1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Italia, Milan, Baggio and me (don't hurt me!)

Chủ đề trong 'Italy' bởi milanista_81, 05/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Có một Costacurta tài hoa
    Từ năm 1987, ?oBilly? đã gắn bó với đội bóng Đỏ-Đen. Anh đã được đào tạo tại đây, đã thi đấu tại đây, đã giành biết bao danh hiệu cao quý với Milan và sẽ mãi mãi thuộc về Milan. Thời kỳ hoàng kim của Milan không chỉ được ghi dấu bởi những danh hiệu mà còn là một thế hệ vàng những Baresi, Maldini, Albertini và ?oBilly?, họ là sản phẩm của đội ?omùa xuân? và đã chơi bóng cho Milan bằng cả trái tim cùng một lòng trung thành tuyệt đối. Baresi là một thủ lĩnh không thể chối cãi, Maldidi chơi bóng kỹ thuật và tinh tế, Albertini với những đường bóng ?osắc như dao?, có vẻ như ?oBilly? là người ?okém vía? nhất trên sân cỏ, nhưng bù lại người hâm mộ Milan đều biết đến một ?oBilly? thông minh và học rộng, anh đã tốt nghiệp ngành tài chính tại đại học Bocconi ở Milan, nói thông viết thạo 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, và Ucraina.
    Có thể bạn không tin khi những thông tin này lại thuộc về một cầu thủ, những người sau khi kết thúc một trận đấu thường vùi đầu vào các quán Bar. Nhưng Billy thực sự là một cầu thủ đặc biệt, đối với anh bóng đá là đam mê và sách vở là sự sống. ?oGia đình tôi luôn mong muốn tôi làm một nghề gì đó khác như luật sư, bác sĩ chẳng hạn. Bản thân tôi cũng không mấy kỳ vọng vào sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp của mình.? Năm 12 tuổi Billy gia nhập Milan với tâm trạng như thế. Anh vẫn được đánh giá là cầu thủ thuộc dạng ?onhàng nhàng? cho đến năm 17 tuổi, khi Sacchi đến với Milan.
    ?oÔng ấy đã làm cách tư duy bóng đá của tôi đổi khác. Sacchi khiến tôi nghĩ rằng tôi có thể chơi tốt và cầu thủ bóng đá là nghề thích hợp với tôi.? Thế là Billy ?oxốc? tới. Anh trở thành một phần không thể thiếu trong bức tường phòng ngự của Milan. Bên cạnh Baresi, Maldini. Billy thực sự là một biểu tượng của Milan với những chiến tích tuyệt vời và thái độ thi đấu chuyên nghiệp. Không lạnh lùng như Franco, không hòa hoa như Paolo, ở Billy toát lên một sự đáng tin trong từng cú xoạc bóng, dù trong tâm tưởng, lúc nào anh cũng nghĩ mình chỉ là một cầu thủ ?oamateur?!
    Không ?ođình đám? trên sân cỏ nhưng cuộc sống ngoài thường nhật của Billy là một hiện tượng trong giới cầu thủ. Anh thường xuất hiện tại các viện bảo tàng, dạo qua các hiệu sách và các hoạt động văn hóa trong thành phố. Billy không bao giờ bỏ qua các cơ hội để làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình. ?oTôi luôn cảm thấy khát thông tin ghê gớm, và mong được bổ sung càng nhiều càng tốt, sách thực sự là tình yêu lớn của tôi.?
    Đã ở tuổi 37, Billy không còn có được thể lực tốt nhưng anh luôn sẵn sàng mỗi khi Ance cần. Kinh nghiệm và đẳng cấp của anh là sự bảo đảm tuyệt vời cho 1 năm hợp đồng tiếp theo. Milan còn cần tới Billy như một nhân tố quan trọng trong những cuộc chinh phục và quá trình chuyển giao thế hệ đang diễn ra tại đây. Cùng với Maldini, anh sẽ là người dẫn dắt những Abate, Matri, Marco III để họ chững chạc hơn, chín chắn hơn và sẽ xứng đáng kế tục một thế hệ vàng son của Milanello.
  2. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Franco Baresi: Đường đến vinh quang không trải thảm đỏ
    Một khuôn mặt khắc khổ, dáng đi chậm chạp, kiệm lời quá mức cần thiết là những gì người ta cảm nhận về Franco. Báo giới vẫn thường đùa vui: phỏng vấn Baresi cho 1 trang viết thì phải mất nửa ngày, vì mỗi lần trả lời câu hỏi, Baresi luôn nghĩ ngợi rất lâu. Anh có nhiều đức tính giống người Nhật hơn là những người Ý vốn rất vồn vã và nồng nhiệt.
    Maldini đã có một sự nghiệp lẫy lừng tại Milan: những chiếc cúp, số lần khoác áo Milan kỷ lục, sự trung thành tuyệt đối, nhưng Paolo không bị thử thách nhiều như Franco. Chính Baresi mới là người dẫn dắt Milan qua những năm tháng buồn tủi nhất, và cũng là người góp những viên gạch đầu tiên cho một đế chế Milan hùng mạnh trong suốt cuối những năm 80, đầu những năm 90. Nhờ những cống hiến vĩ đại, anh trở thành biểu tượng của Milan và cả bóng đá Ý trong thế kỷ 20.
    Để đạt được sự nghiệp cầu thủ lừng lẫy của mình, Franco đã phải vượt qua không biết bao nhiêu thách thức, những đắng cay và cả những lần tuyệt vọng.
    Đầu tiên là nỗi đau của một đứa trẻ mồ côi. Franco mất cả cha và mẹ khi mới 14 tuổi. ?oBạn không thể hiểu đó là nỗi bất hạnh to lớn đến thế nào.? Về sau, Franco chỉ có thể nghẹn ngào nói như vậy. Có lẽ, tính ít nói của anh được hình thành từ đó. Thiếu hơi ấm của tình cảm gia đình, nhưng Franco đã may mắn tìm được những tình cảm nồng hậu từ những ban lãnh đạo và đồng đội tại Milan. Milanello đã trở thành mái ấm che chở cho Franco suốt thời thơ ấu. Franco quyết tâm giành hết tâm trí để luyện tập và chơi bóng. Bên cạnh những Rivera, Morini, Capello ? Franco đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Anh tiến bộ rất nhanh và sớm trở thành một trụ cột trong đội hình Milan.
    Thế nhưng thượng đế lại một lần nữa thử thách bản lĩnh của Franco. Năm 21 tuổi, Franco bỗng mắc một chứng bệnh lạ. Anh thậm chí không thể đi nổi và phải ngồi xe lăn. Bắt đầu có những lời đồn về bệnh ung thư. Căn bệnh ngày một tồi tệ nhưng Franco sẵn sàng tuyên chiến với những khó khăn. Như một điều kỳ diệu, Franco đã chiến thắng bệnh tật và quay lại với San Siro chỉ sau 3 tháng chữa trị. Anh trở lại và mạnh mẽ hơn bao giờ hết để vực dậy một Milan đang đắm chìm trong bê bối.
