1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Karate Kyokyshin

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi langthangru83, 21/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đòn 11: đá ống chân vào hạ bộ đối phương ( xem hình)
    [​IMG]
    Tác hại: Tinh hoàn bị nát, vỡ xương chậu.
    Kết quả: đối phương không có khả năng đứng; đòi hỏi phẫu thuật , và thường sẽ bị què quặt lâu dài, hoặc vĩnh viễn (tùy mức độ).
    Bình luận thêm:
    + đối phương bị trúng đòn này sẽ khá là đau đớn, và có thể tử vong. Trong giao đấu, đòn này không phải dễ dàng thi triển được, nhất là gặp phải đối thủ có ít nhiều kinh nghiệm. Thường thì đòn này nên sử dụng bất ngờ, khi đối phương quá sơ hở (do chủ quan hoặc không biết cách, không có kinh nghiệm). Chẳng hạn trong trường hợp đối phương đứng dang chân ra, tay túm ngực áo ta ( hoặc túm tóc, vỗ bàn tay vào vai ta, bóp mũi ta, bóp cổ ta,?) khi ấy một đòn chân lên như trên rất hiệu quả. Tuy nhiên cần điều chỉnh một chút về khoảng cách để lên đòn hiệu quả nhất, lưu ý về cấu tạo bộ phận sinh dục của nam giới.
    Khi lên đòn cần khéo léo để không động vai, động mắt (nói chung là không để lộ ý đồ chủ động công của ta).
    Đòn này cũng rất thích hợp trong tình huống nữ giới tự vệ.
    + Khi bị dính đòn này, 2 hòn tinh hoàn có thể chạy lên háng, đó là lúc đối thủ của ta bị đau đớn cực độ.
    Nếu muốn cứu đối phương, ta có thể làm các thao tác sau:
    A) Xốc cho nạn nhân ngồi dậy duỗi thẳng 2 chân, ta ở phía sau lưng, hai tay vòng vào nách nạn nhân nhấc anh ta lên khỏi mặt đất khoảng 20-25 cm rồi thả cho anh ta rơi phịch xuống đất (vẫn trong tư thế ngồi, tay ta vẫn ở vị trí xốc nách). Làm như vậy khoảng 15 lần. Nếu làm vài lần mà 2 tinh hoàn đã về vị trí cũ thì không nhất thiết phải đủ 15 lần.
    B) Vẫn ở tư thế như trên, ta dùng ức bàn chân đá bật dẻo vào đốt xương sống số 1
    + Trường hợp nạn nhân bất tỉnh:
    A) Tay trái đỡ nạn nhân ngồi, bàn tay phải ta hơi khum lại áp vào rốn nạn nhân rồi chà- vuốt nhẹ xuống phía bẹn trái, sau đó chà ngược lên cơ hoành. Động tác chà xuống nhẹ thì động tác chà ngược lên đằm, nặng hơn (nhưng không được thô bạo). Các động tác lên xuống thong thả. Làm như khoảng 8-10 lần. Mỗi lần chà xát lên-xuống bằng một nhịp thở ra- hít vào của ta.
    B) Để nạn nhân nằm(nằm cả lưng hoặc nằm chống hai tay ra phía sau, hoặc nằm chống hay chỏ xuống đất). Ta đứng, một tay nắm lấy bàn chân của nạn nhân, tay kia nắm lại nhưng để nhô khớp 2 của ngón giữa. Dùng khớp này điểm thật mạnh vào huyệt Công tôn (*). Khi điểm huyệt thì lấy đà cho nắm đấm khoảng 25cm để có lực đủ mạnh. Chỉ cần điểm vài phát chính xác, dứt khoát, là OK.
    (*) Huyệt công tôn nằm ngay cạnh xương ngón chân cái, ở khoảng giữa từ ngón cái đến mắt cá, nằm ở ngay phía dưới xương mu bàn chân số 1( phần đoạn xương dài nhất). Nó là một trong những huyệt giao hội của bát mạch và thông suốt với mạch xung. Nhiều người nhầm huyệt Công tôn (thuộc kinh huyệt lá nách) với huyệt Nhiên cốc (thuộc kinh thận Túc thiếu âm) và huyệt Thái bạch (thuộc cùng kinh huyệt với huyệt Công tôn). Huyệt Công tôn ở khoảng giữa 2 huyệt kia. Trong thực tế nếu khó lấy huyệt thì có thể dùng cùi tay day để tác động huyệt tốt hơn.
