1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kendo _ Kiếm đạo [chủ đề có số người đọc cao, được mod lyhl giới thiệu cuối tháng 4/2009]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi RimokatojiKatori, 25/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Phương pháp tìm kiếm cơ hội cho nhát chém quyết định (ra đòn quyết định)​
    Người dịch : anhquanjp
    Lời mở đầu : Việc tìm đúng thời điểm ra đòn quyết định trong chiến đấu là việc khá dễ dàng-đối với khán giả ngồi xem,kiểu như cờ ngoài bài trong vậy.Còn đối với các kiếm sĩ ,người kêu khó,người thì nói đây là vấn đề thuộc bản năng.Kiếm Sư Koyasa Saburo-một kiếm thuật gia hàng đầu Nhật bản được mệnh danh Kiếm Thánh sống trong thời đầu Chiêu Hoà đã đúc kết ra 7 nguyên tắc để tìm thời điểm ra nhát chém giải quyết trận đấu trong quyển sách dạy về Kiếm Đạo của ông.Một ông Kiếm Sư Nhật khác gần đây tóm tắt lại thành bài viết cỡ trang báo An ninh thế giới,người dịch chỉ dịch lại từ bài viết trên.Với tất cả lòng mến mộ với Kendo,tôi xin nhận dịch miễn phí các tài liệu Kendo tiếng Nhật (chỉ gói gọn trong 1-2 trang thì tốt quá),các bạn có tài liệu có thể đưa thẳng lên đây.
    Trong Kiếm Đạo, để quyết định thắng bại trong một khoảnh khắc,Kiếm Sĩ phải luôn tìm kiếm cơ hội để ra đòn quyết định.Sẽ không thể giành chiến thắng nếu chỉ ra đòn bằng các nhát kiếm vu vơ,tuy nhiên việc tìm ra đúng thời điểm ra đòn quyết định cũng là việc không phải dễ dàng.Về phương pháp tìm kiếm cơ hội ra đòn quyết định này,Kiếm Sư Koyasa Saburo-một kiếm thuật gia hàng đầu được mệnh danh Kiếm Thánh sống trong thời đầu Chiêu Hoà đã đúc kết ra 7 nguyên tắc trong quyển sách dạy về Kiếm Đạo của ông.Các nguyên tắc đó được trình bày như ở dưới đây.
    1.Tránh chỗ đối phương tập trung phòng thủ , đánh vào chỗ đối phương lơ là
    Tránh nơi đối phương tập trung chú ý hoặc tập trung lực, đánh vào chỗ họ không phòng bị.
    2.Chém vào phần đầu nhô lên hoặc phần mồm thò ra
    Có thể tấn công được vào các phần này khi đối phương chuẩn bị di chuyển hay nhảy lên.
    3.Chém ngay khi phát hiện đối phương di chuyển ngập ngừng
    Khi đối phương di chuyển ngập ngừng có nghĩa là lúc đó đang phân vân giữa ý thức tấn công và phòng thủ,cần phải ra đòn ngay.
    4.Ra đòn khi đối phương không còn ý chí chiến đấu
    Đây là lúc đối phương mệt mỏi hay đang hoang mang,tinh thần chiến đấu cũng như ý thức di chuyển cơ thể không còn(nôm na là đang đứng yên thở dốc mắt lờ đờ -người dịch)
    5.Làm cho đối phương hấp tấp,nôn nóng rồi ra đòn quyết định
    Có thể cố ý tạo bẫy để đối phương nôn nóng,hấp tấp tấn công,khi đó ta có thể tìm ra sơ hở để ra đòn quyết định.
    6.Ra đòn quyết định khi đối phương đã kiệt quệ
    Có thể ra đòn quyết định khi đối phương đã kiệt quệ về thể lực và khí lực.
    7.Ra đòn quyết định khi mũi kiếm đối phương chĩa xuống phía dưới
    Khi đối phương chĩa mũi kiếm xuống để tấn công hạ bàn ,ta có thể ra đòn quyết định.
