1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Italia, Milan, Baggio and me (don't hurt me!)

Chủ đề trong 'Italy' bởi milanista_81, 05/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Van Basten ?" Cầu thủ của tất cả mọi người
    Để chuẩn bị cho đội bóng con cưng vào mùa giải mới ở Serie A, Chủ tịch AC Milan Silvio Berlusconi mời Phó Chủ tịch Adriano Galliani đến để bàn thảo. Họ ngồi trước màn hình lớn, xem những trận đấu lớn để tìm ra một tiền đạo lớn. Sau khi xem 10 bàn thắng của Van Basten, Berlusconi cho dừng băng video và ra lệnh cho Galliani: ?oTìm mọi cách ký ngay hợp đồng với anh ta. Bất kể là giá nào!?.
    Van Basten đến sân San Siro vào mùa hè năm 1987, sau khi ghi bàn trong trận chung kết giúp Ajax đoạt Cúp C2 (dưới màu áo của đội bóng Amsterdam anh đã lập một kỷ lục khó tin: ghi 128 bàn trong 133 trận).
    Tuy nhiên, thật kém may mắn cho Marco bởi ngay trong mùa bóng đầu tiên ở Serie A anh đã bị chấn thương, nhưng tại trận đấu trở lại anh đã ghi bàn ấn định tỷ số 3-2 trong trận thắng Napoli ngay trên sân khách và đó cũng là bàn thắng quyết định chức Vô địch của Milan. Một tháng sau đó, anh đã tự khẳng định mình là tiền đạo số 1 thế giới với phong độ đỉnh cao tại Giải VĐ châu Âu 1988 diễn ra tại Đức.
    Buộc phải ngồi trên ghế dự bị xem đội nhà thi đấu với đội Liên Xô (cũ) trong trận ra quân vì chấn thương chưa hồi phục, Van Basten được chơi trong trận kế tiếp gặp đội tuyển Anh và đã lập ngay 1 hat-trick, một kỷ lục đã tồn tại hơn hai mươi năm ở giải đấu này của huyền thoại Ferenc Puskas mới được lập lại. Sau đó, anh đã ghi một bàn thắng đi vào lịch sử bóng đá thế giới trong trận bán kết đầy kịch tính với đội chủ nhà Đức, đó là bàn thắng ấn định tỷ số 2-1 ở những phút cuối cùng và Hà Lan vào chung kết. Thế nhưng bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 của anh trong trận đấu với đội Liên Xô mới thực sự là bàn thắng vĩ đại! Sau khi có đường chuyền đẹp để Gullit mở tỷ số, từ một góc sút ?okhông tưởng? bên cánh phải, Marco vắt chân vô-lê, bóng đi cầu âu qua đầu thủ môn Rinat Dasaev khiến anh này và tất cả những ai có mặt trên sân đều ngỡ ngàng. Bàn thắng vĩ đại mang lại một chiến thắng vĩ đại. Với chiếc huy chương vàng EURO 88, anh xứng đáng được bầu là Cầu thủ XS nhất châu Âu năm đó.
    Hai năm tiếp theo trong màu áo AC Milan là hai mùa bóng cực kỳ thành công của anh. Anh ghi 2 bàn trong trận chung kết Cúp C1 năm 1989, có đường chuyền quyết định để Frank Rijkaard ghi bàn duy nhất trong trận chung kết Cúp C1 năm 1990.
    Tại World Cup 1990 tại Italia, Van Basten không ghi được bàn, bởi phần lớn thời gian khi đội Hà Lan thi đấu anh phải ngồi trên ghế dự bị vì chấn thương tái phát.
    Hà Lan vượt qua vòng đấu bảng nhưng bị kình địch Đức loại ở vòng thứ hai. ?oVận đen? World Cup theo anh suốt mùa đấu tiếp theo ở Serie A, và đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc AC Milan bị Marseille loại ở bán kết Cúp C1.
    Mùa bóng 1991-1992, Milan thay huấn luyện viên và người mới đến là Fabio Capello. Van Basten như hồi sinh và anh lại tỏa sáng. Ngay trong trận đấu đầu tiên của mùa bóng, AC Milan đã đè bẹp kình địch Napoli với tỷ số 5-0 trong đó có 1 hattrick của Marco. Với phong độ tuyệt vời của bộ ba ?oHà Lan? bay, Milan đã trở thành đội bóng đầu tiên trong lịch sử đoạt chức vô địch Serie A mà không thua trận nào.
    Thế nhưng, đội tuyển Hà Lan của Marco lại thi đấu không thành công tại EURO 1992 và bị loại ở bán kết bởi một ?ovị khách bất đắc dĩ? Đan Mạch. Marco đã chơi không tốt và nguyên nhân chính cũng lại tại chấn thương. Anh có lỗi trong thất bại chung của đội tuyển vì đã thực hiện không thành công quả penalty ở trận bán kết.
    Trở về với AC Milan, thất bại ở EURO khiến anh và các đồng đội Gullit, Rjikaard chơi quyết tâm hơn, nhiệt huyết hơn. Anh lập 1 hattrick trong trận đấu với Pescara (Milan thắng 5-4), ghi 2 bàn trong trận AC Milan thắng Fiorentina (có tiền đạo trẻ Batistuta và Stefan Effenberg) với tỷ số 7-3, ghi tới 4 bàn trong trận AC Milan thắng Napoli 4-0 trên sân khách. Anh cũng ghi 4 bàn trong trận gặp IFK Gothenburg ở Champions League. Với những thành tích đáng nể như vậy, Marco lần thứ 3 liên tiếp đoạt Quả bóng Vàng châu Âu, bằng thành tích của huyền thoại Michel Platini và thần tượng của chính anh Johan Cruyff.
    Nhưng cũng chính lúc phong độ của anh lên tới đỉnh cao nhất thì một tai nạn đến. Vết chấn thương gót chân phải trong trận đấu cuối cùng gặp Ancona, tưởng chừng đơn giản như cuối cùng lại phức tạp hơn rất nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Van Basten cố chơi trận chung kết Cúp C1 năm 1993 với Marseille nhưng không ngờ đó là trận đấu kết thúc sự nghiệp của anh. Một pha phạm lỗi từ phía sau của Basile Boli đã khiến anh phải rời sân bằng cáng và đó là trận đấu cuối cùng của anh.
    Hai năm kế tiếp đó, Van Basten đã mấy lần phải mổ chấn thương gót và AC Milan vẫn trả lương đều đặn cho anh (2,5 triệu bảng/1năm). Chữa trị mãi vẫn không lành, Van Basten chính thức giã từ sân cỏ vào năm 1995. Sự chia tay quá sớm của danh thủ này làm hàng triệu triệu các cổ động viên trên thế giới tiếc nuối, bởi ngoài tài năng thiên bẩm của mình, Van Basten còn là một trong những cầu thủ có phong cách chơi đẹp nhất trong lịch sử bóng đá thế giới!
  2. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Massaro - huyền thoại một thời của San Siro
    Sau trận CK năm 1993 đầy tiếc nuối, Massaro đã cùng đồng đội lập một kỳ công vang dội trước Barca kiêu hùng của J.Cruyff. Là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu với 2 bàn thắng ghi được, Massaro đã xua tan những mối hoài nghi về tài năng của anh, anh thực sự là người xứng đáng nhất thay thế cho Marco Van Basten.
    Được sinh ra và lớn lên ở Monza, ngay từ nhỏ Daniele đã được tiếp xúc với không khí căng thẳng và ?omáu lửa? của những cuộc đua công thức I. Những chiếc xe lao nhanh với tốc độ chóng mặt là ước mơ với bất cứ chú nhóc nào ở Monza và nếu không có sự kiện Daniele ?ochẳng may? rơi vào tầm ngắm của các tuyển trạch viên CLB Monza thì chắc A.Sena và M.Schumacher đã có một đối thủ nặng ký trên đường đua.
    Monza đã ?otóm? được Daniele khi quan sát cậu chơi bóng ở khoảnh đất sau trường. Những bước chạy nhanh nhẹn, những cú đảo người thoăn thoắt đã hoàn toàn thuyết phục được HLV của Monza. Năm Daniele mới 17 tuổi, cậu đã được chơi cho đội I của Monza, đó là điều hiếm thấy trong bóng đá Ý. Chỉ 2 mùa giải sau, phong độ ấn tượng của Daniele với 17 bàn thắng đã đưa anh tới Fiorentina ở Serie A Ở Milan, một dream-team, mọi chuyện không hề đơn giản, Massaro phải tranh đấu hết mình nhưng làm dự bị cho Van Basten đã là một vinh hạnh lớn. Daniele vẫn miệt mài tập luyện và chờ đợi cơ hội của mình.