    C) Để nạn nhân nằm ngửa ra. Ta nắm hai bàn tay lại rồi đánh mạnh (mạnh đủ) bằng đốt 2 của các ngón tay vào hai huyệt Khí xung(*). Sau đó mở bàn tay ra đập nhanh, nhẹ hơn vào 2 huyệt đó. Làm như vậy một số lần khi nạn nhân cảm thấy dễ chịu thì thôi.
    (*) Huyện Khí xung thuộc Kinh dạ dày Túc dương minh, nó nằm ngay trên xương chậu, dưới rốn khoảng 5 tấc. Hai huyệt Khí xung nằm đối xứng nhau qua đường thẳng nối rốn với hạ bộ. Khí xung có tác dụng đẩy khí bụng lên khi hít vào tự nhiên ( đối lại với huyệt Quy lai). Nó là nơi hội tụ của mạch Xung kinh Túc dương minh, có tác dụng điều hòa khí huyết bồi bổ cho mạch Xung, mạch Nhâm. Huyệt Khí xung cũng còn được dùng để chữa bệnh sưng chân bằng thủ pháp ấn- buông. Nó là nơi mà động mạch đùi đi qua.
    Nói chung vẫn còn cách khác nữa để cứu trị cho nạn nhân bị đá vào hạ bộ đau đớn, kể cả khi tinh hoàn lọt vào háng. Có thể làm một phương pháp hoặc kết hợp. Nhưng dù bằng cách nào thì sau khi nạn nhân chỉ còn hơi đau, nên đỡ cho nạn nhân đi lại thong thả một lát.
  2. tenminh

    tenminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Bác xem lại hộ em cái! E, vào mà chẳng thấy quyển sách nào cả.... hay là do lâu quá rồi?
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    yousen*** chỉ lưu trữ giúp cho ta 7 ngày. Vượt qua 7 ngày thì mất tác dụng. Tôi không muốn up lên Rapid hay Mega là vì như vậy sẽ không thuận lợi cho anh em down. Tôi sẽ up lại sau.
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    thanks Thiếu lâm Bắc Phái:)
    cuốn sách mà TLBP gửi từ khi xưa:) đã đọc!
  5. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Toàn là đòn hiểm không nhẩy? Thế ra thầy Thao cũng ở bên này à?
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Dưới đây là một gương mặt đã rất quen thuộc của làng võ Việt Nam nói chung, môn Karaté nói riêng. Ông là trưởng tràng Karaté hệ phái Suzucho. Hiện ông đang sinh sống và truyền bá võ học tại thành phố Huế.
    Võ sư viết văn​
    [​IMG]
    ?oMột người luyện võ bao nhiêu năm, đâu rồi tố chất một văn sinh? Võ đã cho mình nhiều thứ, tại sao không khơi trong mình cái hồn văn một thuở? - võ sư Nguyễn Văn Dũng nghĩ vậy, trước khi cầm bút viết văn.
    Trong thiên bút ký "Ngọn núi ảo ảnh", nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có đề cập đến một võ sư hàng năm dẫn các đệ tử đi bộ hơn 40 km lên đỉnh Bạch Mã với một mục đích để biết mình là ai trước thiên nhiên hùng vĩ. Đó là võ sư Nguyễn Văn Dũng danh tiếng, trưởng tràng thứ 13 của hệ phái Suzucho Karatedo của Việt Nam. Giới trí thức Huế biết đến ông là một người văn võ song toàn...
    Học võ để hành xử nhân văn
    Võ sư Nguyễn Văn Dũng nói, lời xin lỗi đầu tiên có sức nặng trong đời ông, là lời xin lỗi chính mình sau 3 năm luyện võ.
    Thời ông còn nhỏ, quê ông không có trường học. Có một hướng đạo sư đến mảnh đất này mở lớp dạy chữ cho con em trong vùng. Đó là thầy Nguyễn Cao Lực, giờ đã 94 tuổi, hiện còn sống ở Huế. Song hành với việc dạy chữ, thầy thi thoảng còn dẫn học trò lên núi Bạch Mã để hướng đạo.
    Từ đỉnh núi hùng vĩ, cậu bé Dũng ngày ấy đã nhận ra nếu ở làng, mình cũng lại quẩn quanh với mảnh ruộng, con trâu, với cả những hủ tục lạc hậu mà ?osuýt? nữa ông trở thành nạn nhân, khi dòng họ ép phải... lấy vợ từ thuở lên mười.
