1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kendo Hà Nội, tập kendo ở đâu tại hà nội là tốt nhất, các câu hỏi thường gặp khi tập luyện kendo

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi kendohanoi, 15/04/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kendohanoi

    kendohanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2015
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Kendo - môn quốc võ của người Nhật, có nghĩa là con đường rèn luyện bản thân thông qua đường kiếm.
    Trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, kendo dần hoàn thiện như ngày nay. Trên thế giới, hiện có khoảng 12 triệu người tập luyện kendo. Vậy tại sao bộ môn này lại hấp dẫn các bạn trẻ đến vậy? Chúng mình hãy cùng nhau tìm hiểu điều này thông qua buổi trò chuyện với CLB Kendo Hanoi Seikenkan nhé.

    Kendo đã du nhập vào Việt Nam từ năm 70 của thế kỷ trước và được biết tại Hà Nội cuối thập niên 90, Trong khoảng 5 năm gần đây, phong trào kendo tại Hà Nội nói riêng và kendo Việt Nam nói chung ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Tại Câu lạc bộ kendo Hanoi Seikenkan, được thành lập cách đây 5 năm và chính thức hoạt động bài bản từ 3 năm trở lại, Hiện với số lượng hội viên luyện tập thường xuyên 70 người. Tọa lạc tại sát khu trung tâm, Nhà thi đấu Đại Học Bách Khoa Hà Nội, nơi có phong trào thể dục thể thao luôn nằm trong top đầu của giới học sinh, sinh viên Thủ đô. Hanoi Seikenkan đã đem đến một phong cách, làn gió mới cho phong trào thể dục thể thao nơi đây.

    [​IMG]
    Tập thể câu lạc bộ kendo Hanoi Seikenkan

    Để hiểu rõ hơn về bộ môn, cũng như sự phát triển kendo tại CLB kiếm đạo Hanoi Seikenkan, chúng ta cùng có bài phỏng vấn ngắn với thầy giáo và các bạn đang tập luyện tại võ đường này nhé.

    Chủ nhiệm CLB: Thầy Ngô Hoàng Long. Là một thầy giáo trẻ, luôn tràn đầy tâm huyết với bộ môn và mong muốn đưa kendo chính thống với tinh thần võ sĩ đạo, kiên cường và trung nghĩa từ đất nước Nhật Bản xa xôi đến phát triển rộng rãi tại Việt Nam.

    Xin thầy cho biết những khó khăn và thuận lợi khi tham gia tập kendo, một bộ môn vẫn còn rất mới tại Việt Nam hiện nay?

    Tôi đến với kendo vào giai đoạn đầu của bộ môn được hình thành tại Hà Nội, đó là khoảng thời gian khó khăn cho bất kỳ ai muốn tham gia. Là một môn võ mới nên không những thiếu về dụng cụ mà thiếu cả về năng lực kỹ thuật chuyên môn. Tuy vậy, khoảng thời gian khó khăn đó giúp chúng tôi biết cách cùng đoàn kết vượt qua khó khăn, đó cũng chính là điều mà kendo hướng tới. Hiện nay, CLB ngày càng phát triển, dụng cụ đã không còn là cản trở với các hội viên. Ngày càng nhiều bè bạn quốc tế đã tham gia tập luyện và giao lưu với các thành viên trong CLB.

    Hanoi Seikenkan đã dần khẳng định chất lượng chuyên môn cũng như công tác tổ chức sự kiện, giải đấu. để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả và bàn bè trong nước cũng như quốc tế. Việc đạt kết quả tốt tại giải vô địch châu Á – diễn ra tại Hong Kong tháng 3/2013 đã một lần nữa minh chứng cho điều đó. Ngoài ra, sự kiện giải đấu chào mừng sinh nhật lần thứ 3 của CLB diễn ra hết sức náo nhiệt bởi sự cổ vũ tuyệt vời từ phía các cổ động viên, các khán giả đã nhiệt tình đến ủng hộ các tuyển thủ, bên cạnh đó là sự kịch tính nhưng không kém phần đẹp mắt trong từng đường kiếm. Đặc biệt các bạn nữ vốn được coi là không quen với các môn thể thao mạnh mẽ đã thể hiện một tinh thần hết sức kiên cường, đạt được những chiến thắng vang dội, tạo thật nhiều cảm xúc, để lại dấu ấn đặc biệt tới tất cả mọi người.

    Vâng, xin được cảm ơn những chia sẻ tâm huyết của thầy!