    Nhiều lời mời chào tới tấp gửi đến Franco, trong đó có cả bản hợp đồng hậu hĩ từ Inter nơi anh trai của Franco là Giuseppe đang thi đấu. Nhưng hơn tất cả, Milan luôn trong trái tim anh và anh không bao giờ muốn xa rời đội bóng. Milan đã bên anh trong những lúc khó khăn nhất, và anh muốn làm điều tương tự với Milan. Franco đã ở lại. Anh đã chiến đấu, đã cống hiến vì Milan và sẽ mãi mãi thuộc về Milan.
    Sau những khó khăn dồn dập ập đến với Franco, anh đã trở nên chững chạc, bản lĩnh và ?ogai góc? ?oxù xì? hơn. Anh là đầu tàu cho cuộc cách mạng ?oBerlusconi? tại Milan. Những năm tháng đầu dưới triều đại Sacchi, hệ thống thi đấu mới và phong cách huấn luyện như trong quân đội đã khiến nhiều cầu thủ Milan cằn nhằn, nhưng đội trưởng Baresi không bao giờ than phiền lấy một lời, thái độ của anh khiến các đồng đội ?obuộc? phải tin vào Sacchi và nhờ thế Milan đã có được lối chơi mới, tinh thần mới và những chiến tích vĩ đại mới. 716 trận đấu chính thức cho Milan đã ghi danh Franco vào huyền thoại. Trong trận đấu chia tay, những giọt nước mắt lăn trên má anh là sự dâng trào của một tình yêu thực sự với không chỉ những niềm vui, hạnh phúc, những giây phút ngọt ngào của vinh quang và chiến thắng, mà với cả những buồn tủi, khắc khoải, những hy sinh không ngừng, chiến đấu không ngừng ?
    Khi còn trẻ, người ta ví anh như một ?oKaiser Franz? của nước Ý, nhưng khi anh chia tay với bóng đá, anh thực sự được suy tôn là ?ovua Franco? mà không bị núp bóng dưới ai nữa, anh đã là một cây đại thụ của nền bóng đá thế giới
  3. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Savicevic, thiên tài của Milan
    Mùa bóng 1995/1996, chàng hoàng tử của nước Ý, Roberto Baggio gia nhập AC Milan là một sự kiện nổi bật nhất của Serie A. Lúc đó, báo chí, các CĐV Milan nói riêng và giới hâm mộ bóng đá Ý nói chung theo dõi rất sát sự kiện này. Câu hỏi được đặt ra là Baggio đến San Siro và sẽ khoác áo số 10? Dejan Savicevic sẽ phải nhường chiếc áo đấu số 10 cho Baggio? Bởi vì, chỉ có ai khoác áo số 10 ở Milan thì người đó mới thực sự là thủ lĩnh. Nhưng rốt cuộc thì người khoác áo số 10 của Milan vẫn là Savicevic còn Baggio đành ngậm ngùi đeo chiếc áo số 18 xa lạ. Điều này khẳng định vị thế số 1 của chàng trai tài hoa người Nam Tư ở Milan.
    Ngược lại dòng thời gian, sau vòng chung kết Cúp thế giới Italia 90, bóng đá châu Âu lại đổ dồn vào đấu trường cúp C1, nơi danh giá nhất và thể hiện đẳng cấp của một CLB bóng đá. Lúc đó, AC Milan đang là nhà ĐKVĐ với bộ ba Hà Lan bay nổi tiếng Gullit - Van Basten - Rijkaard đang làm mưa làm gió ở Serie A lẫn châu Âu, nhưng thời điểm đó có một bộ ba khác mới thực sự nổi tiếng hơn ở đấu trước C1 này, đó chính là bộ ba người Nam Tư: Savicevic - Pancev - Prosinecki. Mùa bóng 1990/1991 đã ghi đậm dấu ấn của CLB lừng danh Red Star Belgrade, cái nôi sản sinh ra những tài năng kiệt xuất của đất nước Nam Tư. Cuộc siêu trình diễn của Red Star trước Bayern Munich ở vòng bán kết cúp C1 mà trong đó Savicevic đã ghi bàn thắng giúp "Sao đỏ" lọt vào trận chung kết gặp đội bóng của Pháp, Marseille, đội bóng đã loại ... Milan ở vòng tứ kết. Với sức mạnh của nhà tài trợ Adidas và các dành ngôi sao sáng chói như J.Papin. A.Pele, Deschamp,...OM là ứng cử viên số 1 nhưng Red Star mới là người đoạt cúp sau chiến thắng ở loạt đá luân lưu 11m. Red Star là nhà vua của châu Âu và Savicevic - Pancev - Prosinecki được xem như là những cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu.
    Cũng như bao CLB Đông Âu khác, sự khó khăn tài chính là nguyên nhân khiến họ gặp phải nạn chảy máu các tài năng và Red Star không phải là trường hợp ngoại lệ. Sau thành công ở cúp C1, bộ ba tài năng Savicevic - Pancev - Prosinecki đã ra đi và đích đến của họ là những CLB khổng lồ của châu Âu. Nhưng trong bộ "trio" này, chỉ có Savicevic là thành công nhất. Không giống như 2 người bạn của mình: Pancev mất hút ở Inter, Prosinecki vật lộn ở Real Madrid nhưng Savicevic thì trở thành biểu tượng của Milan cho đến khi anh từ giã sân cỏ.
    Đến Milan vào mùa bóng 1991/1992 với cái giá 11,5 triệu bảng Anh, nhưng do sự hiện diện của bộ ba Hà Lan ở San Siro nên Savicevic trải qua hầu hết thời gian ở hai mùa bóng đầu tiên trên băng ghế dự bị. Ấn tượng lớn nhất của Savicevic chính là trận Milan loại Porto ở bán kết Champions League 1993, ở trận đấu này Savicevic đã chơi một trận được đánh giá là "super game". Tuy nhiên, Milan mùa bóng đó đã thất bại ở trận chung kết Champions League trước OM (0-1). Sau thất bại này, bộ ba Hà Lan rời San Siro và đó chính là thời điểm lên ngôi của một ông vua mới: Savicevic với chiếc áo số 10 mà Gullit để lại.
    Mùa bóng 1993/1994 là một mùa bóng đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Savicevic ở Milan. Giúp Milan đoạt Scudetto và dẫn dắt Milan lọt vào trận chung kết Champions League. Đối đấu với một Barcelona hùng mạnh với bộ đôi tấn công khủng khiếp Stoichkov - Romario, Milan được đánh giá là lép vế hơn khi vắng mặt hai siêu hậu vệ Baresi và Costacurta. Nhưng sự xuất sắc của Savicevic đã che mờ tất cả. Chuyền bóng cho Massaro giúp Milan mở tỷ số, sau đó tự mình ấn định chiến thắng hoành tráng 4-0 bằng pha lốp bóng tinh tế qua đầu thủ môn huyền thoại Zubizarreta. Một chiếng thắng vang dội nhất trong lịch sử của Milan ở đấu trường châu Âu và nó gắn liền với tên tuổi của Savicevic.
