1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng Bảo Vệ Biển Đông bằng Không Quân

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nguoilinhchien, 22/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Chán các ông quá, tàu to hạ thủy khôngbao giờ là dễ ngay cả với các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển. Có trường hợp hạ thủy tầu xong nó đắm luôn. VN mình lần đầu tiên đóng tầu to nên bị là điều dễ hiểu. Nhìn lại sự phát triển của nền công nghiệp đóng tàu trongmấy năm gần đây mà mừng cho VN.
  2. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Tại sao lại mừng??? Có ông nào biết nghề đóng tàu ở VN từng lay lắt bao nhiêu năm. Ở HP bao nhiêu nhà máy đóng taù từng phải đóng cửa cho công nhân nghỉ việc thế nhưng bây giờ SV hàng hải khoa máy khoa vỏ, ra trường là có việc. Nhiều công nhân lành nghề đã quay trở lại làm việc. Rất nhiều hợp đồng đóng tàu của nước ngoài đã đến với nhà máy VN. Hiệnnay VN đang hưởng lợi bởi các hợp đồng đang đến với VN vì giá rẻ. Giống như ngày xưa Hàn Quốc đã từng hưởng lợi khi giá đóng tầu ở Châu Âu quá đắt. Các tàu đang đóng là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước chứ còn gì. Tầu Vinashin Sun 15 000 tấn tại sao lại chở gạo sang tận Cuba đi vòng quanh thế giới??? Đó là cách quảng bá thương hiệu đóng tầu của VN nhờ đó mà có những hợp đồng đóng tàu 20..000 tấn, 30.000 tấn rồi 53000 tấn.
  3. thanhlonghp

    thanhlonghp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Đóng tầu như gia công may thì cũng được chứ sao , không gia công may cho nước ngoài thì ngành may mặc và da giầy VN đâu có được như hôm nay . Hy vọng sau thời gian gia công tầu 50000 , 100000 tấn bọn Mỹ nó thuê đóng con Hàng không mẫu hạm .
    Nóng quá làm vài vại
  4. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Tớ chả biết nói với bạn thế nào . Nhứng ngoài việc chỉ trích cá nhân ra bạn chả mang lại thông tin nào đáng để đọc cả . Bạn nên đọc lại bài của tớ cho kĩ và rút ra những điều mà tớ đã nói , nếu như không hiểu thì cũng nên có cách ăn nói lịch sự phù hợp với việc tranh luận có văn hoá . Đừng biến cuộc tranh luận thành cuộc cãi nhau vô bổ .
    Cái động cơ bình bịch mà bạn nói là một trong những động cơ cơ bản nhất , đơn giản nhất của các loại phương tiện giao thông . Nếu Vn tự chế tạo được nó thì sẽ từ đó nghiên cứu chế tạo được những loại động cơ lớn hơn . Nó như thể là cái nền tảng để từ đó người ta phát triển lên . Nếu cứ nhập động cơ bình bịch từ nước ngoài mà không chịu đầu tư nghiên cứu chế tạo nó thì đến bao h Vn mới có khả năng phát triển xây dựng những loại máy móc hiện đại hơn . Chả nhẽ chỉ suốt đời làm anh nông dân cấy lúa , anh thợ chỉ biết gia công . Những thứ đòi hỏi trình độ cao , tay nghề cao thì lại phải nhập từ nước ngoài . Tại sao bạn không nghĩ đến 1 ngày nào đấy VN sẽ sản xuất 1 quả máy bay chiến đấu mạnh hơn bất cứ máy bay nào trên thế giới đi . Việt Nam sẽ thây vì xuất khẩu lúa gạo , quần áo , giầy dép gia công bằng xuất khẩu linh kiện điện tử tinh vi , những thiết bị máy móc hiện đại . Nếu muốn làm được những điều đấy thì phải chịu bỏ tiền đầu tư vào những cái cơ bản hơn , thiết thực hơn như cái động cơ bình bịch chẳng hạn .
    OK . Công nhận việc nói khoa học việt nam đi sai hướng là hới qúa lời . Vì dù sao việc đóng tầu to cũng mang lại 1 khoản lợi nhuận đáng kể . Vấn đề là người ta co biết dùng khoản lợi nhuận đấy để đầu tư vào những thứ hiện đại hơn , tinh tế hơn hay không ? Hay lại dồn hết vốn vào việc đi gia công 1 con tầu khác to hơn . Để rồi khoa học nước nhà vẫn mãi chỉ là khoa học của sự gia công ......