    Có ít chữ thầy, ông khăn gói lên thành phố dạy kèm cho con em những gia đình khá giả. Vừa dạy, ông vừa tự học. Người thầy giáo thời thơ ấu vẫn dõi theo những bước trưởng thành của ông cho đến ngày ông tự học để đỗ đạt vào Đại học Sư phạm, Khoa Văn.
    Vậy nhưng, ở quê nhà, thầy lại bị chính những học trò năm xưa mình gieo chữ làm nhục khi sự kiện chính quyền Diệm - Nhu bị lật đổ. Nuốt tức giận, ông tìm về quê gặp những người bạn học bất lễ ấy để hỏi đầu đuôi nhưng nếu không nhanh chân, ông cũng cùng số phận với thầy mình.
    Lên lại thành phố, ông quyết chí luyện võ, bởi khi ấy ông chỉ nghĩ đơn giản, học võ để trả thù. Ngày luyện, đêm luyện, bao lần thi đấu bầm dập mặt mũi. Hai năm đầu, ông càng rèn luyện lại càng thấy mục đích của mình rất gần. Ngày có được đai đen, ông ngẫm lại: ?oTại sao chỉ vì trả thù mà mình phải khổ đến từng ấy năm nhỉ? Nếu chỉ thế, có thể mượn khẩu súng hay con dao... Học võ đến như thế này rồi mà mục đích chỉ có vậy sao??.
    Ông tìm gặp từng người một, nói rõ cái món nợ với những kẻ phản thầy 3 năm trước. ?oCách tính nợ với các anh bây giờ không phải là cú đấm hay sẽ làm với các anh cái điều như các anh đã làm với thầy, mà tôi tha hết cho các anh!?. Ông cảm thấy nhẹ bẫng khi nói ra điều đó, như chính trong lòng ông những uất ức cũ xưa đã được giải thoát. Sau này trong số ấy, có người đã trở thành bạn tốt của ông. Đó là lời xin lỗi với chính mình trong nghiệp võ.
    Câu chuyện ấy đã được ông áp dụng khi dạy các võ sinh của mình. Những năm đầu xây dựng Võ đường Nghĩa Dũng (số 8 Võ Tánh, TP Huế), rất nhiều phụ huynh đưa con em tìm đến theo học bằng được thầy Dũng, bởi họ đã nghe tiếng thầy không chỉ vì võ nghệ mà chính là bài học đầu tiên cho một người học võ. Đó là: ?oHọc võ để nói một lời xin lỗi, một lời cảm ơn. Khi nói được hai lời đó thì các con sẽ nói được nhiều điều nữa?.
    Võ sinh đến học võ nơi ông, không phải ai cũng đến với một thiện chí võ nghệ. Ông nói rằng, nếu ai sai phạm mà nói lời xin lỗi không thật lòng, thì bằng trái tim của người thầy, hãy để họ nói một cách chân thành nhất. Có một lời xin lỗi của học trò mà ông nhớ suốt đời dạy võ. Một thời gian võ đường thường xảy ra các vụ mất cắp, dù chưa bắt tận tay nhưng mọi người nghi hoặc một phụ tá. Người này thường đi muộn, về sớm và lựa thời cơ, có thể ?ochôm chỉa? tiền bạc và đồ trang sức của các võ sinh nữ.
    Sau khi bố trí, ông và các võ sinh đã bắt tận tay kẻ lấy cắp. Cách xử lý của ông là: gọi hỏi nhẹ nhàng. Kẻ lấy cắp vẫn quanh co chối tội. Kiểm tra các túi, không thể chối cãi nữa. ?oHoặc là thầy gọi các võ sinh cho em một trận, hoặc gọi điện về nhà báo cho bố mẹ, hoặc gọi điện cho nhà trường hay báo công an, em có thể ngồi tù. Nhưng thầy không làm thế, sẽ ảnh hưởng đến tương lai của em. Nếu sau này em còn lặp lại chuyện lấy cắp, người khác bắt được và làm những điều như thầy vừa nói với em thì em hãy nhớ lại, trên cuộc đời này vẫn còn có người tốt với mình...?.
