1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KBC-Phát động cuộc thi Viết về quê hương Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi ngaynhieugio, 04/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Thành phố mới bên sông Thương ​
    Bây giờ thì tỉnh lỵ Bắc Giang đã lên thành phố, bên bờ sông Thương, soi bóng xuống dòng sông. Một ngày mấy chục năm trước sông vô tình trôi chợt nhận ra thành phố có thêm bóng dáng công nghiệp khi ống khói của Nhà máy Phân đạm cao vút.
    Không hiểu sao mỗi lần đi qua cái thị xã nhỏ bé nằm bên con sông Thương thơ mộng ấy, trong tôi lại rạo rực một tình cảm rất lạ, và không thể không cất lên câu hát về cái vùng đất gợi bao thân thương với lãng khách? Còn nhớ cách nay hơn 1 năm, khi ngồi cùng anh Ngô Quang Toản, Giám đốc sở VH-TT Bắc Giang, chúng tôi đã lạm bàn đến cái tên cho thành phố nay mai.
    Người thì bảo lấy lại tên Phủ Lạng Thương ngày trước đặt cho thành phố là hay nhất, nhưng lại có người đề nghị lấy tên thị xã Bắc Giang chuyển thành thành phố Bắc Giang là ổn nhất, khỏi phải bàn cãi, vì Phủ Lạng Thương thì chỉ dành cho cấp? phủ thôi, còn đây lại là thành phố cơ mà !?

    Mười năm nay, sông Thương nhận thêm bóng của những toà ốc, những tháp truyền hình, bưu điện chót vót và vì thế bố cục của bóng dáng thành phố bây giờ đã đầy đặn hơn, tươi tắn hơn? Tuy vậy, so với bao nhiêu cái thị xã tỉnh lỵ nơi khác, thì thị xã Bắc Giang vẫn còn chậm hơn, ít nhất là ở bộ mặt đô thị. Nhớ ngày mới khởi công quốc lộ 1A mới, không chạy qua thị xã như trước, nhiều người tỏ ra lo lắng cho Bắc Giang không khéo rồi thành? ga xép. Cũng may cho Bắc Giang là dù không có quốc lộ 1A chạy qua, nhưng còn có sông, có đường xe lửa, rồi đường bộ nối Hà Nội- Bắc Ninh, nối ra lại với quốc lộ? Cái đất này có sức bền văn hoá đến không ngờ.
    Bao nhiêu biến động thế mà văn hoá làng vẫn giữ được nếp, gắn với đời sống hiện đại làm lên gương mặt cuộc sống bây giờ. Bây giờ những cái tên Nôm, tên cổ của các địa danh vẫn còn được dùng, những làng Thành, làng Vẽ, làng Thương, rồi Kế, Dền đã và đang là niềm tự hào của người Kinh Bắc?

    Bao nhiêu năm nơi đây đã là phủ lỵ Lạng Giang, Bảo Lộc, Phượng Nhỡn. Phủ Lạng Thương chính là ở làng Thương... Năm 1884 tên Phủ Lạng Thương xuất hiện đến năm 1888 là tên gọi chính thức cho thủ phủ Bắc Giang, nhưng đến năm 1895, sau khi lập tỉnh, Phủ Lạng Thương trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Giang... Cách mạng về, năm 1954 Phủ Lạng Thương hoàn toàn giải phóng, năm 1959 Phủ Lạng Thương đổi thành thị xã Bắc Giang, rồi sau này thành thủ phủ Hà Bắc, cũng như từ năm 1997 lại trở về là thủ phủ của Bắc Giang tỉnh. Hai lần đổ nát chiến tranh, hai lần người Phủ Lạng Thương gồng mình lên bên dòng Thương để chiến đấu xây dựng quê hương.