    [​IMG]
    Thành viên tham gia giải Hong Kong tháng 3/2013

    [​IMG]

    [​IMG]
    Giải đấu toàn CLB tháng 8/2013

    [​IMG]
    Các bạn nữ của Hanoi Seikenkan

    [​IMG]
    Đôi chút lo lắng trong kỳ thi vượt cấp

    Kendo ngày càng phổ biến trong lòng giới trẻ Hà thành, để hiểu hơn về điều này, chúng mình hãy đến với cuộc nói chuyện ngắn với một bạn nam, một trong những “hot boy” của CLB Hanoi Seikenkan nhé.

    Đỗ Hoàng Mạnh (22 tuổi) mới tốt nghiệp ĐH Rmit Hà Nội, hiện là quản lý một công ty in ấn, ông chủ trẻ tuổi say mê kiếm đạo và văn hóa Nhật Bản từ khi là cậu học sinh cấp ba với những câu chuyện về siêu quậy teppi. Được hỏi về lý do chọn Hanoi Seikenkan là nơi tập luyện, Mạnh hào hứng trả lời: “CLB đã đem đến cho mình một môi trường gặp gỡ giao lưu với tất cả mọi người, có rất nhiều bạn cùng chung sở thích với mình. sau những giờ làm việc mệt mỏi, mình lại tìm đến kendo và ở đây luôn đầy ắp tiếng cười và những trò đùa tinh quái nhưng thú vị của các bạn sau mỗi buổi tập”. Anh chàng bảnh trai này không quên chúc các bạn trẻ sẽ ngày càng yêu mến kendo hơn nữa.

    [​IMG]
    Mạnh (ngoài cùng bên trái) và các bạn trong giải đấu

    Kendo - một từ không còn xa lạ, dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của teen Hanoi Seikenkan, còn các bạn teen chúng mình thì sao? các bạn đã sẵn sàng chọn một môn thể thao – võ thuật nào phù hợp để có thật nhiều sức khỏe cho năm học mới đầy thử thách chưa? Hãy cùng trải nghiệm cảm giác thú vị làm samurai thời hiện đại một lần các bạn nhé!

    Thông tin Hiệp hội Kendo Hà Nội, CLB Kendo Hà Nội Seikenkan

    Sân chính: Nhà thi đấu ĐH Bách Khoa Hà Nội
    Địa chỉ: Số 40 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Lịch tập: Chiều thứ 7 và CN bắt đầu từ 14h00 đến 16h30
    Hội phí: 220.000đ/tháng

    Sân thứ 2: 5/1H Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội.
    Lịch: tối 3, 5: 18h00-20h00.
    Hội phí: 170.000đ/tháng


    Sân tập thứ 3: nhà thể chất trường THCS Bồ Đề - số 111 phố Hoàng Như Tiếp, Long Biên, Hà Nội.
    Lịch tập: tối thứ 6: 19h30-21h00; Chủ Nhật: sáng 8h30-10h00
    Hội phí: 220.000đ/tháng

    Sân tập thứ 4: Nhà thể chất trường THPT Chuyên Hanoi Amsterdam
    Đ/c: 1 Hoàng Minh Giám, Cầu Giấy, Hà Nội
    Tập tối thứ 2 từ 19h30 - 21h30
    Tập tối thứ 4 tại Sân Hoàng Cầu từ 19h00 - 21h00
    Hội phí: 220.000đ/tháng

    ...............................................................
    Liên hệ: Để biết thêm thông tin, cũng như trao đổi nhiều hơn về bộ môn này các bạn có thể liên lạc qua:
    Contact with us by:
    Website -http://www.hanoiseikenkan.com
    Facebook: http://www.facebook.com/hanoi.seikenkan
    Email: kendo.vietnam@hanoiseikenkan.com
    1: Mr. Ngô Hoàng Long.
    Mail: long@hanoiseikenkan.com

    2. Mr. Đào Đức Duy
    DĐ: 0125. 441. 6868
    Mail: duyrito@gmail.com

    ............................................................

    CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

    Hỏi: Em muốn đăng ký tập Kendo thì đăng ký ở đâu? thời gian luyện tập?

    Trả lời: Bạn có thể đăng ký tập tại nhà thể chất Trường PTTH Hanoi Amsterdam số 1 Hoàng Minh Giám, Hà Nội vào các buổi tối thứ hai và tối thứ tư hàng tuần trong thời gian tập. Khi đến bạn sẽ nhận được phiếu đăng ký với yêu cầu đầy đủ thông tin ghi trên và ảnh 3X4. Hội phí sẽ đóng 2 tháng 1 lần ngay khi nộp phiếu đăng ký và bắt đầu tập.

    Hỏi: Lúc nào nộp đơn đăng ký tập? Nộp đơn và hội phí cho ai?

    Trả lời: Phải nộp đơn và hội phí trước khi bắt đầu luyện tập. Nhận và nộp đơn đăng ký, đóng hội phí cho Mr. Duy.

