1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

John Lennon - Một suy nghĩ âm nhạc khác biệt

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi metalkid, 07/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. metalkid

    metalkid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/10/2002
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    John Lennon - Một suy nghĩ âm nhạc khác biệt

    John Lennon - Một suy nghĩ âm nhạc khác biệt

    Bài viết trên báo Sinh viên Việt Nam ngày 07/12/2005

    [​IMG]

    Phong thái chơi nhạc của John Lennon:

    Thành phố London, ngày mồng 4 tháng 11 năm 1963, thời điểm mà giới trẻ đang cuồng nhiệt đón nhận The Beatles trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng với những ca khúc như: ?oPlease please me? và ?oFrom me to you? ?Bên trong nhà hát Prince of Wales, ban nhạc đang chơi cho một nhóm khán giả quý tộc trong đó có cả Hoàng Thái Hậu của nước Anh. Để ăn nhập với không khí sang trọng quý phái tại đây, người ta yêu cầu The Beatles phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng: Mc Cartney hát bài hát có thể nói là khá quý phái trưởng giả: ?oTill there was you?, Harrison cũng chạy đệm theo phía sau bằng những đoạn solo rất gọn ghẽ ngăn nắp.. Bất chợt John Lennon bước ra phía trước ghé vào micro: ?oTrong bài hát cuối cùng này, tôi muốn các thính giả giúp cho một việc: Những người ngồi ở hàng ghế hạng thường phía sau thì hãy vỗ tay theo nhịp của ca khúc, còn những người phía trên hàng ghế VIP, xin hãy lắc tất cả đồ trang sức của mình..?, một cách ngạo mạn và khoái chí, John bắt đầu ca khúc ?oTwist and Shout?.

    Con người của John Lennon là như vậy, nó được định nghĩa rõ nét qua những phút giây trên sân khấu: tính nổi loạn, khiếu hài hước sắc bén, tình yêu dành cho một thứ âm nhạc Rock n Roll thuần chất.. Tất cả những tính cách này luôn được McCartney cùng các thành viên khác trong The Beatles duy trì và tô đậm, Robyn Hitch**** - một nhạc sỹ người Anh gần gũi với ban nhạc đã nhận xét: ?oHọ là một bức tranh hài hoà gồm bốn mảng màu rất sắc nét, nếu phải tách biệt ra từng mảng, mỗi màu sẽ trở nên khô và quá thẫm.. cũng bởi thế, các album solo của họ thường quá đậm đặc một chất liệu nào đó khiến cho chúng được đón nhận ít nồng nhiệt hơn.

    Đã 35 năm trôi qua kể từ ngày The Beatles tan rã và gần cũng 25 năm kể từ khi John Lennon kết thúc sự nghiệp âm nhạc của anh ở lứa tuổi trung niên. Thế nhưng giọng hát của John Lennon vẫn còn hiện hữu ở mọi nơi cho đến tận ngày hôm nay: trên các bản ghi âm bất hủ của The Beatles được tái bản từng ngày, album Acoustic mới được chọn lựa lại, các bản demo và các bản ghi âm biểu diễn được tìm thấy và làm cho mới... So với cuộc đời ngắn ngủi của mình, sự nghiệp âm nhạc của John Lennon mới thật ngoạn mục vì những bạt ngàn giai điệu mà anh cùng những người bạn trong ban nhạc tạo nên: từ những điệu nhún nhảy của những trái bóng trong ?oPlease Please Me? cho đến sự trải rộng cuốn lướt của dàn nhạc trong ?oStrawberry Fields Forever?, trữ tình như trong ?oIn My Life? hoặc mang trong mình đầy tính chủ nghĩa hiện sinh như ?oNowhere Man? cả thứ chủ nghĩa không tưởng trong ?oImagine?.. Điều gì đã mang lại cho những giai điệu và ca từ của John một sức sống lâu bền và một sức hấp dẫn đến như vậy đối với cả những thế hệ tiếp sau dù không được sinh ra trong những thập niên ?ocuồng Beatles - Beatlemania? (những năm 60)?

