1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kết quả cuộc thi nhà quốc hội

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi kiepcodai, 04/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    PGS. TS. KTS TÔN ĐẠI - Viện trưởng Viện Định cư:
    Quy mô NQH đưa ra nên vừa phải, còn nếu muốn làm to hơn thì phải đưa ra vị trí khác lớn hơn. Các PA dự thi lần này đã có nhiều tiến bộ, không có những PA sử dụng họa tiết cổ điển như giả cổ Pháp hay đầu đao. Các nhà thiết kế gần như đã bỏ qua và tiến lên một bước, điều này chứng tỏ tay nghề của các KTS đã khá lên rất nhiều. Đây mới là những thiết kế của thế kỷ 21.
    Có quá nhiều PA sử dụng hình vuông tròn, (10/17 phương án) thực chất nó mang tính triết học. Có vài ba phương án đã làm khác đi, tư tưởng rất mới nhưng để vào tổng thể với Lăng Bác với đài tưởng niệm Bắc Sơn là không hợp lý. Một số PA giải quyết hướng chính ra đường Bắc Sơn là không nên. Vì đường Bắc Sơn là nhánh phụ. Theo tôi mặt chính của NQH phải quay mặt ra Quảng trường Ba Đình và Lăng Bác chứ không thể quay ra đường Bắc Sơn và nằm sau lưng Bộ Ngoại giao được. Tuy nhiên nếu quay về đường Độc Lập thì khoảng lùi quá hẹp. Liệu với lượng nhiệm vụ thiết kế đồ sộ như thế thì các KTS có sắp xếp đủ vào được không?
    * TS. KTS. NGUYỄN TIẾN THUẬN - phó chủ nhiệm khoa Kiến trúc - Đại học Kiến trúc Hà Nội:
    Tôi nghĩ khác với cách nghĩ của Hội đồng. Có thể nói là tôi không hiểu được Hội đồng đã nghĩ thế nào thì đúng hơn. Tại ?oThánh địa? này không thể là một công trình kiến trúc quá thông thường như vậy. Có thể, trong sự kỳ vọng của tôi và của nhiều người dân nói chung, kiến trúc NQH của ta phải là một công trình có hình ảnh đặc sắc và trong mọi trường hợp lựa chọn, công trình đó phải để cho người dân Việt Nam dễ dàng thấy được những đặc trưng văn hóa của dân tộc mình ở đó. Các công trình khác có thể xem nhẹ điều kiện này, song với kiến trúc NQH thì đây phải là tiêu chí số một. Tôi tin rằng, mọi người dân đều mong chờ thêm một biểu tượng Quốc gia qua công trình này.
    Tôi quan tâm nhiều tới những triết lý Phương Đông và đặc biệt là điều kiện phong thủy của tòa nhà, còn Hội đồng, hình như họ không quan tâm đến vấn đề này, nên đã chọn một công trình không có hướng nhà. Tôi nghĩ trục hướng của tòa nhà trong trường hợp này là yếu tố không thể dễ dãi. Kiến trúc có thể đa hướng, song tâm linh không thể vô hướng. Hội đồng - là người Việt Nam phải quan tâm tới những vấn đề này, còn không hy vọng điều này ở những người nước ngoài chọn giúp mình được!
    * KTS. NGUYỄN ĐĂNG MINH - phó giám đốc - Công ty Tư vấn Thiết kế xây dựng CDC (BXD):
    Nếu đã chọn vị trí hiện nay để xây dựng NQH thì phải đánh giá được tổng quan chung của môi trường xung quanh. Lăng Bác nhỏ, một số công trình quanh khu vực cũng đã được thiết kế thành các khối tích nhỏ để giảm sự đồ sộ, phù hợp với Lăng Bác. Do đó khối tích công trình NQH cũng phải hết sức nhẹ nhàng.
    PA giải A đưa khối tích công trình ra tận vỉa hè và quá đồ sộ. Như vậy, Đài tưởng niệm Bắc Sơn sẽ biến thành mô hình, Lăng Bác biến thành cái rất nhỏ, kiến trúc như vậy gọi là kiến trúc đường phố chứ không phải là một trụ sở Quốc hội và hoàn toàn không phù hợp với không gian chung của khu vực.
    Đầu bài thi đưa ra quy mô quá lớn so với khối tích công trình xung quanh nên nếu không khéo sẽ làm lấn át toàn bộ những công trình vốn có trong khu vực. Tôi ngạc nhiên là việc đánh giá các PA dự thi này chưa dựa trên quan điểm triết học thẩm mỹ về không gian nên kết quả đánh giá ngược với suy nghĩ của tôi.
    PA thích hợp sẽ là PA có thiết kế nhẹ nhàng, hài hòa với khu vực và cần thiết phải có độ lùi. Trong giải Khuyến khích có phương án đồ sộ, cao hơn công trình Bộ Ngoại giao, thậm chí còn phủ lên một phần mái của Bộ ngoại giao. Không hiểu sự lựa chọn này là như thế nào? Ban giám khảo lựa chọn để chấm giải có tiêu chí rõ ràng không vì tại phòng trưng bày chỉ nêu nhiệm vụ thiết kế, không có tiêu chí chấm.
    * GS. TS. KTS HOÀNG ĐẠO CUNG - Hội Kiến trúc sư Việt Nam:
    Các giải pháp xây dựng trong các khu vực văn hóa lịch sử khi lập phương án đều phải đi song song với công tác khảo cổ và với tầng tầng lớp lớp văn hóa ở đó phải được bảo tồn nguyên trạng, đào bới lên thì không còn gì. Trên thế giới ( như ở vùng sa mạc) việc bảo tồn là giữ nguyên trạng các tầng lớp văn hóa đó.Vậy nếu khi xây NQH lần này có những di chỉ là giếng, kênh nước thì sao? Không thể bê những thứ đó để cất vào Bảo tàng được!
