1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kẻ cắp xe đạp (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi sskkb, 15/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Bác này nhiều phim kinh điển thế,Share cho anh em được thì tốt uqá ,nhưng tui lại không xem được DVD bác ạ,khổ thế cơ đấy ...
    Bác có phim nào của Federico Fellini không,cái 8 1/2 é,hơi bị khó hiểu và khó timg nữa ,ngay cả xem = tiếng Việt đã thấy khó hiểu nữa là.Hồi trước trên VTV2 có chiếu giới thiệu phim này trong mục "những tác phẩm điện ảnh kinh điển" nhưng tui bỏ mấy đoạn không xem được. Nhớ là 8 1/2 được quả camera giữ nguyên một vị trí làm trụ rồi quay 360 độ trên nền nhạc Ride of the Valkyries của Wagner mới xuất sãc.
    To sskkb: 54 Trần Hưng Đạo chỉ chiếu cho Hội viên hội điện ảnh xem thôi,tui đi ké nên mới được vào
  2. eternity

    eternity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Này, bác sutumom, kinh điển nhất thế giới các nhà phê bình đống loạt bầu là Citizen Kane chứ k0 phải Casablanca nhớ.
    Ời, em thấy các bác cứ khen cái này kinh điển vì thời gian ra đời với cả xúc động nước mắt ra, chả thấy phân tích gì những chi tiết, hình ảnh ẩn dụ trong phim để khiến nó trở thành 1 phim kinh điển. Thời gian này cũng ra đầy phim tràn trề nhân bản đấy, tại sao The bicycle thief vượt lên hẳn những bộ phim này ? Chiếc xe đạp là vòng tròn cuộc đời, nó mong manh như cuộc sống những người dân vậy, có thể bị đánh cắp, bị thờ ơ. Khi anh chàng đạp xe, chiếc xe gồng mình như những người dân bị đè nén. Thực ra thì mấy cha cảnh sát cũng chẳng phải thờ ơ cho lắm với công việc tìm chiếc xe, người ta cũng làm hết sức rồi, có điều cả thành phố rộng lớn như vậy, tìm đâu ra chiếc xe? Cảnh quay từ trên cao thấy cả thành phố xe đạp đi ngược xuôi, rối bời như chính tâm trạng nv chính vậy. Đoạn đấu tranh nội tâm của Ricci trong việc ăn cắp xe rất đạt, cho chúng ta thấy khi lâm vào đường cùng thì con người dù lương thiện cũng phạm pháp, cái vòng đói nghèo luẩn quẩn. Trong phim có 2 kẻ cắp xe đạp, thực ra không hẳn ai xấu, chỉ vì hoàn cảnh mà dẫn đến hành động đó. Một kẻ thoát nạn còn một người bị bắt nhưng may mắn không bị tố cáo. Cảnh cuối cùng trong phim, 2 bố con hoà vào đám đông lững thững đi vô định như chính tương lai của họ.
    Mỗi cảnh trong phim đều có một ý nghĩa rất lớn, gợi nhiều ý rộng mở chứ không phải chỉ để phác họa cuộc sống nghèo khó người dân. Mới xem phim này có 1 lần nên cũng chẳng nói được mấy, mời các bác tham khảo bài PHÂN TÍCH của aloneinthedark bên MB
    Nội dung của film hết sức đơn giản, không muốn nói là đơn giản đến vớ vẫn. Nhưng chính sự đơn giản đến vớ vẫn đó lại bày cho ta rất nhiều điều, đó chính là cái tài của người đạo diễn. Điện ảnh ngày nay với các nhân vật được "trang bị tận răng" nhưng nhiều khi lại chả truyền tải được điều gì.
