1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng của Kinh Dịch..

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi duyk6, 06/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Khả năng của Kinh Dịch..

    Các bạn thân mến.
    Tớ thấy box Học Thuật vẫn chưa có nhiều chủ đề bàn luận - giới thiệu về Kinh Dịch, tớ xin mạn phép tạo ra chủ đề này.

    Nói đến Kinh Dịch là mọi người biết ngay đó là một môn khoa học huyền bí của Trung Hoa Cổ Đại. Kinh Dịch trình bầy những quan điểm về Thế Giới và Vũ Trụ, những quan điểm này được xây dựng nên từ các học thuyết, nguyên lý, khái niệm hoàn chỉnh. Các học thuyết, nguyên lý, khái niệm ấy xuất phát từ 1 lối tư duy tiếp cận các vấn đề như sau: Quan sát, diễn giải rồi khái quát ngay. Khác với lối tư duy tiếp cận hiện nay: Quan sát, phân tích, thực nghiệm, khái quát. Lối tư duy tiếp cận ấy buộc phải có những cuộc thử nghiệm theo phương pháp Thử & Sai. Thật may mắn cho chúng ta ! Nền văn minh Trung Hoa Cổ cùng với 3200 năm là khoảng thời gian quá đủ để cho kết quả của phương pháp Thử & Sai đó.

    Dưới đây là một số khả năng của Kinh Dịch :

    Kinh Dịch với nền văn minh Trung Hoa Cổ Đại

    - Kinh Dịch có ứng dụng đặc thù gì ?
    Kinh Dịch mang tính năng Phát Hiện & Chứng Minh sự tồn tại của các hiện tượng, sự việc, vật thể dựa trên 64 qui luật (64 quẻ) Đi sâu vào bản chất (Sinh lý, sinh học phân tử, nguyên tử, hạt cơ bản) không phải là khả năng của Kinh Dịch.

    - Kinh Dịch được xây dựng trên cơ sở khoa học nào ?
    Cơ sở khoa học nêu lên được hiểu là nền tảng khoa học chính thống hiện nay đã và đang tạo ra các thành tựu kỹ thuật mà chúng ta nhìn thấy xung quanh & sống trong nó?. Giới khoa học ngày nay nhận thấy rằng thế giới còn tồn tại những hiện tượng rất khó lý giải, nếu căn cứ vào cơ sở khoa học hiện có. Vì thế, khoa học hiện nay chấp nhận cách phân định như sau: Ngành khoa học chính xác (1) và Ngành khoa học chưa thể giải thích, chứng minh bằng các công cụ chính xác (2) . Cách phân định này làm nảy sinh 1 câu hỏi: Làm thế nào có thể xác định được điều nào đó thuộc ngành khoa học thứ hai (2) ? Phân định như sau:
    - Khi ứng dụng vào thực tiễn mang lại lượng kết quả đúng đáng kể, thì sẽ được coi là đối tượng nghiên cứu. Kinh Dịch là 1 ví dụ. Một số trường đại học trong nước đã đi những bước đầu tiên đưa Kinh Dịch vào như 1 môn học bắt buộc. Trên thế giới, điều này đã không còn xa lạ.
    - Kinh Dịch theo nhận định hiện nay, nó bắt nguồn từ học thuyết Âm Dương. Học thuyết này, nay đã không còn bị coi là hoang đường. Nó có 1 cơ sở hệ thống lý luận riêng, hợp lý, lo-gic không ai phủ nhận được. Tuy vậy, cho đến nay chưa ai lý giải được người xưa đã lý luận như thế nào để tạo nên Kinh Dịch.
    - Để lý giải cách tạo nên Kinh Dịch phải làm được 3 điều sau:
    Việc thứ nhất: Giải thích được sự hình thành của 2 đồ hình Tiên Thiên & Hậu Thiên Bát Quái.
    Việc thứ hai: Giải thích được cách sắp xếp thứ tự của 64 quẻ dịch.
    Việc thứ ba: Tìm ra được nguyên tắc tạo nên 386 hào từ.

