1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Italia, Milan, Baggio and me (don't hurt me!)

Chủ đề trong 'Italy' bởi milanista_81, 05/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Logo FIAT
    Có lẽ hiếm có hãng xe nào trên thế giới lại thay đổi logo của mình nhiều như Fiat. Trải qua những thăng trầm của hơn một thế kỷ tồn tại, 14 logo đánh dấu các mốc thời điểm phát triển khác nhau của hãng xe từng có thời là số một châu Âu.
    Mặc dù không mấy thành công tại thị trường Việt Nam, nhưng nhà sản xuất ôtô lớn nhất Italy đã có lịch sử hơn 100 năm tuổi và danh tiếng sánh ngang với những ?olão làng? như Mercedes-Benz, Ford hay General Motors...
    Năm 1999, cùng với lễ kỷ niệm 100 năm thành lập, Fiat trình làng logo mới gắn trên lưới tản nhiệt của ?onhững chiếc xe thế kỷ?. Được Fiat giới thiệu là mới, nhưng đối với không ít người, dường như biểu tượng đó là động thái chứng tỏ rằng Fiat đang mong mỏi tìm lại vinh quang cho chính mình sau một thời kỳ chồng chất những khó khăn. Lấy ý tưởng từ logo của những năm 1920, Fiat hy vọng vào biểu tượng thứ 14 sẽ giúp họ vượt qua số 13 đầy bất trắc, trả lại cho Fiat vai trò dẫn đầu trên thị trường thế giới trong suốt những năm 50 của thế kỷ trước.
    Biểu tượng đầu tiên của Fiat ra đời vào năm 1899, khi Giovanni Agnelli, Lodovico Scarfiotti và Count Emanuele Bricherasio di Cacherano quyết định thành lập nhà máy sản xuất ôtô mang tên Fabbrica Italiana di Automobili Torino (Italian Car Factory of Turin). Để thuận lợi cho công việc kinh doanh, Giovanni Agnelli thuê một hoạ sĩ mang tên Giovanni Carpanetto vẽ poster quảng cáo cho công ty, Carpanetto lấy 4 chữ đầu của Fabbrica Italiana di Automobili Torino viết thành F.I.A.T trên một tấm da nhỏ. Sau đó, Giovanni Agnelli cho sản xuất hàng loạt poster mang dòng chữ Fabbrica Italiana di Automobili Torino và F.I.A.T trên một tấm đồng được thiết kế hết sức cầu kỳ, một phong cách phổ biến của châu Âu thế kỷ 18.
    Biểu tượng thứ 2 của Fiat ra đời 2 năm sau. Năm 1901, Fiat thực sự trở thành một nhà máy quy mô công nghiệp, và vấn đề không còn là việc sản xuất những chiếc xe giống như xe ngựa với công suất bằng 4 con ngựa kéo. Vào thời điểm đó Giovanni Enrico chế tạo thành công động cơ 4 xi-lanh đầu tiên tại Turin, giúp Fiat sản xuất những chiếc xe có công suất lên đến 12 mã lực và 106 chiếc trong số đó được xuất khẩu sang nước Pháp láng giềng.
    Thành công về mặt tài chính giúp Fiat phát triển không ngừng và để phân biệt đứa ?ocon cưng? 12HP (horse power - mã lực) với thế hệ trước, Fiat quyết định thiết kế logo mới với phong cách theo trường phái tự do. Từ bỏ kiểu viết của Giovanni Carpanetto, chữ Fiat được viết lại theo một quy luật thống nhất, tất cả các chữ cái đều chứa một nét sổ thẳng, điều đó dẫn đến việc người ta phải tạo một đường cong đặc biệt ở chữ A và đó là nét đặc trưng dễ nhận biết nhất ở logo Fiat. Dưới cụm từ FIAT là hình ảnh mặt trời lúc bình minh, tượng trưng cho một thời kỳ mới, một tương lai tươi sáng của Fiat. Để tránh nhầm tưởng với hình ảnh mặt trời lúc hoàng hôn, biểu tượng được sơn 2 gam màu, xanh da trời và vàng tươi của nắng mới.
    Chắc chắn, cân đối và thống nhất là những gì mà biểu tượng đó truyền tải đến người xem về hình ảnh của một Fiat đang lớn mạnh. Quả thực Fiat đã phát triển nhanh hơn những gì mà người ta kỳ vọng, cánh tay thương mại của hãng vươn đến thị trường Pháp, rồi Anh, và khi đến thị trường Mỹ thì thực sự Fiat đã ghi tên mình trong danh sách của những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới.
    Năm 1904, như là một hệ quả tất yếu của những thành công, logo của hãng lại được thay đổi, giờ đây Fiat lấy đó làm biểu tượng cho toàn bộ các sản phẩm của mình chứ không gắn với một dòng sản phẩm nhất định.
    Vẫn theo đuổi phong cách thiết kế tự do và giữ nguyên kiểu dáng cụm từ FIAT, hình khối của biểu tượng là hình oval, một kiểu thiết kế rất thời thượng vào thời điểm đó. Nhưng những điểm khác biệt cơ bản nhất của logo thứ 3 này so với logo năm 1901 là sự biến mất tên đầy đủ của Fiat trên logo, một hành động chứng tỏ tên tuổi Fiat thực sự đã trở nên rất nổi tiếng và những người lãnh đạo nhận ra rằng cái tên Fabbrica Italiana di Automobili Torino bỗng trở thành thừa thãi. Tiếp đến, hình ảnh mặt trời lúc bình minh ở logo thứ 2 không còn đủ sức để soi sáng cho Fiat nữa, giờ đây vai trò đã thay đổi, Fiat đã lớn mạnh, đã đủ để che lấp được mặt trời. Logo năm 1904 là dấu ấn cho thời kỳ khởi đầu đầy mãn nguyện của Fiat, nó còn được sử dụng cho đến năm 1926 khi những chiếc xe Fiat 501 và 502 xuất xưởng.
    Song song với logo thứ 3, Fiat còn sở hữu một loạt những logo khác, phần lớn các biểu tượng này được gắn trên những dòng sản phẩm và vào một thời kỳ nhất định. Năm 1921, logo thứ 4 trong bộ sưu tập của Fiat được giới thiệu trên lưới tản nhiệt những chiếc xe SuperFiat 12 xi-lanh và Fiat 519 6 xi-lanh. Cụm từ FIAT được viết với phong cách không đổi và có những khác biệt so với logo thứ 3 khi hình khối của logo là hình tròn và chữ Fiat được sơn hai màu đỏ đen, 2 gam màu đặc trưng cho các loại xe đua thời kỳ đó.
