1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kết hợp học hành và online: Đề tài tốt nghiệp của các thành viên

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Moony, 03/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    Cơ chế xâm nhập: câu này không trả lời đựơc vì không biết.
    Cơ chế diệt vi khuẩn gram dương và gram âm của kháng sinh hầu như giống nhau, có thể chia thành 4 cơ chế chính:
    -Ức chế sự thành lập vách tế bào: kháng sinh có cấu trúc giống như các cơ chất dùng để tổng hợp vách tế bào nên ức chế cạnh tranh việc tổng hợp vách tế bào, hoặc thẩm thấu vào bên trong tế bào mới ức chế thành lập vách.
    -Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào: Các kháng sinh ức chế sự tổng hợp lipid màng,
    -Ức chế sự tổng hợp protein: Kháng sinh gắn vào các tiểu đơn vị 30s ribosome hay 50s ribosome, ức chế việc tạo thành các chuỗi polypeptide hay làm sai hỏng chuỗi polypeptide.
    -Ức chế sự tổng hợp nucleic acid: Kháng sinh gắn vào DNA bộ gene tạo thàn phức hợp ức chế các enzyme polymerase hay ức chế DNA gyrase.
    Có những loại kháng sinh chỉ chuyên diệt vi khuẩn gram dương như: bacitracin, tyrothricin, vancomycin, ristocetin.
    Chuyên diệt gram âm như: Aminoglycoside,
    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 11:17 ngày 16/07/2003
  2. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    1.3. Sự kháng penicillin ở Streptococcus pneumoniae
    Việc sử dụng không hợp lý các loại kháng sinh đã tạo điều kiện phát triển cho các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn ở bệnh nhân ngày càng phát triển nhanh bộc phát, việc này có thể gây ra những hậu quả lớn về mặt lâm sàng. Ðối với các bệnh nhân có điều trị nội trú ở bệnh viện, họ có nguy cơ nhiễm phải các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh này. Ở những bệnh nhân này, các vi khuẩn kháng kháng sinh thường gây ra nhiễm khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, làm cho bệnh tình trở nên nguy hiểm hơn và có thể dẫn đến tử vong mặc dù trước khi bị nhiễm khuẩn bệnh nhân chỉ mắc những bệnh không quá nguy hiểm. Ðối với những căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus pneumoniae như viêm phổi, viêm màng não? sự kháng penicillin này gây một khó khăn rất lớn trong việc điều trị. Người ta ước tính, nếu như vào năm 1941 một bệnh nhân bị viêm màng não do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae được điều trị khỏi bệnh bằng penicillin với liều lượng 10000 đơn vị theo toa bốn lần một ngày và trong bốn ngày; thì ngày nay liều lượng penicillin sử dụng một ngày đối với một bệnh nhân là 24 triệu đơn vị nhưng bệnh nhân vẫn bị tử vong.
    Hiện nay nhiều chủng vi khuẩn đã kháng lại các loại kháng sinh trước đây đã từng tiêu diệt được chúng. Sự gia tăng mức độ kháng thuốc của vi khuẩn có liên quan đến những thay đổi về vật chất di truyền của vi khuẩn. Ðó là do những đột biến xảy ra trong DNA bộ gene của vi khuẩn hay do sự chuyển vật liệu di truyền giữa các loài vi khuẩn khác nhau.
    Ở vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, mục tiêu tác động của kháng sinh penicillin là các protein gắn với penicillin (Penicillin Binding Protein - PBP) được mã hoá bởi các gene pbp. Do đó những đột biến trên gene pbp sẽ ảnh hưởng đến tác động của penicillin đối với vi khuẩn.
    1.3.1. PBP ở vi khuẩn
    PBP là sản phẩm của các gene pbp và là mục tiêu tác động của các kháng sinh b - lactam. Phân tử serine ở tâm hoạt động của PBP chịu trách nhiệm trong việc tạo liên kết giữa kháng sinh b - lactam và PBP. Các PBP có trọng lượng phân tử nhỏ thì có vị trí hoạt động serine tập trung ở cuối chuỗi polypeptide. Các PBP có trọng lượng phân tử lớn thì có vi trí hoạt động serine tập trung ở vùng trung tâm.
