1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Japa Yoga

    Tác giả: Swami Sivananda

    Giới thiệu

    Trong kỷ Bóng tối này (Kali Yuga), chỉ mỗi Japa (trì niệm) là con đường dễ nhất để đi đến giác ngộ Thượng đế. Bình giả nổi tiếng của kinh Gita và kinh Advaita Siddhi - Swami Madhusudana Saraswati đã hợp nhất với đấng Krishna nhờ trì tụng Mantra của Krishna. Tương truyền, Swami Vidyaranya, tác giả của Panchadasi đã hội nhập với phẩm tính của thánh mẫu Gayatri nhờ trì niệm Gayatri mantra.


    Thời nay, rất nhiều trí thức đã mất niềm tin vào diệu dụng của Mantra, do ảnh hưởng từ các nghiên cứu khoa học chưa đầy đủ. Họ đã hoàn toàn từ bỏ Japa. Thật đáng tiếc.


    Cuộc đời thì ngắn ngủi; thời gian mau chóng lướt qua; thế giới ngập tràn đau khổ. Hãy cắt đứt mối ràng buộc của Vô minh và uống cam lồ hạnh phúc của Niết bàn. Ngày nào bạn không thực hành Japa thì ngày đó sẽ trở nên uổng phí. Những người sống mà chỉ đơn giản biết ăn uống, ngủ nghỉ, và không thực hành tâm linh thì chưa tiến hóa vào chiều sâu nhân tính.


    Định nghĩa Mantra


    Một Mantra, trong truyền thống Ấn Độ, là một tổ hợp các âm tiết linh thiêng có quyền năng tạo thành một hạt nhân của năng lượng tâm linh. Nó như một nam châm thu hút – hoặc thấu kính hội tụ các rung động tâm linh. Theo Upanishad, kinh điển cổ xưa của Ấn độ, khởi nguồn của các Mantras là từ Parma Akasha – tự tính nguyên thủy, bản tính nền tảng vĩnh cửu và bất biến của vũ trụ. Sự phát xuất của âm thanh ban sơ Vach kiến tạo nên vũ trụ hiện tượng biến dịch. Các Mantras tồn tại trong trạng thái bản nguyên và được lĩnh hội trực tiếp bởi các bậc Chân Sư thời thượng cổ, những vị này sau đó đã phiên âm chúng thành các lời nói với nhịp điệu & giai điệu có thể nghe rõ được.


    Mantra không phải là lời cầu nguyện. Cầu nguyện bao gồm những lời thỉnh cầu, trong khi Mantra là một tập hợp chuẩn xác các từ và âm tiết nhằm mục đích tạo nên các hình tư tưởng cụ thể hoặc Shakti.


    Man trong mantra có nghĩa là “suy nghĩ”, tra nghĩa là giải phóng khỏi tù ngục luân hồi của vũ trụ hiện tượng. Tuy nhiên có rất nhiều tầng ý nghĩa của Mantra, đòi hỏi người ta phải thực sự hành trì đến khi thấu hiểu bằng kinh nghiệm. Kiến giải uyên bác cũng chỉ bao hàm được một phần nhỏ ý nghĩa của Mantra.
    Lần cập nhật cuối: 04/08/2015
  2. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Sáu phương diện của Mantra


    Mỗi Mantra có sáu phương diện: Rishi: một vị Chân sư – hoặc bậc Giác ngộ, một Raga: giai điệu, Devata: thủ Thần, Bija: âm chủng tử - hạt giống, Sakti: năng lượng và Kilaka: trụ cột.


    1. Rishi: Các vị Chân sư, bằng trực giác đã khám phá ra các Mantra và thấu hiểu công dụng của chúng như những dòng chảy huyền vi để ban truyền ân điển, kiến thức và năng lực từ Thượng đế. Các bậc giác ngộ thời cổ này biết rằng năng lực của các mantra nhằm để phụng sự và hướng dẫn nhân loại. Các Mantra được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ Guru tới các đệ tử, và trong quá trình này, năng lượng của Mantra ngày càng lớn dần.


    2. Raga: có thể so sánh với nét giai điệu của phương tây, là một chuỗi các âm thanh đơn, chưa hòa âm. Khi trì chú cần có giai điệu đúng của mỗi câu chú. Ở Ấn độ, có một nhận thức chung là mỗi âm thanh có hai khía cạnh: một là âm thanh biểu hiện ra ngoài có thể nghe được, hai là âm thanh vi tế bản chất bên trong – mang theo ý nghĩa và phát sinh từ bản thể. Bản chất này được gọi là Shabda hoặc Vach. Khi một lời nói ra được phát âm đầy đủ cả bên trong và bên ngoài, mối liên kết với shabda sẽ khiến một hình ảnh xuất hiện. Các âm thanh là những rung động làm phát sinh những hình thể rõ ràng. Các hình ảnh được cấu thành từ sóng ánh sáng, sóng ánh sáng được tạo ra từ các rung động, các rung động này không tách rời khỏi các âm thanh. Vì vậy âm thanh và hình ảnh thực chất không tách rời nhau. Khi trì tụng Mantra của một thủ Thần nào đó, hoặc tên của vị Thần đó đủ lâu, dần dần hình ảnh vị Thần đó sẽ được kiến tạo trong tâm thức như một trung tâm năng lượng tâm linh và sẽ thấm nhuần các tầng bậc ý thức của người hành trì và thực sự trở thành trung tâm nhận thức của người đó.


