1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kể chuyện một mình

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi butsat, 12/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Kể chuyện một mình

    Điểm- sự khởi đầu và cá tính
    "Điểm" theo định nghĩa hình học tồn tại ko thật cụ thể trong tự nhiên, bởi 1 điểm được hình thành khi các vector, đoạn thẳng hay đường thẳng giao cắt nhau.
    Truy cho tận cùng gốc gác của "Điểm" là việc rất đau đầu. Cái "điểm" đầu tiên có thể là thứ đầu tiên bay ra từ vụ Big Bang. Còn điểm tận cùng tận của vũ trụ có khi là hạt Tiểu Vi Trần cuối cùng trong 18 vạn hạt, được cắt ra từ đầu 1 sợi lông thỏ, cứ đi 18 vạn năm thì lại rải xuống 1 hạt, rải hết thì tới được 1 nơi gọi là Niết Bàn...Đau đầu, đau đầu!!!
    Đơn giản, người ta nghĩ "điểm" là một cái chấm nhiều hơn, nhất là với dân mỹ thuật. Các danh hoạ "điểm hoạ" thực ra là đã chấm ra các mảng màu nhỏ chứ ko phải các "điểm"- nếu theo định nghĩa cứng nhắc- và cái mà ta gọi là "điểm hoạ" thực chất là "chấm hoạ", bao gồm có đến ti tỉ nguyên tử trong mỗi chấm màu ấy. Vậy là ta cứ đồng nhất cho dễ dãi khái niệm "điểm" với "chấm" một cách thoải mái, mặc dù ở những nơi như màn hình máy tính đồ hoạ thì 2 kniệm này ko được fép lẫn lộn với nhau ( đơn vị pt= point, dpi= dot per inch...).
    Quay lại quan điểm hình học, điểm tạo ra mọi thứ thông qua các quĩ tích. Và nó được xem như là một bước cơ bản quan trọng trong việc dựng hình. Thế nhưng người ta nhanh chóng đi một cách phũ phàng sau khi đã có được những đường gióng, đoạn thẳng, đường cong, đường chuyển động...Vì điểm bé nhỏ quá, gần như ko tên.
    Trong ko gian có bao nhiêu nhóm đường thẳng song song thì có bấy nhiêu điểm tụ-----> điểm là sự khởi đầu cho mọi phối cảnh ko gian kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật...và cuối cùng, đón nhận tất cả những thứ ấy- toàn bộ hình ảnh vĩ đại của thế giới thị giác- những huy hoàng trước mắt loài người rốt cục được thâu nhận cũng lại chỉ qua 1 điểm- 1 điểm trên cầu mắt, qua đó hình được in lên võng mạc rồi thì mới tới đâu thì tới