    Các PBP có phân tử lượng lớn được xếp vào hai lớp: lớp A và lớp B tùy thuộc vào sự khác nhau ở vùng không liên kết với penicilin. Vùng C tận cùng của các PBP ở cả hai lớp đều có hoạt tính transpeptidase. Trong khi đó, hoạt tính của vùng N tận cùng ở các PBP thuộc lớp B thì chưa biết rõ.
    Các PBP lớp A bao gồm:
    - Các PBP của vi khuẩn Gram âm được chia thành 3 nhóm nhỏ là PBP1A, PBP1B của Escherichia coli, PBP1A của Synechocystis.
    - Các PBP của vi khuẩn Gram dương được chia thành 2 nhóm nhỏ là PBP4 của Bacillus subtilis, PBP1A, PBP1B, PBP2A của Streptococcus pneumoniae
    Các PBP lớp B bao gồm :
    - Các PBP của vi khuẩn Gram âm được chia thành 2 nhóm nhỏ như PBP2 và PBP3 của Escherichia coli.
    - Các PBP của vi khuẩn Gram dương cũng được chia thành 2 nhóm nhỏ như PBP5 của Enterococcus faecium , PBP2X và PBP2B của Streptococcus pneumoniae.
    PBP của Streptococcus pneumoniae tồn tại ở nhiều dạng như PBP1A, PBP1B, PBP2A, PBP2B và PBP2X. Các dạng PBP này được mã hoá bởi gene tương ứng: pbp1a, pbp1b, pbp2a, pbp2b và pbp2x.
    1.3.2. Nguyên nhân - cơ chế của sự kháng kháng sinh:
    Sự kháng penicillin ở Streptococcus pneumoniae là do các PBP bị biến đổi không còn khả năng liên kết với penicillin. Các biến đổi này có nguồn gốc từ các đột biến trên các gene mã hoá cho PBP. Sự kháng các b-lactam phổ rộng thường có khuynh hướng xảy ra trong những chủng vi khuẩn kháng ở mức độ cao.

    Sự kháng penicilin ở Streptococcus pneumoniae có thể liên quan đến 4 trong 5 phân tử PBP có phân tử lượng lớn là PBP1A, PBP2A, PBP2B, PB2X. Những nghiên cứu gần đây của Smith và Klugman cho thấy những biến đổi xảy ra trong PBP1A, PBP2A, PBP2B, PBP2X gây ra sự kháng penicilin ở mức độ cao.
    PBP1A được mã hoá bởi gene pbp1a, protein này thuộc lớp A và có chức năng xúc tác phản ứng transpeptidase và transglycosylase. Những biến đổi xảy ra trong vùng Lys-557-Thr-Gly của gene pbp1a gây ra sự kháng penicilin ở mức trung gian (MIC=0.125-1 ml/ml). Những thay đổi bên trong vùng Ser- 370-Thr-Lys và Ser-428-Arg-Asn gây ra sự kháng ở mức độ cao (MIC³ 2ml/ml).

    PBP2B là một trong những phân tử PBP có phân tử lượng lớn nằm trong nhóm B. PBP2B được mã hoá bởi gene pbp2b. Vùng vùng transpeptidase trên phân tử PBP2B có khả năng liên kết với kháng sinh penicillin tạo thành phức hợp peniciloyl-enzyme. Vì vậy những đột biến trên gene pbp2b ở vùng mã hoá cho chức năng transpeptidase sẽ dẫn đến những biến đổi tương ứng trên PBP2B và vi khuẩn Streptococcus pneumoniae mang biến đổi này sẽ kháng kháng sinh penicillin. Sự biến đổi Thr-552 thành Ala và Glu-282 thành Gly làm giảm ái lực của PBP với penicillin, điều này dẫn tới khả năng kháng penicillin của vi khuẩn.
    PBP2X cũng là một enzyme có nhiều chức năng, được mã hoá bởi gen pbp2x. Cấu trúc không gian của PBP2X gồm ba vùng chính, một vùng tương ứng với vùng transpeptidase, hai vùng kia chưa biết rõ. PBP2X là một PBP thuộc lớp B , không có vùng transglycosylase.