    Daniele chơi một thứ bóng đá rất đơn giản thậm chí khô cứng nhưng lại hết sức hiệu quả, gần như mỗi lần ra sân anh đều ghi được một bàn thắng. Thế mạnh lớn nhất của Daniele là sự nhanh nhẹn và khả năng chọn vị trí rất tốt. Anh cũng là một tiền đạo toàn diện, sút tốt bằng cả hai chân và chơi đầu cũng không tồi chút nào. Không ai có thể quên được bàn thắng Daniele ghi vào lưới Barca năm đó, nhận được đường chọc khe của Desailly, nhanh như sóc Danielle vẩy cổ chân và bóng nằm gọn trong lưới Zubizaretta.
    Dưới thời của Sacchi, Massaro không tìm được phong độ tốt mà thậm chí anh đã phải lưu lạc sang AS Roma theo một hợp đồng cho mượn, nhưng ngay khi trở lại Milan trong mùa bóng 1989-1990 huy hoàng, Massaro đã đóng góp 7 bàn thắng và tất cả đều từ những lần vào sân thay người. Thành tích đó cũng đã giúp anh ở lại Milan và nghiễm nhiên trở thành dự bị số I cho Van Basten, vị trí mà ngay cả Papin cũng không thể tranh chấp nổi với anh.
    Giã từ bóng đá đỉnh cao năm 1997, Massaro đã trở lại với niềm vui ấu thơ của mình, anh đã tham gia rất nhiều các hoạt động liên quan tới đua xe ô-tô và mô-tô. "Bóng đá và đua xe có đôi chút khác biệt nhưng đó đều là những môn thể thao đầy đam mê.?
    Hiện nay Massaro đang là Giám đốc đối ngoại của CLB AC Milan
  3. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Ruud Gullit ?" Chuyện về anh là thế !
    Con người anh là một sự pha trộn hoàn hảo của tạo hoá: các sắc tộc, các màu da, các vị trí trên sân cỏ. Anh còn là một người anh hùng, một đại sứ bóng đá luôn luôn đi đầu trong các phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho cầu thủ da màu. Một con người thật lạ lùng, một tài năng hiếm có mà chỉ những chấn thương liên tiếp mới ngăn anh không thẳng tiến mạnh mẽ vào đội ngũ hiếm hoi những cầu thủ huyền thoại của thế kỉ.
    Đầu tiên là màu sắc. Màu sắc của khu vực bình dân ở Joordan, một dạng Babel hiện đại của thủ đô Amsterdam, nơi có một chàng trai lai mang trong mình hai dòng máu : Hà Lan và Surinam. Đó là khu phố mà sự pha trộn về thành phần cư dân phức tạp đến nỗi, chỉ có duy nhất quả bóng tròn là có thể khiến những đứa trẻ không nói cùng một thứ tiếng gắn bó lại với nhau. Chính những khoảng sân sau, ngoài đường phố, trên bãi đất trống đầy cỏ hoang, mà Gullit học chơi bóng. Và anh đã rất nhanh chóng chứng tỏ mình sinh ra là để làm cầu thủ bóng đá huyền thoại. Anh nhớ lại: "Năm tôi 16 tuổi, các vị trong ban lãnh đạo Ajax đến nhà mời tôi chơi cho họ.Lời đề nghị quá hấp dẫn. Nhưng tôi tự nhủ rằng, sẽ là khôn ngoan hơn nếu bắt đầu từ một CLB khiêm tốn". 17 tuổi, anh kí hợp đồng với CLB nhỏ Haarlem. Anh chỉ muốn được chơi bóng và vui vẻ. "Trong bóng đá, tôi luôn chỉ tìm kiếm niềm vui". Sau một thời gian ngắn ở Haarlem, Gullit nhanh chóng được các CLB lớn của Hà Lan liên tục đến gõ cửa. Năm 20 tuổi, anh quyết định : khoác áo Feyenoord. Vậy là rời Amsterdam để đến Rotterdam! Đối với anh, sự đối nghịch lâu đời giữa hai thành phố này chẳng có ý nghĩa gì cả. Do có thể hình lực lưỡng, anh được bố trí chơi ở vị trí hậu vệ quét. Tuy không thật sự hài lòng về điều đó nhưng anh vẫn thấy thật hạnh phúc ở đây vì được làm người đồng đội với ?oThánh? Johan Cruff trong mùa bóng cuối cùng của ông, mùa bóng 1983-1984. Đó cũng là năm Feyenoord đoạt cú đúp với chức VĐQG và cúp QG.
    Hè năm 1985, Gullit chuyển sang chơi cho PSV Eindhoven. Lúc này tài năng tiềm ẩn của anh mới được giải phóng. Từ hậu vệ trở thành một tiền đạo kì tài. 27 bàn thắng được ghi ngay trong mùa bóng đầu tiên ở PSV. Lúc bấy giờ, anh là một gương mặt quen thuộc của ĐT Hà Lan. Dù ĐT thi đấu không thành công ở World Cup 86 và PSV chật vật ở Cúp Châu Âu, song danh tiếng của Gullit thì đã lan rộng ra khắp nơi. Mùa xuân năm 1987, một người đàn ông giàu có xuất hiện, chuẩn bị làm thay đổi cả cuộc đời anh. Đó là Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông, người vừa tiếp quản chiếc ghế chủ tịch của AC Milan. 50 triệu quan Pháp( tương đương 6,5 triệu bảng ) đã được rót ra để có Gullit -1 KLTG thời bấy giờ. Món tiền ấy đã được đầu tư đúng chỗ. Trong vai trò cầu thủ dẫn dắt, anh đã làm bừng sáng lối chơi của Milan sau 9 năm chìm vào bóng tối. CLB đoạt Scudetto danh giá, còn bản thân anh nhận được đồng thời cả danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới do World Soccer và QBV châu Âu do France Football trao tặng.Cả hai phần thưởng cao quý này đã được Gullit tặng lại cho tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, một người da màu vĩ đại chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid.
    Tuy đã tìm được CLB của đời mình, nhưng đường thăng tiến của Gullit trong những năm sau đó không phải được phủ lên bởi một tấm thảm rải đầy hoa. Từ 1988 đến 1992, sự nghiệp của anh dao động qua lại giữa những thời điểm suy sụp trầm trọng do chấn thương liên miên với những khoảnh khắc vui mừng tột đỉnh cùng những trận đấu vang dội mà anh đã chơi với phong độ tuyệt vời nhất. Bảng tổng kết những lần chấn thương của anh thật kinh khủng : từ chấn thương ở đầu gối vào mùa thu năm 88 khiến anh phải ngừng mọi hoạt động, rồi phải lên bàn mổ giữa năm 89, suýt nữa không thể tham dự trận chung kết C1 trong một năm hầu như phải nằm giường từ cuối tháng 6/1989 đến tháng 4/1990. ?oTôi đã trải qua những thời điểm thật ghê gớm. Những thời điểm khiến cuối cùng tôi đã nhận ra rằng bóng đá là cả cuộc đời tôi?. Đúng như vậy, giống như câu chuyện trong bản Concept Album ?oGoes to Hell? của Alice Cooper, Gullit thật đã có một chuyến đi đến địa ngục, rồi lại an toàn trở về. Hết những ngày tháng dài khổ sai là đến những ngày hội lớn sôi động không thể nào quên. Như trận chung kết Euro 88 ở Đức, như trận chung kết cúp C1 ngày 24/5/1989, hay đơn giản như những trận đấu chiều chủ nhật mỗi tuần ở Serie A mà cuối cùng anh lại được là chính mình. Hạnh phúc, vui sướng tràn ngập....