    Võ sinh ấy quỳ xuống. ?oThầy và các bạn nhận cho em lời xin lỗi này?. Cũng từ đó vì xấu hổ anh ta không đến võ đường nữa. Gần 20 năm sau, tức là mới mùa hè năm nay, khi ông cùng vợ con đi ăn trưa thì có tiếng gọi: ?oThầy!?. Ông quay lại, đó chính là người đã nói lời xin lỗi năm xưa, giờ đây là chủ một nhà hàng ở Huế.
    Học võ theo ông, có được võ là cái quan trọng. Nhưng có cái bản lĩnh vượt lên cái võ, và cách hành xử nhân văn trong võ, mới quan trọng hơn. Điều đó lý giải tại sao mấy chục năm qua, những đệ tử của ông học hết đai, hết đẳng lại tiếp tục thi vào các trường đại học. Có nhiều người có đến 2 bằng đại học, rồi du học nước nọ nước kia và thành danh trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
    Viết văn bằng võ
    Tốt nghiệp Khoa Văn, ông về giảng dạy ở Trường Quốc học Huế, rồi sau đó được chuyển lên công tác ở Sở Giáo dục Thừa Thiên-Huế. Sau một thời gian ông xin nghỉ việc để trở về đi tiếp nghiệp võ.
    Mỗi năm một lần, trước khi các võ sinh chuẩn bị thi đai đen, ông lại tổ chức cho các võ sinh đi bộ 40 km lên núi Bạch Mã để luyện tính kiên trì. Mỗi người đeo một balô 15 kg, mấy cân đỗ, mấy miếng đường nấu chè gạo và thức ăn khô. Đây là thử thách cuối cùng sau 3 năm võ sinh tập luyện.
    Hành quân lên Bạch Mã là để kiểm tra tính kỷ luật, tinh thần hợp lực, sức chịu đựng, tác phong khẩn trương của võ sinh. Đi dã ngoại về mỗi võ sinh viết một bài thu hoạch, nếu võ sinh nào viết không đạt thì không được thi đấu lấy đai đen. Rất nhiều người thắc mắc, võ sư Dũng giải thích rằng lên đỉnh núi là để võ sinh nhìn xa hơn, thấy mình là ai giữa thiên nhiên, nhìn được những gì xa hơn. Ông muốn chứng minh cho học trò rằng người có võ, nếu chỉ mạnh về tay chân thì chưa đủ.
    Một lần đứng nhìn đất trời Bạch Mã giữa đêm khuya, ông đã nhận ra: ?oChiều hôm qua một đạo quân không làm tôi sợ. Tối hôm nay tôi sợ bóng mình?. Ngọn núi ấy cho ông thấy rằng, chiến đấu với chính bản thân mình không đơn giản.
    ?oMột người luyện võ bao nhiêu năm, đâu rồi tố chất một văn sinh? Võ đã cho mình nhiều thứ, tại sao không khơi trong mình cái hồn văn một thuở? - ông nghĩ vậy, trước khi cầm bút viết văn.
    Văn chương với ông, phải là văn chương của một người có bản lĩnh võ, của một người tự đi, tự bầm dập để viết chứ không phải khoác cho mình mũ cao áo dài để chẳng nói lên một điều gì, lại xa rời thực tế. Ông đi thực tế ở các nước trên thế giới, tiếp cận với nhiều nền văn minh. Thường sau mỗi chuyến đi, khi trở về ông viết những bút ký văn học.
    Ông vừa xuất bản tập ?oLinh sơn mây trắng?, viết về những vùng đất ông từng đặt chân đến. Là núi Phú Sĩ (Nhật Bản), là sa mạc Redsender ở Australia, là các Kim tự tháp Ai Cập, là vườn treo Babilon... Đến sa mạc Redsender, nơi 40 ngàn năm trước đã có người thổ dân Australia cư ngụ, ông lên ngọn núi Uluru với những vực thẳm ?odễ hẹn kết liễu, khó hẹn ngày về?, dù bao lời can ngăn ông vẫn quyết.
    Sáng hôm đó ông cạo sạch râu, bình tĩnh uống trà rồi bắt đầu leo núi ?onhỡ không trở về được thì cũng chết với một phong thái ung dung?. Và, trong tập ?oLinh sơn mây trắng?, bước chân người viết gần như vòng quanh thế giới với những bài ký hấp dẫn, nhưng bài ?oLang thang trên sa mạc Úc? thể hiện con người ông một cách đầy đặn nhất với một bản lĩnh kỳ lạ nhưng lại rất nhân văn.