    3. Devata - Thủ Thần: Devata là vị thủ Thần mà câu Mantra có quyền hiệu triệu, là diện mạo trong một hình tướng cụ thể của Thượng đế. Thủ Thần là hiện thân của trí tuệ đến từ cội nguồn quang minh của vũ trụ. Ví dụ nguồn sáng là mặt trời, một tia sáng được chiếu ra từ đó. Ở đây cội nguồn quang minh là Thượng đế, vị thủ Thần như một tia sáng phát ra từ Ngài. Thủ Thần có một cái tên riêng để hành giả có thể phát triển một mối quan hệ riêng tư và thờ phụng như một hình tướng cụ thể của Thượng đế mà anh/chị ta có thể lĩnh hội được. Khởi đầu tu luyện, Thượng đế nằm ngoài các khái niệm mà tâm trí người thường có thể hiểu. Vì vậy, tâm trí con người lúc đầu cần thiết lập mối liên hệ với một hình tượng cá nhân như Shiva, Krishna, Lakshmi … Nhân loại là những đứa trẻ tâm linh, cần có một khái niệm cụ thể về Thượng đế, cho đến khi họ giác ngộ được Đấng chí tôn trong hình tướng chân thực nhất.


    4. Bija – hạt giống - âm chủng tử: Mỗi Mantra có một âm chủng tử. Đây là bản chất của một Mantra và nó mang lại sức mạnh đặc biệt cho Mantra. Giống như trong một hạt giống có tiềm tàng một cái cây, hạt giống – âm chủng tử sẽ nở ra một thực thể tâm linh sáng ngời đẹp đẽ.


    5. Kilaka – trụ cột hoặc chiếc ghim: Ban đầu Kilaka là động lực, sự bền bỉ, tính kiên trì và sức mạnh ý chí mà hành giả cần có để theo đuổi việc hành trì Mantra. Nhưng khi năng lượng của Mantra bắt đầu đi vào quán tính tự vận hành, tự sản sinh, Kilaka trở thành chiếc ghim gắn chặt hành giả vào câu Mantra, vào năng lượng của Mantra, vào Guru, vào vị thủ Thần và cuối cùng tất cả trở thành một. Giả sử bạn trì tụng câu Mantra nào đó hàng ngày đều đặn một vài năm, rồi bạn ngừng thực hành. Hai mươi năm sau, đột nhiên một ngày câu Mantra tự động buột ra khỏi miệng bạn và bạn muốn tiếp tục hành trì như chưa từng dừng lại. Đây là một ví dụ về năng lực quán tính.


    6. Shakti – năng lượng: năng lượng tinh túy bên trong Mantra là Shakti, biểu tượng của Thánh Mẫu Vũ trụ. Tính linh nghiệm, thần lực của Mantra chỉ thực sự được giải phóng khi được trì tụng lặp đi lặp lại cho đến khi Devata – vị thủ Thần của câu Mantra xuất hiện và tiếp tục trì tụng cho đến khi hội nhập trọn vẹn với vị thủ Thần đó thì kinh nghiệm tâm linh được coi là đã đến bờ giác. Nhờ không ngừng niệm Mantra, hành giả sẽ được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của maya, thế giới huyễn ảo. Bằng việc trì tụng suốt ngày đêm (chỉ một câu Mantra), kéo dài nhiều năm, mục đích của Japa Yoga (cũng như tất cả các môn Yoga khác) sẽ đạt được: hội nhập tâm thức cá nhân vào Tâm thức Vũ trụ.
    Lần cập nhật cuối: 05/08/2015
  3. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Mantra trong thực tiễn

    Tất cả các Mantra đã được các vị Siddha sử dụng để tu luyện giải thoát đều hiệu nghiệm và có năng lực như nhau. Sẽ là sai khi nói Om Namo Narayanaya là vượt trội Om Namah Sivaya hoặc Om Hari hay Sri Ram .v.v.. Bạn có thể đạt đến giác ngộ Thượng đế bằng cách trì tụng bất cứ câu Mantra nào có liên hệ đến các bậc giải thoát. Valmiki chứng nhập Tâm thức Phổ quát chỉ bởi lặp đi lặp lại Mara Mara. Một số người nghĩ rằng Om hoặc SoHam là cao hơn Om Namo Narayanaya hoặc ngược lại. Điều này là sai. Trạng thái đạt tới bởi thực hành Japa về Om hoặc SoHam thì cũng có thể đạt được bằng cách thực hiện Japa về Sri Ram hoặc Om Hari.

    Bạn không nên nghi ngờ giáo lý được dạy trong các kinh điển. Niềm tin mong manh sẽ dẫn đến suy vi. Một người thiếu niềm tin, không tin tưởng vào Japa thì không thể hy vọng tiến bộ trên con đường tâm linh. Nếu anh ta bảo rằng: “tôi đang thực hành thiền phát triển nghi vấn – Tôi là Ai – như được dạy trong kinh Veda” – thì điều này hoàn toàn là mơ mộng viển vông. Chỉ rất ít người phù hợp với câu hỏi Tôi là Ai nói riêng và thiền phát triển nghi tâm nói chung.

