1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kendo _ Kiếm đạo [chủ đề có số người đọc cao, được mod lyhl giới thiệu cuối tháng 4/2009]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi RimokatojiKatori, 25/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Bác bình luận post của em đó hả, tất nhiên Tàu cũng có cây trường đao dài như cây của Nhật, trên mạng có lần lang thang có thấy post 1 số hình ảnh trong sách dạy cách đánh trường đao này, đại khái là 2 ông đứng cạnh nhau thì ông này chụp cán đao ông kia rút ra rồi...tung lên giời và chụp rồi trảm luôn, đại khái là cũng hơi phi thực tế tý, còn nếu là đánh trong đội hình chắc dùng để đâm là chính chứ trong đội hình hoa múa dăm đường tự nhiên nghe xung quanh có tiếng bịch bịch như bưởi rụng thì điếng hồn
  2. hondakid

    hondakid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Có thể nó là 1 loại Naginata ( đao cán dài ) , có nhiều loại theo từng thời kì như kiếm vậy , nó được tầng lớp sư sãi sử dụng sau đó là các samurai trên chiến trận , nó dùng để khắc chế kị binh , sau n2y nó không được tầng lớp võ sĩ ưu thích vì cho rằng ..cầm vũ khí cán dài là ....nhát...vì chỉ đứng xa mà ngoáy , naginata bất tiện khi mang theo ngoài phố hay vô các quán rượu , nó được các chị em phụ nữ ( ai có xem teppi sẽ thấy bà nội củ Teppi sài cây này ) vì nó thích hợp với thể lực của họ ( dù sao cũng nhẹ hơn kiếm mừ )
    pót vài cái hình cho nó máu me
    [​IMG]
    có nhìu loại lưỡi đao nhỉ...
    [​IMG]
    cái này cũng là 1 loại Naginata
    [​IMG]
    [​IMG]
    Naginata vs Kendo
  3. hondakid

    hondakid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    nguồn hình lấy từ www.amas.net , trang web bán dụng cụ thể thao trực tuyến , có rất nhìu loại kantana thấy có cả Bambo kantana mà hiệp sĩ mù Zaitochi sử dụng nữa , giá có 499.99$ hà
    [​IMG]
  4. hondakid