    Mùa bóng 1994/1995 tiếp theo, Savicevic vẫn giữ vững phong độ tiếp tục giúp Milan loạt vào trận chung kết Champions League lần thứ 3 liên tiếp nhưng anh đã gặp một chấn thương trước trận đấu 1 ngày đã khiến Milan thất thủ 0-1 trước Ajax. Điều an ủi cho anh là đã giúp Milan chiến thắng Scudetto trong mùa bóng 1995/1996 bằng những bàn thắng quyết định cùng vô số đường chuyền và những pha bóng huyền ảo của mình. Đây là chiến thắng lớn cuối cùng trong sự nghiệp của anh tại San Siro. Tài hoa nhưng luôn vật lộn với những chấn thương đã khiến cho Savicevic gặp rất nhiều khó khăn trong thi đấu để rồi phải giã từ sự nghiệp khi mùa bóng 1996/1997, khi nó Milan đứng ở vị trí thứ ... 11.
    Luôn luôn thi đấu hết mình vì Milan, và sống rất kín tiếng nhưng Savicevic lại không được lòng HLV Fabio Capello cho dù anh là thủ lĩnh trên sân đấu. Nếu không có sự can thiệp quyết liệt của chủ tịch Silvio Berlusconi, fan hâm mộ số 1 của cầu thủ Nam Tư này thì Savicevic còn ngồi trên băng ghế dự bị dài dài. Với biệt tài điều khiển trái bóng như một nhà ảo thuật, Savicevic được chính Berlusconi đặt cho biệt danh Il Genio (The Genius - Thiên tài) như là một sự công nhận tuyệt đối của người đứng đầu Milan về tài năng xuất chúng của anh. Ngoài ra, trong thập niên 90, Savicevic chính là đề tài để giới truyền thông Italia so sánh anh với Baggio và Zola, hai cầu thủ xuất sắc nhất của Ý nhưng đối với Savicevic đó không phải là mối bận tâm của anh vì những gì anh thể hiện đã nói lên tất cả.
    Chỉ 5 mùa bóng ở Milan, có thể đó là thời gian không nhiều cho một huyền thoại ở San Siro nhưng những gì mà Savicevic đóng góp cho Milan thật vĩ đại và anh xứng đáng đứng trong hàng ngũ Top 10 cầu thủ vĩ đại nhất cùng với Baresi, Maldini, Rivera, Gullit, Van Basten,... của Milan trong hơn 100 năm lịch sử của CLB.
  4. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Leonardo : Từ Milan, tới .... Milan
    Hiếm có cầu thủ nào trên thế giới này lại "học rộng tài cao" như tuyển thủ quốc gia Brazil này, anh là một trong những cầu thủ có khả năng ăn nói lưu loát nhất, anh đã nhiều lần làm các nhà báo phải ngạc nhiên trước những tuyên bố và những nhận định về thể thao trên các phương tiện thông tin. Một người có thể nói thành thạo 5 thứ tiếng : Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia và Nhật, vốn sống của anh được bổ sung bằng những năm tháng đi chu du khắp thế giới trong sự nghiệp cầu thủ của mình.
    Leonardo khởi đầu sự nghiệp ở Flamengo với tư cách là một hậu vệ cánh trái năm 17 tuổi. "Ở tuổi 17 khi mà bạn được chơi ở đội hình chính thức, bạn sẽ chơi ở tất cả mọi vị trí", anh nói. Sau 3 năm khởi đầu ở Flamengo (1987 - 1990), anh chuyển sang chơi cho Sao Paolo trong hai mùa bóng (90-91) và kịp dành một chức vô địch quốc gia.
    Năm 1991, Leonardo được Valencia rước về để chơi trong đấu trường Laliga, nhưng dường như một môi trường quá mới mẻ đã không làm cho chàng cầu thủ trẻ thích nghi được, anh trở về Sao Paolo 1 năm sau đó. Trở về Brazil anh lại toả sáng và cơ hội sang châu Âu thi đấu của Leonardo lần này là AC Milan. Sau khi đội bóng Brazil của anh đánh bại nhà đương kim vô địch châu Âu, AC Milan 3-2 trong trận tranh cúp Liên lục địa tại Tokyo (1993). Trận đấu này Leonardo đã chơi rất hay, anh kiến tạo 2 bàn thắng cho Sao Paolo và liên tục làm khổ hàng phòng ngự của Milan.... tháng 11 cùng năm đó anh chính thức khoác lên mình màu áo đỏ đen.
    Leonardo chơi cho đội tuyển quốc gia Brazil từ năm 1989, nhưng dường như anh không có duyên với các trận đấu quốc tế. Tại World Cup 1994, người ta chỉ nhớ đến anh với pha "cút" vỡ mũi Tabb Ramos của đội tuyển Mỹ và anh bị treo giò bốn trận sau đó, không còn cơ hội cho Leonardo cho dù Brazil có lọt vào đến trận chung kết và giành chức vô địch sau đó. "Tôi có một cảm giác lẫn lộn, mừng vì đội tuyển đã giành thắng lợi và không vui khi mình phải ngồi ngoài nhìn đồng đội thi đấu".
    Sau 3 mùa bóng chơi ở Milan, anh chuyển sang Nhật thi đấu cho Kashima Antlers và chơi như một tiền vệ tự do. "Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời, có rất nhiều điều khác biệt về sự chuyên nghiệp trong năm thứ hai ở đó". Tuy nhiên, tham vọng có mặt trong đội tuyển Brazil tham dự World Cup 98 đã đưa anh trở lại Pháp với PSG trong môi trường có tính chuyên nghiệp cao hơn khi mà anh vẫn còn hợp đồng với Kashima. Tại PSG, Leonardo gặp lại đồng đội cũ của mình ở Sao Paolo, Rai. Sau 2 năm chơi ấn tượng tại Pháp, năm 1998 Leonardo lần thứ 2 trở lại Milan.
    "Chúng tôi phải trả 9,5 triệu dollar để có Leonardo, người sẽ lĩnh lương 2 triệu dollar một năm và hợp đồng có giá trị đến năm 2000". Đó là tuyên bố của AC Milan. Không giấu được niềm vui khi được chơi cho một trong những CLB hàng đầu thế giới, anh nói "Đừng hỏi tôi đang hạnh phúc hay hài lòng. Tôi nghĩ thậm chí những đứa trẻ cũng có thể hiểu rằng ngày hôm nay là ngày quan trọng của cuộc đời tôi. Khi bạn nói về đồ ăn nhanh bạn sẽ nghĩ tới McDonald. Khi bạn nói về bóng đá bạn sẽ nghĩ về AC Milan".