    Logo thứ 5 xuất hiện năm 1925 trên dòng xe thực dụng Fiat 509, mẫu xe được sản xuất với số lượng lớn và rất được ưa chuộng tại Italy chỉ trong vòng một năm sau khi xuất xưởng. Giữ nguyên kiểu dáng của logo thứ 4, logo thứ 5 của Fiat được thay đổi cho phù hợp với mẫu xe mà nó đại diện, chữ FIAT được sơn màu trắng, màu của sự tiện ích và thực dụng.
    Năm 1929, dòng xe thực dụng mới 514 được sản xuất để thay thế cho Fiat 509, Fiat thay đổi màu nền của chiếc logo thứ 5 và cho ra đời logo thứ 6.
    1931 là năm chiếc logo thứ 7 được giới thiệu, không khác so với những logo trước đó, màu nền màu xanh được thay bằng màu đỏ tươi. Logo thứ 7 gắn trên mẫu xe 515 và Fiat chỉ bán được 3.405 chiếc loại này.
    Năm 1931 khai sinh ra chiếc logo thứ 8 gắn trên chiếc xe Fiat 524, kết hợp với kiểu kiến trúc đương đại, có hình chữ nhật thay vì hình tròn như các biểu tượng trước nó. Sự thay đổi này chủ yếu là do sự thay đổi kiểu dáng của lưới tản nhiệt trên những chiếc xe của thập niên 1930.
    Tại triển lãm ôtô năm 1932, Fiat giới thiệu dòng xe 508 với biểu tượng được thiết kế riêng và đó là chiếc logo thứ 9. 508 nhanh chóng trở thành mẫu xe nổi tiếng nhất của Fiat vào lúc đó khi họ bán được 41.000 chiếc chỉ trong tháng 7 năm 1934.
    Logo thứ 10 được Fiat giới thiệu năm 1938, trước khi nước Ý bước vào chiến tranh thế giới thứ 2. Vẫn kiểu thiết kế những năm 1930, tuy có những thay đổi về kiểu dáng bên ngoài. Fiat 850, 124, 127 là những mẫu xe cuối cùng được mang chiếc logo này.
    Chiến tranh kết thúc, Fiat sử dụng lại một số mẫu logo của những năm 1920 trên các sản phẩm của mình. Một trong số đó là chiếc logo thứ 11, xuất hiện vào năm 1959. Trên thực tế logo này chỉ được gắn trên những chiếc xe thể thao Fiat Fiat Dino, 124 và 131 Abarth Rally.
    Đến năm 1968, Fiat bắt tay vào thành lập một công ty cổ phần đa ngành, trong đó Fiat Car là một thành viên. Để đánh dấu mốc phát triển mới, logo thứ 12 của Fiat được trình làng, nó gồm 4 khối vuông, mang 4 chữ FIAT viết theo phông ?ounivers? xiên 18 độ so với chiều thẳng đứng. Logo này được Fiat sử dụng cho đến những năm 1982, trước khi được thay đổi một cách hết sức bất ngờ.
    Năm 1982, Giám đốc thiết kế, Mario Maioli, lái xe qua nhà máy Mirafiori sau khi điện vừa cắt. Ông nhìn thấy logo rất lớn của Fiat trên nóc nhà máy với 5 vạch kẻ in trên nền trời, rất nhanh, Mario Maioli phác thảo mẫu biểu tượng mới cho hãng, với năm vạch thẳng liền nhau xiên 18 độ, chiếc logo thứ 13 ra đời. Nó được sử dụng đồng thời với logo thứ 12 trên các sản phẩm của Fiat và Fiat Car cho đến năm 1999.
    Năm 1999, chiếc logo thứ 14 trong lịch sử 100 năm của Fiat ra đời. Nó như là sự kết tinh từ những vinh quang, cay đắng, từ ước muốn tìm lại chính mình, từ những kỳ vọng vào tương lai tươi sáng. Đánh dấu 100 năm trong chu kỳ phát triển của một thương hiệu, logo này tượng trưng cho khởi đầu của Fiat khi bước vào một thế kỷ mới, thế kỷ của hy vọng.
  2. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Verona - thành phố của tình yêu bất tử
    Có một thành phố của nước và đá nằm dọc theo con đường từ Bắc xuống Nam, một nơi hội tụ của những nền văn hóa khác nhau, một trung tâm quân sự từ thời La Mã kéo dài qua thời kỳ Theodoric, từ Longobards cho tới sự thống trị của vua Áo Franz Joseph, vừa giống như Venice mà lại cũng có những nét tương tự như Roma. Đó chính là Verona - thành phố của những điều tuyệt vời và còn hơn thế nữa dưới con mắt của những người yêu nghệ thuật cũng như của những đôi trai gái đang yêu nhau trên khắp thế giới...
    Verona - Lời tỏ tình đầu tiên
    Bất cứ ai trong chúng ta đã từng một lần yêu say đắm thì chắc hẳn đều biết đến câu chuyện tình nổi tiếng của chàng Romeo và nàng Giulietta, tấn bi kịch tuyệt vời của một Tình Yêu đã đi vào bất tử !
    Câu chuyện tình diễm tuyệt này thật ra đã xuất hiện trước khá lâu so với vở bi kịch nổi tiếng của W.Shakespeare - Romeo và Juliet . Người đầu tiên viết nó là 1 người Italia có tên là Luigi da Porto vào năm 1520 , và mãi tới tận 72 năm sau , W.Shakespeare mới dựa vào đó để dựng nên vở bi kịch vĩ đại được rất nhiều người biết đến này ...Câu chuyện -với 1 số tình tiết ko có trong thực tế nhưng đã giúp cho chúng ta phần nào hình dung được sự tranh chấp quyền lực diễn ra vô cùng quyết liệt giữa những dòng họ lớn ở Verona đầu thế kỷ 16 . Cái kết thúc bi tráng của câu chuyện đã khiến nhiều giọt nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt của ko biết bao nhiêu người . Có lẽ chính sự quý mến có phần si mê và thần tượng hoá 2 nhân vật chính của người dân Verona đã hình thành nên những Juliets House , Romeos House , Juliets Tomb ngày nay... để họ và những người yêu nhau trên toàn thế giới mãi mãi ko thể nào quên mối tình tuyệt vời này.
    Hãy dừng chân chốc lát để ghé lại thăm "Casa de Giulietta" - ngôi nhà của nàng Giulietta , để bước qua vòm cổng phủ đầy tên và ngày tháng của những đôi tình nhân từng ghé qua đây và rồi bỗng nhiên đứng ngẩn ngơ trong 1 mảnh sân nhỏ ngập tràn ánh sáng chiếu từ trên cao xuống . Ta sẽ e dè ngước nhìn lên chiếc ban công huyền thoại của ngôi nhà nhỏ với tường phủ đầy dây leo và trong một khoảnh khắc yên lặng bất ngờ của những du khách, thốt nhiên như còn vang vọng từ sâu thẳm của thời gian , tiếng gọi nồng nàn của 1 tình yêu vô cùng lãng mạn : "Giulietta..."
