1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

JUDO - lấy nhu thắng cương , ...

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Luffy__, 25/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    đợt tôi đi Sing, có vô 1hiệu sách cũ thấy được 1 quyển judo bé tẹo. Tôi vốn không hiểu lắm về judo nhưng mua vì lần đầu tiên thấy sách dạy judo trong muôn vàn các kỹ thuật quật, quăng.. lại có cả đòn đấm ,chém,đòn đá...., lên gối và cùi chỏ, xiết cổ !!!
    mà rõ ràng là sách hướng dẫn judo?
    Tôi băn khoăn mãi. Trong judo cũng có các đòn giống của kara ?
    để mai tôi scan cái bìa sách và vài trang là đó cho các cao thủ xem nhé!
    Được linglang sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 06/10/2006
  2. teranosa

    teranosa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Không biết bác ở đâu? nếu có thể cho tôi mượn photo cả cuốn được không?
    Bác ạ, có câu "Võ công thiên hạ, vạn phái quy tông" môn võ nào cũng có quăng quật ném đấm đá tát xỉa ... cấu chí ..(he he) vấn để ở chỗ là sở trường sở đoản của từng môn khác nhau và những gì người ta thấy là đặc trưng thôi, giống như tôi có thể đặt lại 1 câu hỏi tương tự bác ... Karate có giống Judo không? tôi biết chắc chắn có 1 số đòn, đấm đá xong bác Karate quật đối phương cái éc xuống đấm hoặc đạp tiếp 1 cái .. tại sao dzậy? chính bản thân tôi đã từng đi giúp mấy bác Karate dậy cho môn sinh của họ ngã để đi biểu diễn Kata được đẹp mắt hơn
  3. doanh_chinh

    doanh_chinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Đòn phản Sukui ashi (múc chân) em cũng đã dùng trong thi đấu, tuy nhiên chỉ thành công đối với những chú có lực tay kéo vừa vừa thôi hoặc là những chú ra đòn chậm, nhưng đối với đối phương đánh liên đòn như ouchi sang uchimata hay như vào đòn với tốc độ cao thì cũng khó lắm.
    Taiotoshi rất hay trong việc phá thế cân bằng để ra nhiều đòn khác hoặc phá thế cân bằng rồi vào Taiotoshi cũng hay và đỡ mất sức.
    Các đòn Atemi thì rất hiểm chỉ có những võ sĩ từ 5,6 đẳng trở lên thì mới biểu diễn thôi. hihi nhưng em ko quan tâm nhiều lắm, mình cũng ko đủ trình để đi xa, tập cho khoẻ thôi, mà cố cũng ko được vì bọn Nhật toàn thi đấu ko phân biệt hạng cân, mình nhỏ con nên cơ hội ko cao.
  4. sieu_sao

    sieu_sao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Judo lấy nhu thắng cương khi đối thủ lao vào đánh mình, còn nếu đổi thủ to con hơn mình mà đứng im 1 chỗ đánh mình thì sao, làm sao lấy nhu mà thắng được cương. hay gặp thằng nào cởi trần ko có áo thì làm sao judo túm mà quật được.
  5. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    tôi ở HN. Để tôi photo cho, nói chung đòn vọt sơ sài do sánh giới thiệu qua loa, chỉ là lạ như tôi kể thôi. Hình như tên là atemi .
    Được linglang sửa chữa / chuyển vào 04:01 ngày 08/10/2006
  6. teranosa

    teranosa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    ơ hơ ... học võ có phải để đánh nhau đâu .. nếu nó đứng im 1 chỗ đánh mình mà mình ... lùi nhẹ lại 1 cái thì nó đánh vào ... đâu? nhu vẫn thắng cương đấy thôi còn ông nào bảo cưởi trần Judo không quật được đến tôi quật cho xem mấy ông vật có cần nắm áo đâu ... Judo cũng là 1 kiểu ... vật .... thôi ...
    Khì khì ... cám ơn bác quá ...
    Được teranosa sửa chữa / chuyển vào 20:51 ngày 08/10/2006
  7. ThienLangQuan

    ThienLangQuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Mọi người không biết teranosa sở trường là quật những người không mặc áo à. :)))))). Teranosa nhỉ?
  8. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0