    Bạn cần có niềm tin rằng Linh hồn, Thượng đế, thủ Thần và Mantra là một. Với niềm tin này, bạn sẽ lặp đi lặp lại Guru Mantra hoặc Ista Mantra (câu mantra được niệm lâu năm đến lúc thân quen như tên gọi thường ngày của bản thân), chỉ như vậy bạn sẽ đạt đến Mantra Siddhi hoặc giác ngộ Thượng đế.

    Việc trì tụng một Mantra có thể đem lại cho hành giả giác ngộ tối thượng cho dù anh ta không hề biết ý nghĩa của Mantra đó. Cách Japa máy móc này mất thêm chút thời gian để đạt đến giác ngộ hơn là khi nó được thực hành với hiểu biết về ý nghĩa. Có một năng lực không thể diễn tả hoặc năng lượng siêu nghiệm không thể nghĩ bàn ẩn chứa trong các Mantra, hễ được trì tụng là sẽ hoạt dụng cho dù người ta không ý thức được nó. Tuy nhiên khi niệm Mantra với sự tập trung vào ý nghĩa của nó, bạn sẽ đạt được Ý thức Thượng đế nhanh chóng.

    Hình thành một thói quen mạnh mẽ trong việc trì tụng Tên của Thượng đế, hoặc tên của thủ Thần sẽ khiến bạn dễ dàng nhớ đến Ngài lúc chết và sẽ được giải thoát.

    Định nghĩa Thượng đế là phủ nhận Thượng đế. Bạn đưa ra định nghĩa về một đối tượng hạn chế. Làm sao bạn có thể định nghĩa cái vô hạn hoặc Đấng Vô Cùng – là cội nguồn và nguyên ủy của vạn sự? Nếu bạn định nghĩa Thượng đế, bạn đang giới hạn cái vô hạn, bạn đang giam cầm Ngài bằng các khái niệm của tâm trí. Thượng đế nằm ngoài tầm với của tâm trí thô thiển, nhưng Ngài có thể được giác ngộ thông qua Japa và thiền với một tâm thức an định, thanh tịnh và vi tế.
    Lần cập nhật cuối: 05/08/2015
  4. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Manasika Puja (quán tưởng cúng dường) có tác dụng mạnh mẽ hơn cúng dường bên ngoài với hoa, quả, đèn, hương .v.v.. Arjuna nghĩ rằng Bhima không thực hành bất kỳ kiểu thờ phụng nào. Anh ta tự hào về việc thờ cúng bên ngoài cho thần Siva. Anh ta cúng dường rất nhiều lá cây Bilva. Như Bhima quán tưởng cúng dường lá cây Bilva của tất cả cây Bilva trên toàn thế giới cho thần Siva. Quyến thuộc của thần Siva không thể quét dọn hết lá cây Bilva trên đầu Siva mà Bhima cúng dường. Trong một linh ảnh, Arjuna thấy rất nhiều người mang rổ đựng lá cây Bilva, anh ta nghĩ rằng lá cây này là do mình cúng dường và hỏi họ: “Từ đâu mà các vị có các lá cây này?” Họ trả lời: “Ồ Arjuna, những lá cây này được Bhima cúng dường Siva thông qua Manasika Puja.” Arjuna nhận ra Manasika Puja, cúng dường quán tưởng có hiệu quả vượt trội hơn cúng dường bên ngoài.

    Manasika Puja có thể được thực hiện bởi các hành giả cao cấp. Người mới thực hành nên cúng dường bên ngoài với hoa, hương trầm … Bạn sẽ tập trung hơn khi thực hành Manasika Puja. Hãy quán tưởng vị thủ Thần ngồi trên tòa sư tử được trang hoàng kim cương, ngọc trai, ngọc lục bảo … Cúng dường Ngài hương, hoa, trái cây, dầu thơm, trầm hương, thực phẩm. Cúng dường Ngài tất cả trái cây trên thế giới. Đừng hà tiện ngay trong Manasika Puja. Nếu trong cúng dường quán tưởng mà người ta chỉ dâng một quả chuối thiu và một nhúm đậu thì quả là một tên keo kiệt. Ngay trong Manasika Puja, người đó không thể trở nên hào phóng và rộng rãi. Thế gian này đầy rẫy những kẻ bủn xỉn như vậy. Khi kết thúc cúng dường, hãy nguyện thâm: “Bất kể hành động gì con làm bằng thân, khẩu, ý, bằng các giác quan, bằng nhận thức hoặc bằng bản tính tự nhiên của mình, con xin dâng hiến tất cả cho Ngài. Om Tat Sat Brahmapanamastu.” Như vậy sẽ thanh lọc thân tâm bạn và loại bỏ ảnh hưởng xấu của tâm mong cầu phúc báu.
  5. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Bạn có thể thực hành Japa của mantra Om Namah Sivaya nếu bạn sùng mộ Siva. Om Namo Narayanaya nếu bạn sùng bái Vishnu. Đó là những Mantra đầy quyền năng. Không ai có thể giải thích lợi ích của Japa, Sadhana và Satsanga. Japa là cam lồ bất tử biến đổi hành giả trở về trạng thái uyên nguyên. Chỉ thông qua Japa, người ta có thể đạt đến giác ngộ Thượng đế ngay trong một kiếp.