    Trong ngôi nhà có mặt tiền được làm bằng gạch xốp và được cho là đã có từ thế kỷ 13 này , ta sẽ nhanh chóng nhìn thấy bức tượng bằng đồng của nàng Giulietta cùng với 1 hàng dài những người đang xếp hàng chờ tới lượt mình để chụp những bức ảnh lưu niệm . Không biết là rồi có đúng như thế ko , nhưng hầu như du khách nào - đặc biệt là những chàng trai , cô gái đang yêu , cũng đều "cọ xát" bàn tay của mình vào ngực bên phải của bức tượng với suy nghĩ là họ sẽ gặp nhiều may mắn trên con đường tình duyên ??!!!!
    Có phải W. Shakespeare rất yêu đất nước Italia xinh đẹp ? Chắc chắn rồi , phải yêu và còn thật là sâu sắc nữa thì mới có thể viết được tác phẩm xuất sắc như thế chứ ! Nhưng chưa hết , vẫn đang có một câu hỏi cần nhiều trí tưởng tượng hơn nữa đấy !! Nếu như biết được rằng William Shakespeare không bao giờ đi du lịch trừ một vài chuyến đi ngắn từ Stratford tới London và quay về mà thôi ! Ông cũng chưa bao giờ đặt chân tới Venice khi viết những tác phẩm nổi tiếng "Othello" và "Những người lái buôn thành Venice" và lại càng không tới Đan-mạch khi ông viết Hamlet ! W.S chưa hề đặt chân tới Verona thành phố mà tên tuổi của nó đã gắn liền với tên ông - tác gia của 1 trong số những bi kịch vĩ đại nhất của nhân loại (ở Verona có 1 con phố mang tên ông - 1 vinh dự dành cho 1 người đã góp phần làm cả thế giới biết tới Verona). Không biết các bạn thế nào chứ riêng tôi thì cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi biết được thông tin này và càng khâm phục hơn tài năng của ông - 1 người có sức tưởng tượng vô cùng phong phú...
    Ta hãy dừng lại bên bức tượng nàng Giulietta một lát và lắng nghe những ngôn từ tuyệt tác của W.Shakespeare rung lên từ sâu thẳm trái tim hai kẻ si tình:
  3. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Silvio Berlusconi
    Người Italia có thể đi shopping vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật ở các siêu thị, nghỉ ngơi giải trí ở nhà, đọc báo,? trước khi bật các kênh truyền hình để xem AC Milan thi đấu, tất cả các dịch vụ này đều được cung cấp bởi chính Thủ tướng của họ. Silvio Berlusconi là người đứng đầu tất cả các tập đoàn báo chí, truyền hình, kênh phát thanh, điện ảnh, quảng cáo, bảo hiểm, thực phẩm, xây dựng và tất nhiên là cả?bóng đá. Theo nhiều người Italia thì sự thành công rực rỡ trên thương trường đã chứng tỏ năng lực hiển nhiên của Berlusconi ?" Đó là lý do tại sao họ lại bầu ông vào vị trí người đứng đầu đất nước.
    Sinh ngày 29/09/1936 trong một gia đình trung lưu ở Milan, thành phố miền Bắc Italia, Berlusconi đã lao vào làm ăn từ khi còn rất trẻ. Ông đã sử dụng tài ăn nói và khả năng nhanh nhẹn của mình để làm mọi việc: Từ bán những thứ như giẻ lau, máy móc cũ,? đến việc rất cố gắng học ở trường đại học, thậm chí ông còn làm ca sỹ kiếm tiền hàng đêm trên các con tàu neo đậu ở bến cảng thành Milano và ở các quán bar buổi tối. Những va chạm của cuộc sống gian khổ thời trai trẻ đã gièn luyện cho ông một tính cách mạnh mẽ và không ngừng vươn lên trong cuộc sống.
    Năm 1961, Berlusconi tốt nghiệp trường đại học luật Milan và bắt đầu tham gia thương trường. Ban đầu ông đã vay tiền một số tiền nhỏ ở ngân hàng nơi cha của ông đang làm nhân viên, để mở công ty đầu tiên có tên là Edilnord. Đây là công ty làm ăn về ngành xây dựng và nó được đặt ngay tại nhà riêng của ông vì ông không có tiền để thuê văn phòng. Dự án đầu tiên mang tên Milano 2 bao gồm gần 4.000 căn hộ cao cấp có sân vườn được mọc lên gần Milan, thành phố lớn thứ 2 của nước Ý, đã mang lại cho ông khá nhiều tiền trong những năm 1960. 10 năm sau, Berlusconi bước chân vào lĩnh vực truyền hình khi mua lại kênh Telemilano, dự án này phát triển không ngừng cho đến khi gia đình ông kiểm soát 3 kênh truyền hình thương mại lớn nhất Italia: Canale 5, Italia 1 và Rete 4. Chỉ tính đến năm 1986, Berlusoni đã nắm đến 80% thị trường của ngành truyền hình Italia. Sau khi tạo dựng được đế chế truyền thông, Berlusconi tiếp tục lấn sang ngành bất động sản khi giành được công ty nổi tiếng Mondadori và tiếp đó ông lập ra tờ báo khá uy tín Il Giornale và một tạp chí có rất nhiều độc giả Panorama. Công ty Fininvest của Berlusconi sở hữu đến gần 150 công ty con. Theo tính toán, tài sản của Berlusconi ước vào khoảng 11 tỷ USD.
    Tên tuổi của Berlusconi bắt đầu được chú ý nhiều hơn nữa khi ông bước vào đầu tư ở lĩnh vực bóng đá. Nơi người Ý tông sùng nó như một thứ tôn giáo. Berlusconi đi đến đâu là thành công đến đó. Dưới bàn tay của Berlusconi, AC Milan đã trở thành một CLB khổng lồ nhất trên thế giới và gặt hái rất nhiều vinh quang ở Italia, châu Âu và trên thế giới. Nhắc đến Milan, người ta nghĩ ngay đến người đứng phía sau nó là Berlusconi.
    Năm 1993, Berlusconi lập ra đảng cánh hữu có tên gọi Forza Italia (Go Italy - tiến lên nước Ý) - một cái tên dựa trên khẩu hiệu của các CĐV AC Milan do ông làm chủ. Năm 1994, Berlusconi đắc cử Thủ tướng Italia, nhưng chỉ 7 tháng sau ông phải rời chức vụ này vì thất bại trong mục tiêu giảm thuế, cải thiện việc làm và thanh trừ nạn tham nhũng trong chính phủ. Sau vài năm tổ chức lại đảng Forza Italia, năm 2001, Berlusconi lần thứ 2 tái đắc cử và trở lại với chức vụ Thủ tướng Italia cho đến nay.
