1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Jên Erơ (Jane Eyre)

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hehehihihoho, 19/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hehehihihoho

    hehehihihoho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Jên Erơ (Jane Eyre)

    Chương 1
    Hôm đó quả thực không phải là ngày để đi dạo nhưng buổi sáng hôm đó chúng tôi cũng cùng nhau rảo bước bên những bụi cây đã trơ trọi hết lá hơn một tiếng đồng hồ. Nhưng kể từ khi kết thúc bữa ăn tối, những cơn gió lạnh mùa đông bắt đầu gào thét, trời xầm xì xám xịt và mưa bắt đầu tuôn xối xả thì dù có thích đi mấy chăng nữa cũng không thể có một hoạt động ngoài trời nào như thế.
    Chính ra như thế lại hay. Tôi thích điều đó. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thích thú với những cuộc đi bộ dài lê thê đặc biệt là dưới tiết trời lạnh giá của mùa đông. Tôi sợ cái cảm giác trở về nhà khi trời nhập nhoạng tối với đôi bàn tay và bàn chân lạnh cóng đến tê dại và trái tim như thắt lại với những tiếng càu nhàu cáu bẳn của chị trông trẻ Bessi, rồi phải nhún mình trước Eliza, John và Georgia Reed bởi tôi tự ý thức được thân phận hèn kém của mình đối với họ.
    Khi tôi trở về nhà, Eliza, John và Georgia đang chạy vui đùa quanh mẹ chúng trong phòng khách. Bà mẹ nằm gác tay trên ghế sofa đặt ngay cạnh lò sưỏi với những đứa con yêu quý của bà ta xung quanh. Giờ chúng không cãi vã và khóc lóc nữa, vẻ mặt chúng đầy hạnh phúc. Riêng tôi, bà ta không cho phép tôi được vui chơi cùng với những đứa con yêu quý của bà ta bởi vì bà ta nói rằng: bà ta rất tiếc khi phải cấm đoán tôi như thế, nhưng cho tới khi nào bà ta nghe thấy Bessie nói, cũng như bà ta tự mình nhận thấy rằng, tôi đã thật sự thành tâm mong muốn được hoà nhập, tính khí dễ chịu hơn, ngoan ngoãn hơn, cư xử giống như một đứa trẻ hơn, đáng yêu hơn và nhẹ nhàng hơn, - một thứ gì đó mềm mại hơn, trung thực hơn, tự nhiên hơn ?" thì bà ta vẫn còn phải buộc tôi tránh xa những đặc quyền chỉ giành cho những đứa trẻ nhỏ bé, vui vẻ và làm người khác hài lòng..
    ?oBessie nói cháu đã làm gì sai?? Tôi hỏi.
    ?oJane, ta không thích những người hay cãi lại hay những người cứ thích đặt câu hỏi. Những đứa trẻ sẽ phát triển không tốt một chút nào nếu như nó bắt chước cách cư xử như thế. Hãy kiếm chỗ nào đó và ngồi đi. Đến khi nào cô nói được những lời lẽ đẹp đẽ hơn, cô hãy lên tiếng còn nếu không thì tốt nhất cô hãy cứ im lặng?
    Một phòng ăn sáng nhỏ được nối với phòng khách. Tôi lẩn vào căn phòng đó. Trong phòng có một cái kệ sách. Tôi rút ra một cuốn, hy vọng trong đó có nhiều tranh. Tôi trèo lên bậu cửa sổ; thu chân lại và ngồi vắt chéo chân giống kiểu người Thổ Nhĩ Kỳ; và ẩn mình trong chiếc rèm che cửa.
    Những nếp vải của tấm rèm cửa màu đỏ che mất tầm nhìn bên phải của tôi, nhưng những ô kính bên trái trong suốt đủ để tôi có thể nhìn ra bầu trời u ám thê lương của tháng Mười Một. Đôi khi, tranh thủ lúc giở sách, tôi lại nhìn ra ngoài trời và ngẫm nghĩ xem một buổi chiều mùa đông trôi qua thế nào trong tiết trời ảm đạm đến vậy. Đằng xa là một lớp sương khói nhờ nhờ do hơi nước bốc lên, những tấm thảm cỏ ướt nhèm và những bụi cây xác xơ vì mưa bão. Mưa không ngừng tuôn, quay cuồng trong những đợt gió thét lên ai oán.
    Tôi quay trở lại với những trang sách của mình. Đó là một cuốn ?oLịch sử các loài chim? của Bewich. Tôi cũng không bận tâm lắm đến lời toà soạn tuy nhiên cũng có vài trang giới thiệu mà tôi không thể bỏ qua. Đó là những trang giới thiệu về những loài chim biển, về những hang đá và những vùng đất mà chỉ có chúng sinh sống, về vùng biển Norway, từ Linderness hay Naze, tới mũi phía Bắc. Tôi cũng khó lòng có thể bỏ qua lời giới thiệu về những bãi biển bị bỏ hoang ở Lapland, Siberia, Spitzbergen, Nova Zembla, Iceland, Greenland với ?ocả một vùng rộng lớn ngoằn ngoèo của vùng Arctic, những vùng đất bị bỏ hoang, những hố sâu lấp đầy sương giá và băng tuyết lạnh lẽo tưởng chừng như mùa đông hàng thế kỷ qua đã ngự trị nơi đây, cả một vùng cực bao phủ bởi một cái giá lạnh đến tê người? Đọc về những khung cảnh bao phủ bởi màu trắng lạnh lẽo và đầy chết chóc đó, trong đầu óc của những đứa trẻ non nớt, tôi định hình ra ý niệm mê mê ảo ảo, ẩn hiện, trôi nổi nhưng lại có một ấn tượng đến kỳ lạ. Những câu chữ trong trang giới thiệu tự nó đã nói hết những hình ảnh minh hoạ ở trang trước đó, một vách núi đứng trơ trọi lẻ loi trên một hoang đảo, từng cơn sóng vỗ ì ầm vào vách đá và tung bọt trắng xoá, những mảng thuyền vỡ nằm trôi dạt trên bãi cát hoang vắng, đến cái giá lạnh và ánh trăng mê ảo chiếu qua những đám mây vào xác con thuyền vừa đắm.
    Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của mình khi tôi cứ bị ám ảnh bởi cảnh một nghĩa địa hoang tàn với những tấm bia mộ, hai cây lớn ngay trước cổng, những nấm mồ nằm lúp xúp, bao quanh là những mảng tường đổ vỡ, đây đó, những cây thánh giá mới cắm lên ẩn hiện dưới ráng chiều hư ảo.
    Hai con tàu im lìm trên vùng biển lặng sóng và tôi tin chắc rằng đó ắt hẳn là một con tàu ma.
    Tôi lật nhanh những trang sách này vì cảm thấy đôi chút rợn người?
    Đối với tôi, mỗi bức tranh là một câu chuyện, một điều kỳ bí, đặc biệt cho một đứa trẻ chậm hiểu và cảm xúc không lành lặn như tôi, nhưng đó thực sự gây cảm hứng đặc biệt cho tôi và làm tôi vô cùng thích thú, cũng giống như những câu chuyện mà Bessie thỉnh thoảng vẫn kể cho tôi nghe vào những đêm mùa đông rét mướt. Đó là những lúc cô ta trở nên vui tính, khi cô ta đã mang bàn ủi vào gần lò sưởi, cô ta cho phép chúng tôi được ngồi xung quanh và trong khi tay cô còn đang thoăn thoắt là những đường riềm đăng ten trên váy của bà Reed, cô ta cũng làm cho chúng tôi phải mắt tròn mắt dẹt nghe những câu chuyện phiêu lưu kỳ thú từ những câu chuyện cổ tích mà cô ta nhớ được, rồi cả những bản ballad tới những đoạn trích từ vở Pamela, Henry hay vở Bá tước vùng Morland.
    Với cuốn sách của Bewick, được đọc những trang sách đó, hình ảnh rồi để mặc sức cho trí tưởng tượng của mình được bay xa, đối với tôi thế là quá đủ, thế là quá hạnh phúc, hay ít nhất đấy cũng là cách tôi cảm thấy hạnh phúc. Có lẽ điều mà tôi cảm thấy sợ nhất là cái hạnh phúc đó của tôi sẽ bị cắt ngang. Và nỗi lo sợ của tôi đã trở thành sự thực, chỉ có điều, nó đến nhanh quá khi mà tôi còn chưa tận hưởng được hết niềm hạnh phúc của mình. Cánh cửa phòng ăn bật mở.
    ?oBoh, bà Mope!? John Reed hét tướng lên: nhưng rồi cậu ta cũng dừng lại, căn phòng hoàn toàn tĩnh lặng, không có một ai.
    ?oBà ta biến đi đằng nào rồi không biết??, rồi cậu ta lại tiếp tục ?oLizzy, Georgy (cậu ta quay ra gọi các chị của mình), Joan không có ở đây đâu, nói với mẹ là nó lại chạy ra chơi ngoài trời mưa rồi-khỉ thật?
