1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Jazz guitar ?

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi Lonelymanus, 07/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Chẳng nhớ bắt đầu chú ý đến jazz guitar từ bao giờ, hình như là vào một đêm giáng sinh, một đêm rất khuya đầy mỏi mệt với những lẫn lộn suy nghĩ chồng chất ... Cần lắm một sự chia sẻ, giải tỏa ... Thói quen dẫn dắt chỉ biết tìm đến với jazz. Một vài trios được mong đợi ... Nhưng, chưa bao giờ lại ngại tiếng piano đến thế, có cảm giác từng phím bấm của piano là từng tiếng gõ, mang nhiều thúc ép ... Không, cần một cái gì đấy nhẹ nhàng, tinh tế và tự nhiên hơn ... Chẳng tìm được gì ngoài trios, piano solos. Đối diện với không gian thực ngột ngạt lặng im thì không thể, sẽ tiếp tục vướng bận ... Một bọc nylon chứa những băng cassettes cũ mà chưa bao giờ biết tất cả về nguồn, được mở ra tìm tòi. "Hoà tấu guitar chọn lọc", những dòng chữ ghi nguệch ngoạc dán trên cuộn băng cassette có vẻ chưa bị nhão, ít bụi và còn có thể nghe tốt nhất, được lấy ra nghe thử. Một vài bản ballad tấu lên, chợt ... Emily ... Lần đầu tiên nghe Emily với một kiểu trình bày khác hẳn, guitar solo ... Một lần, hai lần, ba lần ... nhíu mày ... nhún vai ... Trời sáng ... Chưa hoàn toàn thoát khỏi nhưng đã dễ chịu hơn rất nhiều. Một thói quen mới được bắt đầu ... đặc biệt trong những đêm khuya thanh vắng ...
  2. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Sao các bác cứ chát chit ở đây thế nhỉ. CHán ghê
  3. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Sao các bác cứ chát chit ở đây thế nhỉ. CHán ghê
  4. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Thói quen mới được diễn tiếp bằng việc đi tìm guitar solo albums. Cũng hơi có vẻ "duyên số" khi album đầu tiên được "chụp" cũng liên quan đến giáng sinh : The Charlie Byrd Christmas của Charlie Byrd, một album đậm nét classical mà có lẽ các jazz fans không mấy thích. Tuy nhiên, một bữa reveillon kèm với âm thanh của các bản nhạc về giáng sinh trong album này có lẽ sẽ trở nên ấm áp hơn... Charlie Byrd là jazz guitarist nổi tiếng, không thể chỉ nghe Xmas songs mãi. Thế là Bossa Nova Pelos Passaros, The Best Of The Concord Years 1 & 2, The Guitar Artistry Of Charlie Byrd, The Return Of The Great Guitars và Classical Byrd lần lượt được "vác" về ... Bossa Nova Pelos Passaros đúng như với tên gọi của nó, chỉ với guitar, bass, percusion và thỉnh thoảng kèn co, nét bossa nova thể hiện xuyên suốt album (tiếc là trong album này không có The girl from Ipenama). Đĩa này xếp cạnh đĩa Stan Getz và Bàu Đá Bình Định thì bữa ăn bossa nova có lẽ sẽ rất ngon ... Chuyển sang swing, standars ... với The Guitar Artistry Of Charlie Byrd. Album này có track 7 Django được Byrd solo khá hay. Có lẽ bài nhạc này được viết để nhớ Django Reinhardt, một jazz guitarist nổi tiếng có nhiều ảnh hưởng mặc dù bị hỏng 2 ngón tay trong một trận hỏa hoạn, với bắt đầu chậm rãi và một chút blues, rồi lại chậm rãi như mang nhiều tâm sự... The Best Of The Concord Years thì đầy đủ cả standars, swing, bossa nova ... (đi mua Jazz CDs thỉnh thoảng bắt gặp những chữ The best of Concord Years ở nhiều nghệ sĩ khác nhau, đó chẳng qua là những tuyển chọn của những bản nhạc được thu ở Concord Records). Đĩa 1 gồm nhiều bản nhạc jazz bất hủ như I Got It Bad And That Ain''t Good, It Don''t Mean A Thing (If It Ain''t