    Kính
  5. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    NVHoang, đóng tàu và sản xuất động cơ ô tô xe máy là 2 chuyện khác hẳn nhau. Ngay từ đầu bạn đã so sánh "chưa làm được cái xe máy mà đòi làm tàu thuỷ to". Đóng tàu tuy to thật đấy, nhưng nó thô sơ, không có cần chính xác từng một phần mười milimet như động cơ đốt trong. Đồng thời về vấn đề luyện kim, nó không đỏi hỏi phức tạp để phải chịu được nhiệt độ cao như động cơ. Từ xưa, từ cái thời tàu thuỷ chạy bằng hơi nước đấy, người ta đã đóng được những con tàu to tướng rồi.
    Việc VN là 1 nước đứng đầu về đóng tàu, có thể hiểu là các nước khác chuyển những ngành công nghiệp thô sơ sang cho những nước nghèo hơn để họ vận dụng nhân lực, tiền bạc vào những ngành công nghệ cao hơn (giống như các nhà máy mọc lên như nấm ở các nước đang phát triển như Trung Quốc và Đông Nam Á) .
    VN đứng đầu ngành CN đóng tàu như vậy thì rất đáng mừng, đáng tự hào. Nhưng tự hào không có nghĩa là tự mãn. Phải tự hiểu là chúng ta vẫn còn ở trình độ rất thô sơ.
    Còn việc lôi động cơ xe máy ra so sánh dè bỉu và phủ nhận việc đóng tàu thì ... hơi bị tự ti và thiếu hiểu biết.
    Tự ti và tự mãn, cả 2 cái đó đều xấu cả !!!
  6. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Ta mới đóng được mỗi một chiếc tàu đi biển quốc tế 12,000 tấn cách đây 2 năm và hạ thuỷ thêm chiếc này (còn chưa chạy thử), vậy mà mấy bạn đây đã claim công nghiệp tàu thuỷ Việt nam đứng hàng thứ 10 thế giới thì ... ếch quá.
    Cứ lấy lý do là "nghĩa vụ phải tự hào dân tộc" để tự claim một điều hết sức viển vông thì chỉ đem lại vấn đề cho chính mình thôi.
    Đây là website chính thức của ngành đóng tàu Việt nam, Vinashin:
    http://www.vinashin.com.vn/english/new_shipyards.asp
    Theo đó đến 2010 mới hy vọng đuổi kịp trình độ công nghệ của khu vực ASEAN thôi, chứ chưa nói đến chiếm thị phần. Kế hoạch là một chuyện, thực hiện được không là chuyện khác.
    "
    By the year 2010, Vietnam should become a nation having a shipbuilding industry with a technological level equal to that in other regional nations.
    Phase 3: From 2006 to 2010:
    Upgrading and improving the shipyards in order to have technology equal to the ASEAN shipbuilding industry, while the localization rate of domestically made products will rise to 60-70 percent of the products."
    Ngoài ra, các cậu cứ search google từ "Overview Global shipbuilding industry" xem có tên Việt nam trong đó không.
    Ví dụ đây là report của Cộng đồng châu Âu: http://europa.eu.int/comm/trade/issues/sectoral/industry/shipbuilding/index_en.htm
    Ngoài EU (hơn chục nước), Nhật bản, TQ, Hàn quốc chiếm đến 85% thị phần thì công nghiệp đóng tầu cả thế giới cộng lại (kể cả Mỹ, Canada, Mexico, Braxin, Nga, Ucraina, Ấn độ, Paskistan, Nam phi, Úc, Đài loan ... ) chỉ chiếm 15%. Việt nam không có được nhắc tới đâu.
    Còn theo cuốn text book "Transportation Management", châu Á này thôi đã có TQ, Nhật, Hàn, Ấn độ, Pakistan, Đài loan hơn đứt ta rồi (VN không có tên trong danh sách, trong khi Indo, Thái lan có tên).
    Nói ra đến châu Âu thì tất cả các nước thực dân cũ như Bồ đào nha, Tây ban nha, Ý, Hà lan, Pháp Đức Anh đều có công nghiệp đóng tầu rất phát triển đã 5-600 năm.
    Đông Âu cũ thì Ba lan, Ucrain, Nga, Rumani cũng đóng tàu lớn từ 1700. Bắc Âu có Thuỵ điển, Phần lan, Nauy, Đan mạch (bé tẹo < 10 triệu dân) cũng đóng tàu phục vụ công nghiệp dầu khí từ cả trăm năm nay.