    PA giải A nhìn qua đã thấy vẽ không đúng với thực tế. Nếu là đồ án sinh viên thì gọi đó là không trung thực. Thực tế sẽ không nhìn thấy khối tròn ở giữa. Đây là lỗi mà nhà thiết kế hoặc không quán xuyến được hoặc lơ là đi vấn đề này. Vậy Ban Quản lý có cách nào kiểm tra, quản lý tính thực tế của PA hay không?
    * KTS TRẦN THANH BÌNH - Viện trưởng Viện Thiết kế trường học, Bộ Giáo dục - Đào tạo:
    Đầu bài đã định rõ khối tích, khống chế chiều cao, do đó các thiết kế cho thấy một sự khiên cưỡng, các giải pháp chưa thuyết phục. Các PA được bố cục tuy rất chặt chẽ nhưng tính mở của nó lại bị trưng lên hết cả, không gắn với Quảng trường. Do đó, từng phương án nếu đặt chúng vào tổng thể của khu vực Ba Đình thì không thể hòa hợp.
    * PGS.KTS TRẦN HÙNG:
    Xuất phát từ việc bố trí quy hoạch không thỏa mãn nên việc đặt ra đầu bài cho các phương án cần giải quyết cũng rất gò bó. NQH nhìn ra lưng (mặt hậu của Bộ Ngoại giao mà nhà ấy vốn là Sở Tài chính) là điều rất dở. Đồng thời, do phải giữ một phần đất rất lớn cho khu bảo tồn Hoàng Thành, công trình phải dồn vào một góc nên rất o ép. Bỏ đi Hội trường Ba Đình cũ là điều đáng tiếc, NQH mới bị o ép quá cũng là điều đáng tiếc. Đây là lần thi thứ 2 về chủ đề này, chỉ khác về giới hạn ranh giới đất đai. Các phương án đề ra có khá hơn, có kinh nghiệm và sự tìm tòi hơn.
    PA giải A đã không giải quyết rành rọt mặt chính quay ra đường Bắc Sơn hay quay ra quảng trường Ba Đình. Do đó, nhìn vào công trình thấy có 2 mặt quan trọng như mặt chính, 2 mặt còn lại là hai sườn chứ không phải là lưng. Đầu bài qui định không được xây cao quá làm lấn át Lăng Bác nên nó đã không thể hiện rõ vị trí trong tổng thể không gian Ba Đình.
    * KTS. KHÔI NGUYÊN:
    Các PA chưa thỏa mãn người xem vì nó đơn điệu về hình khối, lặp lại quá nhiều khối vuông tròn. Theo tôi, công trình phải mang hơi thở của kiến trúc đương đại nhưng nó lại bị lặp lại những cái quá cổ điển như: bánh trưng, bánh dầy, trống đồng? Cần phải xem ?otruyền thống ấy? có phù hợp với thời đại hay không thì mới áp dụng được. PA giải A đưa thiên nhiên ăn nhập với kiến trúc là một tư duy thời đại, phù hợp với khí hậu và cảnh quan xung quanh. Nhưng về phần kiến trúc thì đem lại cảm nhận trơ trụi, đơn giản về hình khối quá, chưa thể xây dựng được.
    * KTS. TRẦN QUỐC BẢO - Đại học Xây dựng:
    Tôi thất vọng trước PA giải A. Tôi không phải là KTS theo chủ nghĩa biểu hiện, nhưng theo tôi thì một công trình tầm cỡ như NQH lại đặt ở khu vực Quảng trường Ba Đình lịch sử, trung tâm chính trị của Thủ đô và của cả nước thì phải có được tính biểu tượng cao, ?othể hiện được khát vọng vươn tới tương lai của toàn dân tộc?.
    Hình tượng trời tròn đất vuông hay việc thiết kế các lối đi trong khu vực Hoàng Thành theo hình ngôi sao năm cánh của PA giải A là không thể cảm nhận được với người dân đứng trên mặt đất, đặc biệt là từ hướng quảng trường Ba Đình. Hình khối không gian PA giải A quá đơn giản, chỉ bao gồm một hình tròn bao quanh bởi một hình vuông mà khối tròn lại không có độ nhô cao đủ lớn thì liệu có thể biểu hiện cho trời đất, cho đất nước Việt Nam, con người Việt Nam hay không? Việc sử dụng những hình khối kinh điển trong kiến trúc là việc hoàn toàn không đơn giản, không phải ai cũng có thể nghĩ ra được Kim tự tháp thủy tinh như I. M. Pei để đặt vào trung tâm bảo tàng Louvre.
    * KTS. DOÃN MINH KHÔI - Đại học Xây dựng:
    Quy mô tổ chức cuộc thi là vừa tầm, 17 phương án đưa ra cũng rất có chất lượng và thể hiện một tư tưởng mới. Nhưng việc chọn được PA nào phù hợp và có tính lịch sử lâu dài để đất nước ta có một công trình tầm vóc thế kỷ mới là điều khó. Có khá nhiều PA thể hiện hình khối vuông tròn, nhưng cũng có một số PA bật hẳn lên với một tư tưởng rất mới nhưng có lẽ chỉ hợp với những công trình văn hoá và khu công cộng chứ chưa phải là thiết kế của NQH. Những phương án được giải khuyến khích cũng chưa được. Có PA thì quá đối xứng, cứng nhắc, đơn điệu. Có PA thì không phải là thiết kế của thể loại NQH, có PA lại quá đơn giản?
    * KTS HOÀNG THÚC HÀO:
    PA giải A giải quyết mối quan hệ công trình với quảng trường Bắc Sơn, nhà Bộ ngoại giao đoàn rất hợp lý. PA có nét thiết kế mạch lạc, hiện đại, khoảng trống xẻ khe lấy ánh sáng và bố trí cây xanh mang tính nhân văn.