    - Kinh Dịch là của ai ?
    Tính khái quát rất cao trong các lời thoán từ & hào từ khiến người viết có nhận định rằng Kinh Dịch không thể nào là sản phẩm của xã hội mà trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp kém cách đây trên 3200 năm. Ngay như các nhà sử học Trung Quốc ngày nay đã thống nhất cho rằng 12 vị vua thời nhà Chu, trùng với thời gian xuất hiện Kinh Dịch, chỉ là đặt nền tảng cơ bản cho nền văn minh Trung Hoa sau này.
    Người viết mặc dù đã tìm ra được các nguyên tắc chuẩn hình thành nên 386 hào từ. Nhưng từ nguyên tắc đến việc viết nên lời hào như Kinh Dịch là 1 khoảng cách lớn, rất lớn! Bởi chỉ có nguyên tắc thôi thì không đủ mà cần phải có 1 lượng tri thức ở trình độ phát triển cao tương ứng kèm theo mới có thể viết nên Kinh Dịch. Một hay 2 bộ óc siêu việt ở trình độ cách đây 3200 năm không thể làm nổi !

    Kinh Dịch mô tả 3 giác quan: Thứ 6, Thứ 7, Thứ 8 rất rõ (Xem bài Kinh Dịch Với Khả Năng Ngoại Cảm 2) Quẻ Thuần Khôn có 1 đoạn mô tả từ điểm thụ cảm của Tái Tạo giác có con đường đi về phía bộ phận thụ cảm Vị giác (cái lưỡi) Con đường ấy đi gần tới cái lưỡi thì ngừng lại. Bên châm cứu Mạch Nhâm, Mạch Đốc xuất phát từ huyệt Hội Âm đi đến huyệt Ngân Giao & Thừa tương thì ngừng. Huyệt Hội Âm nằm ngay bộ phận Tái Tạo giác (phía sau bộ phận sinh dục) còn Ngân Giao ở bờ trên của răng cửa trên, Thừa Tương nằm ngay dưới môi dưới. Nghĩa là cũng chưa đến lưỡi!
    Việc Kinh Dịch mô tả chính xác đường đi của 2 kinh mạch quan trọng nhất của cơ thể là điều đáng phải đặt câu hỏi: Liệu người Trung Hoa xưa kia đã căn cứ vào Kinh Dịch để tìm ra gần 1000 huyệt đạo nằm trên cơ thể con người? Nhìn trên tổng thể Kinh Dịch, tôi nhận định rằng không thể có điều này. Đây chỉ là sự trùng hợp tất nhiên của 1 nền văn minh thuần nhất, như khi định luật bảo toàn năng lượng bên vật lý cổ điển cũng phù hợp với trên nhiều lãnh vực khoa học khác. Người Trung Hoa đã tìm ra gần 1000 huyệt đạo từ đâu, mà với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa đủ khả năng tìm ra được ngần ấy huyệt như thế, và khi môn châm cứu cũng được ghi nhận sự ra đời của nó khoảng gần gần với Kinh Dịch? Kinh Dịch không tạo ra môn châm cứu, vậy thì cái gì đã tạo nên 2 quyển sách siêu đẳng này?

    64 thoán từ & 386 hào từ được trình bày theo lối tả vật, tả người, tả cảnh. Nghĩa là: Hoặc như khi ta nhìn vào các hình vẽ mà mô phỏng chép lại ?
    Hoặc người tạo nên Kinh Dịch khái quát các qui luật bằng hình tượng ?
    Khả năng thứ hai là không thể có như tôi đã trình bày ở trên. Như vậy, chỉ có thể cho rằng Kinh Dịch là bản chép lại từ 1 bản khác. Tức là nền văn minh Trung Hoa Cổ được thừa hưởng từ 1 nền văn minh đã phát triển cao!

    - Kinh Dịch trình bày 1 hệ thống triết học !
    Điều đáng kinh ngạc là Kinh Dịch không đơn thuần trình bày 64 Hình Thái Vận Động mà nó còn trình bày một Hệ thống triết học. Hệ thống triết học ấy đã tạo dựng nên một nền văn minh Văn hoá - Kỹ Thuật Trung Hoa Cổ cực thịnh. Nền văn minh Cổ ấy vẫn tiếp tục tác động đến xã hội Trung Hoa đương đại theo cái cách xuyên suốt không đứt đoạn, một nền văn minh cổ duy nhất trên thế giới còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.

    Nếu chúng ta chỉ nhìn vào quá khứ của nền văn minh Trung Hoa Cổ ấy mà cho rằng Kinh Dịch chỉ là tác phẩm cổ là một điều không công tâm ! Bởi nó nhìn thấy những điều mà cho đến ngày hôm nay chúng ta mới thấy, và nó nhìn thấy những điều ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa rõ, vậy thì phải nhìn nó như 1 sản phẩm của một nền văn minh đã phát triển cao hơn chúng ta hiện nay, mà người Trung Hoa xưa được thừa hưởng.


