1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng Bảo Vệ Biển Đông bằng Không Quân

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguoilinhchien, 22/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Molnhia VN
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    cái ảnh này đẹp quá, bác ơi cái quả mà con này phóng ra là quả gì, và có đắt ko thế hả bác, một quả như thế theo em biết là đắt lắm , nếu vậy thì công nhận là đầu tư cho hải quân tốn kém thật, điều này làm ta phải có tư duy nên tự nghiên cứu và mua công nghệ về mà sản xuất, ta nhờ Ấn độ có được ko các bác,
  3. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Đó là SS-N-25 tầm bắn 130Km, warhead 125Kg, subsonic 0.9M, tương đương với Harpoon của Mỹ. Loại này VN và India mua nhiều. Cái lày này được bàn nhiều rồi. China không mua loại này (tự SX được?), chủ yếu dùng Moskit tầm bắn 140-180Km.
    Các bác nghiên cứu xem thử xem để bắn chìm mấy chiếc frigate, destroyer của CN cần mấy trái loại này???
  4. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Chắc căn cứ theo số lượng tàu bè của Chệt mà mua. Kh35 bắn Sovremenưi thì hơi khó, cái đó dành cho Yakhont, nhưng bắn bọn nhỏ nhỏ hoặc phò phò kiểu Luhai Luhu thì chắc được.
    Tàu bè không bao giờ đi lẻ, nên mấy con FACM hễ đã tấn công là phải phóng toàn bộ hoặc phần lớn số tên lửa mang theo rồi chuồn. Nếu 5 chiếc đánh 3 tàu thì tức là tối đa có 90 quả nhằm bắn.
  5. Khosovo

    Khosovo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    21
    Hơi lạc đề một tý nhưng vẫn post.

    Những pháo đài trên biển
    19:59'', 27/2/ 2006 (GMT+7)
    Ít ai biết giữa đại dương mênh mông cách đất liền hàng nghìn cây số lại có những khối nhà thép khổng lồ sừng sững ?omọc lên? từ đáy đại dương. Trên những căn nhà đặc biệt đó có các chiến sĩ hải quân. Họ không chỉ canh giữ biển khơi mà còn bảo vệ bầu trời, thềm lục địa, tạo vành đai thép vững chắc vòng ngoài cho các giàn khoan dầu khí hoạt động.
    Những ?oNgôi nhà thép?

    Một trong 15 ?ongôi nhà thép? canh giữ biển trời ở khu vực thềm lục địa phía Nam Việt Nam.