    ?oThật may là mình đã kéo rèm che lại? Tôi thầm nghĩ và tôi cảm thấy thật sung sướng khi biết rằng cậu ta sẽ chẳng bao giờ có thể tự tìm ra được chỗ ẩn nấp của tôi. Cậu ta chằng hề nhanh mắt chút nào và cảm nhận cũng thật kém, không như cô chị Eliza, chỉ mới vừa ngó đầu vào đã nói:
    ?oNó đang ở đằng sau rèm cửa sổ kia kìa, chắc chắn đấy, Jack ạ?.
    Ngay lập tức tôi bước ra bởi tôi sợ cảm giác sẽ bị Jack kéo lôi xềnh xệch.
    ?oAnh muốn gì?? Tôi rụt rè hỏi
    ?oNói lại, mày phải nói là ?oThưa cậu chủ muốn gì ạ?? ?oTao muốn mày ra đây?, vừa nói, cậu ta vừa ngồi xuống chiếc ghế bành, giơ tay ra hiệu bảo tôi bước lại gần và đứng trước mặt cậu ta.
    John Reed chỉ là một cậu học sinh 14 tuổi, cậu ta chỉ hơn tôi có bốn tuổi bởi tôi mới lên mười. Ở độ tuổi đó, trông cậu ta to và chắc nịch nhưng nước da lại xám ngoét và ốm yếu, khuôn mặt rộng với nhiều đường nét. Chân tay tròn lẳn, nặng nề. Cậu ta có tật cứ ngồi vào bàn ăn là ăn lấy ăn để như thể chưa bao giờ được ăn, có lẽ chính điều đó khiến cho cậu ta bị mắc bệnh thừa mật, cặp mắt lúc nào cũng đờ đẫn và hai má phúng phính. Đáng lẽ giờ này cậu ta phải ở trường nhưng mẹ cậu ta viện cớ cậu ta ốm yếu nên đã cho cậu ta nghỉ ở nhà được một hai tháng nay. Còn theo như ông hiệu trưởng thì cậu ta chẳng có vấn đề gì nếu như nhà cậu ta đừng gửi quá nhiều bánh kẹo và đồ ngọt đến cho cậu. Nhưng trái tim của bà mẹ quá nuông chiều con đã bỏ qua những lời khuyên đó và biện minh rằng có lẽ việc John ăn nhiều như vậy chẳng qua là do nhu cầu của cậu ta như thế.
    John giành được sự nuông chiều từ mẹ và các chị em bao nhiêu thì cậu ta ghét tôi bấy nhiêu. Cậu ta trêu trọc tôi và tìm cớ phạt tôi, không phải chỉ là hai ba lần một tuần, hay hai ba lần một ngày mà thường xuyên như cơm bữa. Tôi sợ cái cảm giác mỗi khi cậu ta tới gần tôi, những lúc đó tưởng chừng như chân tay tôi rụng rời, máu trong người chạy dần dật. Đôi lúc tôi như bị hoảng loạn bởi nỗi sợ hãi ám ảnh bởi tôi không có bất kỳ một sự níu kéo dựa dẫm nào để chống lại những trêu chọc, doạ nạt của cậu ta. Không người hầu nào dám đứng về phía tôi để chống đối lại cậu chủ, còn bà Reed thì hoàn toàn không hề mảy may biết một chút gì về những hành động trêu trọc mà John đang đối xử với tôi. Trước mặt bà, John không đánh, không lăng mạ tôi nhưng mỗi khi bà đi khuất là hàng tấn những trò tinh quái ấy lại giáng xuống đầu tôi.
    Vẫn như thường lệ, tôi ngoan ngoanx tiến lại gần chiếc ghế cậu ta đang ngồi. Cậu ta cố gắng thè cái lưỡi dài về phía tôi và phải giữ cái tư thế đó đến ba phút. Tôi biết, cậu ta lại đang chuẩn bị đánh tôi và trong lúc chờ đợi những cú đánh đó, tôi hình dung ra cái dáng vẻ xấu xí ghê tởm của cậu ta. Tôi không biết cậu ta có nhận thấy ý nghĩ đó trên vẻ mặt của tôi hay không bởi ngay lập tức, cậu ta bất ngờ giáng cho tôi một đòn như búa bổ. Tôi lảo đảo loạng choạng, cố gắng lấy lại thăng bằng và cách cậu ta vài bước.
    ?oCú đánh đấy là để trả giá cho thái độ hỗn xược của mày đối với mẹ tao lúc nãy? và cũng để cho mày chừa cái tội dám trốn đằng sau rèm cửa sổ. Tao còn đánh mày vì cái tội dám nhìn tao với con mắt như thế, đồ chuột cống thối tha?.
    Tôi đã quá quen với những lời lăng mạ của John Reed, tôi chưa bao giờ có ý định sẽ cãi lại. Cái tôi quan tâm hơn là tôi sẽ lại phải gánh chịu thêm một cú đấm nữa ngay sau những lời lăng mạ này.
    ?oMày vừa làm gì sau tấm rèm cửa thế hả??
    ?oEm đọc sách?
    ?oĐưa tao xem cuốn sách?
    Tôi quay trở lại chỗ cửa sổ và tìm lại cuốn sách.
    ?oMày không được phép sờ mó vào những cuốn sách của nhà tao. Mày chỉ là một đứa ở nhờ thôi, mẹ tao nói thế. Mày không có tiền, ****** chẳng để lại cho mày thứ gì cả. Mày đang ăn nhờ ở đậu nhà tao và mày không được phép sống ở đây cùng những đứa trẻ tôn kính như chúng tao và cũng ăn như chúng tao, rồi mặc quần áo mà mẹ tao mua cho. Bây giờ, tao sẽ dậy dỗ mày can tội mày lục soát lại tủ sách của tao bởi tất cả đều là của tao, mày hiểu chưa, tất cả đồ đạc trong nhà này sẽ là của tao. Mày hãy đứng ra cửa, phía góc gương và cửa sổ?.
    Tôi răm rắp làm theo lời cậu ta mà không cần biết cậu ta định làm gì với mình. Nhưng rồi khi tôi thấy cậu ta lấy cuốn sách, đặt nó lên tay và chuẩn bị ném, theo bản năng tôi thét lên một tiếng và cố tránh sang một bên, nhưng không kịp, cả cuốn sách tương đúng vào người tôi, tôi ngã vật xuống đất, đầu đập vào cánh cửa ra vào và vỡ toang máu. Vết thương rất sâu. Nỗi sọ hãi của tôi đã vượt quá đỉnh điểm. Tất cả các cảm xúc khác cũng đã tới đỉnh điểm của nó.
    ?oĐồ dã man, độc ác!? tôi kêu lên ?oMày là kẻ giết người-mày giống như là một tên cai nô, một tên La Mã hung bạo!?
    Tôi đã từng đọc cuốn Lịch sử của thành Roma của Goldsmith và cũng đã hình thành trong mình những định kiến đối với những nhân vật như Nero, Caligula,? Và đáng lẽ như thường lệ tôi âm thầm cắn răng chịu đựng và không bao giờ nghĩ mình lại có thể thốt ra những từ ngữ như vậy.
    ?oCái gì? Mày vừa nói cái gì? Mày nói lại tao nghe xem nào?? John gào lên: ?oNó dám nói với tao như thế à? Tụi mày có nghe thấy nó vừa nói cái gì không? Eliza và Georgia? Tao có nên mách điều này với mẹ không nhỉ? Nhưng trước hết??
    Nói rồi cậu ta lao đâm đầu vào tôi. Trong cơn đau của mình, tôi vẫn còn kịp nhận ra rằng cậu ta túm giật tóc tôi, đấm đá tôi. Cậu ta lúc đó đúng là một tên bạo chúa, một kẻ giết người. Tôi cảm nhận được những giọt máu đang nhỏ từ đầu xuống cổ tôi và cảm thấy đau buốt đến tận xương tuỷ. Những cảm giác này trước đây đã bị những nỗi sợ hãi của tôi che khuất mất, tôi để kệ cho cậu ta hành hạ đánh đấm, không dám chống cự lại mà chỉ cảm thấy sợ hãi. Tôi không biết rõ tôi đã làm gì với bàn tay của mình nhưng cậu ta gọi tôi là ?oĐồ chuột cống thối tha?. Eliza và Georgia chạy đi tìm bà Reed. Tôi nghe thấy tiếng bước chân lên cầu thang, bây giờ thì bà hoàn toàn có thể chứng kiến tận mắt những gì đang diễn ra. Theo sau bà là Bessie và cô hầu Abbot. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy tiếng nói:
    ?oỐi trời ơi, ai lại làm cậu chủ John nổi nóng đến thế!?
    ?oChưa bao giờ có một cảnh tượng như thế này bao giờ?
    Rồi tiếng bà Reed: ?oMang nó sang phòng đỏ?