    - Dương Kiện Toàn -






    Được duyk6 sửa chữa / chuyển vào 18:13 ngày 06/05/2004
  2. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch với môn học Chu Dịch Dự Đoán
    Người có công đầu chuyên biệt hoá khả năng dự đoán của Kinh Dịch, giúp Kinh Dịch áp dụng vào công việc dự đoán trong thực tiễn dễ dàng hơn. Đó là Nhà Triết học Thiệu Khang Tiết đời Tống. Ông đã đưa Hệ thông Thiên Can Địa Chi và mã hoá chúng thành các con số nhằm xác định thời điểm vận hành của các qui luật. Từ đó hình thành nên môn học Chu Dịch Dự Đoán.
    (Hệ thống Thiên Can Địa Chi nằm trong Hệ Lịch Cổ Trung Hoa. Hệ Lịch này lấy Mặt Trăng làm điểm qui chiếu. Ta thường gọi là Âm lịch)
    Kinh Dịch & Chu Dịch Dự Đoán Học liên hệ với nhau như thế nào trong dự đoán ?
    Mối liên hệ giữa chúng như sau :
    (Tôi mượn 1 số thuật ngữ bên Tin Học để mô tả mối liên hệ)
    Kinh Dịch là Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Thấp.
    Chu Dịch Dự Đoán là Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Cao.
    Bậc Thấp & Bậc Cao diễn tả mối quan hệ bậc thang.
    - Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Thấp là cái nền. Cái nền được sử dụng đề dự đoán các sự vật & hiện tượng trong phạm vi không hạn định. Cái nền ấy xác lập dự đoán: Sự Vật & Hiện Tượng trong 1 Không Gian & Thời Gian không xác định.
    Ví dụ : Khi Hitler đưa ra chủ thuyết Dân Tộc Thượng Đẳng. Căn cứ vào Hình Thái Phong Thuỷ Hoán, chúng ta có thể xác quyết được rằng: nhà độc tài này có ý muốn thống trị thế giới, sẽ có những hành động cực đoan với các dân tộc khác, sẽ lôi kéo cả dân tộc chuẩn bị lực lượng cho 1 cuộc chiến tranh tổng lực. Biết được hậu quả của cuộc chiến tranh, và cái kết của cuộc chiến ấy.
    - Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Cao là ngôn ngữ dự đoán đã được chuyên biệt hoá. Sự chuyên biệt hoá được sử dụng để dự đoán các sự vật & hiện tượng trong phạm vi không hạn định. Sự chuyên biệt hoá này xác lập dự đoán: Sự Vật & Hiện Tượng trong 1 Không Gian & Thời Gian được xác định.
    Ví dụ : Khi xác định được thời điểm Hitler công bố chủ thuyết ấy, ta có thể biết được suy nghĩ, thái độ, hành động & bước đi tiếp theo của ông ta.
    Điều này lý giải vì sao tồn tại những người có khả năng ngoại cảm rất tốt. Họ nhìn thấy các sự kiện đã diễn ra, biết trước diễn tiến các sự việc trong tương lai mà bản thân họ không cần phải trông thấy trực tiếp. Trong vô thức, họ đã nắm được những qui luật bất biến của con người & vũ trụ.
    Nhà Ngoại cảm nghe qua sự kiện, có thể đưa ra lời dự đoán.
    Nhà Dự Đoán Học Trung Hoa cũng chỉ cần như vậy.
    Dự Đoán theo Kinh Dịch & môn học Chu Dịch Dự Đoán, tôi gọi là Dự Đoán Học Trung Hoa.
    - Dương Kiện Toàn -
  3. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch với môn học Chu Dịch Dự Đoán
    Người có công đầu chuyên biệt hoá khả năng dự đoán của Kinh Dịch, giúp Kinh Dịch áp dụng vào công việc dự đoán trong thực tiễn dễ dàng hơn. Đó là Nhà Triết học Thiệu Khang Tiết đời Tống. Ông đã đưa Hệ thông Thiên Can Địa Chi và mã hoá chúng thành các con số nhằm xác định thời điểm vận hành của các qui luật. Từ đó hình thành nên môn học Chu Dịch Dự Đoán.