    hondakid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Huyền thoại ly kỳ về những chàng Samurai (võ sĩ đạo) từng làm say mê biết bao người qua các hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết và phim võ hiệp xứ Phù Tang. Với thanh trường kiếm trên tay, chàng Samurai xông pha oanh liệt giữa chiến trường đẫm máu để bảo vệ lãnh chúa của mình hoặc đột nhập vào sào huyệt của bọn gian tà cường bạo để cứu khốn phò nguy..]/b]
    Ngoài đời thật cũng đã có những tay kiếm cự phách như: Toshiro Mifune, Sintaro Katsu... đồng thời họ còn là những ngôi sao màn bạc thành công xuất sắc trong những vai diễn đòi hỏi phải có một trình độ kiếm thuật. Nhưng mấy ai biết được lịch sử của môn võ thuật truyền thống này của Nhật Bản và cả sự tồn tại của tầng lớp Samurai qua nhiều thế kỷ.
    Vũ khí và binh giáp của người Nhật ngày xưa chịu ảnh hưởng phần nào từ Trung Quốc, trong đó có thanh kiếm. Kiếm là một trong những vũ khí được con người sử dụng nhiều nhất vào thời phong kiến khắp nơi từ Âu sang Á. Thanh kiếm thời đó có hình dạng thẳng, cấu trúc đơn giản, thường dùng để đâm và chém, tuy nhiên động tác chiến đấu cũng chưa tinh xảo. Theo truyền thuyết thì đến thế kỷ thứ 8 thanh kiếm với lưỡi gươm hơi lượn cong, cán dài, cấu trúc đặc thù Nhật Bản mới được một thợ rèn tên là Amakuni chế tạo tại tỉnh Yamoto. Song theo những tài liệu đáng tin cậy thì thanh kiếm cong độc đáo như ngày hôm nay chúng ta thấy lại xuất hiện vào thế kỷ thứ 10 (năm 940, vào thời kỳ Heian do một nghệ nhân tài ba về nghề luyện kiếm tên là Hoki rèn). Đây chính là loại kiếm được sáng tạo và rèn luyện rất công phu, muốn sử dụng nó người ta phải dùng sức mạnh của cả hai cánh tay.
    Ngoài trường kiếm (Tachi) hay còn gọi là Katana, còn phải kể đến kiếm ngắn và thanh đoản kiếm (Kodachi hay Wakizashi), được chế tạo cũng theo kiểu dáng cong cong tương tự. Kiếm ngắn chỉ sử dụng khi lâm nguy và dùng trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tự sát - một hành động vì danh dự của Samurai hay còn gọi là Harakiri)...
    Có thể nói sau một khoảng thời gian dài phát triển, môn kiếm thuật Nhật Bản Kenjitsu, với những đặc trưng riêng mới được hình thành. Những kiếm sĩ thành danh thường xây dựng một hệ thống kỹ thuật riêng để lập nên những trường phái rồi cứ thế truyền từ đời này sang đời khác.Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 bài tập đối luyện kiếm thuật (Kata) với tổ hợp động tác công - thủ - phản công có quy ước mới được nghiên cứu và đưa vào hệ thống huấn luyện.
    Mãi cho tới cuối thế kỷ 15, kiếm gỗ (Bokken) mới bắt đầu được sử dụng trong những buổi tập luyện. Thời kỳ này lý thuyết chung về kiếm thuật đã được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện trong giới Samurai. Không chỉ vậy lý thuyết này còn được kết hợp với tư tưởng Nho Giáo để xây dựng một triết lý về phong cách sống và hành động của giới võ sĩ đạo (Bushido).
    Theo một số thư tịch cổ để lại thì từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác. Có thể nói thời kỳ này đánh dấu một bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm, bởi trước đó thanh kiếm chỉ được coi là thứ vũ khí giết người. Khởi đầu của bộ môn nghệ thuật kiếm phải kể tới kiếm sư Sekishu - người sáng lập trường phái Yagyu Shinkage dưới sự bảo trợ của tướng quân Tokugawa Ieyasu, ông đã truyền giảng cho môn sinh của mình khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc tập luyện kiếm thuật. Con trai của ông là Munenori (1571 - 1646) - một kiếm sĩ tài ba sau này đã biên soạn cuốn "Fudochi - shinmyoroku" mà nội dung chủ yếu của nó kể về kinh nghiệm trực ngộ "Thiện đạo" trong kiếm thuật. Yagyu Shinkage cũng như Maniwa Nen, Shinkatato, Ono - ha Intto là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm thuật sang Kiếm đạo (Kendo), đồng thời đưa kiếm tre (Shinai) vào luyện tập và thi đấu.
    Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba). Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thuật song có hình dạng thẳng.
    Đến thế kỷ 18, kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, hơn thế còn có các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, gZng tay bảo vệ... cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh theo học kiếm đạo. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, và nó không còn chỉ thu hẹp trong giới Samurai. Bằng chứng là đã có rất nhiều cuộc biểu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại những nơi sinh hoạt công cộng.
    Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đã trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó. Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào nZm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo) mà ông đã dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường. Đến nZm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó.
    B.Thủy theo VISAK
  5. hondakid

    hondakid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
  6. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    Một số video về cái của nợ dài thòng này ..he..he ..đùa chút thôi ,mà cũng thế thật ,nghĩ thử xem .
    [​IMG]
    http://www.youtube.com/watch?v=KbniMUyEgL0
    [​IMG]
    http://www.youtube.com/watch?v=MK4kdoGtyfk
    [​IMG]
    http://www.youtube.com/watch?v=A3jHNVdJVq8&mode=related&search=
  7. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    -Nguyên bộ như vậy bán ở Saigon bao nhiêu ?
    -Các em ở Kendo SaiGon có mặc nguyên bộ như trên không ?
    -Nếi tui đem đồ cũ về, hehehe, giặt sạch tẩy trùng và phơi khô, không còn mùi thúi, thì bán được bao nhiêu ?
  8. hondakid

    hondakid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Nếu Bogu hàng xịn mới keng Japan xách tay ,nghe nói khoản 400$ , hàng seconhand thì còn tùy xuất xứ ( China, Koera ,Japan) , hàng seconhand Japan rất khó tìm giá khoản 3tr
  9. teppingo

    teppingo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    400usd là hàng bình thường thôi,nó đánh giá tiêu chuẩn dựa trên khoảng cách giữa các mũi may trên giáp.
    400 usd thì là giáp khoảng 5mm,tức là đường chỉ dài 5mm
    Hàng chất lượng thì cỡ 2 mm.
    Hôm vừa rồi,có 1 bạn ngoài Ha Noi khoe mới mua được 1 bogu 2mm giá 6 tr(do 1 anh bên USA mua đem về bán lại),tham khảo trên mạng thì mới thấy giá trên khá rẻ.
    http://www.e-bogu.com/In_Stock_Kendo_Bogu_s/28.htm --> cái này là hàng ready to ship,có sẵn,mua đem về,ngoài ra còn có hàng đặt theo iu cầu.
    Được teppingo sửa chữa / chuyển vào 07:40 ngày 26/02/2007
  10. thieuhoacon

    thieuhoacon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    bác teppi có biết mặt mũi thiêu hỏa côn thì pót cái hình nhé !

Chia sẻ trang này