    Ngay lập tức bốn bàn tay đặt lên người tôi và khiêng tôi lên trên gác.

    Hết chương 1
  2. hehehihihoho

    hehehihihoho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Chương 2:
    Tôi chống đối bằng mọi cách: đó quả thực là một điều mới mẻ đối với tôi. Thực tế là tôi quá coi thường bản thân mình, hay nói cách khác, tôi không ý thức được chính bản thân mình. Tôi đã nhận thức được một điều rằng chính cái thời điểm nổi dậy đó mang lại cho tôi một sự trừng phạt kỳ lạ và cũng giống như những nô lệ nổi dậy, tôi cảm thấy mình như giải quyết được vấn đề của mình dù là trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất.
    ?oHãy nắm lấy tay nó đi, Abbot; nó như một con mèo hoang ấy?.
    ?oThật đáng xấu hổ quá!?, cô hầu gái la lên ?oĐiều gì lại khiến Eyre lại đáp trả lại cậu chủ để đến nông nỗi này cơ chứ?.
    ?oCậu chủ? Cậu ta thế nào mà lại là cậu chủ của em? Em đâu phải là người hầu của cậu ta??
    ?oĐúng, cô thậm chí còn không bằng một người hầu đâu bởi mày chẳng có gì cả. Nào, đi ra đằng kia và ngồi xuống đi. Thử ngẫm nghĩ về điều tai hại mà cô vừa gây ra xem?
    Họ mang tôi đến căn phòng theo như lời chỉ dặn của bà Reed và đẩy tôi dúi dụi về phía chiếc ghế đẩu, bốn bàn tay xiết chặt vào người tôi đau điếng.
    ?oNếu cô không chịu ngồi yên, chúng tôi sẽ trói cô lại đấy?, Bessie nói ?oAbbot, cho tôi mượn thêm cái nịt bít tất của chị nào, một cái dây của tôi sẽ không đủ đâu, con bé này sẽ tháo được ra ngay đấy mà?
    Abbot ngay lập tức làm theo lời đề nghị, tháo dải dây buộc trên váy của chị ta. Thật đáng xấu hổ. Tôi hơi cảm thấy mất hứng.
    ?oKhông cần phải tháo ra đâu!? Tôi gào lên, ?oem sẽ không quậy phá đâu?.
    Vừa nói tôi vừa vòng tay ra đằng sau ghế để chứng minh cho lời nói của mình.
    ?oCấm cô cựa quậy đấy?, Bessie nói. Sau khi đã chắc rằng tôi đã ngồi yên trên ghế và không có ý định vùng dậy, chị ta mới dần nới lỏng ta ra khỏi người tôi. Bessie và Abbott khoanh tay, đứng nhìn tôi hằm hằm đầy vẻ nghi ngờ.
    ?oTrước đây nó có làm thế bao giờ đâu?, cuối cùng Bessie quay sang và nói với Abigail.
    ?oNhưng điều đó ăn sâu vào máu của nó rồi. Tôi đã bảo bao nhiêu lần với bà chủ về con bé này và bà chủ cũng đồng ý với tôi. Nó chỉ là một con nhỏ xấu xa nham hiểm. Tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ ở độ tuổi nó lại có quá nhiều vỏ bọc bên ngoài đến vậy?
    Bessie im lặng không nói gì. Một lúc sau, chị ta quay sang tôi và nói
    ?oCô phải biết rằng cô đang chịu ơn của bà Reed, nhóc con ạ, có nghĩa là bà chủ đang nuôi nấng cô, cho cô ăn, cho cô quần áo mặc. Nếu mà bà chủ bỏ rơi cô thì cô không có được cuộc sống như thế này đâu. Cô sẽ phải sống trong một trại tế bần nghèo đói và khổ sở?
    Tôi chẳng có gì để đáp lại những lời này. Những lời đó không phải xa lạ đối với tôi. Khái niệm đầu tiên về sự tồn tại của tôi trên đời này cũng bao gồm điều mà Bessie vừa nói. Những lời chỉ trích của Bessie về sự ăn bám, phụ thuộc của tôi như một đoạn nhạc nhảy múa trong đầu tôi, nhưng đó không phải là đoạn nhạc êm dịu mà là thứ nhạc đầy nhức nhối, nhục nhã và ám ảnh. Abbot lại thêm vào:
    ?oVà cô cũng cần phải so sánh mình với ông bà Reed nữa chứ. Ông chủ và bà chủ rất tốt bụng nuôi nấng cô cùng họ. Ông bà chủ có rất nhiều tiền. Còn cô? Không có một xu dính túi. Lẽ ra cô phải có trách nhiệm là phải nhún nhường, phục tung ông bà chủ và cố gắng làm ông bà chủ hài lòng chứ?.
    ?oNhững gì chúng tôi nói với cô lúc này chỉ muốn tốt cho cô mà thôi?-Bessie nói chen vào bằng một giọng cục cằn. ?oCô nên tỏ ra là một người có ích và dễ mến, có như thế cô mới mong có một chỗ trú thân trong cái nhà này; nhưng nếu cô tỏ thái độ tức tối và hỗn xược, tôi tin chắc rằng chẳng mấy chốc mà cô sẽ bị bà chủ tống khứ ra khỏi ngôi nhà này thôi?
    ?oThêm nữa, Chúa sẽ trừng phạt cô. Chúa sẽ quật ngã cô cho đến chết trong cơn cáu giận của cô và rồi cô sẽ đi đâu được?? Abbot nói chen vào. ?oThôi nào, Bessie, chúng ta hãy để nó ở đó. Tôi không còn đủ sức để quản con bé này nữa. Hãy cầu nguyện đi, Eyre, khi cô còn ở một mình bởi nếu mày không sám hối, ma quỷ có thể sẽ chui qua cái ống khói này và mang cô cuốn xéo khỏi ngôi nhà này đấy?
    Nói rồi họ bỏ đi, đóng sập cửa và khoá trái lại.
    Căn phòng này là một căn phòng vuông vức, rất hiếm khi có người vào đây ngủ. Tôi có thể khẳng định là chẳng bao giờ có ai vào đây ngủ cả chỉ trừ khi có hôm nào đó cả một đoàn người ở Gateshead Hall này biến nó thành nơi nghỉ ngơi. Nhưng đây lại là căn phòng rộng nhất và sang trọng nhất trong toà lâu đài. Một cái giường lớn với những chiếc trụ giường được đóng bằng gỗ gụ bóng loáng, được trang trí vải rèm đỏ bằng lụa Tamat. Trông chiếc giường nổi bật như một chiếc tủ đựng bánh thánh ngay giữa gian phòng. Căn phòng có hai cửa sổ lớn, rèm che kéo kín mít. Một lớp vải hoa với hoạ tiết tương tự che phủ lấy một nửa tấm rèm lớn. Thảm trải nhà màu đỏ rực. Chiếc bàn kê ở cuối chân giường cũng được phủ bằng một tấm lụa đỏ thẫm. Tường nhà sơn bằng màu nâu nhatj có phun màu hồng. Tủ, bàn trang điểm, ghế trang điểm đều được làm bằng gỗ gụ bóng loáng. Dưới đống chăn mền cao ngất là tấm khăn phủ giường màu trắng tuyết của vùng Marseilles. Có lẽ khiêm tốn nhất là một chiếc ghế có tay dựa gần đầu giường, cũng màu trắng và một chiếc ghế để chân trước đó, trông như một ngai vàng ốm yếu, nhợt nhạt.
    Căn phòng lạnh ngắt bởi ít khi người ta đốt lò sưởi trong căn phòng này. Nó hoàn toàn yên lặng bởi căn phòng này biệt lập với phòng trẻ và nhà bếp; nó cũng thất nghiêm trang bởi hầu như chẳng có ai vào đây cả. Chỉ có chị hầu gái, một tuần vào đây một lần lau chùi những thứ bụi bẩn bám vào đồ đạc. Và bà Reed, thỉnh thoảng lắm mới lui tới căn phòng này để kiểm tra lại đồ đạc trong những ngăn kéo tủ, nơi bà cất giữ đồ trang sức hay những kỷ vật của người chồng quá cố và còn một lý do nữa khiến người ta không hay lui tới căn phòng này đó chính là những lời nguyền bí ẩn trong căn phòng.
    Ông Reed đã chết cách đây chín năm. Chính tại căn phòng này ông đã trút hơi thở cuối cùng. Và cũng chính tại nơi đây, người ta khâm niệm ông và mang quan tài của ông ra nghĩa địa. Kể từ ngày đó, âm khí lạnh lẽo như bắm chặt lấy căn phòng này khiến cho chẳng ai dám bén mảng đến nó nữa.