    Đối diện với các nền văn minh thế giới, ông rất điềm tĩnh: ?oTôi không ngưỡng mộ về sự lớn của nó mà đứng trước nó để tự hào chính những ngôi chùa nhỏ, mái đình nhỏ của dân tộc mình. Những công trình văn minh sừng sững là bao nhiêu xương máu của người dân vô tội. Còn những mái chùa nhỏ của mình, thì lại ủ trong đó bao khát vọng của yêu thương và từ bi cứu thế? - ông nói.
    [​IMG]
    Võ sư Nguyễn Văn Dũng và phu nhân, ảnh chụp tại Úc.​
    Mặc dù, ông có thể dùng bao lời hoa mỹ để tán tụng về những mảnh đất ông từng đến, những công trình văn minh đồ sộ mà ông từng đối diện, nhưng ông chỉ thể hiện nó bằng những ngôn ngữ dân dã nhất. Ông bảo rằng, ông đang dùng chính ngôn ngữ Việt Nam để tái hiện các nền văn minh để thấy rằng, con người có quyền tự hào với chính mình. Một cuộc đời dám đối mặt và giữ mình trong sạch, mình cũng có thể tự hào mình là một nền văn minh do chính mình xây dựng, bằng những đoạn đời chìm nổi. Và ông đã viết văn như thế, viết văn và tìm cái thế võ cho văn...
    Ảo ảnh ngọn núi ở tuổi 66
    Nhắc về đỉnh Bạch Mã, ngoài thiên nhiên hùng vĩ với các chóp núi hiên ngang nhưng lại hiền hòa nằm trong một khối biển trời thi vị, ông thường nhắc tới một huyền thoại của dân tộc đã ám ảnh ông. Huyền thoại còn lưu lại rằng, ngày xưa, khi địch ở phương Bắc tràn sang xâm chiếm nước ta với lực lượng mạnh khiến triều đình phong kiến Nam triều thất thủ. Một vị tướng tài ba kiên trung quyết không chịu đầu hàng, đã cưỡi ngựa trắng vào ngọn núi này để không rơi vào tay giặc, địch dụ hàng bao nhiêu cũng không làm nhụt khí tiết. Cuối cùng, chúng hèn hạ đốt cả khu rừng... Từ đó, sau những cơn mưa giông, người dân trong vùng thấy có một vị tướng đạo mạo cưỡi một con ngựa trắng đi từ chân núi lên đỉnh núi sừng sững với đất trời...
    Và bây giờ, đã ở tuổi 66, mỗi lần đưa đệ tử của Võ đường Nghĩa Dũng lên núi Bạch Mã, ông Nguyễn Văn Dũng vẫn ngoái nhìn phía chân núi xem có bóng dáng của vị tướng kiêu hùng cưỡi ngựa trắng không...
    Quay về đối diện với mình, gần đi hết một đời người, ông vẫn còn một dấu hỏi: Không biết người năm xưa mà ông ?olàm chồng? giờ đây như thế nào? Có lần nghe tin cô bị gãy chân, ông tính vào viện thăm nhưng rồi khi thăm, không còn cô ở đấy nữa. Ông nghe loáng thoáng là cô hiện sống một cuộc sống phẳng lặng, bình thường. ?oVậy là tôi mừng cho cô ấy, bởi bao năm qua, nếu cô ấy sống không hạnh phúc, chắc tôi sẽ ân hận...?.
    Và cách tốt nhất để cầu chúc cho người xưa, với ông, là mình giữ hạnh phúc của mình và nuôi dạy con cái chu đáo. ?oTôi có 5 người con, chủ trương dạy con của tôi là các con phải có bằng đại học, còn làm nghề gì là tùy thuộc vào khả năng và sở thích. Trong hạnh phúc, chắc chắn người các con yêu phải là vợ và vợ phải là người yêu của các con?

    Hoàng Nguyên Vũ
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đòn 12: Đá cạnh bàn chân vào khớp gối đối phương (như hình vẽ)
    [​IMG]
    Tác hại: trật khớp gối, dây chằng bị rách, bong gân.
    Kết quả: Đối phương không có khả năng đứng vững, không có khả năng chiến đấu tiếp tục; có thể đòi hỏi phải phẫu thuật gối.