    Kể về những thời điểm đó của anh, không thể không nhắc tới hai cầu thủ Hà Lan khác là Frank Rijkaard và Marco Van Basten. Sự nghiệp của họ ở Milan gắn bó với nhau chặt chẽ đến mức chẳng bao giờ có thể nói về một người trong số họ mà lại bỏ qua hai người kia. Như trong trận chung kết Euro 88 hôm 25/6 ở Munich, cơn lốc màu da cam gặp các chú ngựa ô Liên Xô. Hà Lan vừa thắng Đức, còn Liên Xô vừa loại Ý ở Bán kết. Nổi bật nhất trong đội hình Hà Lan là Rijkaard, một hậu vệ dũng mãnh, là Basten, một chân sút phi thường với những cú sút kì diệu. Và là Gullit, một ngôi sao luôn phải xoay sở để thoát khỏi 2 hay 3 hậu vệ đối phương luôn bám sát. Vào trận, anh toả sáng. Có mặt ở khắp mọi nơi trên sân. Cuốn phăng tất cả. Từ quả chuyền của Koeman và Basten đánh đầu cho bóng bay chệch hướng, bóng đến đúng đầu Gullit. Cách khung thành 10 mét, trái bóng bay sát xà ngang, ngoài tầm với của thủ môn nổi tiếng Rinat Dassaev. 1-0 cho Hà Lan. Sau đó là một bàn thắng tuyệt vời của Basten. Một cú vô lê từ góc sút hầu như không thể ghi bàn. Dassaev lại phải vào lưới nhặt bóng. Và Hà Lan trở thành những nhà VĐCÂ.
    11 tháng sau, 3 chàng Hà Lan Bay sẽ lại trở thành những nhà VĐCÂ với CLB của họ ở cúp C1. Ở vòng bán kết, Milan phải đụng độ với Real. Sau trận hoà 1-1 ở lượt đi tại Madrid, ngày 19/4, Milan đã đè bẹp Real với tỉ số 5-0 trên sân nhà San Siro với mỗi chàng trai Hà Lan ghi 1 bàn, như một biểu dương sức mạnh tập thể của họ. Ngày 29/5, chung kết ở Nou Camp, Milan gặp Steaua Bucarest. Gullit và Basten đã có một màn trình diễn tuyệt vời. Phút 17, Gullit ghi bàn mở tỉ số. 10 phút sau, Tassoti chuyền bóng vào giữa, Basten đánh đầu đưa bóng bay sát cột dọc. 2-0 cho Milan. Bàn thắng thứ 3 là một kiệt tác. Phút 39, từ đường chuyền vào giữa của Donadoni, Gullit dùng ngực chặn bóng, bắt vô lê vào góc chết ?"1cú sút tử thần. Cơn ác mộng của thủ môn Lung chưa chấm dứt ở đó. Ngay đầu hiệp hai, một cú chọc bóng hiểm hóc của Rijkaard, Basten xoay người tại chỗ, ghi bàn ấn định tỉ số bằng chân trái. Sau trận đấu, Gullit nói: ?oKhi mới bắt đầu được 5 phút, tôi hiểu rằng chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi rất tự tin, tràn đầy hứng khởi. Thật ngoài sức tưởng tượng?. La Gazzetta dello Sport chạy tít lớn: ?oChỉ có trên thiên đường người ta mới chơi bóng đá như thế?. Đúng vậy, Gullit và các đồng đội Milan xứng đáng được ở trên thiên đường!
    Rồi Gullit lại chấn thương nặng. Anh chỉ kịp có mặt trong trận CK C1 năm sau đó thắng chật vật Benfica. Mondial 1990, anh thi đấu trên một chân trong một đội hình Hà Lan đã hoàn toàn kiệt sức. Rồi bình phục, rồi lại lao vào tập luyện để phục hồi phong độ. Anh kết thúc cuộc phiêu lưu thật đẹp với Milan bằng 2 chức VĐQG năm 92 và 93. Sau đó, anh sang Sampdoria, giã từ sự nghiệp cầu thủ đầy vinh quang năm 95 ở Chelsea và chuyển sang làm HLVcho đội bóng này. Lập tức anh lại đăng quang bằng chiếc cúp FA năm 97....
    Giờ đây, Gullit đang có một cuộc sống mới, không bóng đá, không lo bị hành hạ bởi chấn thương, không sợ bị sức ép hay sự chỉ trích... Thật thanh thản, nhàn hạ! Nhưng biết đâu đấy, người bạn thân của anh , Rijkaard, hiện đang là HLV Barcelona. Gullit mới ngoài 40 tuổi, có thể vào một ngày đẹp trời, anh sẽ trở lại với bóng đá, làm HLV cho các CLB danh tiếng, đạt được những vinh quang mới, như Cruff, như Beckenbauer, như Zagallo thủa nào.... Có thể lắm chứ !
    Ruud Gullit, một người luôn gây bất ngờ , một huyền thoại mà hẳn là không thể xếp hạng được cho đến cuối cùng. Chuyện về anh là thế. Và tất nhiên ,vẫn chưa có hồi kết....
  4. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Frank Rijkaard - người Hà Lan trầm lặng!
    Trong bộ ba người Hà Lan bay tạo dựng nên đế chế Milan trong thập niên 90, Rijkaard không nổi bật như 2 người bạn của mình là Ruud Gullit và Van Basten, bởi vì vị trí của anh là một tiền vệ thủ. Một vị trí ít được chú ý như tiền vệ dẫn dắt hay tiền đạo, nhưng nó vô cùng quan trọng trong sơ đồ chiến thuật của các đội bóng, đặc biệt là Milan thời bấy giờ, lấy phòng ngự chắc chắn, sau đó tấn công liên tục gây sức ép toàn bộ mặt sân (pressing) làm đối thủ hoảng loạn. Điều này cần thiết phải có một tiền vệ thủ cực kỳ cơ động, cản phá các đợt lên bóng của đối phương, phát động tấn công ngay từ sân nhà và có thể trực tiếp ghi bàn?nhiệm vụ này được giao cho Rijkaard và anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tạo nên một dấu ấn rỏ nét trong thành công của Milan. Với vị trí của mình, tên tuổi Rijkaard bay xa và nhắc đến vị trí tiền vệ thủ, các HLV, Bình luận viên và người hâm mộ thường đem anh ra để so sánh.
    Lối đá của anh rất chắc chắn, dũng mãnh và đầy uy lực. Đó là tố chất cần có của một tiền vệ thủ, một mẫu cầu thủ mà các tiền vệ thủ nổi tiếng thế hệ sau anh như: Desailly, Viera, Roy Kean, Davids và Makelele cũng không thể đạt tới được trình độ của anh. Không những cản phá tốt, anh còn tham gia tấn công và ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho Milan và tuyển Hà Lan.
    Cũng như Gullit, Rijkaard sinh ra ở Suniam, một thuộc địa cũ của Hà Lan và như bao đứa trẻ da màu khác, bóng đá đường phố đã ăn vào máu và đã tôi luyện cho anh thành một người chiến binh vĩ đại sau này. Từ những trận bóng đá trên đường phố, CLB Ajax đã phát hiện ra tài năng trẻ này và đưa anh đến trường đạo tạo bóng đá của CLB và tài năng của anh đã phát triển từ nơi đây. Sau một thời gian ngắn chơi cho Ajax ở đội hình 1, Rijkaard đã trải qua những năm tháng lưu lạc tại những CLB nhỏ ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nhưng với thành công cùng đội tuyển Hà Lan (đoạt cúp VĐ Euro 88 và sự xuất sắc của Van Basten, Gullit tại Milan, mùa bóng 1989-1990, Rijkaard đã gia nhập đội quân Rossoneri từ CLB nhỏ Real Zaragoza và từ đây anh đã bước ra từ bóng tối và đoạt được những thành công rực rỡ với Milan.
    Ngay từ mùa bóng đầu tiên, Rijkaard đã giúp Milan đoạt Cúp C1 lần thứ hai liên tiếp sau khi ghi bàn thắng duy nhất trong trận chung kết hạ CLB sừng sỏ ĐKVĐ Bồ Đào Nha Benfica. Không ai có thể quên được pha ghi bàn dũng mãnh của anh, từ tuyến hai băng lên và ghi bàn vào lưới Benfica. Như vậy, với hai cúp C1 liên tiếp, bộ ba Hà Lan đã có những đóng góp to lớn vào thành công của Milan.