    Bessie và Abbot để tôi ngồi trong một chiếc ghế bành thấp đặt ngay gần bệ đá hoa cương của lò sưởi; chiếc giường đặt ngay trước mặt. Phía tay phải tôi là chiếc tủ lớn cao và đen bóng. Phía bên trái tôi là chiếc cửa sổ bị rèm che kín mít. Một chiếc gương soi lớn đặt gữa chúng tạo ra một khoảng trống rộng giữa chiếc giường và căn phòng. Tôi không dám chắc họ đã khoá trái cửa chưa nhưng khi tôi đã lấy lại được dũng khí, tôi tiến lại gần cửa và thử mở. Lạy thánh Alas, quả thực là họ khoá trái cửa lại rồi, không một kẻ bị giam giữ nào có thể trốn thoát. Tôi quay trở lại chiếc ghế ngồi và phải đi qua chiếc gương. Tôi liếc mắt qua chiếc gương thôi nhưng dường như chiếc gương đó đã vô tình bóc mẽ hết tất cả về tôi. Tất cả mọi vật đều lạnh lẽo hơn và tối tăm hơn trong ảo ảnh đó hơn là với thực tế: một con bé hoàn toàn lạ lẫm đang đứng nhìn tôi trân trân, khuôn mặt trắng bệch, tay chân đầy những vết thâm tím trầy xước. Ánh mắt đầy vẻ sợ hãi vẫn không thể tránh đi đâu được và đã nói hết tất cả tinh thần của tôi. Tôi thấy hình ảnh của tôi trong gương trông giống như một ảo ảnh, một nửa là thần tiên, một nửa là con quỷ nhỏ. Những câu chuyện ban đêm của Bessie như đang ẩn hiện trước mắt tôi, những bụi cây dương xỉ mọc rậm rạp trên vùng đồi hoang và xuất hiện trước mắt của những kẻ đến muộn. Tôi lặng lẽ quay trở lại chỗ ngồi của mình.
    Có lẽ lúc đó tôi đã quá mê tín nhưng sự mê tín đó chưa đủ để lấn át được ý chí của tôi. Máu của tôi vẫn nóng; tinh thần của một người nô lệ nổi dậy vẫn còn đang hừng hực trong bầu nhiệt huyết; tôi phải trấn tĩnh lại trước khi lại rơi vào một trạng thái u sầu buồn chán.
    Tất cả những trò trêu chọc hành hạ của John Reed, sự dửng dưng của các cô chị của cậu ta, rổi cả sự ghẻ lạnh của thím Reed, sự thiên vị của những người hầu nhảy loạn trong tâm trí đang rối bời của tôi giống như tôi đang trong một đống sình lầy đen đặc dưới lòng giếng sâu. Tại sao tôi luôn luôn là người phải gánh chịu tất cả? Luôn luôn là người bị đánh, bị buộc tội và bị kết án? Tại sao tôi không bao giờ có thể làm hài lòng được một người nào? Tại sao tôi lại thấy vô cùng bất lực, không thể làm cho mọi người yêu quý mình được? Tại sao Eliza, một đứa cứng đầu cứng cổ và ích kỷ, lại được trọng vọng. Tại sao Georgia, một đứa suốt ngày cáu kỉnh và hư đốn, lời lẽ độc địa chua cay và xảo quyệt lại được tất cả mọi người nuông chiều. Có lẽ cái vẻ ngoài xinh xắn, đôi má ửng hồng và lọn tóc quăn vàng óng của nó khiến cho tất cả mọi người nhìn thấy nó đều thích và bỏ qua tất cả những lỗi lầm của nó. John là kẻ đáng bị trừng phạt nhất, không việc làm nào của nó có thê dung thứ được. Nhưng không ai ngáng trở nó cả. Nó vặn cổ con chim bồ câu, giết những con gà con, cho chó vào cắn bầy cừu, dẫm nát những luống rau của hàng xóm, ngắt những búp cây đẹp nhất được chọn để làm giống trong vườn ươm, nó còn gọi mẹ nó là ?ocô gái già?. Đôi khi nó còn chế giễu nước da đên xám của mẹ mình trong khi nước da của nó nào có hơn gì. Nó còn cục cằn thô lỗ phỉ báng cả những lời ước của mẹ nó, đấy còn chưa kể việc nó còn thường xuyên xé rách những chiếc khăn lụa của bà mẹ, ấy thế mà với tất cả những gì nó làm, trong con mắt của mẹ nó, nó vẫn là ?ocon cưng của mẹ?. Tôi thề với mọi người rằng tôi chằng hề mắc lỗi nào cả. Tôi luôn luôn gắng hết sức mình để làm tốt công việc, thế mà lúc nào tôi cũng bị phàn nàn là kẻ hư hỏng, khó chịu, cù lần, hớt lẻo, từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối.
  3. hehehihihoho

    hehehihihoho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Đầu tôi vẫn đau như búa bổ và máu vẫn chảy ra, hậu quả từ cú đấm cảu John và việc ngã đập đầu vào cánh cửa sổ. Không ai mắng mỏ, khiển trách John vì đã đánh tôi trong khi đó chỉ vì tôi tự bảo vệ mình, quay sang chống lại việc nó đánh tôi đến chảy máu đầu, mà tôi lại bị coi là kẻ gây gổ và phải gánh chịu mọi tội lỗi.
    ?oQuá là bất công! Quá bất công?, tôi thầm nghĩ. Những từ ngữ đó được ép ra từ sự quá đau đớn biến thành nhận thức qua một sự biến chuyển mạnh mẽ của sự tự ý thức đuợc bản thân mình và Giải Pháp, dần dần được định hình kích thích tôi tìm cách để vùng vẫy và thoát ra khỏi sự chèn ép đến nghẹt thở- đó là bỏ trốn hay nếu như điều đó không thể thực hiện được, thì tôi sẽ tuyệt thực, không ăn, không uống và để cho mình chết quách đi.
    Chính tôi cũng không thể hiểu tại sao buổi chiều hôm đó tôi lại có thể có những suy nghĩ đáng kinh ngạc đến vậy! Làm sao đầu óc tôi lại rối tinh rối bời đến vậy? Và trái tim tôi tại làm sao chứa đựng đầy sự nổi loạn đến như thế? Trong bóng tối, trong sự thờ ơ ghẻ lạnh của mọi người, đó chính là cuộc chiến tỏng tinh thần! Tôi không thể trả lời được những câu hỏi dồn dập từ chính mình- tại sao tôi phải chịu đựng tất cả những điều đó? Bây giờ hay một thời gian nữa, tôi cũng không biết chính xác bao nhiêu năm nữa tôi mới có thể tìm ra được câu trả lời.
    Tôi là tâm điểm của mối bất hoà ở lâu đài Gateshead Hall: tôi không giống với bất kỳ ai ở đây; tôi không có điểm nào hoà thuận với thím Reed hay với các con của bà ta cả, thậm chí với cả mảnh đất mà thím ta đã chọn. Nếu như họ không yêu tôi, và thực tế là tôi cũng chẳng yêu họ lắm. Họ không xứng đáng được hưởng sự yêu thương khi mà họ không biết sống cảm thông với nhau, một thứ hỗn tạp chống đối lại ngay trong tính khí, trong khả năng, trong xu hướng, một việc vô nghĩa lý, không thể tự mang lại niềm vui cho chính mình, làm những điều độc ác? Tôi thừa hiểu rằng nếu như tôi cùng dòng máu với họ thì dù tôi là một đứa trẻ thông minh, xinh đẹp, hay nô đùa, vụng về mặc dù cũng vẫn phải sống phụ thuộc và không bạn bè gì ?" thím Reed cũng có thể chịu đựng được sự có mặt của tôi một cách dễ chịu hơn và những anh chị em họ của tôi cũng có thể cư xử thân thiện hơn với tôi, cả những người hầu cũng sẽ không đối xử tôi như kẻ suốt ngày phải giơ đầu chịu báng vậy.
    Ánh nắng ban ngày cũng đang tắt dần, đã hơn bốn giờ chiều và buổi chiều xám xịt cũng đang chuyển dần sang chập choạng tối đầy ảo não. Tôi vẫn nghe thấy tiếng mưa rơi không ngớt trên bục cửa sổ và gió vẫn đang luồn qua những lùm cây xào xạc đằng sau khu nhà. Toàn thân tôi lạnh như đá và rồi lòng dũng cảm của tôi cũng vì thế mà nguội lạnh dần. Tâm trạng bị lăng mạ, bị nghi ngờ, sự chán nản đến tuyệt vọng, tất cả đều bị rữa ra trước sự nóng giận của tôi. Tất cả mọi người đều cho rằng tôi xấu xa tồi tệ, và có lẽ tôi là người như thé; tôi phải nghĩ gì đây hay cứ giả vờ tảng lờ và để mình tuyệt vọng đến chết? Đó mới chính là một tội ác và tôi liệu đã chết thích đáng hay chưa? Hay đơn giản là hầm mộ dưới nhà thờ Gateshead đang chờ đón mình. Tôi đã từng được kể lại về hầm mộ đó, đó chính là nơi mà bác Reed đã được chôn cất. Tôi chợt cảm thấy rùng mình khi nghĩ tới điều đó. Tôi không nhớ rõ bác của tôi nhưng tôi nhớ ông là người bác duy nhất của tôi, là anh của mẹ tôi, người đã đón tôi về nuôi khi tôi mất hết cả cha mẹ, và chính bác đã yêu cầu thím Reed phải hứa coi tôi như con của mình trước khi bác nhắm mắt. Đáng lẽ thím Reed đã phải giữ lời hứa của mình và tôi đã tưởng rằng thím phải làm như vậy. Nhưng tôi không hiểu vì sao thím lại cư xử với tôi như một người dưng, không thèm đã động gì tới lời hứa của mình ngay sau khi chồng mình qua đời?