    Mở đầu film là 1 đám đông thất nghiệp tụ tập trước 1 toà nhà chờ xin việc. Chỉ cần vài ba cú máy trong hơn 1 phút đạo diễn đã giới thiệu đầy đủ về nhân vật chính, cả về bề ngoài lẫn tính cách: Ricci-một anh chàng lương thiện nhưng lại khù khờ, "chậm lụt".(mất xe là phải!) Anh được giao công việc đi dán poster, đòi hỏi phải có 1 chiếc xe đạp mà chiếc xe đạp của anh lại bị "gửi dài hạn" ở tiệm cầm đồ rồi. Vợ anh là Maria phải lôi hết ra giường trong nhà đem đi cầm để chuộc lại chiếc xe đạp. Tại tiệm cầm đồ, qua cửa sổ, người xem thấy cảnh 1 người đàn ông ôm đống ra giường leo lên 1 cái kệ dài và cao chừng 10m chất đầy ra giường của những gia đình khác. Đây là cảnh tui rất thích vì chỉ cần vài giây và 1 cú máy thôi đạo diễn đã cho thấy cả 1 xã hội Italia khốn khó(nên nhớ rằng, ở Châu Âu xứ lạnh, ra giường rất quan trọng, và khi đem cầm nó là đã đến bước đường cùng). Ngay trong ngày đầu đi làm, anh chàng Ricci lại lóng ngóng để mất xe đạp-nồi cơm của cả gia đình, và thế là cuộc đi tìm xe đạp bắt đầu. Đến đây, Vittorio De Sica đã rất khôn khéo khi sử dụng "cấu trúc hành trình" xuyên suốt film dưới góc nhìn của thằng bé Bruno-con của Ricci. Các nhân vật đi tìm chiếc xe đạp, nhưng người xem lại "tìm" ra cả 1 đất nước Italia thời hậu chiến: những đứa trẻ khố rách áo ôm ăn xin trên đường phố, những thanh niên thất nghiệp, bà thầy bói "nói dối ăn tiền", những kẻ lắm tiền nhiều của, đám văn công rởm đời, cuộc vận động bầu cử, cái chợ trời đầy bon chen, nhà thờ với những người vào đọc kinh chỉ vì được ăn miễn phí, nhà thổ với các em xxx, nhà hàng đầy những thứ xa hoa, khu ổ chuột lắm giang hồ cợm cáng...Cả cái xã hội được phô bày ra, thật vô tình thôi, theo ý đồ của đạo diễn và đó mới thể hiện sự cao tay trong dàn dựng. Kịch tính càng tăng cao khi những người ăn cắp xe đạp của Ricci còn nghèo đói hơn cả anh. Vittorio De Sica đã tạo ra những kịch tính từ những tình huống rất nhỏ, rất tầm thường nhưng người xem vẫn cảm thấy rung động. Sự tinh tế của ông thể hiện rất rõ bằng những hình ảnh so sánh, điều mà ông sử dụng rất nhiều trong film này: 1. Cảnh 2 vợ chồng đang "tay xách nách mang" và đau đầu vì "cơm áo gạo tiền" đi về nhà thì phía sau có 1 lũ trẻ chơi trò cô dâu chú rể đi ngang qua. 2. Cảnh Ricci dán tấm poster cô đào Hollywood Rita Hayworth đang ưỡn ngực làm dáng thì có 2 đứa trẻ cầm Accordion đến xin tiền thì bị tay đồng nghiệp của Ricci đá đít. 3. Cảnh Ricci vô tìm anh bạn đang tập văn nghệ, cho thấy những tay văn công xa rời thực tế chăm chú tập nhảy và hát cái bài mà theo tui là "dở nhất trong lịch sử loài người". 4. Cảnh Ricci và con trai trú mưa dưới mái hiên, 1 đám tu sinh cũng vào trú cùng, họ ăn nói lớn tiếng(tiếng Đức, đạo diễn cố tình không cho người xem hiểu) và tranh luận nhau về vấn đề gì đó, chắc chắn là cao xa lắm như về triết lý, cõi niết bàn, thiên đàn-địa ngục...trong khi Ricci thì đang rối như tơ vò với những vấn đề "miếng cơm manh áo". Những hình ảnh trên được đạo diễn thể hiện rất hóm hĩnh nhưng cho thấy sự tương phãng sâu sắc khiến người xem cười nhưng mà đau. Ông cũng cho nhân vật mình được ước mơ khi đưa 2 cha con Ricci vào 1 nhà hàng, ở đó toàn là những người giàu có. Bruno thì nhìn thằng bé con nhà giàu bàn bên cạn ăn, và nó bắt chước y chang, nó mong muốn được như thằng bé đó. Còn Ricci thì hòa theo điệu nhạc, cố quên thực tại. Khi bàn bên cạnh gọi thêm món, Bruno lại quay sang nhìn và Ricci bảo nó:"Muốn ăn được như thế thì cần ít nhất 1 triệu lire 1 tháng đấy con!" Thằng bé tiu ngỉu bỏ miếng bánh Pasta xuống không dám ăn nữa. Khán giả xem cảnh này như bị 1 mũi kim đâm đau điếng. Vittorio De Sica cũng rất hay trong việc tạo ra "động tác giả" trong film của ông. Lần đầu là khi Ricci chở vợ đến nhà bà thầy bói, anh sốt ruột khi đợi vợ quá lâu nên leo lên cầu thang tìm, để xe ở trước cổng. Khán giả mười mươi cho là chiếc xe đạp bị mất, nhưng hú hồn, nó vẫn nằm đó. Lần thứ 2 là khi Bruno bị bố cho "một cái tát sang ngang", nó giận dỗi bố đứng trên cầu, Ricci thì đi xuống bờ sông để kiếm ông già đồng phạm. Anh nghe 1 đám người la toáng lên là có 1 đứa trẻ rơi xuống cầu và khán giả cứ đinh ninh rằng thằng bé Bruno chứ không ai khác. May thay nó vẫn còn đứng đó.