    Về cuộc sống cá nhân, Berlusconi đã trải qua 2 cuộc hôn nhân và có 5 người con: Marina và Piersilvio là con của người vợ thứ nhất, hiện đang giúp ông quản lý tập đoàn Fininvest; 3 người con sau đó đến từ cuộc hôn nhân với cựu diễn viên Veronica Lario.
    Theo tiến sỹ James Walston, phụ trách bộ môn nghiên cứu chính trị tại trường đại học Rome thì tên tuổi của Berlusconi đã tác động rất lớn lên rất nhiều người Italia . ?oNgười Italia tin vào Berlusconi bởi vì ông đã đi lên từ hai bàn tay trắng và trở thành tỷ phú. Thành công trong sự nghiệp của chính bản thân ông sẽ giúp ích rất nhiều cho Italia?, Walston đã nói về Berlusconi như vậy.
    Chính bản thân Berlusconi cũng rất có tài thu hút lòng người với nụ cười thường trực nở trên môi cùng với phong cách rất lịch lãm. ?oTôi là người giống như các bạn. Những gì tôi đã làm được, các bạn có thể làm được? - Một thông điệp rõ ràng mà Berlusconi thường nói khiến cho rất nhiều người Italia luôn tin tưởng vào điều đó.
    Đối với mọi người, hình ảnh hoặc nhãn hiệu ?oBerlusconi? là hình mẫu của sự thành công. Bỏ qua những câu chuyện ?omờ ám? phía sau hậu trường hoặc những trò chơi chính trị, Berlusconi luôn chiếm trọn vẹn con tim của người hâm mộ, đặc biệt là các Milanista. Với Berlusconi, Milan đã và tiếp tục sẽ gặt hái mọi thành công trong bóng đá.
  4. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá ẩm thực Italia
    Bữa sáng cho công việc hầu như không được biết đến. Trừ những ngoại lệ hiếm hoi ở các thành phố lớn . Bữa sáng ở các quán ăn (quán cà phê) được phục vụ từ 7h30 đến 10h sáng. Theo đặc trưng, bữa sáng bao gồm một bánh mỳ nướng dạng ổ giống như bánh mỳ hình lưỡi liềm của Pháp. Bánh có thể ăn không (liscia), kẹp mứt (con marmalata) hay bánh trứng sữa (con crema). Thường thì vào buổi sáng cà phê được phục vụ trong các quán cappuccino (cà phê sữa đánh sủi bọt). Cà phê tiêu chuẩn là cà phê pha bằng phin, đen và nặng. Ở miền Nam, bữa sáng thường bắt đầu sớm hơn và có thể thiết yếu hơn.
    Sự hiếu khách đóng vai trò tối quan trọng trong tập tục làm việc của người Ý, và thường bao gồm việc ăn tối tại nhà hàng. Cho dù bạn cảm thấy gì đi nữa, việc từ chối bất kỳ lời mời nào cũng sẽ bị hiểu như là một sự xúc phạm.
    Bữa tối cho công việc chỉ bao gồm một nhóm nhỏ, đặc biệt. Nếu bạn là chủ, hãy tham vấn người liên hệ người Ý của bạn trước khi mời thêm người. Bởi lẽ bạn không có cách nào biết hết được cá tính ?obên trong? cũng như cấp bậc của tất cả mọi người, đừng ngại yêu cầu giúp đỡ.
    Tuỳ thuộc vào việc quan hệ của bạn với đối tác của bạn phát triển tốt đẹp đến đâu mà các quyết định công việc thường không được đưa ra trong khi ăn. Hãy làm theo những gì người bạn ý ăn cùng bạn làm và đợi họ bắt đầu những thảo luận về công việc. Nên biết rằng các nghi thức của bữa tối rất được coi trọng ở Ý. Nếu bạn cảm thấy mình đã làm buồn lòng người chủ dưới bất kỳ hình thức nào - hãy nói văn hoá của Ý khác văn hoá của nước bạn như thế nào và để họ hiểu là bạn không cố ý. Người Ý biết họ có rất nhiều nghi thức trong mọi việc và họ chịu được những lỗi do vô ý. Tuy nhiên, họ có thể sẽ tế nhị nếu cảm thấy có sự bình phẩm (cho dù không cố tình thế nào đi chăng nữa).
    Bữa trưa vẫn là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày ở nhiều nơi và thường được phục vụ sau 12h30 trưa, và đôi khi kéo dài hàng giờ. Cho dù là ở nhà hay ở nhà hàng, bữa trưa là bữa ăn khá tỉ mỉ với nhiều món ăn. Tuy nhiên, theo đặc trưng, bữa trưa bao gồm một món khai vị nhẹ, sau đó là món súp, mỳ ống hoặc cơm, rồi thịt hoặc cá với rau hoặc sa lát. Bữa ăn kết thúc với món tráng miệng hoặc pho mát với hoa quả, và, tất nhiên, cà phê pha bằng phin.
    Rượu và nước được phục vụ suốt bữa trưa cùng với bánh mỳ. Thỉnh thoảng, dầu ô lưu được dùng để thay thế cho bơ. Nên tránh dùng bánh mỳ để quét dầu ô lưu hay nước sốt trên đĩa của bạn. Người ý cho rằng rượu nên được nhâm nhi từ từ; hơn thế, họ tự hào là không bị ảnh hưởng bởi rượu. Uống quá nhiều một lúc hay tỏ ra bị say rượu đều bị coi là vụng về và làm hỏng nghi thức làm việc của Ý.
    Người Ý cũng có thể cảm thấy bị tự ái nếu bạn dùng tay hoặc ngón tay để ra hiệu cho họ. Nếu cần gọi người phục vụ, bạn hãy hiệu bằng cách chìa các ngón tay xuống hoặc đơn giản là dùng mắt để ra hiệu. Đừng nhai kẹo cao su trong nhà hàng hay trên đường phố. Các khu vực dành cho người không hút thuốc vẫn còn rất hiếm và các biển cấm hút thuốc vẫn thường bị người hút thuốc lờ đi. Nếu bạn được mời ra ngoài, bạn có thể đề nghị trả tiền. Tuy nhiên, theo nghi thức làm việc của người ý, người chủ sẽ từ chối đề nghị này. Như thông lệ bình thường, nên nài nỉ trả tiền nếu bạn là người mời.
