1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng Bảo Vệ Biển Đông bằng Không Quân

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguoilinhchien, 22/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoilinhchien

    nguoilinhchien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Khả năng Bảo Vệ Biển Đông bằng Không Quân

    Bây giờ ai cũng thấy rõ âm mưu bành trướng của TQ ngoài Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa lọt vào tay TQ sau trận hải chiến giữa VNCH và TQ năm 1974. Năm 1988 TQ lấn thêm bước nữa bằng cách xâm chiếm một số đảo tại Trường Sa sau một trận hải chiến với VN. Hiện giờ quân lính VN đang canh gác tại một số đảo tại Trường Sa nhưng vẫn có thể bị đe dọa trường hợp TQ tìm cớ gây hấn với mục đích xâm chiếm thêm những đảo còn lại.


    VN đang ở một tình thế khó khăn. Sau bao nhiêu năm chiến tranh, kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng vẫn sút kém so với những quốc gia láng giềng. Kinh tế suy kém thì quốc phòng cũng suy kém so với TQ đang phát triển mạnh về mặt quốc phòng. Hiện giờ Hải Quân TQ gồm có khoảng 70 chiến hạm cộng với 70 tàu ngầm, so với VN chỉ có vỏn vẹn 5 chiến hạm đã cũ mà không có chiếc nào trang bị các loại phi đạn tối tân, một điều cần thiết cho một Hải Quân hiện đại.


    Nói chung thì VN cần một sự thay đổi rộng lớn mới có thể tăng trưởng nền kinh tế, xây dựng một kỹ nghệ cho lẫn thương mại và quốc phòng, vì còn phải đối phó cho nhiều thế hệ sau này và những thế kỷ kế tiếp.

    Tài liệu này đưa ra một giải pháp khẩn cấp để ngăn ngừa ý đồ bành trướng của TQ tại vùng Trường Sa.


    Các lực lượng tại Trường Sa:



    Nếu so sánh lực lượng Hải Quân giữa VN và TQ thì sự khác biệt quá rõ ràng. Bên VN chỉ có 5 chiến hạm đã cũ và chỉ có đại bác mà không có một hệ thống phi đạn nào. Bên Hải Quân TQ có gần 70 chiến hạm cùng 70 tàu ngầm, phần đông các chiến hạm được trang bị các loại phi đạn (tên lửa) được điều khiển bằng Radar. Hải Quân TQ đang sử dụng một số tàu chiến tối tân cùng phi đạn mua lại của Hải Quân Nga.


    Trước một lực lượng Hải Quân hùng hậu như vậy, bên VN sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu đối đầu trực tiếp. Các chiến hạm cũ kỹ VN sẽ bị phi đạn địch bắn chìm trước khi có thể bắn trả lại một viên đạn nào.


    Ngoài TQ còn có một số quốc gia khác cũng tranh giành chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, trong đó có Phi Luật Tân và Đài Loan. Nên những phương pháp sau đây cũng có thể áp dụng cho bất cứ một lực lượng đối phương nào đe dọa xâm phạm lãnh thổ.


    Hoàn cảnh kinh tế và ngân sách quốc phòng hiện tại không cho phép Hải Quân VN tân trang hóa kịp thời để có thể đối phó với một lực lượng Hải Quân đang tăng trưởng như Hải Quân TQ. Trường hợp này ta phải tìm kiếm những giải pháp khẩn cấp khác để có khả năng tự vệ khi nguy biến. Muốn tự vệ cũng cần phải có vũ khí có thể chống trả. Chiến trường trên đại dương không phải như trên đất liền mà ta có thể dùng địa hình địa thế làm phương tiện để chống trả một quân địch hùng hậu hơn. Biển cả không cho một bên nào có lợi thế chiến thuật. Và trong thời đại này, kỹ thuật sẽ quyết định thắng bại. Bên nào dùng nhiều tiền hơn để mua vũ khí tối tân hơn sẽ có hy vọng thắng trận.


