. Nước nóng đun trong máy espresso được bơm nhanh qua một lớp cà phê đã được nén trong một cái chung bằng thép không rỉ. Phía dưới chung thép là một lớp lưới mỏng dùng để lọc lại xác cà phê. Caffè espresso thường được dùng trong một cái tách khá nhỏ nhắn.
    Cappuccino: đây cũng là loại cà phê phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Tên cappuccino xuất phát từ dòng các thầy tu capuchin bởi cà phê cappuccino có màu sắc giống như chiếc áo có mũ của dòng tu này. Cappuccino gồm có cà phê đậm espresso phía dưới và barista (tức người pha cà phê) sẽ thêm vào một lớp sữa bọt dày ở trên. Sữa bọt này tạo nên bằng cách cho tia hơi nước nóng mạnh quậy và đánh bọt trong một bình sữa tươi. Phía trên mặt sữa bọt nóng của tách cappuccino, barista thường rắc rắc vào một tí bột sô-cô-la hay bột quế cho thêm thơm tho.
    Caffè Latte: đây là loại cà phê mà espresso thì rất ít nhưng sữa nóng thì nhiều. Cafe latte không đậm đặc bằng Cappuccino, người Ý thường dùng nó trong 1 chiếc cốc vào bữa điểm tâm buổi sáng.
    Macchiato tức caffè espresso ít sữa: đây là một biến dạng của espresso, giống y như espresso nhưng cho vào tách vài ba giọt sữa nóng ở phía trên. Có một vài tiệm cà phê ở Sydney (khu Surry Hills hay Kings Cross) người barista có kiểu là trước khi phục vụ khách một tách macchiato, họ dùng rượu cồn đốt cháy một hột cà phê đen rồi thảy vào tách. Hạt cà phê hãy còn cháy xèo xèo trong khi họ đặt tách cà phê lên bàn.
    Kiểu cách hơn nữa người ta có thể uống cà phê pha thêm mùi vị khác nữa. Đó là những mùi vị từ những chai si-rô pha chế cho cà phê như si-rô quả hạnh (almond), sirô vanille, sirô quế, sirô cam, sôcôla, sirô quả phỉ (hazelnut),...
  3. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Roberto Bagio - Anh là câu chuyện cổ tích
    Có một câu chuyện thần tiên đc viết nên bởi 1 con người đặc biệt. Anh có tên Roberto Baggio, đẹp tựa thiên thần và chơi bóng bay bổng như những vần thơ. Nhưng những diễn biến của câu chuyện dài kì ấy ko đc viêt ở trên thiên đường. Bởi cuộc đời anh ko hoàn toàn là vị ngọt, nó còn cay đắng và nhiều xót xa nữa. Nó giống như 1 bản nhạc, khi nhẹ nhàng êm ái lúc lại say đắm dữ dội, để mỗi khi thưởng thức nó, đã có biết bao những trái tim bật khóc và dâng lên những tình cảm thổn thức khôn nguôi. Câu chuyện mang tên anh chỉ giản dị thôi, nhưng diệu kì biết bao......
    Khởi đầu bằng 1 tình yêu dữ dội
    Phần đầu tiên của câu chuyện này xin đc bắt đầu tại Firenze- thành phố luôn ngập tràn những tình cảm lãng mạn ở nước Ý, trong đội bóng The Viola lừng danh 1 thời. Năm 1985, Fiorentina đón chào 1 ngôi sao mới của Calcio - R.Baggio. Sự xuất hiện của anh chàng trai trẻ hào hoa ấy tại Florence đã làm đảo lộn mọi thứ, đưa Fiorentina từ 1 đội bóng hạng xoàng đang có nguy cơ xuống hạng trở thành 1 trong "7 chị em anh hùng" của Serie A. Một điều thần kì ! Dường như chỉ có những huyền thoại mới có thể thực hiện đc điều đó, như cách Maradona đã từng làm với Napoli và bây h là Baggio với Fiorentina. Những bàn thắng đẹp như mơ, những fa đi bóng uyển chuyển và 1 gương mặt quyến rũ làm mê đắm hết thảy, Baggio tựa 1 thiên thần chơi bóng như để làm đẹp cho cả thế giới. Người ta tin rằng tương lai anh anh sẽ là 1 tên tuổi lớn. Người dân Firenze cũng tin vào điều đó, tin vào Roby của họ. Họ tôn thờ anh như 1 "Đấng cứu thế" và cho rằng ng hùng của đội bóng sẽ ko bao giờ rời xa họ. Vậy nên khi diễn ra cuộc chuyển nhượng kỉ lục của Calciomercato trị giá 17 triệu USD đưa Baggio về Juventus (1990), lập tức các tifosi Fio đã nổi loạn, đập fá và biểu tình dữ dội ở trụ sở CLB đòi anh ở lại. Nhưng họ đã ko làm đc, rút cuộc Roby vẫn fải chia tay đội bóng áo tím để thay sắc áo của mình thành 2 màu đen trắng huyền bí, cho dù trong lòng ạnh là 1 nỗi buồn nặng trĩu. Còn các CĐV, họ vẫn ko chịu buông tha anh, họ tức giận và ko tha thứ cho "Hoàng tử bé" của mình. Họ nói anh là kẻ fản bội. Roby chỉ im lặng. Và có 1 giai thoại đáng nhớ về anh trong trận đấu Juve vs Fio vào mùa bóng ngay sau khi anh rời Fio vẫn còn đó, trong tim những CĐV của The Viola. Baggio đã từ chối đá quả penalty cho Juve trong niềm xao động của các tifosi Fio. họ nhận ra rằng họ ko hề thù ghét anh, cho dù lòng trung thành với CLB ko cho fép họ tha thứ khi thần tượng của họ rời đội bóng ra đi. Nhưng nó chỉ càng chứng tỏ rằng họ luôn yêu anh thật nhiều. "Baggio, hãy về với chúng tôi." - câu biểu ngữ xa xăm năm nào sẽ luôn còn ám ảnh và in đậm lên từng trang hoài niệm của Fiorentina. Thời gian ko thể xoá nhoà những kỉ niệm về anh ở xứ sở Toscana đầy nắng này đc đâu. Một điều chắc chắn là vậy !