    Mọi người không biết teranosa sở trường là quật những người không mặc áo à. :)))))). Teranosa nhỉ?
    [/quote]
    Không mặc quần áo thì kệ miẹ nó mình nằm im cho nó muốn lmần jì thì mần, mới là cao thủ !
  9. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên vào Box Võ thuật. Thấy các bác bàn luận mạnh mẽ quá.
    Em võ thuật không có, nhưng qua nhiều năm tháng mày mò em cũng có một vài khẩu quyết tựa như Vương Ngữ Yên năm xưa vậy. Hy vọng phần nào giúp ích cho những người yêu võ thuật bằng cả con tim.
    Hix, mới đầu vào chả biết nói gì, chỉ thấy bác bên trên đang quyết tâm đánh đuổi "ngoại bang" để quảng cáo cho môn phái VOVINAM. Nhân về Vovinam, mọi người sẽ có ngày được tự hào khi bộ Phim REBEL của đạo diễn Jonny Trí Nguyễn đang đóng về xã hội cổ Việt Nam, mọi người sẽ tận hưởng những pha đặc chất Vovinam.... mọi người thử tìm coi bản Trailer trên trang www.youtobe.com xem.
    Bài đầu tiên chưa biết nói gì, thôi góp tạm 1 chương trong bộ sưu tầm Việt Võ Đạo
    A- Vài nét về môn Việt Võ Đạo:
    Nếu như dân tộc Nhật Bản đã từng hãnh diện với môn phái Nhu Đạo của họ,nếu dân tộc Đại Hàn cũng đã từng tự hào với thế giới môn Thái Cực Đạo thì dân tộc Việt Nam chúng ta cũng có thể ngửa mặt nhìn trời cao đất rộng, hãnh diện với môn võ cổ truyền qua những chiến thắng vinh quang những kỳ công của những trang võ tướng của những bậc nữ lưu.
    Việt Võ Đạo là một môn võ thuật của dân tộc Việt Nam trưởng thành từ 50 năm qua và ngày nay đã trở lên một võ đạo dân tộc, được các giới thanh thiếu niên, học sinh ham chuộng luyện tập.
    Việt võ đạo do cố võ sư Nguyễn Lộc, quê quán ở tỉnh Sơn Tây, sáng tạo và hình thành tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1938. Trước năm 1975 còn gọi là VOVINAM tức võ Việt Nam, được viết gọn lại thành VOVINAM nhằm hai mục đích để phân biệt với các môn võ khác đã có và để dễ đọc dễ nhớ.
    Ông Nguyễn Lộc đã sớm thừa hưởng một căn bản võ và vật cổ truyền Việt Nam do dòng họ truyền lại, không thỏa mãn với sở học đã có, ông sưu tầm học hỏi và nghiên cứu những tinh hoa võ học trên thế giới để sáng tạo thành một môn phái riêng-môn phái Việt-Võ-Đạo.
    Ông Nguyễn Lộc mất năm 1960 tại Sài Gòn. Người môn đệ trưởng tràng là võ sư trưởng Lê Sáng. Tuân theo lời ủy thác của cố võ sư sáng tổ, ông *** nhiệm chức vụ võ sư Chưởng Môn đời thứ II từ 1957, thừa kế trách nhiệm và cùng các môn đồ cao cấp của môn phái để phát triển và quảng bá võ học Việt Nam, không ngừng nghiên cứu và phát minh các bài, thế võ để tu bổ và xây dựng nền võ học Việt Nam mỗi ngày một phong phú và tiến bộ.
    Việt võ đạo chú trọng huấn luyện các võ sinh về 3 phưng diện: Võ lực, võ thuật và tinh thần võ đạo.
    - Về võ lực Việt Võ Đạo luyện tập cho võ sinh một thân thể rắn rỏi vững vàng, một sức lực mạnh mẽ dẻo dai để có thể chịu đựng mọi khó khăn cực nhọc, đẩy lùi các bệnh hoạn, giữ cho thân thể luôn tráng kiện và lành mạnh.
    -Về võ thuật Việt Võ Đạo huấn luyện cho võ sinh một kỹ thuật tự vệ và chiến đấu hữu hiệu để phục vụ con người và sẵn sàng bênh vực lẽ phải.
    -Về võ đạo, Việt Võ Đạo rèn luyện cho võ sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí quật cường, một phong thái hào hiệp, một tinh thần kỷ luật tự giác, một nếp sống hợp quần chúng trong tinh thần đồng đạo để phục vụ hữu hiệu cho bản thân, gia đình, xã hội, dân tộc và nhân loại.
    Phưng pháp huấn luyện của Việt Võ Đạo rất thực tiễn, linh hoạt, khởi đầu huấn luyện tay chân, gạt chém và đâm đá mau lẹ, kín đáo, thân thể di chuyển nhịp nhàng uyển chuyển, biết phưng pháp té ngã nhẹ nhàng, không đau đớn song song với những đòn thế căn bản, những đòn đánh đỡ và khóa gỡ thực dụng trong mọi trường hợp tấn công hoặc phản công giản dị, dễ hiểu, sau cùng mới học đến khí giới.
    Việt Võ Đạo có 4 đẳng cấp là Sơ Đẳng mang đai màu xanh thẫm gồm có 3 cấp, Trung Đằng mang đai màu vàng gồm có 4 cấp, Cao Đẳng mang đai màu đỏ có 7 cấp và Thượng Đẳng mang đai màu trắng có 1 cấp duy nhất. Ngoài ra khi bắt đầu học Việt Võ Đạo phi qua lớp Tự Vệ Nhập Môn mang đai màu xanh nhạt như mầu áo.