    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ


    Được Butsat sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 12/07/2003

    Được Butsat sửa chữa / chuyển vào 21:28 ngày 15/09/2003
  2. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    "Điểm" quá bé nhỏ nhưng ko thể nói là ko ghê gớm nếu xét theo nghĩa rộng có họ hàng với cái "chấm".
    Hẳn mọi người từng nghe câu chuyện có cao thủ chỉ cần điểm thêm một chấm mắt cho bức tranh Phật thôi mà khiến muôn người quỳ sụp cúi lạy tức thì, như PHật sống về ngồi trong tranh vậy. Danh gia thư pháp Vương Hiến Chi ngày còn nhỏ có luyện được một chữ Đại, lấy làm đắc ý liền khoe với cha là Hy Chi, người cha ko nói gì chỉ cầm bút điểm thêm một chấm phía dưới thành chữ Thái. Hiến Chi đem chữ ấy khoe với Hy Thị, bà mẹ ko biết việc sửa chữ, xem xong nói: Con ta mới 6 tuổi mà đã luyện được cái chấm có đủ thần cốt, uy lực thế này ắt sau sẽ là người phi thường.
    Như thế đủ biết cái điểm chấm nó quan trọng thế nào.
    Luyện thư pháp, dù là được một bức phi bạch hay là thiên kinh vạn quyển, thì mỗi chữ, nét đầu tiên chạm bút bao giờ cũng phải là 1 điểm to đậm, cốt cách chắc chắn, vì nó biểu trưng cho sự khởi đầu, của chí khí. Lối vẽ nét " Đầu chuột đuôi đinh", " đinh bẻ đầu"...chắc cũng theo tư duy này.
    Một lối tư duy khác phân tích thực tế hơn là kiểu vẽ chấm điểm, hình thành một kỹ thuật trong đồ hoạ gọi là t''ram ( chả hiểu nguyên bản viết thế nào ). Nghĩa là dùng các điểm để tạo mảng, sắc độ dựa trên mật độ của chấm, máy in kim hiện đại cũng dựa trên nguyên tắc này. Đây là kiểu vẽ dành cho người kiên trì, thậm chí cẩn thận nữa. Nếu như bạn đã xem người ta vẽ trên đá đen thì sẽ thấy công việc sản xuất chấm này phải tính kĩ thế nào, thực chất là tạo ra 1 âm bản, bởi nền đá màu đen, thay vì tạo ra nét đen như thông thường thì ta dùng dùi để lấy ra các điểm trắng, và điểm nhấn chính là các chỗ có mật độ chấm dày tạo cao quang cho sắc độ giống như dùng tẩy vậy, khác là ko dập xoá, ko gọt mảng được vì đá ko tự mọc ra.
    Với lối vẽ chấm điểm này thì việc mất 3 giây đồng hồ để vẽ ra 2 đầu vú và một cái rốn trên bụng Tễu- ví dụ thế- là chuyện mơ ước ko tưởng, vì truyền thần trên đá ko phải là "điểm hoạ" kiểu Seurat, Signac...Đây là cách vẽ mà "điểm" phải chịu sức mạnh tập thể, nó mang ít dấu ấn cá nhân nhất và tương phản với lối vẽ quốc hoạ ở trên.
    Nói chung, một con ruồi đậu lên mặt tranh có thể tạo thành một cái chấm làm lệch bố cục tổng thể, nhưng ngược lại hiếm khi 1 cái chấm có thể làm nên 1 kiệt tác. Bởi chấm là chốt, là tinh hoa, mà tinh hoa thì khó có thể lạm dụng mà dễ đi đến chỗ hoá nhàm.
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  3. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Sao bac Minhle nỡ lòng xoá bài viết thế???
    BS vài hôm hết bận sẽ tiếp tục, bà con nhảy vào máu lên chứ! Mod trước khi là người coi nhà còn là một thành viên, mọi người cũng có bấy nhiêu quyền lợi mà sao ko viết?
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  4. giotnuocmat_muathu

    giotnuocmat_muathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    hic , công nhạn la điểm quan trọng thật đấy , nhưng thật sự tui vẫn chưa sử dụng đuợc , chẳng may thi dược , thế mới chán, cứ khi nào vẽ mà ko để ý đến bất cứ 1 cái gì hết , chỉ biết cầm bút mà vẽ thì lại được, còn cứ lần nào mà quá chú trọng vào 1 cái gì đấy thi hỏng hết cả , butsat oi ,có thể chỉ cho tui 1 cách gì đấy được ko , mà bây giờ lại ko được học hình hoạ nưa rồi , đên thể loại tranh còn khó hơn y chứ
    Đi thì cứ đi thôi , đến đâu thì đến vậy..............
  5. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
  6. dut1doan

    dut1doan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0

    Một điểm đủ thần có khi sẽ làm nên một kiệt tác. Trong thi ca cũng có khái niệm tương tự vậy, một từ làm nên giá trị của cả bài thơ.
    Còn nhớ nhà thơ Huy Cận trong bài Ghánh xiếc có hai câu:
    "...Nhưng lòng trẻ đã theo đoàn xiếc
    Xếp với màn to của rạp đời "
    Chữ gốc của Huy Cận là "rạp dời" , rồi ko hiểu vô tình hay hữu ý, người sắp chữ sắp thành rạp đời, khiến bài thơ được đẩy lên một tầm hơn hẳn.