    Sau khi đăng quang Vô địch C1 với Milan mùa bóng 1989-1990, cùng với sự xuất sắc của bộ ba Gullit, Rijkaard và Van Basten, đội tuyển Hà Lan được dự báo như là một ứng cử viên nặng ký của chức vô địch World Cup 90 được tổ chức tại Italia. Tuy nhiên, Hà Lan đã thất bại tại giải này vì những bất ổn nội bộ, chấn thương và xuống phong độ của các trụ cột sau một mùa giải căng thẳng với các CLB của mình. Tại giải này cũng đánh dấu một sự kiện buồn cho cá nhân Rijkaard, anh bị thẻ đỏ đuổi ra sân trong trận Hà Lan gặp Đức tại vòng 1/16. Do không chịu nổi sự khiêu khích về màu da của tiền đạo ma mãnh Voller, sau một pha va chạm Rijkaard đã nhỏ nước bọt vào mặt tiền đạo này và cả hai cùng bị đuổi ra sân. Đây là một pha bóng đáng buồn nhất tại vòng chung kết khi truyền hình luôn trình chiếu cảnh quay chậm.
    Sau sự kiện này, trở về Milan, Rijkaard đã trở nên chín chắn và trầm tĩnh hơn. Sau khi thất bại của Milan trước OM vào mùa bóng 1990-1991 và bị cấm thi đấu 1 năm ở Cúp Châu Âu, Milan đã có những cải tổ mạnh mẻ về mặt nhân sự. HLV tài năng A. Sacchi ra đi và nhường chỗ cho HLV mới F.Capello, một cựu cầu thủ phòng ngự của Milan. Vì vậy lối chơi của Milan có một sự thay đổi nhỏ đó là đặt hiệu quả lên hàng đầu, cần chắn chắn ở hàng thủ sau đó mới triển khai tấn công nhưng vẫn không mất đi nét hoa mỹ, đẹp mắt dưới thời HLV Sacchi. Sự thay đổi chiến thuật của Milan dựa trên nền tảng chắc chắn của bộ tứ hậu vệ huyền thoại Baresi, Maldini, Costacurta và Tasotti cùng với phong độ xuất sắc của Rijkaard. Lối đá này đã mang lại 58 trận bất bại cho Milan trong các mùa bóng 1991-1993, phá vở kỷ lục tồn tại hơn 40 năm của Serie A. AC Milan đoạt chức vô địch Serie A mùa bóng 1991 ?" 1992 và bàn thắng mang lại chức vô địch cho Milan cũng chính là bàn thắng tuyệt đẹp của Rijkaard trong trận hòa 1-1 với Napoli. Milan đã trở lại đấu trường C1 ( mùa bóng này đã đổi tên thành Champions League) với những trận thắng áp đảo khi đi đến trận chung kết. Nhưng thất bại đau đớn 1-0 trước OM đã phá vở giấc mộng chinh phục Châu Âu của một Milan hùng mạnh và đầy kiêu hãnh. Thất bại này cũng đánh dấu chấm hết của bộ ba Hà Lan bay tại Milan. Mặc dù phong độ của Rijkaard vẫn còn rất tốt và có thể chơi bóng đỉnh cao tại Serie A vài năm nữa, nhưng anh đã kiên quyết trở về CLB cũ Ajax để chơi thêm một vài mùa bóng trước khi giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình. Sự ra đi của anh đã để lại bao tiếc nuối cho các Rossoneri, cho những Fan của AC Milan trên khắp thế giới.
    Dưới sự dẫn dắt của Rijkaard, người đội trưởng mới của CLB, Ajax đã đoạt chức VĐQG Hà Lan mùa bóng 1993-1994 và trở lại đấu trường Châu Âu với những trận thắng hào hùng trước Real Madrid, AC Milan, Bayern Munich?Kinh nghiệm của Rijkaard và sức trẻ của các tài năng Kluivert, Seedorf, Davids, Kanu, ? đã giúp Ajax lọt vào chung kết Champions League năm 1995. Thật trớ trêu, CLB trong trận chung kết chính là AC Milan, nơi anh đã thành danh và tình cảm ăn sâu vào trong máu. Nhưng với bản lĩnh của một cầu thủ nhà nghề, anh đã dẫn dắt Ajax đối đầu và hạ Milan 1-0 trong trận chung kết. Rijkaard cùng động đội đăng quang trong nước mắt của các Rossoneri, của những đồng đội cũ chảy dài trên sân vận động thành Vienie và sự đau đớn của hàng triệu các cổ động viên trên thế giới khi theo dõi trận đấu qua màn ảnh nhỏ. Milan đã gục ngã ở những giây phút cuối cùng của trận đấu bằng bàn thắng của cầu thủ trẻ Kluivert sau khi nhận đường chuyền đẹp như mơ của cựu cầu thủ Milan Rijkaard - định mệnh đã đưa anh đến Milan cùng với những thành công rực rỡ và cũng an bài cho Milan với nhát kiếm tại thành Vienie. Nhưng điều đó không làm giảm đi hình ảnh tốt đẹp của anh trong trái tim của các Rossoneri chân chính.
    Những vinh quang của cuộc đời cầu thủ Rijkaard đã khép lại với trận chung kết Champions League 1995, anh giả từ thi đấu và lao vào niềm đam mê mới đó là kinh doanh và thiết kế thời trang và cũng rất thành công. Nhưng số phận gắn liền anh gắn liền với trái bóng, anh đã trở lại sân đấu trên cương vị HLV tuyển Hà Lan tại vòng chung kết Euro 2000 được tổ chức tại quê hương anh. Tuyển Hà Lan được kỳ vọng sẽ đoạt chức vô địch với những trận thắng oanh liệt và đẹp mắt tại vòng loại. Nhưng tại bán kết, do không may mắn, tuyển Hà Lan đã bị loại sau những quả đá luân lưu 11 trước tuyển Italia, Rijkaard đã từ chức mặc dù ông không có lỗi trước sự thất bại của đội tuyển Hà Lan và nhận HLV cho một đội bóng nhỏ là Sparta Rotterdam, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Dường như trên cương vị HLV, Rijkaard không được thành công và kém may mắn.
    ?oThất bại là mẹ thành công? đó là một châm ngôn bất hủ mà ai cũng thuộc, giờ đây Rijkaard đã trở thành HLV mới cho CLB khổng lồ Barcelona. Người dân xứ Catalan đang sống những ngày tuyệt vời nhất dưới sự dẫn dắt của vị huấn luyện viên tài ba này. Rijkaard đã thổi một luồng gió mới trong cuộc đại cách mạng của Barca, sau bao năm trời đau khổ dưới bóng của đại kình địch Real Madrid và Barca đã đạt được rất nhiều thành công khi đoạt được Cúp vô địch La Liga liên tiếp, một chiếc Cúp Champions Leage và một lối đá quyến rũ mê hồn, dũng mãnh và đẹp mắt.
    Tất cả các fan hâm mộ Milan đều cầu chúc cho anh thành công với Barca như những gì anh đã thành công với Milan.
  5. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Sampdoria-Milan: 1-1
    Đã quá hiểu nhau nên không có gì là lạ khi cả AC Milan và Sampdoria không ngần ngại tràn lên phần sân đối phương ngay sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài Roberto Rosetti.
    Tuy nhiên, đội khách lại là đội có cơ hội trước khi Filippo Inzaghi có một pha độc diễn đi qua hàng hậu vệ của đội chủ nhà trước khi bị thủ môn Luca Castellazzi chặn lại. Chưa hết Alberto Gilardino đã bỏ lỡ một cơ hội ngay sau đó khi anh không thể cụ thể hoá đường chuyền của Kaka.
    Đội chủ nhà cũng đáp lễ ngay lập tức bằng một cú đánh đầu ngược của Marco Delvecchio đe doạ khung thành đội khách từ cú đá phạt góc. Trước đó Cristian Zenoni cũng đã có cơ hội tiếp cận khung thành của AC nhưng không thể thắng nổi thủ thành Dida của đội khách. Hiệp một kết thúc mà hai đội không có bàn thắng nào, cho dù hàng tá cơ hội được chia đều cho cả hai bên.
    Bước vào hiệp hai, tốc độ của trận đấu cũng không hề giảm khi hai đội vẫn miệt mài tìm kiếm bàn thắng cho riêng mình. Rồi điều gì đến cũng đã phải đến. Bonazzoli của đội chủ nhà có một đường chuyền không chê vào đâu được để Daniele Franceschini thực hiện một cú đánh đầu bay, bóng đi vào góc dưới bên phải khung thành khiến Dida không kịp trở tay. 1-0 cho đội chủ nhà ở phút thứ 70.