    "Để trở thành một cầu thủ lớn, bạn phải dành ít nhất một năm trong sự nghiệp của mình ở AC Milan: Marco Simone đã nói trong một cuộc phỏng vấn và tôi đồng ý với anh ấy. Là một giấc mơ khi được chơi cho Milan vì tôi luôn theo dõi bóng đá Italia và Milan là đội bóng vĩ đại nhất thế giới trong 10 năm gần đây". Không ngạc nhiên, khi anh gặp rất ít vấn đề ở Serie A. "Tôi biết có nhiều sự khác biệt và tôi cũng biết phải thích nghi. Bóng đá rất quan trọng với mọi người ở Italia cũng giống như ở Brazil"
    Cùng với Oliver Bierhof, năm đó Leonardo đã ghi bàn liên tiếp đem lại chức vô địch cho Milan. Đến năm 2001 khi bước sang tuổi 32, nhận thấy không còn phù hợp với Milan nữa anh quyết định ra đi , ""Tôi rất hạnh phúc trong 4 mùa giải ở Milan. CLB đã cho tôi rất nhiều nhưng đã đến lúc phải ra đi. Tôi sẽ tạm biệt sân San Siro ngày 30/6 nhưng trước hết, tôi muốn CLB thân yêu của mình giành được quyền thi đấu tại Cup C1 mùa bóng tới". Không như các tin đồn anh sẽ sang Hy Lạp chơi cho Olympiakos mà anh trở về quê nhà chơi cho dội bóng khởi dầu sự nghiệp cầu thủ - Flamengo. Nhưng chỉ một năm sau đó dường như không thể quên được Milan và Milan vẫn cần có anh, tháng 10 năm 2002 anh lại trở lại Milan để chơi cùng 2 dồng huơng là Rivaldo và Roque Junior, anh nói :
    "Tôi rất hạnh phúc. Mọi thứ diễn ra quá nhanh. Những người tôi gặp đầu tiên trong ngày trở lại sân San Siro như Chủ tịch Berlusconi, đội trưởng Maldini, bác sĩ thể lực... đều chúc mừng tôi. Ban kỹ thuật của CLB thì hứa sẽ tạo mọi điều kiện để tôi có thể thi đấu, mặc dù tôi biết rằng sẽ rất khó để cạnh tranh một suất chính thức ở Milan hiện nay".
    Tuổi 33 dường như là quá sức với Leonardo trên sân bóng tại môi trường khắc nghiệt như Serie A, anh thường phải ngồi dự bị của Milan và đã đến lúc giã từ sự nghiệp cầu thủ. Dòng máu bóng dá trong anh không bao giờ ngừng chảy, với khả năng của mình anh xứng đáng được Milan mời vào một ghế trong Ban huấn luyên. Lần thứ 3 này anh không ra đi mà ở lại Milan với một vai trò khác trọng trách hơn, là chèo lái con thuyền Milan.
    Anh sẽ chuyển sang giữ cương vị trợ lý cho Phó chủ tịch AC Milan - Adriano Galliani, và đảm trách việc duy trì mối quan hệ giữa ban lãnh đạo với các thành viên đội bóng.
    Galliani cho biết: "Kể từ bây giờ, Leonardo sẽ ký một hợp đồng mới và bắt đầu thử thách trong một lĩnh vực khác. Công việc của Leonardo sẽ có liên quan đến mọi vị trí tại AC Milan".
    Bản thân cựu tuyển thủ Brazil phát biểu: "Thật hạnh phúc khi được kết thúc nghiệp cầu thủ tại sân San Siro. Tôi phải rời xa sân cỏ trước khi chấm dứt mùa giải, vì nếu vẫn tiếp tục luyện tập cùng đồng đội, nhiều dự định khác sẽ bị trì hoãn. Không sinh ra tại Milan, không phải là người Italy nhưng tôi coi mình là một người Milan đích thực. Tôi muốn được sống tại thành phố này và cống hiến cho đội bóng".
    Thành công đầu tiên của anh là đem về được cho Milan tài năng trẻ Kaka, những ngày này anh vẫn đang ở Brazil để tiếp tục đem về cho Milan những cầu thủ trẻ khác. "Tôi mới bắt đầu công việc khoảng một tháng, mọi việc cần phải học hỏi nhiều", lời phát biểu khiêm tốn của anh khi đuợc hỏi về Kaka. Chúc cho anh sớm thành công trên cuơng vị mới.
  5. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Những huấn luyện viên huyền thoại của AC Milan
    Nereo Rocco - Vị thánh ở San Siro
    Nereo Rocco là một trong số những HLV để lại ấn tượng nhất trong lịch sử của CLB không phải chỉ ở những danh hiệu lớn mà ông đem đến cho độI bóng mà còn vì cá tính hơi lập dị, sự chăm chỉ, tính hay pha trò nhưng đôi khi đến mức kì dị. Điều đặc biệt nhất chính là ở chỗ ông là ngườI đầu tiên nhận ra tài năng của Gianni Rivera và đưa cầu thủ này về với Milan khi Rivera mới có 16 tuổi để sau đó trở thành một ngôi sao sáng trong lịch sử CLB. Biệt danh của ông là ?oÔng thánh?, Rocco làm HLV tại Milan trong 3 thời kỳ khác nhau từ 1961-1963, 1967-1973 và 1975-1977. Nhiều người chỉ trích lối chơi của Milan dưới thời Rocco là nhàm chán và thiên về phòng ngự nhưng chính lối đá ấy đã đưa Milan tới chức vô địch Cúp C1 năm 1963. Hơn thế nữa, Jose Altafini, cầu thủ người Brazil được ông đưa về cách đấy 2 năm cũng là vua phá lưới trong năm ấy với 14 bàn thắng. Trong suốt những năm tháng dưới tay Rocco, Milan đã có những ngày tháng huy hoàng nhất và những cầu thủ vĩ đại nhất. Đó cũng là thời kì đầu tiên của một ?oĐại Milan? thống trị thế giới trong những năm 60. Milan đã giành được 2 Cúp C1, 2 Scudetto, 1 Cúp C2 và 1 Cúp Liên lục địa dưới triều đại của ông.
    Không chỉ là một HLV giỏI, Rocco cũng là một nhân cách lớn. Ông thường yêu các cầu thủ như con và các cầu thủ cũng coi ông như một người cha. Cesare Maldini, một trong số những cầu thủ được Rocco ưa thích nhất, kể lại rằng, mỗI khi đội bóng chơi không tốt thì mình là người đầu tiên bị chỉ trích bởi Rocco. ?oLúc ấy, ông ấy quay sang tôi, nháy mắt như muốn nói. ?oThế nào, con trai của bố mà lại chơi tệ thế à? ?o. Năm 1973, Milan thất bại trước Verona trong trận đấu cuối cùng ở Serie A và mất luôn chức vô địch vào tay đối thủ truyền kiếp Juventus, khi Rivera cãi nhau với trọng tài Lo Bello, người đã xử ép Milan rất nhiều trong trận đấu ấy, Rocco đã xông vào và nện cho ông này một trận tơi bời. Hậu quả là cả Rivera và Rocco bị cấm thi đấu và chỉ đạo 3 tháng. Nhưng Rocco thú nhận: ?o Tôi rất hả lòng hả dạ?. Rivera là người được ông cưng chiều nhất, trong một buổi tập của CLB, một thành viên của đội trẻ có một cú tắc vào Rivera đang ở tuổi xế chiều, Rocco nhảy dựng lên và gào thét ầm ỹ:? Sao mày dám làm trò đểu giả ấy?. Người ta còn nói rằng, Rocco cấm tất cả các cầu thủ đọc báo, truyện, thậm chí cả truyện tranh trong trại huấn luyện của CLB. Người ta sẽ còn nhớ mãi Rocco vì những điều ấy. Ông không mất nhiều thời gian để đi vào trái tim những người hâm mộ Milan. Rocco mất năm 1979 ở tuổI 67. Xin cám ơn ông , ?oÔng thánh? !