    Những đột biến trên một loại PBP đơn lẻ sẽ dẫn tới giảm ái lực của PBP đối với penicillin, sự giảm ái lực này chỉ dẫn tới khả năng kháng penicillin ở mức độ trung gian của vi khuẩn. Trong ba loại PBP đó, PBP2B và PBP2X đóng vai trò quan trọng trong những trường hợp vi khuẩn có khả năng kháng penicillin ở mức độ cao. Vi khuẩn có khả năng kháng penicillin ở mức độ cao khi đạt được một trong hai điều kiện sau:
    - Có đột biến trên gene pbp2x làm giảm ái lực của PBP2X đối với penicillin, đồng thời trên gene pbp1a cũng có những đột biến làm thay đổi hoạt tính của vùng transpeptidase trên PBP1A gây nên tính kháng penicillin ở vi khuẩn.
    - Có những đột biến tạo nên tính kháng trên cả hai gene pbp2x và pbp2b, đồng thời trên gene pbp1a cũng có những đột biến dẫn đến khả năng kháng penicillin của vi khuẩn.
    Tóm lại, sự giảm ái lực của PBP1A, PBP2B, PBP2X đối với các kháng sinh thuộc họ b-lactam như penicillin, cephalosporin? đươc xem là đóng vai trò chủ chốt trong tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae.
    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 11:26 ngày 16/07/2003
  3. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    01- có 2 cơ chế xâm nhập của Ks vào VK, tìm đọc quyển Vi sinh vật học của Trường ĐH Y Dược Tp HCM viết.
    02- làm thế nào để các kS đặc hiệu phân biệt được VK gram âm hay dương tuơng ứng để tiêu diệt.?
    Concay
  4. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    Trời, đưa lên trên này micro nó đổi thành mili hết dzậy.
    đính chính: mg/ml chính là microgram/ml
  5. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    2.Tình hình kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae:
    Theo như định nghĩa của Ủy Ban Tiêu Chuẩn Cận Lâm Sàng Quốc Gia (The National Committee for Clinical Laboratory Standards - NCCLS) Hoa Kì, chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae được xem là nhạy cảm nếu MIC đối với kháng sinh penicillin là 0.06mg/ml, có mức độ kháng trung gian nếu MIC từ 0.12 - 1 micro g/ml và kháng cao đối với penicillin nếu MIC ? 2mg/ml.
    2.1. Tình hình kháng kháng sinh trên thế giới
    Sự kháng penicillin của vi khuẩn được chứng minh đầu tiên vào năm 1953 trên vật thí nghiệm là chuột bạch. Tuy nhiên, tính kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae không có biểu hiện, cho đến năm 1967, Hansman và Bullen công bố về một chủng kháng trung gian penicillin (0.6mg/ml) được phân lập từ đàm của một nữ bệnh nhân 25 tuổi.
    Bắc Phi là nơi đầu tiên phát hiện chủng Streptococcus pneumoniae kháng và cũng là nơi có tỉ lệ Streptococcus pneumoniae kháng cao trên thế giới (41.7%).Ở Nam Phi, tỉ lệ Streptococcus pneumoniae kháng penicillin là 40%.
    Năm 1974, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn kháng penicillin ở Australia và New Guinea là 12%.
    Trong năm 1977 và 1978, đã xuất hiện những chủng Streptococcus pneumoniae kháng penicillin ở mức độ cao (MIC 4-8mg/ml) và kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau đã được phát hiện ở Nam Phi. Tại Hoa Kì, vào năm 1997, những nghiên cứu trên 1476 mẫu Streptococcus pneumoniae đã cho thấy tỉ lệ kháng penicillin ở mức độ trung gian là 17.2% trong khi tỉ lệ Streptococcus pneumoniae kháng cao là 32.5%.
    Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization - WHO) năm 1997:
    Ở Argentina, 554 mẫu Streptococcus pneumonia đã được thu thập từ 14 bệnh viện trên khắp quốc gia từ 1994 - 1996, 24.4% mẫu Streptococcus pneumonia kháng penicillin , trong đó 13.3% kháng penicillin ở mức độ trung gian, 11.1% mẫu kháng penicillin ở mức độ cao (MIC 2-4mg/ml).
    Trong 725 mẫu Streptococcus pneumonia phân lập trong 4 năm (từ 1993 - 1997) tại Brazil có 21% Streptococcus pneumonia kháng penicillin ở mức độ trung gian và 1% kháng penicillin ở mức độ cao.
    Ở Chi Lê tỉ lệ Streptococcus pneumonia kháng penicillin là 30% (11% kháng penicillin ở mức độ cao và 19% kháng penicillin ở mức độ trung gian). Colombia tỉ lệ kháng penicillin là 11.8%. Ở Mexico Tỉ lệ kháng cao là 22.2%, ở Uruguay tỉ lệ Streptococcus pneumonia kháng penicillin là 28%. (22)
    Theo thống kê của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia về sự nhiễm khuẩn do Streptococci ở Pháp (1997) thì tỉ lệ Streptococcus pneumoniae giảm nhạy cảm với penicillin tăng từ 3.58% (1987) lên 48% (1997). Trong 11757 mẫu Streptococcus pneumoniae phân lập được tại phòng thí nghiệm ở Pháp thì có 27% số mẫu vi khuẩn có mức độ kháng trung gian đối với penicilin và 13.5% số mẫu có mức độ kháng cao. Tỉ lệ này thay đổi tuỳ thuộc vào: vùng địa lý, độ tuổi và tuỳ theo vi trí lấy mẫu bệnh phẩm trên cơ thể bệnh nhân.
    Ở Tây Ban Nha, tỉ lệ Streptococcus pneumoniae kháng tăng từ 6% (1979) lên 44% (1989). Hungary có tỉ lệ kháng lên đến 60%. Ở Ba Lan, từ 1990 - 1993 tỉ lệ Streptococcus pneumonia kháng penicillin tăng từ 0% lên 3%, năm 1996 tỉ lệ này tăng lên đến 14.3% và tăng lên 14.4% vào năm 1999. Những quốc gia Châu Âu như Anh, Ðức, Ý có tỉ lệ kháng thấp hơn.
    Hình 3: Tình hình kháng kháng sinh penicillin của Streptococcus pneumoniae ở Châu Âu
    Tại Nhật, vào năm 1988, một trường hợp viêm màng não mủ ở một bé trai 1 tuổi do chủng Streptococcus pneumoniae kháng đầu tiên được ghi nhận. Năm 1994 khi khảo sát trên 2500 mẫu Streptococcus pneumoniae thu thập trên khắp nước Nhật người ta đã xác định được tỉ lệ Streptococcus pneumoniae kháng penicillin là 34% đến năm 1999 thì tỉ lệ Streptococcus pneumoniae kháng penicillin đã tăng đến 47%.
    Ở Ðông Nam Á, Thái Lan có tỉ lệ Streptococcus pneumoniae kháng penicillin năm 1978 chỉ có 6.7 %, đến năm 1987 tăng lên 10.6% và đến năm 1994 tỉ lệ này đã tăng vọt lên đến 37.2%, trong đó 6.8% là Streptococcus pneumoniae kháng penicillin ở mức độ cao và 30.4% kháng ở mức độ trung gian.
    Theo một số nghiên cứu về mức độ nhạy cảm với penicilin (1986-1987) của những chủng Streptococcus pneumoniae được phân lập ở khoa bệnh học của bệnh viện đa khoa Singapore thì tỉ lệ Streptococcus pneumoniae kháng với penicilin là 0.5%. Tỉ lệ này tăng nhanh 2%(1994) đến 15.4%(1995), 36.5%(1996) và 43% (1997). Năm 1998 tỉ lệ kháng penicilin ở Streptococcus pneumoniae dừng ở 26%.