    Như bừng tỉnh, đội khách tràn lên tấn công nhằm gỡ lại những gì đã mất. Inzaghi đã có một cú kết thúc nhằm nóc lưới đội chủ nhà sau đường chuyền của Christian Brocchi nhưng thủ môn Castellazzi đã xuất sắc cản phá. Phút thứ 83 các Rossoneri cũng đã có được bàn thắng san bằng tỷ số khi Brocchi có một đường chuyền cho Kalaze nhẹ nhàng thoát xuống phá bẫy việt vị của đội chủ nhà, đưa bóng qua người thủ môn Castellazzi. Hai đội trở lại vạch xuất phát với tỷ số 1-1.
    Sau bàn gỡ của AC, cả hai đội đều nỗ lực để có thêm một lợi thế nhất định nào đó nhưng không thành công. Với kết quả này, Milan vẫn xếp thứ 12 trong bảng xếp hạng của Serie A.
  6. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Desailly - Anh ta là ai?
    Đó là câu hỏi của rất nhiều cổ động viên AC Milan khi vào nửa mùa bóng 1993 ?" 1994, AC Milan đã mua về một hậu vệ còn vô danh của OM đó là hậu vệ Marcel Desailly. Lúc đó, các cổ động viên của AC Milan chỉ biết Desailly là một cầu thủ của OM tham gia trong trận trung kết Champions League với AC Milan và bắt chết tiền đạo Van Basten. Khi Desailly gia nhập Milan, các cổ động viên tự hỏi "anh ta là ai thế nhỉ? Milan mua anh ta để làm gì??, vì thời điểm đó Desailly chỉ là một hậu vệ không tên tuổi, chưa có thành tích gì đáng kể, lối đá của anh vụng về, lóng ngóng với 1 hình dáng độ sộ và xoay sở chậm chạp. Gia nhập đội quân của Milan, Desailly còn phải cạnh tranh 3 vị trí cầu thủ nước ngoài trong đội hình với 5 cầu thủ nước ngoài nữa của Milan là Savicevic, Boban, Papin, B. Laudrup và Raduciou, họ toàn là những siêu sao và tất cả các cổ động viên đều nghĩ anh sẽ ngôi dự bị dài dài.
    Thật bất ngờ, Desailly liên tục được đá chính tại vị trí tiền vệ phòng thủ, lấp vị trí mà Rijkaard đã để lại. Từ một hậu vệ, chuyển sang chơi tiền vệ phòng thủ, chiếc áo Milan quả là quá rộng đối với anh. Nhưng đó chính là điều kỳ diệu của Milan mà chúa trời đã mang lại, tại Milan, như cá gặp nước Desailly đã chứng tỏ rằng Milan lựa chọn anh là sự đầu tư đúng đắn và đầy hiệu quả. Chỉ sau một thời gian ngắn hòa nhập, đá cùng với Albertini, họ đã tạo ra cặp tiền vệ phòng ngự hay nhất Serie A. Công thủ toàn diện và ghi một số bàn thắng quan trọng tại Serie A và Champions League, Desailly đã giúp AC Milan vững chắc tiến vào chung kết Champions League và đoạt Scudetto lần thứ 2 liên tiếp dưới triều đại HLV tài năng F.Capello.
    Trước trận chung kết Champions League 1994, lực lượng AC Milan tổn thất nghiêm trọng vì vắng mặt của 2 trung vệ Baresi và Costacuta, 2 mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Milan. Trong khi đó đối thủ của họ là nhà vô địch Tây Ban Nha Barcelona với cặp tấn công hay nhất Châu Âu là Stoichkov, Romario, cùng với tiền vệ chuyền bóng hay nhất thế giới M. Laudrup, dưới sự dẫn dắt của Vua ?oJohan?. Tất cả các tạp chí, chuyên đề về bóng đá đều dự đoán Milan sẽ bại trận trước Barce, thậm chí với tỷ số nặng nề. Khi đọc những hàng tít lớn của các bài báo ?oNhững pháo thủ xứ Catalan sẽ tự do đánh chiếm thành Milano?, tất cả các Rossoneri đều rất lo lắng. Bước vào trận đấu, đội hình xuất phát của Milan có 3 cầu thủ nước ngoài là Savicevic, Boban và Desailly, hàng hậu vệ bổ sung hai cầu thủ thay thế là Galli và Tasotti, trong khi đó Barca ra quân với thành phần mạnh nhất. Những phút đấu tiên chậm dải trôi qua trong sự hồi hộp, lo sợ của các cổ động viên Milan. Nhưng thật bất ngờ, với lối đá chắc chắn, tấn công hiệu quả cùng với sự toả sáng của các cá nhân như Savicevic, Desailly, Massaro, Dodadoni, Maldini,? Milan đã đè bẹp Barca với tỷ số không tưởng 4-0, một tỷ số quá đậm trong một trận chung kết đỉnh cao của bóng đá hiện đại. Phân tích qua trận đấu này cho thấy chìa khóa chính cho thành công của Milan chính là Desailly chứ không phải là Massaro ghi 2 bàn thắng và bàn thắng đẹp mắt, những pha bóng kỹ thuật lắt léo của Savicevic. Desailly thực sự là ông chủ ở giữa sân, chính anh đã cản phá thành công hầu hết các đợt tất công của Barca, làm lu mờ những ngôi sao sáng như Stoichkov, Romario, Laudrup, lam cho toàn bộ tuyến tiền vệ của Barca tê liệt; không những thế, anh còn kết liễu số phận của Barca bằng bàn thắng nâng tỷ số lê 4-0 sau khi băng lên nhận đường chuyền của đồng đội hạ gục thủ môn tài năng Zurizabeta. Qua thành công tại trận chung kết Champions League 1994, Desailly đã trả lời cho những cổ động viên nào còn nghi ngờ: ?oanh là ai??, anh chính là một viên đá thô được gọt rủa tại Milan thành một viên kim cương toả sáng trên bầu trời đầy sao của thành Milano.
    Từ đó, Desailly đã bay cao cùng với AC Milan trên tất cả các đấu trường, anh là sự lựa chọn số một trong đội hình Milan. Cho dù Milan có thành công hay thất bại, Desailly vẫn được đánh giá là cầu thủ xuất sắc, anh đã thay thế hoàn hảo vai trò của Rijkaard để lại, một món quà vô giá mà Milan đã có.
    Từ khi gia nhập Milan, tất cả những vinh quang cao quý nhất của một cầu thủ đều đến với anh: Vô địch Serie A, Champions League với Milan; Cuộc đời có nhiều điều bất ngờ và thú vị, từ một cầu thủ vô danh trở thành một cầu thủ xuất sắc nhất trên thế giới, suốt đời anh sẽ mãi mãi không bao giờ quên Milan, nơi phát hiện và đưa anh trở thành một ngôi sao như ngày nay. Cám ơn Desailly vì tất cả những gì anh đã mang lại cho các Rossoneri.
  7. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Ambrosini : Cầu thủ tôi yêu mến
    Gần đây, cổ động viên Milan tỏ ra đặc biệt thích thú mỗi khi xem "Rino" Gattuso chơi bóng. Phần đông cảm mến anh vì lối chơi hừng hực "máu lửa", vì phong cách "bặm trợn" đáng yêu của anh. Rất nhiều người khi nhắc tới vị trí tiền vệ phòng ngự tại Milan là nghĩ ngay tới Rino - con tê giác.
    Nhưng họ đã quên mất một con người - một người mà tài năng và niềm tin tưởng của ban lãnh đạo Milan dành cho - không hề thua kém, nếu không muốn nói là còn có phần hơn Rino. Massimo Ambrosini chính là con người được nhắc đến ở đây.
    Sinh ngày 29/5/1977, Ambrosini khởi đầu sự nghiệp tại đội bóng ít tên tuổi Cesena( lúc đó đang chơi ở Serie C ) vào năm 94, tức là khi anh mới 17 tuổi. Ngay mùa giải đầu tiên, ở cái tuổi mà ở ta gọi là "vị thành niên" này, Ambrosini đã tích cho mình một số vốn không nhỏ: đó là 25 trận đấu tại Serie C, cộng với 1 bàn thắng. Thành tích quá ấn tượng của chàng trai trẻ khiến ban lãnh đạo AC Milan vội vã "tậu" anh về San Siro. Đó là mùa hè năm 95, khi đó Ambrosini tròn 18 tuổi.