    Nếu bạn chủ trì một bữa ăn ở nhà hàng và thanh toán hoá đơn, tốt hơn là trả tiền trước bữa ăn. Nguyên tắc này là rất nên tuân theo nếu bạn là phụ nữ bởi sau đó khách có thể sẽ từ chối để cho bạn trả tiền. Khi vào nhà hàng và đi taxi, tiền boa khoảng 10% là đủ. Ngay cả khi tiền boa đã được tính vào hoá đơn, bạn vẫn nên bỏ ra đến khoảng 5% để boa thêm. Bởi lẽ người phục vụ luôn mong đợi tiền boa, bất kỳ khi nào bạn thắc mắc, hãy hỏi xem tiền boa đã được tính vào hoá đơn hay chưa. Cà phê được dùng suốt cả ngày. Thời gian nghỉ để uống cà phê ở giữa các cuộc họp thường được dùng để tái lập lại các quan hệ cá nhân, đặc biệt khi cuộc họp là một cuộc họp căng thẳng. Ngay cả khi bạn không uống được cà phê, hãy tận dụng tối đa thời gian này.
    Các quán cà phê (gọi là ?obar?) có thể thấy ở khắp mọi nơi: đó là nơi để đến ăn sáng, uống cà phê, ăn bánh mỳ cuộn có nhân cho bữa trưa, uống rượu nhẹ vào buổi tối, và thậm chí chỉ là để ăn một que kem. Đó là điểm đến thường xuyên cho các hoạt động xã hội, thường mở cửa vào tất cả các giờ trong ngày. Những nơi này theo truyền thống có cả chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời, và thường được xếp sát vào nhau.
    Khi bạn vào quán cà phê, hãy tự tìm chỗ ngồi. Một khi yêu cầu hoá đơn, hãy chuẩn bị tiền để trả, bởi theo đặc trưng, người phục vụ sẽ đợi ở bàn của bạn cho đến khi bạn trả tiền. Bữa tối thường được phục vụ muộn. Ví dụ, 8h đến 9h tối thường lệ là giờ bắt đầu bữa tối ở miền Bắc, 9h tối ở Rome, 10h tối ở Naples. ở các thành phố chính, bữa tối có thể kéo dài đến quá nửa đêm nếu nó thay bữa trưa làm bữa ăn chính trong ngày. Bạn có thể thấy tất cả mọi ni trừ các nhà hàng cho ?okhách du lịch? đều đóng cửa trước 8h30 đến 9h tối. Nếu bữa trưa là bữa ăn chính trong ngày, bữa ăn tối với gia đình ở nhà sẽ là ăn nhẹ. Trong trường hợp này, bữa ăn thường chỉ đơn giản với mỳ ống hay súp và rút lại với sa lát, tiếp theo là hoa quả theo mùa.
    Được mời đến ăn tối tại nhà là một vinh dự hiếm có, vì thế hãy nhận lấy cơ hội này để củng cố quan hệ công việc. Các bữa tiệc buổi tối thường kết thúc vào khoảng nửa đêm hoặc kéo dài đến đầu giờ sáng hôm sau. Khi được mời đến nhà riêng, nên hạn chế việc đi lang thang từ phòng này đến phòng khác. Các bữa tiệc buổi tối hoặc bữa ăn trưa lớn thường bắt đầu bằng món rượu nhẹ như rượu cinzano, vecmut, hay campari. Thứ đồ uống phổ biến sau bữa tối là grappa, thứ rượu brandi làm từ vỏ và rễ nho; một thứ đồ uống khác là sambuca, một thứ đồ uống có mùi vị thơm. Các loại rượu đặc trưng thường được dùng trong bữa tối và được lựa chọn cẩn thận để bổ sung cho các món ăn. Lại một lần nữa phải nhắc lại, khi rượu được dùng trong bữa ăn, nó nhằm làm cho hương vị các món ăn thêm đậm đà chứ không phải để uống cho say.
    Rượu trắng (bianco) theo đặc trưng được dùng với các món khai vị hoặc cá, trong khi rượu đỏ (rosa) thường đi cùng với các món khai vị và thịt. Rượu ngọt hơn sẽ được dùng với đồ tráng miệng. Câu nói để nâng cốc phổ biến nhất là ?osalute? (chúc sức khoẻ ông) hoặc dân dã hơn là ?ocin-cin?. Vị trí vinh dự nhất là giữa các bên bàn, người quan trọng nhất sẽ ngồi ngay bên phải chủ. Nếu hai vợ chồng cùng chủ trì một bữa tiệc thì một người sẽ ngồi ở đầu bàn này còn người kia ngồi ở đầu bàn bên kia. Thỉnh thoảng, tại các bữa tiệc ăn tối, các cặp có thể bị chia cắt và xếp ngồi cạnh người mà họ không biết trước. Mục đích của sự sắp xếp này là giới thiệu những người lạ với nhau và tạo các cuộc hội thoại.
    Người Ý không đổi tay khi cần dao và dĩa như người Mỹ. Khi dùng cả hai, dao vẫn được cầm ở tay phải, và dĩa vẫn được cầm ở tay trái. Có thừa rất nhiều đồ dao dĩa. Nếu bạn không chắc dùng cái nào, cách tốt nhất là bắt đầu từ cái ngoài cùng và dùng dần vào theo từng món ăn. Đưa đĩa ra ở phía bên trái bạn. Việc rời bữa ăn để vào nhà tắm hay vì bất kỳ một mục đích nào khác đều bị coi là cử chỉ xấu. Món ăn ý rất đa dạng bao gồm cảm thập cẩm (món ăn với cơm là món chính), mỳ sợi và mỳ ống, bánh piza, gnocchis, súp và thịt hầm. Đồ ăn biển và cá rất phong phú khắp nước ý nhờ có đường bờ biển dài. Rau và hoa quả rất ấn tượng đặc biệt là ở miền Nam. Hãy cẩn thận với việc cho thêm muối, hạt tiêu hay nước sốt cà chua bởi việc này có thể khiến người chủ cho là món ăn bị nấu nhạt hay nếu không thì cũng thiếu gia vị.
    Thay vì việc cắt rau diếp vào sa lát, bạn nên cuộn chúng lại thành cuộn để có thể dùng dĩa để ăn. Nếu ăn mỳ ống, đừng dùng thìa để trợ giúp trong việc ăn món này. Thay vào đó, hãy thận trọng dùng dĩa và thành bát hoặc đĩa để xoắn lại thành búi có thể gắp được. Sau đó cho cả dĩa đầy mỳ vào miệng một lúc; nhai tóp tép món ăn bị coi là cử chỉ xấu. Nếu có nước thịt luộc hoặc nước sốt bạn có thể dùng bánh mỳ để nhúng ăn. Tuy nhiên, đừng đến nỗi phải dùng bánh mỳ để vét xung quanh đĩa. Khi bữa ăn kết thúc giao và dĩa được để song song với nhau ngang thành bên phải của đĩa. Nếu bạn để cả hai đồ dùng này xuống đĩa lâu hơn bình thường một chút, đó là biểu hiện của việc bạn đã ăn xong và đĩa của bạn sẽ bị mang đi.