    Tuy nhiên PA có nhược điểm là khối tích công trình quá lớn, đề bài ra diện tích khoảng 8.000m/ 1,2 ha nhưng PA này đã làm gần như hết đất (làm sai đề bài). Công trình làm quá cận đường Độc Lập. Hội trường Ba Đình cũ đã rất cận đường, PA này có diện mặt đứng lớn gấp 2,5 hội trường Ba Đình cũ lại lồi ra sát mép đường hơn rất nhiều. Mật độ xây dựng và quy hoạch không hợp lý. Vấn đề này cần được thấy rõ. Cửa ra vào phải có chính có phụ, theo tôi sảnh chính phải lớn hơn và quay ra hướng Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình.
    Phương án A206 - giải khuyến khích
    Phương án A126
    * KTS. ĐÀO VIẾT CÁN - Hải Phòng:
    PA giải A có giải pháp mặt bằng gọn gàng, khúc chiết, khối vuông vững, khối tròn vươn lên rất có ý nghĩa, có sự phù hợp với việc nhiệt đới hóa, ánh sáng và gió vào sâu trong công trình. Tuy nhiên hình tượng không mang cảm xúc hoàn mỹ, gây cảm giác vụn vặt, khấp khểnh; giàn mái phía trước nếu lên thực tế thì có phần quá lớn, nặng nề, khối tròn giữa cần phải cao hơn. Giải quyết mặt hướng ra đường Bắc Sơn tốt.
    Cá nhân tôi thích PA V027 hơn cả. Ý tưởng hoa sen, trống đồng được hình tượng hóa dễ tạo dấu ấn cho người cảm thụ. Thiết kế trên thực tế dễ tạo vẻ đẹp, duyên dáng. Tuy nhiên với dáng khối này nhất thiết phải sử dụng thủ pháp vật liệu thì mới tránh được cảm xúc nặng nề. PA W258 với ý tưởng cách điệu của ngôi đình Việt Nam cũng tạo dấu ấn nhưng ý tưởng lại bị gói gọn quá.
    * KTS. NGUYỄN TIẾN THÀNH - Công ty Leodinas:
    Phần lớn các công trình dự thi lần này phần công năng đạt được quy mô cần thiết, nhưng còn hơi khô cứng và đơn điệu. Không nhất thiết phải thể hiện ?obánh chưng bánh dầy, trống đồng Lạc Việt? mới làm nên tính dân tộc. Tư duy như vậy là quá cũ. Hướng đi vào từ đường Bắc Sơn là hướng vào xấu, không đủ độ sang trọng và tạo được tầm nhìn hoành tráng cho công trình.
    PA giải A là PA tốt nhất trong 17 phương án dự thi. Việc đưa thiên nhiên vào trong công trình đã làm đỡ đi nhiều vẻ khô cứng của phương án này. Ngoài ra nó có một mặt bằng công năng hoàn thiện và khá nhất. Tuy nhiên, nhìn tổng thể phương án này vẫn không thoát khỏi sự khô cứng, đơn điệu trong hình khối (chủ yếu là hình tròn, vuông và những góc thòi ra thụt vào) vẫn chưa nhận thấy nét hoành tráng của một NQH. Công trình bị đưa ra ngoài đường quá nhiều.
  2. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    Ý kiến của các nhà quản lý, hội nghề nghiệp, văn hóa nghệ thuật
    * Ông TRẦN QUỐC THUẬN - phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội:
    NQH là nơi làm việc của Quốc hội và Chính phủ, nhưng nhìn chung các phương án không thể hiện được đầy đủ ý nghĩa này trong thiết kế.
    Về thiết kế NQH, chúng ta không nên bị gò bó bởi các dáng dấp cũ, nên thoát lên những tư tưởng mới. Tuy nhiên, nếu hiện đại nhưng không có nét văn hóa dân tộc thì không nên. Vậy nét dân tộc được thể hiện như thế nào? Theo ý kiến cá nhân tôi, các nhà thiết kế nên khai thác nét văn hóa thời Lý đã được khai quật ở chính khu di tích Hoàng thành này. Sự hiện đại thể hiện bên trong còn nét văn hóa Việt nên thể hiện ở bên ngoài, ở vóc dáng, đường nét công trình.
    Hai việc này nối kết được với nhau cũng rất khó và cần có con mắt tài hoa của những nhà thiết kế trong việc tìm ra nét đặc sắc để kết hợp vào trong kiến trúc. Đó là cái tài của nhà kiến trúc. Giá trị của công trình phải hướng tới 100 năm trở lên, còn nếu chỉ đạt 10-20 năm thì thật uổng phí.
    Công trình đặt ra có hai hướng Bắc Sơn và Lăng Bác. Mỗi hướng đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Hướng Lăng Bác và quảng trường Ba Đình thiên về ý nghĩa chính trị nhiều hơn, đường Độc Lập chạy ngang qua nên rất khó để tạo cảnh quan. Hướng đường Bắc Sơn sẽ giải quyết tốt được về mặt cảnh quan. Nếu toàn bộ khu vực đường Bắc Sơn được bố trí như một vườn hoa thì việc nối mặt tiền NQH với khoảng không gian này sẽ rất hài hòa. Còn nếu cho rằng hướng chính là đường Bắc Sơn trông vào lưng nhà ngoại giao Đoàn và đặt vấn đề sửa lại nhà ngoại giao Đoàn thì như thế nào?
    Thực tế nhà ngoại giao Đoàn xét về mặt địa lý đã rất phù hợp, xưa kia đã phải nghiên cứu khá kỹ để cắm chốt công trình này. Do đó nói điều chỉnh nhà Bộ Ngoại giao là không nên.