Got That Swing), St. Louis Blues (khá lạ với hòa âm cả tango, swing ...) .v.v... và cả Django với 1 cách hoà âm khác. Đĩa 2 thì mang nhiều chất Latin, một vài trùng lặp Bossa Nova Pelos Passaros, nhưng Besame Mucho thì tuyệt vời với violon (hoặc viola không dám chắc). Cái tên Great Guitars là chỉ một nhóm guitarists bao gồm Charlie Byrd, Herb Ellis, Barney Kessel và sau này là Mundell Lowe, Larry Coryell. Và album The Return Of The Great Guitars cũng là album được thu bởi 4 guitarists Charlie Byrd, Herb Ellis, Mundell Lowe và Larry Coryell (xuất hiện trong track 8 : I Remember You). Album này tổng hợp nhiều chất swing, bebop, bossa nova ... thích hợp với những người thích nghe nhạc đa dạng nhịp điệu và phong phú guitars...
    to gl : khó khăn thế ? phiên phiến 1 tí cho vui vẻ nhé
  5. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Thói quen mới được diễn tiếp bằng việc đi tìm guitar solo albums. Cũng hơi có vẻ "duyên số" khi album đầu tiên được "chụp" cũng liên quan đến giáng sinh : The Charlie Byrd Christmas của Charlie Byrd, một album đậm nét classical mà có lẽ các jazz fans không mấy thích. Tuy nhiên, một bữa reveillon kèm với âm thanh của các bản nhạc về giáng sinh trong album này có lẽ sẽ trở nên ấm áp hơn... Charlie Byrd là jazz guitarist nổi tiếng, không thể chỉ nghe Xmas songs mãi. Thế là Bossa Nova Pelos Passaros, The Best Of The Concord Years 1 & 2, The Guitar Artistry Of Charlie Byrd, The Return Of The Great Guitars và Classical Byrd lần lượt được "vác" về ... Bossa Nova Pelos Passaros đúng như với tên gọi của nó, chỉ với guitar, bass, percusion và thỉnh thoảng kèn co, nét bossa nova thể hiện xuyên suốt album (tiếc là trong album này không có The girl from Ipenama). Đĩa này xếp cạnh đĩa Stan Getz và Bàu Đá Bình Định thì bữa ăn bossa nova có lẽ sẽ rất ngon ... Chuyển sang swing, standars ... với The Guitar Artistry Of Charlie Byrd. Album này có track 7 Django được Byrd solo khá hay. Có lẽ bài nhạc này được viết để nhớ Django Reinhardt, một jazz guitarist nổi tiếng có nhiều ảnh hưởng mặc dù bị hỏng 2 ngón tay trong một trận hỏa hoạn, với bắt đầu chậm rãi và một chút blues, rồi lại chậm rãi như mang nhiều tâm sự... The Best Of The Concord Years thì đầy đủ cả standars, swing, bossa nova ... (đi mua Jazz CDs thỉnh thoảng bắt gặp những chữ The best of Concord Years ở nhiều nghệ sĩ khác nhau, đó chẳng qua là những tuyển chọn của những bản nhạc được thu ở Concord Records). Đĩa 1 gồm nhiều bản nhạc jazz bất hủ như I Got It Bad And That Ain''t Good, It Don''t Mean A Thing (If It Ain''t Got That Swing), St. Louis Blues (khá lạ với hòa âm cả tango, swing ...) .v.v... và cả Django với 1 cách hoà âm khác. Đĩa 2 thì mang nhiều chất Latin, một vài trùng lặp Bossa Nova Pelos Passaros, nhưng Besame Mucho thì tuyệt vời với violon (hoặc viola không dám chắc). Cái tên Great Guitars là chỉ một nhóm guitarists bao gồm Charlie Byrd, Herb Ellis, Barney Kessel và sau này là Mundell Lowe, Larry Coryell. Và album The Return Of The Great Guitars cũng là album được thu bởi 4 guitarists Charlie Byrd, Herb Ellis, Mundell Lowe và Larry Coryell (xuất hiện trong track 8 : I Remember You). Album này tổng hợp nhiều chất swing, bebop, bossa nova ... thích hợp với những người thích nghe nhạc đa dạng nhịp điệu và phong phú guitars...
    to gl : khó khăn thế ? phiên phiến 1 tí cho vui vẻ nhé
  6. Kelekonkon