    Cùng đến Milan với Massimo là 2 cầu thủ trẻ khác: Thomas Locatelli và Francesco Coco. Cả 3 chàng trai đều là những lựa chọn cho tương lai của Milan. Đó cũng là mùa chuyển nhượng ồn ào nhất của Milan trong nhiều năm qua, với những bản hợp đồng chấn động của Weah, Roberto Baggio, Paolo Futre, Patrick Vieira.....Một đội hình đầy sao dành cho một mùa giải vĩ đại. Ngay cả những tài năng như Simone hay Baggio cũng phải tranh đấu kịch liệt cho những vị trí chính thức. Không ai nghĩ có một cơ hội nhỏ nhoi nào cho những chàng trai trẻ. Nhưng với một HLV như Capello - có con mắt nhìn người cực kỳ sáng suốt - thì đôi khi những ngôi sao cũng phải nhường sân khấu để cho các mầm non thử lửa. Ông đã không ngần ngại cho Ambrosini ( cùng với Coco và Locatelli ) được "nếm mùi vị" Serie A lần đầu tiên không lâu sau khi họ đặt chân đến Milan. Chỉ là những lần vào sân thay người ít ỏi, nhưng hầu như ai cũng nhận ra rằng: Capello đặt niềm tin vào chàng trai này là không lầm. Vỏn vẹn 7 trận đấu ở Serie A trong mùa giải đầu tiên, không phải là ít với một cầu thủ 18 tuổi. Rất nhiều người đã nghĩ đến một mùa giải tốt đẹp ngay sau đó của cậu bé có mái tóc vàng rất Bắc Âu.
    Nhưng sự ra đi của Capello đã thay đổi tất cả. Những thất bại liên tiếp của Milan , sự thay đổi ban huấn luyện giữa mùa giải, những lục đục về nhân sự, tất cả dường như quá căng thẳng đối với những cậu bé còn non nớt. Thất bại trong mùa giải đó đã có ảnh hưởng to lớn đến những bước phát triển trong sự nghiệp sau này của Locatelli, Coco.Chỉ có một chàng trai vươn lên sau thất bại : Massimo Ambrosini. Sau mùa giải 96/97 sóng gió đó, ban lãnh đạo Milan đã có một quyết định khôn ngoan khi cho clb hạng trung Vicenza mượn Ambrosini. Bằng cách này, ban lãnh đạo clb muốn giải toả sức ép cho Massimo, họ đã chủ động sắp xếp cho đường phát triển tài năng của anh. Và họ đã không phải hối tiếc : 27 trận ra sân ( 1 bàn thắng )tại Serie A mùa giải 97/98 cùng Vicenza, Ambrosini đã chứng tỏ bước trưởng thành vượt bậc. Thành tích quá ấn tượng giúp anh quay trở lại với Milan, lúc này bắt đầu được tái thiết dưới triều đại Zaccheroni. Quay trở lại không phải để ngồi dự bị và vào sân thay người, Massimo trở lại Milan để giành vị trí chính thức, để chiến đấu và chiến thắng. Sơ đồ 3-4-1-2 của Zaccheroni có 2 suất dành cho các tiền vệ phòng ngự, và Massimo của chúng ta chiếm 1 trong 2 suất đó, bên cạnh Albertini huyền thoại. Anh thể hiện tất cả những gì cần có với một tiền vệ phòng ngự đúng nghĩa: khả năng tranh cướp tay đôi, lối chơi quyết liệt không ngại va chạm, kỹ năng cầm bóng và hãm nhịp độ của đối phương.... Ambrosini trở thành một nhân tố quan trọng cho giai đoạn bùng nổ cuối mùa giải của Milan - thắng 7 trận liên tiếp để vượt qua khoảng cách 7 điểm với Lazio, giành chức vô địch Serie A. Phong độ chói sáng của Ambrosini cuối mùa giải năm đó đã buộc HLV của Squadra Azzura là Dino Zoff phải gọi anh vào đội tuyển. Chàng trai tóc vàng ra mắt đoàn quân Thiên Thanh tháng 4 năm 99. Khi đó anh sắp tròn 22 tuổi.
    Đến lúc này Massimo đã chiếm trọn niềm tin của ban lãnh đạo cũng như giới cổ động viên. Trên các khán đài sân San Siro, người ta hô vang tên anh giống như đã từng hô vang những cái tên Baresi, Maldini, Albertini.....Họ âu yếm gọi anh là Max, họ sáng tác cả một đoạn nhạc ngắn để hát ca ngợi Max. Anh vẫn chơi rất tốt ở mùa giải 1999/2000 và chiếm một suất tham dự EURO cùng đội tuyển Ý. Dù không được ra sân thường xuyên, nhưng anh vẫn kịp ghi lại một điểm sáng tại giải này: ngay trong trận chung kết, chỉ ít phút sau khi vào sân thay người, Max đã có 1 pha băng lên tốc độ và một đường chuyền khôn ngoan cho Del Piero đối mặt Bathez. Đến lúc này, vẫn còn rất nhiều tifosi luyến tiếc pha bóng đó, rằng giá như Del Piero tận dụng cơ hội ngàn vàng do Max tạo ra, thì chức vô địch đã về Italia.
    Tài năng của Ambrosini vẫn phát triển từng ngày, đến mùa đông năm 2000 thì anh đã trở thành trụ cột cho tuyến giữa của đội bóng. Những pha tackle đẹp mắt và không kém phần dũng mãnh cướp bóng ngay trong chân đối phương luôn khiến khán giả phải bật dậy vỗ tay, anh cũng ghi được một số bàn thắng cho Milan từ những pha băng lên đánh đầu rất bất ngờ. Nhưng bất hạnh đến với Max đúng khi anh đang băng băng trên con đường phát triển cực kỳ thuận lợi: một chấn thương trầm trọng đến với anh, buộc anh phải đứng ngoài nhìn các đồng đội vất vả bù đắp chỗ trống của mình và Albertini ( cũng chấn thương ) để lại. Chấn thương này tai hại hơn Max tưởng rất nhiều, nó bắt anh rời xa sân cỏ trong suốt hơn 1 năm ròng. Anh cũng phải nhiều lần thất hứa với các cổ động viên về sự trở lại của mình, và sau này Max thú nhận: có đôi lúc, anh đã nghĩ tới những điều tồi tệ nhất cho sự nghiệp bản thân.
    Trở lại sân cỏ đầu năm 2002, Ambrosini ngay lập tức thể hiện phong độ chói sáng trong các trận gặp Verona và Juventus. Nhưng thật bất ngờ cho không ít tifosi, Max không được Trappattoni chọn tham dự World Cup. Lý do duy nhất Trap đưa ra là Ambrosini vừa bình phục sau 1 năm dài, và ông ta không muốn mạo hiểm dùng anh. Sau cúp thế giới, một vài tờ báo đã chỉ trích Trap không lựa chọn Max, vì thế mà tuyến giữa của Italia chơi không hiệu quả. Có thể báo chí hơi cường điệu, nhưng không phải họ không có lý.
    Mùa giải đầy xúc cảm vừa qua, khi Milan giành thắng lợi trên đấu trường Châu Âu, tiếc thay Max lại không có nhiều cơ hội chứng tỏ mình. Quãng thời gian 1 năm vắng mặt của Max đã giúp cho "Rino" chiếm được niềm tin của HLV. Anceloti không phải không có cảm tình với Ambrosini, nhưng dường như ông khoái phong cách hùng hổ của "Rino" hơn. Tuy vậy, những đóng góp của Max cho mùa giải thành công của Milan năm qua là không hề nhỏ. Không một lời kêu ca khi bị xếp ngồi ghế dự bị, cũng không hề phản ứng khi bị bắt chơi ở những vị trí không phải sở trường, Ambrosini vẫn thầm lặng càn quét phía trước hàng phòng ngự, giúp các cầu thủ tấn công yên tâm phát huy lối chơi kỹ thuật mê đắm lòng người. Dù chỉ quen chơi tại vị trí trung tâm giữa sân ( vị trí Pirlo đang chơi ), nhưng Ambrosini vẫn chơi cực tốt khi bị đẩy dạt sang 2 bên trong trường hợp "Rino" hay Seedorf vắng mặt. Không quá hùng hổ như Gattuso, Max thể hiện chất "đàn ông" của mình trong những pha xoạc bóng dũng mãnh, qua bản lĩnh trầm tĩnh mà vững vàng khi đối phương gia tăng sức ép ( điều mà Rino đôi khi còn thiếu ), qua ý thức đảm bảo vị trí rất tốt, qua khả năng cầm bóng và hãm nhịp độ .... Đã không ít lần trong mùa giải qua, Ambrosini giảm sức ép cho hàng hậu vệ của Milan bằng cách chơi bóng không màu mè mà rất hiệu quả của mình.