    Việc phán đoán và quyết định thời điểm ra đòn cho nhát chém quyết định chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn.Với đối thủ có trình độ càng cao thì việc tìm kiếm cơ hội cho nhát chém quyết định càng khó khăn. Để làm được việc này không phải một sớm một chiều mà là quá trình tập luyện lâu dài.Ngoài ra các kiếm sĩ cũng cần chuyên cần luyện tập sao cho không bị địch thủ ra đòn quyết định trong 7 nguyên tắc trên.Trong Kiếm Đạo ngoài kĩ thuật cơ bản thì việc quan sát/nhìn là việc rất quan trọng, đặc biệt trong chiến đấu thì việc quan sát/nhìn tốt hay không quyết định đến thắng bại.Trong Kiếm Đạo có rất nhiều trường hợp việc quyết định trận đấu chỉ diễn ra trong khoảnh khắc ngắn ngủi.
  2. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Có một chiến pháp của Đao Trung Quốc là không tấn công trước, đợi hoặc dụ để đối phương ra đòn trước, ngay thời điểm đối phương xuất đòn thì mình mới chuyển thân xuất đòn thần tốc, đòn ra sau nhưng đến trước, dù không đến đích thì mình cũng chuyển thân dời vị trí ban đầu rồi nên đòn đối phương cũng không trúng đích, tận dụng việc đòn đối phương vừa khởi phát không dễ gì đổi hướng hay thay đổi thành động tác phòng thủ. Tất nhiên chiến pháp này đòi hỏi việc nắm bắt thời cơ chớp nhoáng, xử lý đòn đánh thích hợp, tốc độ ra đòn cực nhanh, thân pháp nhuần nhuyễn. Tóm lại là cực khó áp dụng. Nhưng nếu áp dụng được thì thì có thể dùng 7 phương pháp trên để dụ đối phương xuất đòn trước.
    Cái chiến thuật này có vẻ ngược lại với chiến thuật "tiên hạ thủ vi cường" hay "roi tiên quyền tiếp" của một số môn võ Bình Định. Ý kiến các bác sao???
  3. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    -KHÔNG BAO GIỜ có 1 lý thuyết "nhất định" trong chiến đấu thực tế .
    -Đem cái 7 điểm này mà đấu với 1 tay chém lộn ở bến xe Việt Nam ngày xưa hay với 1 võ sư Việt Nam chuyên về Côn hay Mã Tấu ở miền Nam là chết liền ! giống như 1 thiếu úy trẻ ở trường Saint Cyr hay West Point đem lý thuyết ra đụng trận với mấy lão du kích Việt Nam vậy .
    -Lý thuyết này đúng với Kendo (ở Nhật) vào thời đại đó và chỉ ở Nhật vào thời đó mà thôi !
    -Tui nghi ngờ (rất lớn) là các Kiếm sĩ Nhật đã chết về tay Cung Bản chính vì cái điểm "Một đi không trở lại này" . Tui nghi tay Cung Bản này có qua VN học võ .
    -Ngày xưa tui học những bài ĐẦU TIÊN về Côn VN cũng gần giống như Kendo Nhật vậy . PHẢI DỨT KHÓAT . Tui hỏi thày và được khen là "sáng dạ". Thày tui giãng "Con phải học xong cái này rồi mới học tiép và biết được điểm dừng và tại sao lại KHÔNG ĐƯỢC DỨT KHÓAT, sau này lên cao nữa thì mới biết làm sao mà đang DỨT KHÓAT lại có thể dừng được mà đổi hướng được, cái này là khó tột bực đó nghe con, thấy vậy mà không phải vậy !!!"
    Điều này tui đã nói cho chú VõTa nghe rồi nhưng tui chưa học tới nên cũng không hiểu hết, chỉ biết khái nệm nên không tiện đem ra giãng .
    Tấn công trước hay Phòng thủ trong quan niệm này và ở trình độ này trong võ VN thì không có gì khác .
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Kính anh Bảy một ly nha! . Thằng em mấy bữa giỡn mặt! Anh Bảy bỏ qua.
  5. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    tại sao lại kính 1 ly ???
    căn bản cái chuyện này giống với cái tít tồ của anh là hổng giống ai mừ ,xem xem với chuyện của lão 1 ...he..he..
    Chiến pháp để tập luyện ,nhưng khi chiến thì muôn hình vạn trạng .Hổng giống ai mới là cách đúng .Chợt nhớ đến những cách tập hổng giống ai của lão 1 .
    chừng nào có độ ,kêu thằng em cái nha .Có gựu Bàu Đá ,đón anh trên này hè.