    Cuốn sách này sẽ đưa ra ánh sáng những chủ đề quan trọng của Mantra Yoga và phương pháp thành tựu đạo quả tối thượng thông qua Japa. Chương thứ nhất sẽ đưa ra các giải thích về Japa. Chương hai bàn về tầm quan trọng của hồng danh Thượng đế. Các loại Mantra khác nhau sẽ được giới thiệu trong chương ba. Chương bốn bao gồm nhiều chỉ dẫn thực hành hữu ích cho Sadhana (nghĩ quỹ hành trì). Chương năm phác họa tiểu sử của một vài bậc thánh đạt đến giác ngộ Thượng đế nhờ Japa.

    Cầu mong Thượng đế ban cho bạn nội lực để điều hướng thân tâm thực hành Japa Yoga và thờ phụng Ngài không ngừng nghỉ. Mong bạn có niềm tin không lay chuyển vào phép màu thần diệu và lợi ích phi thường của Japa Yoga. Cầu mong bạn sẽ giác ngộ minh triết của Thượng đế thông qua trì tụng hồng danh của Ngài. Mong sao ân phúc của Siva, Hari, Rama, Krishna, Lakshmi luôn theo bạn.
  6. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC CỦA JAPA

    1. Japa là gì?

    Japa là sự lặp đi lặp lại một Mantra hoặc một tên gọi của Thượng đế. Trong kỷ Kali (Kali Yuga, kỷ bóng tối) này, khi căn cơ của tuyệt đại đa số con người thuộc hàng hạ căn, các trường phái Yoga cao cấp trở nên rất khó thực hành. Japa là một con đường dễ dàng đi tới giác ngộ Thượng đế. Tukaram, một vị thánh ở Maharashtra, Dhruva, Prahlada, Valmiki, Ramakrishna Paramahamsa … tất cả đều thành tựu giải thoát nhờ niệm hồng danh Thượng đế.

    Japa là một trường phái quan trọng của Yoga. Trong kinh Gita, bạn sẽ tìm thấy “Yajnanam Japa Yajnosmi – Giữa các Yajna (cách hiến cúng), Ta là Japa Yajna.” Trong kỷ Kali, chỉ riêng thực hành Japa đã đủ mang lại hạnh phúc trường cửu và sự bất tử. Japa cuối cùng sẽ đưa đến Samadhi hoặc sự hòa đồng với Thượng đế. Japa phải trở thành thói quen và thực hành với tâm hồn trong sáng hoặc ước nguyện thiêng liêng. Không có loại Yoga nào cao hơn Japa. Nó có thể mang lại tất cả thành quả mà bạn mong muốn, thần thông biến hóa, sùng mộ và giải thoát.

    Japa là trì chú, niệm Mantra. Dhyana là thiền về hình thể của Thủ Thần với các đặc tính của Ngài. Đây là sự khác biệt giữa Japa và Dhyana. Có phép thiền Dhyana đi kèm Japa (Japa Sahita), có phép thiền Dhyana không đi kèm Japa (Japa Rahita). Khởi đầu bạn nên kết hợp Dhyana với Japa. Khi bạn ở trình độ cao, Japa sẽ tự rời bỏ và chỉ còn lại thiền duy trì. Đó là giai doạn cao cấp. Khi đó bạn có thể thực hành tập trung tâm trí riêng biệt. Bạn có thể làm gì mà bạn thích nhất theo trình tự này. Om là cả Saguna và Nirguna, cả Brahma biểu hiện và phi biểu hiện. Nếu bạn là tín đồ của Rama, bạn có thể niệm Om Ram để thờ phụng Brahma biểu hiện.

    Tên (Nama) và đối tượng biểu thị của tên (Rupa) là không tách biệt. Tư tưởng và ngôn ngữ không tách rời nhau. Bất cứ khi nào bạn nghĩ đến tên của con trai mình, hình ảnh cậu ta sẽ hiện ra trước con mắt tâm trí của bạn và ngược lại từ việc nghĩ đến hình ảnh cậu ta sẽ có âm thanh về tên gọi xuất hiện trong tâm trí. Khi bạn thực hành Japa về Rama hay Krishna, hình ảnh của Rama và Krishna sẽ xuất hiện trong tầm nhìn nội quan của bạn. Do đó Japa và Dhyana đi cùng nhau, chúng không chia tách.

    Khi bạn hành trì Japa bất cứ Mantra nào, hãy nghĩ rằng bạn đang thực sự cầu nguyện tới vị Tôn Thần của bạn, và vị Thần thực sự đang lắng nghe bạn, đang nhìn bạn với đối mắt nhân từ, với đôi tay tác ấn Varabaya giải phóng bạn khỏi mọi nỗi sợ hãi và ban tặng bạn quả vị giải thoát. Hãy ấp ủ quan niệm thực hành này.

    Thực hành Japa cần đi kèm với cảm nhận. Biết ý nghĩa của Mantra. Cảm nhận sự hiện diện của Thượng đế mọi lúc, mọi nơi và mọi sự vật hiện tượng. Nỗ lực tới gần Ngài khi bạn niệm Mantra. Hãy nghĩ rằng Ngài đang tỏa sáng trong tim bạn. Ngài đang theo dõi bạn trì chú cũng như đang quan sát tâm trí bạn.