    Khi không ăn vẫn phải để tay trên bàn
    Khẩu phần ăn thường ít, nhưng có nhiều món hơn
    Bạn luôn được chào đón khi dùng thêm đồ uống
    Bạn không nên ăn hết tất cả mọi thứ trên đĩa, nhưng ăn hết mức có thể. Nếu bạn không muốn ăn thêm thức ăn, bạn có thể sẽ phải nài nỉ vài lần trước khi người chủ tin bạn
    Một tách cà phê phin đen đặc theo truyền thống được dùng để kết thúc bữa ăn. Đồ uống này nên được uống nhanh bởi nó có thể nhanh chóng bị nguội và trở nên không ngon
    Nếu bạn muốn uống cà phê không có chất caffeine, hãy dùng loại có dòng chữ ?ohag?, có nghĩa là không có caffeine
  5. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Không có nghĩa mỗi lần sóng vỗ
    Là nồng nàn hôn cát đâu anh!
    Vâng em hiểu ngoài khơi vừa ngập gió
    Đưa sóng vào rồi đẩy sóng xa thêm...
    Không có nghĩa những con tàu đêm đêm
    Chưa ngủ bởi hải đăng còn thao thức
    Thăm thẳm giữa đại dương màu mực
    Biết về đâu nếu chỉ một thân tàu?
    Cuối chân trời sao và biển hôn nhau
    Bờ lặng lẽ cúi đầu không dám khóc.
    Mai sóng lại về thôi, mỏi mòn và nặng nhọc
    Thở cạnh bờ trong giấc ngủ vô tâm!
    Hoàng hôn ơi! Sao mắt bờ quầng thâm?
    Xưa biển hứa ngàn năm yêu cát trắng!
    Phiêu du mãi để con thuyền khô đắng
    Sóng có bao giờ yên lặng đâu, bờ yêu!
    Đại dương xa, gió rủ rỉ rất nhiều
    Sao tiếng thở từ ban chiều vọng lại?
    Không có nghĩa mỗi lần nghe sóng nói
    Yêu rất nhiều là cho cả bờ đâu
  6. t_mac

    t_mac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Anh Ngọc là một trong số ít những người am hiểu về văn hoá Italia mà em biết, anh bây h học lớp thầy Deme ah, anh học B1 vào thứ 2 đúng ko
  7. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Tháp nghiêng Pisa
    Tháp nghiêng Pisa có lẽ là bài toán khó giải nhất đối với các chuyên gia về bảo tồn bảo tàng. Khó giải vì họ vừa phải làm sao cho tháp không bị nghiêng thêm, đưa tháp về tình trạng ổn định nhất, vừa phải không làm mất đi ? độ nghiêng của tháp, một yếu tố quan trọng thu hút du khách.
    9 ?" 8 ?" 1173 là ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng tháp Pisa theo dấu hiệu ghi lại ở ngay cửa vào tháp. Ngọn tháp được xây dựng để chứng minh cho thế giới biết sự giàu có của thành phố Pisa, nơi sản sinh ra các thuỷ thủ tài ba, các nhà hàng hải lỗi lạc chuyên chinh phục các miền đất mới như Jerusalem, Carthego, Ibiza, Mallorca, Châu Phi, Britania, Na Uy, Tây Ban Nha, Morocco, Bỉ . Nhưng nhân dân Pisa có một kẻ thù thật sự, đó là xứ Florence. Ngoài ngọn tháp gần như vô dụng vì bị nghiêng, người dân Pisa còn có các công trình để kiêu hãnh như nhà thờ lớn Cathedral, nghĩa trang Cemetery và khu thánh tẩy Baptistery. Tháp Pisa được xây dựng trên nền đá thô, âm xuống dưới đất 3 mét. Ngay khi vừa khởi công tháp phải ngưng việc xây cất vì chiến tranh với người Florence. Năm 1180, công việc mới được tiếp tục và đến năm 1185 ba tầng tháp đã hoàn tất. Rồi lại xảy ra chiến tranh với Florence một lần nữa và tiền bạc phải ưu tiên cho cuộc chiến. Lúc đó tháp đã bị nghiêng 5 cm, bị lún từ 30 ?" 40 cm , cho nên tháp đã được kèm thêm chữ nghiêng từ khi việc xây cất chưa hoàn thành. Nhưng đã gọi là tháp chuông thì phải có chuông, nên một quả chuông đã được đặt tạm ở tầng ba năm 1198 . Năm 1275 chiến tranh lại xảy giữa Pisa và Florence kéo dài đến 9 năm. Năm 1284, người Pisa thua cuộc chiến tranh trên biển với hạm đội Genoa do sự phản bội của bá tước Ugolino della Gherardesca. Họ trừng phạt kẻ quản bội bằng cách nhốt cả gia đình ông vào tháp rồi vứt chìa khoá cửa xuống sông Arno. Hậu quả là cả gia đình bị chết vì đói. Năm 1319, các tầng cuối cùng của tháp Pisa mới được hoàn tất và năm 1350, chuông được dời lên tầng trên cùng. Năm 1392, việc lãnh thổ của người Pisa được bán cho người Florence là một sự lăng nhục lớn đối với người dân Pisa. Họ tiến hành cuộc nổi loạn nhưng năm 1406 phải đầu hàng vì bị bao vây và bị đói. Năm 1499, họ lại tiến hành cuộc chiến khác chống Florence để phản đối việc dùng người Pisa như nô lệ và một lần nữa họ lại bị thua. Từ đó hào quang của Pisa chỉ còn là quá khứ. Sự giàu có cũng mất dần và nay Pisa chỉ còn là một thành phố của Ý được du khách biết đến nhờ ngọn tháp nghiêng độc đáo.
    Hiện chưa có sự nhất trí về kiến trúc sư của tháp Pisa. Các chuyên viên vẫn còn tranh cãi với nhau. Có người nêu tên Bonanno Pisano, một nhà đúc đồng nổi tiếng từng đúc các cửa vào cho nhà thờ Cathedral. Ông hợp tác với Guglielmo ở Innsbruck để thiết kế tháp. Giả thuyết này càng về sau càng bị bác bỏ mà công trạng được chuyển sang cho Deotiusalvi, một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất của thế kỷ 12 mà theo dự đoán là cha đẻ của công trình Baptistery. Một vài tên tuổi khác được đưa ra như Guidalotto, người xây dựng nhà hát Santa Maria và Guglielmo, quốc tịch Đức, người mà năm 1160 đến Cathedral làm cuộc thuyết giảng đầu tiên.