    Nhìn chung mức độ kháng kháng sinh penicillin của các chủng Streptococcus pneumoniae phân lập từ bệnh phẩm ở các nước Châu Á khá cao. Theo những nghiên cứu của Mạng Lưới Giám Sát Tác Nhân Gây Bệnh có tính kháng của Châu Á (Asean Network for Surveillance of Resistant Pathogens - ANSORP), từ 1996 - 1997, tổng cộng có 996 mẫu Streptococcus pneumoniae được thu thập từ 12 thành phố của 11 quốc gia Châu Á. Trong các mẫu thu được, 588 mẫu (59%) là các chủng Streptococcus pneumoniae nhạy cảm với penicillin, 182 mẫu (18.3%) Streptococcus pneumoniae kháng penicillin ở mức độ trung gian và 226 mẫu (22.7%) Streptococcus pneumoniae kháng penicillin ở mức độ cao. Trong thời gian 1998 - 1999, một nghiên cứu mới trên 1105 mẫu Streptococcus pneumoniae thu thập từ 11 quốc gia Châu Á thì có 709 mẫu (64.2%) là các chủng Streptococcus pneumoniae nhạy cảm với penicillin, 295 (26.7%) mẫu Streptococcus pneumoniae kháng penicillin ở mức độ trung gian và 101 (9.1%) mẫu Streptococcus pneumoniae kháng penicillin ở mức độ cao.
    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 03:37 ngày 17/07/2003
  6. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    2.2. Tình hình kháng kháng sinh ở Việt Nam:
    Ở Việt Nam, một nghiên cứu về Streptococcus pneumoniae kháng thuốc (1999) cho thấy:
    N: số mẫu nghiên cứu.
    R: tỉ lệ kháng.
    I: tỉ lệ kháng trung gian.
    S: tỉ lệ nhạy.
    Một nghiên cứu tại ba địa điểm ngoại thành Hà Nội, Huế và Thành Phố Hồ Chí Minh về tình hình kháng thuốc của Streptococcus pneumoniae ở trẻ khỏe mạnh năm 1999 cho thấy tỉ lệ trẻ bị nhiễm Streptococcus pneumoniae có mức kháng trung gian với penicillin chiếm 19.6% trong số 153 mẫu nghiên cứu. Trong khi đó tỉ lệ kháng với cotrimoxazole là 62.1%, erythromycine là 45.1%. Tỉ lệ kháng từ hai loại kháng sinh trở lên ở Hà Nội là 16%, Huế là 32.1 và Thành Phố Hồ Chí Minh là 53%.
    Theo một nghiên cứu dịch tễ tại Hà Nội công bố trong năm 2002, 84 mẫu Streptococcus pneumoniae thu thập được đã cho kết quả như sau:
    Trong đó tỉ lệ kháng từ một đến ba loại kháng sinh là 96%, 75% kháng từ ba loại kháng sinh trở lên.
    3. Những giải pháp khoa học cho vấn đề về tính kháng
    3.1.Những vấn đề cần nghiên cứu phát triển
    Ðứng trước tình hình vi khuẩn Streptococcus pneumoniae kháng kháng sinh ngày càng tăng cao cả về tỉ lệ lẫn mức độ kháng, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã đề ra 5 vấn đề cấp bách cần nghiên cứu:
    - Phát triển những phương pháp phát hiện nhanh chóng và giá thành thấp để phát hiện những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.
    - Ðánh giá tác động của các chương trình chữa trị bằng kháng sinh trên pneumococci kháng kháng sinh.
    - Ðánh giá hậu quả của các bệnh gây ra bởi pneumococci kháng kháng sinh để giúp cho việc đánh giá tính khả thi của việc can thiệp bằng những biện pháp hiệu quả tuy tốn kém.
    - Nghiên cứu mức độ tác động của liều lượng azithromycin phòng bệnh mắt hột trên các chủng pneumococci kháng kháng sinh.
    - Cung cấp tài liệu về tác động của những loại vaccine kết hợp ngừa pneumococci đối với những căn bệnh gây ra do nhiễm pneumococci kháng kháng sinh.