  6. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    1. Việc nói không nên áp dụng một lý thuyết nhất định nào trong chiến đấu (ngụ ý là phải linh hoạt, quyền biến) suy cho cùng cũng là một loại lý thuyết.
    2. Sao lại chỉ bến xe ngày xưa, giờ không có sao?
    3. ồ, sao lại chỉ ở miền Nam nhỉ, ngoài Bắc không có võ sư nào chuyên về côn hay mã tấu sao, hay cũng có nhưng không đủ tầm để chiến đấu với kiếm nhật như võ sư ở miền Nam?
    4. Cái này chính xác, thời buổi loạn lạc, hở cái là tuốt kiếm giết người mà một ông kiếm khách nói khơi khơi tâm pháp chiến đấu thử hỏi các ông kiếm khách khác liệu có dám nghe theo áp dụng không.
  7. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    He hehe, phải nói là các bác đấu khẩu lắm quá làm tớ ko dám post bài, còn cái cách bày kiếm là do người ta thích thì để thế thôi chẳng có gì đâu.........
    Về các thanh tachi, các bác sẽ thấy nó có bộ phận dây dợ tết nối trông đèm đẹp để đeo là vì khi mặc áo giáp thì người samurai sẽ có 2 loại:
    loại 1 là dùng vũ khí dài như naginata hay la yari v....v và họ ko muốn bị vướng bận do đeo kiếm kiểu ngược lưõi nên họ đeo tachi cho nó tiện................
    loại 2 là dùng kiếm thì đeo kiểu bình thường thôi, ở vỏ thanh katana nào cũng có cái mấu để giữ kiếm mà.....
    Lão M ới ơi, lão có thanh kiếm nào tốt ko, tớ chán mấy thanh bằng nhôm của Nhật ở nhà lắm rồi, dùng ko dám dùng, sợ gãy bất tử, còn hàng của đồng chí Zich_tee-Sơn Thạch-Fantomas thì tớ cóc cần.........................hàng lởm Lạng sơn, Trịnh Hoài Đức bán đầy mà có 1T2 thôi.................ko thèm mua.....................
    Nếu có thì hôm nào post lên 4rum cái nhá...
    Còn vụ kiếm Nhật chính tông hay ko, thì tớ nghĩ là lão hơi cực đoan đấy, tớ rất thích kiếm nhật nhưng mà tớ thích loại kiếm làm bằng 440 stainless steel hơn, đỡ phải lau rửa mỗi sáng, lại bền hơn cái loại Iaito mà tớ đang có.........
    Hẹn lão ở www.Kendo.com nhá, ta lại chat tiếp
  8. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ CBVT !
    Khừa.. khừa.. Lão M không thể nào ưa nổi katana mô phỏng - chỉ xét về trọng lượng thôi cũng chán lắm roài !... ặc !(?)!...
    Chúc bạn một ngày vui ! ( Vui lòng check Pm... )
  9. libra84

    libra84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2006
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi , có ai biết địa chỉ nào bán Kiếm Gỗ hoặc kiếm tre của Nhật không ạ , giới thiệu cho em với .... Vote 5* hậu tạ bác nào hảo tâm chỉ giáo cho em .
  10. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Bác đang ở đâu? Hà Nội hay Sài gòn, nếu bác ở Sài Gòn thì rất nhiều nơi bán shinai, bác có thể liên hệ với nick Teppingo hay bác Motdikhongtrolai để mua, kiếm gỗ theo tôi nên liên hệ với bác một(tức lão M), hơi bị tốt(chú ý các trang trước, có sản phẩm rồi đó)
    Còn nếu bác ở Hà nội thì kiếm tre bác hãy hỏi thầy của mình, hoặc ra số 9 Hồ thành công để hỏi mua, tôi tin sẽ được.
    Về phần kiếm gỗ thì tôi biết một "nghệ nhân" trẻ tuổi ở Aikido VJCC Shudokan có khả năng làm rất tốt ( hình thức, trọng tâm, và loại gỗ), bác có thể liên hệ như sau:
    Đào Viết Thế số 10 Ngõ chùa Mỹ Quang ngõ Chợ phố Khâm Thiên quận Đống Đa Hà Nội
    Mobile:0953318948
    (Giá kiếm dao động theo giá cả vật liệu chứ không theo kiểu dáng)
    Chúc bác có thanh kiếm như ý (... và nhớ vote cho tôi 5 sao)

Chia sẻ trang này