    Những nốt nhạc hạnh phúc
    Có lẽ những năm tháng ở Juve chính là hồi ức ngọt ngào và vinh quang nhất trong suốt chặng đường sự nghiệp nhiều nước mắt hơn nụ cười của anh. 5 năm dưới màu áo Bainconeri, Roby đã toả sáng rực rỡ khiến hình ảnh mái tóc đuôi ngựa của anh dần đi vào tiềm thức những tifosi như 1 biểu tượng đẹp đẽ của tình yêu và lòng đam mê. 1 người đc coi như là ngôi sao lớn đầu tiên của sân Delle Alpi (sau khi Juve chuyển sân cũ là Commonale). Anh đã trưởng thành và tạo nên vô số điều kì diệu lớn lao tại nơi này. Bên trong vóc dáng mảnh mai ấy là cả 1 tài năng sân cỏ hiếm thấy. "Baggio là 1 pháp sư. 1 trong những thi sĩ cuối cùng còn lang thang trên sân cỏ. Anh là sự fản bác hay nhất cho những ai nghĩ rằng nước Ý chỉ sinh ra những người chơi theo bổn fận. Baggio chính là cầu thủ fóng túng nhất TG." Lời ngợi ca của Thánh Cruyff đã đủ để nói lên vẻ đẹp tài hoa trong đôi chân thi sĩ của Roby. Thật vậy, anh là 1 trong số ít những cầu thủ có khả năng tạo nên sự khác biệt và những điều kì lạ trong1 trận đấu. Phong cách của anh, lối chơi mà anh thể hiện, rất khó để tả thành lời, nó đầy sáng tạo, nhiều đam mê và cũng thật truyền cảm. Theo dõi 1 trận đấu có Baggio như đang xem 1 bức tranh động vậy, mềm mại và vẫn đầy ắp lửa nhiệt huyết. Anh như khơi dậy lên trong tâm hồn mọi nguwòi 1 vẻ đẹp thực thụ và vẹn nguyên nhất của bóng đá. Những chiến thắng của Juve khi đó luôn đc thắp sáng nhờ niềm cảm hứng mang tên Baggio. 78 trong 141 lần khoác áo Juve, Baggio đã làm nổ tung cầu trường với những bàn thắng đẹp mê hồn. Lịch sử đáng tự hào của lão bà Turin chưa bao h thiếu đi những tiền đạo nổi danh. Những Bettega, P.Rossi, Del Piero, Trezeguet..... sẽ mãi đc tung hô như những người hùng trước khung thành, những sát thủ thực sự của đội bóng. Có lẽ Roby cũng vậy, nhưng ko chỉ có thế và sẽ theo 1 cách đặc biệt hơn ! Bởi anh là duy nhất, con người luôn chơi bóng 1 cách cống hiến và say mê nhất, ở bất cứ nơi đâu anh đặt chân tới. Cho dù đó là những đội bóng lớn Juve, Milan, Inter hay chỉ là những CLB tỉnh lẻ như Bologna, Brescia. Yêu hết mình và luôn cho đi những gì từ sâu thẳm con tim, với Roby, đó là lẽ sống !
    Tháng 3/94, trong cuộc đối đầu giữa Juve với Fio, 1 cuộc đổi ngôi giữa 2 vì sao lớn: Baggio và Del Piero đã diễn ra. Trận đấu ấy, Roby bị chấn thương nên Del đc đá chính và đeo chiếc áo số 10 của người tiền nhiệm. Rồi Alex lập hattrick, như báo hiệu sự ra đời của 1 ngôi sao mới và cũng là khép lại 1 quá khứ vinh quang của Roby với Juve. Anh ra đi ko lâu sau đó, nhường chỗ cho Alex, trong cuộc chuyển nhượng liên minh chính trị giữa Juve và Milan. Anh rời Juve để đến Milan, để lại quãng đời tươi đẹp nhất của mình ở lại Delle Alpi. Với chiếc cúp C3 giành đc cùng Bà đầm già và cúp đúp QBV CÂ & TG năm 93, Roby dường như đã có tất cả. Anh ko có gì fải luyến tiếc cả. Nhưng với nhièu Juventini, sự ra đi của anh đã để lại chút gì đó hụt hẫng và trống trải vô cùng. Họ nhớ những bàn thắng huyền ảo của anh, những giây fút kì diệu mà anh đã tạo nên, nhớ da diết đôi mắt ưu tư phảng phất nét trắc ẩn, những fa ăn mừng bàn thắng và mái tóc đuôi ngựa gợn xoăn dường như đã đi vào huyền thoại...... Đến bây h, nỗi nhớ ấy vẫn còn, ko chi9r với những Juventini mà là cả với các Milanista, Interista và tất cả những ai đã và đang yêu bóng đá Ý. Một tình cảm đặc biệt, cho chỉ Baggio và một Baggio mà thôi!