    Theo tài liệu mới nhất thì ngân sách quốc phòng VN năm 2002 khoảng một tỷ Mỹ Kim, chỉ bằng 1/60 phần ngân sách quốc phòng TQ. Trừ đi các chi phí thông thường như tiền trả lương cho quân nhân, các chi phí điều hành hàng ngày cho các quân cụ hiện có, tiền xăng tiền nhớt cho một số phi cơ và tàu bè sẵn có, cùng nhiều chuyện linh tinh khác, trung bình thì mỗi năm chỉ có thể dành được khoảng 20% cho việc mua sắm vũ khí mới. Nếu ngân sách quốc phòng là một tỷ Mỹ Kim thì ta chỉ có thể dùng 200 triệu Mỹ Kim cho việc mua sắm vũ khí. Với một ngân khoản hạn hẹp, ta hãy thử xem biện pháp nào khả dĩ có thể chống trả trong trường hợp quân địch uy hiếp những hòn đảo còn lại tại Trường Sa.





    Lực lượng đối phương:



    Hai chiến hạm lớn nhất mà TQ mua lại của Nga Sô thuộc loại Sovremennyy trọng tải 8,5 tấn dài 156 m và trang bị phi đạn SA-N-7 chống phi cơ cùng phi đạn SS-N-22 chống tàu chiến.



    Loại Chiến Hạm tối tân nhất Sovremennyy mà TQ mua của Nga


    Phi đạn SA-N-7 (trái) chống phi cơ và phi đạn SS-N-22 (phải) chống tàu chiến là hai loại tên lửa được xử dụng trên chiến hạm Sovremennyy





    Các loại phi đạn (tên lửa) chống tàu chiến:



    Khuyết điểm lơn nhất của VN sau cuộc chiến 1975 là không chuẩn bị cho một cuộc hải chiến, mặc dù đã biết TQ xâm chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến với VNCH năm 1974. Sau trận chiến Hoa-Việt năm 1979 trên đất liền tại Bắc VN, cũng không ai nghĩ đến việc TQ có thể uy hiếp quần đảo Trường Sa mấy năm sau đó. Mặc dù VN đã biết sự hữu hiệu của tên lửa chống phi cơ khi máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, đã không có chuẩn bị cần thiết cho một cuộc chiến tương lai trên biển.


    Các loại tên lửa chống tàu chiến hiện đang được một số quốc gia chế tạo, nhưng có hai loại thông dụng nhất hiện nay là loại Exocet của Pháp và loại Harpoon của Mỹ. Nếu chưa có tàu chiến có thể trang bị tên lửa thì có thể dùng trên bộ, bố trí trên giàn phóng tại các hòn đảo và dọc bờ biển Bắc, Trung, Nam nếu cần. Trong tương lai nếu trang bị thêm tầu chiến thì cũng vẫn có thể dùng các loại tên lửa này trên tàu chiến.


    Phi đạn Harpoon có loại phóng từ máy bay hoặc từ tàu chiến và trên bộ. Loại Harpoon đang được xử dụng trên chiến đấu cơ và tàu chiến tối tân nhất của Mỹ hiện nay. Harpoon dùng Radar và GSP để nhắm mục tiêu nên rất chính xác, tầm xa có thể tới 111 km, và có thể dùng trong mọi điều kiện thời tiết. Loại mới nhất SLAM-ER có thể bắn xa tới 150 km. Chi tiết và hình ảnh Harpoon tại web site này: http://united-states-navy.com/weapons/harpoon.htm

    Phi đạn Exocet của Pháp có loại bắn từ máy bay (AM39), từ tàu ngầm (SM39), hoặc từ tàu chiến (MM38 và MM40). MM38 có tầm xa 38 km và MM40 có tầm xa 70 km. Pháp dự định ra một loại mới MM40 Block2 vào năm 2006 với tầm xa 180 km. Chi tiết và hình ảnh Exocet: http://www.netmarine.net/armes/exocet/