    Kelekonkon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Đĩa Jazz Guitar thì tớ cũng nghe được 1 ít nhưng về anh hùng Charlie Byrd thì cái tên khá lạ lẫm, thật ra trình độ của mình cũng mới là newbie thôi nên kiễu Brazillian Jazz này thì ... khâm phục kiến sâu rộng của Lonelymanus ....
    Nói về jazz guitar thì cũng nên đề cập đến Joe Pass, Pat Martino, Pat Metheny, Mike Scofield, Bill Frisell, Russ Freeman, Larry Carlton, John McLaughlin, Lee Ritenour ....ngoài ra cũng còn khá nhiều anh hùng mà mình chưa biết....Tất cả những anh hùng kể trên ko phải mình search mà ra, mình đều đã nghe album của họ nhưng chỉ bít nghe thôi chứ để cảm nhận được như Lonelymanus thì mình ko sánh bằng, mong được học hỏi .... từ các bạn gần xa
  7. Kelekonkon

    Kelekonkon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Đĩa Jazz Guitar thì tớ cũng nghe được 1 ít nhưng về anh hùng Charlie Byrd thì cái tên khá lạ lẫm, thật ra trình độ của mình cũng mới là newbie thôi nên kiễu Brazillian Jazz này thì ... khâm phục kiến sâu rộng của Lonelymanus ....
    Nói về jazz guitar thì cũng nên đề cập đến Joe Pass, Pat Martino, Pat Metheny, Mike Scofield, Bill Frisell, Russ Freeman, Larry Carlton, John McLaughlin, Lee Ritenour ....ngoài ra cũng còn khá nhiều anh hùng mà mình chưa biết....Tất cả những anh hùng kể trên ko phải mình search mà ra, mình đều đã nghe album của họ nhưng chỉ bít nghe thôi chứ để cảm nhận được như Lonelymanus thì mình ko sánh bằng, mong được học hỏi .... từ các bạn gần xa
  8. Once_upon_a_time

    Once_upon_a_time Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0

    Mấy cái CD Charlie Byrd của ông khiến tui " ganh tỵ " rồi đó.
    Đùa thôi, tui có chừng chục album, vẫn thiếu mấy cái như Charlie Byrd Xmas, The Return of the great guitar, Classic Byrd, The Concord Years 1 & 2 ( đĩa sau cùng này đã từng thấy nhưng lại không chịu mua, chỉ vì vốn không thích những đĩa đôi)
    Tán thêm về cái đĩa trứ danh " The Guitar Artistry of Charlie Byrd nhé, ngoài những bài ông đã viết, tui thấy đĩa này còn nhiều bài khác cũng đã lắm, hợp với nhiều gout khác nhau, kể cả với những "tín đồ âm thanh", chất lượng ghi âm tuyệt vời, đĩa "thuốc" 1 thời.
    Với dân ghiền những bài kinh điển, bài "The house of the rising sun" đem lại 1 cảm giác nữa gần gủi, nữa xa lạ.
    Và đặc biệt, sau 10 phút với Taboe, chắc chắn những fan của Guitar Hawai phải ghen tức.
    Tui có mấy Album Charlie Byrd sau, ông xem thử còn thiếu cái nào nhé: Guitar Artistry, Byrd & Brass, Au Courant, Byrd at the Gate, It ''s a wonderful world ( đĩa này hay lắm, Charlie Byrd trio và khách mời là tay Saxo lừng danh Scott Hanmilton), The Bosa nove year, Guitar Great II, Blue Sonata, Latin Byrd, Latin Odeyssey, Mr. Guitar, Aquarrelle.

    PS: Hôm nào rãnh mời ông đến chổ tui nghe nhạc chơi, tên tui là Phong, 0903.918285
  9. Once_upon_a_time

    Once_upon_a_time Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0

    Mấy cái CD Charlie Byrd của ông khiến tui " ganh tỵ " rồi đó.
    Đùa thôi, tui có chừng chục album, vẫn thiếu mấy cái như Charlie Byrd Xmas, The Return of the great guitar, Classic Byrd, The Concord Years 1 & 2 ( đĩa sau cùng này đã từng thấy nhưng lại không chịu mua, chỉ vì vốn không thích những đĩa đôi)
    Tán thêm về cái đĩa trứ danh " The Guitar Artistry of Charlie Byrd nhé, ngoài những bài ông đã viết, tui thấy đĩa này còn nhiều bài khác cũng đã lắm, hợp với nhiều gout khác nhau, kể cả với những "tín đồ âm thanh", chất lượng ghi âm tuyệt vời, đĩa "thuốc" 1 thời.
    Với dân ghiền những bài kinh điển, bài "The house of the rising sun" đem lại 1 cảm giác nữa gần gủi, nữa xa lạ.
    Và đặc biệt, sau 10 phút với Taboe, chắc chắn những fan của Guitar Hawai phải ghen tức.
    Tui có mấy Album Charlie Byrd sau, ông xem thử còn thiếu cái nào nhé: Guitar Artistry, Byrd & Brass, Au Courant, Byrd at the Gate, It ''s a wonderful world ( đĩa này hay lắm, Charlie Byrd trio và khách mời là tay Saxo lừng danh Scott Hanmilton), The Bosa nove year, Guitar Great II, Blue Sonata, Latin Byrd, Latin Odeyssey, Mr. Guitar, Aquarrelle.