    Đột nhiên, một ý niệm vụt qua trong đầu tôi. Tôi không mảy may nghi ngờ và cũng chưa bao giờ nghi ngờ rằng nếu như bác Reed của tôi còn sống, bác sẽ đối xử với tôi rất tốt và bây giờ, trong tình cảnh ngồi giữa bốn bức tưòng, nhìn chiếc giường trắng toát, thỉnh thoảng đảo mắt qua chiếc gương mờ hơi nước, tôi nhớ lại những gì người ta hay nói về người chết, nếu như những lời trăng trối cuối cùng của họ không được thực hiện, họ sẽ quay trở lại trần gian để trừng trị và trả thù người đã không thực hiện lời trăng trối đó. Tôi thầm nghĩ, linh hồn của bác Reed, bị dằn vặt bởi nỗi thống khổ của người cháu gái, chắc sẽ rời khỏi xác-có thể là từ hầm mộ trong nhà thờ hoặc từ một thế giới nào đó - xuất hiện trước mặt tôi trong căn phòng này. Tôi chùi nước mắt và cố nén những tiếng khóc nức nở bởi tôi sợ rằng tiếng khóc nức nở của tôi có thể đánh thức một thế lực siêu nhiên nào đó đến an ủi tôi, hoặc một ông tiên với vầng hào quang trên đầu sẽ hiện lên và hỏi chuyện gì xảy ra với tôi. Ý nghĩ này chẳng qua là sự tưởng tượng của tôi sau khi được đọc những câu chuyện cổ tích về những cô gái bất hạnh thường được ông tiên, bà tiên giúp đỡ, nhưng dù sao nếu thực sự điều đó xảy ra chắc tôi sẽ cảm thấy khiếp sợ vô cùng. Tôi lấy lại ý chí của mình và cố gắng kiềm chế - tôi cần phải cứng rắn. Vén tóc che khỏi mắt, tôi ngẩng đầu lên và gan lì nhìn xung quanh căn phòng tối om; vừa lúc này, một ánh sáng hắt lên trên tường. Tôi tự hỏi liệu đó có phải là một ánh trăng lọt qua một kẽ hở của cửa chớp cửa sổ? Không, ánh trăng như thế sẽ phải đứng im bất động một chỗ nhưng ánh sáng này lại chuyển động. Tôi nhìn chăm chăm vào thứ ánh sáng đó, nó di chuyển dọc trần nhà và quay vòng quanh đầu tồi. Bây giờ thế tôi đã nhận ra ánh sáng đó từ đâu ra. Có vẻ ánh sáng đó là ánh sáng hắt ra từ một chiếc đèn một ai đó xách đi ngang qua bãi cỏ. Nhưng rồi, tôi cảm thấy hoảng sợ thực sự, tâm trí tôi bị kích động mạnh tột độ. Tôi có cảm giác như ánh sáng đó được phái xuống từ một thế giới nào khác. Tim tôi đập thình thịch, đầu tôi nóng ran, đau như búa bổ, tai tôi bịt bùng những âm thanh quái lạ, dồn nén đến tắc nghẹn. Tôi không thê chịu đựng được nữa, tôi lao ra phía cửa ra vào và đập khoá ầm ầm trong cơn tuyệt vọng. Có tiếng bước chân chạy rầm rập lên cầu thang, tiếng khoá tra vào lỗ, cánh cửa mở ra, Bessie và Abbot bước vào.
    ?oEyre, cô có bị ốm không đấy?? Bessie hỏi.
    ?oMột âm thanh thật khủng khiếp, chối hết cả tai?. Abbot nói.
    ?oHãy mang em ra khỏi đây! Hãy mang em vào phòng trẻ.? Tôi nức nở nói.
    ?oĐể làm gì? Cô bị đau à? Cô đã nhìn thấy gì?? Bessie hỏi dồn dập.
    ?oÔi, em đó trông thấy một ánh đèn, em nghĩ rằng hồn ma đã tới đây?- Tôi nắm lấy tay Bessie.
    ?oNó gào tướng lên là có mục đích cả đấy.? Abbbot nói giọng đầy mỉa mai: ?oNó kêu la vì cái gì cơ chứ? Nếu như nó kêu rên vì bị đau thì còn có thể thương cảm được. Nhưng đây nó kêu vì cái gì? Chẳng qua nó muốn chúng ta lên đây với nó mà thôi. Tôi biết kiểu lừa đảo của nó mà?
    ?oCó chuyện gì xảy ra ở đây thế này?? Một giọng nói hách dịch cất lên, thím Reed đang tiến lại gần. Bà ta đội một chiếc mũ rộng vành, và xúng xính trong bộ váy áo dài dự tiệc. ?oAbbot và Bessie, ta đã ra lệnh là phải nhốt con bé Jane Eyre này ở phòng cho tới khi chính ta đến hỏi chuyện nó cơ mà?
    ?oCô Jane kê la to quá, thưa bà? Bessie khẩn khoản nói.
    ?oHãy để nó đấy?, câu trả lời cụt lủn ?oHãy buông tay Bessie ra. Đừng tưởng làm cách đó mà mày có thể đạt được ý định của mình. Ta ghét sự xảo trá, đặc biệt là những đứa trẻ quỷ quyệt. Mày sẽ vẫn phải ở đây thêm một giờ đồng hồ nữa và chỉ khi nào mày chứng minh được mày ngoan ngoãn và giữ yên lặng, lúc đó, ta sẽ thả mày ra?
    ?oÔi, thím, cháu xin thím, thím tha lỗi cho cháu! Cháu không thể chịu đựng theme được nữa ?" thím hãy trừng phạt cháu theo cách nào cũng được chứ đừng nhốt cháu như thế này. Cháu sẽ chết mất nếu??
    ?oIm mồm! Tội của mày không thể tha thứ được?. Giọng của thím Reed đúng như những gì mà thím cảm nhận về tôi. Trong mắt bà ấy, tôi là một diễn viên quá tinh khôn, đóng kịch quá khéo léo. Thím Reed luôn nhìn tôi như một kẻ độc ác, hẹp hòi và là một sinh vật đáng ghê tởm.
    Abbot và Bessie rút ra ngoài, thím Reed, không chịu được cái vẻ mặt đau khổ hoảng loạn của tôi với những tiếng nấc nức nở, đẩy tôi vào trong và khoá trái cửa, không kịp cho tôi nói thêm lời nào. Tôi nghe thấy bước chân của thím xa dần vô cảm và ngay khi bà ta bỏ đi, tôi rơi vào trạng thái mê man, bất tỉnh.
    Hết chương 2
  4. hehehihihoho

    hehehihihoho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Chương 3:
    Điều đầu tiên tôi có thể nhớ được sau khi tỉnh dậy là cảm giác như mình vừa trải qua một cơn ác mộng kinh khủng và trước mắt tôi là thứ ánh sáng đỏ loẹt vắt ngang qua những thanh sắt đen sì. Tôi cũng nghe thấy tiếng nói, giọng trầm trầm như thể bị nghẹt lại bởi gió hay nước; một cảm giác xúc động chen lấn với một sự e dè và bao trùm hơn cả vẫn là cảm giác sợ hãi đến tột độ xâm chiếm con người tôi. Dần dần tôi cũng nhận ra rằng có ai đó đang nắm lấy tay tôi, khẽ khàng nâng tôi ngồi dậy, cái cảm giác nâng niu đầy trìu mến và nhẹ nhàng đó tôi chưa từng trải qua bao giờ. Tôi tựa đầu vào một chiếc gối hay là cánh tay của ai đó, tôi không thực sự biết rõ, nhưng cảm giác thật thoải mái và dễ chịu.
    Năm phút sau, sự hồ nghi, những suy nghĩ miên man hư ảo của tôi tan biến, tôi nhận thức rất rõ những gì đang xảy ra xung quanh mình. Tôi đang nằm trên giường của mình còn ánh sáng đỏ quạch kia phát ra từ ánh lửa trong phòng trẻ. Trời đã về đêm. Ngọn nến đang cháy leo lét trên bàn, Bessie đứng ở phía dưới chân giường, tay bưng một chậu nước và một người đàn ông đang ngồi trên ghế gần tôi kê gối sau đầu tôi và đang cúi người về phía tôi.