    Trước yêu cầu bảo vệ vùng biển, vùng trời thềm lục địa Tổ quốc và là pháo đài vòng ngoài vững chắc cho các giàn khoan dầu khí hoạt động, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Công binh khảo sát hình thành và đóng các nhà nổi trên các bãi đá san hô ngầm khu vực thềm lục địa lãnh hải nước ta, từ bãi cạn Ba Kè (giáp quần đảo Trường Sa) đến bãi cạn Cà Mau (biển Cà Mau tỉnh thuộc tỉnh Cà Mau).
    Những căn nhà nổi đó chính là các trạm Kinh tế - Khoa học kỹ thuật và dịch vụ (KHKT- DV), còn gọi là nhà chòi hay nhà lô.
    Các khối nhà kết cấu bằng thép do Bộ Tư lệnh Công binh xây dựng có sức bền lâu dài và chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết như gió to bão lớn cấp 10, cấp 11. Nhà có chân cũng bằng thép cắm sâu xuống đáy rạn san hô, chia thành nhiều tầng, nhiều khối để các chiến sĩ hải quân dễ dàng sinh hoạt, học tập. Diện tích sử dụng mỗi tầng tới hàng trăm mét vuông. Mùa sóng bão nhà rung lắc nhưng không chao đảo.
    Theo quy định, khi có bão to, nền nhà rung lắc mạnh là cán bộ chiến sĩ toàn trạm được chuyển xuống tàu an toàn. Hiện nay trên vùng biển thềm lục địa phía Nam có 15 ?ongôi nhà thép? như thế. Mỗi nhà có một ?opháo đài? vững chắc với sự có mặt thường xuyên của các bạn trẻ ngày đêm quan sát phát hiện mục tiêu lạ để ?omời? ra khỏi vùng biển, vùng trời đất nước?
    Những người trẻ ấy chính là cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn K1 Đoàn 171 Hải quân - những người mà anh em gọi nửa đùa nửa thật là ?obia chủ quyền sống?. Những ?otấm bia sống? ấy không chỉ gồng mình trước điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, của cuộc sống, mà còn phải biết chôn nén nỗi nhớ đất liền, nhất là khi vợ ốm con đau, mẹ già không có người đỡ đần chăm sóc?
    ?oNhững tấm bia sống? ấy mỗi đợt ?ocắm? trên biển từ 6 đến 8 tháng. Cũng có khi do yêu cầu nhiệm vụ phải ở đến 13- 14 tháng mới vào đất liền. Không ít những ?obi kịch trái tim? nảy sinh từ những chuyến xa đất liền dằng dặc như thế. Nhiều người đã 40 tuổi vẫn ?ophòng không? và không ít người bị chê là xa nhà ế vợ. Song, vượt lên tất cả, các anh vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải Tổ quốc.
    Từ bàn tay tạo dựng cuộc sống
    Thời tiết ở thềm lục địa chia làm hai mùa rõ rệt: mùa biển lặng từ tháng 3 đến tháng 10; mùa sóng bão từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Do đặc điểm khí hậu nên việc tăng gia rau xanh ở đây cũng theo mùa sóng.
    Anh Dương Văn Hoan ở trạm Cà Mau cho biết: ?oNhững tháng đầu trạm mới đóng, rau trồng vài bữa lại héo và chết. Anh em đã chế ra chiếc bồn bằng gỗ trồng rau trên đó, chủ yếu là rau dền cơm. Mùa này chúng tôi phải làm nhà cho rau ở, gió hướng nào che hướng đó. Tháng 3 mùa biển lặng, sáng khiêng rau đi giấu trong nhà, trong kho, vì đoàn bay của Bộ Tư lệnh Phòng không ra bay diễn tập ầm ầm suốt ngày, nếu không giấu thì rau nát hết do gió của cánh máy bay quạt rất mạnh?.
    Nước ngọt ở đây hiếm hơn cả ở Trường Sa. Mùa này mỗi người được tắm hai lần/tuần. Có trạm quy định mỗi tuần một người chỉ được dùng 30 lít nước đong sẵn trong can nhựa cho cả tắm giặt, rửa mặt, đánh răng. Cuối tuần nhà bếp có nhiệm vụ đong nước cấp cho anh em. Nước thải dồn lại để tưới rau miễn là không nhiễm xà phòng và nước mặn.
    Trạm Tư Chính 5 bị nghiêng nên nước ít hơn các trạm khác. Quanh năm bộ đội kéo nước biển mặn để rửa bát, giặt giũ, nước ngọt chỉ tráng rửa sau cùng. Anh Trang Hải Âu, trạm trưởng trạm Phúc Tần, nói: ?oTôi phát cho bộ đội 5 lít nước thì thu về 3 lít. Nhiều hôm tập tình huống phòng không trên sân thượng trời nắng chang chang, ra mồ hôi nhễ nhại, không có nước tắm người chua lè. Thế là chiều anh em lại hò nhau xuống biển tắm quanh chân trạm?.
    Khó khăn thiếu thốn là thế, nhưng từ bàn tay cần cù chịu khó, cán bộ chiến sĩ các trạm KHKT-DV cũng lập ra được câu lạc bộ, cũng có tủ sách, ti vi, bồn rau cây cảnh đủ sắc màu. Hiện ở các trạm không còn quá khát rau như trước đây, nhưng rau xanh vẫn là loại ?oxa xỉ?. Bữa cơm nào có rau xanh bộ đội ăn cơm ngon hơn, và chỉ luộc khi có đoàn ra thăm thôi, còn cơ bản vẫn là thái nhỏ cả gốc già lẫn ngọn non nấu canh loãng cho đỡ xót ruột.
    Những ?opháo đài? canh giữ trời xuân
    Cùng với đoàn cán bộ, tôi xuống tàu HQ624 ra thềm lục địa thăm các ?onhà chòi?. Con tàu HQ 624 dài rộng, vững chãi là thế mà cứ chồm lên ngụp xuống trong sóng, vặn mình kêu răng rắc. Cả đoàn say mềm vì sóng to.
    Qua 3 ngày đêm hành trình không nghỉ, những pháo đài thép sừng sững hiên ngang giữa ngàn trùng sóng gió hiện dần, hiện dần khi tàu rút dần khoảng cách. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên sân thượng cao nhất giữa ?opháo đài?. Ở dưới tàu thấy rõ những cánh tay vẫy vẫy chào đón, và có ai đó cởi áo quay vòng tròn trên đầu báo hiệu ?ochúng tôi đã nhìn thấy tàu rồi? và đồng thanh hô to: ?oChào đất liền?.
    Tàu kéo 3 hồi còi rồi thả neo. Trạm chúng tôi đến đầu tiên là Ba Kè. Chao ơi, những ?ongười pháo đài? ai cũng đen cháy và chắc nịch. Chúng tôi ôm nhau, không khí hơi ấm đất liền tràn ngập. Nào mai vàng, bánh kẹo, nào rượu thơm, mứt ngọt, tất cả là quà của quân dân chính đảng cả nước gửi tặng từ dưới tàu được chuyển lên trạm. Ai cũng mừng vui và xúc động.
    Dẫn tôi đi thăm pháo đài của trạm là anh Lê Xuân Nam trạm trưởng. Anh Nam nói: ?oPháo đài của chúng tôi đặt nơi cao nhất. Từ đây có thể quan sát được 4 phương 8 hướng. Tất cả các mục tiêu lạ được đăng ký cẩn thận, xử lý báo cáo kịp thời về sở chỉ huy đất liền. Canh giữ bầu trời trên thềm lục địa của Tổ quốc là nhiệm vụ của chúng tôi. Chúng tôi luôn có một ?otrận địa pháo? trực 24/24 giờ. Ngày thường cũng như ngày tết, trận địa luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Nếu bộ đội Phòng không Không quân canh giữ bầu trời chủ yếu ở đất liền, thì chúng tôi bảo vệ bầu trời chủ yếu ở biển đảo?.
    Việc huấn luyện ở đây cũng khác rất nhiều so với đất liền. Cách bố trí khẩu đội cũng khác. Do không có vật che khuất che đỡ nên phải lợi dụng lan can, cầu thang, hay cọc bích để đặt pháo. Bia ngắm bắn cũng đặc thù. Nếu trong đất liền ngắm bắn có mục tiêu (mô hình bay) thì ở đây mô hình ấy là diều.
    Gió nhẹ, biển lặng, bộ đội thả diều tượng trưng như máy bay của địch để tập, và thực hành bắn đạn thật cũng thả diều. Thế mà trong 10 năm qua, các anh đã xử lý bao tình huống máy bay địch xâm phạm vùng trời thềm lục địa, bảo đảm luôn bình yên, mà tiêu biểu là vụ ?oLý Tống? năm 2001. Năm 2005, 100% các trạm đạt đơn vị huấn luyện giỏi về phòng không, và được tặng bằng khen, giấy khen về hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển thềm lục địa.
    Rời trạm Ba Kè, chúng tôi đến trạm Tư Chính. Sóng gió nổi lên, biển động mạnh, tàu không thể thả neo được đành cột dây vào chân trạm. Tất cả hàng hóa được bộ đội kéo lên bằng dây ròng rọc. Trạm và tàu chỉ cách nhau 20m nhìn thấy nhau mà không bắt được tay nhau.
    Chia tay các anh, chúng tôi trở về đất liền mang theo bao lời dặn dò, thư từ cùng những món quà xuân các anh gửi về gia đình. Những cái bắt tay siết chặt. Những tiếng nấc nghẹn ngào không nói nên lời, những cái nhìn giấu giọt nước mắt như chỉ chực trào ra. Trên sân thượng, trận địa pháo phòng không vẫn giương cao sẵn sàng chiến đấu. Dưới câu lạc bộ, những chiến sĩ trẻ đang soạn quà của đất liền, chăng dây xúc xích, treo đèn kết hoa, tốp kia chuyển quà vào kho, tốp này xếp lá gói bánh chưng, người treo báo tường, người chuẩn bị cành mai cho mục hái hoa dân chủ đêm giao thừa?Không khí đón tết thật vui, chẳng thua gì đất liền.
    ?oNhà giàn trong mây cách một hướng Tây-Nam. Khi nước triều lên nằm ngang mặt sóng. Ngồi chờ trăng lên chung lá thư tình. Biển sóng hát ca mơ về quê nhà. Người chiến sĩ nhà giàn vẫn kiên cường trong bão dông. Dù gian khó không sờn lòng. Hiến dâng tuổi xanh xá chi??. Xin mượn lời bài hát ?oTâm tình người chiến sĩ nhà giàn? của đồng chí Hồng Sơn để bày tỏ lòng khâm phục những người lính thủy canh trời ở cột mốc chủ quyền trên biển.
    TRẦN MẠNH TUẤN