    Mừng là mừng sau 8 năm tách tỉnh, thị xã phên dậu phía Kinh Bắc này đã có những đổi thay tích cực. Cơ chế thị trường với những năm đổi mới vừa qua đã cho Bắc Giang nhiều cơ hội để phát triển. Chỉ nghe qua con số giá trị CN-TTCN năm 2004 đạt 454 tỷ đồng gấp 3 lần năm 2000 cũng đủ thấy có một sức bật mới. Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ bình quân 13,3%, thu ngân sách năm 2004 đạt 116 tỷ đồng, gấp 6 lần năm 2000... là những con số đáng mừng.
    Bộ mặt đô thị đã khởi sắc khi quy hoạch đang khởi động trở lại. Bây giờ Thành phố đang vươn ra phía đông. Đó là gương mặt mới của thành phố với các cụng công nghiệp, đô thị mới được xây dựng nơi xưa kia là ao đầm, hồ nước. Năm năm qua đã có hàng chục dự án công nghiệp đô thị mọc lên trên diện tích hàng trăm ha. Đường xá, công thự đã khang trang hơn. Nhà bảo tàng, thư viện KH tổng hợp, sân vận động... được đầu tư như những hạng mục ưu tiên. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế có những thành tựu đáng kể... Bây giờ thành phố đang như được tiếp thêm sinh khí mới, mà Nghị định số 75 về thành lập Thành phố Bắc Giang đã là cái mốc cho người Kinh Bắc ở Phủ Lạng Thương tự hào mà vươn tới biến cái thị xã chậm phát triển thành thành phố năng động nay mai. Không thể chỉ đổi biển báo từ thị xã sang thành phố là xong. Cần phải thay đổi cái nếp nghĩ nếp làm để bắt kịp nhịp sống công nghiệp và cả nhịp sống đô thị hiện đại nay mai...

    Thành phố mới có mấy ngày tuổi, chưa có gì để nói nhiều. Đành hẹn lại với Thành phố bên sông, ơi Sông thương tóc dài..

    -------------------------------------------------------------------------------------
    From : http://www.bacgiang.gov.vn
    Bài này có chỉ mang tính chất tham khảo !

  2. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0

    DUYÊN NỢ CÙNG NGƯỜI KINH BẮC!​
    Thương tặng N.
    "Đã qua đi bảy mùa hoa cải nở vàng rực rỡ bên hiên nhà. Bảy mùa trăng cùng nỗi nhớ thiết tha từng lời ru ngọt ngào của các liền anh, liền chị. Em xa anh - người con trai Xứ Kinh Bắc để đi về một miền quê mới mà mang nặng một tình yêu dịu dàng, đôn hậu cùng anh. Bảy năm - bảy mùa thất hẹn cùng tình yêu của mình để hôm nay em trở về mọi điều tưởng chừng đã trở thành hư ảo...
