1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KGB không nhận biết sự tan rã của Liên Xô

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi lehuynam, 30/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lehuynam

    lehuynam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    KGB không nhận biết sự tan rã của Liên Xô

    Đến nay rất nhiều người vẫn chưa hiểu điều gì đã xảy ra. Một số người cho rằng sai lầm khởi nguyên từ cố gắng xây dựng ?ocon người mới?. Một số khác quy cho ?o3 gã say rượu? nói trên cái tội khao khát quyền lực và muốn loại bỏ Gorbachev nên đã ký văn kiện làm tan rã siêu cường Liên Xô.

    Mới đây V.A.Kriuchkov, nguyên Chủ tịch KGB, đã trả lời phỏng vấn của báo Nga Izvestia về sự tan rã của Liên Xô?

    ?oCon thuyền? Gorbachev không có bánh lái và cánh buồm!

    - Liên Xô là một chế độ cứng rắn và có sự kiểm soát toàn diện của cơ quan an ninh, việc Liên Xô tan rã phải do các nguyên nhân gì lớn, chứ không thể chỉ vì Gorbachev ?otệ hại? và các nhà dân chủ vụng về hoặc thậm chí do khủng hoảng kinh tế?

    - Chính sách lớn, đối nội và đối ngoại của chúng ta được hình thành theo kiểu hình nón. Nhân vật chóp bu có thể làm hết thảy mọi cái. Quyền hạn của người đứng đầu quá lớn. Nếu đó là một người thông minh và tử tế đã đi một lẽ, còn nếu là một kẻ phiêu lưu như Gorbachev thì lại là chuyện khác hẳn. Bản thân xã hội Liên Xô không được bảo vệ, người ta có thể làm gì với nó cũng được. Một tai họa quy mô như Gorbachev và cuộc ?ocải tổ? của ông ta, chúng ta mới gặp lần đầu.

    - Gorbachev tự nhận là người kế tục đường lối chính trị của Andropov kia mà.

    - Cái đó không đúng. Khi Bộ Chính trị chủ trương trẻ hóa, Andropov không phản đối. Nhưng vài tháng trước khi qua đời, Andropov có nói với vài người thân cận: ?oTôi cho rằng Gorbachev không ổn. Sự nóng vội của anh ta khiến tôi lo ngại?. Câu nói này của Andropov đã giải thích tất cả. Và Andropov không hề nói với ai rằng ?oNgười thay tôi phải là Gorbachev?.

    - Vì sao quyền lãnh đạo quân sự, kinh tế và chính trị tại Liên Xô lại mất đột ngột như vậy?

    - Đầu năm 1986, Gorbachev tuyên bố thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật là con đường chủ yếu hiện đại hóa đất nước. Ai nấy bắt tay vào việc đó. Nhưng Ban chấp hành T.Ư. Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng không hề có nghị quyết nào về chương trình này. Nửa năm sau Gorbachev nói rằng hệ thống chính trị và kinh tế hiện tại ?okhông thích hợp?, cần phải thay đổi triệt để. Rồi chẳng mấy chốc, Gorbachev ?oquên biến? cách mạng khoa học kỹ thuật và đến cuối năm 1986 thì thấy rõ rằng con thuyền của chúng ta không có bánh lái và cánh buồm! Tại một Hội nghị Ban chấp hành T.Ư., tôi hoảng sợ phát hiện Gorbachev chẳng có bất cứ cương lĩnh nào hết.

    KGB đã để mắt đi đâu?

    - Giới cầm quyền Mỹ có thấy trước sự tan rã của Liên Xô hay không?

    - Năm 1987, ở bên Mỹ tôi có gặp Giám đốc CIA Robert Heits. Heits có hỏi tôi: ?oNgài không cảm thấy Liên Xô có nguy cơ tan rã hay sao??. Tôi định nói: ?oĐôi khi cảm thấy?. Nhưng lại trả lời: ?oKhông, không hề?. Heits bèn nói: ?oNếu Ngài muốn, tôi sẽ gửi cho Ngài những tư liệu cho thấy cái mốc năm 2000 sẽ rất khó chịu đối với các ngài??. Tôi nói: ?oĐược, có thể chúng ta sẽ có cái để trao đổi?. Nhưng sau đó Heits chẳng gửi gì cả. Tôi nghĩ, người Mỹ hiểu rằng với cái đường lối mà Gorbachev và các nhà dân chủ của nước ta tiến hành, chúng ta sẽ đi tới đâu.

    - Các nhà lãnh đạo khác của Liên Xô thời gian đó xử sự ra sao?

    - Năm 1989 tôi trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, tôi có thỏa thuận với các đồng nghiệp đến gặp Gorbachev để hỏi cho ra nhẽ, xem ông ta muốn làm gì.

    - Tại sao phải chờ mãi như thế?