    Bản tình ca buồn
    Người ta yêu anh vì tài năng của anh, fẩm cách và 1 vẻ đẹp khiến tên tuổi anh trở thành thần thánh. Nhưng có lẽ người ta sẽ ko yêu anh nhiều đến thế nếu như ko đc chứng kiến cả những bất hạnh và sự cay nghiệt của số fận đã bao lần khiến anh đau khổ và suy sụp. Với Azzurra, Roby lưu giữ trong tâm hồn mình 2 mảng màu trong cùng 1 sắc áo Thiên thanh vĩnh cửu, khi đc tô đậm sáng chói lúc lại hoen ố niềm đau. Italia 90 thất bại những Roby kể từ đó đã trở thành biểu tượng tài hoa của nước Ý. 4 năm sau, 1 WC 94 sôi động trên đất Mỹ và 1 Baggio bùng nổ trên thảm cỏ xanh thế giới. Anh là ngôi sao mang mệnh lớn đã dẫn dắt Italia vào tới trận CK với Brazil. 120'' của trận đấu trôi qua ko có bàn thắng. Trọng tài tung đồng xu để đá những quả penalty định mệnh. Baggio, dĩ nhiên có tên trong danh sách những cầu thủ đá luân lưu, bước tới trước khung thành, khuôn mặt bình thản, anh tung cú sút...... Trái bóng đập trúng cột dọc và bay lên trời. Italia thua cuộc. Họ mất chiếc cúp VĐTG lần thứ 3 trong sự ngỡ ngàng và những giọt nước mắt tiếc nuối của vô vàn người Ý. Roby ngước đôi mắt thẫn thờ lên nhìn trời, như ko muốn và ko dám tin vào sự thật cay đắng ấy. Đáng lẽ ra anh đã có thể trở thành 1 người hùng bất tử của cả 1 dân tộc yêu bóng đá hơn tất cả mọi thứ. Nỗi đau ấy quá lớn và nó còn đeo đuổi dai dẳng theo Roby trong suốt những chặng đường còn lại. Nhiều tifosi cực đoan đã ko thôi trách cứ anh, báo chí Italia viết những dòng đầy giận dữ về anh. Baggio từ 1 người hùng trở thành tội đồ. Và cũng từ bóng ma ám ảnh của USA 94 trở đi, sự nghiệp của anh dường như di xuống, nhưng ko fải lỗi tại anh mà là do những gì phũ phàng người ta đem lại cho anh. Juve ruồng bỏ anh, Milan hờ hững với anh còn Inter đã rẻ rúng anh ko thương tiếc. Con người từng 1 thời đc coi là "người Ý nổi tiếng chỉ sau Giáo hoàng" đã bị đối xử bất công như thế đấy. Và rồi con đường đến với Azzurra càng ngày càng hẹp lại với Baggio. Ngoại trừ France 98 đc góp mặt do Italy thiếu vắng lực lượng, còn lại từ Euro 96, Euro 2000 đến WC 2002, trong những giải đấu lớn ấy, đều ko hề in dấu chân anh. Người ta có cảm tưởng như thần may mắn đã ngừng mỉm cười với Roby nữa. Phải vậy ko ? Riêng Roby, dù cuộc đời có thế nào thì anh vẫn luôn là anh, luôn là một Baggio can đảm và mạnh mẽ đã đứng lên sautấn bi kịch WC94, một Baggio luôn nỗ lực đến phi thường với ước mơ đc khoác lại chiếc áo Thiên thanh..... một Baggio chưa bao oán trách định mệnh, cái định mệnh đau thương đã bao lần cướp đi những nụ cười hạnh fúc trên đôi môi anh. Người ta có thể tức giận với anh, có thể ko tha thứ cho những-lỗi lầm-ko-fải-là-của-anh, có thể phụ bạc anh nhưng ko 1 ai và chẳng điều gì có thể đánh mất niềm tin nơi anh cả. Và vào ngày 28/4/04, Roby đã hoàn thành đc ước nguyện của mình, anh chơi trận cuối cùng cho Azzurra, lần cuối cùng khoác lên mình chiếc áo màu trời số 10, là lần sau cuối những người hâm mộ đc ngắm nhìn anh trong sắc áo Thiên thanh quen thuộc. Những kí ức chợt hiện về, làm thức dậy bao trái tim Azuri say đắm. Có lẽ người ta đã tha thứ cho anh, từ rất lâu rồi. Tất cả những dĩ vãng xưa cũ đã trôi đi, chỉ còn tình yêu ở lại, gắn với chút buồn bã xa xôi..... Người Italia luôn fải cảm ơn Baggio, vì bóng đá Ý có anh như trời xanh toả nắng !
    Một kết thúc có hậu
    Bất kì một câu chuyện cổ tích nào cũng đều có 1 cái kết có hậu. Câu chuyện của Roby ko là ngoại lệ. 1 kết thúc thanh thản cho anh, khép lại 19 năm khổ đau, 19 năm hạnh fúc Roby ở trong tim những ng hâm mộ. 16/5/04 tại thánh địa San Siro, Milano. Roby đeo băng đội trưởng Brescia chơi trận đấu cuối cùng trg sự nghiệp của mình, trận đấu gặp lại AC Milan - đội bóng mà anh đã từng 2 năm gắn bó với 2 scudetto đáng nhớ. Thiên thần tóc đuôi ngựa chia tay bóng đá, chia tay chúng ta, chia tay thảm cỏ xanh nước Y từ giây fút ấy. Khi Roby giơ cách tay vẫy chào mọi người, khi nụ cười ấm áp lại nở trên đôi môi anh, khi ngắm nhìn những bước chạy cuối cùng đi vào đường hầm, đã có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống nơi khoé mắt những tifosi yêu mến anh, đã có những tiếng nấc nghẹn ngào dâng lên vì tiếc nuối.Anh đã tạm biệt sân cỏ để trở về với thiên đường của riêng anh. 1 cách mãn nguyện nhất! Anh ra đi, những gì để lại là 204 bàn thắng tại SerieA, là 56 trận đấu trg màu áo ĐT Italia, là hình bóng thiên thần với 1 tình yêu say mê và day dứt khôn cùng. Nói lời tạm biệt anh, để rồi nhớ mãi ko thôi.....
    ...... Câu chuyện về Baggio kết thúc tại đây ? Ko, có lẽ sẽ chẳng bao h có 1 kết thúc nào là hoản hảo nhất cho tất cả những gì đã diễn ra trong suốt cuộc đời anh. Bởi những cảm xúc về anh luôn là vô tận và cũng bởi tình yêu mà anh để lại nơi đây quá lớn. Nó như dòng sông chảy mãi và như nắng ấm lan toả. Yêu Baggio như 1 niềm tin bất diệt luôn tồn tại: yêu là lẽ sống và còn sống là còn yêu!