    (Hệ thống Thiên Can Địa Chi nằm trong Hệ Lịch Cổ Trung Hoa. Hệ Lịch này lấy Mặt Trăng làm điểm qui chiếu. Ta thường gọi là Âm lịch)
    Kinh Dịch & Chu Dịch Dự Đoán Học liên hệ với nhau như thế nào trong dự đoán ?
    Mối liên hệ giữa chúng như sau :
    (Tôi mượn 1 số thuật ngữ bên Tin Học để mô tả mối liên hệ)
    Kinh Dịch là Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Thấp.
    Chu Dịch Dự Đoán là Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Cao.
    Bậc Thấp & Bậc Cao diễn tả mối quan hệ bậc thang.
    - Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Thấp là cái nền. Cái nền được sử dụng đề dự đoán các sự vật & hiện tượng trong phạm vi không hạn định. Cái nền ấy xác lập dự đoán: Sự Vật & Hiện Tượng trong 1 Không Gian & Thời Gian không xác định.
    Ví dụ : Khi Hitler đưa ra chủ thuyết Dân Tộc Thượng Đẳng. Căn cứ vào Hình Thái Phong Thuỷ Hoán, chúng ta có thể xác quyết được rằng: nhà độc tài này có ý muốn thống trị thế giới, sẽ có những hành động cực đoan với các dân tộc khác, sẽ lôi kéo cả dân tộc chuẩn bị lực lượng cho 1 cuộc chiến tranh tổng lực. Biết được hậu quả của cuộc chiến tranh, và cái kết của cuộc chiến ấy.
    - Ngôn Ngữ Dự Đoán Bậc Cao là ngôn ngữ dự đoán đã được chuyên biệt hoá. Sự chuyên biệt hoá được sử dụng để dự đoán các sự vật & hiện tượng trong phạm vi không hạn định. Sự chuyên biệt hoá này xác lập dự đoán: Sự Vật & Hiện Tượng trong 1 Không Gian & Thời Gian được xác định.
    Ví dụ : Khi xác định được thời điểm Hitler công bố chủ thuyết ấy, ta có thể biết được suy nghĩ, thái độ, hành động & bước đi tiếp theo của ông ta.
    Điều này lý giải vì sao tồn tại những người có khả năng ngoại cảm rất tốt. Họ nhìn thấy các sự kiện đã diễn ra, biết trước diễn tiến các sự việc trong tương lai mà bản thân họ không cần phải trông thấy trực tiếp. Trong vô thức, họ đã nắm được những qui luật bất biến của con người & vũ trụ.
    Nhà Ngoại cảm nghe qua sự kiện, có thể đưa ra lời dự đoán.
    Nhà Dự Đoán Học Trung Hoa cũng chỉ cần như vậy.
    Dự Đoán theo Kinh Dịch & môn học Chu Dịch Dự Đoán, tôi gọi là Dự Đoán Học Trung Hoa.
    - Dương Kiện Toàn -
  4. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch với Thiên Văn
    Theo tính toán của các nhà Vật lý Thiên Văn, Mặt Trời chúng ta đang ở độ tuổi trung niên. Khi về già, Mặt Trời sẽ tăng dần thể tích lên cho đến khi nuốt trọn trái đất. Đó là thời điểm đi dần đến sự kết thúc Thái Dương Hệ của chúng ta.
    Khi nhìn vào hình thái Thuần Ly (quẻ thứ 30) hình thái Sáng - Lồi, chúng ta có được sự trùng hợp rất lý thú ! Quẻ số 30 mô tả diễn tiến rất đúng trạng thái Mặt trời ở hào thứ 6 _ Nuốt trọn Trái Đất !
    Ta hãy xem :
    Hào 1 : Dẫm đạp lung tung
    Giai đoạn hoạt động ban sơ của Mặt trời
    Hào 2 : Sắc vàng phụ vào giữa
    Giai đoạn Mặt trời hoạt động mạnh mẽ nhất
    Hào 3 : Mặt trời xế chiều gần lặn
    Giai đoạn Mặt trời hoạt động đi dần đễn mức tiêu hao hết năng lượng của nó.