    3.2. Những công trình nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới
    Năm 1995, Smith và Klugman đã công bố công trình nghiên cứu đột biến trên gene pbp2b. Trong đó Smith và Klugman đã chỉ ra rằng sự thay đổi các amino acid trong khu vực lân cận trung tâm của vùng transpeptidase có khả năng gây làm giảm ái lực của PBP với penicillin, là nguyên nhân dẫn tới tính kháng ở vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Smith và Klugman đã chỉ ra được hai trong những đột biến có thể dẫn đến tính kháng penicillin ở Streptococcus pneumoniae là đột biến làm thay đổi Thr thành Ala ở vị trí amino acid thứ 252 va đột biến làm thay đổi Glu thành Gly ở vị trí amino acid thứ 282 trên PBP2B.

    Năm 1997, Ubukata cùng cộng sự ở Nhật Bản đã công bố một quy trình phát hiện Streptococcus pneumoniae kháng penicillin và kháng sinh macrolide bằng phương pháp PCR. Quy trình phát hiện đã được thử nghiệm trên các mẫu Streptococcus pneumoniae thu thập tại Nhật Bản, kết quả PCR phản ánh chính xác tính nhạy cảm đối với kháng sinh penicillin và macrolide của Streptococcus pneumoniae. Sau đó quy trình được thử nghiệm trên 148 mẫu được thu thập từ Hoa Kỳ (99 mẫu), các nước Châu Aâu (Bulgaria 3 mẫu, Hy lạp 46 mẫu, Ba lan 1 mẫu , Rumania 6 mẫu, Slovenia 8 mẫu, Tây Ban Nha 4 mẫu), Canada(9 mẫu) và Nam Phi (2 mẫu). Kết quả cho thấy mỗi đột biến trên các pbp gene phản ánh mức độ kháng của Streptococcus pneumoniae (MIC ? 0.12 mg/ml), những mẫu không có đột biến trên các pbp gene thì nhạy cảm với penicillin. Tuy nhiên, có một số mẫu cho kết quả không như dự đoán, nguyên nhân có thể những mẫu này có những đột biến khác trên các pbp gene so với những mẫu đã thử nghiệm tại Nhật Bản.
    Năm 1998, dựa vào nghiên cứu của Smith và Klugman về cá đột biến trên PBP2B, Mignon du Plessis đã nghiên cứu thiết lập quy trình phát hiện các chủng Streptococcus pneumoniae kháng penicillin bằng phương pháp PCR ?obán tổ? (seminested PCR). Dựa vào các mồi đặc hiệu cho loài, quy trình có thể chẩn đoán sự hiện diện của Streptococcus pneumoniae; đồng thời cùng các mồi chuyên biệt, quy trình cũng phân biệt được chủng kháng và chủng nhạy.
    Năm 1998, Beall cùng cộng sự đã đưa ra một quy trình nhằm xác định nhanh chóng những chủng Streptococcus pneumoniae nhạy cảm với penicillin. Phương pháp này là sự kết hợp giữa phương pháp PCR và phương pháp sử dụng emzyme cắt giới hạn.Kết quả điện di trên gel agarose thể hiện sự khác nhau giữa các chủng nhạy và kháng, từ đó dựa vào kết quả MIC so sánh đưa ra kết luận dạng với đường chạy tương ứng. Dạng đường chạy này sẽ làm mẫu chứng trong khi chẩn đoán nhằm xác định được sự hiện diện của Streptococcus pneumoniae và mức độ kháng của vi khuẩn.

    Năm 1999, ở Luân Ðôn nước Anh, Gillespie đã đưa ra quy trình phát hiện sự nhạy cảm của Streptococcus pneumoniae dựa vào đột biến trên gene pbp2b. Quy trình sử dụng kỹ thuật PCR kết hợp với phương pháp RFLP. Sự khác nhau về kích thước của các sản phẩm cắt thể hiện có những khác biệt trong trình tự của gene pbp2b. Bằng việc sử dụng máy tính trong xử lý kết quả, người ta có thể đưa ra được kết luận mẫu nào có Streptococcus pneumoniae kháng kháng sinh, mẫu nào có Streptococcus pneumoniae nhạy cảm với kháng sinh.
    Hết.
    Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.
    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 09:25 ngày 20/07/2003

Chia sẻ trang này