  6. Geant_mabu

    Geant_mabu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc bài trên thấy có nói đến vụ Lý Tống 2001 mà mình chứa biết. Bạn nào biết rõ về sự kiện này có thể nói lại được không?
  7. TranHuyenPhong

    TranHuyenPhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Việt nam lấy đâu ra Yakhont thế? Do tính cách ki bo cố hữu nên 2 cái tàu Gepard mới mua cũng chỉ có URAN thôi, không hiểu sao lại ko lắp Yakhont hay Moskit.
    http://www.kommersant.com/page.asp?id=649085
    Gepard-3.9 was designed in early 1980s to fight submarines and surface ships and to destroy air targets. Upgraded Gepard will be constructed under the Stealth technology and equipped with modern armaments of Russia, including Palma-SU air defense system, Uran guided-missile system and Ka-28 ship-based helicopters.
  8. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    YA missible là 2 chiếc đóng ở Bason bác ơi!còn 2 con mua từ nga là Uran!
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Chính xác là yakont dùng cho hệ thống Bastion cơ, tàu thì mình không chắc lắm đâu.
  10. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    mịa nó em điên tiết quá,
    Các bác àh, đây có phải là cái ảnh mà chúng nó bắn cháy tàu vận tải của ta năm 88 làm ta bị mất mấy chục chiến sĩ ko hả bác
    [​IMG]
    [​IMG]
    sao ko post được hình quan trọng nhất nhỉ,
    http://www.china-defense.com/forum/index.php?showtopic=3326&st=150
    XEm xogn cái này em thấy tức cha chả là tức, chúng ta bàn tiếp việc mua sắm gì về Hải Quân đi nào, sao các bác để cho nó trôi tận xuống đay

Chia sẻ trang này