1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kết quả bốc thăm vòng bảng WC 2006

Chủ đề trong 'Brazil (BrFC)' bởi selecaofan, 10/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. selecaofan

    selecaofan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Kết quả bốc thăm vòng bảng WC 2006

    Chỉ một ít phút nữa kết quả sẽ có ....
  2. selecaofan

    selecaofan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Brazil rơi vào bảng đấu không có đội nào gọi là Yếu, không có một đội châu Phi nào cả :( có thể xem đây là một bảng đấu khó khăn.
    Kết quả cuối cùng như sau:
    [​IMG]
  3. selecaofan

    selecaofan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Bảng D của Mexico là nhẹ nhất cùng với bảng của Đức.
    Không biết tại sao mà tất cả các nhà vô địch châu lục có mặt tại VCK này đều nhảy vào cùng một bảng F cả .
  4. vampiredenuit

    vampiredenuit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    bảng này brézui đi dạo còn j nữa; bảng A, D, B dễ quá. bảng C tử thần, bảng của Italia cũng hay.
  5. lyquochuy

    lyquochuy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    472
    Đã được thích:
    0
    Dễ nhất Đức, khó nhất Arg nhưng Arg chắc sẽ sống
    Ý coi chừng Séc, Mỹ cả Ghana nữa
    Anh tranh nhất bảng với Thuỵ điển, Paraguay khó gây bất ngờ
    Mex & Bồ chắc suất
    Pháp nhất, Hàn Thuỵ sĩ tranh thứ 2
    Tây bán nhà và Ukraine ko thể ngon hơn
    Cuối cùng Brazil của chúng ta rơi vào bảng không dễ chút nào nhưng cũng không phải là khó. Croatia không còn như 1998, Úc to khoẻ nhưng vụng về, còn Nhật bản đây ko phải là Confed cup đâu
  6. selecaofan

    selecaofan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Bảng của Brazil không có đội nào bị xem là lót đường cả. Chưa kể, tất cả các nhà vô địch châu lục có mặt tại VCK đều nhảy vào cùng 1 bảng cả. Không biết tại sao lại trùng hợp vậy
    Post cho mọi người xem kết quả các vòng bốc thăm, đến vòng chót, tôi đã cầu mong bọn Arap Saudi vào bảng mình thế mà cuối cùng lại là thằng Nhật
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. lyquochuy

    lyquochuy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    472
    Đã được thích:
    0
    Croatia đã vô địch châu Âu đâu SF nhỉ ?
    bọn TV cứ kêu bảng Bra ngon, chẳng ngon tí nào nhưng mà ko có gì đáng sợ hết.
  8. luiz_nazirodelima

    luiz_nazirodelima Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Thế này là ngon rồi . Hãy tôn trọng và lần lượt làm gỏi từng đối thủ.
    Nếu không có những thay đổi lớn lao thì đội hình chính của chúng ta cũng đã "hòm hòm" .
    Hàng công sẽ là "bộ tứ" Ronaldo,Ronaldinho,Adriano,Kaka.
    Cặp tiền vệ trung tâm thì Emerson coi như chắc suất. Tuỳ theo tình hình mà lựa chọn Ze hoặc Edmilson cho vị trí còn lại. (Ze đá con thoi còn Edmil thì đá thụ thuần tuý )
    4 hậu vệ thì 2 hậu vệ biên sẽ là Carlos và Cafu, Cicinho có lẽ chưa có cơ hội tại World Cup này . Cặp trung vệ ,Lucio chiếm 1 suất chính thức không bàn cãi. Chú què giò sẽ cạnh tranh cùng Juan. Mà cũng chưa biết chừng Edmilson sẽ "dạt" từ hàng tiền vệ xuống .
    Canh gôn thì có lẽ sẽ là Dida, Julio Cesar bắt dự bị.
  9. luiz_nazirodelima

    luiz_nazirodelima Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Brazil chống lại cả thế giới
    11-12-2005 11:11:43 GMT +7

    [​IMG]

    Các HLV ở bảng F: G.Hiddink, C.A. Parreira, Z. Kranjcar và Zico của Australia, Brazil, Croatia và Nhật Bản sau lễ bốc thăm. Khi 32 đội bóng dự vòng chung kết (VCK) World Cup 2006 phân vào 8 bảng đấu đã hoàn tất theo sự sắp xếp của số phận. Bất kể World Cup có thế nào đi chăng nữa, Brazil vẫn sẽ là ứng cử viên số 1 cho chức VĐTG.