    * Ông TRẦN NGỌC HÙNG - tổng thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam:
    Phương án giải A khá hơn cả về hình thức kiến trúc cũng như công năng sử dụng, ý tưởng công trình biểu trưng cho ý nghĩa trời tròn đất vuông cũng rất có ý nghĩa, được bố trí cân đối hài hòa, kể cả mục đích bố trí khoảng không gian trên mái có thể làm nơi thư giãn ngắm cảnh khu vực Ba Đình là rất hay.
    Tuy nhiên phương án vẫn khó chấp nhận do: công trình xây quá sát mặt đường Độc Lập, không có độ lùi, gây ức chế về bề mặt, cản trở giao thông. Đây cũng là mặt hạn chế mà công trình cũ vấp phải. Mặt tiền công trình mang dáng dấp của công trình văn hóa nhiều hơn là NQH, thiếu sự nghiêm trang của một công trình dân tộc mang tầm cỡ quốc tế. Việc thiết kế các khoảng trống cây xanh bốn mặt công trình đem lại cảm giác là công trình văn hóa thì được nhưng sự trang trọng thì chưa.
    Màu sắc sử dụng cho công trình mang cảm nhận hiện đại quá, không phù hợp với các công trình xung quanh. Khu vực tiếp dân không thể hiện rõ ràng. Phương án có sự đầu tư, trình bày tốt, nhưng phần qui hoạch thì chưa ổn, quá to và sát đường.
    Phương án VO27 - giải khuyến khích
    Phương án N223
    Phương án A126
    * TS.KTS PHẠM NGỌC VÂN - giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình TW (văn phòng TW Đảng):
    Các phương án đều trình bày chưa đạt yêu cầu của một NQH. Tôi không rõ tiêu chí chấm bài có cụ thể không, phương án A chưa xứng đáng.
    * GS. TRẦN LÂM BIỀN:
    Thời đại mới nên cũng cần phải hiện đại, nhưng trên hiện đại phải giữ cái thần thái của tâm hồn Việt. Nếu không nắm được thần thái ấy (bản sắc kiến trúc) thì đừng nói đến kế tục truyền thống và chẳng qua chỉ là làm cảm tính trên lý tính mà thôi.
    Thần thái dân tộc là gì? Người Việt Nam vốn đã quen với nghề nông từ hàng ngàn năm nay. Bởi vậy người Việt cũng rất tôn trọng thời gian khép kín theo mùa màng, từ đó mà nảy sinh tư tưởng gắn với văn hóa nghệ thuật, gắn yếu tố trữ tình uyển chuyển, nhịp nhàng, cân đối. Do đó đằng sau từng thành phần kiến trúc đều ẩn chứa những ý nghĩa thuộc tinh thần để tạo cho kiến trúc là một hợp thể trọn vẹn của cả hình thức lẫn ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa không phụ thuộc vào tôn giáo mà phụ thuộc vào tâm hồn. Vì vậy, người Việt Nam tuy nhiều khi tạo được các công trình tôn giáo tín ngưỡng to lớn nhưng nó không có tính áp chế nặng nề, làm con người đứng cạnh nó có cảm giác bị nhỏ bé đi mà là toát lên sự thân mật, gần gũi, dễ mến.
    Chất trữ tình trong đường nét kiến trúc sẽ không thể hiện ở những góc cạnh, khối lớn, xù xì vì nó tạo cảm giác nặng nề, đè nặng lên tâm hồn con người. Mọi chi tiết cần được gia công cẩn thận để tạo thành một tổng thể nghệ thuật. NQH quay theo hướng đường Bắc Sơn là được (hướng Nam - hướng của trí tuệ, sinh lực mà người xưa đã nói ?oPhi trí bất hưng?). Cũng như nghị quyết của Đảng là xây dựng nền tri thức, bởi vì kiến thức là gốc của mọi sự phát triển. Hướng Nam, hướng thích ứng theo tâm hồn Việt.
    Chúng ta không nên lệ thuộc vào những nhận thức đơn giản dễ dãi về cái gọi là truyền thống, mà không tìm thấy được đằng sau đó những ý nghĩa sâu xa của tinh thần truyền thống thánh thiện.
    * Họa sĩ LÊ THÂN - Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội:
    Việc trưng bày lấy ý kiến cho các phương án thiết kế NQH tại Trung tâm Hội nghị quốc gia không gần các khu dân cư, nên ý kiến của người dân vẫn còn ít. 17 phương án rất hiện đại và đẹp nhưng thiếu một cái nhìn dân tộc, thiếu một phong thái quyền uy của một cơ quan quyền lực cao nhất.
    Phương án giải A mang ý tưởng mặt trời và trái đất, mảng khối ăn nhập với nhau khá đẹp và hợp lý nhưng chia cắt hơi nhiều nên nhìn bị nát, chưa tập trung, cây xanh bố trí chưa thực tế (việc xử lý trồng cây xanh như vậy có chịu được mưa gió, bão của Việt Nam không?). Phương án A có mặt tiền quá kích, bị tràn ra vỉa hè nhiều, hạn chế khoảng không dạo xung quanh.
    Các phương án khuyến khích có nhiều ý tưởng mới lạ và đẹp mắt nhưng chưa tôn tính uy nghiêm của NQH, còn mang nhiều tính chất của nhà máy công nghệ cao nhiều hơn, hơi xa rời thực tế, thiếu những cảm nhận về một cơ quan quyền lực cao.
    Theo tôi không nên tổ chức thêm một cuộc thi nữa mà nên chọn lọc trong những phương án đoạt giải, hoàn chỉnh thêm sau đó trưng cầu ý dân một lần nữa.