  4. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Herbert Kilpin - Người cha của AC Milan
    Chắc chắn sẽ không có AC Milan nếu không có một người có tên Herbert Kilpin ông là người đã sáng lập ra CLB nổi tiếng và cũng là người đội trưởng đầu tiên của CLB này, một điều gần như không có sự lặp lại ở bất cứ đâu. Là con trai của một doanh nhân người anh đến Milano lập nghiệp từ những năm 40 của thế kỷ 19, Kilpin không có những say mê kiếm tiền như bô và anh mình mà ông chỉ có một niềm say mê duy nhất là trái bóng. ở ltalia những năm cuối của thế kỷ 19, bóng đá vẫn chỉ là một môn thể thao xa lạ. Mặc dù LÐBÐ ltalia đã được thành lập ở dạng sơ khai không được ham chuộng như polo, đua xe đạp hay tennis. Thậm chí các sân bóng cũng chưa xuất hiện. Người ta chỉ có thể chơi bóng trên những khu đất trống, trong những bộ quần áo kỳ dị trông như pijama: quần dài đến tận đầu gối, áo phông rộng thừng thinh có cổ và đi những đôi giày cao cổ nặng tnch. Milan Cricket and Football Club (tiền thân của AC Milan hôm nay) đã ra đời trong một bối cảnh như thế vào một ngày mùa đông lạnh giá tháng 12/1899, trong một quán cà phê lụp xụp. ở trung tâm thành phố. Ban đầu đội bóng có 15 người, với Kilpin làm đội trưởng kiêm luôn chức Chủ tịch, Giám đốc điều hành và cũng là thủ quỹ Người ta nói rằng ông đã phải bân đi một nửa tài sản của mình để nuôi đội bóng trong nhưng năm đáu tiên khô khăn, trước sự ghẻ lạnh của hội đóng thành phố vốn luôn coi bóng đá chỉ là một trò chơi nhảm nhí và là nguồn gốc của những vụ mất trật tự công cộng. Chính Kipin là người đã tạo ra màu áo đỏ đen nổi tiếng với câu nói bất hủ: "Tôi thấy màu đỏ- đen như một cơn giận dữ giữa bầu trời bão tố". Và màu áo ấy đã đi cùng Milan trong suốt hơn 100 năm qua. Nhờ những thành tích đầu tiên và cả tài vận động của Kilpin, LÐBÐ ltalia đã chính thức công nhận sự tồn tại của CLB và cho phép CLB tham gia vào giải VÐQG ltalia sơ khai vào tháng 1/1900, đúng 1 tháng sau khi CLB thành lập. Kilpin là người năng nổ nhất trong đội bông ông không bao giờ ngại phải chơi những vị trí mà mình không ưa thích. Lúc đầu Kilpin đá ở vị trí tiền vệ, sau đó là tiền đạo. Những tư liệu cách đây gần 100 năm cho thấy những con số rất thứ vị ông đã ghi 10 bàn thắng cho Milan trong một trận đấu ở Cúp Lombardia với CLB nhỏ Castele, trận đầu mà Milan đã thắng tới 20-0 vào năm 1906.
    Có rất nhiều chuyện thú vị về Kilpin mà những người Rossoneri không bao giờ quên. Năm 1907, ở tuổi 39, ông rời Milan, từ bỏ chức vị chủ tịch và đội trưởng sau những tranh cãi với các thành viên còn lại (sau đó dẫn đến sự kiện đội bóng tách làm đôi để lnter Milan ra đời) và đến thi đấu cho Torino. Một trong số những cầu thủ mà ông thân nhất lúc bấy giở là Pozzo , người sau này trở thành HLV ÐT Italia và đưa dội tuyển đến 2 chiến thắng ở World Cup 1934 và 1938. Có một giai thoại kỳ cục về ông: mỗi lần bóng bay qua khung thành, Kilpin chạy ngay ra sau gôn, vớ lấy một chai rượu whisky và uống lấy uống để, rồi đưa 1 ly cho Pozzo. Ngay cả thủ môn của Milan thời ấy, Hoode, một người Anh. cũng tự tưởng thưởng cho mình một ngụm rượu mỗi khi chặn được một cú sút của đối phương. Chính rượu và những cơn say đã không cho phép Kilpin tiếp tục đá bóng. Trong những năm cuối đời ông sống trong cảnh bần hàn và chết trong cô đơn vào năm 1916, ở tuổi 48. Lúc ấy, ông đang là người tìm kiếm nhân tài cho Milan.
    Rất nhiều những sự kiện trong cuộc đời của Kilpin cho tới bây giờ vẫn là những điều bí ẩn. Nhưng điều quan trọng nhất là ông chính là người khai sinh ra một Milan hùng mạnh, đặt nền móng cho sự ra đời của 2 đội bóng thuộc loại mạnh nhất thế giới ở thành phố Milano . Tại bảo tàng của Milan hiện có một vị trí rất trang trọng dành cho Kilpin để ghi nhớ những gl mà ông đã làm cho CLB. Và trong trái tim những người Rossoneri, ông sẽ vẫn còn mãi.
  5. cuoreazzurro

    cuoreazzurro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô milanista_81! Tiếp tục phát huy nha!
  6. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử tiếng Italia
    Tiếng Italia có cùng gốc Latinh với tiếng Pháp, là thứ tiếng được coi là hấp dẫn nhất, vừa hùng hồn lên bổng xuống trầm vừa êm dịu và nhiều nhạc điệu. Vậy tiếng Italia có nguồn gốc như thế nào và được những người Italia sử dụng từ bao giờ?
    Chúng ta biết rằng, vào thời kỳ đế quốc La Mã, người Italia và cả châu Âu nằm trong vùng thống trị của La Mã dùng tiếng Latinh. Tên đầy đủ của thứ tiếng này là tiếng Latinh cổ điển. Cũng vào thời đó, trong xã hội bình đân người ta sử dụng một dạng tiếng Latinh khác, đó là tiếng Latinh bình dân.
    Sau khi đế quốc La Mã tan vỡ, các nhà quý tộc La Mã bị tàn sát hoặc chạy trốn, vậy là thứ tiếng Latinh quý tộc cũng theo đó mai một, thay vào đó là ngôn ngữ bình dân.
    Tiêng Italia là trực hệ của tiếng Latinh bình dân, đây là sản phẩm của sự pha trộn giữa tiếng Latinh bình dân và các dạng tiếng địa phương Italia, đặc biệt là tiếng Toscana. Tất nhiên quá trình này diễn ra chậm chạp, dần dần, tại Italia người sử dụng tiếng Latinh ngày càng ít đi, số người sử dụng tiếng Italia ngày càng đông, cuối cùng là sự thay thế hoàn toàn.