    Châu Mỹ thì có Mỹ, Canada, Braxin, Mexico đều đóng được tàu hạng nặng overseas liner. Ngoài ra có Úc, Nam phi và một số nước Đông Âu khác nữa.
    Thông tin duy nhất về ngành công nghiệp tàu Việt nam thì mới đây để phục vụ hướng phát triển công nghiệp mới, Chính phủ đã bán trái phiếu ra thị trường Chứng khoán thế giới (New york) để vay tiền để đầu tư hạ tầng khẩn cấp phát triển cho ngành đóng tầu, và tổng số tiền nhận được chưa đến 1 tỉ $, quá ít cho một ngành công nghiệp hạng nặng.
    Bạn nào ví von ta đóng tàu theo kiểu gia công quần áo là chính xác đó. Ông phó thủ tướng nào đó cách đây vài năm cũng nói như vậy.
    P/S:
    A Breakthrough Needed in Shipbuilding Industry
    The Vietnam?Ts shipbuilding sector needs at least US$1.44 billion to modernise its operations and import advanced technology in order to raise its competitiveness. Recently, the Vietnam Shipbuilding Industry Corporation (Vinashin) has borrowed US$99.8 million from the Chinese Government to build a shipyard in Dzung Quat Industrial Park in the central province of Quang Ngai. The modern shipyard, expected to become operational in 2008, will be able to build large seagoing ships, including 300,000-DWT ships and 100,000-DWT oil tankers, and repair 600,000-DWT vessels.

    In order to upgrade the shipbuilding sector it is planned to get the required funds from different sources, including US$698 million from joint ventures, US$52.1 million from foreign loans and the remaining US$689.9 million from local sources. Vietnam and Singapore have already discussed in the past ways to forge closer economic ties. Vinashin actively pursues other business relations.
    Được kqndvn2 sửa chữa / chuyển vào 15:27 ngày 11/04/2006
  7. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Tớ chả thấy cái gì là dè bỉu , phủ nhận việc đóng tầu to khi so sánh với việc sx động cơ xe máy cả . Nếu dùng số tiền gửi kĩ sư đi nước ngoài học cách đóng cái vỏ tầu 53 000 T thì tại sao không dùng số tiền đấy để cho kĩ sư đi học cách sx động cơ xe máy . Hỏi thật nhé ....bạn thấy cái nào là cần thiết hơn trong tình hình hiện nay của nước VN ? Tớ thấy việc sx động cơ xe máy cần thiết hơn . Việc Vn đóng tầu 12000 T đi vòng quanh thế giới đến bay h là ổn rồi . Tạm dừng việc phát triển đóng tầu to vài năm cái đã . Tiếp tục nghiên cứu việc đóng tầu có trọng tải vừa phải , tăng tỉ lệ nội địa hoá , tạo thêm việc làm cho người dân . Để tiền đầu tư cho những cái khác thiết thực hơn . Cứ học cách sx động cơ xe máy làm nền tảng đi , từ đó vài năm sau tiến lên sx động cơ cho tầu thuỷ . Lúc đấy chúng ta có thể tự hào với 1 chiếc tầu cỡ vừa phải mà 90 % hay tuyệt hơn nữa là 100% made in Vietnam .
    Việc lôi động cơ xe máy ra làm ví dụ chẳng qua vì động cơ xe máy là cái đơn giản , nền tảng của các loại động cơ phức tạp hơn . Nếu Kĩ Sư VN không sx được nó mà đã nhảy ngay vào nghiên cứu chế tạo thành công động cơ tầu thuỷ thì còn biết nói gì nữa ngoài 2 chữ Thần Kì .
    Còn về lòng tự hào dân tộc và sự hiểu biết thì không thể nói ai hơn ai đâu .