    Phi đạn dùng trên bộ chỉ có tính cách phòng thủ thụ động. Cách đối phó hay nhất để chống tàu chiến của địch vẫn là một tàu chiến khác hoặc bằng phi cơ cũng trang bị tên lửa. Trong cuộc chiến giữa Anh và Á Căn Đình tại quần đảo Falkland Islands năm 1982, Argentine đã dùng chiến đấu cơ Super Etendard cũng mua của Pháp và phi đạn Exocet bắn tàu Anh một cách hiệu nghiệm. Phi công chiếc Super Etendard bay thấp để tránh Radar, khi thấy tàu chiến Anh trong tầm Radar cách khoảng 30 km, bắn và nhả ra tên lửa Exocet và quay về căn cứ, còn tên lửa Exocet đã có tọa độ trong Radar tự động tìm kiếm mục tiêu bay thẳng đến tàu Anh, làm Hải Quân Anh mất một chiến hạm HMS Sheffield cùng nhiều thủy thủ mà Á Căn Đình không mất một mạng nào. Nhưng khi đó Pháp là bạn nước Anh nên đã ngưng cung cấp Argentine các loại khí giới. Nên cuối cùng Argentine cũng thua cuộc chiến. Đây là hình ảnh chiến hạm HMS Sheffield của Hải Quân Anh bị trúng phi đạn Exocet trong trận hải chiến Falkland Islands:

    http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/may/4/newsid_2504000/2504155.stm

    Phi đạn chống tàu chiến khác phi đạn chống máy bay ở điểm này: máy bay nhỏ hơn tàu chiến, và nếu chỉ cần trúng một yếu điểm của máy bay là cả chiếc máy bay bị rớt. Tàu chiến cỡ như chiếc Sovremenny lớn gấp mấy trăm lần loại máy bay chiến đấu như F4 Phantom xưa kia thả bom miền Bắc VN. Nên phi đạn cần sức công phá gấp nhiều lần mới có thể làm chiếc tàu bị chìm hoặc ít ra là bất khiển dụng. Các loại vũ khí cá nhân chống phi cơ như loại Stinger Mỹ cung cấp cho Afghanistan chỉ có tầm xa tối đa là 5 km và bay nhắm vào sức nóng của máy phản lực chứ không có vô tuyến điều khiển. Muốn bắn tàu chiến phải có tầm xa, phải được Radar điều khiển, và có khả năng bay sát mặt biển để tránh Radar địch. Do đó hầu như không có ai chế tạo loại vũ khí cá nhân chống tàu chiến.


    Nếu nói chuyện đánh kiểu du kích trên biển thì ta cũng phải dùng đến máy bay hoặc trực thăng. Trường hợp máy bay Argentine bắn chìm tàu chiến của Anh cũng là một kiểu đánh du kích. Vì Hải Quân Argentine lúc đó không đủ sức đối đầu với Hải Quân Anh nên họ dùng toàn phi cơ để tấn công tàu Hải Quân Anh. Nếu mua tàu chiến để đánh ngang ngửa với chiếc Sovremenny thì VN không đủ tiền. Mua tàu nhỏ thì không có khả năng đi xa ngoài khơi. Cách chống đỡ rẻ tiền nhất bây giờ là bố trí một số phi đạn trên các hòn đảo ta đang chiếm giữ. Dùng đảo có địa hình cao nhất để thiết lập đài Radar, vì Radar càng cao càng nhìn xa. Nghiên cứu địa hình xem có thể thiết lập được một phi trường trên đảo thì tốt nhất. Ta có thể dùng loại trực thăng lên thẳng như loại Lynx trang bị phi đạn Sea Skua mà Hải Quân Anh đang sử dụng:

    http://www.airforce-technology.com/project...mages/lynx2.jpg

    Nếu phi trường đủ dài thì ta có thể túc trực vài máy bay chiến đấu có trang bị phi đạn chống tàu chiến. Các loại máy bay MiG21 hay Su27, Su30 đúng ra là loại máy bay dùng cho không chiến với máy bay địch chứ không phải để chuyên môn chống tàu chiến. Hữu hiệu nhất và ít tốn kém nhất thì có thể thiết lập một phi đoàn trang bị loại máy bay Super Etendard của Pháp cùng với phi đạn Exocet. Máy bay F/A18 của Mỹ cũng có khả năng dùng tên lửa Harpoon để tấn công tàu chiến nhưng mắc tiền hơn chiếc Super Etendard gấp 4 lần, tuy rằng loại F/A18 tối tân hơn, vừa có khả năng tấn công tàu chiến và vừa có khả năng không chiến với phi cơ địch.