    Thứ tiếng Italia ra đời sau và tiếng Latinh bình dân nguyên thủy thực ra có mối liên hệ rất chặt chẽ, trong đó có sự vay mượn khá lớn từ tiếng Latinh, từ quy tắc ngữ pháp cho tới vốn từ.
    Trong sự ra đời của tiếng Italia mới phải kể đến công lao đóng góp của một nhân vật lịch sử và một thứ tiếng địa phương. Đó là đại thi hào Dante Alighieri và thổ ngữ của thành Firenze (Florence).
    Dante sinh ở Firenze năm 1265, mất năm 1321 trong một gia đình quý tộc tại Firenze. Ông được mệnh danh vừa là nhà thơ cuối cùng thời Trung cổ, vừa là nhà thơ đầu tiên của thời đại Phục Hưng. Tiếng địa phương Firenze là một trong những dạng của tiếng địa phương Toscana, Dante Alighieri đã thường xuyên sử dụng thứ tiếng này trong những tác phẩm của mình, ông đã biến thứ ngôn ngữ này thành ngôn ngữ chung của mọi người dân Italia.
    Tác phẩm ngữ văn nổi tiếng ?oTục ngữ luận? của Dante là một trong những tác phẩm đặt nền móng cho công cuộc thống nhất các thứ tiếng tại Italia thành ngôn ngữ chuẩn mực của cả dân tộc. Còn kiệt tác ?oThần khúc? của ông đã đặt cơ sở vững chắc cho tiếng Italia trở thành ngôn ngữ chung của toàn thể nhân dân Italia.
  7. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Giotto - Người con vĩ đại của lịch sử hội hoạ
    Tại một ngôi làng nhỏ gần thành phố Firenze, có một cậu bé chăn cừu tên là Giotto, cậu rất thích vẽ trên cát bằng chân. Thỉnh thoảng, bằng những viên sỏi nhỏ, cậu bé vạch ra những bức hình trên đá phẳng. Dãy núi màu đỏ tía hiện lên ở đàng xa. Cả một cánh đồng vắng lặng ngoại trừ tiếng chuông leng keng phát ra từ cổ những chú cừu.
    Một ngày nọ, trong khi Giotto đang vẽ một chú cừu thì một người đàn ông cưỡi ngựa đi tới. Thoáng nhìn qua bức tranh trên cát của cậu bé, người đàn ông lạ mặt như bị một sức hút vô hình níu kéo. Ông ta nhảy xuống ngựa và nói với cậu bé: ?oCậu nên đến Firenze để giúp việc cho tôi ở xưởng vẽ?. Người đàn ông lạ mặt ấy chính là Cimabue, hoạ sĩ Italia nổi tiếng nhất vào thời ấy.
    Mặc dù khi ấy mới 10 tuổi nhưng cha mẹ vẫn cho Giotto lên Firenze, họ biết rằng đây là cơ hội để đứa con trai của mình thoát khỏi cảnh suốt ngày chỉ biết theo sau những chú cừu. Giotto được theo học Cimabue cùng với một vài người bạn khác. Họ làm việc chuyên cần ở xưởng vẽ ban ngày và tối đến thường tụ tập vui chơi bên nhau.
    Giotto bị cuốn hút bỏi vẻ đẹp của thành Firenze cổ kính. Chiếc xe lừa màu đỏ nhỏ bé lăn lọc cọc trên đường nghe thật vui tai. Có nhiều sự kiện lạ, những bức tranh vẽ tuyệt đẹp cùng những dinh thự lộng lẫy. Người giàu có với những trang phụ bằng nhung thật thanh nhã và quý phái.
    Ngày này sang ngày khác, Giotto rửa cọ, xay tán bột màu, thực tập vẽ tranh và tô màu. Vào thời ấy chưa có khái niệm của tranh sơn dầu. Cimabue và các hoạ sĩ đương thời đều vẽ tranh tường. Tranh tường là bức vẽ bằng bằng màu nước được thực hiện trên vữa trát tường.
    Khi Giotto vẫn còn là một câu bé, Cimabue đã nói với cậu rằng: ?oBây giờ, cậu là một họa sĩ vĩ đại hơn tôi?. Ông để cho Giotto vẽ cừu bất cứ khi nào ông muốn vẽ cừu vào tranh của mình. Giotto có thể vẽ cừu đẹp hơn bất cứ người nào khác ở Firenze, bởi vì vẽ cừu là thói quen hàng ngày của Giotto nên cậu không bỏ sót bất cứ chi tiết nào.
    Khi Giotto trưởng thành, ông lập một xưởng vẽ cho riêng mình. Cùng lúc ông được mời tới Roma để làm một bức khảm về Chúa Jesus đi trên biển hồ Galilée. Bức khảm là một bức tranh làm từ nhiều mảnh thuỷ tinh hay đá nhỏ li ti. Ở Roma, Giotto học hỏi được nhiều điều về vẽ tranh hiện thực, điều này giúp ông sau này trở thành một hoạ sĩ vĩ đại. Giotto trở thành một kiến trúc sư cũng như một hoạ sĩ. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của ông là tháp chuông nổi tiếng ở thành Firenze, hiện nay được gọi là tháp Giotto
    Các bức vẽ giá trị của Giotto là các tranh tường trong một nhà thờ nhỏ ở Padua, thành phố miền Đông Bắc Italia. Tại đây, ống đã mất 2 năm để hoàn thành 38 bức tranh tường. Những bức tranh này kể về ĐứcMẹ và Chúa Jesus; Giotto được coi là hoạ sĩ kể chuyện hay nhất. những bức tranh như thật,. Mỗi bức tranh như một sân khấu, trên đó người ta đang diễn xuất. Bằng đôi tay, họ cho thấy rõ sự hân hoan, đau đớn, nỗi khát khao hay những buồn rầu lo lắng. Các bức tranh này của Giotto có những sắc dịu của hồng, xanh nhạt và xanh xám nhạt. Tranh tường luôn luôn thanh thoát bởi màu sắc thấm vào vữa tường.