    - Gorbachev là tay mị dân số một. Dĩ nhiên trước đó, chúng tôi cũng có đến bàn bạc các vấn đề chiến lược với ông ta và gửi hàng đống tài liệu. Ông ta bao giờ cũng đồng ý mọi điều và liền sau đó làm tất cả ngược lại.

    - Tại một cuộc họp T.Ư. Đảng năm 1989, ông có nói: ?oKGB để mắt đến nơi nào cần để mắt?. Nhưng KGB đã không nhìn thấy tác nhân lật đổ Liên Xô thì phải?

    - Đấy là tôi trả lời câu hỏi ?oKGB để mắt đi đâu?. Khi tôi đáp: ?oKGB để mắt đến nơi nào cần để mắt? thì phòng họp cười rộ.

    Nước Nga đã thoát được sự suy sụp về kinh tế?

    - Chẳng phải Yeltsin và Gaidar đã cứu nước Nga khỏi sự suy sụp hoàn toàn về kinh tế đó sao?

    - ?oCứu? ư? Tổng thu nhập nội địa của nước Nga đến giờ vẫn chưa bằng mức năm 1990. Năm 1995 sản lượng công nghiệp giảm 52%, nông nghiệp giảm 62%. Xin nhắc lại, thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc, công nghiệp Liên Xô chỉ giảm 24%. Hiện nay nước Nga khai thác dầu khí và than ít hơn thời Liên Xô, trong khi công nhân trong các ngành này nhiều gấp 2-3 lần. Sản xuất thực ra không hề tăng. Không nên căn cứ vào Moskva ?" Moskva sống sang lắm. Vùng ngoại vi thì nghèo đói. 10-15 năm nữa chưa chắc đã cải thiện được tình hình.

    - Bấy giờ ai sẽ chịu trách nhiệm?

    - Đương nhiên là Putin chứ ai nữa. Putin đang cố uốn nắn tình hình, nhưng không phải mọi việc đều có kết quả. Đối với người Nga, cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội kinh điển đều không thích hợp. Chúng ta phải có cái gì của riêng mình kia.

    - Cơ quan an ninh đã thể hiện mình như thế nào vào mấy năm cuối cùng của Liên Xô? Tương quan nghiệp vụ thời đó giữa tình báo Liên Xô và tình báo Mỹ ra sao?

    - Xét về trình độ trí tuệ, phương pháp và tính mục đích, tình báo Liên Xô cao hơn. Tình báo Mỹ thô thiển. Vừa gặp, họ đã đưa một, hai triệu USD ra mồi chài? Tôi có nói thẳng với họ như vậy. Người Anh họ tốn nhiều năm làm việc với con người mới đạt được kết quả. Người Mỹ thì lắm tiền, ít chú ý đến yếu tố thời gian. Chúng ta thì chủ yếu dựa vào yếu tố tư tưởng. Có những điệp viên ở ta từ chối nhận tiền.

    - Tình báo Nga hiện nay có thể có cái gì về mặt tư tưởng?

    - Một ý thức hệ đầy ảnh hưởng và được ủng hộ như hồi còn Liên Xô thì nước Nga không có. Bởi vậy tình hình ngành tình báo của ta phức tạp hơn. Họ sẽ phải khai thác các phương pháp hoạt động mới.


    (Theo Izvestia.ru)
    (V.A.Kriuchkov sinh năm 1924, Đại sứ Liên Xô ở Hungary năm 1954 ?" 1958, trợ lý Chủ tịch KGB từ năm 1967, Chủ tịch KGB từ năm 1988, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCS LX từ năm 1989, Ủy viên Hội đồng Tổng thống từ năm 1990. Bị bắt vì tham gia Ủy ban Quốc gia tình trạng khẩn cấp năm 1991, được ân xá năm 1994. Đại tướng về hưu.)

    Ngày 8- 12- 1991, ba người đứng đầu 3 nước cộng hòa Nga, Ucraine và Belarusia - lúc ấy còn nằm trong Liên bang Xô viết - là Boris Yeltsin, Leonid Kravchuk và Stanislav Shushkevich đã ký ?ovăn kiện Belovezh? tuyên bố Liên Xô chấm dứt tồn tại ?onhư một thực tế địa - chính trị?. Văn kiện này có hiệu lực sau khi được Xô viết tối cao 3 nước phê chuẩn (tại phiên họp của Xô viết tối cao nước cộng hòa Nga chỉ có 6 phiếu chống). Tổng thống V.Putin gọi sự kiện đó là ?othảm họa chính trị?.
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Bài này lấy từ báo ANTG cuối tháng vừa rồi thì phải?
  3. badinh

    badinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Hồi đi học QS giáo viên có nói : Đảng Cộng Sản LX ko nắm dc quân đội .Tổ chứ đảng trong QD LX đã bị tê liệt hoàn toàn do đó trên nói ko nghe .Vì thế QD va CA là lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ Đảng .Cũng vì lý do đó mà thời gian vừa rồi QD ta đã khôi phục chức danh Chính ủy trong QD .Ok ko a?
  4. ttuuaann

    ttuuaann Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này