    Theo hệ thống đặt tên các loại máy bay Mỹ do Hải/Lục/Không Quân xử dụng, thì sẽ có một chữ (A,B,C,F, vv..) đi kèm với một số cho mỗi loại máy bay. Máy bay bắt đầu bằng chữ A co nghĩa là ?~Attack aircraft?T hoặc phi cơ tấn công mục tiêu dưới đất, ví dụ như A4, A10. Máy bay bắt đầu bằng chữ B thuộc loại ?~Bomber?T (máy bay thả bom), ví dụ như B52, B1, B2. Máy bay bắt đầu bằng chữ C là loại phi cơ vận tải ?~Cargo Aircraft?T, ví dụ như C47, C130, C135. Máy Bay bắt đầu bằng chữ F ?~Fighter?T là loại phi cơ chiến đấu trên không, ví dụ như F4, F5, F14, F15, F16, vv..


    Thường thì loại phi cơ chuyên môn tấn công mục tiêu dưới đất như A4, A6, A10 thì chỉ dùng vào việc tấn công mục tiêu dưới đất chứ ít khi dùng cho không chiến chống máy bay địch. Còn loại ?~Fighter?T như F5, F14, F15 thì chuyên môn không chiến với các phi cơ địch nhưng không hiệu lực nếu dùng vào việc tấn công mục tiêu dưới đất. Riêng loại F/A18 là có thể làm cả hai công chuyện tấn công mục tiêu dưới đất và không chiến với phi cơ địch.


    F/A18 thả tên lửa Harpoon







    Trên thực tế, loại Super Etendard thuộc loại phi cơ tấn công mục tiêu dưới đất và tấn công tàu chiến chứ không hữu hiệu vào việc không chiến với phi cơ địch. Còn các loại MiG21 và Su27 thì thuộc loại không chiến chứ không hữu hiệu nếu dùng vào việc tấn công tàu chiến. Và hai loại này không có trang bị tên lửa để tấn công tàu chiến địch. MiG21 và Su27 có trang bị tên lửa để không chiến với phi cơ địch, nhưng tên lửa dùng cho không chiến không thể dùng để tấn công tàu chiến một cách hiệu quả. Tuy nhiên để phòng hờ ta vẫn cần loại phi cơ không chiến để hộ tống các phi cơ tấn công tàu chiến trên đường đi và đường về.


    MiG21 Không Quân Nhân Dân









    Vì Hải Quân Pháp đang tân trang Hải Quân của họ nên đang thay thế các phi đoàn Super Etendard bằng loại phi cơ Rafale tối tân hơn. Super Etendard là loại máy bay chiến đấu trang bị Exocet do Hải Quân Pháp sử dụng trên Hàng Không Mẫu Hạm đã nhiều năm nay. Ta không đủ tiền mua máy bay mới thì dịp này có thể điều đình mua lại máy bay cũ Super Etendard sẽ được giá rẻ. Mà loại máy bay này sẵn sàng trang bị phi đạn Exocet và đã chứng tỏ khả năng trong các cuộc hải chiến. Nói về du kích hiện đại thế kỷ 21 trên Đại Dương thì đây là giải pháp tốt nhất để chống lại tàu chiến TQ. Đây là hình ảnh của chiến đấu cơ Super Etendard của Pháp:

    http://www.globalsecurity.org/military/world/europe/images/cdg08127.jpg


    Super Etendard của Hải Quân Argentine với tên lửa Exocet dưới cánh phải. Dưới cánh trái là bình xăng phụ để tăng tầm hoạt động.