    Kính
  8. TONIenGUY

    TONIenGUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Ngoài lề với bác vài dòng. Không phải cứ kỹ sư là bản vẽ ở đâu cũng đọc được đâu bác ạ. Mỗi nước có 1 tiêu chuẩn vẽ và thiết kế khác nhau, nếu ko biết về tiêu chuẩn đó thì ko thể nào hiểu được ý đồ thiết kế trên bản vẽ. Kỹ sư nước này không thể đọc (understand , don''t mean read!) bản vẽ thiết kế của nước khác là chuyện bình thường. Có thể kỹ sư VN cũng hiểu được ý đồ thiết kế chung chung đấy! Nhưng một dự án lớn luôn phải có kỹ sư trong nhóm thiết kế đi kèm theo bản vẽ để cắt nghĩa chi tiết hơn về bản vẽ của họ... chuyện này ko lạ đâu Đấy chỉ là kinh nghiệm bản thân em, một thằng đem chuông đi đánh xứ người thôi
    Ơ, thế chương trình bảo vệ biển Đông đến đâu rồi nhỉ
  9. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    cậu kqndvn ở Mỹ lên google mà search thì cậu chẳng biết cái gì đâu, những thông tin mà cậu search thì nó rất ít được update. Cậu chịu khó hỏi người nhà ở Vn hay về VN xem thử nhé. Tầu 15.000 tấn của Vinashin Sun đã chạy một vòng thế giới để quảng cáo sau đó nhiều tầu to hơn đã được đóng và được giao cho khách hàng. Ai ở HP thì biết trước kia những nhà máy đóng tầu ở HP bị đóng cửa hoặc làm việc cầm chừng chờ giải thể một thời gian dài, công nhân lành nghề đều phải đi làm nghề khác như chạy xe ôm, bán quán mà sống. Cách đây chừng 5-6 năm thôi nói là ngành công nghiệp đóng tầu VN có thể đóng những con tầu như thế e là người là cười cho. Chuyện thật là khi VN có bắt đầu đóng tầu lớn, gặp một sự cố mà cần thợ hàn lành nghề để hàn dưới nước ( chi tiết này tôi ko nhớ rõ) lúc đấy phải tìm mãi mới được một người thợ, bởi vì những người cũ đã nghỉ không làm nghề từ lâu. Thời kỳ đấy sinh viên Hàng Hải học ra kô biết phải làm gì. Thế mà gần đây các nhà máy đóng tầu liên tiếp mở rộng, sinh viên ra trường thì được tuyển ngay. Ngày trước có một bài báo nói là lâu lắm ở HP mới thấy cảnh mấy thế hệ cùng làm ở xí nghiệp đóng tàu vì một thời gian dài lớp trẻ ko muốn làm vì chết đói. Còn chú Hoàng thì quá ngây thơ về kinh tế: các xs nghiệp đóng tầu thì phải tự thân quyết định về chuyện làm ăn, càng có nhiều hợp đồng thì càng có lãi, lãi đó thì phần nộp ngân sách thì nộp còn lại để sắm thiết bị, trả lương công nhân. Hàn Quốc ban đầu cũng chỉ nhận những hợp đồng mà Nauy từ chối, đóng những con tầu nhỏ thế mà sau này nó thành cường quốc về công nghiệp đóng tầu. Nếu chú học về kinh tế sẽ học về lợi thế so sánh. Không ai đi làm cái máy nổ xe máy nếu chi phí làm ra nó đắt hơn nhiều với việc đi mua. Không phải là vô cớ mà TQ nó là công xưởng của thế giới.
  10. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Con tàu đó về mặt kỹ thuật thì không có vấn đề gì, từ thiết kế, giám sát và vật liệu để từ các nước tiên tiến, mình chỉ gia công thôi, có muốn ăn bớt đi cũng không được! Tàu thủng là vì Nhà máy Hạ Long chưa bao giờ thực hiện một cú hạ thuỷ một con tàu theo kiểu lao dọc như thế, nên không kiểm tra địa chất khu vực hạ thuỷ, nên không ngờ khi nước triều xuống, trọng lượng thân tàu là 9.000 tấn, đè vào thanh trượt hạ thuỷ. Nếu ở bên mấy nhà máy đóng tàu bên Hải Phòng thì không có vấn đề gì vì địa chất bên đó mềm, nền đáy toàn bùn. Bên Quảng Ninh nền đáy cứng nên tấm trượt đó nhô lên như 1 cái cọc, chọc thủng luôn vỏ hầm số 4 ở đáy tàu - tấm thép làm vỏ tàu chỗ dày nhất cũng chỉ 18mm thôi, thủng như bỡn ấy mà! Tôi đã tận tay sờ vào tấm đà trượt gây lên tai nạn này, cũng như ngồi cano chạy vòng quanh con tàu dài 190m đó - lúc tôi ở đó thì cả con tàu đã nổi hoàn toàn, đáy tàu chạm đáy biển do nước triều rút mà.
    Đây chỉ là một tai nạn do thiếu kinh nghiệm hạ thuỷ tàu lớn thôi, cái gì sai thì ta rút kinh nghiệm. Bác lionking cũng không nên tranh thủ quy kết luôn vụ này vào chạy theo bệnh thành tích, hay lại cho rằng, ta lại bớt xén vật liệu khi thi công, đúng thì không sao, sai thì lại thành đổ tiếng ác cho ngươì khác

Chia sẻ trang này