    Nắng vẫn vàng. Hoa cải rực rỡ. Một nụ cười buồn đến nao lòng. Ánh mắt nồng nàn của anh từng làm xốn xang một khoảng trời. Và hôm nay vẫn vẹn nguyên chờ em về để em phút chốc mang nợ với người.
    Những khúc hát dân ca vẫn vang vọng, ngọt lịm trong tim em. Em nhắm mắt đắm chìm nhớ những phút giây hạnh phúc bên anh - Chàng trai Xứ Kinh Bắc.
    Năm ấy, trong một lần theo lũ bạn tham dự Hội Lim, em đã gặp anh, tưởng như chỉ là tình cờ khi em nhặt được cuốn sổ tay được bao bọc bằng tấm bìa màu xanh lá mạ. Trang đầu cuốn sổ được nắn nót dòng chữ "Khúc hát dân ca trên dòng sông quan họ". Mải mê thả hồn vào những âm thanh dịu dàng, êm ả, em không để ý đến một ánh mắt đang nhìn mình, cho đến khi anh cất tiếng: "Cô bé, cho anh xin lại cuốn sổ tay". Đỏ bừng cả mặt, em luống cuống gửi lại và ù té chạy mà nghe văng vẳng bên tai một giọng cười nho nhỏ của anh.
    Hai tuần sau, trong lễ ra quân chiến dịch Tình nguyện vì cộng đồng, em đã gặp lại cái giọng cười trong trẻo ấy - Là Anh. Để rồi... hôm ấy về nhà mất ngủ cả đêm. Anh đã xuất hiện và len vào trong tim em nhẹ như thế. Em đã yêu giọng nói của anh, tiếng cười của anh và cả cái ánh mắt nhìn em trìu mến đến lạ thường. Đi bên anh, em thấy lòng mình thanh thản biết bao. Cuộc sống vốn không mỉm cười với em. Kể từ khi gặp anh, tựa như trong em xuất hiện một ngọn lửa hồng. Ngọn lửa của niềm tin và hy vọng. Anh nhen nhóm cho em niềm kỳ vọng vào một cuộc sống, một tương lai Hạnh phúc: Có Anh...
    Nhưng em bắt đầu mang nợ với Kinh Bắc ... khi em không tự quyết định được Hạnh phúc cho mình. Em nói lời chia tay với anh dù trái tim mách bảo rằng khi xa anh em sẽ đau khổ muôn phần. Ngày chia tay, bên vạt hoa cải - cái màu hoa rực rỡ ấy như cứa sâu thêm nỗi đau của em. Em gục đầu trên vai anh nức nở... Anh mỉm cười. Nhưng em biết có những giọt nước mắt đang ẩn sau nụ cười bao dung kia, anh rộng lượng và vị tha biết bao. Và em biết được rằng mình không thể quên anh được. Em đi, mang trong hành trang của mình là những dòng chữ quen thuộc của anh - những khúc ca quan họ, là cái nắm tay mềm ấm và hương vị của nụ hôn đầu đời cùng nỗi nhớ thăm thẳm khôn cùng....
    7 năm - 7 mùa vật vã cùng nỗi nhớ của mình, hôm nay trở lại, đứng giữa đất trời Kinh Bắc, bên sắc vàng nồng nàn hoa cải, em gọi thầm tên Anh - Chàng trai xứ Kinh Bắc.
  3. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0