    Sự hoà nhịp đáng chú ý:

    Việc John Lennon nổi lên như một giọng ca định hình cho thứ phong cách Rock Anh quốc sau này có mối liên hệ chặt chẽ với việc anh gắn mình với Paul McCartney trong một khoảng thời gian dài. Sự hợp tác mà người ta gọi là: một trong những điều may mắn nhất cho nền âm nhạc thế kỷ 20. Hầu hết các nhà soạn nhạc tầm cỡ thuộc thế hệ đó như John Cage, Sun Ra, Bob Dylan, Jimi Hendrix, Brian Wilson, Nick Drake đều là những cá nhân đơn lẻ. Cả John Lennon và Paul McCartney đều không thể thành công đến như vậy nếu họ không phải là một cặp bài trùng.

    Trong khoảng thời gian đầu, các sáng tác của Lennon và McCartney là những khía rãnh rất ăn ý tạo nên con đường đi chuẩn mực cho The Beatles: ?oI Want to Hold Your Hand? và ?oShe Loves You?. John Lennon có phát biểu trên tờ Playboy ít lâu trước khi bị ám sát về việc sáng tác cùng nhau của 2 thành viên trong thủa ban đầu này: ?oChúng tôi luôn cùng nhau tạo ra ý tưởng, tập dượt và chỉnh sửa ngay trước mũi cho nhau nghe?. Sau một thời gian, Lennon và McCartney tự sáng tác các ca khúc một cách ngày càng độc lập hơn và sự hợp tác chỉ dừng lại ở việc thêm lời cho ca khúc hoặc hoàn thiện nốt một tác phẩm sắp xong hay chỉ đơn giản là biên tập hay hòa âm cùng nhau. Khi Yoko Ono vợ anh gặp Lennon vào năm 1966, bà nhớ lại: ?oJohn tự hoàn thành hầu hết các bài hát, rồi đến gặp Paul và nói: ?~Đây, đây là những gì tôi muốn viết, cậu nghĩ sao??T. Ngược lại Paul cũng tự viết các ca khúc và John cũng không giúp thêm được gì nhiều. Paul và John rất tôn trọng không gian sáng tạo của nhau?.

    Điều cốt lõi đáng chú ý trong quan hệ hợp tác giữa Lennon / McCartney lại chính là ở sự đối lập: thứ rock của Lennon thuần chất và nguyên sơ (?oRevolution?, ?oCome Together?) trong khi đó McCartney lại thiên về hòa âm phức tạp (?oBlackbird?) và vần điệu (?oYesterday?); Lennon với giọng điệu châm biếm cay độc (?oI Am the Walrus?) Mc Cartney lại lạc quan nhẹ nhàng (?oLet It Be?); Lennon với những bức xúc cá nhân (?oDon?Tt Let Me Down?) đối lập với Mc Cartney kể chuyện từ ngôi thứ 3 (?oRocky Raccoon?). Người ta gọi sự kết hợp này là điều lạ lùng nhưng tuyệt vời, sự đóng góp của Paul trong ban nhạc mang nhiều tính trí tuệ trong khi đó những tác phẩm của John thường bản năng và mang quá nhiều cảm xúc. Đối lập này làm cho sự kết hợp càng trở nên đẹp đẽ.

    Ngay cả trong những ca khúc đồng sáng tác của Lennon và McCartney, khi chúng ta tách riêng rạch ròi ra làm 2 phần bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một sự tương phản. Trong ca khúc vui nhộn của McCartney: ?oWe can work it out? chúng ta có thể thấy phần điệp khúc trên những hợp âm thứ của Lennon: ?oLife is very short..? Tương tự như thế là những đáp trả trái ngược từ John cho ?oGetting better? của Paul: ?oCan?Tt get no worse?. Trong ca khúc ?oA Day in the Life?: ?oI read the news today? của John xen kẽ với ?oI?Td love to turn you on? và ?oWoke up, fell out of bed? của Paul. Nhiều người gọi đây là sự bổ xung như trên một bàn ăn vậy, khi người này không phục vụ kịp người kia sẽ có những thực đơn phù hợp đưa ngay vào.