    Something we'll never have again.
  7. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Ruồi Trâu đây.
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  8. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Tết nhất người ta sao đi đình chùa đông thế ko biết, chả hiểu cúng bái cái gì ở đấy?...
    Lang thang các chùa, nhà thờ, giáo đường, điện thờ, lăng, phủ...thấy ai cũng cúng, vái, lầm rầm, ...có người cố mà leo lên sờ cho được cái ngón chân Huyền Thiên Chấn Vũ, lưng hở cả mảng to trắng lốp, hồn nhiên với tín ngưỡng đến thế là cùng.
    Sao mình lại ko thắp lấy nén nhang nhỉ? biết đâu cũng được các Ngài độ cho?
    Nói chung đầu óc mình bẩn bỏ mẹ, cúng làm đếch gì. Săm soi còn thú hơn.
    Tết loăng quăng vài nơi, thấy thêm được vài cái đáng để nhớ lại. Là từ cái chuyện mặt bằng ngôi chùa, nó thường là hình Nội Công ngoại Quốc, hoặc nội Tam ngoại Quốc, có khi còn nội nhị Công, ngoại nhất Quốc...Trên cái mặt bằng ấy thì toà Tiền Đường, nhà Thiêu Hương với Hậu Cung tạo thành một chữ H xoay ngang, nếu Hậu Cung chuyển thành Hậu Đường thì chữ H bị đứt đi một cái khe. Và từ các khớp chuyển vuông góc ấy có rất nhiều cái để xem.
    Ví như các chùa gốc Sơn Nam Hạ, ko hiểu sao các mái vuông góc luôn chuyển êm vào nhau mà ko để lại giao diện sắc cạnh như thường thấy, nhìn rất là duyên dáng, bắt mắt, kiểu chùa Keo hay Chùa PHổ Minh chẳng hạn, Đền Trần cũng thế...Trong khi các ngôi chùa, đình khác thì để lại bờ kẻ, và càng nhiều mái thì trông càng đẹp. Kiểu như mái đình làng Đường Lâm, có đến 18 mái, lô xô, đẹp hình học kieẻu chữ thập của Gaudi, tưởng tượng lúc các cụ đang lên xà giầm dở dang mà đứng ngắm thì rất là tuyệt.
    Tuy nhiên các mặt bằng như chữ Tam thì lại ko có các chỗ nối ấy, và đó mới thật là đặc biệt. Giữa 3 gian ta có 2 cái khe hở từ trên mái rọi xuống. Và cứ theo như các chùa cổ thường hướng về hướng Tây thì vào nhiều thời điểm trong ngày, luôn có ánh nắng rọi qua những khe ấy, vuông góc với chính trục và tạo thành một bức tường nắng. Dưới các khe lại là lư hương đầu mỗi gian, thành ra là khói lan toả nhấp nhô theo đầu mái ngói, tạo thành một bức mành kì ảo làm bằng khói, luôn chuyển động, thần tiên, biến đổi...Chụp bao nhiêu ảnh cũng ko hết cái sinh động ấy...mà lại đứng góc nào chụp cũng đẹp chứ...Cái mành ấy là bức điêu khắc đỉnh nhất, bức phù điêu kiệt tác mà các cụ để lại cho hậu sinh, thật là giỏi quá. Đứng từ ngoài nhìn vào, các bức tượng bị nhoà đi, ánh đèn nến vờn cho khối lung linh ẩn hiện...Kì thú vô cùng.
    Đến như vào miền trong thì cái khe ấy lại ko còn, họ lót một cái lòng máng hứng nước mưa và kéo dài ra hai đầu hồi, thành hình cái mang cá rất đẹp. Như cái đầu cá ở KHiêm Lăng Tạ- KHiêm Cung lăng Tự Đức, ngắm cả buổi ko chán. Có điều, các đường thẳng của mái ngói trong ấy trông ko được đẹp, duyên như mái ngói đầu đao Bắc kì.
    Cái ánh sáng chỗ giữa các gian thì hẳn là hay rồi, ánh sáng trong Hậu cung cũng ko kém, nhưng mờ tối hơn. Vì các cụ ko bao giờ cho cúng bái trong Hậu Cung, mà luôn đóng cửa để cho người ta vọng bái ngoài vào, ánh sáng hoàn toàn là nhân tạo, oai nghiêm, nặng chất linh thiêng, tôn quý. Nhưng bây giờ ngưòi ta mở cửa tuốt, để ai cũng được bỏ thêm tiền vào hòm Công đức, thành ra chả biết đâu là Hậu đường, đâu là Hậu Cung nữa...
    Nói chung chắc cũng chả quan trọng, người ta vái chưa hẳn là muốn cầu cái gì, mà là sợ ko vái thì bị phải cái gì. Kiểu như ăn cắp ko hối hận vì đã ăn cắp, mà hối hận vì nỗi phải đi tù. Cái ý này hình như của Magrette Mitchel?
    Keke, đến hỏi người ta rằng vào chùa, phủ, đền, ...bác đang vái vị nào đấy ạ? người ta cũng chả biết, có vị còn lẩm bẩm: Con vái 2 ngài dính trên tường! Thế thì mình có đi vào những chốn tôn nghiêm ấy mà ko thắp một nén nhang thì cũng mong các Ngài xá tội cho.
    A di đà Phật, em bé mới lớn theo mẹ lên Phủ, trang điểm vụng về mà sao xinh thế! ơi các Ngài ơi!!!

    Lờ ôn lôn nặng luyện, ôn luyện
  9. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    ! hay ! nhưng chưa đọc kỹ ! bận ! ...! nhớ Hn !
     
    Where is my mind ?
    Where the Pigs don't fly
  10. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Nhớ làm quái gì, Hà Nội lạnh như ma, nhớ SG
     Me, Myself and I That's all I got in the end That's what I found out And It ain't no need to cry I took a vow that from now I'm gon' be my own best friend

Chia sẻ trang này