    Ý kiến người dân
    * Ông NGUYỄN PHI LỰC - Bộ Công an:
    Dưới góc độ một người dân tôi thấy các phương án dự thi lần này chưa gây được ấn tượng nhiều, chưa có gì đặc biệt và thật sự đẹp. Các phương án chỉ cần phù hợp tổng thể chứ không nhất thiết phải có gò bó những biểu tượng bánh chưng bánh dày, trống đồng vào. Quá gò bó sẽ trở nên quê mùa. Ta đang ở thế kỷ 21 thì phải có một công trình của thế kỷ 21.
    Đề bài đưa ra cũng gây nhiều hạn chế như tầm cao không được vượt quá nhiều Lăng Bác, diện tích đất hẹp. Tôi không thích hướng vào từ đường Bắc Sơn. Nên tổ chức thi lại với qui mô lớn hơn và có nhiều phương án hơn để lựa chọn. Chưa nên xây vội vì như vậy rất lãng phí tiền của.
    Phương án M125
    Phương án P246
    * Ông LÊ VĂN KHOÁI - Bộ Công nghiệp:
    Các phương án thiết kế đưa ra không xứng đáng với qui mô một cơ quan quyền lực tối cao. Nói chung các phương án đoạt giải là xứng đáng, và không chênh lệch nhau là mấy. Nhưng là một người dân tôi thấy hơi ít ngày để đóng góp ý kiến, kể cả ngày thiết kế công trình. Qui mô dự thi hơi nhỏ, quá ít phương án để tham khảo, so sánh và đánh giá. Cần có một cuộc thi nữa với qui mô lớn hơn nhiều vì đây là một công trình để đời.
    Theo tôi phương án giải A có tính nghiêm túc, tỉ lệ tốt so với cảnh quan. Tổng quan xung quanh được thiết kế tương đối đẹp. Vị trí xây dựng cũng đẹp, tầng cao cho phép là rất vừa. Tuy nhiên ở phương án này thể hiện thì đẹp nhưng hình khối quá lắt nhắt, tôi không đánh giá cao phương án này. Các phương án được giải khuyến khích cũng có tính nghiêm trang, đẹp và cũng trang trọng. Nhưng hình khối kiến trúc của tất cả các phương án thì đều rất đơn điệu và hơi giống nhau.
    * Ông TRẦN THANH TOÀN - Bộ Quốc phòng:
    Nhìn chung các phương án chưa thể hiện tính lâu dài, vĩnh cửu, hoành tráng. Mỗi phương án đều có những ưu điểm riêng nhưng không toàn diện. Chỉ có thể lấy nét ưu điểm của phương án này bổ sung cho phương án kia.
    Phương án giải A nhìn hình dung bên ngoài góc cạnh quá, chiều cao lại khống chế nên độ hoành tráng chưa đạt, công trình này nếu để cho thế hệ sau thì chưa đạt. Phòng họp chính chưa được thuận lợi cho việc điều hành, khu vực chính còn lẫn với khu vực phụ. Phương án C568 không được giải nhưng tôi thấy được. Tuy nhiên phần mái chưa thể hiện được hết dáng dấp nét kiến trúc phương Đông.
    * NGUYỄN BÁ DŨNG - sinh viên Đại học Xây dựng:
    Tôi thấy chưa có phương án nào gây được ấn tượng mạnh từ cái nhìn đầu tiên. Việc tạo hình kiến trúc không mới mẻ, các hình tượng trống đồng, hoa sen, chim lạc chưa thật sự toát lên nét dân tộc. Phương án A không đẹp, các khối vuông bên ngoài trông như nhà chung cư, còn khối trụ bên trong thì đã quá quen.
    NQH không nhất thiết phải hiện đại là hiện đại, dân tộc là dân tộc. Có thể lấy hình tượng dân tộc nhưng phương pháp thể hiện là hiện đại vẫn giữ được những bản sắc riêng của dân tộc.
    * LÊ ĐỨC TUYÊN - sinh viên Đại học Xây dựng:
    Nhìn chung các phương án đều có những nét đặc sắc riêng. Nhiều phương án trông na ná các công trình khác đã hiện diện ở đâu đó (về một số chi tiết). Không có phương án nào tôi cảm thấy thích nhất. Phương án giải A có cách bố trí bảo vệ di tích thành cổ đơn giản, độc đáo.
    » Chưa có phản hòiới
  3. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Anh AMEDEO CLIENTO này là member của APM, bảo sao nhận xét đánh giá về các phương án khác hẳn các KTS bình thường..
    Trong loạt ý kiến về NQH của khonggianviet.com mình thấy hình như còn thiếu giới văn nghệ sỹ nhỉ....
  4. 1north2arch

    1north2arch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2001
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    các bác xem kỹ PA A chưa ạ?
    1. Theo xxx thì nhiều khả năng sẽ biến đường trước nhà QH thành đường nội bộ, và mở trục giao thông chính qua trước lăng, và vấn đề thế nào các bác chắc biết.
    2. Trục đường Bắc Sơn thì thành nội bộ tiếp ạ
  5. AnhN

    AnhN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Tớ đã nói là cậu đọc kỹ lời tớ nói lúc cậu tỉnh táo mà. Tớ nói dễ hiểu lắm, đến con gái tớ 6 tuổi còn hiểu nữa là... Tớ nói lần cuối nhé, mong cậu hiểu thấu đáo.
    Tớ nói rằng đúng như cậu nói, cái mẹt tổng thống mỹ người ta tạc trên núi..., cái ây'' xây bằng gạch được gọi là di sản văn hoá TG.... Nhưng bản chất cái mặt tổng thồng mỹ không phải là mặt người thật to như quả núi, cái ấy ko phải là cái sướng được to như cột gạch. Nên VD của cậu không thể là vd giữa lượng và chất. Giữa 2 cái cậu nêu và gương mặt thật của tổng thống mỹ, cái ấy thật của tớ chẳng có chút j` giống nhau ở lượng và chất, Nói cách khách cho dễ hiểu thì vô cơ và hữu cơ không cùng bản chất giống nhau. ...