    Bất chợt trong tôi có cảm giác rất kỳ lạ không thể diễn đạt, một cảm giác ấm áp được chở che và ấp ủ khi tôi phát hiện ra có một người lạ trong căn phòng này, một người không phải là người trong lâu đài Gateshead và cũng không dính dáng gì đến thím Reed. Tôi quay về phía Bessie, (mặc dù sự xuất hiện của chị ta lúc này cũng không đến mức đáng ghét như sự có mặt của Abbbot), tôi có điều kiện để quan sát kỹ hơn người đàn ông lạ mặt nọ: Tôi biết đó là ông Floyd, một dược sỹ chuyên bào chế thuốc. Thỉnh thoảng ông ta vẫn được thím Reed mời tới khi những người hầu trong nhà bị ốm. Còn khi thím Reed và các con bà bị ốm thế bà ta sẽ mời một bác sỹ chuyên nghiệp.
    ?oCô bé tỉnh rồi hả, thế ta là ai nào??
    Tôi đánh vần tên của ông, vừa nói, tôi vừa chìa tay ra phía ông, ông Floyd nắm lấy tay tôi, mỉm cười và nói: ?oTa sẽ cố làm hết sức, dần dần cháu sẽ lại bình phục lại thôi?, rồi, ông lại đỡ tôi nằm xuống, ra dấu gọi Bessie, dặn dò cẩn thận rằng không ai được quấy rầy tôi suốt đêm. Ông dặn dò Bessie thêm một vài điều nữa, hứa sẽ quay lại vào ngày mai và chào từ biệt ra về. Bỗng dưng tôi cảm thấy buồn bã và trống trải vô cùng. Tôi cảm thấy mình được chở che, được đối xử dịu dàng và thân thiện khi có ông ngồi trong chiếc ghế gần chỗ tôi nằm. Nhưng khi ông đi khỏi, cánh cửa đã đóng lại, căn phòng chìm ngập trong bóng tối, trái tim tôi thắt lại, một nỗi buồn không thể diễn tả xâm chiếm tâm hồn tôi.
    ?oEm có thấy buồn ngủ lắm không?? Bessie hỏi giọng nhã nhặn.
    Tôi không dám trả lời chị ta bởi tôi sợ rằng sau khi nghe câu trả lời của tôi thì câu đáp trả lại tiếp theo sẽ rất khủng khiếp ?oEm sẽ cố gắng?.
    ?oEm có muốn uống hay ăn một chút gì không??.
    ?oKhông, cảm ơn chị Bessie?.
    ?oThế thì chị sẽ đi ngủ vì đã quá mười hai giờ đêm rồi, nhưng em có thể gọi chị bất cứ khi nào nếu như em cần?.
    Ôi, thật là một câu nói đáng mến! Câu nói của chị ta kích lệ tôi, tôi hỏi Bessie:
    ?oChị Bessie này, em bị làm sao thế? Em bị ốm à??
    ?oChị nghĩ là em bị ốm, chị thấy em nước mắt giàn dụa trong căn phòng đỏ; em sẽ nhanh khỏi thôi, cô bé ạ?.
    Bessie đi về căn phòng dành cho những người hầu ngay gần đó, tôi thấy chị ta nói:
    ?oSarah, đến đây ngủ với tôi trong phòng trông trẻ; tôi không dám ở lại đây một mình với cô bé đáng thương này đêm nay. Cô bé có thể chết mất. Thật kỳ lạ là làm sao cô bé có thể vượt qua nổi. Tôi không biết nó có nhìn thấy gì không. Bà chủ quả là đã nặng tay với nó?.
    Sarah quay trở lại với Bessie, họ cùng lên giường nhưng còn thì thầm nhỏ to nói chuyện đến hơn nửa giờ nữa trước khi họ chìm vào giấc ngủ sâu. Tôi chỉ có thể nghe bập bõm những tiếng thì thầm to nhỏ của họ. Nhưng như thế cũng đủ để tôi có thể hiểu được cốt lõi của câu chuyện là gì.
    ?oCó cái gì đó đi ngang qua cô bé, tất cả đều mặc đồ trắng toát và rồi biến mất?? ?omột con chó lớn đi theo sau ông ta?? ?ocó 3 tiếng gầm lớn bên cánh cửa phòng? ?oMột ngọn đèn ở nghĩa địa vụt sáng lên từ ngôi mộ của ông ấy??
    Cuối cùng cả hai cùng chìm vào giấc ngủ say. Lửa trong lò sưởi đã tắt, ngọn nến cũng tắt. Đối với tôi, tưởng chừng như chưa có đêm nào dài như đêm đó với sự tỉnh táo đến khủng khiếp. Tai, mắt, đầu óc tôi căng ra trong nỗi sợ hãi, một sự sợ hãi mà chỉ có trẻ con như tôi mới có thể cảm nhận được.
    Không có căn bệnh thể xác trầm trọng nào kéo dài sau sự việc này. Việc bị nhốt vào căn phòng đỏ chỉ gây cho tôi một cú sốc lớn về tinh thần mà tôi vẫn còn cảm thấy bị ám ảnh đến tận bây giờ. Đúng, thím Reed, đối với thím ta tôi luôn có cảm giác sợ hãi nhưng tôi cần phải tha thứ cho bà, bởi bà chắc cũng không biết mình đang làm gì. Trong khi bà ta đang làm tôi đau khổ thì đơn giản bà chỉ nghĩ rằng bà ấy đang cố trừng phạt những thói hư tật xấu của tôi.
  5. hehehihihoho

    hehehihihoho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2007
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Ngày hôm sau, gần đến trưa, tôi ngồi dậy và thay quần áo. Tôi cuộn tròn mình trong chiếc khăn tắm gần lò sưởi. Tôi thấy mình vẫn còn yếu và có thể quỵ ngã bất cứ lúc nào; nhưng điều tồi tệ hơn đối với tôi là sự khốn khổ không thể nào nói ra được trong tâm tưởng tôi; nỗi thống khổ đó đã làm cho những giọt nước mắt vốn vẫn được tôi kìm nén trong lòng cứ chực trào ra. Nước mắt cứ thế tuôn rơi, tôi đưa tay lên vuốt nhưng càng vuốt lại càng nước mắt đổ xuống nhiều hơn. Nhưng tôi nghĩ, tôi cần phải vui lên bởi không có người nào nhà thím Reed có mặt tại đây cả, bọn chúng đó đi chơi cùng với mẹ của mình. Cả Abbot nữa, cô ta cũng đang khâu vá ở một phòng khác, mà Bessie, chị ta chắc cũng đang đi đây đó dọn dẹp đồ chơi và sắp xếp lại những ngăn kéo tủ bừa bộn, thỉnh thoảng lại ghé qua chỗ tôi nói những lời lẽ tử tế hiếm có. Thời điểm này quả là thiên đường yên bình đối với tôi bởi tôi đã quá quen với cuộc sống suốt ngày cắm mặt vào công việc và luôn luôn bị quở trách, nhưng, quả thực, thần kinh bị tổn thương của tôi giờ đây ở trong một trạng thái mà không sự tĩnh lặng, bình yên, không một niềm yêu thích nào có thể làm nó vui tươi trở lại được.
    Bessie đã đi vào bếp và mang lên một chiếc bánh nhân hoa quả đặt trong một chiếc đĩa sứ có trang trí hình đôi chim đang quấn quít nhau bên một nụ hồng. Điều này làm tôi có cảm giác tự hào, một cảm giác mình là người quan trọng và được quan tâm bởi đã từ lâu tôi mong mỏi được cầm chiếc đĩa sứ đó trên tay, để được tận mắt ngắm nghía những hoạ tiết trên đó, nhưng tất cả những gì tôi có được chỉ là đứng từ xa chiêm ngưỡng nó, thèm thuồng nhưng không bao giờ nghĩ mình có vinh hạnh được sờ tới chiếc đĩa. Thế mà lúc này đây, chiếc đĩa đặt trên đầu gối của tôi và tôi được ân cần mời thưởng thức món bánh được đặt trên chiếc đĩa tuyệt vời này. Nhưng đúng như người ta thường nói, những gì mong mỏi chờ đợi quá lâu đến lúc thực sự có thì niềm hào hứng đó phai nhạt đi ít nhiều. Vẫn là chiếc đĩa tôi thèm muốn được cầm trên tay, với chiếc bánh nhân hoa quả hấp dẫn nhưng tôi không muốn ăn, cả hình đôi chim và những bông hoa cũng biến mất trước mắt tôi một cách kỳ lạ. Tôi bỏ chiếc đĩa và miếng bánh sang một bên, không muốn ăn. Bessie hỏi tôi có muốn đọc một cuốn sách nào không. Từ ?osách? lúc này đối với tôi như một động lực mới. Tôi nhờ Bessie lấy cho tôi cuốn Guliver du ký từ thư viện. Tôi đã đọc đi đọc lại cuốn sách này với một niềm đam mê thích thú. Tôi cho rằng cuốn sách đó đã kể lạ những câu chuyện có thật và với nó tôi thấy có một niềm đam mê nhiều hơn so với những câu chuyện cổ tích khác.