    Phân đoạn cuối cùng và cũng chính là phân đoạn quan trọng nhất: trước sân vận động. Bố con Ricci không tìm ra chiếc xe đạp nên ngồi nghỉ gần 1 sân vận động, trong đó đang diễn ra 1 trận cầu sôi nổi. Ricci chợt thấy chiếc xe đạp của ai đó nằm ở góc đường, không người trông coi, trong đầu anh nảy ra 1 ý định xấu. Cách sử lý của Vittorio De Sica trong phân đoạn này là không chê vào đâu được khi ông sử dụng âm thanh để mô tả sự đấu tranh nội tâm giữa chánh và tà trong con người Ricci. Ông đã cho Ricci đứng giữa chiếc xe đạp và sân vận động, đại diện cho tà và chánh. Ricci đấu tranh nội tâm là có nên lấy xe đạp đó hay không nên anh đi qua đi lại giữa cái lằn ranh vô hình đó. Khi Ricci đi về phía chiếc xe đạp thì có tiếng vỗ tay cổ vũ của khán giả trong sân vận động như thúc giục:"Này, Ricci, lấy đi chứ!". Còn khi anh đi về phía sân vận động thì lại cũng có tiếng vỗ tay cổ vũ như thể:"Này, Ricci, đừng làm như thế!". Đạo diễn đã nghĩ ra chi tiết này phải nói là quá hay, ông không cho thấy hình ảnh trong sân vận động mà chỉ có tiếng cổ vũ. Bên trong là 2 đội bóng đang đấu với nhau còn bên ngoài là chánh và tà trong con người Ricci. Anh đang phân vân thì có 1 đoàn đua xe đạp chạy ngang qua về hướng chiếc xe đạp, và thế là cái tà xem như thắng thế. Đây là hình ảnh ẩn dụ rất đắc, và chỉ có những đạo diễn thiên tài mới có thể nghĩ ra. Đúng lúc đó thì trận cầu kết thúc, và khán giả đỗ ra lấy xe về. Mọi người lấy xe đạp rất dễ dàng, cả ngàn chiếc nằm đó trong khi Ricci chỉ cần 1 và chỉ 1 mà thôi để nuôi sống cả gia đình. Anh bước nhanh về hướng chiếc xe đạp...
    Ricci bị bắt và bị đánh ngay trước mặt con trai mình. Nón anh đội trên đầu rơi xuống đất và bị chiếc xe điện cán ngang qua(cái nón đối với người phương Tây là đại diện cho tư cách con người). Nhưng rồi sau đó Ricci lại được thả, và Bruno nhặt cái nón lên, phủi bụi và trả "tư cách" lại cho bố nó. 2 bố con lầm lũi bước đi trong dòng người, máy đặt tả bàn tay đứa bé nắm chặt tay bố như thể từ bây giờ nó nhập cuộc vào trên cùng 1 con đường với bố...con đường đi ra ánh sáng hay đi vào bóng tối!?
    Đây là cái kết theo lối cổ điển kiểu Chaplin: nhân vật chính đi lững thững ra xa khung hình, xung quanh là 1 đám đông. Ở đầu film ta thấy nhân vật chính nổi lên trong đám đông thất nghiệp, ở kết film nhân vật chính lại chìm trong đám đông thất nghiệp, nhưng có thêm đứa con trai...Cái vòng luẩn quẩn của trộm cắp và nghèo đói! Bi quan quá chăng!?
    KẾT LUẬN:
    XE ĐẠP--->VIỆC LÀM--->NUÔI SỐNG GIA ĐÌNH--->MẤT TƯ CÁCH CON NGƯỜI--->HOÀN CẢNH ĐẨY CON NGƯỜI THÀNH NHỮNG KẺ ĂN CẮP!!!
    First rule of film club : you do not talk about film club
  3. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Ấy, Sean ko xem được thì để tui xem, hì hì, hôm nào đ/c exorcist cho tui mượn coi cái.
    To Sean : thế muốn làm thành viên của Hội điện ảnh thì phải làm thế nào ?
    To Eternity : Vậy theo suy luận lôgic, Xe đạp > Trộm cắp, vậy là cứ có xe đạp là thành kẻ trộm hả . Hơ hơ, vậy là mình biết hơi bị nhiều người có xe đạp đấy, mình cũng có 1 chiếc đây
    Tui xem xong phim này, chỉ biết là nó rất hay, còn hay như thế nào, rồi viết lại cái hay đấy ra làm sao như eternity viết thì oé, tui chịu ko làm được, dốt văn lắm mờ
    To really live, you must almost die ...