    Thế nên cậu học kỹ lại triết học di nhé, sống thêm ít nhiều kinh nghiệm nữa nhé.... bạn KTS ah`....
    Đây là lần cuối tớ nói chuyện với cậu về chủ đề này, thân chào cậu nhé...
  6. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    * KTS. PAUL NGUYEN HUNG - Việt kiều Pháp:
    Tôi rất đồng tình với sự lựa chọn xây dựng NQH tại lô D - Trung tâm Ba Đình lịch sử. Nhiệm vụ thiết kế còn quá lớn mà phải lo thu xếp công trình trong một khu đất quá hẹp, có lẽ các nhà ra đầu bài chưa có kinh nghiệm làm nghề kiến trúc. Tôi cho rằng để giải quyết rốt ráo các vấn đề đặt ra như vậy cả về kiến trúc bên ngoài và công năng bên trong, ai làm được thì phải là bậc thiên tài.
    Công ty chúng tôi đã rút lui, không tham gia thi vì nhận thấy rằng không thể giải quyết được, và chờ xem có ai làm được việc này thì học hỏi. Khi xem các bài dự thi, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên về sự lựa chọn giải A cho phương án L787. Sự mất cân đối về khối giữa tầng trên và tầng dưới, không rõ ràng lối chính (đường Độc Lập hay đường Bắc Sơn), không thể hiện tính vượt trội xứng đáng để thay thế hội trường Ba Đình cũ hiện có.
    Tóm lại, theo tôi nên tổ chức một cuộc thi khác và xem lại diện tích khu đất, vì kinh phí tổ chức cuộc thi chỉ bằng 1/1.000 kinh phí xây dựng NQH. Vấn đề là xã hội cần một công trình để đời cho cả trăm năm sau. Người Việt Nam sống xa tổ quốc kỳ vọng nhiều vào sự đổi mới của đất nước, trong đó NQH là một biểu tượng của thời đổi mới.
    Phương án L787 - giải A
    Phương án P123
    Phương án: W 258
    Phương án X891
    Một cách trả lời dí dỏm và thông minh
  7. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo của Hội KTS chưa thể hiện tinh thần hội thảo?
    22:19'' 07/10/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Tôi khá bất ngờ khi đọc báo cáo của Hội KTS Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, bởi báo cáo chưa thể hiện đúng tinh thần buổi hội thảo góp ý cho các phương án thiết kế Nhà Quốc hội - KTS Hoàng Thúc Hào.
    >> Thư ngỏ của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
    >> KTS Nguyễn Trực Luyện: Nhà QH phải xứng tầm VN hội nhập
    >> KTS Hồ Thiệu Trị: 1,2ha cho Nhà Quốc hội là quá chật
    >> Những toà nhà quốc hội nổi tiếng thế giới
    Trở thành KTS thiết kế NQH - công trình tiêu biểu số 1 quốc gia - là mơ ước của mọi KTS. Gần ba tháng trăn trở gắng tìm cho ra một giải pháp kiến trúc - quy hoạch đúng tầm, thích hợp với vị trí trung tâm của không gian Ba Đình, cái vị trí chắn giữa di tích Hoàng thành Thăng Long và quảng trường, đối diện với Lăng Bác, có thể hình dung là "lù lù giữa nhà!".
    Phương án H112 (giải khuyến khích).
    Đề bài yêu cầu thiết kế công trình có diện tích xây dựng khoảng 8.000m2, trên diện tích đất 1,2 ha, khống chế chiều cao không quá 30m, lại phải bao gồm mọi công năng cần thiết của Quốc hội.
    Nếu những tác giả dự thi tập trung giải quyết công năng, công trình khối tích tất yếu sẽ lớn, tương quan tỷ lệ giữa Nhà Quốc hội với những tòa nhà xung quanh bị phá vỡ. Điều này có thể thấy rõ qua các phương án dự thi. Nếu có ý tưởng đề xuất giảm khối tích, tạo một sự hài hòa về tỷ lệ và phong phú về không gian thì công năng lại "có vấn đề". Rất nhiều KTS nhận thấy đề bài nhiều bất cập...
    Chúng tôi đã nghĩ đến những giải pháp theo khuynh hướng: giải tỏa cấu trúc, hightech, hậu hiện đại... nhưng khi đặt những ý tưởng này vào tổng thể Ba Đình - với chiều sâu lịch sử, với ngôn ngữ và tỷ lệ kiến trúc đặc biệt... - thì tất cả đều bị khiên cưỡng. Cả khu Ba Đình rất xanh, êm đềm, dường như cần một Nhà Quốc hội đơn giản và trong sáng.
    > Bản vẽ vị trí Nhà Quốc hội chỉ mang tính minh hoạ
    > Sef có Nghị quyết vê? xây nha? Quốc hội mới > Đã xác định vị trí xây Nhà Quốc hội mới> Điều chỉnh vị trí xây Nhà Quốc hội trong lô D
    > Những phát hiện mới về Hoàng thành Thăng Long
    > Cấm Thành trước những lựa chọn mang tính lịch sử
    > Hoàng Thành Thăng Long chưa được công nhận là di sản cấp Quốc gia> Hoàng Thành Thăng Long trong tương quan với kinh đô cổ
    > GS. Phan Huy Lê: Đã xác định được Cấm Thành Thăng Long
    > GS Phan Huy Lê trả lời về việc bảo tồn Hoàng Thành
    > Bản đồ Cấm Thành qua sử liệu và dấu vết thực địa
    > Giao 0.9 hecta di tích Thành Cổ cho Thành phố Hà Nội
    > Kiến nghị của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

    Đề bài cũng chưa phân tích rõ mối quan hệ giữa Nhà Quốc hội với khu di tích Hoàng thành vốn có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa. Nếu xây Nhà Quốc hội với khối tích lớn, sẽ mâu thuẫn như thế nào với các nguyên tắc quốc tế về bảo tồn di sản? Có lẽ mọi đơn vị tham gia chưa đủ thời gian, kinh nghiệm để phán xét, thẩm định điều đó. Hầu hết các phương án mới chỉ đưa ra những giải pháp ứng xử về không gian theo quan niệm riêng của từng tác giả.