    Arrigo Sacchi ?" Một người hói thiên tài
    Sẽ không có ai dám khẳng định điều ấy nếu bây giờ là năm 1987, năm mà một Sacchi vô danh và rụt rè đặt chân lên thảm cỏ xanh mượt của San Siro hào nhoáng. Chính Berlusconi, người lúc ấy vừa ngôi lên ghế chủ tịch CLB một thời gian đã phát hiện ra ông, đưa ông về Milan, lúc ấy đang cần tìm một HLV thay thế Liedholm tài ba và tin cậy ông rất nhiều trong những năm ông ở đây. Sacchi không có một lý lịch ?ođẹp?. Ông chỉ là con của một người thợ đóng giày và có một sự nghiệp cầu thủ chẳng có gì đáng tự hào. Ông có một thời gian ngắn làm HLV cho Parma, lúc đó chỉ là một CLB vô danh chơi ở hạng Serie C1. Sacchi đã đưa CLB lên hạng Serie B trong vòng một năm, giúp họ đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng và thế cũng đủ để lọt vào mắt xanh của Berlusconi, ngườI rất thích phong cách huấn luyện của Sacchi.
    Sacchi không được lòng các cầu thủ vốn được cưng chiều ở Milan. Ông đem về CLB hai cầu thủ mà về sau sẽ trở thành những chân sút lớn của CLB: Paolo Virdis và Daniela Massaro, lúc đó còn vô danh. Báo chí Italia mỉa mai gọi Sacchi là ?o Lão hói? và còn đặt cược xem ông sẽ ở lại với Milan trong bao nhiêu ngày. Thậm chí Franco Baresi còn cảm thấy tự ái khi Sacchi cho anh xem cuốn băng về hậu vệ Signorini của Parma và bắt anh phải chơi hệt như cầu thủ này. Các cầu thủ còn cảm thấy bất mãn hơn nữa khi Sacchi đưa vào áp dụng một chế độ luyện tập khổ sai, không cho phép các cầu thủ ngủ trưa mà thay vào đó là một tiếng đồng hồ liệu pháp tâm lý và thể lực. Chính chế độ tập luyện hà khắc ấy đã khiến các cầu thủ gọi ông là ?ocái búa tạ?. Một trong những chiến thuật lớn nhất đã được hoàn thiện dưới thời Sacchi là chiến thuật phòng thủ khu vực, vốn đã được áp dụng đầu tiên dưới thời của người tiền nhiệm Liedholm. Từ đây, Milan bắt đầu chơi với một hàng hậu vệ chuỗi mắt xích 4 ngườI phòng ngự theo chiều nghiêng với Baresi chơi ở vị trí libero, bẫy việt vị được áp dụng được áp dụng một cách liên tục tạo ra một sức ép lên đối phương. Sacchi cũng yêu cầu các cầu thủ phải chơi nhanh, tăng cường tấn công mạnh ở 2 cánh và sử dụng các tiền đạo và tiền vệ trung tâm trong một thế trận pressing liên tục trong suốt thời gian thi đấu. Đó chính là hệ thống thi đấu nổi tiếng thế giới mang tên Sacchi, và được coi là phát kiến lớn lao về chiến thuật cuối cùng của thế kỉ 20.
    Sacchi đã có công đưa về Milan bộ 3 huyền thoại Van Basten-Gullit-Rijkaard, cùng với một dàn cầu thủ nội địa đẳng cấp thế giới: Maldini, Costacurta, Donadoni, Baresi, Virdis, Colombo, Ancelotti, Evani?mở ra thời kì huy hoàng thứ 2 của AC Milan trên chiến trường bóng đá ngoài biên giới Italia. Trong 4 năm tại vị, Sacchi đã cùng Milan giành 1 Scudetto, 2 Cúp C1, 2 Cúp Liên lục địa và 2 Siêu Cúp châu Âu nhờ sức mạnh về nhân lực và chiến thuật đúng đắn của mình. Thời kì của Sacchi kết thúc năm 1991, sau một mùa giải trắng tay cùng CLB. Nhưng rất nhiều người cho rằng, ông phải ra đi vì không hoà hợp được với các cầu thủ của mình, trong đó có Van Basten, người luôn yêu cầu ông cho phép anh được chơi tự do hơn.
    Sau Milan, Sacchi cũng đã có 6 năm làm HLV cho Squadra Azzurra, và mặc dù các số liệu thống kê cho thấy, ông là HLV giàu thành tích hàng đầu của đội tuyển, nhưng Sacchi không được người dân Italia ưa thích do tính thích thử nghiệm của ông. Sacchi rời đội tuyển năm 1996 sau thất bại ở EURO. Sacchi cũng quay trở lại Milan trong những ngày khốn khó của CLB, nhưng cũng chỉ ở lại được vài tháng trước khi lại ra đi khi không cứu được CLB thoát khỏi những thất bại nhục nhã ở Champions League và Serie A. Sacchi cũng có thời kì làm HLV ở Aletico Madrid nhưng cũng không thành công. Hiện nay, sau khi đến rồi đi khỏi Parma, ông đang là một BLV bóng đá khá nổi tiếng và vẫn đang mong chờ một ngày nào đấy được trở lại với bóng đá đỉnh cao, bởi vì ?o Tôi được sinh ra là cho bóng đá và tất cả những gì trải qua vẫn là chưa đủ với tôi?. Dù thế nào đi chăng nữa, xin chúc Arrigo may mắn!
    Fabio Capello ?" Đi lên từ sự khiêm tốn
    Khuôn mặt hay nhăn nhó, nụ cười gần như không bao giờ thấy trên môi và một thái độ khá kín đáo khi tiếp xúc với báo chí, Capello là người đem đến cho người khác, những ấn tượng xấu nhiều hơn là sự yêu thích ban đầu. Nhưng có một điều đơn giản, ông thích nói ở trên sân nhiều hơn bởi bản tính giản dị và không thích màu mè. Capello đã từng có thời được coi là một tài năng trẻ. Chơi ở vị trí tiền vệ trong đội hình Roma rồi Juventus những năm 70, Capello được nhớ đến như một cầu thủ có lối chơi khiêm tốn, cần cù và năng động. Người ta sẽ còn nhớ mãi ông trong tư cách cầu thủ với bàn thắng duy nhất vào lướI đội tuyển Anh năm 1973 trong một trận đấu giao hữu ngay trên sân Wembley. Capello đến với Milan trong những năm cuối cùng của sự nghiệp nhưng cũng để kịp giành một Scudetto vớI CLB năm 1979 trước khi giải nghệ vào năm sau đó.