    Cho đến nay, những yếu tố dẫn đến việc nghiêng của tháp vẫn chưa được biết rõ. Nhưng có hai hiện tượng đóng góp vào sự cố này ( tháp bắt đầu nghiêng khi tầng ba mới xây xong 1, 5 mét chiều cao ): áp lực quả tải trên nền đất yếu và đất bị lún. Người ta không rõ chiều cao của tháp đạt đến đâu vào cuối giai đoạn 1 xây dựng trước khi công trình được giao cho Giovanni di Simone để sửa lại độ nghiêng của tháp. Giovanni bắt tay vào việc khoảng 1272 - 1275. Tháp vẫn tiếp tục nghiêng khi Giovanni hoàn tất thêm ba tầng nữa. Ngày 15 ?" 3 ?" 1298, viện Duomo giao cho Giovanni Pisano, con trai của Giovanni ( đã chết ) và Orsello chấn chỉnh lại độ nghiêng của tháp. Năm 1350 thường được xem là năm hoàn tất việc xây dựng tháp Pisa. Chiều cao ngọn tháp sau khi hoàn tất 6 tầng vào năm 1284 là 48 mét. Lúc bị nghiêng nhiều nhất tháp nghiêng đến 90 cm.
    Nay nó đã được giảm nghiêng 24 cm bằng kỹ thuật kéo thẳng đặc biệt dùng các tải trọng chì nặng tổng cộng 350 tấn. Hy vọng ngọn tháp sẽ được kéo thẳng thêm 12 cm nữa khi công trình dựng tháp lại tháp Pisa hoàn tất.
  8. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Rivera - huyền thoại
    Thật hiếm thấy một thiên tài sớm phát triển như thế. Ngày 2-6-1959, khi chưa đầy 16 tuổi, Gianni Rivera đã bước chân vào giải hạng nhất trong CLB Alessandria, một thành phố ở vùng Piemont, vào khoảng giữa Turin và Milan.
    Hôm nay tôi không muốn nghe những lời nói thô lỗ", HLV Pedroni của Alessandria đã báo trước như thế với các cầu thủ " bởi vì có một đứa bé trên sân cỏ". Một đứa con của xứ sở, con của một công nhân đường sắt khiêm tốn, tiêm nhiễm bóng đá từ khi còn trong nôi. "Đối với tôi, trò chơi này hình như khá đơn giản, có vẻ như nó được tạo ra cho tôi, nếu không phải chính tôi được tạo ra cho nó". Cảm thấy cậu bé và bóng đá được sinh ra cho nhau, nên ông Pedroni - cựu cầu thủ của AC Milan - đã báo ngay cho CLB cũ của ông biết là ông vừa phát hiện được một viên ngọc hiếm. Và khi chỉ mới 17 tuổi, Rivera đã bước vào thế giới rộng lớn của bóng đá, với một bản hợp đồng 20 năm.
    Thật hiếm thấy một tài năng sớm phát triển và gây nhiều tranh luận đến như thế. Khi Rivera đến AC Milan với tình trạng thể lực và dáng vẻ của một tài tử điện ảnh trong độ tuổi này (cao 1,75m - nặng 50 kg), một trong những HLV thời ấyđã phải buột miệng nói :"Tôi sẵn sàng mời cậu ấy đến thực hiện một cuộc biểu diễn trong vườn nhà tôi, cậu ấy rất đẹp để chiêm ngưỡng... nhưng tôi không nghĩ rằng cậu ấy sẽ thi thố tài năng trên sân cỏ". Thường như thế, cái quan điểm ấy được nhiều người chia xẻ, kể cả ông Valcareggi - HLV của đội tuyển ý từ năm 1966 - không bao giờ muốn Rivera là một cầu thủ chính thức của Squadra Azzurra. Vì thế Rivera có thể nói mình đã dự 4 Cúp Thế giới - từ World Cup 1962 ở Chilê lúc 18 tuổi cho đến World Cup 1974 ở Đức mà anh kết thúc sự nghiệp quốc tế- nhưng không bao giờ được mọi người đặt trọn niềm tin nơi mình.
    Điều đó đúng ở đội tuyển quốc gia nhưng ở Milan thì CLB này không bao giờ phải than phiền. Khi thấy sự gia nhập của thiên tài trẻ này, Schiaffino - cầu thủ xuất sắc của Uruguay trong những năm 50 - đã phải nói rằng : "Một ngày nào đó cậu ấy sẽ xuất sắc hơn tôi". Quả thật, chính Rivera đã dẫn dắt Milan trên con đường đến 4 chiến thắng ở Cúp châu Âu trong hơn 10 năm, và nhiều danh hiệu vô địch ý. Trên tất cả, người ta định nghĩa Rivera là một cầu thủ sáng tạo. Không chỉ là một người dẫn dắt lối chơi, cũng không thật sự là một cầu thủ làm bàn xuất sắc.
    Không, Rivera là một nhạc trưởng phân phát những đường bóng và chắt lọc từng đường chuyền một cách quỷ quái. Và hơn ai hết, Rivera biết cách làm cho nguời khác ghi bàn. Như Altafini, tác giả của hai bàn thắng ở Cúp châu Âu năm 1963 trong trận đấu với Benfica (2- 1). Như Prati, tác giả của ba bàn thắng trong trận chung kết năm1969 với Ajax (4-1), trong đó có một quả đánh gót thiên tài của Rivera. Hay như trường hợp của Riva ở Cúp Thế giới 1970.
    Nhưng sự nghiệp của Rivera cũng trải qua một chương hết sức đau khổ. Bước chân vào đội tuyển quốc gia từ ngày 13-5-1952 tại SVĐ Heysel, Rivera dẫn dắt Squadra Azzurra đến một chiến thắng tuyệt vời (3-1) trước đội tuyển Bỉ. Vài tuần sau đó, ông tham dự Cúp Thế giới ở Chilê. Năm 1966, ông có mặt trong trận thua nhục nhã 0-1 trước CHDCND Triều Tiên khiến cho đội tuyển ý phải vội vã khăn gói trở về nước. Khi Valcareggi lên lãnh đạo Squadra Azzurra, ông không bao giờ đặt niềm tin thật sự vào Rivera, hiếm khi ông bố trí Rivera cùng chơi bên cạnh Sanro Mazzola, một ngôi sao khác của ông, một cầu thủ dẫn dắt lối chơi khác của ông, cầu thủ Milan khác của ông, nhưng Mazzola là của Inter.
    Vì thế Rivera chỉ tham dự vào cuộc chinh phục danh hiệu vô địch châu Âu năm 1968 từ xa. Và nhất là khi tài năng của Rivera thăng hoa tuyệt đỉnh, người ta đã không cho anh cơ hội đăng quang ở Mexico 1970. Trận đấu không thể nào quên với CHLB Đức vào ngày 17-6 tại Mexico. Rivera khởi đầu trên ghế dự bị và chứng kiến bàn thắng tuyệt vời của Boninsegna ở phút thứ 8 từ một cú sút ở khoảng cách 20 mét. Hiệp hai Valcareggi đưa Rivera vào thay thế cho Mazzola , đơn giản là ông chỉ muốn dưỡng chân cầu thủ dẫn dắt lối chơi của mình cho trận chung kết mà ông tin rằng đã được dành cho đội tuyển của ông.