    Tranh đông hồ ở Việt Nam​
    "Hỡi cô thắt lưng bao xanh
    Có về làng Mái với anh thì về
    Làng Mái có lịch có lề
    Có ao tắm mát có nghề làm tranh"
    Câu ca dao trên là lời mời tha thiết quý khách đến thăm làng Mái - nơi có nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Khi xưa làng Mái thuộc Tổng Hồ, huyện Siêu Loại, trấn kinh Bắc, nay là làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
    Đông Hồ là mảnh đất có bề dầy lịch sử hơn năm thế kỷ, nơi sinh sống của gần 20 dòng họ lớn nhỏ. Tuy có nhiều dòng họ sống cộng cư trong làng, song nét đặc trưng ở đây là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân lao động sản xuất và các quan hệ xã hội.
    Là một làng nhỏ nằm bên sông Thiên Đức, mặc dù không có được vị trí thiên nhiên ưu đãi nhưng lại được hình thành và phát triển trong một vùng văn hóa lớn, có bề dầy lịch sử hàng nghìn năm. Tiếng là một làng nông nghiệp nhưng nguồn sống chính của Đông Hồ là các ngành nghề thủ công truyền thống. Nghề thủ công ở đây đã xác định đặc trưng, vị trí và tên tuổi làng Đông Hồ, để Đông Hồ thực sự trở thành một làng nghề nổi tiếng, một trung tâm sản xuất tranh dân gian lớn của Việt Nam.
    Đông Hồ không những là nơi bảo tồn và lưu giữ các nghề thủ công truyền thống mà còn bảo lưu nhiều truyền thống tốt đẹp trong sinh hoạt văn hoá làng, văn hoá nghề, trong hội hè, lễ thức và phong tục tập quán.
    Vào khoảng thế kỷ XVI, đặc biệt là thế kỷ XVII, chế độ phong kiến Việt Nam sa vào việc khủng hoảng sâu sắc. Nho giáo mất dần uy tín, nhiều đình và chùa làng được xây dựng ở các làng quê mà chủ nhân của chúng chính là những người nông dân hiền lành, chất phác. Trong Mỹ thuật, xu hướng thẩm mỹ dân gian là xu hướng chủ đạo trong điêu khắc đình làng, chùa làng, đề tài là những sinh hoạt thường ngày của cuộc sống với những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người. Hình tượng nghệ thuật hết mức giản dị, mộc mạc mà đáng yêu, thấm đậm tinh thần nhân văn. Tranh dân gian Đông Hồ nảy sinh trong môi trường thẩm mỹ đó. Từ đó ở các làng quê Việt Nam tranh tết Đông Hồ nhanh chóng trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của người nông dân.
    Theo một số tài liệu thì nghề làm tranh ở Đông Hồ bị sa sút đi một cách đáng kể bắt đầu từ những năm 1940, khi Nhật chiếm đóng Việt Nam. Đến tháng 2 năm 1947 thực dân Pháp quay trở lại chiếm đóng Việt Nam, nghề sản xuất tranh bị đình đốn hẳn. Thực dân Pháp đốt nhiều nhà ở Đông Hồ và không ít bản khắc in tranh cũng bị tiêu huỷ theo. Phải đến năm 1954 sau khi hoà bình lặp lại, người Đông Hồ mới dần dần sản xuất tranh dân gian trở lại, do sự khuyến khích khôi phục các nghề thủ công của Chính phủ. Hàng loạt các bức tranh mới ra đời phản ánh nội dung xây dựng công cuộc Chủ nghĩa xã hội và ca ngợi chiến thắng của dân tộc. Như tranh mặt trận Điện Biên Phủ, thi đua tăng gia sản xuất, huấn luyện bình dân học vụ,?
    Nếu như trướcđây tranh dân gian chỉ được xuất hiện vào dịp tết thì từ khi hoà bình lập lại ở miền bắc (1954) nó ngày càng được giới thiệu một cách rộng rãi ở trong nước và nước ngoài.
    Trước những biến động về cơ cấu kinh tế, về nhu cầu tâm linh và tín ngưỡng nghề làm mã ở Đông Hồ có có hội khôi phục. Đặc biệt là từ thập kỷ 90 trở lại đây nghề làm mã ở Đông Hồ phát triển mạnh cả số lượng, mẫu mà và chủng loại. Hầu hết các nhà làm tranh trước kia nay đã chuyển sang làm mã.