    Từ đất liền, ví dụ Nha Trang, ra vùng đảo Trường Sa trên dưới 600 km. Nếu căn cứ phải ở trên đất liền thì cũng cần huấn luyện phi công cách tiếp tế nhiên liệu trên không để có thể bay đủ xa ra ngoài khơi. Trường hợp này phải mua thêm một loại phi cơ tiếp tế nhiên liệu như loại Boeing KC135. Đây là hình chiếc KC135 đang tiếp tế nhiên liệu cho một chiếc F14 và một chiếc S3: http://www.boeing.com/history/boeing/images/kc135.jpg

  2. nguoilinhchien

    nguoilinhchien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Nói chung thì tại Trường Sa mình có ưu thế ở điểm này: quần đảo Trường Sa cách bờ biển VN khoảng 600 km, và cách đảo Hải Nam khoảng 1000 km. Theo tôi biết thì hiện nay TQ chưa có khả năng tiếp tế nhiên liệu trên không, nên các phi đoàn chiến đấu cơ TQ tại Hải Nam sẽ khó có thể can thiệp tại Trường Sa. Ngoài ra, ta nên có thêm vài chiếc máy bay tuần tiễu có thể bay xa và bay lâu để có thể phát hiện tàu chiến hoặc tàu ngầm, bay thường xuyên trên vùng quần đảo để báo động sự có mặt của một hải đoàn hay tàu ngầm. Máy bay kiểu P3 Orion có thể bay liên tục hơn 4000 km và có thể phát hiện các tín hiệu của tàu chiến và tàu ngầm bằng cách thả các phao SONAR để dò tàu ngầm dưới mặt nước. P3 cũng có thể trang bị phi đạn Harpoon. Đây là một chiếc P3 được Hải Quân Hoà Lan xử dụng:
    http://www.dutchsubmarines.com/specials/images/plane_rnn_p3_28nov2002.jpg
    Pháp cũng có một loại phi cơ tương tự nhưng nhỏ hơn là chiếc Dassault Atlantique. Chiếc Atlantique vừa là phi cơ tuần tiễu đường xa, có đủ dụng cụ để dò tàu chiến cùng tàu ngầm, có thể mang theo hai phi đạn Exocet để bắn tàu địch khi cần thiết.
    http://www.aerospaceweb.org/aircraft/maritime/atlantique/atlantique_05.jpg
    Tuy nhiên các loại máy bay tuần tiễu đường xa có điểm yếu là bay chậm và nặng nề hơn các chiến đấu cơ phản lực. Ngược lại phi cơ tuần tiễu có thể bay lâu đến 10 tiếng đồng hồ trên đại dương.
    Tóm lại, nếu ta bỏ ra khoảng 100 triệu Mỹ Kim mua một phi đoàn chiến đấu cơ phản lực có trang bị tên lửa Exocet thì ta sẽ có khả năng đối phó nếu Hải Quân địch đe dọa các hòn đảo còn lại tại Trường Sa, ta rất có hy vọng đánh chìm ít nhất một số tàu địch mà còn có thể bên mình chỉ bị thiệt hại tối thiểu, hoặc không bị một thiệt hại nào. Nếu chẳng may có một vài chiếc máy bay bị bắn rớt thì cũng chỉ có một vài người bị lâm nguy, chưa kể là còn có thể nhảy dù ra ngoài và được cứu sống.
    Một khi có ưu thế và có sự yểm trợ trên không thì mặc dù có một lực lượng Hải Quân nhỏ hơn vẫn có thể đẩy lui một lượng Hải Quân mạnh hơn của địch. Khi tình hình VN đã cải tiến thì ta sẽ có thì giờ chỉnh đốn lại các lực lượng Không Quân và Hải Quân, đóng thêm tàu chiến và mua thêm tàu ngầm khi hoàn cảnh cho phép để rút ngắn lại khoảng cách Hải Quân của hai bên.
    Đây là giải pháp dùng loại phi cơ chiến đấu có khả năng trang bị tên lửa chống tàu chiến đồng thời có khả năng tiếp tế nhiên liệu trên không để có thể bay xa ngoài khơi tại Trường Sa, có thì giờ tấn công tàu địch và sau đó trở về căn cứ an toàn. Và như trình bày trước đây hiện có loại Super Etendard của Pháp và F/A18 của Mỹ là có thể trang bị tên lửa chống tàu chiến lại có khả năng tiếp tế nhiên liệu trên không.
    Khi còn phải lo việc bảo vệ Trường Sa và sau này Hoàng Sa thì việc tiếp tế nhiên liệu trên không là việc tối quan trọng. Nếu không có khả năng này thì có phi cơ tốt bao nhiêu cũng sẽ vô hiệu trong cuộc hải chiến, ngoại trừ trường hợp ta có Hàng Không Mẫu Hạm.
    Trên đường dài ta cần phải chỉnh đốn và chuẩn bị cả một kỹ nghệ quốc phòng để có thể tự túc tự cường, không thể lơ là như bao nhiêu năm trước. Nếu qua được cơn nạn này, ta sẽ còn phải tiếp tục chuẩn bị đối phó mọi nguy cơ trong thế kỷ tới. Ta chỉ có thể cố gắng dọn một đường đi để những thế hệ mai sau sẽ không phải trải qua những sự thăng trầm của dân tộc mà ta đã trải qua 50 năm qua.
    Trong lịch sử các chiến trận, máy bay luôn luôn có thế lợi khi lâm trận với tàu chiến. Đã nhiều lần máy bay chứng tỏ có thể đánh chìm tàu địch mà không bị một thiệt hại nào. Một ví dụ là việc máy bay Nhật đánh chìm hai chiến hạm hạng nặng của Hải Quân Anh là chiếc Prince of Wales và chiếc Repulse ngoài khơi Singapore 1941 mà phi cơ Nhật không bị thiệt hại một chiếc nào: http://www.microworks.net/pacific/personal/pow_repulse.htm
    Và sau này tại quần đảo Falkand năm 1982, máy bay Super Etendard của Argentine đánh chìm chiếc HMS Sheffield và chiếc Atlantic Conveyor bằng phi đạn Exocet và phi công trở về căn cứ an toàn: http://johnsmilitaryhistory.tripod.com/falklands.html
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Đây là các bài mà tôi thấy hay nên đưa lên, nhằm mở lối bình luận về khả năng bảo vệ vùng lãnh hải của hải quân và không quân Việt Nam
  3. Dien_Quyhoach_2_0