    Hào 4 : Thình lình chạy tới như muốn đốt người ta vậy
    Giai đoạn Mặt trời phình to
    Hào 5 : Nước mắt ròng ròng
    Sự phình to bắt đầu tác động đến những hành tinh, thiên thể gần nó.
    Hào 6 : Giết đầu đãng mà bắt kẻ sống, kẻ khác phải theo mình
    Giai đoạn Mặt trời nuốt các hành tinh ở gần nó. Những hành tinh ở xa không bị nuốt, nhưng phải chịu chung số phận trở thành các khối thiên thạch quay quanh ngôi sao lùn (Mặt trời lúc này).
    Trong Kinh Dịch, đối nghịch với Thuần Ly ta có hình thái Thuần Khảm. Nghĩa là có Mặt trời tất phải có 1 hình thể vật chất mang tính chất & dạng thức vận động ngược lại với Mặt trời. Khoa học hiện nay đã xác định được 1 cấu trúc hoạt động rất đặc biệt tồn tại trong vũ trụ của chúng ta, đó là Hố Đen. Hố Đen không phát tán vật chất như Mặt trời. Nó hút ánh sáng, hút vật chất. Có những Hố Đen chỉ to bằng trái banh nhưng có thể hút được những khối vật thể to như Mặt trời. Suy diễn theo lối thông thường thì trọng lượng của Hố Đen to bằng trái banh ấy phải nặng gấp nhiều lần Mặt trời (!?) Ta hãy xem hình thái Thuần Khảm của Kinh Dịch mô tả cái hố đen ấy như thế nào.
    Hào 1 : Hai lần hiểm, sụp vào hố sâu
    Vật chất bị hố đen hút vào. Hố Đen ấy có 2 chỗ hiểm, tức có 2 ?oCửa?
    Hào 2 : Ở chỗ hiểm lại có hiểm
    Khối vật chất bị hút vào. Qua được 1 ?oCửa? thì rơi vào sự tác động của cái ?oCửa? thứ hai
    Hào 3 : Tới lui đều bị hãm.
    Khối vật chất chịu sự tác động giam hãm của 2 cái ?oCửa?
    Hào 4 : Như thể chỉ dâng lên 1 chén rượu, 1 quỹ thức ăn thêm 1 vài thứ khác nữa, có thể tuỳ cơ ứng biến, đút khế ước qua cửa sổ.
    Khối vật chất xoay vần trong khoảng giữa 2 cái ?oCửa? cố thoát ra. Khối vật chất bị biến hình.
    Hào 5 : Nước hiểm chưa đầy, nhưng khi đầy rồi thì thoát hiểm.
    Không thể thoát được khi Hố Đen chưa đầy (vật chất) Chỉ khi Hố Đen hút thêm các khối vật chất khác nữa, và khả năng chứa của Hố Đen đã tới giới hạn (đây rồi) thì khối vật chất bị hút trước đó sẽ được Hố Đen tống ra. Tống ra ở ?oCửa? nào ? Hố Đen vừa hút vừa đẩy 2 khối vật chất qua cùng 1 ?oCửa? chăng ?
    Hào 6 : Đã trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, 3 năm không ra được.
    Hào 6 đã cho chúng ta câu trả lời: Khối vật chất sau khi bị hút vào qua ?oCửa? thứ nhất sẽ bị Hố Đen tống ra bằng ?oCửa? thứ hai (Bị nhốt) Đằng sau cánh cửa thứ hai là vũ trụ của chúng ta chăng ? Không phải ? Hào 6 nói rằng khối vật chất ấy bị nhốt chưa ra được. Như vậy, đằng sau cánh cửa thứ hai của Hố Đen phải là ?oMột Cái Khác? Cái khác ấy không thể là vũ trụ của chúng ta.
    Tôi không phải là nhà Vật lý Thiên Văn nên chỉ có thể giải thích cái Hố Đen theo Kinh Dịch đã mô tả trong giới hạn kiến thức không chuyên. Tuy vậy, hình thái Thuần Khảm của Kinh Dịch Trung Hoa đã xác lập rằng ngoài cái vũ trụ của chúng ta còn tồn tại ít nhất 1 vũ trụ khác.
    Theo các giả định hiện có, Hố Đen có dạng hình phểu với 2 miệng phểu ở 2 đầu. Vật chất bị Hố Đen hút vào miệng phểu bên này và bị tống ra qua miệng phểu bên kia. Ở miệng phểu bên kia, các nhà khoa học cho rằng đó là 1 vũ trụ khác.