    Tính đến nay, Ambrosini đã có 8 năm ở Milan, đã cùng đội bóng trải qua những giờ phút vinh quang và cay đắng. Tuy anh chưa có được những đóng góp vĩ đại như thế hệ của Baresi, Maldini, Billy, Albertini......, nhưng không phải ngẫu nhiên mà ban lãnh đạo Milan luôn coi anh là người đi đầu cho thế hệ kế tục. Cứ 2 năm, khi Milan thảo luận hợp đồng mới với các cầu thủ, thì một trong những người đầu tiên mà họ thương lượng là Massimo Ambrosini, và lần nào cũng vậy, anh vui vẻ đặt bút ký với những điều kiện tối thiểu. Điều đó thể hiện lòng tin của Milan đối với anh, và lòng trung thành của anh đối với đội bóng.
  8. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Anderlech - Milan: 0-1
    Trong trận đấu này, Milan có đến bốn sự thay đổi trong đội hình so với trận hoà 1-1 với Sampdoria hồi cuối tuần trước. Cafu bị chấn thương nên vị trí hậu vệ cánh phải được giao cho Bonera. Trong khi đó Pirlo đã trở lại sau chấn thương nên Brocchi buộc phải nhường lại vị trí. Maldini và Gilardino được thay thế bởi Kaladze và Oliveira.
    Đội chiếm ưu thế hơn khi trận đấu mới bắt đầu không phải là Milan mà lại là đội chủ nhà Anderlech. Họ chủ yếu lên bóng bên cánh trái cộng với sự cơ động của Tchite ở trung lộ. Chính cầu thủ này đã không ít lần gây khó khăn cho Nesta. Cơ hội nguy hiểm đầu tiên thuộc về đội chủ nhà cũng là điều dễ hiểu, Goor chút nữa đã ghi bàn sau pha lao vào đón cú đá phạt trực tiếp. Chỉ tiếc là bóng đã không đi vào khung thành.
    Người chơi nổi bật nhất bên phía Milan là cầu thủ chạy cánh trái người Czech Jankulovski. Anh thường xuyên có những quả tạt bóng nguy hiểm, chỉ tiếc là các tiền đạo Inzaghi hay Oliveira không một lần tận dụng thành công. Trong suốt hiệp một, chỉ có hai người của Milan được coi là nỗ lực thực sự là Kaka và Jankulovski. Họ kiến tạo không ngừng nghỉ, nhưng các đồng đội của họ lại quá vô duyên.
    Hiệp hai chưa bắt đầu được bao lâu thì ở phút 49, người thay thế Cafu đã liên tiếp nhận hai thẻ vàng để rồi đưa đội nhà vào thế phải thi đấu thiếu người. Lập tức Cafu được tung vào sân, đồng nghĩa với việc Milan phải rút ra một tiền đạo là Oliveira. Ngay sau đó, Dida đã phải trổ tài khi đội chủ nhà có một pha đá phạt góc rất nguy hiểm.
    Bất ngờ đến ở phút 56, Kaka kết thúc gọn ghẽ pha chuyền bóng của Seedorf, người chơi không mấy nổi bật trong trận này. Đây mới chỉ là bàn thắng thứ hai của Kaka ghi cho Milan tại Champions League năm nay. Nhưng nó mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi không những Milan có bàn thắng dẫn trước trong thế thiếu người mà các đồng đội của anh cũng đột nhiên sinh động hẳn lên.
    Hết Pirlo rồi đến Seedorf uy hiếp khung thành đối phương. Đội chủ nhà không làm sao khoan thủng được một hàng phòng thủ chắc chắn với ý đồ chơi chủ động phòng ngự. Không những thế, những pha phản công của Milan lại tiềm ẩn sự nguy hiểm rất lớn. Những Kaka và Seedorf luôn là cầu nối cho những pha phản công để rồi các tiền đạo lại phung phí cơ hội. Trọng tài nổi hồi còi kết thúc trận đấu trong niềm hân hoan của các vị khách. Milan đã thể hiện được đẳng cấp của một đội bóng lớn đúng lúc và có được 3 điểm.
  9. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Mauro Tassotti
    Trong đội hình chiến thắng của AC Milan tại các trận CK cúp C1 những năm cuối 1980s đầu 1990s; có một cái tên rất khiêm tốn núp sau những siêu sao Van Basten, Gulit, Rajkaard, Baresi?; đó là M.Tassotti.
    Tassotti không phải là người Milan gốc, anh sinh ra ở San Basillo, ngoại ô thành phố Roma. CLB đầu tiên của Tassotti là Lazio, nhưng sau 2 mùa bóng chơi thiếu thuyết phục tại đây anh đã chuyển sang AC Milan vào năm 1980 khi Milan vừa bị rớt hạng. Đối với mỗi cầu thủ, chuyển đến chơi cho một đội bóng vừa rớt hạng là bước lùi đáng kể trong sự nghiệp, nhưng với Mauro thì không! Tại Milan, anh đã thể hiện được những phẩm chất của mình, đặc biệt là từ khi Berlusconi và Sacchi đến tiếp quản đội bóng.
    Dường như ngay lập tức, Sacchi hoàn toàn đặt niềm tin nơi Mauro, vị trí hậu vệ phải của anh không phải là điều để bàn cãi. Lối chơi của anh rất đơn giản nhưng luôn khiến người ta yên tâm. ?oMauro luôn chơi với tất cả sự nhiệt tình, anh là cầu thủ không thể thiếu trong đội hình của tôi? Sacchi tự hào nhận xét về cậu học trò ít nói của mình. Là hậu vệ biên, nhưng Tassotti không chơi thiên về tốc độ, anh thích chơi đồng đội hơn là phô diễn cá nhân. ?oanh ấy chơi bóng rất thông minh, tầm bao quát rất rộng, thật may mắn vì Mauro là đồng đội chứ không phải là đối thủ của chúng tôi? Baresi vẫn thường đùa vui như thế, nhưng điều đó cũng thể hiện sự trân trọng của người đội trưởng với những cống hiến của Tassotti.
    Cuộc sống của Tassotti cũng rất bình lặng, không xì căng đan, rất ít lời với báo giới, đối với Tassotti, những gì anh cống hiến trên sân mới là điều quan trọng nhất.
  10. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Gattuso - Chiến binh thành Milan
    ?oChiến binh?, ?ođồ tể?, ?omáy ủi?? là những biệt danh mà người hâm mộ bóng đá ở Italia và Châu Âu đặt cho anh. Anh là một trong những nhà vô địch mới của châu Âu mùa bóng này, và những rossonerie (CĐV của AC Milan) luôn gọi anh bằng cái tên trìu mến: ?oRino? Gattuso (Tê giác), cầu thủ tiền vệ mang áo số 8 của AC Milan.
    Phút thứ 119 trận chung kết Champions League 2003, thời điểm chỉ còn một phút nữa là hai hiệp phụ kết thúc, hai đội AC Milan và Juventus sẽ phải phân định thắng thua bằng những loạt đá luân lưu 11m. Đã quá mệt, hầu như tất cả các cầu thủ đều đã đi bộ chờ tiếng còi của trọng tài. Trong một pha hỗn loạn bên sân của Milan, trung vệ Nesta phá bóng lên thẳng về phía cầu môn đối diện lúc này chỉ còn thủ môn Buffon. Ngay cả các cầu thủ Juve cũng không theo bóng, để mặc nó bay về phía Buffon đứng chờ sẵn, và các cầu thủ Milan cũng vậy, trừ một người. Tất cả những ai chứng kiến giây phút đó đều ồ lên trước tình huống một cầu thủ áo trắng chạy hùng hục đuổi theo bóng, cứ như chỉ một mình anh còn chơi bóng trên sân, khiến cho thủ môn của Juve phải hoảng hồn chạy lên đón bóng. Đó chính là bằng chứng rõ ràng nhất về Gattuso, ?ochiến binh? của AC Milan, một trong số ít cầu thủ luôn chơi bóng bằng cả trái tim.