    Hỏi: CLB có lớp cho học viên mới hay không? em có thể đến tập thử được không

    Trả lời: Vì thời gian học căn bản là rất dài nên CLB luôn có lớp cho học viên mới.

    Hỏi: Học phí tập tại CLB bao nhiêu tiền 1 tháng?

    Trả lời: Hội phí sẽ tùy thuộc võ các võ đường tham gia tập luyện.

    Hỏi: Trang phục khi luyện tập?

    Trả lời: Trang bị võ phục, kiếm tre, kiếm gỗ ngoài ra có là giáp tập luyện.
    Nếu lúc đầu chưa đủ điều kiện trang bị hết một lần các dụng cụ, hội viên nên chuẩn bị dần dần để sớm đồng bộ với lớp.

    Hỏi: Em muốn mua võ phục và shinai thì mua ở đâu và giá là bao nhiêu?

    Trả lời: Võ phục và shinai có thể đăng ký mua tại CLB. Xin vui lòng gặp Mr. Duy để biết thêm thông tin chi tiết.

    Hỏi: Thời gian học hết bao lâu thì được mặc giáp?

    Trả lời: Thông thường sau 6 tháng học căn bản có thể xét lên mặc giáp. Đôi khi tùy vào trình độ mỗi người có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Tuy nhiên trong lúc tập sẽ đan xen những buổi ôn tập mặc giáp và tập những kỹ năng cơ bản.

    CÁC THÔNG TIN KHÁC

    Nội quy CLB:

    1. Cúi đầu chào khi gia nhập và dời khỏi võ đường
    2. Không ăn uống, hút thuốc, đội mũ, đi giầy, dép, ăn kẹo cao su trong khu vực tập luyện.
    3. Cúi chào motodachi(hoặc nhóm) trước khi bắt đầu và khi hoàn thành xong bài tập
    4. Không đeo trang sức trong khi tập luyện, nếu vì lý do nào đó phải đeo thì phải buộc chặt vào người để nó không mắc vào đối phương
    5. Luôn đi phía sau chỗ ngồi Kenshi. Nếu phải đi phía trước thì đi cách bên phải một khuỷ tay và hơi cúi người khi đi qua. Nếu khoảng cách giữa mọi người quá gần thì không được đi qua. Không được phép đi ngang qua khi người khác đang nói chuyện.
    6. Không được bước qua shinai, bokuto hay dụng cụ tập luyện
    7. Không được động vào Kendogu của người khác (bugo, shinai, dogi…) trừ khi bạn được cho phép.
    8. Trước khi gia nhập và dời khỏi dojo phải được sự cho phép và sự đồng ý của huấn luyện viên hoặc người phụ trách.
    9. Chỉ được gỡ men sau người hướng dẫn.
    10. Ngồi theo thứ hạng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Thứ hạng cao được ở trên rồi tiếp đến là theo độ tuổi. Đối với người cùng thứ hạng thì mời Kenshi cũ ngồi lên trên mà không cần phân biệt cao thấp.
    11. Buộc bogu gọn gàng không để vướng víu trong quá trình tập luyện. Kiểm tra cẩn thận, đảm bảo các mối nối thật chặt, không lỏng lẻo để trong quá trình sử dụng không làm gián đoạn buổi tập.
    12. Hãy nói "o-negai-shimasu" (rất hân hạnh) trước khi bắt đầu và “arigato gozaima****a” (cảm ơn) khi kết thúc trận đấu.
    13. Nếu vì lý do nào đó bạn không thể tập luyện được thì hãy xin phép huấn luyện viên hoặc người phụ trách để rút khỏi nhóm. Nếu bạn bị thương hoặc lý do khác mà không thể tham gia các bài tập nặng thì nói với huấn luyện viên để được hướng dẫn tập trong những ngày đó.
    14. Nên đi vệ sinh và uống nước trước khi tập luyện.
    15. Shinai và bokuto đại diện cho thanh gươm. Bạn phải tôn trọng nó.
    16. Kendo là một trong những văn hoá của Nhật Bản. Vì vậy ngôn ngữ sử dụng trong Kendo như cách đếm, ra lệnh ...bằng tiếng Nhật sẽ được dùng trong suốt quá trình tập luyện.
    17. Tôn trọng Kenshi của mình, giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ.
    18. Trong Dojo hạn chế nói chuyện và các hoạt động không liên quan tới buổi tập
    19. Tập trung, phấn đấu để đạt được chất lượng buổi tập cao nhất
    20. Tuyệt đối không làm những việc trong hay ngoài dojo ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của Câu lạc bộ.

    (*) Dojo: Phòng tập; Kenshi: Người tập Kendo; Motodachi: đối thủ.

    BAN CHỦ NHIỆM
    Hiệp hội Kendo Hà Nội

Chia sẻ trang này