    Yogi phải đưa niềm tin chân thành và nghiêm túc vào Japa hoặc Nama Smarana (nhớ tên của Thượng đế hoặc thủ Thần). Trì tụng tên của Ngài chẳng là gì khác ngoài phụng sự Ngài. Bạn cần có lòng sùng kính thiêng liêng trong tim khi nghĩ về tên của Ngài hoặc niệm Mantra của Ngài như thể cảm giác đó xuất hiện tự nhiên khi bạn thực sự nhìn thấy Ngài. Bạn nên tin rằng hồng danh của Ngài là bất diệt.
  7. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    2. Mantra Yoga

    Mantra Yoga thực sự là một ngành khoa học. “Manarat trayate iti mantrah - bởi Manana (không ngừng suy nghĩ hoặc hồi tưởng) về điều gì khiến người ta được giải phóng khỏi vòng luân hồi sinh tử? Chính là Mantra.” Được gọi là Mantra bởi liên tục suy tưởng (Manana) về điều khiến linh hồn cá nhân vươn tới tự do khỏi mọi tội lỗi, hưởng thụ hạnh phúc thiên giới và giải thoát rốt ráo. Nhờ lợi ích của nó mà đạt được đầy đủ bốn thành quả (Chaturvarga) là: Darma (Pháp), Artha (bốn mục đích của đời người gồm sự nghiệp, kỹ năng, sức khỏe và giàu có), Kama (thỏa mãn khao khát) và Moksha (giải thoát). Một Mantra được thành tựu nhờ rèn rũa tinh thần. Gốc “Man” trong Mantra nghĩa là “nghĩ đến” và “tra” từ “Trai” nghĩa là “bảo vệ” hoặc “tự do” khỏi xiềng xích của luân hồi hoặc thế giới hiện tượng. Sự kết hợp của Man và Tra thành Mantra - kêu gọi bốn mục đích của đời người (Chaturvarga: Dharma, Artha, Kama và Moksha).

    Mỗi mantra đều có tính linh thiêng. Năng lượng thần thánh của nó biểu lộ trong một thân thể âm thanh. Mantra tự nó chính là Devata, thủ Thần. Người mộ đạo cần nỗ lực hết mức để giác ngộ sự hợp nhất bản thân mình với Mantra của Thần linh. Giống như lửa được tăng cường bởi gió, Sakti (năng lượng) của cá nhân hành giả sẽ được củng cố bởi Mantra Sakti (năng lượng của Mantra), và sau đó năng lượng cá nhân liên kết với năng lượng của Mantra khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn.

    Mantra được thức tỉnh từ giấc ngủ của nó thông qua công phu thực hành của người mộ đạo. Mantra của Thủ Thần là một chữ hoặc sự kết hợp các chữ có công năng biểu lộ vị Thủ Thần trong ý thức của hành giả, người đã kêu gọi Ngài thông qua công phu hành trì. Mantra đánh thức các quyền năng siêu nhiên.

    Mantra thúc đẩy và làm sản sinh năng lượng sáng tạo. Đời sống tâm linh đòi hỏi sự hài hòa trong mọi thành phần của con người. Tổng thể cuộc sống cần sự thanh thản tối đa và hòa hợp với Đấng thiêng liêng. Chỉ như vậy Chân lý mới có thể được giác ngộ. Mantra sản sinh ra sự hài hòa. Một câu Mantra có quyền năng nâng ý thức lên tầm trí tuệ vũ trụ và siêu vũ trụ. Nó trao cho hành giả hào quang nội tâm, tự do tâm hồn, bình lặng tuyệt đối, hạnh phúc vĩnh cửu và sự bất tử. Một câu Mantra khi được hành trì không ngừng sẽ đánh thức trí tuệ tâm linh. Trí tuệ tâm linh sẵn tiềm tàng trong một câu Mantra.

    Âm thanh tồn tại trong bốn trạng thái cơ bản. (1) Vaikhari hoặc dày đặc, âm thanh nghe được, là tình trạng phân hóa tối đa, biểu hiện phong phú; (2) Madhyama hoặc sâu kín, vi tế, siêu tần nên không thể nghe bằng tai người thường; (3) Pasyanti, cao hơn, ở tình trạng tinh tế hơn; (4) Para, đại diện cho Isvara Sakti, năng lượng nguyên thủy vũ trụ và nó là trạng thái tiềm tàng của âm thanh nguyên thủy chưa phân hóa, chưa có biểu hiện khác biệt. Âm thanh Para không giống Vaikhari với vô vàn biểu hiện khác biệt. Para là nền tảng nguyên sơ bất biến của tất cả các hiện tượng dị biệt, là cội nguồn vũ trụ. Hành trì một câu Mantra đến tận cùng sẽ khiến yogi trở về trạng thái bản nguyên của vũ trụ, hòa đồng với âm thanh ban sơ nguyên thủy.