    Gennaro Ivan ?oRino? Gattuso, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1978 tại Corigliano Schiavonea, một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Cosenza, miền nam nước Ý, trong một gia đình công nhân yêu bóng đá. Cha anh, ông Franco Gattuso là một tifosi cuồng nhiệt của AC Milan, và niềm đam mê màu áo đỏ đen ấy được ông truyền trọn vẹn cho đứa con trai độc nhất của mình. Năm 11 tuổi, Gattuso được theo cha đổ ra đường ăn mừng chiến thắng vang dội của AC Milan tại Cúp C1 Châu Âu, khi đội bóng của ông Arrigo Sacchi đè bẹp Steaua Bucarest 4-0 trong trận chung kết (1989). Ngay từ lúc đó, Gattuso đã nuôi một ước mơ tưởng chừng viển vông, rằng sẽ chơi bóng và sẽ chiến thắng như những ngưòi hùng của Milan năm ấy. Những nỗ lực phi thường đã giúp Gattuso thực hiện được ước mơ của mình. Anh là một nhân tố quan trọng trong thành công của AC Milan tài Cúp C1 mùa này.
    Gattuso khởi nghiệp bóng đá tại đội trẻ của CLB Perugia năm 1994, khi anh 16 tuổi. Mãi tới mùa giải 1996 ?" 1997, Gattuso mới được chơi vài trận trên đội hình chính của Perugia. Cuối năm đó, chàng tiền vệ Gattuso, vốn chưa bao giờ được coi là có triển vọng vì thể hình quá ?olù đù? và không có kỹ thuật, đã không được ký tiếp hợp đồng với CLB. Gattuso tưởng như giấc mơ bóng đá đã tan tành mây khói, nhưng thật bất ngờ vào tháng 10 năm 1997, anh lên đường sang Scotland chơi cho Rangers, một trong hai đội bóng lớn nhất xứ sở này, theo một hợp đồng chuyển nhượng tự do. HLV người Hà Lan lúc đó của Rangers là ông Dick Advocaat có được thông tin về một thằng bé (Gattuso lúc đó mới 19 tuổi) cực khoẻ, xông xáo và hay phạm lỗi đang bị bỏ rơi tại Italia. Ông đã không bỏ qua và cuộc đời của Rino sang trang mới.
    Chính Gattuso thừa nhận môi trường bóng đá Scotland đã hình thành trong anh mọi đức tính của một cầu thủ càn quét mà anh có hôm nay. ?oỞ đó, một cầu thủ luôn phải chạy, chạy và chạy. Nếu không, anh ta sẽ bị trượt ra khỏi cuộc đấu. Với một cầu thủ mới 19 tuổi, thì những gì học được ở đó là những bài học vỡ lòng?. Chính vì thế mà Rino là cầu thủ chơi ?okhác người? nhất tại Serie A hiện nay. Anh được mệnh danh là ?oDavids trắng? nhờ lối chơi càn lướt, thể lực sung mãn và thi đấu hiệu quả chẳng khác gì so với ?oDavids đen? của Juventus. Nhưng Gattuso lại tự nhận mình giống nhất Roy Keane của Manchester, một cầu thủ tiền vệ phòng ngự kiểu Ăng-lê chính thống. Chính phong cách ?ochạy liên tục?của thứ bóng đá Ăng-lê đó được Gattuso áp dụng trên nền thẳng thể lực hoàn hảo của mình giúp cho anh có một lối chơi vũ bão, áp sát, không ngại va chạm và anh luôn là người có mặt tại mọi điểm nóng trên sân.
    Gattuso chơi cho Rangers 29 trận mùa giải đó và ghi được 3 bàn thắng, giúp CLB giành cú đúp tại League và Cúp FA Scotland. Một năm đầy ý nghĩa ở xứ sương mù kết thúc khi anh trở về quê hương đá cho Salernitana vào tháng 11/1998. Mọi cố gắng của Gattuso không đủ để giúp CLB miền nam nghèo khó này trụ lại Serie A, nhưng quá đủ cho một cuộc thăng hoa. HLV của Milan khi đó là ông Zaccheroni đã mang anh về với đội bóng áo đỏ-đen anh hằng mơ ước. Nhận lại chiếc áo số 8 của ?ongười khổng lồ? Marcel Desailly, Gattuso không bao giờ bị loại khỏi đội hình chính của Milan, và vào một ngày đẹp trời tháng 2/2000, anh hãnh diện được khoác chiếc áo màu thiên thanh của Squadda Arruzza. Khi đó, Gattuso mới vừa tròn 22 tuổi.
    Một điều hiển nhiên: Gattuso là cầu thủ khiến cho đối phương khó chịu nhất. Có lẽ cách đá bóng hùng hục kiểu Scotland đã biến anh trở thành một trong những cầu thủ chơi nóng nhất tại Serie A, và chiếc thẻ màu vàng đã trở nên hết sức thân quen với Rino. Anh cũng hay vặc lại trọng tài và luôn mang bộ mặt ?ođằng đằng sát khí? khiến cho cầu thủ đối diện sợ chết khiếp. Thế nhưng anh lại là một cầu thủ luôn chơi với ý chí cao nhất, ngay cả khi không còn hy vọng. Anh bao giờ cũng là người hoạt động nhiều nhất trong trận đấu, thi đấu xông xáo đến phút cuối cùng với ?onhững bước chạy bất tận?. Anh cũng luôn nêu gương cho các đồng đội cố gắng, hay vực dậy tinh thần cho cả một AC Milan đôi lúc rệu rã. Ảnh hưởng của Rino lên đồng đội là khá tốt và Maldini sẽ luôn tin tưởng giao cho anh băng đội trưởng mỗi khi huyền thoại này không thể thi đấu.
    Mùa bóng này, khi AC Milan được coi là đội bóng chơi hào hoa và đẹp mắt nhất tại Serie A, vô hình chung người ta đã không đếm xỉa đến số 8 của Milan, cầu thủ cục mịch và vụng về nhất cạnh bộ ?otam nghệ sĩ?o ở hàng tiền vệ gồm Seedorf, Pirlo... Nhưng tất cả các nghệ sĩ kể trên đều không quên nhắc đến người đồng đội với sự kính trọng. ?oCứ khi nào nhìn thấy Rino ở bên, tôi luôn yên tâm thi đấu với tất cả nguồn cảm hứng của mình? ?" Andrea Pirlo tâm sự. Và Nesta, người đồng đội của Gattuso ở cả đội tuyển Italia thì nói rằng anh cảm thấy sức ép giảm một nửa mỗi khi có Gattuso xuất hiện phía trên. Anh làm nền tảng hoàn hảo cho các đồng đội mặc sức biểu diễn kỹ thuật, và thỉnh thoảng cũng có những pha tạt bóng, những pha hãm thành hết sức ngẫu hứng.
    Thật thú vị khi vẻ đẹp ?ohùng hổ? của Gattuso có lúc làm xiêu lòng biết bao nhiêu người đẹp Italia. ?oChiến binh? Rino vượt qua hết các ?otượng thánh Lamã? như Totti, Nesta, Canna để trở thành chàng trai trong mộng của các thiếu nữ xinh như mơ. Ấy thế mà cái số đào hoa không bám lấy anh. Trong khi các cầu thủ Milan được phép đưa vợ và người yêu đến cổ vũ trong trận chung kết Cúp C1, thì Gattuso đưa cha mẹ mình đến sân. Anh tâm sự:?Cha tôi đã cho tôi biết bao niềm vui với quả bóng tròn, và giờ là lúc tôi đền đáp lại cho ông những niềm vui sướng đó?.
    Vì thế, ở đâu có một Gattuso hăng hái quá mức, nóng nảy hay sửng cồ trên sân thì hãy nhớ ở đó có một trái tim bóng đá đầy khát khao và tình yêu đang rực cháy.

Chia sẻ trang này