    Dien_Quyhoach_2_0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    Không quân là biện pháp tốt nhất vì vừa rẻ và tối ưu, nhưng chúng ta còn phải tận dụng tất cả các cách khác nữa, cả về lịch sử, văn hoá, ngoại giao, quốc phòng, an ninh để giữ lại những gì chúng ta hiện còn giữ, sự thực muốn đòi lại những gì đang bị chiếm hiện tại là chưa thể, mong muốn rằng tất cả mọi người đừng quên rằng Hoàng Sa và Trường Sa luôn là lãnh thổ không thể chia cắt của nước Việt Nam thân yêu.
    Bài của bạn tôi đã đọc trên biendong.info
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Chả biết bác ngồi ở phương trời nào (Dựa vào cách dùng từ của bác, em đoán chắc bác ko ở Việt Nam rồi, giọng văn y xì mấy diễn đàn hải ngoại) mà phán khả năng ta hoành tráng thế:
    + 5 tàu chiến cũ kỹ lạc hậu ko tên lửa đối hạm: em đọc loáng thoáng về mấy tin FAC-M của các bác trên này post lên thì thấy là đâu đến nỗi thế. Tệ nhất là SS-N-2 thì thấy trưng bày một quả to đùng ở Bảo tàng quân đội HN lâu lắm rồi, chắc là đưa vào trang bị cũng được gần 20 năm trước. Còn loại FAC Tarantul trang bị loại SS-N-2 này và loại mạnh hơn là AS-20 thì đi tàu trên đèo Hải Vân ngó xuống biển có lần thấy cả đàn như lợn con luôn, cảnh hải quân ta bắn thử tên lửa đối hạm cũng từng chiếu trên VTV3 khá nhiều lần
    + Mig-21 và Su-27 chỉ đối không được thôi: bác lạc hậu quá, đàn Su-22 nhà ta đã trang bị tên lửa đối hạm từ lâu. Su-27 đều có thể upgrade để mang tên lửa đối hạm được tuốt. Còn Su-30 thì khỏi nói, thằng này là dân chuyên nghiệp.
    + Thông tin về tên lửa đối hạm với 2 loại Harpoon và Exocet xem ra hơi bị đề cao quá, tên lửa đối hạm trên thế giới có từ thập kỷ 70 với vô vàn chủng loại do nhiều nuớc sản xuất như Nga, tàu, Do thái, Ấn độ, Mỹ, Pháp... Harpoon và Exocet chỉ là 2 loại trung bình tiên tiến thôi: bay chậm như rùa (sub-sonic), tầm ngắn ngủn (20 đến 70 km, loại mới nhất cũng chỉ 115km) trong khi đó thế giới có nhiều loại bay gấp hơn 2,5 lần vận tốc âm thanh, tầm đã có loại 300 km.
    + Bác cho mấy con Super Etendard cổ lỗ sĩ sắp bán sắt vụn của Pháp mà đối hạm hiệu quả hơn bọn Su-30 thì em chịu rồi, không dám nhận xét nữa
    Em nghĩ bác nên vào đây cập nhật thêm một ít thông tin quân sự NGÀY NAY của THẾ GIỚI do các bác trên này thu thập đi chứ em vào diễn đàn biển đông của các bác một lần rồi chuồn luôn vì thấy toàn thông tin quân sự của 30 năm về trước hết cả.
    PS: Đôi lời mạo muội, có gì xin bác lượng thứ
    Được Mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 22/07/2005
  5. capheden