    Mặc dù vậy, với ý thức bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống của làng. Bắt đấu từ năm 1991 nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã khôi phục và duy trì nghề làm tranh ở Đông Hồ. Hiện nay nếu khách thập phương đến Đông Hồ, người ta sẽ thấy trong không khí náo nhiệt, ồn ã của nghề làm hàng mã thì vẫn còn một vài gia đình nghệ nhân, gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế vẫn miệt mài nghiên cứu, sưu tầm và sản xuất tranh. Không những thế, ông còn mở văn phòng giao dịch và giới thiệu sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ tại số nhà 17 phố Chân Cầm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nếu lịch sử phát triển của tranh Đông Hồ có bề dày như vậy thì công đoạn sản xuất tranh cũng nói lên được sức công phu của nó. Đề có được một mẫu tranh ra đời, sáng tác mẫu là khâu quan trọng hơn cả. Từ nội dung đến đề tài đến hình thức, bố cục, màu sắc và các câu thơ chú thích lên tranh, đòi hỏi một sự tài hoa trong nét vẽ, chọn màu, sự súc tích và ý nhị trong việc đặt lời chú giải của bức tranh. Chữ trên tranh có thể là câu thơ, câu đối hay chỉ là câu nói thường ngày nhưng ý nghĩa lại rất rộng và sâu xa. Chữ trên tranh không chỉ có tác dụng làm rõ thêm ý nghĩa, nội dung mà còn đóng vai trò quan trọng sắp xếp bố cục tranh sao cho cân đối, chặt chẽ. Khi có được mẫu tranh hoàn chỉnh thì chuyển sang công đoạn khắc ván, công đoạn này đòi hỏi nghệ nhân khắc ván phải là người có kỹ thuật trạm giỏi, ván in chia làm hai loại: ván in nét và ván in màu, ván in nét làm bằng gỗ thị, ván in màu làm bằng gỗ thừng mực hoặc gỗ vàng tâm.
    Chuyển sang công đoạn in tranh: Khi xưa, nguyên liệu dùng trong việc in tranh là những thữ có sẵn trong nước, người thợ tự chế lấy theo lối thủ công, cổ truyền, vừa rẻ, vừa độc đáo. Giấy in tranh là giấy Dó mỏng, mềm, dễ hút màu. Giấy Dó được sản xuất từ cây Dó trong rừng, để in được tranh người Đông Hồ còn phải quét lên giấy Dó một lớp điện tạo cho giấy vừa cứng, vừa xốp. Kỹ thuật bồi điệp bằng thét thông (tức chổi bằng lá cây thông khô) lên giấy Dó, làm hiện lên những ganh giấy với chất điệp óng ánh, độc đáo. Do vậy trong nghề làm tranh có danh từ : "Giấy điệp, tranh điệp".
    Muốn cho màu nền của giấy in tranh phong phú, ngoài màu trắng điệp các nghệ nhân thường quét thêm trên nền điệp một lớp màu đỏ son hay màu vàng hoa hoè.
    + Màu vàng, lấy từ hoa hoè hay hạt giành giành.
    + Màu đỏ vang, lấy từ cây gỗ vang trên rừng.
    + Màu đỏ son, lấy từ bột sỏi son tán nhỏ.
    + Màu xanh tràm, lấy từ lá tràm.
    + Màu đen, được chế từ than lá cây tre khô hoặc than rơm nếp. Màu đen thường dùng để in nét.
    Đến công đoạn in tranh: vật liệu dùng để in tranh và dụng cụ gồm giấy điệp, màu, ván in, thét thông và một cái bìa, miếng sơ mướp.
    Cách in tranh: Tranh Đông Hồ thường được in lên theo phương thức sấp ván, nghĩa là: cầm ván in mà dập xuống bìa màu, sao cho màu thấm đều vào hình khắc trên ván xong ấn ván in lên tờ giấy in như ta đóng dấu, sau đó lật ngửa ván in có dính tờ giấy in lấy miếng sơ mướp soa đều lên mặt giấy sau. Người Đông Hồ in mảng màu trước, in nét là công đoạn cuối cùng. Trong một bức tranh có nhiều màu thì thường màu đỏ in trước, sau đó đến màu xanh, các màu vàng, trắng và màu da có thể tuỳ. Mỗi màu là một lần in, mỗi lần in là một ván in. Để cho các màu in ăn khớp với nhau, mỗi ván in đều có hai điểm cứ đánh dấu ở cạnh ván in. Khi in hai điểm này để lại dấu chấm nhỏ trên tranh, cách này sẽ đảm bảo cho việc in các màu sao không bị chồng lên những mảng màu in trước. Khi in xong các mảng màu thì mới in ván nét đen để viền các mảngmàu, người Đông Hồ gọi là cắt nét.
    Tranh Đông Hồ có rất nhiều thể loại như tranh bộ có Tứ Bình, Tứ Quý, Tố Nữ, Bát Tiên,... nhưng phổ biến nhất vẫn là thể loại trangh (khổ 26 x 37), có hàng trăm các thể loại khác nhau như: đám cưới chuột, thầy đồ cóc, đánh ghen, hứng dừa... loại tranh này được đóng theo bộ (20 tờ/bộ hoặc 100 tờ/bộ). Ngoài ra còn những loại tranh nhỏ như tranh trổ, tranh bưu thiếp cũng được đóng theo bộ. Từ những vật liệu làm tranh đó, người Đông Hồ còn tạo ra các mặt hàng khác như sổ lưu niệm, giấy viết thư,... rất được khách hàng quan tâm.
    ===============================================
    Bài viết này Thanhk43 tìm thấy trong các topic http://www3.ttvnol.com/KBC/297882/trang-1.ttvn
    của bạn ngaynhieugio.
    ================================================
  4. janemanchupke