    Bản thân Lennon đã nhận xét trong một cuộc phỏng vấn với tờ Playboy về McCartney: ?oPaul đem lại một sự nhẹ nhàng, lạc quan trong khi tôi luôn luôn dùng những nốt blue buồn và nghịch nhĩ?. Tuy nhiên, vai trò của cả hai không phải lúc nào cũng thu xếp gọn gàng ngăn nắp trong một khuôn như thế. Ví như trong White Album, McCartney đã viết một ca khúc rất dữ dội ?oHelter Skelter? trong khi Lennon điền vào chỗ trống một khúc hát ru nhẹ nhàng: ?oGood night?. McCartney đã nói về mối quan hệ của họ trong tự truyện của mình ?" ?~Many Years From Now?T: ?oNó đúng hơn là một khối chữ nhật có bốn góc cạnh thay vì là hai như bình thường cho 2 người, sẽ bao gồm thêm vào đó các đường chéo để trung hoà sự đối lập. Vì thế những phần góc cạnh và gai góc nhất giữa tôi và John vẫn có thể tìm thấy nhau và trò chuyện?.

    Tính cách mạng:

    Đối với nhiều kẻ viết nhạc, có những giai điệu của Lennon và McCartney mới nhìn qua sẽ tưởng chừng đơn giản không đáng chú ý nhưng lại thực chất rất sắc bén, trở thành chuẩn mực cho nhiều sáng tác sau này. ?oStrawberry Fields Forever? là một ví dụ về sự biến đổi: giữa phần mở đầu và điệp khúc, sự thoắt ẩn thoắt hiện bỡn cợt liên tục trên những hợp âm trưởng và thứ. Những giai điệu trên cả guitar và piano của Lennon đặc trưng luôn là như thế, uốn giọng và ngân nga tại những nốt mà người ta không ngờ tới. Ngay cả những bậc kỳ cựu như Brian Wilson và Bob Dylan cũng phải luôn ngạc nhiên về điều này. Trong khi đó cũng có những ca khúc như ?oAcross the Universe? và ?oJulia? lại là những ví dụ về sự lộng lẫy tráng lệ của những hợp âm từ dây đàn Ấn Độ không cầu kỳ, chúng mang nhiều vẻ ngây thơ và chất phác thay vì chú trọng về kỹ thuật.

    Trong tuyển tập ?oAcoustic? sau này chúng ta bắt gặp một hình ảnh của một John Lennon trong tư cách một nghệ sỹ guitar, lột trần tất cả các giai điệu khỏi những kỹ xảo phòng thu. Những ca khúc đáng chú ý trong tuyển tập này bao gồm ?oWatching the Wheels?và ?oReal Love?. Trong khi lục lại những ghi âm tại nhà của mình, Ono vợ anh chợt nhận ra chất giọng dù bị những âm thanh piano lấn át song những âm thanh guitar thực sự đặc biệt sau hơn 20 năm, rất có thể nó sẽ là những gì mà những tay guitar trẻ mới tập toẹ cần quan tâm - sự giải phóng khỏi những suy nghĩ sáo mòn trước đó khi bạn chơi nhạc.

    Trong The Beatles, Lennon thường chỉ đưa ra những giai điệu nền tảng, khi cần thiết đẩy ra những phá cách cá nhân và rồi sau đó lùi lại để cho Harrison tự do thêu dệt trang trí. Hiếm khi Lennon đứng ra lead, đáng chú ý chỉ có ?oGet Back? và từ White Album trở đi anh đã thu âm vài đoạn độc tấu khá đẹp, vài câu chấm ngón vơ vẩn mờ ảo như trong bài ?oDear Prudence?

    Lennon không phải là một tay guitar hào nhoáng, nhưng anh biết cách cầm cây đàn và dùng nó thế nào để phục vụ cho tâm hồn của mình, những giai điệu mà anh đưa ra chúng chất chứa được tới 99% những gì cần bày tỏ. Trong ban nhạc, Paul có thể chơi lead tốt như George và điều này khiến họ cứ cãi nhau luôn, John không đủ kỹ thuật để tham gia tranh cãi với 2 người bạn, ngón nghề của anhchỉ vừa đủ để anh theo kịp những nốt nhạc trong ca khúc. Cá nhân tôi rất thích những nốt nhạc gồ ghề của ?oWell well well? (trong đĩa nhạc Plastic Ono Band), John thả mình chơi đàn hoàn toàn theo cái cách mà anh thấy thích.