    Việc lặp đi lặp lại Mantra giúp thanh lọc các phiền não của tâm trí như tham, sân , si … Giống như chiếc gương, khi bụi bẩn bao phủ bề mặt được lau sạch thì lại có khả năng phản chiếu hình ảnh. Tương tự đối với tâm trí, khi các phiền não bất tịnh được tẩy trừ, nó sẽ trở nên sáng trong và có khả năng phản chiếu Chân lý. Như xà phòng rửa sạch tạp chất dính bẩn trên quần áo, Mantra như xà phòng tâm linh lau rửa sạch sẽ tâm trí. Cho dù chỉ niệm một chút Mantra với niềm tin chân thành và tập trung nhất điểm vào ý nghĩa của nó sẽ khiến các uế trược trong tâm trí bị diệt trừ. Bạn nên niệm hồng danh Thượng đế hoặc bất cứ Mantra nào (có tác dụng đưa đến giải thoát) đều đặn hàng ngày. Hành trì như vậy sẽ dần dần tiêu hủy mọi tội lỗi, mang lại sự thanh bình trường cửu, hạnh phúc vô tận, cầu được ước thấy và cuộc sống vĩnh hằng. Chẳng có gì để nghi ngờ về điều này, lịch sử Japa đã chứng minh qua cuộc đời của rất nhiều yogi đạt đến quả vị siddhi (thành tựu giả). Hàng thượng căn có thể đắc quả tối thắng ngay trong lúc sống, bất tử bằng thân xác, trẻ mãi không già trên thế giới này, nếu muốn và nếu có sứ mệnh ở lại nhân gian để phụng sự nhân loại. Nhiều vị siddha sau khi được hỏa táng đã phục sinh trở lại ngay trong ngày, xuất hiện trước nhiều người để răn dạy giáo lý. Tuy nhiên đối với đa số hành giả bậc trung và hạ căn, sự bất tử sẽ diễn ra ở cõi tịnh độ của vị Thủ Thần của câu Mantra. Bậc trung căn chứng nhập tịnh độ ngay lúc sống. Bậc hạ căn phải chờ lúc chết, khi thói quen niệm Mantra đã ăn sâu vào các tầng bậc sâu kín nhất của tâm thức, âm thanh của Mantra vẫn vang rền trong giai đoạn rời bỏ thân xác và vị Thủ Thần cùng gia quyến của mình sẽ đón linh hồn của hành giả về cõi bất tử của mình.
  8. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    3. Âm thanh và Hình ảnh

    Âm thanh là các rung động. Chúng làm phát sinh các hình ảnh rõ rang. Mỗi âm thanh sản sinh ra một hình ảnh và tập hợp các âm thanh làm nảy sinh các hình thù phức tạp. Sách giáo khoa vật lý mô tả những thí nghiệm cho thấy các nốt nhạc phát ra từ các nhạc cụ tạo nên các hình thù hình học rõ ràng trên một nền cát. Điều này là ví dụ nhỏ cho thấy các rung động nhịp nhàng làm phát sinh các hình thù đa dạng. Sách âm nhạc của Ấn Độ cho ta biết các giai điệu phong phú, như Raga và Ragini, có những hình dạng cụ thể riêng biệt. Như Mega Raga là một nhân vật oai phong ngồi trên một con voi. Vasanta Raga được mô tả như một thiếu nữ xinh đẹp được tô điểm các loài hoa. Tất cả điều này có nghĩa là một nét giai điệu Raga hoặc Ragini, khi được hát lên đúng cách sẽ sản sinh ra hàng loạt các rung động ánh sáng, tạo thành hình hài cụ thể đặc trưng cho tính chất tiêu biểu của tổ hợp âm thanh đó.

    Quan điểm này vừa được chứng thực bởi bà Watts Hughes, tác giả tài năng của “Hình dáng của âm thanh”. Bà thuyết trình trước các cử tọa trong studio Lord Leighton để chứng minh phát hiện khoa học đẹp đẽ mà bà phát minh, vốn là kết quả của nhiều năm kiên trì lao động. Bà Hughes hát vào trong một nhạc cụ đơn giản tên là Eidophone bao gồm một ống tuýp, một máy thu và một tấm màng dẻo. Bà thấy mỗi nốt tạo ran ngay lập tức một hình thù rõ ràng, lộ ra thông qua một vật trung gian tinh nhạy và dễ biến đổi. Lúc bắt đầu bài thuyết trình, bà thả các hạt nhỏ lên trên tấm màng dẻo. Rung động trong không khí lan truyền từ các nốt nhạc mà bà phát ra lay động các hạt và sắp xếp chúng thành các mẫu hình rõ rệt. Sau đó bà dùng phấn hoa tổng hợp và các nốt nhạc đã tạo ra hình thù, mà theo một phóng viên, là “ngôi sao, hình xoắn ốc, con rắn và các hình thù có trật tự hiển thị phong phú, uyển chuyển như trong thiết kế đồ họa.” Có một lần, bà Hughes hát một nốt nhạc, một cây trúc xuất hiện và biến mất. “Tôi đã cố gắng”, bà nói, “để làm nó xuất hiện lại nhiều tuần trước, và bây giờ mới thành công.” Bây giờ bà biết chính xác nốt nhạc cụ thể biểu hiện thành hình cây trúc, và nó được tạo ra tức khắc và rõ ràng bởi phương pháp thay đổi nét nhạc từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp.