    Giotto quá vĩ đại. Hầu như tất cả các sinh viên mỹ thuật đều nghiên cứu tranh vẽ của ông. Một nhà phê bình hội hoạ từng thốt lên: "Tôi không thấy họa sĩ nào vĩ đại hơn trong lịch sử".
  8. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Trận chung kết cúp C1 mùa bóng 1992-1993 : AC Milan - O.Marseille
    Hai năm sau sự cố mất điện ở Velodrome, AC Milan và O.Marseille lại gặp nhau trong một trận đấu ở cúp C1. Lần này, mức độ quan trọng của trận đấu lại tăng lên gấp đôi vì đây là trận chung kết
    Dường như, sau 2 năm, mọi thứ với hai đội đã thay đổi đi quá nhiều. O.M đang thi đấu những năm tháng cuối cùng trong chu kỳ thành công của mình với những ngày cầm quân cuối cùng của HLV Goethals. Những cầu thủ từng đem lại vinh quang cho họ mà tiêu biểu là J.Papin đã ra đi để tìm đến những thử thách mới. Họ cũng vừa mất chức vô địch QG vào tay PSG và trận chung kết cúp C1 này là mục tiêu quan trọng nhất còn lại của cả mùa giải.
    Còn đối với các cầu thủ Milan , sau khi HLV Sacchi ra đi, đội bóng đã thu nạp thêm những nhân tố mới và vẫn gặt hái được những thành công dưới sự dẫn dắt của F.Capello. Không còn lối chơi tấn công hấp dẫn như dưới thời Sacchi mà thay vào đó là phong cách thực dụng triệt để với sự chói sáng của hàng phòng thủ. Trên hàng công M.Vanbasten đang chơi những mùa hay nhất của mình ở Italia. Scudetto năm 1992 với thành tích không thua 1 trận nào là một minh chứng rõ nét cho thấy sự cách tân trong lối chơi của Milan và sức mạnh tuyệt đối của họ ở Serie A. Ở châu Âu,mùa bóng 1992-1993, họ lọt vào trận chung kết cúp C1 với thành tích toàn thắng 10 trận (1 kỷ lục mà phải đến 10 năm sau Barca mới lập lại được). AC vẫn đang bay cùng Capello.
    Các cầu thủ Milan đến Munich với quyết tâm đòi lại món nợ đã vay của O.Marseille 2 năm truớc, trong khi các cầu thủ O.M lại tin rằng họ có thể giành chiến thắng trước đội bóng mạnh nhất TG và vì họ còn muốn chứng tỏ rằng chiến thắng Milan 2 năm trước không phải là sự tình cờ, dù rằng những con người góp công lớn trong chiến thắng ấy của họ ( J.Papin) bây giờ đang ở phía Milan.
    Hai đội đã có sự chuẩn bị tương đối khác nhau cho trận đấu này. Bên phía O.M ,các cầu thủ của họ hoàn toàn khoẻ mạnh, không có bất cứ cầu thủ nào bị chấn thương. Trái lại, bên phía Milan, họ thi đấu không tốt trong giai đoạn gần nhất. Trong 10 trận gần nhất ở Serie A, họ chỉ thắng được 1 trận, và một số cầu thủ đang không có tình trạng thể lực tốt nhất. Hơn nữa, chính trận thua 2 năm trước là một bất lợi tâm lý đối với các cầu thủ Milan. F.Capello va J.Papin (người cũ của O.M) thừa nhận rằng họ không muốn đối đầu với các cầu thủ Marseille.
    Trận đấu này đã thu hút được 1 tỷ khán giả theo dõi qua truyền hình. Riêng đối với người Pháp, sự kiện này đặc biệt quan trọng đối với họ, nếu chúng ta biết rằng trong 37 năm trước đó không có 1 CLB nào của Pháp vô địch cúp châu Âu. Người dân Pháp nói chung và các CĐV O.Marseille nói riêng đều hy vọng các cầu thủ O.M sẽ mang vinh quang về cho họ. Kênh truyền hình Pháp TF1 đã huy động những phương tiện kỹ thuật đặc biệt để truyền tại chỗ từ Munich: 1 xe car kỹ thuật vơi 9 máy quay phụ 6 ekip quay, 1studio đặt ngay cạnh phòng các cầu thủ, 1 phòng cho các BLV có trng bị camera, 4 máy montage.
    Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng cho trận chiến được mong đợi nhất trong năm, trận đấu của thế lực đang muốn tìm kiếm vinh quang (O.M) với thế lực đang thống trị TG (Milan). Tất cả chỉ còn chờ tiếng còi khai cuộc ...
    Trận chung kết cúp C1 châu Âu mùa bóng 1992-1993: AC Milan ?" O.Marseille, 26/5/1993/, SVĐ Olimpic, Munich, Đức
    Trận đấu bắt đầu sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài người Thuỵ Sĩ, Kurt Roethlisberger, 64440 khán giả đã có mặt trên để cỗ vũ cho 2 đội trong đó có 25500 CĐV của O.Marseille .
    Trong 45 phút đầu tiên của trận đấu, các cầu thủ Milan là đội chơi tốt hơn, họ liên tục tổ chức tấn công về phía khung thành của thủ môn trẻ F.Barthez.Tuy nhiên, những cơ hội của họ đều lần lượt trôi qua mũi giày của các tiền đạo M.Vanbasten và D.Massaro. Trong đó có những cơ hội cực kỳ chắc ăn nhưng trong 1 ngày thi đấu xuất thần cộng thêm nhiều lần các cầu thủ Milan xử lý quá cầu toàn, thủ môn F.Barthez đã không phải vào lưới nhặt bóng 1 lần nào .
    Về phía các cầu thủ Marseille, sau khi để Milan nắm thế chủ động trong những phút đầu, họ cũng đã tổ chức lại đội hình và có những đợt phản công khá nguy hiểm. Hàng hậu vệ của họ chơi gần nhau hơn và bọc lót cho nhau khá tốt nên sau đó đã hạn chế được phần nhiều các đợt tấn công của các cầu thủ Milan. Thế trận sau nửa cuối trận đấu diễn ra khá cân bằng và cả hai đội ít tao được cơ hội nguy hiểm về phía khung thành của nhau.