    capheden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Tôi hoàn toàn dồng ý và nhất trí ý kiến của Bác Mig19Farmer......Bác Nguoilinhchien ở một xa xôi nên chưa biết nhiều tình hình Vn,,,hehhe ....làm sao chịu nổi khi nghe Bác nói bỏ tiền hàng trăm triệu USD mua đống sắt vụn của Pháp....Vn chưa nghèo đến nổi như vậy đâu...Vn gần đây mua " đồ chơi" xịn" Bác Nguoilinhchien có biết không? Bác đừng giận nhé !!! Hơn nữa, chúng ta bảo vệ tổ quốc bằng lịch sử ,văn hoá, ngoại giao, kinh tế.... và hợp tác quốc tế nữa. Đó chính là sức mạnh tổng hơp như Bác Dien_Quyhoach_2_0 cũng đã nói....Một sức mạnh mà bất cứ kẻ thù nào cũng e ngại và lo sợ.....
  6. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    --------------->
    Bài này do mấy bác hải ngoại viết, post ở trang web biendong.com
    Nói chung xin ghi nhận tấm lòng của anh em về việc cùng đấu tranh chống nạn xâm lược trong tương lai của Khựa.
  7. nguoilinhchien

    nguoilinhchien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bác, tôi cũng không phải không phải là người hải ngoại nên nói tôi là người hải ngoại thì oan cho tôi chết đó. Khi vào trang biển đông thấy bài đó hay nên tôi mới post lên nhằm đưa ra bình luận vì hiện thời tôi thấy hải quân của chúng ta chưa được tốt lắm, không biết có khả năng chống lại bọn tàu không chứ vì chiến tranh trên biển thì đòi hỏi phải hiện đại hoá quân đội chứ không thể như trên đất liền được là cứ đánh du kích được. Còn số liệu quân ta bao nhiêu thuyền bè thì chỉ có những anh chỉ huy mới biết chứ chúng ta làm gì biêt. Theo các nhà phân tích thì thế kỷ XXI này là thế kỷ của biển cả nên ta cần phải phát triển mạnh lực lượng hải quân để bảo vệ vùng biển của ta chứ.
    Nếu không thì sẽ còn lặp lại tình hình như năm 74 và năm 88. Mong sao nhà nước ta chú trọng hơn nữa đến lực lượng này
  8. nimbus_2000

    nimbus_2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
  9. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bác không biết thì bác đi tìm hiểu chứ bác bê nguyên mấy bài trên biendong.com vào làm gì. Trên cái trang hải ngoại đấy toàn các ông ếch ngồi đáy giếng cứ đinh ninh là tàu của ta chỉ toàn là đồ đồng nát của mẽo để lại sau 75 thôi, thế nhưng phán cứ như thánh ấy. Bác bảo là ko biết, chỉ các bác chỉ huy biết mà sao đưa ra số liệu của ta (5 tàu đồng nát, máy bay ghẻ) chi tiết thế, lại còn đưa ra "chiến lược" mua đồ đồng nát của Pháp nữa chứ. Bó tay
  10. nguoilinhchien