    Bởi vậy việc lặp đi lặp lại một câu Mantra sẽ xây dựng dần dần hình ảnh của vị Thủ Thần hoặc nói cách khác, khiến vị Thần mà bạn thờ phụng hiện hình. Sự biểu hiện này như là kết quả của quá trình gom tụ tâm trí vào các đặc tính tốt lành của Đấng linh thiêng, đến khi cảm ứng linh thánh, từ trung tâm tâm linh sẽ phát xạ linh quang, xuyên thấu nhãn giới của người thờ phụng.

    Khi một người đi sâu vào thiền định, dòng chảy của năng lượng tinh thần trở nên đặc biệt mạnh mẽ. Người ta đi càng sâu vào thiền, ảnh hưởng đó càng rõ rệt. Sự tập trung tinh thần hướng thượng khiến dòng chảy năng lượng xông lên trên đỉnh đầu và tỏa xuống dưới như một cơn mưa cực quang mềm mại và rực rỡ. Dòng thác khí trào xuống kéo theo hào quang kỳ ảo phát sáng toàn thân, khiến người ta cảm thấy như được tắm mình trong các cơn sóng năng lượng êm đềm.

    Việc trì tụng Panchakshara Mantra “Om Namah Sivaya” làm phát sinh hình ảnh thần Siva.

    [​IMG]

    Việc lặp đi lặp lại “Om Namo Narayanaya”, Ashtakshara Mantra của Vishnu, làm xuất hiện hình ảnh của Vishnu.

    [​IMG]

    Trong một câu Mantra, các rung động sinh ra từ giọng điệu là rất quan trọng. Sự nhấn giọng được sắp xếp dựa trên độ cao thấp (Svara) cũng như hình thái (Varna) của một Mantra. Varna theo nghĩa đen là mầu sắc. Tất cả âm thanh đều đi kèm theo hình ảnh. Một âm thanh cụ thể phải sản sinh ra một hình ảnh cụ thể. Các nốt nhạc cao thấp khác nhau làm nảy sinh các hình thù khác nhau. Trong khoa học Mantra, chúng ta sử dụng các Mantra khác nhau để hiệu triệu các vị Thần khác nhau. Nếu bạn thờ Siva, bạn niệm Om Namah Sivaya. Nếu muốn thờ Vishnu hoặc các vị nữ thần Sakti bạn sẽ phải thay đổi Mantra. Điều gì xảy ra khi một Mantra được hành trì? Sự lặp đi lặp lại câu Mantra sẽ sản sinh trong tâm trí hình ảnh của vị Thần có liên hệ với câu Mantra mà bạn trì tụng đến mức thân quen như tên gọi. Và hình ảnh này sẽ trở thành trung tâm ý thức của bạn khi bạn nhận ra nó trực tiếp. Do đó cổ nhân nói rằng Mantra của vị Thần chính là bản thân vị Thần. Điều này thực tế nghĩa là khi một Mantra cụ thể, liên hệ với một vị Thần cụ thể được trì niệm đúng cách, các rung động sẽ sản sinh ra trên bình diện bậc cao một hình hài đặc biệt có công năng truyền tải phẩm tính của vị Thần đó dần dần theo thời gian (tùy nghiệp quả và trình độ tu chứng của hành giả mà phẩm tính đó hiện diện một phần rồi cuối cùng sẽ là trọn vẹn trong tâm trí người hành trì).
  9. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    CHƯƠNG 2: HỒNG DANH – PHƯƠNG TIỆN GIÁC NGỘ

    1. Nama Mahima

    Thật khó có thể kể hết niềm hạnh phúc vô hạn do niệm hồng danh Thượng đế và các bậc giác ngộ! Thật khó kể hết vô vàn năng lượng được ban truyền cho con người thông qua cái tên. Làm sao hình dung nổi quá trình thay đổi bản chất con người phi thường đến vậy chỉ thông qua trì tụng danh hiệu! Làm sao hiểu nổi nó có thể linh hóa một người đến trạng thái thần thánh! Tại sao nó tiêu hủy mọi tội lỗi, ham muốn, tạp niệm, khái niệm, ảo tưởng, sầu não, dục tính, và mọi mặt nghiệp thức!

    Hồng danh Thượng đế thật ngọt ngào. Năng lượng ẩn tàng trong danh hiệu của các bậc giác ngộ vô cùng mãnh liệt. Nó chuyển hóa nhanh chóng bản tính hiếu chiến, hung ác thành thanh tịnh, thiêng liêng. Nó giúp bạn diện kiến Đấng chí tôn, bậc giác ngộ, vị thủ thần mà bạn niệm tụng và khiến bạn hợp nhất với Ngài (Para Bakti, lòng sùng mộ sâu sắc).

    Hồng danh Thượng đế được trì tụng đúng hoặc sai, biết hay không biết ý nghĩa, cẩn thận hay bất cẩn, vẫn chắc chắn mang lại quả vị tối thắng. Diệu dụng của Hồng Danh không được đặt trên nền tảng của suy luận và tri thức. Nó chỉ có thể được kinh nghiệm và giác ngộ thông qua lòng sùng đạo, niềm tin sâu sắc, và không ngừng lặp đi lặp lại Danh Hiệu. Mọi Danh Hiệu của các bậc giác ngộ đều tiềm tàng năng lượng vô hạn - Sakti. Linh lực và năng lượng vốn có trong Hồng Danh Thượng đế là không thể nghĩ bàn.