    Phút 44 của trận đấu, các cầu thủ Marseille được hưởng 1 quả phạt góc sau 1 lỗi tình huống cản phá bóng không thực sự rõ ràng của Maldini đối với Abedi Pele. Từ chấm phạt góc, Pele treo bóng vào giữa khu vực 16m50, trung vệ B.Boli thoát khỏi sự kèm cặp của F.Rikaard đánh đầu vào góc xa khung thành thủ môn Rossi, ghi bàn mở tỉ số của trận đấu. 25500 CĐV Pháp trên SVĐ Olimpic reo hò sung sướng, trong khi trên băng ghế chỉ đạo , HLV F.Capello như tái đi sau bàn thắng này.
    Hiệp 1 kết thúc với tỷ số 1-0 nghiêng về các cầu thủ O.Marseille
    Vào hiệp 2, HLV Capello quyết định tăng cường hàng công với việc tung vào sân tiền đạo J.Papin (1 người cũ của O.Marseille) thay cho tiền vệ Donadoni.
    Ông Capello hy vọng rằng Papin sẽ phá vỡ hàng phòng ngự đội Marseille vì có kinh nghiệm nhiều năm thi đấu cũng họ.
    Tuy nhiên, hàng phòng thủ 4 người của O.Marseille được sự dẫn dắt của trung vệ B.Boli với sự chắc chắn của M.Desailly đã thi đấu xuất sắc. Ở tuyến tiền vệ, đội trưởng D.Deschamp đã làm lu mờ F.Rijkaard. Họ liên tục đẩy lùi các đợt tấn công của các cầu thủ Milan. Các cầu thủ Milan thật khó khăn trong việc phá vỡ lối chơi chặt chẽ dược dựa trân nền tảng thể lực sung mãn của các cầu thủ O.M.Thời gian trôi dần về những phút cuối, Rossoneri đứng trước nguy cơ thất bại
    Cơ hội tuyệt đẹp cuối cùng của trận đấu thuộc về chính J.Papin. Ở bên phía cánh trái, Maldini tạt bóng vào khu vực 16m50, quả bóng đã loại hoàn toàn hàng phòng ngự O.Marseille và tìm đến chân của Papin nhưng anh đã quá vội vàng tung cú sút ngay chứ không khống chế, quả bóng đi sạt cột dọc. Những nỗ lực của các cầu thủ Milan đã không thành công.
    Các cầu thủ Marseille đã bảo vệ thành công tỷ số thắng 1-0. Sau khi trọng tài nổi hồi còi kết thúc trận đấu, thật khó có thể diễn tả sự vui sướng khôn siết của BHL và các CĐV đội bóng O.Marseille. Những giọt nước mắt hanh phúc đã lăn trên gò má của những Boli, của ?oông già" Goethals của chủ tịch Bernad Tapie, và của cả nước Pháp. Những người đã phải đợi đến 37 năm mới chạm được tay vào chiếc cúp Châu Âu. Thật sự, các cầu thủ O.M là những người hùng!
    Khi trả lời phóng viên sau trận đấu, HLV của O.Marseille đã nói rằng ?oĐây là 1 trận đấu tuyệt vời, một kết quả thắng lợi tuyệt vời , đây là thắng lợi của toàn thể cầu thủ và toàn thể CLB. Cảm ơn các CĐV đã ủng hộ chúng tôi hết mình trong trận đấu này"
    Còn HLV F.Capello của Milan thì phát biểu ?oTrong hiệp 1,chúng tôi đã tạo được rất nhều cơ hội chắc ăn nhưng không thể tận dụng được. Việc đưa Papin vào sân ở hiệp 2, chúng tôi đã có 3 tiền đạo siêu hạng nhưng đã không đủ để đánh bại được O.M, một đội bóng được tổ chức rất tốt, đội bóng rất mạnh ở thể lực.?
    Ngất ngây sau chiến thắng của đội nhà, các cổ động viên đã tràn ra bến cảng Marseille để tổ chức ăn mừng, họ nhảy múa, gào thét ?ochúng ta là đội bóng giỏi nhất"...
    Về phía Milan, việc để thua trong trận chung kết này đã làm rạn nứt mối quan hệ giữa các cầu thủ trong CLB. Và mặc dù cuối mùa bóng đó, họ đã giành được Scudetto lần thứ 2 liên tiếp nhưng đã có rất nhiều thành viên đã rời khỏi CLB, trong đó đáng chú ý nhất là sự tan rã của bộ ba "Hà Lan bay". R.Gullit chuyển sang thi đấu cho Sampdoria (sau đó là Chelsea), Rijkarrd về lại Ajax nhưng đáng kể nhất là sự chia tay của "thiên nga" Vanbasten, đau đớn hơn trận đấu với Marseille cũng là trận thi đấu cuối cùng trong sự nghiệp của anh cho Milan. Một kỷ niệm buồn ...
    Đội hình 2 đội:
    AC MILAN: Rossi - Tassotti, Baresi, Costacurta, Maldini - Lentini, Albertini, Rijkaard, Donadoni (Papin 55'') - Van Basten (Eranio 85''), Massaro.
    HLV : Fabio Capello.
    OLIMPIC MARSEILLE: Barthez - Angloma (Durand 61''), Boli, Desailly, Di Meco - Eydelie, Sauzèe, Deschamps - Pelè - Voller (Thomas 78''), Boksic.
    HLV : Raymond Goethals
  9. llittlecasper

    llittlecasper Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    0
    Ciao,
    milanista_81 rất chăm chỉ viết, nhưng hình như các bài này từ nguồn khác ko phải do bạn viết? Bạn sưu tầm các bài để mọi người đọc về Ý, rất hay, nhưng nếu lấy từ nguồn khác, bạn nên trích dẫn thì tốt hơn.