    Lưu ý : Ngôn ngữ sử dụng trong các lời hào của Kinh Dịch chỉ là công cụ dùng để mô tả các hình thái & qui luật vận động của các hình thái ấy.

    - Dương Kiện Toàn -
  5. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch với Thiên Văn
    Theo tính toán của các nhà Vật lý Thiên Văn, Mặt Trời chúng ta đang ở độ tuổi trung niên. Khi về già, Mặt Trời sẽ tăng dần thể tích lên cho đến khi nuốt trọn trái đất. Đó là thời điểm đi dần đến sự kết thúc Thái Dương Hệ của chúng ta.
    Khi nhìn vào hình thái Thuần Ly (quẻ thứ 30) hình thái Sáng - Lồi, chúng ta có được sự trùng hợp rất lý thú ! Quẻ số 30 mô tả diễn tiến rất đúng trạng thái Mặt trời ở hào thứ 6 _ Nuốt trọn Trái Đất !
    Ta hãy xem :
    Hào 1 : Dẫm đạp lung tung
    Giai đoạn hoạt động ban sơ của Mặt trời
    Hào 2 : Sắc vàng phụ vào giữa
    Giai đoạn Mặt trời hoạt động mạnh mẽ nhất
    Hào 3 : Mặt trời xế chiều gần lặn
    Giai đoạn Mặt trời hoạt động đi dần đễn mức tiêu hao hết năng lượng của nó.
    Hào 4 : Thình lình chạy tới như muốn đốt người ta vậy
    Giai đoạn Mặt trời phình to
    Hào 5 : Nước mắt ròng ròng
    Sự phình to bắt đầu tác động đến những hành tinh, thiên thể gần nó.
    Hào 6 : Giết đầu đãng mà bắt kẻ sống, kẻ khác phải theo mình
    Giai đoạn Mặt trời nuốt các hành tinh ở gần nó. Những hành tinh ở xa không bị nuốt, nhưng phải chịu chung số phận trở thành các khối thiên thạch quay quanh ngôi sao lùn (Mặt trời lúc này).
    Trong Kinh Dịch, đối nghịch với Thuần Ly ta có hình thái Thuần Khảm. Nghĩa là có Mặt trời tất phải có 1 hình thể vật chất mang tính chất & dạng thức vận động ngược lại với Mặt trời. Khoa học hiện nay đã xác định được 1 cấu trúc hoạt động rất đặc biệt tồn tại trong vũ trụ của chúng ta, đó là Hố Đen. Hố Đen không phát tán vật chất như Mặt trời. Nó hút ánh sáng, hút vật chất. Có những Hố Đen chỉ to bằng trái banh nhưng có thể hút được những khối vật thể to như Mặt trời. Suy diễn theo lối thông thường thì trọng lượng của Hố Đen to bằng trái banh ấy phải nặng gấp nhiều lần Mặt trời (!?) Ta hãy xem hình thái Thuần Khảm của Kinh Dịch mô tả cái hố đen ấy như thế nào.
    Hào 1 : Hai lần hiểm, sụp vào hố sâu
    Vật chất bị hố đen hút vào. Hố Đen ấy có 2 chỗ hiểm, tức có 2 ?oCửa?
    Hào 2 : Ở chỗ hiểm lại có hiểm
    Khối vật chất bị hút vào. Qua được 1 ?oCửa? thì rơi vào sự tác động của cái ?oCửa? thứ hai
    Hào 3 : Tới lui đều bị hãm.
    Khối vật chất chịu sự tác động giam hãm của 2 cái ?oCửa?
    Hào 4 : Như thể chỉ dâng lên 1 chén rượu, 1 quỹ thức ăn thêm 1 vài thứ khác nữa, có thể tuỳ cơ ứng biến, đút khế ước qua cửa sổ.
    Khối vật chất xoay vần trong khoảng giữa 2 cái ?oCửa? cố thoát ra. Khối vật chất bị biến hình.
    Hào 5 : Nước hiểm chưa đầy, nhưng khi đầy rồi thì thoát hiểm.
    Không thể thoát được khi Hố Đen chưa đầy (vật chất) Chỉ khi Hố Đen hút thêm các khối vật chất khác nữa, và khả năng chứa của Hố Đen đã tới giới hạn (đây rồi) thì khối vật chất bị hút trước đó sẽ được Hố Đen tống ra. Tống ra ở ?oCửa? nào ? Hố Đen vừa hút vừa đẩy 2 khối vật chất qua cùng 1 ?oCửa? chăng ?
    Hào 6 : Đã trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, 3 năm không ra được.
    Hào 6 đã cho chúng ta câu trả lời: Khối vật chất sau khi bị hút vào qua ?oCửa? thứ nhất sẽ bị Hố Đen tống ra bằng ?oCửa? thứ hai (Bị nhốt) Đằng sau cánh cửa thứ hai là vũ trụ của chúng ta chăng ? Không phải ? Hào 6 nói rằng khối vật chất ấy bị nhốt chưa ra được. Như vậy, đằng sau cánh cửa thứ hai của Hố Đen phải là ?oMột Cái Khác? Cái khác ấy không thể là vũ trụ của chúng ta.
    Tôi không phải là nhà Vật lý Thiên Văn nên chỉ có thể giải thích cái Hố Đen theo Kinh Dịch đã mô tả trong giới hạn kiến thức không chuyên. Tuy vậy, hình thái Thuần Khảm của Kinh Dịch Trung Hoa đã xác lập rằng ngoài cái vũ trụ của chúng ta còn tồn tại ít nhất 1 vũ trụ khác.
    Theo các giả định hiện có, Hố Đen có dạng hình phểu với 2 miệng phểu ở 2 đầu. Vật chất bị Hố Đen hút vào miệng phểu bên này và bị tống ra qua miệng phểu bên kia. Ở miệng phểu bên kia, các nhà khoa học cho rằng đó là 1 vũ trụ khác.