    Eriksson sẽ phải chống lại những người đồng bào Thuỵ Điển của ông ta? Hà Lan trẻ trung của Van Basten sẽ trả lại món nợ đã vay từ World Cup 1978 khi đánh bại một Argentina cũng trẻ không kém? Italia sẽ làm gì để đánh bại ĐT Czech mà họ đã thua 10 năm trước cũng trên đất Đức này, ở EURO 96? Và 6 gương mặt mới tinh của World Cup thứ 2 của thiên niên kỷ mới sẽ bừng sáng hay u tối ở lần đầu tiên góp mặt? Từ những cầu thang lên tháp Eiffel, từ khu Bronx New York, từ những chợ trời Madrid, từ thánh địa Mecca, từ những khu ổ chuột Rio, từ khắp nơi trên thế giới, người ta khát khao một câu trả lời.

    Không nghi ngờ gì nữa, World Cup 2006 sẽ là một World Cup mà người ta có thể kỳ vọng là đẹp nhất, hấp dẫn nhất và nhiều kỷ niệm nhất, không chỉ vì đây là giải đấu đầu tiên sau 32 năm mới quy tụ đủ các vùng đất trên khắp thế gian: Âu, Á, Phi, Mỹ Latinh, Bắc Trung Mỹ và Caribe và Châu Đại Dương, cho một thế giới mà biên giới địa lý không còn là một trở lực trong quá trình toàn cầu hoá sâu rộng chưa từng có như một quy luật tất nhiên của thế giới.

    Đó sẽ là một trong những World Cup ý nghĩa nhất, ý nghĩa không kém World Cup 4 năm nữa cho lần đầu tiên ở lục địa đen, trên đất Nam Phi, nơi không còn bóng dáng chủ nghĩa Apartheid. Năm 1974, khi World Cup được tổ chức trên đất Đức, đó là một nước Đức bị chia rẽ làm 2 nửa bởi bức tường Berlin trong cuộc Chiến tranh lạnh. ĐT Đức của phía Tây đã đăng quang lần ấy, dù trên đường vào chung kết đã từng thua ĐT của phía Đông 0-1. 32 năm sau, bức tường đã sụp đổ, nước Đức đã thống nhất. Một lễ bốc thăm hoành tráng đã diễn ra trên đất Leipzig thuộc Đông Đức cũ, hành động biểu tượng cho một nước Đức trọn vẹn và hoà bình. Leipzig - thành phố lớn nhất nhì miền Đông, nơi Bach đã sống và chết - vang lên "Khúc hoan ca" của Beethoven...

    Khi những ấn tượng hoành tráng của lễ bốc thăm qua đi (MC của buổi lễ, Heidi Klum, cũng quá đẹp, với một nét hao hao giống MC của buổi lễ bốc thăm EURO 96 cách đây 10 năm), khi phải thừa nhận là người ta đã tạo điều kiện cho Đức và Brazil gặp lại nhau như trong trận CK World Cup 2002, thì cái tên đầu tiên được nhắc đến luôn là Brazil. World Cup được tạo nên là để dành riêng cho họ, một nền bóng đá mà số lượng thiên tài luôn bùng nổ.

    Mấy năm trước, đó là Brazil của Ronaldo. Bây giờ là Brazil của Ronaldo và Ronaldinho. Rồi sẽ là của Adriano, Kaka, Robinho. Hơn một thập kỷ qua, Brazil thống trị làng bóng đá thế giới. 3 trận CK World Cup liên tiếp (2 chiếc cúp vàng) từ năm 1994 đến 2002 là điều mà ĐT Brazil vĩ đại của Pele, Didi, Vava và Garrincha không thể làm được, vì họ VĐTG năm 1958, 1962, nhưng lại thất bại ở World Cup 1966. Nếu trước trận CK của cái năm 1998 đáng tiếc ấy, Ronaldo không rơi vào một sự cố đầy bí hiểm mà cho đến nay chưa ai biết rõ, số cúp vàng Brazil có được bây giờ đã không dừng lại ở con số 5.