    Phương án của chúng tôi tập trung vào sự gắn bó hữu cơ giữa công trình với tổng thể. Phần lớn tầng 1 để trống, ý tưởng cho phép những mảng xanh lớn từ quảng trường, đường Bắc Sơn và khu Hoàng thành thâm nhập công trình. Rút kinh nghiệm Hội trường Ba Đình hiện tại khá cận đường, phương án đề xuất một khoảng lùi thích hợp (xấp xỉ 35m) nhằm mở rộng tầm nhìn và tạo sự trang trọng cho công trình.
    Nhưng quả thực chúng tôi chưa có khả năng đặt ra vấn đề là khi xây một Nhà Quốc hội hiện đại như vậy sẽ tác động thế nào đến di chỉ Hoàng thành?
    Về mặt quy hoạch, đề bài chưa có những dự báo cụ thể và khoa học liên quan đến hệ thống giao thông trong và ngoài khu vực. Nhà Quốc hội mới quy mô lớn gấp 2,5 đến 3 lần Hội trường Ba Đình hiện nay, tỷ lệ các đại biểu và người dân có khả năng dùng ôtô ngày càng tăng... Vậy sơ đồ quy hoạch phát triển giao thông của tổng thể khu vực như thế nào? Có tàu điện ngầm, có cầu vượt... không? Người dự thi như chúng tôi thuần túy chỉ tập trung thiết kế Nhà Quốc hội là chính, dù cũng có những băn khoăn về quy mô, về giao thông, về chuyện tắc đường, về những hạn chế của địa điểm...
    Tôi khá bất ngờ khi đọc báo cáo của Hội KTS Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, bởi báo cáo chưa thể hiện đúng tinh thần buổi hội thảo góp ý cho các phương án thiết kế Nhà Quốc hội do Ban Quản lý đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) phối hợp với Hội KTS Việt Nam tổ chức ngày 12/9/2007.
    Hôm đó, dù Chủ tọa Hội thảo đã phát biểu là Quốc hội quyết định chọn địa điểm rồi, chúng ta chỉ góp ý cho các phương án kiến trúc thôi, nhưng phần lớn các ý kiến vẫn quay lại bàn về địa điểm vì "chúng ta là những kiến trúc sư, những nhà quy hoạch, chúng ta không thể chỉ góp ý cho các phương án kiến trúc khi biết chắc chắn rằng địa điểm nhiều bất cập".
    Rất nhiều ý kiến đề nghị chuyển địa điểm xây dựng Nhà Quốc hội, công trình có thể sẽ là hạt nhân của một khu đô thị mới đúng tầm, hợp với xu thế và quy luật phát triển, đúng như ý kiến của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Nguyên Chủ tịch Hội KTS Việt Nam Nguyễn Trực Luyện. Hoàn toàn không phải là "Việc chọn địa điểm xây dựng tại khu vực Quảng trường là phù hợp với vị thế của Nhà Quốc hội" như báo cáo đề cập.
    Bản thân báo cáo cũng thể hiện sự không nhất quán. Đã "phù hợp với vị thế", sao lại còn "Khu đất 1,2 ha dành cho xây dựng Nhà Quốc hội là quá nhỏ và hạn chế khả năng tạo ra một công trình kiến trúc phù hợp với không gian của Quảng trường Ba Đình, tương xứng với vị thế Nhà Quốc hội"?
    KTS Hoàng Thúc Hào
    Ý kiến của hầu hết các chuyên gia đầu ngành là nếu cố xây dựng Nhà Quốc hội trên 1.2ha đất, và đương nhiên không thể lấn sang khu di tích khảo cổ thì diện tích này vẫn quá chật hẹp, giao thông ách tắc, thiếu khoảng lùi... không thể tạo ra một Nhà Quốc hội đúng nghĩa.
    Tôi còn nhớ nhiều ý kiến rất mạnh mẽ, như PGS - TS Nguyễn Hồng Thục khẳng định "không một Nhà Quốc hội nào trên thế giới được xây dựng trên diện tích 8000 m2 cả". Hay TS - KTS Trần Thanh Bình - Viện trưởng Viện Thiết kế trường học tha thiết "nếu có một đơn hiệu triệu của hội kiến trúc sư, tôi sẽ là người đầu tiên ký vào đề xuất không xây dựng Nhà Quốc hội ở đây". TS - KTS Hoàng Phúc Thắng thì chất vấn "Ta giữ Dinh Độc Lập thời Việt Nam Cộng hòa mà lại có thể phá bỏ đi Hội trường Ba Đình - một di tích quan trọng bậc nhất của thời đại Hồ Chí Minh. Chúng ta biện minh thế nào cho hành động này?"...
    Mật độ xây dựng một công trình tầm cỡ quốc gia thường từ 3 - 5%, đề bài thi cho khu đất và mật độ xây dựng xấp xỉ 70%, chắc chắn không cách nào tạo dựng được Nhà Quốc hội bề thế cả? Điều này bất cứ một KTS chuyên nghiệp nào đều nắm vững.
    Nên ý kiến "Cần nghiên cứu kỹ hơn địa điểm xây dựng Nhà Quốc hội tại lô D" như trong báo cáo của Hội KTS là vô thưởng vô phạt.