    Bình luận thêm: Đòn đánh vào gối khá quen thuộc trong võ thuật. Trên thực tế, nếu đánh đúng như hình vẽ thì không kín đáo, mang tính chất giang hồ- tình huống hơn là đòn thế chính thống, nói như thế không có nghĩa là cách đánh trên không hữu dụng. Hình ảnh trên không khiến cho người ta liên tưởng đến lối đánh của các môn phái thuộc dòng Nam quyền Trung Quốc.
    Đánh vào đầu gối có 4 phương vị chính: đánh trực diện phía trước (như hình vẽ); đánh phía sau; đánh từ trong ra; đánh từ ngoài vào. Trong đó cách đánh trực diện từ phía trước dễ gây tổn thương nhất cho đối phương. Đánh từ phía sau đòi hỏi bất ngờ, hoặc là đánh lén hoặc là dùng thân pháp. Đánh từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong thường kết hợp bộ tay.
    Đòn đá, đạp vào gối khá hiệu quả đặc biệt là khi người ra đòn kết hợp sức bật của chân và sức nặng của cơ thể để tấn công. Nếu muốn triệt hạ đối phương thì đòn đánh gối chỉ là đòn mở đầu cho một liên hoàn đòn tiếp theo. Nên sử dụng đòn này trong trường hợp không muốn gây nguy hại đến tính mạng của đối phương, nhưng cũng không muốn anh ta tiếp tục hung hãn đánh mình (một cách vô lý).
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 11/03/2007
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    [nick]quote-thieulambacphai viết lúc 23:01 ngày 11/03/2007:
    Đòn 12: Đá cạnh bàn chân vào khớp gối đối phương (như hình vẽ)
    [​IMG]
    Tác hại: trật khớp gối, dây chằng bị rách, bong gân.
    Kết quả: Đối phương không có khả năng đứng vững, không có khả năng chiến đấu tiếp tục; có thể đòi hỏi phải phẫu thuật gối.
    Bình luận thêm: Đòn đánh vào gối khá quen thuộc trong võ thuật. Trên thực tế, nếu đánh đúng như hình vẽ thì không kín đáo, mang tính chất giang hồ- tình huống hơn là đòn thế chính thống, nói như thế không có nghĩa là cách đánh trên không hữu dụng. Hình ảnh trên không khiến cho người ta liên tưởng đến lối đánh của các môn phái thuộc dòng Nam quyền Trung Quốc.
    Đánh vào đầu gối có 4 phương vị chính: đánh trực diện phía trước (như hình vẽ); đánh phía sau; đánh từ trong ra; đánh từ ngoài vào. Trong đó cách đánh trực diện từ phía trước dễ gây tổn thương nhất cho đối phương. Đánh từ phía sau đòi hỏi bất ngờ, hoặc là đánh lén hoặc là dùng thân pháp. Đánh từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong thường kết hợp bộ tay.
    Đòn đá, đạp vào gối khá hiệu quả đặc biệt là khi người ra đòn kết hợp sức bật của chân và sức nặng của cơ thể để tấn công. Nếu muốn triệt hạ đối phương thì đòn đánh gối chỉ là đòn mở đầu cho một liên hoàn đòn tiếp theo. Nên sử dụng đòn này trong trường hợp không muốn gây nguy hại đến tính mạng của đối phương, nhưng cũng không muốn anh ta tiếp tục hung hãn đánh mình (một cách vô lý).
    [nick][nick]
    [/QUOTE]
    [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 23:08 ngày 11/03/2007
  9. tung4078

    tung4078 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Chào các Bác
    Em rất mê K nhưng trình lùn lắm , mong các bác update những bí kíp và thông tin về K để em được học hỏi và mở rộng tầm mắt.
    Có những đòn hiểm quyết định nào nữa các bác bổ xung thêm nhé. Phòng khi bất trắc em còn biết chỗ mà nện ,vì em thấp bé nhẹ cân quá . Chứ chẳng phải ham hố đánh đấm với ai.
    Cám ơn các Bác nhé!
  10. winerld

    winerld Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mình đang theo học một lớp karate ở TP. HCM tại trường ĐCHN Tp. HCM, giờ lớp mình đang nghỉ hè nền mỉnh muốn tìm một trung tâm khác để ko bị gián đoạn chuyện học này, bạ nào biết chỉ mình với, nơi nào tập mà ít mấy em thiếu nhi một chút, chừ nhiều trung tâm các võ sinh rất nhỏ mà mình thì lại già tập ko hứng thú lắm.
    Có sư phụ nào muốn nhận đệ tử ko?

Chia sẻ trang này