    Capello học được nhiều trong những tháng năm làm trợ lý cho HLV Liedholm trong những năm 80. Ông còn là cánh tay phải của Berlusconi ở tập đoàn Finivest trong khi vẫn là HLV của đội trẻ. Khi Capello lên nắm quyền thay cho Sacchi năm 1991, nhiều người cho rằng ông chỉ là bù nhìn của Berlusconi và thậm chí còn bi quan cho rằng, sau Sacchi sẽ không còn một Milan vĩ đại nữa. Nhưng họ đã nhầm, chuỗi thắng lợi của Milan, không dừng lại ở đấy. Các cầu thủ mệt nhoài bởi những buổi tập nặng nề dưới thời Sacchi nay có thể thở phào nhẹ nhõm vì những buổi tập đã nhẹ hơn và Capello cũng thành công trong việc đem lại một sự tự tin và sinh khí mới cho các cầu thủ. Kế tục những gì mà Sacchi đã để lại, Capello xây dựng một phong cách thi đấu mới, tập thể hơn, sắc sảo hơn nhưng cũng chặt chẽ hơn và chắc chắn hơn trong phòng ngự. VớI những chiến thắng trong 5 năm dưới quyền Capello, Milan tiến lên một đỉnh cao mới: 4 Scudetto, trong đó có 3 lần liên tiếp từ 1992 đến 1994, 1 Cúp C1, 1 Siêu Cúp châu Âu và 2 lần vào Chung kết Cúp C1 châu Âu. Đó là những năm tháng của một Milan hơi khắc khổ, ít sáng tạo hơn, nhưng đầy tính thực dụng và rất chặt chẽ. Nhưng cuộc hôn nhân của Capello với Milan đã kết thúc vào mùa xuân 1996. Sau khi đem về cho Milan một Scudetto nữa, Capello cũng trở lại một lần nữa vào năm 1997, nhưng không thành công.
    Capello cũng có một năm thành công với Real Madrid, đem lại một chức vô địch cho CLB ?oHoàng gia?. Giờ đây, đang là HLV của AS Roma, Capello đang hy vọng sẽ đưa CLB cũ của mình lên một đỉnh cao mới. 18 năm sau khi CLB này đoạt Scudetto lần cuối cùng. Nhưng các CĐV Milan không bao giờ quên ông. Bằng chứng là trong trận đấu của Roma trên sân San Siro với Milan, trên khán đài của SVĐ phấp phớI một băng rôn với dòng chữ: ?oGrazie Capello!? (?oXin cảm ơn Capello!?).
    Alberto Zaccheroni, một HLV bình dân
    ?oZac? được coi là một người rất dễ gần gũi và bình dân, và luôn khiến cho những người nói chuyện có một cảm giác thật sự bình dị nơi ông. ?oTôi ghét sự giả dối và sự kiêu ngạo?, ông nói, ?oTôi luôn đánh giá cao sự thật thà và chân thành?. Con người của Zac không quá phức tạp mà ông muốn thể hiện tất cả qua thành tích của đội bóng ở trên sân và chức vô địch mùa giải 1998-1999, mùa giải đầu tiên của ông ở đây, đã khiến cho người ta so sánh ông với Sacchi và trầm trồ khen ngợi những quyết định nhân sự rất đúng đắn của Chủ tịch Berlusconi. Nhưng Zac không màng đến những lời ngợi khen bởi ông không phải là một kẻ thích ba hoa. Con người bình dân này thích làm một ly rượu rum ở quán ?oBa cây thông? của tay đua xe đạp nổi tiếng Marco Pantani, cũng là một tifosi cuông nhiệt của CLB, hơn là thích khua môi múa mép trước báo chí, Zac thích nói về văn học, máy tính và tất cả những thứ khác ở ngoài đời sau khi rờI thảm cỏ xanh. ?oChẳng có gì phảI từ chối cuộc sống này, bạn luôn phải biết chấp nhận nó và tôi yêu tất cả mọi thứ trong cuộc sống. Còn bóng đá, nó đem lại cho tôi nhiều nỗi buồn hơn?.
    Nỗi buồn đến với ông nhiều hơn và làm khuấy đảo cuộc sống của cái gia đình nhỏ 3 người của ông kể từ khi ông đến Milan năm 1998 và bắt đầu gánh chịu những sức ép lớn lao ở đây, điều không hề có trong những năm tháng ở CLB hạng trung Udinese. Luca, con trai độc nhất của Zaccheroni, hiện đang là một sinh viên công nghệ thông tin, luôn phàn nàn vì cuộc sống của mình không bao giờ được yên ổn bởi một ông bố quá nổi tiếng. Và những kẻ không ưa cầu thì luôn luôn trêu chọc cậu bằng cách rêu rao rằng bố cậu sắp ?obật bãi? ở Milan. Và cách duy nhất để cậu bé bảo vệ cha mình, là luôn luôn có mặt trên khán đài trong các trận đấu của cha cậu ở sân San Siro. ?oTôi không cảm thấy ngượng vì cha tôi là một HLV?, Luca nói,? Có một ông bố làm HLV cho một đội bóng lớn như Milan là niềm tự hào của cả gia đình tôi?.
    Là một môn đệ của bóng đá tấn công với Udinese. Zac rất ưa thích chiến thuật 3-4-3 giàu sức công phá với ?o3 quả bom nguyên tử? ở hàng tiền đạo. Trong những năm tháng ít ỏi ở xứ Friuli, Zac đã xây dựng được đội bóng có hàn tấn công vào loạI mạnh nhất ở Serie A với Poggi, Amoroso và Bierhoff. Chính Bierhoff và một đồ đệ trung thành khác của Zac là Helveg đã cùng ông tớI Milan trong sự hoài nghi của báo chí trong mùa bóng đầu tiên. Quả thật, Milan chơi rất tồi ở những vòng đầu tiên. Đội bóng không quen chơi một chiến thuật kì lạ như thế vì trong suốt những năm tháng hoàng kim, CLB chơi 4-4-2 cổ điển. Trong những ngày tháng đàu ảm đạm của Serie A và sức ép lên vai Zac ngày một lớn, Zac vẫn bình thản bảo vệ ?othị tộc? của mình. Bất chấp những Bierhoff không ghi bàn và Helveg có mặt trên sân cả những lúc anh đá tồi nhất. Chính sự kiên nhẫn của ông và một thay đổi nhỏ trong lối chơi của hàng tiền vệ đã giúp ông được đền đáp xứng đáng. Bierhoff ghi 20 bàn thắng, Weah, Boban và Maldini, những cựu binh tưởng hết thờI đã trở lạI đỉnh cao. Scudetto đến với Milan như một phần thưởng xứng đáng. Lý giải điều này, nhiều ngườI cho rằng Milan ăn may. Nhưng họ cũng quên rằng, đội bóng đang có Zac có đằng sau tất cả. Ông khiêm nhường, rất quan tâm đến tiểu tiết, chịu tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của cầu thủ và ban lãnh đạo, và nhất là rất khéo léo trong việc thông báo danh sách những cầu thủ chính thức và dự bị để họ cùng đoàn kết lại vì CLB.