    Bessie đã lau dọn phòng xong, chị ta rửa tay sách sẽ và mở ngăn kéo, lôi ra những chiếc hộp đựng đầy những hạt xuyến và kim tuyến ra để làm một chiếc mũ mới cho con búp bê của Goorgiana. Vừa làm, chị ta vừa hát:
    ?oNhững ngày chúng ta đã chơi rong ruổi, cách đây đã lâu lắm rồi??
    Tôi đã từng nghe bài hát này và luôn đón nhận nó với một sự hào hứng đặc biệt bởi Bessie thực sự có một giọng hát rất ngọt ngào ?" hay ít nhất đó cũng là một giọng hát hay đối với tôi. Nhưng giờ đây, mặc dù giọng của chị ta vẫn thế, vẫn trong trẻo ngọt ngào nhưng tôi cảm thấy trong giai điệu bài hát có cái gì đó buồn buồn mà tôi không tài nào diễn tả nổi. Đôi lúc, chắc do quá chú tâm vào công việc, chị ta hát đoạn điệp khúc nhỏ hơn và kéo dài ra. Đoạn điệp khúc ?ocách đây đã lâu lắm rồi? nghe như một chuỗi thê lương của những lời khấn cầu trong đám tang. Chị lại chuyển sang một bài hát khác, bài này thì đúng là một bài hát buồn ai oán.
    ?oChân tôi mỏi mệt rã rời
    Đường lên núi ôi sao xa và đầy chông gai thử thách
    Trời không trăng và buồn dăng đặc
    Phủ trên đường đời đứa trẻ mồ côi.
    Tại sao tôi bị đầy đi xa với nỗi cô đơn hiu quạnh
    Nơi chỉ có đồng hoang và núi đá chieo leo
    Nơi chỉ có những thiên thần tốt bụng,
    Dài theo chân đứa trẻ mồ côi.
    Đường còn xa và đêm đã dần buông xuống
    Chỉ còn những vì sao lấp lánh trên bầu trời
    Chỉ có Chúa ban tình thương cứu rỗi
    Nuôi hy vọng cho đứa trẻ mồ côi.
    ?oLại đây cô Jane, đừng khóc nữa,? Bessie nói khi chị ấy đã kết thúc công việc. Chị ta cũng có thể nói với ngọn lửa ?ođừng cháy nữa!? nhưng làm sao chị ta có thể đoán được sự đau đớn mà tôi đang phải chịu đựng?
    Giữa buổi sáng thì ngài Lloyd lại đến.
    ?oGì thế này? Đã dậy rồi à?? ông nói khi bước vào phòng trẻ. ?oThế nào cô trông trẻ, cô ấy thế nào rồi??
    Bessie trả lời rằng tình hình tôi đang tiến triển tốt.
    ?oNếu vậy thì lẽ ra cô ấy nên vui ẻ hơn chứ. Lại đây, cô Jane! Tên cháu là Jane đúng không??
    ?oVâng thưa ngài, Jane Eyre.?
    ?oNào, cháu vừa mới khóc phải không Jane Eyre? Cháu có thể nói cho ta tại sao cháu khóc không? Cháu đau ở đâu à??
    ?oKhông thưa ngài.?
    ?oỒ! Tôi dám chắc là cô ấy khóc bởi vì cô ấy không được ra ngoài bằng xe ngựa cùng với các co chủ.? Bessie chen vào.
    ?oChắc chắn là không phải thế! Cô bé đã đủ lớn để không bực tức những chuyện vặt vãnh như thế.?
    Tôi cũng nghĩ như vậy và cảm thấy lòng tự trọng của mình bị tổn thương bởi nhận xét sai lầm đó, ngay lập tức tôi trả lời: ?oTrong đời mình cháu chưa bao giờ khóc vì những điều như thế, cháu ghét đi ra ngoài bằng xe ngựa. Cháu khóc bởi vì cháu thật khốn khổ và đáng thương.?
    ?oÔi, thật là xấu hổ thưa cô.? Bessie kêu lên.
    Người bác sĩ tốt bụng tỏ ra hơi bối rối. Tôi đang đứng trước mặt ông, ông nhìn chằm chằm vào tôi. Đôi mắt ông nhỏ, xám màu và không sáng nhưng tôi dám chắc đôi mắt ấy thật sắc sảo và khôn ngoan. Ông ấy có nét mặt thô cứng nhưng khuôn mặt nhìn rất hiền hậu. Cho rằng tôi đã bớt căng thẳng hơn, ông nói:
    ?oNgày hôm qua cái gì đã làm cháu ốm??
    ?oCô ấy bị ngã,? một lần nữa Bessie lại chen ngang vào.
    ?oNgã ư? Lại giống như những đứa trẻ sao? Chẳng lẽ cô bé này không thể đi vững vàng ở cái tuổi này sao? Cô ấy chắc phải đến tám hay chín tuổi rồi!?
    ?oCháu bị đánh,? tôi bật ra một lời giải thích thẳng thừng, dằn mạnh từng tiếng với sự đau đớn khi lòng kiêu hãnh bị tổn thương; ?onhưng đó không phải là nguyên nhân làm cho cháu ốm,?T tôi nói thêm trong khi ngài Lloyd lấy ra một nhúm thuốc để ngửi.
    Khi ông ấy đã đút chiếc hộp vào trong túi áo choàng, một tiếng chuông lớn rung lên báo hiệu giờ ăn tối của người làm. Ông ấy cũng biết mục đích của tiếng chuông đó. ?oTiếng chuông đó gọi cô đấy cô trông trẻ ạ.? Ông ấy nói. ?oCô cứ đi xuống nhà đi. Tôi sẽ giảng cho cô Jane một bài cho đến khi cô quay trở lại.?
    Bessie thật ra rất muốn ở lại nhưng cô ấy buộc phải đi vì việc đúng giờ trong các bữa ăn là một nguyên tắc phải được tuân thủ một cách chính xác ở lâu đài Gateshead.
    ?oCú ngã không phải là nguyên nhân làm cháu ốm, vậy thì nguyên nhân là gì vậy?? Ngài Lloyd tiếp tục khi Bessie đã đi khỏi.
    ?oCháu bị nhốt trong phòng kín, nơi vẫn có những con ma lảng vảng trong bóng tối.?T
    Tôi nhìn thấy ngài Lloyd thoáng mỉm cười nhưng rồi lại nghiêm ngay nét mặt. ?oNhững con ma ư? Chuyện gì xảy ra với cháu thế? Cháu đâu còn là một đứa trẻ con nữa? Cháu lại sợ những con ma sao??
    ?oCháu sợ bóng ma cảu bác Reed. Bác Reed đã chết trong căn phòng đó và được đặt nằm trên chiếc giường đó. Bessie hay bất cứ người hầu nào trong nhà cũng sẽ không bao giờ đến căn phòng đó vào buổi đêm nếu họ có thể tránh được việc này. Thật là độc ác khi nhốt cháu một mình trong đó mà chẳng để lại một ngọn nến nào cả, sự độc ác mà cháu nghĩ rằng cháu không bao giờ có thể quên được.?
    ?oVớ vẩn! Và đó chính là điều làm cho cháu thật khốn khổ và đáng thương? Vậy trong ánh sáng ban ngày thế này cháu còn sợ không??
    ?oKhông ạ. Nhưng đêm sẽ còn đến nữa. Ngoài ra cháu còn không hạnh phúc, rất không hạnh phúc vì những điều khác nữa.?
    ?oĐiều gì nữa? Cháu có thể kể cho ta một vài điều trong số đó không??
    Tôi đã ao ước giá mà mình có thể trả lời một cách đầy đủ câu hỏi đó, nhưng thật khó khăn để có thể diễn đạt được câu trả lời! Trẻ con có thể cảm nhận nhưng chúng không thể phân tích được những cảm giác. Và nếu như sự phân tích có xảy đến trong ý nghĩ của chúng thì chúng cũng không biết làm sao để diễn đạt được những điều đó bằng lời. Tuy nhiên, quá lo lắng là sẽ làm mất cơ hội đầu tiên và duy nhất này để được chia sẻ và làm giảm bớt nỗi đau khổ trong lòng, sau một lát im lặng và bối rối, tôi đã cố gắng để đưa ra một câu trả lời dù còn sơ sài nhưng ít ra cũng là một câu trả lời chân thành.
    ?oVí dụ như cháu không có cha mẹ, cũng chẳng có anh chị em nào cả.?
    ?oNhưng cháu đã có một người thím và những anh chị em họ tốt bụng.?
    Một lần nữa tôi ngừng lại sau đó lại vụng về nói:
    ?oNhưng John Reed thường đánh cháu và thím cháu thường nhốt cháu trong căn phòng đỏ.?