    Trong một cuộc trò chuyện với tạp chí Rolling Stone, Lennon tự nhận mình là một ?otay guitar của rạp hát? và anh không hề có ý định trau chuốt về kỹ thuật chơi guitar: ?oTôi rất xấu hổ vì kỹ thuật chơi guitar của tôi thật sự nghèo nàn, tôi không biết những ngón nghề điêu luyện nhưng tôi biết cách làm cho cây guitar của tôi biết nói?

    Sự khác biệt trong ca từ:

    Tính hài hòa trong âm nhạc của Lennon còn thể hiện trong cả ca từ. Anh rất thích sáng tạo với ngôn ngữ, John là fan của Lewis Carroll và Bob Dylan. Chính Dylan là người dạy cho anh cách giải phóng ca từ ra khỏi những: ?oI love you?, ?oMy friend?.. Nhiều các ca khúc của Beatles trong giai đoạn đầu chỉ quanh quẩn trong có khoảng 15 từ phổ biến. (Nhưng chúng cũng đã đủ giúp họ tiến xa. Nếu họ ra mắt bằng những ca khúc mờ ảo như ?oStrawberry fỉelds? hay ?oEleanor Rigby? thì có lẽ chưa chắc đã có được những thành công như vậy.)

    Nhìn lại những đóng góp của mình trong các album của The Beatles, Lennon cho rằng các ca khúc mang đậm tính chất riêng tư lại là những tác phẩm hay nhất của anh: những ca khúc như ?oHelp!?, ?oStrawberry Fields? và ?oIn My Life? được coi là một trong những giai điệu rock đáng yêu nhất.

    Trong những năm tháng tách ra khỏi ban nhạc, Lennon muốn trút bỏ hoàn toàn những ngón mánh khóe và sự giả tạo. ?oPlastic Ono Band? phát hành năm 1970 sau khi Beatles tan rã là một ví dụ cho một chất liệu thực sự thô mộc không hề được gọt dũa.

    Những sáng tác của John trong ?oPlastic Ono band? và bản nhạc nổi danh sau đó: ?oImagine? mang tính chất tự khám phá bản thân hơn là thể hiện một điều gì khác lạ. Ca khúc không fải là sự chơi chữ, nó giống như một ý tưởng lóe lên và được viết ra. Trong các bài hát này, Lennon đi theo một con đường riêng và không cần ý thức tới sự chịu ảnh hưởng trong âm nhạc của anh. Chúng không thuộc một thể loại nào cả, cũng giống như một vài ca khúc trong thời kỳ đầu của The Beatles ?" chúng là những gì thuộc về miền Tây và chịu ảnh hưởng của Blues.

    6 Ca khúc từ tuyển tập ?oPlastic Ono Band? xuất hiện trong album ?oAcoustic? mới đây bao gồm cả viên ngọc lấp lánh ?oLove? và bản nhạc buồn ?oLook At Me?. Ono rất thích bài hát ?oWorking Class Hero? mà Lennon đã thể hiện, nó pha trộn tất cả những sự đồng cảm, giễu cợt và châm biếm tới những kẻ thích ra vành ra vẻ. Ono nói: ?oTôi rất thích ý tưởng này, tôi nghĩ bài hát đó thực sự là điển hình cho những gì thuộc về The Beatles. Chúng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc nhìn nhận giới quý tộc?.

    Đôi khi chính John Lennon lại cảm thấy thấy bực bội và căm ghét cái bệ danh dự mà người ta đặt ban nhạc của anh lên đó (ta có thể thấy chúng những tuyên bố như ?oI don?Tt believe in Beatles? trong ca khúc ?oGod?). Nhưng John chợt cũng nhận thấy anh đang có cơ hội thay mọi người đứng trên một vị trí đặc biệt để có thể đưa ra những thông điệp cho toàn thế giới. John luôn có thói quen đưa ra ý tưởng và làm nó trở thành một câu nói khiến nhiều người phải nhắc đến hoặc biến nó trở thành một thứ khẩu hiệu. Luôn là một John Lennon giàu tính chiến đấu, sẵn sàng bước ra trước những kẻ hiếu chiến và kêu gọi: ?oAll you need is love?; ?oPower to the people?; ?oGive peace a chance?...

    - metalkid -

Chia sẻ trang này