    Tuy nhiên, hiệp hai hoàn toàn thuộc về đội tuyển Đức. 17 quả phạt góc trong 45 phút. Và bàn gỡ hòa được thực hiện ở phút 93 sau một cú sút điếng người của Schnellinger, hậu vệ của ... AC Milan. Thế là bắt đầu hai hiệp phụ kịch tính nhất trong lịch sử. Phút 94, Mueller vọt lên giữa Burgnich và Albertosi rồi đẩy quả bóng vào cầu môn. Phút 98, ý san bằng tỷ số từ một đường chuyền tia chớp của Rivera cho Burgnich, hậu vệ này dâng lên tấn công và hạ Maier ngay sát cầu môn. Phút 103, một bàn thắng khác của ý, nâng tỷ số lên 3-2, nhờ Riva lao tới như một chiếc phi cơ sau đường chuyền của Boninsegna.
    Phút 109, tất cả phải làm lại từ đầu khi Gerd Mueller ghi bàn sau một quả phạt góc. Phút 111, cuối cùng đội tuyển ý đã chiến thắng. Một đường lật vòng vào trung lộ của Boninsegna, và một cú vô-lê thiên tài của Rivera. Sau đó, không còn ai chê Riveral là một con người yếu ớt mỏng manh nữa. Tuy nhiên, ngày 21-6-1970, Gianni Rivera không có mặt trên sân Aztec trong trận chung kết với Braxin. Phải nói là không có mặt trước phút 84 thì đúng hơn... Sáu phút, không đủ để hy vọng vào việc tất cả tài năng vĩ đại của Rivera sẽ gây lo ngại cho những nhà nghệ sĩ thiên tài Braxin.
    Đến năm 1974, Rivera lại song hành với định mệnh của mình. Valcareggi thay anh ra khi trận đấu thứ hai của vòng một trước Achetina chỉ còn 20 phút nữa là kết thúc. Một cánh cửa nhỏ cho lần cuối cùng khoác áo Squadra Azzurra. Gianni tự an ủi nỗi buồn của mình trong năm mùa bóng nữa dưới màu áo của AC Milan, CLB muôn thuở của ông.
  9. vitawa

    vitawa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Bạn có những bài viết mang lại rất nhiều thông tin cho người đọc. Thật tuyệt!
    Mình cũng rất yêu nước Italy, Roberto Baggio và ước mong được đến thăm đất nước hình chiếc ủng này.
    Cám ơn bạn.
  10. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Nesta - Nhân tố chính trong những chiến thắng của Milan
    Trong cuộc sống hàng ngày, anh là một chàng trai hào hoa và phong nhã. Nhưng trên sân cỏ, anh luôn là nỗi lo ngại thường trực của các tiền đạo. Với một tốc độ kinh hồn, xử lý bóng khéo léo và dứt khoát trong các pha cản phá, anh đúng là một mẫu hậu vệ lý tưởng mà các CLB danh tiếng trên thế giới mơ ước có được. Nesta là cầu thủ chủ chốt trong hàng phòng ngự của CLB cũng như ở đội tuyển quốc gia. Sự có mặt của anh luôn làm cho các đồng đội yên tâm hơn. Bởi thế, trong những khi anh vắng mặt, chúng ta có thể cảm thấy thiếu một cái gì đó làm cho tâm trạng chúng ta không thể an tâm được.
    Trước khi mùa giải 2002-2003 bắt đầu, có lẽ nhiều Rossoneri đã cực kỳ nuối tiếc cho Milan vì đã bị đối thủ cùng thành phố đó là Inter cuỗm mất trung vệ Cannavaro, một trong những trung vệ tài năng dù đã được xác định là chắc chắn sẽ về với Milan. Nhưng trong cái rủi cũng có cái may, Lazio đã chịu nhượng lại cho CLB thành phố Milano trung vệ tài năng nhất của mình, đó chính là Nesta với cái giá rẻ hơn Canna rất nhiều. Anh đã đến để xóa nhoà sự tiếc nuối của các Rossoneri trên toàn thế giới sau một thương vụ Canna thất bại. Và mùa giải vừa rồi, anh đã chứng tỏ được với các Fan rằng mình là hợp đồng chuyển nhượng thành công nhất của CLB và có lợi nhất.
    Tuy không phải là hậu vệ đắt giá nhất thế nhưng tài năng của anh thì không cầu thủ nào trên thế giới có thể sánh kịp. Nesta cũng đã đựơc chính Baresi, một huyền thoại của AC Milan công nhận là một trung vệ hay nhất thế giới hiện nay. Nhưng chính sự ổn định và phong độ luôn đảm bảo một trăm phần trăm mỗi khi ra sân đã giúp Nesta luôn là sự lựa chọn hàng đầu của HLV và cứ mỗi lần ra sân anh lại để trong lòng các Fan một ấn tượng sâu sắc. Anh là nhân tố chính giúp cho Milan gặt hái được hết thành tích này đến thành tích khác.
    Nhưng các Fan trên thế giới không chỉ hâm mộ Nesta ở tài năng vốn có mà còn là ở ý chí của anh. Đầy nhiệt huyết mỗi khi xỏ giày và luôn cống hiến hết tài năng và sức lực của mình chỉ để mong muốn CLB mình thi đấu giành chiến thắng. Những pha chuồi bóng, xoạc bóng của anh luôn có một tình yêu nồng cháy không bao giờ tắt với CLB của mình. Đó là một hình ảnh đẹp và có lẽ sẽ trở thành một biểu tượng không bao giờ bị xóa mờ trong tâm trí của các Rossoneri cuồng nhiệt .
    Ở một độ tuổi đang chín muồi đối với các cầu thủ, hy vọng anh sẽ còn cống hiến nhiều hơn cho CLB trong suốt cuộc đời của mình để theo bước Maldini, một đàn anh đã gắn liền tên tuổI của mình trong suốt sự nghiệp cầu thủ của mình đối với Milan. Và cũng mong rằng, nụ cười hút hồn của Nesta sau mỗi lần chiến thắng sẽ luôn luôn nở rộ trên khuôn mặt rạng ngời đầy cảm xúc của anh.
    Đẹp trong sự nghiệp và cũng đẹp trong nhân cách, Nesta có lẽ đã chiếm được cảm tình cuả tất cả Rossoneri trên thế giới. Và sự hâm mộ của họ đối với anh sẽ luôn là một ngọn lửa cháy trong tim, sẽ luôn bập bùng không bao giờ tắt ngấm, một thứ ánh sáng làm ấm lòng mọi người.
    Và trong mùa giải mới cũng đồng nghĩa với nhiều thử thách mới, mong rằng Nesta sẽ luôn là một nhân tố chính không thể thiếu trong những chiến thắng của AC Milan.

Chia sẻ trang này