    Lần thứ hai ngài Lloyd lại lấy hộp thuốc lá ra.
    ?oCháu không nghĩ rằng lâu đài Gateshead Hall là một lâu đài rất đẹp sao??, ông hỏi. ?oCháu không cảm thấy biết ơn Chúa vì đã cho cháu được sống ở một nơi đẹp như vậy sao??
    ?oĐấy không phải là nhà của cháu thưa ngài và Abbot nói rằng ở đây cháu còn không có quyền bằng một người làm công trong nhà.?
    ?oỒ, cháu không quá ngốc nghếch để ao ước được rời khỏi một nơi tuyệt vời như thế ngày chứ??
    ?oNếu như cháu có một nơi nào khác để đi, cháu sẽ rất hạnh phúc được rời khỏi đây. Nhưng cháu không bao giờ có thể rời khỏi đây cho đến khi cháu trở thành một người phụ nữ trưởng thành.?
    ?oCó lẽ là cháu có thể đấy. Ai mà biết được? Cháu có người họ hàng nào khác ngoài bà Reed không??
    ?oCháu nghĩ là không thưa ngài.?
    ?oQuan hệ về đằng cha cháu cũng không có ư??
    ?oCháu không biết. Cháu có hỏi thím Reed một lần và thím ấy nói rằng có thể cháu có một vài người họ hàng nghèo khó và thấp kém có họ Eyre, nhưng thím ấy chẳng biết chút gì về họ cả.?
    ?oNếu như cháu có những người họ hàng như thế thì cháu có muốn đến với họ không??
    Tôi ngẫm nghĩ. Sự nghèo khó có vẻ là một tương lai ảm đạm đối với người đã trưởng thành, nhưng đối với trẻ con điều đó còn tệ hại hơn nhiều. Chúng không hề có ý niệm về một sự nghèo khó trong chăm chị, cần mẫn và đáng kính trọng. Chúng chỉ nghĩ về từ đó với một liên tưởng duy nhất quần áo rách rưới, thức ăn thiếu thốn, không có lửa để sưởi ấm, lối hành xử thô lỗ và những thói hư tật xâus làm mất phẩm giá. Vì thế, đối với tôi sự nghèo khó đồng nghĩa với sự hèn hạ.
    ?oKhông, cháu sẽ không thích sống với những người nghèo khó.? Đó là câu trả lời của tôi.
    ?oThậm chí ngay cả khi họ rất tốt với cháu, cháu cũng không thích sao??
    Tôi lắc đầu. Tôi không thể tin được làm thế nào mà những người nghèo khổ lại có thể tốt bụng được và cũng không thể tưởng tượng được việc phải học cách nói năng giống họ, phải làm quen với cách cư xử của họ, việc không được giáo dục, phải lớn lên giông như những người phụ nữ nghèo khổ thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn thấy đang dỗ dành con cái hoặc đang giặt đồ trước cửa những ngôi nhà tranh ở vùng nông thôn Gateshead. Không, tôi không đủ anh hùng đến độ dám theo đuổi tự do với cái giá phải trả là đẳng cấp trong xã hội.
    ?oNhưng những người họ hàng của cháu nghèo lắm sao? Họ là những lao động à??
    ?oCháu cũng không thể nói chắc chắn được. Thím Reed nói rằng nếu cháu có một người họ hàng nào đó thì họ cũng chỉ là những người thuộc tầng lớp ăn xin mà cháu thì không hề muốn giống một người ăn xin.?
    ?oCháu có muốn đi học không??
    Một lần nữa tôi lại phải ngẫm nghĩ. Tôi hầu như không biết trường học như thế nào. Thỉnh thoảng Bessie nói về trường học như là nơi mà những quý cô trẻ tuổi ngồi trong những chiếc ghế như cái cùm, đeo ván hậu và được đào tạo để trở nên tuyệt đối quý phái và nghiêm trang. John Reed ghét trường học và thường nói xấu thầy giáo của mình. Nhưng những sở thích của John Reed không bao giờ trở thành nguyên tắc đối với tôi và nếu đánh giá của Bessie về kỷ luật của trường học (theo như cô thu thập được từ những quý cô trong các gia đình mà cô ấy đã từng làm việc trước khi đến Gateshead) là một cái gì đó đáng kinh hoàng thì tôi nghĩ những gì cô ấy tả về sự hoàn hảo của các quý cô trong các gia đình đó cũng không kém phần hấp dẫn. Cô ấy khoe khoang về những bức tranh phong cảnh đẹp tuyệt vời mà các quý cô đó vẽ, về những bài hát mà họ có thể hát, về những bản nhạc mà họ có thể chơi, về những chiếc túi xinh xắn họ có thể đan và về những quyển sách tiếng Pháp họ có thể dịch cho đến lúc tôi cảm thấy ganh tị khi được nghe kể những điều đó. Ngoài ra trường học sẽ là một sự thay đổi hoàn toàn, nó đồng nghĩa với một cuộc hành trình dài, với một sự khác biệt hoàn toàn với Gateshead và với việc bước vào một cuộc đời mới.
    ?oCháu rất thích được đến trường.? Đó là câu trả lời của tôi sau một hồi suy nghĩ.
    ?oTốt, tốt! Ai biết được điều gì có thể xảy ra?? ngài Lloyd nói khi đứng lên. ?oMột đứa trẻ cũng cần phải được thay đổi môi trường và không khí,? ông nói thêm, rồi như tự nói với chính mình, ông lẩm bẩm: ?oThần kinh ở trong tình trạng không tốt.?
    Bessie đã trở lại. Cùng lúc đó, tiếng xe ngựa lăn bánh trên con đường trải sỏi trước nhà. Từ những sự việc xảy ra sau đó tôi đoán rằng trong cuộc nói chuyện giữa ngài Lloyd với bà Reed, người bác sĩ này đã mạo muội gợi ý rằng tôi nên được gửi đến trường học và không nghi ngờ gì nữa lời gợi ý đó chẳng khó khăn gì mà không được chấp thuận. Tôi biết điều này là bởi vì vào một đêm sau khi tôi đã lên giường còn Abbot và Bessie đang ngồi khâu trong phòng trẻ và cùng tranh luận về chủ đề này. Tưởng rằng tôi đã ngủ say, Abbot nói: ?oTôi dám chắc rằng bà chủ sẽ rất vui mừng nếu thoát khỏi được đứa trẻ khó chịu và hay ốm đau này. Lúc nào trông nó cũng như là đang theo dõi mọi người và đang ấp ủ một âm mưu lén lút.? Tôi nghĩ rằng Abbot đã cho rằng tôi giống như một Guy Fawkes.
    Cũng trong hoàn cảnh đó, thông qua cuộc chuyện trò giữa Abbot và Bessie, lần đầu tiên trong đời tôi biết được rằng cha tôi là một mục sư nghèo khổ, rằng mẹ tôi đã kết hôn với cha tôi bất chấp sự phản đối của bạn bè, những người đó cho rằng cuộc hôn nhân đó là không tương xứng. Ông ngoại Reed của tôi đã rất tức giận vì mẹ tôi đã không vâng lời, ông từ bỏ mẹ tôi mà không cho bà lấy một si linh. Sau khi cha mẹ tôi kết hôn được một năm thì cha tôi đã nhiễm dịch sốt phát ban trong khi đi thăm những người nghèo trong khu phố lao động rộng lớn nơi cha tôi được cử làm cha phó. Cũng từ nơi đó bệnh dịch bùng phát và mẹ tôi đã nhiễm bệnh từ cha tôi, sau đó cả hai đều qua đời trong vòng một tháng.
    Khi nghe xong câu chuyện này, Bessie thở dài và nói: ?oThật tội nghiệp cho cô Jane, Abbot ạ.?
    ?oPhải,? Abbot trả lời, ?onếu cô ấy là một đứa trẻ xinh xắn, đáng yêu thì ai đó có thể sẽ thương xót cho sự bơ vơ, mồ côi của cô ấy. Nhưng người ta thật sự không thể quan tâm đến một con cóc xấu xí như thế.?
    ?oChắc chắn là không nhiều,? Bessie đồng tình, ?odù sao đi nữa thì một cô bé xinh đẹp như cô Georgiana nếu phải rơi vào hoàn cảnh như thế có lẽ sẽ tạo được lòng thưưong cảm nhiều hơn.?
    ?oPhải, tôi rất yêu quý cô Georgiana!? Abbot kêu lên đầy nhiệt thành. ?oĐúng là một cô bé đáng yêu! Với những lọn tóc quăn dài và đôi mắt xanh nước biển, với sắc mặt tươi sáng, ngọt ngào, trông cô ấy đẹ như vẽ vậy! Bessie, tôi đang nghĩ đến món thịt thỏ cho bữa ăn đêm.?
    ?oTôi cũng thế, món thịt thỏ cùng với tỏi nướng. Nào, chúng ta xuống dưới nhà thôi.? Và họ đi ra.
    Hết chương 3

Chia sẻ trang này