1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kendo _ Kiếm đạo [chủ đề có số người đọc cao, được mod lyhl giới thiệu cuối tháng 4/2009]

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi RimokatojiKatori, 25/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. coixaytver

    coixaytver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2008
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, cần gì súng cho nó to chuyện. Mấy cây dĩa ăn ở trong tay bác Bruce cũng đủ ăn đứt katana roài.
    Khừa khừa.
  2. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    Pu có sách kiếm đạo có nói tới 1 chiêu chém về nhiều hướng (6-8) gì đó nhớ ko kỹ, ông này là người Mỹ
  3. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    coi cái này xem
    http://youtube.com/watch?v=RMnjAQLh__c
    http://youtube.com/watch?v=gx2YtqARk_c&feature=related
    http://youtube.com/watch?v=z3MoQZnCmJ0&feature=related
  4. trungthitkho

    trungthitkho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, hiện tại ở HCm có sân của tụi mình là có dạy song kiếm.Nếu bạn muốn có thể tới dăng ký học.
    Còn về chiều dài của 2 thanh shinai khi bạn đánh song kiếm thì như vậy.
    Cách cầm và đánh này là theo trường phái của sân chúng tớ.Do Sensei từ Osaka nên chúng tớ tập như thế.
    Thanh ngắn thường bạn cầm tay phải (có người thì ngược lại), thanh này chủ yếu là để gạt kiếm và để đỡ dòn tấn công.
    Thanh dài, có hơi khác một chút so với cây shinai bình thường, nó được thiết kế đặc biệt cho đánh Nitou(song kiếm), bạn sẽ thấy nó nhẹ hơn, ngắn hơn một chút và phần Tsukagawa(cán shinai) cũng ngắn hơn. Tùy mức độ mạnh của cánh tay mà vị trí cầm sẽ khác nhau.Ban đầu nếu yếu có thể cầm sát phần Tsuba(miếng chắn) kia từ từ mạnh lên sẽ nằm ngày càng gần cái đốc kiếm. Tất nhiên càng gần đốc kiếm thì chiều dài đánh càng lớn càng lợi thế.
    Nói như vậy bạn có thể hình dung trong cách đánh song kiếm thì lực 2 tay phải rất mạnh.
    Hiện nay những môn sinh lâu năm tại sân đều có tập qua song kiếm, nhưng mục đích không phải đề shiai(thi đấu). Tuy nhiên vẫn còn 1 người là anh Dũng chuye6nt âm tập để shiai. Có gì bạn cứ lên sân gặp ảnh để hỏi.
    Đây là địa chỉ sân chúng tớ :364 Cách Mạng Tháng Tám, gần ngã tư Bảy Hiền. Đó là hồ bơi Cộng Hòa.
    Sân chúng tớ tên là: NITOUKAN DOJO.
    Rất vui được quen với bạn.
  5. foolagain

    foolagain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Sorry! post nhầm topic
    Được foolagain sửa chữa / chuyển vào 17:29 ngày 03/08/2008
  6. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Những thanh kiếm samurai vĩnh cửu
    Chúng là những gì cao quý nhất mà nghệ thuật rèn của con người mang lại: Kiếm Nhật katana, thanh kiếm dài của những hiệp sĩ samurai. Cho đến ngày nay, những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ.
    Nằm trên bàn là nhiều cục màu xám, xốp như đá núi lửa. Nặng, không mùi, xấu xí. Đó là thép thô mà ông Matsuba dùng để rèn.
    [​IMG]
    Thanh kiếm katana này nguyên là của hiệp sỹ samurai cuối cùng Saigo Takamori, đã tự sát năm 1877 sau cuộc nổi dậy thất bại. Ảnh: K. H. Peuker.
    Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.
    Biểu tượng của đẳng cấp
    Thanh kiếm katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.
    Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.
    Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.
    Một thanh kiếm katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả - và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. "Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro", ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.
    Lúc rèn phải hoàn toàn tối
    Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.
    [​IMG]
    Katana và lưỡi kiếm. Có thể nhìn thấy rõ đường vân hamon ở lưỡi kiếm. Ảnh: K. H. Peuker.
    Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết ?" một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.
    Một phần của văn hóa Nhật
    Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."
    Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí ?" trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.
    Nguồn: Spiegel Online
    Nguồn đăng lại: http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/08/3BA051EC/

  7. bantaycuachua

    bantaycuachua Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    Nhìn mấy thanh kiếm thèm quá
  8. 1mianwe

    1mianwe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2008
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Nhìn chả phân biệt được Hamon thật hay Hamon giả có cao thủ nào chỉ 1 cách phân biệt không
  9. daitrangaikido

    daitrangaikido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    xóa vì bị trùng bài
    Được daitrangaikido sửa chữa / chuyển vào 12:07 ngày 13/08/2008
  10. daitrangaikido

    daitrangaikido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Được daitrangaikido sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 13/08/2008

Chia sẻ trang này