    janemanchupke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Người ơi người ở đừng về
    Bắc Ninh-vùng quê đẹp, nằm nép mình bên dòng sông Cầu thơ mộng, đã khơi bao nguồn cảm hứng cho các thi sĩ từ ngàn xưa đến nay. Nhất là vào mỗi độ xuân về, nơi đây rộn ràng niềm vui trảy hội, lòng người du dương theo từng nhịp hát. Các thi sĩ tự dưng thấy lòng nao nao bâng khuâng đến lạ, họ lại tìm đến cây bút và những thi phẩm tình tứ ra đời.
    Mong người như cá mong mưa
    Mong người như bữa cơm trưa đói lòng
    Mong người đã mấy tháng ròng
    Hôm nay người đã có lòng lên chơi.
    Vùng Quan họ quê ta, du dương những câu chào duyên tình như thế. Để gọi mời, níu chân lữ khách. Đã mang danh là người dân Kinh Bắc ắt hẳn từ già trẻ gái trai, ai cũng hát được Quan họ. Con gái quê ta, con gái vùng Quan họ đẹp người, ngọt giọng và sắc sảo, chẳng ai thua kém ai nên mới sinh dòng dân ca Quan họ. Đi hát Quan họ còn được gọi là ?ođi chơi Quan họ?. Thường thì liền anh sang thăm liền chị làng bên phải là những đôi đã ?okết chạ? với nhau. Nghe hát Quan họ về đêm mới hay. Quan họ về đêm vừa say rượu đào vừa say tình Quan họ nên hát đượm và chao chát.
    Tôi yêu Quan họ nhưng chỉ hiểu sơ qua về lối hát này. Lối hát đối, liền anh, liền chị đứng đôi bên ra các vế đối (hát). Bên nào không đối được coi như thua. Hát Quan họ cũng có tuần tự, có lề lối phép tắc chứ không dễ dãi tùy tiện. Chẳng hạn như ?otứ quý? là 4 bài lề lối bắt buộc đầu canh hát là ?oLa rằng?, ?oĐường bạn Kim Loan?, ?otrèo lên cây gạo? và ?ogió mát trăng thanh?. Hay tuần tự từ vào chùa, vào đình rồi mới ra ruộng, lên rừng, xuống núi, ra biển... Cũng giống như bao trò ?othi thố? khác, chơi Quan họ càng chơi càng say. Chẳng kể người chơi hay người nghe, ai có mặt đều mải mê say sưa như nhau. Nhiều người dẫu chẳng phải người dân Kinh Bắc cũng bị cuốn hút bởi nh ững canh hát chẳng kể thời gian.
    Đêm nay, mùa hội, để đãi khách từ Hà Nội các liền anh, liền chị Kinh Bắc chơi, hát say sưa nhiệt tình cho họ nghe, lời hát du dương tha thiết, tiếng trống bập bùng bập bùng. Cả đoàn ai nấy cứ ngồi ngẩn ra nghe. Lời hát của cả liền anh, liền chị quyện lấy nhau, tình tứ mà kín đáo: ?oCòn duyên kẻ đón người đưa/Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng. Người còn không đây tôi thật còn không/Đây em chửa có chồng/Đây tôi chửa có ai...?.
    Đã quá nửa đêm nhưng chẳng ai muốn về. Sương xuống ướt vai áo. Quan họ đã đến lúc giã bạn rồi. Quan họ dùng dằng mãi chẳng dứt. Đành để ?ođến hẹn lại lên?. Ngày mai, các liền chị, liền anh và cả chúng ta phải lao vào những lo toan đời thường. Mỗi người một nghề một nghiệp nhưng gần gũi và thân thiện trong cuộc chơi như một duyên nợ từ tiền kiếp.
    Hội tan lâu rồi mà lời hát còn du dương mãi, lưu luyến thiết tha, ấy nhắc rằng ?ongười ơi người ở...
    Tôi chỉ là khách và đã tìm thấy bài viết của NGUYENPHUONG xin cop vào đây, quê hương kinh bắc của các bạn thật đẹp cả trong những câu quan họ
  5. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Khị.. khị.. khị.. đề nghị Ban Tổ chức Công bố kết quả cuộc thi viết về Kinh Bắc đi ạ. Em chờ đợi ngày nay lâu lém rùi... hihihihihi
  6. thanhk43

    thanhk43 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Gửi đến toàn bộ anh chị em
    Trước hết thay mặt cho ban tổ chức xin chân thành cảm ơn các bạn đã ủng hộ cuộc thi. Các bạn đã đã đem lại những bài viết những câu chuyện hết sức ý nghĩa về Kinh Bắc .
    - Thư hai xin lỗi các Quí vị và các bạn vì sự chậm trễ vừa qua của ban tổ chức. Có nhiều lý do mà BTC không đưa ra được kết quả cuối cùng của cuộc thi như đã dự kiến (như số lượng bài, các nhà ủng hộ cuộc thi...). Rất mong Quý vị và các bạn thông cảm.
    Chúng tôi sẽ thống nhất và đưa các thông tin đến các bạn trong thời gian sớm nhất.
    Hiện tại vẫn tiếp tục nhận bài dự thi của các bạn .

  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Mục này tổng kết khi nào vậy:) treo tới gần năm rồi:)
    không thấy có kết quả:)

Chia sẻ trang này