    [​IMG]
    Nothing's gonna change my lies for you
    Được sskkb sửa chữa / chuyển vào 23:03 ngày 23/02/2003
  4. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Ầy dà,bác sskkb đừng có lấy thế mà ngạc nhiên.Họ đều được qua trường lớp về phân tích điện ảnh cả rồi,nên mới viết như thế thôi.Khoa đạo diễn bao giờ chả có bài giảng chiếu phim kinh điển và thầy giáo lên phân tích cho học trò bộ phim đấy.Anh em mình chỉ là dân đen thích xem phim làm sao mà biết hết được các từ chuyên ngành cũng như hình ảnh ẩn dụ trong phim chứ.
    Được đào tạo Pro và Amateur nó khác nhau ở chỗ đấy đấy .
    Không được giảng ở trên trường lớp thì đố viết được như thế nhé
    Đồng chí này cứ đùa,Hội Viên Hội ĐIện Ảnh là những người đang làm về ĐA đó,như là ông Đãng Nhật Minh (Đang là tổng thư kí - he he nói thế cho nó oai ),là những người đang đã công tác trong nghành điện ảnh nước nhà ,chứ như dân đen (lại dân đen) thì may ra được đi ké mà xem thôi.Bác vào cái Topic Kỷ yếu nền điện ảnh VN thì biết,đây đấy họ đấy
  5. eternity

    eternity Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Bác sskkb làm ơn nhìn kĩ lại hộ em tên người viết đoạn dài ngoằng cái, đó là aloneinthedark chứ không phải eternity nhớ !
    Cái này chẳng liên quan đến dốt văn hay giỏi văn. Bài phân tích này có văn chương hoa lá cành gì đâu, có văn chương phải hỏi bác zie bên MB ý. Cái quan trọng là suy nghĩ về từng chi tiết thế nào.
    Gớm, bác côbên, bài của bác aloneinthedark mới phân tích hình ảnh ẩn dụ thôi chứ đã có từ nào chuyên ngành đâu. Mấy đứa ở lớp em chỉ xem phim cho vui thôi mà chúng nó cũng bình luận hình ảnh, chi tiết ầm ầm ra ấy. Nhận ra hồi trước đến giờ toàn xem phim cho sướng mắt, bây giờ học hỏi chúng nó chú ý từng chi tiết trong phim. Em thấy các bác cứ xúc động, rưng rưng rơi lệ mãi từ bài này qua bài khác, góp ý các bác đào sâu suy nghĩ để tiến bộ thôi.
    Được eternity sửa chữa / chuyển vào 13:10 ngày 24/02/2003
  6. heavengarden

    heavengarden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Hôm đó mình và đứa bạn thân nhất hồi cấp Ba đến Fansland xem phim này. Thoạt đầu nghĩ là phim hài, Khi xem lại thấy là phim được sản xuất lâu rồi, lại không nói về tình yêu. Nhưng khi xem xong thì thú thực là mình chưa thấy một bộ phim giản dị, không về đề tài tình yêu mà lại nhiều ý nghĩa như thế. Mình thích nhất hai cảnh trong phim. Cảnh thứ nhất là khi Người cha tát đứa con của mình, và đứa trẻ thấy cha đánh mình đã đi dạt xang một bên, sau đó'' ở dưới sông có tiếng người hô : " Có người chết đuối" . Nguời cha nhìn lại không thấy con mình đâu và lo lắng vô cùng. Ông ấy chợt nghĩ hối hận trong giây lát vì đã đánh con trước đó. Mình đã học được một điều; " nên rộng lượng với tất cả mọi người và đừng làm điều gì oan uổng cho ai dù là nhỏ nhất, vì ta không thể biết được, nếu họ ra đi mãi mãi, ta sẽ chẳng có cơ hội để nói lời xin lỗi nữa," người cha đã đánh oan cậu bé. Cảnh thứ hai tất nhiên là câu nói cuối cùng của Ông bị mất xe đạp. :" tha cho anh ta đi, anh ta đã nhận quá đủ rồi".... Một câu nói thật thấm thía, và một kết thúc không hẳn là có hậu.
    Ngoài ra trong phim còn có nhiều cảnh khác về xã hội, về những vấn đề bất công trong xã hội thời bấy giờ, cả một ngôi làng bênh vực cho kẻ phạm tội... Nhưng mình chỉ dừng lại ở khía cạnh cha con- gia đình. Đó quả là một bộ phim ý nghĩa.

Chia sẻ trang này