    Các ý tưởng dự thi đều cố gắng biến Khu bảo tồn Hoàng thành thành công viên cây xanh để tăng sự thân thiện của Nhà Quốc hội, nhưng vẫn không thể giải quyết được hạn chế căn bản của địa điểm, vậy kiến nghị "Những hố khai quật được lấp cát, làm vườn hoa để bảo tồn, là thành phần của công trình Nhà Quốc hội" sẽ không thể "cho phép có nhiều phương án kiến trúc Nhà Quốc hội đa dạng và độc đáo hơn, phù hợp với cảnh quan khu vực Ba Đình".
    Phải thẳng thắn thừa nhận trong cuộc thi phương án L787 xứng đáng đoạt giải A, song xem xét kỹ phương án này tồn tại một số hạn chế cơ bản: khối tí ch quá lớn (mật độ xây dựng tới hơn 90%) và sự thiếu tế nhị trong ứng xử không gian quy hoạch (công trình chồm sát ra vỉa hè). Thiết kế bốn phía đều có phòng làm việc, bao lấy phòng họp hình tròn đổ bê tông rồi bọc ngoài bằng kính, nếu xây lên thật sẽ rất kích. Chưa kể, các bản vẽ của họ sai rất nhiều. Đáng nói nhất là họ vẽ khối tròn trung tâm nổi lên rất rõ, nhưng thực tế từ mô hình và các số liệu thiết kế thì đứng tận Lăng Bác vẫn không thể nhìn thấy khối tròn này, nghĩa là từ phía Quảng trường Ba Đình sẽ chỉ nhìn thấy toàn những đường sọc, như một... chung cư.
    Bất kỳ ai tham dự hội thảo sẽ nhớ kiến nghị thật sự của các chuyên gia đầu ngành là Quốc hội và Chính Phủ nên chọn lựa địa điểm khác, và tổ chức lại cuộc thi với đề bài được nghiên cứu cẩn thận hơn, qua đó Nhà Quốc hội sẽ là hạt nhân của một khu vực đô thị mới, tạo thành cực hấp dẫn mới, như nhiều KTS đề xuất.
    Bản thân chúng tôi khi dự thi đã rất trăn trở với suy nghĩ: Nếu cuộc thi được tổ chức 2 vòng, vòng 1 chỉ đề xuất ý tưởng với những nguyên tắc chung về kiến trúc - quy hoạch. Khi đó chúng ta có thể có "100 đề xuất", tôi tin không ít kiến trúc sư đề xuất phương án nâng cấp Hội trường Ba Đình hiện tại, gắn với khu Hoàng thành, như Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay KTS Nguyễn Trực Luyện đã nêu, và đã có bài học cụ thể của Nhà Quốc hội Đức với ý tưởng tuyệt vời của KTS nổi tiếng Norman Foster. Vậy là sau vòng 1, BGK sẽ có một bữa tiệc ý tưởng thịnh soạn, và 10 ý tưởng tốt nhất sẽ được chọn để triển khai chi tiết trong vòng 2.
    Quan điểm cá nhân tôi, với lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm công dân, tôi thật sự muốn giữ lại Hội trường Ba Đình "cho muôn đời con cháu". Là thế hệ sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, ký ức của tôi về cả một giai đoạn hào hùng của lịch sử phần lớn chỉ là những thước phim. Nếu chúng tôi đồng ý phá bỏ Hội trường Ba Đình, có phải là quay lưng lại với lịch sử? Nếu ngày hôm nay chúng ta phá Hội trường Ba Đình, thì cả trăm năm tới, hậu thế sẽ phán xét chúng ta.
    Giữ hội trường Ba Đình, chúng ta có một quần thể Ba Đình độc đáo cả về lịch sử lẫn kiến trúc. Chỉ cần thêm bàn tay đạo diễn của những chuyên gia landscape cảnh quan tốt, thì cả tổng thể sẽ thành một công viên văn hóa lịch sử độc nhất vô nhị, đúng tầm hành xử của một quốc gia văn hiến.
    Tóm lại, thượng sách là giữ lại Hội trường Ba Đình làm bảo tàng trưng bày những hiện vật Hoàng thành Thăng Long. Hoặc nâng cấp theo gương Nhà Quốc hội Đức, và tuyệt vời nếu mời trực tiếp một KTS tầm cỡ Norman Foster, đây vẫn sẽ là nơi diễn ra những quyết định trọng đại của quốc dân.
    Hạ sách là quyết định xây NQH với đầy đủ công năng tại đây, thì như rất nhiều ý kiến của các chuyên gia đa lĩnh vực đã phân tích, sẽ phá vỡ cả không gian văn hóa - lịch sử - kiến trúc của tổng thể Ba Đình.
    Thượng sách có thể hiện thực hóa dễ dàng, nếu các đại biểu Quốc hội tỉnh táo và dũng cảm trong khả năng điều chỉnh một nghị quyết đã được thông qua hơi vội vàng!
    "Thiết kế bốn phía đều có phòng làm việc, bao lấy phòng họp hình tròn đổ bê tông rồi bọc ngoài bằng kính, nếu xây lên thật sẽ rất kích"
    [​IMG]
    Phải như con này xây lên mới không bị như thế!
  8. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Theo link ở đây, tớ qua 3DVN xem thì không thấy nói HAAI được giải khuyến khích? (7/ X891 (Thiết kế: HAAI Architectural - ĐH Kiến trúc Hà Nội)http://www.3dvn.com/forums/showthread.php?t=13236&page=2
    Vậy là ở đây hay bên đó đúng, KCD check lại xem?
  9. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    con này không được giải bác ạ nhưng được chú ý nhiều nhất
  10. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    @bác winarc : xin lỗi đây o phải thông tin của khonggianviet, đấy là cái chữ kí của tôi thôi a, thông tin trên là lấy từ bên Ashui , mà ashui thì đề nguần TCKT, xin đính chính với bà con ạ

Chia sẻ trang này