1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kêu gọi ý tưởng cho dự án nước sạch miễn phí cho người dân Thanh Hóa!

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi ngoctuanlx, 22/05/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. heocodon

    heocodon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2012
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Vẫn còn nghèo nàn ý tưởng lắm bác ạ
  2. quyen_hong

    quyen_hong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2012
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Haiza, bác chủ thớt này có ý kiến hay đấy nhưng liệu có ai có ý tưởng k nhể
  3. ngoctuanlx

    ngoctuanlx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2012
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Đọc từ đầu đến cuối mà vẫn chưa thấy cái ý tưởng nào cả, nản quá :(
  4. handsomeitmehn1

    handsomeitmehn1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2012
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong nhân dân (mở các buổi họp dân, sử dụng tờ rơi, phát thanh, truyền hình,…)
    Ban hành quy định thu phí phục hồi môi trường từ các cơ sở có nguồn thải nhằm bổ sung kinh phí cho bảo vệ môi trường và giảm thiểu thiệt hại sức khỏe con người.
    Quy hoạch lại các bãi chứa rác, bãi chôn rác cho phù hợp (địa điểm). Xây dựng ở mỗi xã có cơ sở xử lý rác để tái sử dụng phế liệu và làm phân bón.
    Khuyến khích sự thu gom rác của người dân bằng cách dạy họ làm phân bón hoặc trao đổi rác với các dụng cụ học sinh.
    Có chính sách đầu tư hơn nữa để tăng công suất xử lý rác , nhằm ngăn sự quá tải của các bãi chứa rác sau này.
    Ở những bãi chứa rác lớn, xây dựng trang trại nuôi heo hoặc gà đẻ trứng để tận dụng những rác thải như các thứ rau, thức ăn thừa và các thực phẩm khác, số còn lại thì đem xử lý làm phân, hoặc đốt và đem chôn .
    Tăng cường vai trò của học sinh sinh viên trong việc bảo vệ môi trường như tổ chức thu gom, kiểm tra việc thi hành của các hộ gia đình (tập trung ở nông thôn).
    Có chính sách hỗ trợ và tạo việc làm cho người nghèo thông qua việc xử lý rác.
    Sử dụng những chế phẩm sinh học để xử lý rác (các loại DDT , hoặc các loại thuốc xịt, thuốc diệt trừ chuột, bọ). Hiện nay đã có những hệ thống xử lý hiện đại. Đó là công nghệ seraphin , công nghệ này có khả năng xử lý rác thải rất triệt để (90%) làm phân hữu cơ, rất phù hợp với điều kiện đô thị Việt Nam, với giá thành đầu tư thấp(30-40%) so với công nghệ nhập từ nước ngoài.

    Tóm lại, có nhiều kinh nghiệm, biện pháp xử lý rác thải khác nhau. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể thích hợp với nơi này nhưng không thích hợp với nơi khác, có thể thích hợp vào thời điểm này nhưng vào thời điểm khác lại không thích hợp. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt nhất
  5. vampire1234

    vampire1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2012
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mình có ý này nè:


    Giữ sạch nguồn nước: không vứt rác, không phóng uế bừa bãi và không thải trực tiếp chất thải vào nguồn nước sạch; không dùng phân tươi làm phân bón và sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó cần tiết kiệm nước sạch bằng các biện pháp như: không lãng phí nước nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi không sử dụng, chống thất thoát nước, dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây.

    Ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoại, hai ngăn, thấm dội nước); thu gom, xây dựng hố ủ hợp phân gia súc, gia cầm hợp vệ sinh; chuồng trại cách xa nguồn nước theo quy định, có nền không thấm nước. Với rác sinh hoạt và chất thải khác: cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa; có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.


    Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt như cống ngầm kín rồi đổ ra hệ thống cống chung sau khi đã được xử lý. Nước thải công nghiệp, y tế phải tuân thủ theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.