    Giống như lửa có thuộc tính tự nhiên là thiêu đốt những vật liệu dễ cháy, Danh hiệu của các bậc giác ngộ và Hồng Danh Thượng đế có quyền năng thiêu hủy tội lỗi, nghiệp thức, ham muốn, và mang lại hạnh phúc bình an vĩnh viễn cho những ai trì tụng nó. Giống như thiêu đốt là đặc tính bẩm sinh và cố hữu của lửa, sức mạnh hủy diệt tội lỗi từ gốc tới ngọn, và đưa người sùng đạo tới tự hợp nhất kỳ diệu với Thượng đế thông qua Bhava Samadhi (định sùng mộ) là đặc tính tự nhiên vốn có của Hồng Danh Thượng đế.

    Hãy nương tựa vào Hồng Danh. Nami và Nama là không tách biệt. Hãy không ngừng ngân nga Hồng Danh. Hãy nhớ Hồng Danh trong từng hơi thở ra vào. Trong kỷ Bóng Tối này, Nama Smarana hoặc Japa – trì tụng hồng danh hoặc đạo hiệu của các bậc giải thoát là con đường dễ nhất, nhanh nhất, an toàn nhất, và chắc chắn nhất để giác ngộ Thượng đế và sở đắc hạnh phúc bất diệt.

    Chỉ cần không ngừng phát âm Hồng danh Thượng đế cũng đủ giải thoát cho kẻ đầy rẫy tội ác. Ví như Ajamila, ban đầu là một Bà la môn chân chính. Chỉ vì sa vào tình yêu với một cô gái thuộc giai cấp thấp, bị người đời ruồng rẫy và phản ứng lại bằng cách phạm phải các tội ác tàn bạo. Trước khi chết, hắn ân hận và chỉ kịp thốt ra “Narayana” và vĩnh viễn được giải thoát khỏi thế giới. Điều này cho thấy diệu dụng phi thường của Hồng danh.
  10. cosmicmom

    cosmicmom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2015
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    1
    Có thể bạn biết chuyện kỹ nữ Pingala được chuyển hóa một cách huyền bí để trở thành một thiếu phụ thánh thiện nhờ vào quyền năng của cái tên Sri Rama. Thông qua Guru, con vẹt mà cô có được như một món quà thú vị từ một tên trộm đã khiến cô đạt đến giải thoát dễ dàng. Con vẹt được đào tạo để lặp đi lặp lại “Sri Rama, Sri Rama”. Pingala chẳng biết gì về cái tên Rama. Cô nghe âm thanh “Sri Rama” thông qua miệng con vẹt. Nó du dương và đáng yêu. Pingala thực sự bị cuốn hút. Cô chú tâm vào âm thanh Rama Nama được lặp lại không ngừng từ con vẹt và chứng nhập một cách bí ẩn vào sự hợp nhất với Rama. Đó là huyền lực từ đạo hiệu của bậc giác ngộ. Thật đáng thương cho những người nghiên cứu khoa học ngày nay và những người huyênh hoang về những kiến thức thế tục vô giá trị đã không còn niềm tin vào Nama Smarana (luôn nghĩ về hồng danh). Thật đáng trách.

    Khi nghe được câu Rama Nama, bạn nên học cách niệm danh hiệu của Rama với một tấm lòng đầy sùng kính và niềm tin. Khi bạn đọc sử thi Ramayana, bạn sẽ biết Năng lực Thần thánh hàm chứa trong cái tên đó vĩ đại thế nào.

    Gandhi viết rằng: “Bạn có thể hỏi tôi vì sao tôi khuyên bạn dùng từ Rama mà không phải một trong số nhiều tên khác của Đấng Tạo Hóa. Tên của Ngài nhiều như lá trên một cái cây. Ví dụ tôi có thể bảo bạn dùng từ God. Nhưng nó có nghĩa gì, nó liên tưởng đến điều gì, nó có nên được bạn sử dụng? Để khiến bạn có thể cảm nhận một ý nghĩa thực sự nào đó khi niệm từ God, tôi sẽ phải dạy bạn tiếng Anh, tôi phải giải thích với bạn cách người ngoại quốc suy nghĩ và liên tưởng. Nhưng khi khuyên bạn trì tụng tên của Rama, tôi đang trao cho bạn một cái tên đã được trì tụng và thờ phụng qua vô số thế hệ các hành giả trên mảnh đất này – cái tên đã thân thuộc với từng con chim con thú, từng ngọn cỏ viên đá ở Ấn Độ trong nhiều ngàn năm. Bạn có thể biết được trong sử thi Ramayana chuyện một hòn đá bên đường bước vào cuộc sống có tri giác thế nào chỉ bởi được bước chân của Rama dẫm qua. Bạn cần học cách niệm hồng danh của Rama thật ngọt ngào và thành tâm đến mức độ loài chim có thể ngừng hót để nghe, cây cối sẽ chìa cành lá về phía bạn, mọi thứ bị lay động bởi giai điệu thần thánh của cái tên đó.”

Chia sẻ trang này