    Lưu ý : Ngôn ngữ sử dụng trong các lời hào của Kinh Dịch chỉ là công cụ dùng để mô tả các hình thái & qui luật vận động của các hình thái ấy.

    - Dương Kiện Toàn -
  6. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch Với Cơ Đốc Giáo
    Kinh Dịch ra đời trước sự kiện Jesus xuất hiện được ghi trong Tân Ước khoảng hơn 1000 năm. Với khoảng cách thời gian như thế ta có thể dễ dàng chấp nhận tính khách quan của Kinh Dịch đối với Đạo Giáo Cơ Đốc. Vậy Kinh Dịch nói gì về câu chuyện Jesus ? Tinh thần Bác Ái của Cơ Đốc Giáo nằm trong hình thái nào của Kinh Dịch ? Hình thái ấy nói gì ?
    Kinh Dịch nói gì về Jesus ?
    Theo Tân Ước, Jesus đi truyền đạo không câu nệ phân biệt người giàu kẻ khó. Ngài tiếp xúc với tất cả loại người, gần gũi va chạm không e ngại cả những kẻ tật nguyền cùi hủi. Cách Ngài thể hiện với mọi người tương ứng với hình thái Thuỷ Địa Tỉ (Gần gũi).
    Hình thái ấy nói gì ?
    Hào 1 : Mới đầu có lòng thành tín mà đến với nhau.
    Đến với mọi người, được mọi người tin yêu.
    Hào 2 : Tự trong mà gần gủi với ngoài.
    Gần gủi thân thiết với mọi người.
    Hào 3 : Gần gủi người không xứng đáng.
    Đến và gần gủi với những người bị xã hội xa lánh ruồng bỏ.
    Hào 4 : Gần gủi với bên trên
    Tiếp cận và gần gủi với những bậc trên.
    Hào 5 : Như khi săn thú, vua chỉ vây 3 mặt còn mặt trước bỏ ngỏ cho cầm thú thoát ra phía đó. Người trong ấp được cảm hoá không phải răn đe.
    Tỏ rõ thái độ cao thượng của người được kính trọng. Sự ngưỡng mộ có được là từ tấm lòng thiện tâm.
    Hào 6 : Không có đầu mối để gần gũi
    Khúc bi tráng của người dành cả đời mình vì người khác.
    Hình thái Thuỷ Địa Tỉ mô tả cuộc đời con người mang tính cách gần gũi chẳng khác với những gì Kinh Tân Ước đã ghi về Jesus. Kinh Dịch không dừng lại ở đây. Nó còn có 1 hình thái khác mô tả hiện tượng bất thường rất giống với câu chuyện kể về hiện tượng sáng loà ?oSống Lại? của Jesus được ghi trong Tân Ước. Trùng hợp ngẫu nhiên đến lạ kỳ ! Vì đây là một hình thái rất khó trình bày bằng ngôn từ không chuyên môn, nên tôi xin dành cho dịp khác.
    Tinh thần Bác Ái của Cơ Đốc Giáo. Kinh Dịch nói gì ?
    Bác ái là khoan dung, là độ lượng. Tinh thần này tương ứng với hình thái Phong Hoả Gia Nhân (Khoan dung). Hào cuối cùng của hình thái này nói gì ?
    Có lòng chí thành và uy nghiêm.
    Kinh Dịch cho rằng : Tinh thần Bác Ái sẽ tồn tại với niềm thán phục và nể trọng của loài người. Tôi không rõ lắm về cơ cấu và cơ chế hoạt động của Cơ Đốc Giáo, nhưng với cung cách hoạt động tổ chức rất hiệu quả trong công việc truyền đạo, cứu bần, làm việc thiện thông suốt từ trên xuống đến giáo dân thì thật khó lòng cho rằng họ không đáng nể.
    - Dương Kiện Toàn -
  7. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch Với Cơ Đốc Giáo
    Kinh Dịch ra đời trước sự kiện Jesus xuất hiện được ghi trong Tân Ước khoảng hơn 1000 năm. Với khoảng cách thời gian như thế ta có thể dễ dàng chấp nhận tính khách quan của Kinh Dịch đối với Đạo Giáo Cơ Đốc. Vậy Kinh Dịch nói gì về câu chuyện Jesus ? Tinh thần Bác Ái của Cơ Đốc Giáo nằm trong hình thái nào của Kinh Dịch ? Hình thái ấy nói gì ?