    Ngoài ra, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người dân thay đổi hành vi sử dụng và tiết kiệm nguồn nước, biết cách bảo vệ nguồn nước; hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước; có biện pháp chế tài bắt buộc các cơ sở sản xuất công nghiệp phải xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường...

  6. chuate_rungxanh

    chuate_rungxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2012
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước... Đồng thời, cần tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức ở mọi người; đặc biệt, phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Điều quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này và thu hút người dân tham gia.
  7. to_lamango

    to_lamango Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2012
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0

    Chất DDT này hình như bị cấm rồi mà bạn ơi??????
  8. lethien123

    lethien123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bên cạnh đó, cần phải xã hội hóa công tác cấp nước và vệ sinh môi trường cũng như tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho cấp nước và xử lý nước sinh hoạt, nhanh chóng nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn.
  9. huytt

    huytt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2012
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0

    Hiện nay, phương pháp thải bỏ thông dụng nhất là chôn lấp an toàn. Chôn lấp là biện pháp cô lập chất thải nhằm giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào môi trường. Trong quá trình thải bỏ chất nguy hại, người ta phải kiểm soát được các phản ứng xảy ra, các chất sinh ra trong khu vực thải và môi trường xung quanh; thực hiện giám sát môi trường; bảo trì cho bãi thải sau khi đóng cửa nhằm tránh tiếp xúc chất nguy hại với môi trường trong mọi tình huống kể cả khi có sự cố. Để đảm bảo công tác này, có một số nguyên tắc cần phải được tuân thủ trong khi chôn lấp chất thải, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp.
    - Xử lý chất thải trước khi chôn lấp: Chất thải cần phải được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn trước khi chôn lấp, đặc biệt là đối với chất thải lỏng. Riêng chất thải nguy hại rắn, có thể không cần đóng gói mà người ta có thể cố định hoặc hoá rắn trước khi chôn lấp.
    - Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp: xem xét đến các vấn đề về địa hình, thổ nhưỡng, thuỷ văn…; các điều kiện khí hậu, môi trường của địa phương; bố trí mặt bằng của khu vực, đảm bảo khoảng cách đến các công trình liên quan, khoảng cách vận chuyển. Hạn chế đặt gần khu dân cư, sân bay, khu ruộng trồng lương thực, đất ướt, đất nứt, vùng có nguy cơ động đất và khu vực không ổn định, gần sông suối, các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt.
    - Nguyên tắc thiết kế bãi chôn lấp: Các chất thải độc hại khi tiếp xúc với nhau có thể sinh ra các chất có tính độc hại cao hơn hay có thể xảy ra phản ứng tạo thành các chất ô nhiễm, cho nên cần thiết kế các ngăn chôn lấp riêng biệt đối với từng chất để chúng không có cơ hội kết hợp với nhau.
    - Quy tắc vận hành bãi chôn lấp: Trong khi bãi đang hoạt động, cần có biện pháp kiểm soát các tác nhân gây bệnh, các khí sinh ra, nước rò rỉ, nước chảy qua, nước chảy tràn, nước thấm. Thực hiện chương trình giám sát môi trường: chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực bãi chôn lấp, các loại khí độc và dễ cháy,… khi vận hành cũng như sau khi đóng cửa bãi chôn lấp và duy trì cho đến vài chục năm sau.
    - Xây dựng và thực hiện chương trình sửa chữa, hiệu chỉnh bãi chôn lấp: Phải có biện pháp hiệu chỉnh kịp thời nếu phát hiện có sự cố kỹ thuật.
    - Bảo hiểm bãi chôn lấp sau khi đóng cửa.
    Thải bỏ trong các giếng sâu
  10. Zorba_beou

    Zorba_beou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2012
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0

    Rác thải càng ngày càng nhiều, đất thì càng ngày càng chật hẹp, vậy lấy đâu ra chỗ mà chôn lấp đây

Chia sẻ trang này