    Nhưng Milan đã đi theo một con đường khác. Sự thiếu ổn định đang ngự trị trong độI bóng và có rất nhiều ý kiến cho rằng chính Zac phảI gành chịu trách nhiệm ấy và ra đi. Những người lạc quan thì cho rằng Zac sẽ biết vượt qua khó khăn để vươn lên khi số phận của ông đang thực sự lơ lửng. Ván bài thay đổi HLV sau mùa bóng này của Milan đã được ngửa ra. Người ta nói đến những cái tên như Lippi hay Terim như những sự lựa chọn cho mùa bóng sau. Nhưng Zac vẫn rất cương nghị và bình thản: ?oGiờ đây không phảI là thời điểm để nói tới những điều ấy. Tôi muốn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất có thể cho độI bóng này. Dù sao, ngườI ta cũng phải biết hi vọng?.
    Những điều bạn chưa biết về Zaccheroni
    Ông sinh vào ngày ?oCá tháng 4? : 1/4/1953, là con trai thứ 3 của ông bà Adamo và Eva Zaccheroni.
    Cha của Zac là một CĐV cuồng nhiệt của Inter Milan và còn là bạn rất thân của Gorgio Ghezzi, thủ môn tài ba của Inter và sau đó là của AC Milan. Còn Zac lại là một Milanista, CĐV của Milan, và nhiều khi hai bố con cãi nhau chỉ vì họ không cùng ủng hộ một đội bóng.
    Zaccheroni chưa bao giờ là một cầu thủ giỏi. Khi còn trẻ, ông đã từng khoác áo cho Cesena, Bologna và nhất là ở đội bóng nghiệp dư Cesetina ở thành phố quê hương ông.
    Zac phải từ bỏ bóng đá năm 1982 sau 2 năm nằm bệnh viện vì bị tai nạn. Các bác sĩ từ chối cho phép Zac trở lạI bóng đá vì sợ rằng Zac không đủ sức để làm điều đó. Zac bắt đầu làm HLV từ năm 1983 cho đội bóng chơi ở hạng Serie C2 (hạng 3) Cesetina. Ông đã qua các CLB Riccione (nghiệp dư), Venezia (Serie B), trước khi thành danh với Udinese và chuyển sang làm HLV cho AC Milan. Ông cưới Fulvia Bernardini năm 1976, một ngườIi bạn học từ thuở nhỏ nhưng lại là một CĐV của Inter.
    Ước mơ lớn nhất của Zac trong cuộc đời không liên quan gì đến bóng đá. Ông chỉ mong muốn một ngày nào đó được gặp gỡ với thần tượng của mình : Nelson Mandela.
  6. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Milan - Palermo: 0-2
    Trong trận đấu này, các cầu thủ AC Milan đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội ngon ăn với những pha bóng của Seedorf, Inzaghi và Gattuso. Những tình huống phối hợp đẹp mắt của bộ đôi người Brazil, Cafu và Kaka nhưng Alberto Gilardino đã không thể cụ thể hoá những cố gắng đó thành bàn thắng trước hàng phòng ngự dày đặc của Palermo.
    Trước những đợt tấn công của đội chủ nhà, đội khách Palermo không hề tỏ ra nao núng mà trái lại, họ tổ chức những pha tấn công nhuần nhuyễn và sẵn sàng chơi ăn miếng trả miếng với Milan. Những cơ hội được tạo ra trước khung thành của thủ môn Dida với những pha dứt điểm của Di Michele và Mark Bresciano.
    Phút 48 của trận đấu, trong một pha nỗ lực phá bóng nhưng trung vệ Nesta lại mắc một sai lầm ngớ ngẩn khi đưa bóng đến chân Bresciano và tiền vệ người Australia này đã tận dụng ?omón quà? đó khi sút tung lưới thủ thành Dida mở tỷ số cho trận đấu.
    Có được bàn thắng, các cầu thủ Palermo càng chơi càng hay khiến các học trò của HLV Carlo Ancelotti như bị ?ocóng? và khi còn đang loay hoay với việc tìm đường vào khung thành của thủ môn Fontana thì họ suýt nữa đã phải chịu thêm bàn thua thứ hai sau khi cựu tiền vệ CLB Parma, Fabio Simplicio tung ra một cú sút căng nhưng rất may cho đội bóng chủ sân San Siro khi bóng đã bay ra ngoài trong gang tấc.
    Trong một tình huống phản công của các cầu thủ Milan, Inzaghi đã kết thúc đường chuyền thông minh của Kaka nhưng vận may lại một lần nữa không mỉm cười với tiền đạo này khi cú sút từ cự ly chỉ khoảng 8 mét nhưng bóng lại đi ra ngoài khung thành đội khách.
    Cả Gilardino, Kaka và Maldini đều cố gắng để tìm đường vào mành lưới Palermo nhưng những nỗ lực của họ đã bất thành. Trong cơn tuyệt vọng, Milan lại phải hứng chịu thêm bàn thua thứ hai ở phút 74. Thủ thành Dida chỉ có thể cản phá cú sút của Bresciano nhưng anh đã không thể làm gì hơn với pha đá bồi ấn định chiến thắng 2-0 của tiền đạo Amauri.
    Sau bàn thua này, HLV Ancelotti đã thay tiền vệ người Hà Lan, Seedorf bằng tiền đạo Ricardo Oliveira nhưng những cố gắng của Milan đã quá muộn để có thể xoay chuyển cục diện và Milan đành cay đắng nhìn đội khách ra về với 3 điểm trong tay.
  7. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    hoa hồng vàng
    [​IMG]
  8. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Thông tin cập nhật từ Milanello
    Kaka và Ambrosini đã trở lại tập luyện bình thường cùng đồng đội trong khi đó Nelson Dida phải điều trị chấn thương.
    Sau cuộc họp báo với sự hiện diện của HLV Carlo Ancelotti và Cristian Brocchi, các cầu thủ tập trung lúc 3h chiều. 17 cầu thủ của đội hình chính được ghép với 5 thành viên của đội trẻ tập luyện buổi cuối cùng trước khi đối đầu với trận gặp Lille.
    Sau 10 phút khởi động, bao gồm cả phần giữ bóng, Ancelotti đã cho tập nặng với việc chia đôi đội hình. Như đã thông báo tại cuộc họp báo, Kaka và Ambrosini đã tham gia tyâpk luyện bình thường cùng với các đồng đội. Nelson Dida phải điều trị chấn thương trong khi đó Cafu và Favalli tập luyện ngoài đường pith.
  9. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Thông tin cập nhật từ Milanello
    Sáng nay, Milan đã có một loạt các bài tập thể lực với việc tập chạy và tập cường độ cao khi trở lại luyện tập sau thất bại trong trận đấu gặp Lille tối qua.