    PS: Hôm nào rãnh mời ông đến chổ tui nghe nhạc chơi, tên tui là Phong, 0903.918285
  10. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Kelekonkon đã giới thiệu cho mình và mọi người biết thêm một số guitarists nữa. Trong list của Kelekonkon thì mình cũng biết một vài Joe Pass, Bill Frisell, Larry Carlton, Lee Ritenour .... và một số mình chưa biết. Thật khó có thể mà biết tất cả các jazzists. Nhớ lại cuộc hội ngộ cách đây vài tháng giữa mình và một vài người bạn sau bao nhiêu năm không gặp, trong một quán cafe, trên màn hình TV lúc đó mở kênh âm nhạc đang giới thiệu 1 rock video clip. Vợ của 1 anh bạn hỏi mình có thích loại nhạc này không vì 2 vợ chồng anh bạn mình đều thích rock và biết nhau nhờ rock, mình bảo mình không thích Death lắm, mình thích nghe jazz hơn (đang vui khoẻ ai lại đi thích Death làm gì ... j/k). Vợ anh bạn hỏi thế nghe jazz có biết Patti Page không ... Mình bảo là chưa biết ... (trước giờ mình rất ít nghe vocal, mình chỉ thường nghe piano, guitar, violon, trio ... ). Mình hỏi lại Patti Page chơi nhạc cụ gì ? Chị ta trố mắt nhìn đầy vẻ kinh ngạc ... Mình đành chữa cháy, bảo là mình cũng chỉ mới tập tễnh thôi, và "đế" thêm một câu nữa : Nhưng dù gì thì mình cũng rất thích được như anh bạn mình ... Thế là chị ta tủm tỉm cười rất tươi .... (chắc là chị ta nghĩ mình thích được như anh bạn : có người vợ xinh xắn, dịu dàng, đảm đang ... như chị .. j/k .. ).
    Rất khâm phục Mr "Ngày Xửa Ngày Xưa" và nhiều anh chị em ở đây Hy vọng 1 khoảng thời gian nữa có nhiều điều kiện thời gian vi vu, đàn em sẽ được cafe, thuốc lá đàm đạo chuyện ngày xưa ngày xửa với bác. Rất cám ơn bác về sự nhiệt tình. Quả thật, cái The Guitar Artistry rất "thuốc", dễ say ... Còn cái Classic Byrd có lẽ người thích nghe nhạc classic sẽ cảm thấy dễ cảm nhận hơn, đúng tiếng classical guitar với dây nylon tạo âm nét, êm và không đanh, các tracks cũng toàn là nhạc cổ điển, rất khuôn mẫu.
    Sau một thời gian "làm quen" Charlie Byrd với những albums trên, chợt nhận ra rằng sở trường của Charlie Byrd là classic & bossa nova (hoặc latin jazz ...), mà mình thì vẫn luôn bị ám ảnh bởi những kỷ niệm vào đêm giáng sinh kia ... sự nhẹ nhàng dịu dàng nhưng đầy mãnh liệt, không ồn ào sôi động đôi khi hời hợt ... Và ... mình vẫn luôn nhớ về em Ly của ngày xưa ... (Emily) Thôi đành biết nhau như những người bạn tốt, thỉnh thoảng vẫn có thể vui cùng nhau ...
    Bắt đầu chuyển nghề sang làm "heart-hunter" mở một chiến dịch mới ... Một hy vọng không những có thể vui mà còn có thể chia sẻ những khó khăn, chịu đựng cùng với nhau, tình yêu sẽ tồn tại thực sự và lâu dài hơn ... Vẫn chỉ với cái thú làm quen với acoustic vì nàng acoustic giản dị thật thà không loè loẹt, phức tạp hay đỏng đảnh. Hơn nữa, sự "trong và sáng" trong âm thanh acoustic thật tuyệt vời. Khi nghe acoustic guitar, trong một không gian yên tĩnh và nhiều chú ý, đôi lúc chúng ta có thể cảm nhận được từng tiếng móng tay (hoặc miếng gẩy) móc vào dây đàn, từng tiếng vuốt của các ngón tay trượt trên dây đàn khi chuyển nốt hay hợp âm hoặc cả tiếng đẩy dàn dây của bàn tay trái để tạo luyến láy ... Đầy sự thú vị ...