    Đối với bậc Sơ Đẳng, mỗi tháng các võ sinh được dự thi 1 cấp.Bậc Trung Đẳng mỗi cấp học 2 năm được dự thi 1 cấp. Bậc Cao Đẳng,từ 2 đến 3 năm được dự thi 1 cấp cùng với bài luận án dự thi về võ học.
    Lối chào của Việt Võ Đạo gọi là ?onghiêm lễ? được biểu tượng bằng bàn tay phải đặt lên trái tim với ý ngjĩa bàn tay tượng trưng cho sức mạnh là bàn tay thép do công phu luyện tập mà thành,trái tim tượng trưng cho tình thưng là trái tim tình ái, do thấm nhuần tinh thần Việt Võ Đạo mà có.Khi đặt bàn tay lên tim nghiêm lễ,võ sinh Việt Võ Đạo phải nhớ rằng chỉ được dùng võ khi đặt vào đó 1 tình thương, tức là bàn tay thép phải đi đôi với trái tim từ ái, võ thuật phải đi đôi với võ đạo, võ sinh Việt Võ Đạo dùng võ để cảnh cáo,cảm hóa người chứ không phải dùng võ để trừng phạt, để trả thù người.
    Nguyên lý võ học trên thế giới có môn thiên về Nhu, có môn lại chuyên dùng Cưng, riêng Việt Võ Đạo bao trùm tổng hợp cả 2 nguyên lý đó với luật ?ocương nhu phối triển? .
    B-Việt Võ Đạo và sự phát triển:
    *Việt Võ Đạo trước năm 1975:
    Năm 1942 Việt Võ Đạo được biểu diễn ra mắt quần chúng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội và phát triển mạnh khắp các tỉnh miền Bắc.Đến năm 1955,Việt Võ Đạo phát triển tại Sài gòn,đặc biệt đến năm 1966 phong trào Việt Võ Đạo được giảng dạy rộng rãi tại các trường học Petrus Ký, Chu Văn An, Gia Long, Cao Thắng, Trí Đức, Hưng Đạo, Cao Sào Nam....
    Ngoài 20 Việt Võ Đạo đứng tại Sài gòn,Việt Võ Đạo đã có trên 40 chi nhánh huấn luyện của trên 30 tỉnh thành tại khắp các tỉnh miền tây, miền trung, miền đông, miền tây bắc....
    *Việt Võ Đạo sau năm 1975:
    Sau ngày giải phóng 30-4-1975,phong trào võ thuật tại thành phố ngừng hoạt động.Đến năm 1978,nghành thể dục thể thao thành phố phát động phong trào TDTT quốc phòng, Việt Võ Đạo được phát triển lại.
    Năm 1980, Việt Võ Đạo tham gia đợt Hội Thao Võ Thuật do Viện Khoa Học Giáo Dục và trường Sư Phạm Thể Dục Trung ương 2 bộ giáo dục tổ chức.
    Năm 1985,Việt Võ Đạo được Cục Cảnh Vệ Bộ Nội Vụ mời dạy lớp nghiên cứu võ thuật,khóa tập trung 4 tháng do các anh Nguyễn Văn Chiếu, Lê Thanh Liêm, Tô Mạnh Hòa phụ trách.
    Đến nay phong trào Việt Võ Đạo tại thành phố đã phát triển ở nhiều quận ở thành phố Hồ Chí Minh.
    Riêng ở các tỉnh,Việt Võ Đạo cũng đang được phát triển mạnh ở Cần Thơ, Sa Đéc, Vĩnh Long, Long Xuyên, Rạch Giá, Minh Hải, Mỹ Tho, Vũng Tàu, Sông Bé, Trảng Bàng, Nha Trang, Cam Ranh, Nghĩa Bình, Quy Nhơn, Đà Nẵng...
    *Việt Võ Đạo hiện nay:
    Năm 1987 các Huấn Luyện Viên,võ sư Việt Võ Đạo được học tập quy chế võ vật, chính trị góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người Huấn Luyện Viên giữa chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa.
    Năm 1988,từ ngày 10-4-1988 đến 15-5-1988, gần 100 huấn luyện viên Việt Võ Đạo của hơn 10 đợn vị tại thành phố đã tham gia lớp tập huấn thống nhất trương chình và chịu kiểm tra xác định đai đẳng. Có 65 huấn luyện viên các cấp đã trúng tuyển được sở TDTT TP cấp giấy chứng nhận và bằng chuyên môn.
    Với chủ trưng lấy con người làm cứu cánh, lấy đạo hạnh làm phương châm, lấy kỹ thuật và ý chí quỵât cường làm phương tiện, Việt Võ Đạo luôn luôn tích cực cào mọi công cuộc giáo dục thanh thiếu niên.
    Hiện nay mặc dù có những khó khăn nhất định của hoàn cảnh, nhưng với những bước tiến khiêm nhượng và vững chắc, chắc chắn Việt Võ Đạo trong tương lai sẽ phát triển mạnh trong sứ vụ phát huy truyền thống võ thuật minh danh dân tộc Việt Nam XHCN trong cộng đồng nhân loại.
    Sưu Tầm
  10. teranosa

    teranosa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Ông này ... hiểu tôi hơn ông bạn già xấu xa kia ...
    Ông này... hình như vào lộn tiệm hay sao ý nhỉ ... nhưng rõ ràng là ông này "yêu" Vovinam ... hoanh nghênh những đóng góp của bạn ...
    Được teranosa sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 10/10/2006

Chia sẻ trang này