  10. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá và Italia
    Ở Italia, đất nước của những sự cạnh tranh giữa các địa phương, tình yêu đối với bóng đá (calcio) đôi khi trở thành nhân tố đoàn kết đất nước mạnh mẽ nhất nhýưng cũng có thể gây nên sự phân biệt giữa các địa phương. Đối với người dân Italia, ngày Chủ nhật của họ bắt đầu bằng việc đi lễ nhà thờ, kế đó là bữa ăn trưa thân mật với gia đình, sau đó là đến SVĐ hoặc ngồi nhà dán mắt vào màn hình TV theo dõi những trận đấu bóng đá.
    Với một tifoso, bóng đá không chỉ là một môn thể thao, nó còn là một phần của cuộc sống, cũng như việc hít thở không khí và ăn uống. Với một người đàn ông Italia, có ba thứ quan trọng nhất trong cuộc sống của họ: phụ nữ, thức ăn và bóng đá. Nhưng trong những ngày diễn ra những trận đấu bóng đá, trật tự này được đổi lại, bóng đá, thức ăn và phụ nữ.
    Bóng đá được người Anh du nhập vào Italia những năm cuối thế kỷ XIX, nhưng phải đến thập niên 30 của thế kỷ XX, dưới thời của độc tài Mussolini, bóng đá Italia mới đạt tầm cỡ Thế giới. Theo quan niệm của Mussolini, một đội tuyển quốc gia vĩ đại sẽ khích lệ niềm tự hào dân tộc. Vì thế ông ta cho xây dựng các SVĐ ở khắp nơi trên đất nước, khởi xướng nhiều chiến lược để phát triển bóng đá. Ngay trong những năm 1930, Italia đã 2 lần liên tiếp trở thành nhà VĐ Thế giới vào các năm 1934, 1938 (và người ta cho rằng trong 2 lần ấy đều có Mussolina nhúng tay vào). Đội tuyển Italia đã 3 lần VĐ Thế giới và hai lần khác thất bại trong trận chung kết (đều trước Brazil)
    Trẻ em Italia chơi bóng khi còn rất nhỏ. Các trận tranh tài có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, vào bất cứ lúc nào, ngoài quảng trường, trên đường phố hay trong sân trường. Nếu không có bóng có thể dùng thứ gì đó thay thế. ở Italia có 4 hạng đấu chuyên nghiệp, từ hạng thấp nhất là Serie C2 đến hạng cao nhất Serie A. Serie A có 20 đội tham dự, thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt để tranh chức VĐ (Scudetto). Serie A là một trong những giải đấu mạnh nhất châu Âu nên 4 đội đứng đầu Serie A sẽ được tham dự Champions League, giải đấu hái ra tiền, hai đội xếp tiếp sau đó cùng với đội đoạt Coppa Italia sẽ tham dự UEFA Cup. Bốn tờ báo thể thao hàng ngày lớn nhất ở Italia chủ yếu đưa tin về bóng đá. Mỗi năm truyền hình phát sóng hơn 1.000 giờ về bóng đá.
    Người Italia trung thành tuyệt đối với đội bóng của địa phương mình. Các đội bóng hàng đầu Italia bao gồm Juventus, hai đội bóng thành Milan là AC Milan và Inter Milan, Lazio và Roma của thủ đô Roma. Rất nhiều ngôi sao nước ngoài đã và đang thi đấu trong màu áo các CLB Italia. ?oCậu bé vàng? Maradona cũng đã từng chơi bóng nhiều năm ở Italia trong màu áo Napoli và đưa đội này trở thành một hiện tượng những năm cuối thập niên 80 của TK trước. Trang phục thi đấu được tài trợ bởi các tập đoàn lớn, các hãng bánh kẹo, mỳ ống, hay thậm chí là cả những hãng sản xuất? quan tài.
    Khi đội bóng mình yêu thích chiến thắng, các CĐV ăn mừng theo mọi cách mà họ nghĩ được. Nhưng khi đội bóng mình yêu thích thất bại, họ cảm thấy xấu hổ. Thậm chí đã có rất nhiều trường hợp các CĐV chết vì đau tim hoặc tự tử khi đội bóng của mình thất bại. CĐV Italia nổi tiếng là những kẻ quá khích và hay gây rối. Họ đốt và ném pháo vào các cầu thủ đối phương hoặc la ó các cầu thủ nhà nếu họ thi đấu không tốt. Khi các cầu thủ bị chấn thương, các CĐV thường gọi họ là ?okịch sĩ?, ?olừa đảo? hoặc ?oông già?. Khi các đội bóng chiến thắng, các CĐV ăn mừng bằng cách tràn xuống sân xé tan quần áo các thần tượng của mình để làm kỷ niệm. Khi đội bóng thất bại, họ thường bị các CĐV la ó mà không nhận được bất cứ lời an ủi nào. Họ có thể chấp nhận thua những đối thủ khác nhưng không bao giờ chấp nhận thất bại trước đội bóng cùng thành phố, đó là sự sỉ nhục ghê gớm.
    Bóng đá Italia luôn gắn liền với thương mại và đặc biệt là chính trị. Người ta dùng bóng đá để làm bàn đạp chính trị và dùng bóng đá để tiêu diệt lẫn nhau. Không một nơi nào trên Thế giới những toà án dân sự lại can thiệp vào bóng đá, nó chỉ có ở Italia. Khi một CLB bị giáng xuống hạng, họ sẽ kiện lên các toà án dân sự và làm vụ việc trở nên ầm ĩ. Khi bóng đá trở thành công cụ để tranh giành quyền lực, tính giải trí của nó không còn, thay vào đó là những vụ kiện cáo lẫn nhau. Bóng đá Italia đang tự đánh mất mình và đánh mất khán giả.
    Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng bóng đá Italia hấp dẫn đôi khi bởi tính chất ? ?omờ ám? của nó. Có một câu danh ngôn cho rằng ?oChúng ta ngắm những vì sao bởi chúng sáng, và chúng ta không hiểu gì về chúng cả!?. Các cầu thủ Italia đẹp trai, thời trang, trí thức sống và chơi bóng trong một mớ bùng nhùng những bán độ, doping và kiện cáo phải chăng là một nét hấp dẫn riêng có của BĐ đất nước hình chiếc ủng???

Chia sẻ trang này