    Cũng như sự kiện giáng sinh, cái tên Ly luôn được nhiều chú ý hơn. Qua một vài "mai mối tơ nguyệt" thì làm quen được album Solo Guitar của Earl Klugh với track 5 : Emily. Với các tracks ngắn chỉ vẻn vẹn 2,3 phút, dòng chảy jazz rất nhẹ nhàng (pop, easy listening ...) xuyên suốt album cũng như trong chính phong cách của Earl Klugh. Nhưng không vì thế mà album thiếu những kỹ thuật điêu luyện của guitar, từ những cú rải vừa lên vừa xuống của phong cách cổ điển đến những hợp âm biến chuyển phức tạp của jazz đã mang đến suy nghĩ đây là guitar solo album đáng để nghe. Nhưng cũng chính vì nhiều kỹ thuật mà Em Ly này không đáng yêu cho lắm Một vài tracks khác khá hay : Any Old Time Of The Day, Once Upon A Summertime, Autumn Leaves ... Tình cờ đọc lại 1 bài phỏng vấn Bob James vào năm 1995, biết được Earl Klugh là một sự lựa chọn hàng đầu trong những tay guitarists mà Bob James muốn cùng làm việc sau sự ra đi của Eric Gale. Thế là tiếp tục Earl Klugh với những hòa âm hiện đại qua Life Story, Sudden Burst of Energy, Whispers and Promises. Album Life Story có lẽ không ấn tượng gì nhiều ngoài track 2 Just For Your Love có bass chơi khá hay gần cuối bài và track 6 Sastiago Sunset rất hợp gu, không cần phải ồn ào, một tình cảm thật sự dù giản dị nhẹ nhàng nhưng vẫn đủ để chứng minh .... Sudden Burst of Energy có lẽ người nghe jazz hiện đại sẽ dễ cảm với đủ cả drum, bass, saxo, percusion, keyboard và tất nhiên, guitar. Nhiều bài hát với giai điệu rất đẹp : Maybe Tonight, I''ll Be Waiting (version 2 trên track 9 piano solo cũng khá hay), Only You (với phần keyboard rất đặc trưng mà mình tưởng tượng nó hay xuất hiện trong một vài bộ phim vui nhộn mà thời thơ ấu mình thường hay xem, bây giờ không thể nhớ rõ ...), Till The End Of Time ... Album Whispers and Promises cũng gắn liền với các sáng tác của Earl Klugh như Sudden Burst of Energy, cũng với thể loại nhạc nhẹ nhàng chưa hẳn jazz nhưng giai điệu rất hay như Water Song, Whispers and Pomises, đặc biệt Tango Classico với hoà hợp piano, cello (hoặc contra bass), violon, harmonica, guitar rất độc đáo, cả tiếng gỗ khi bập tay vào thùng đàn của bass cũng tạo ra một cái gì đấy rất lạ , tiết tấu đôi lúc trở nên dồn dập với tất cả sự nhanh nhảu của các nhạc cụ sau đấy lắng lại với chỉ piano khiến người nghe từ đầy bất ngờ sang ... thú vị ... Những album trên hợp hơn khi nghe vào buổi ngày. Đêm khuya chỉ phù hợp với những giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu không nhanh dồn dập với những âm thanh trầm không quá cao trở nên gắt và những gợn mây của dàn dây hoặc kèn nhẹ trôi lãng đãng làm nền ... Late Night Guitar là 1 album của Earl Klugh rất phù hợp như thế. Một vài bài bất hủ Smoke Gets In Your Eyes, Laura, Tenderly ... và đặc biệt A Time For Love đầy cuốn hút với harp làm đệm nền, đây có lẽ là loại đàn êm dịu nhất trong tất cả các nhạc cụ mà mình cảm nhận được, bổ sung cho tiếng guitar "tâm sự" từng câu ... mà luôn khiến người nghe phải nhíu mày, lắng lại ...

Chia sẻ trang này