    Các cầu thủ có mặt trong trận đấu Champions League gặp Lille đều tham gia buổi tập luyện trong khi Inzaghi tham gia buổi luyện tập sau 30 phút chạy hồi phục. Cafu cũng tham gia bài tập nặng cùng Gilardino và Antonelli trong tình huống một chọi một với Mauro Tassotti làm nhiệm vụ chuyền bóng. Paolo Maldini và Ricardo Oliveira chạy hồi phục quanh khu rừng bao quanh khu huấn luyện.
    Cầu thủ đang điều trị chấn thương, Beppe Favalli tập luyện ngoài đường pitch. Toàn đội sẽ trở lại luyện tập vào lúc 3h chiều ngày thứ 6
  10. milanista_81

    milanista_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ trong số những BLV và những người làm công tác truyền thông cũng như những người am hiểu về bóng đá Italia nói riêng và đất nước, con người Italia nói chung thì tôi chỉ thấy duy nhất có một người có thể chấp nhận được, đó là anh Anh Ngọc.
    Tôi đã từng đọc rất nhiều những bài bình luận về Italia của Anh Ngọc và tôi thấy rằng tình yêu Italia của anh đã vượt lên rất cao những người khác cả về độ hiểu biết và trái tim. Tôi đồng ý với anh rằng những người yêu mến bóng đá Italia không giống những người yêu mến những nền bóng đá khác. Họ không những rất am hiểu về nền bóng đá nước này mà còn biết rất rõ những gì không thuộc về bóng đá.
    Có thể, anh Ngọc ạ! Cho đến bây giờ anh vẫn chưa thể tìm được 1 người để có thể chia sẻ về niềm ngưỡng mộ Napoleon của anh với những trận đánh kinh điển như Waterloo hay Borodino... nhưng để chia sẻ về tình yêu với Italia thì ít nhất là có một người.
    Còn nhớ, trận chung kết W.C 2006 giữa Italia và ĐT Pháp, anh đã bình luận mà như khóc, có lúc tưởng như không thể nói thành lời nữa, nhất là ít phút sau khi trận đấu kết thúc. 24 năm chờ đợi và một chiếc Cúp vô địch thế giới - không còn gì tuyệt vời hơn nữa.
    Anh đã nói về lý do tại sao mình thích bóng đá Italia và tại sao lại yêu mến đất nước Nam Âu này. Đơn giản, đó là không hiểu tại sao - yêu là yêu, em cũng vậy.
    WC 1990 mà Italia là chủ nhà. Khi ấy ở quê em T.V còn rất hiếm, có cũng chỉ là T.V đen trắng. Em đã nghe được những thông tin về WC này qua đài phát thanh và em hiểu rằng đội tuyển Italia khi đó cũng rất mạnh. Tuy nhiên, những thông tin trên đài phát thanh ấy khi đó lại xen lẫn với những tin tức diễn biến chuẩn bị của cuộc chiến vùng Vịnh. Và rất hay ho là từ đó em quan tâm đến cả Italia và Trung đông. Sự quan tâm đến những Azzurri, Dải Gaza, Cao nguyên Golan hay Bờ Tây sông Gordan cứ đan xen lấy nhau, ám ảnh đến sự nhận biết ban đầu về tình hình quốc tế của một đứa trẻ như em.
    Và đến một ngày em nhận thấy những gì thuộc về chiến tranh chỉ mang đến những ám ảnh mà chẳng làm cho tư tưởng của mình tốt hơn lên. Từ đó em tập trung vào nghiên cứu Italia.
    Cũng như anh, khỏi phải nói em vui như thế nào khi Đội quân màu Thiên thanh đoạt Cúp vàng thế giới mặc dù sau đó Calciopoli làm giảm hưng phấn đi đôi chút nhưng đến khi Cannavaro giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu và Thế giới thì niềm vui lại được nhân lên gấp nhiều lần. Đúng là sau nắng hạn tất phải đến mưa rào, anh Ngọc nhỉ.
    Về Seri A trong năm qua em chỉ buồn khi Shevchenko từ Milan sang Chelsea và ngày hôm nay em biết được tin Pirlo không được nằm trong danh sách đội hình tiêu biểu của bóng đá thế giới năm 2006. Còn về Milan và bóng đá Italia hiện nay, em vẫn tin tưởng và có thể yên tâm giống như câu nói của Sir Alex "phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi" Cái gì đã được khẳng định thì sẽ không khó để lấy lại, phải không anh Ngọc?
    Về đất nước và con người Italia, em cũng hay có cảm giác khác khi có gì đó liên quan đến nó. Những gì liên quan đến Italia đều là số 1. Trong những bài viết của anh em chỉ nghe thấy nói về xe Vespa với lịch sử 60 năm mà chưa nói đến Ferarri, Alfa Romeo hay Lamborghini. Ở Việt nam hiện nay hầu hết đã xuất hiện trên đường phố Hà Nội và Sài gòn kể cả Anston Martin, Land Rover, Cadillac, BMW series 7 hay May bach tuy nhiên những nhãn hiệu Italia nói trên thì vẫn chưa thấy. Từ đó có thể hiểu rằng để sở hữu được 1 chiếc xe hạng sang Italia khó đến mức nào. Em nghĩ một phần cũng thuộc về đẳng cấp.
    Không như anh, đã từng học ở Singapore và vì làm công tác truyền thông nên anh có cơ hội để đi ra nước ngoài nhiều hơn. Còn em thì chưa bao giờ, với Italia thì càng không những những địa danh quen thuộc hay những cái tên gắn liền với Italia thì không khỏi làm em không giật mình mỗi khi nghe đến hay đơn giản chỉ là tưởng tưởng đến. Khi đến Làng gốm Hương Canh ở Vĩnh Phúc, em tưởng tưởng mình đang ở một vùng gốm nào đó ở Ubino của Rafael. Cũng có lần em nghĩ xứ Tuscan cũng giống như Huế ở Việt Nam nhưng sau đó nghĩ mình sai vì Huế thì chỉ có những công trình kiến trúc cổ kính(tất nhiên là không thể so sánh được với Pisa hay Florence) mà không có những thứ khác nổi tiếng, chẳng hạn như bóng đá.
    Em đang làm việc ở đường Thái Hà nên những lúc đi làm qua cầu Vượt Ngã Tư Sở em cảm thấy mình đang đi trên con cầu vượt lớn nhất thế giới (dự án sắp xây dựng) bắc qua eo biển Messina. Nhiều lắm,nhưngtoàn những tưởng tượng, cả những vùng đẹp tuyệt vời ở xứ Lombardia, trường đua quốc tế ở Monza hay là lễ hội đua thuyền ở Vernice.
    Tự nhiên em nghe thấy tiếng bình luận trận đấu giữa Chelsea và Liverpool, có lẽ là đã sang hiệp 2. Em phải xem xem thế nào vì em ghét thằng Mourinho lắm. Hy vọng là trận này Chelsea thua để cơ hội ra đi của hắn ta cao hơn. Chúc anh một cuối tuần nhiều niềm vui!
    Milanista_81

Chia sẻ trang này