    Sự vượt trội của Brazil trong nền bóng đá thế giới là không phải chứng minh. Pháp đã VĐ France 98, nhưng ngay sau đó sụp đổ và vẫn chưa gượng dậy nổi. Hà Lan mạnh mẽ là thế nhưng đã trải qua mấy năm mất phương hướng và bây giờ Van Basten và đội bóng trẻ trung của anh đang hy vọng một cách hão huyền rằng họ có thể đòi được món nợ thua Brazil ở tứ kết World Cup 94 sau cú sút phạt quyết định của Branco. Italia quá lủng củng. ĐT Anh sẽ VĐTG nếu ta tin những gì báo chí viết (và dịch theo) tiếng Anh huênh hoang.

    Còn Đức? Nếu xét về tính truyền thống, thì chỉ họ mới có thể ngăn cản được Brazil. Kể từ sau Thế chiến II, chưa một nước chủ nhà nào lại không lọt vào đến vòng knock-out, nhưng chỉ có Đức 1974, Argentina 1978 và Pháp 1998 đăng quang. Hiện tại, Đức của Klinsmann là đội có thành tích tốt thứ 2 ở World Cup, chỉ sau có Brazil. Trong nửa thế kỷ qua, tại 7 World Cup, họ đã 1 lần đứng thứ 3, có mặt ở 5 trận CK và 3 lần trong đó giành thắng lợi. Còn Argentina? Đối thủ đáng ghét nhất của Brazil ở Nam Mỹ đã từng đánh bại họ nhiều lần, nhưng họ vẫn yếu hơn Brazil.

    Những con số nói lên tất cả: Brazil có 5 chức VĐTG, 2 lần á quân, 2 lần thứ 3 trong 17 lần liên tiếp dự giải (ngay cả việc họ chưa vắng mặt ở một kỳ World Cup nào cũng đã là một điều phi thường). Ơ Đức mùa hè 2006, Cafu và Ronaldo sẽ dự VCK World Cup thứ 4 liên tiếp, Parreira sẽ trở thành HLV đầu tiên 2 lần VĐTG, trên 2 châu lục khác nhau. Brazil cũng là ĐT đầu tiên phá vỡ một truyền thống tưởng như bất di bất dịch của World Cup: nếu giải được tổ chức ở Châu Âu, một ĐT Châu Âu sẽ VĐ; và tương tự, một ĐT Nam Mỹ sẽ VĐ nếu Nam Mỹ đăng cai. Brazil đã từng VĐ World Cup ở tất cả các châu lục đã đăng cai (Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á).

    Chưa hết đâu, năm 2006, HLV Parreira sẽ lại làm cái điều mà không HLV nào dám làm: bố trí một đội hình siêu tấn công gợi nhớ sơ đồ 4-2-4 mà Pele, Garrincha, Amarildo và Zagalo đã VĐTG năm 1958 và 1962. Thời gian có thể thay đổi, nhưng Brazil thì không.
    Theo Lao Động
  10. GIA_CAT_LUONG

    GIA_CAT_LUONG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    1.220
    Đã được thích:
    0
    Cafu nhiều kinh nghiệm nhưng không thể chống lại được thời gian. Carlos cũng vậy. Brazil sẽ đáng sợ hơn nếu 2 bên cánh là Cicinho và một cầu thủ nào khác (Sylvinho, Nery...). Tương tự như vậy là trường hợp của Ronaldo. Robinho trẻ khoẻ cơ động sẽ gây nhiều phiền toái cho đối thủ hơn là "thằng péo". Ronaldo có bản năng sát thủ nhất trên hàng công Brazil nhưng Selecao có nhiều cầu thủ có thể ghi bàn, do vậy chọn Robinho sẽ hợp lý hơn.

Chia sẻ trang này