    nguoilinhchien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Bác không biết thì bác đi tìm hiểu chứ bác bê nguyên mấy bài trên biendong.com vào làm gì. Trên cái trang hải ngoại đấy toàn các ông ếch ngồi đáy giếng cứ đinh ninh là tàu của ta chỉ toàn là đồ đồng nát của mẽo để lại sau 75 thôi, thế nhưng phán cứ như thánh ấy. Bác bảo là ko biết, chỉ các bác chỉ huy biết mà sao đưa ra số liệu của ta (5 tàu đồng nát, máy bay ghẻ) chi tiết thế, lại còn đưa ra "chiến lược" mua đồ đồng nát của Pháp nữa chứ. Bó tay

    [/quote]
    Thưa bác, tôi nói bài này là đưa lên để tham khảo nên tất nhiên phải bê nguyên thế. Chúng ta cũng đừng nên trách mấy ông hải ngoại làm gì chứ, mỗi người thì cũng có một ý kiến chung đấy chứ. Nếu mà nói mua của bác Pháp là đồ đồng nát cũng không đúng. Chúng ta mua máy bay cũ tất nhiên không thể mua cái mà đã quá hư mà phải lựa cái còn bay được chứ. Tôi không phải bên vực cho bác ở hải ngoại kia nhưng bác ấy cũng nói đúng một phần đó chứ. Chúng ta đừng chú trọng mua nhiều đồ của Nga vì sao:
    Trung Quốc bây giờ cũng mua toàn đồ chơi của Nga do Liên Minh Châu Âu và Mỹ cấm vận vô thời hạn nó buộc phải mua của Nga mà thôi. Nó dùng đồ Nga mà mình cũng dùng toàn đồ Nga mà mình với nó là hai nước không đội trời chung, chiến tranh xảy ra thì chúng ta dùng đồ Nga, nó cũng dùng đồ Nga thì hoá ra chúng ta lại yếu hơn vì nó cũng đã rất am hiểu đồ nga vì nó cũng dùng toàn đồ nga. Nếu mà đồ chơi của ta có thêm vũ khí của một số nước phương Tây thì đó không phải là lợi thế ư.
    Còn theo tôi nghĩ, chúng ta nên cần có một chiếc tàu sân bay loại nhỏ như cỡ của bọn Xiêm thì quá tốt. Trên đó ta cho khoảng 10-15 chiếc Su-22M4 mà mới mua của Ba Lan đậu trên đó và vài chiếc trực thăng săn tàu ngầm thì quá tốt. Vì nếu không có tàu sân bay thì máy bay của ta không có đủ nhiên liệu bay ra tới Trường sa rồi lại bay về. Nếu mà có thì chúng ta sẽ chủ động hơn một phần và giúp tăng cường khả năng kiểm soát vùng biển và góp phần tăng cường thế lực hải quân của chúng ta. Không biết bây giờ loại tàu sân bay này có giá tiền bao nhiêu. Nếu nó có giá từ 500 mil trở xuống thì ta nên trang bị. Nếu mà bây giờ chúng tà đàm phán mua thì đến năm 2010 thì họ mới có thế giao hàng được. Như vậy, đến năm đó chắc tiềm lực kinh tế của chúng ta chắc sẽ tăng trưởng cao rồi thì năm 2010 đàm phàn mua thêm một chiếc nữa thì quá tốt. Một chiếc để ở Trường Sa, một chiếc ở Vịnh Bắc bộ thì quá ngon. Bây giờ thấy mấy nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta dữ lắm nên cơ hội của Việt Nam rất lớn. Chắc đến năm 2015 thì chúng ta có thể đóng được tàu sân bay là chắc rồi.

    Được nguoilinhchien sửa chữa / chuyển vào 14:34 ngày 23/07/2005

Chia sẻ trang này