    Kinh Dịch nói gì về Jesus ?
    Theo Tân Ước, Jesus đi truyền đạo không câu nệ phân biệt người giàu kẻ khó. Ngài tiếp xúc với tất cả loại người, gần gũi va chạm không e ngại cả những kẻ tật nguyền cùi hủi. Cách Ngài thể hiện với mọi người tương ứng với hình thái Thuỷ Địa Tỉ (Gần gũi).
    Hình thái ấy nói gì ?
    Hào 1 : Mới đầu có lòng thành tín mà đến với nhau.
    Đến với mọi người, được mọi người tin yêu.
    Hào 2 : Tự trong mà gần gủi với ngoài.
    Gần gủi thân thiết với mọi người.
    Hào 3 : Gần gủi người không xứng đáng.
    Đến và gần gủi với những người bị xã hội xa lánh ruồng bỏ.
    Hào 4 : Gần gủi với bên trên
    Tiếp cận và gần gủi với những bậc trên.
    Hào 5 : Như khi săn thú, vua chỉ vây 3 mặt còn mặt trước bỏ ngỏ cho cầm thú thoát ra phía đó. Người trong ấp được cảm hoá không phải răn đe.
    Tỏ rõ thái độ cao thượng của người được kính trọng. Sự ngưỡng mộ có được là từ tấm lòng thiện tâm.
    Hào 6 : Không có đầu mối để gần gũi
    Khúc bi tráng của người dành cả đời mình vì người khác.
    Hình thái Thuỷ Địa Tỉ mô tả cuộc đời con người mang tính cách gần gũi chẳng khác với những gì Kinh Tân Ước đã ghi về Jesus. Kinh Dịch không dừng lại ở đây. Nó còn có 1 hình thái khác mô tả hiện tượng bất thường rất giống với câu chuyện kể về hiện tượng sáng loà ?oSống Lại? của Jesus được ghi trong Tân Ước. Trùng hợp ngẫu nhiên đến lạ kỳ ! Vì đây là một hình thái rất khó trình bày bằng ngôn từ không chuyên môn, nên tôi xin dành cho dịp khác.
    Tinh thần Bác Ái của Cơ Đốc Giáo. Kinh Dịch nói gì ?
    Bác ái là khoan dung, là độ lượng. Tinh thần này tương ứng với hình thái Phong Hoả Gia Nhân (Khoan dung). Hào cuối cùng của hình thái này nói gì ?
    Có lòng chí thành và uy nghiêm.
    Kinh Dịch cho rằng : Tinh thần Bác Ái sẽ tồn tại với niềm thán phục và nể trọng của loài người. Tôi không rõ lắm về cơ cấu và cơ chế hoạt động của Cơ Đốc Giáo, nhưng với cung cách hoạt động tổ chức rất hiệu quả trong công việc truyền đạo, cứu bần, làm việc thiện thông suốt từ trên xuống đến giáo dân thì thật khó lòng cho rằng họ không đáng nể.
    - Dương Kiện Toàn -
  8. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch Với Phật Giáo
    Kinh Dịch nói gì về Phật Tổ ? Tinh thần Từ Bi của Phật Giáo nằm trong hình thái nào của Kinh Dịch ? Hình thái ấy nói gì ?
    Kinh Dịch nói gì về Phật Tổ ?

    Sách sử có chép lại rằng Đức Phật vốn là Thái Tử đã có gia thất trước khi xa lánh chốn trần tục lên đường tu đạo và thành Phật. Cách Ngài thể hiện trong cuộc đời tu hành cùng với Đạo Ngài sáng lập tương ứng với hình thái Thiên Sơn Độn (Lánh đi) của Kinh Dịch.
    Hình thái này nói gì ?
    Hào 1 : Lánh sau cùng, như cái đuôi.
    Ngài muốn lánh ngay từ đầu (thuở bé)
    Hào 2 : Hai bên khăng khít nhau như buộc nhau bằng dây bò vàng. Không thể cởi được.
    Vị Quân Vương, cha Ngài ràng buộc Ngài mang trách nhiệm đối với thần dân. Ngài lên ngôi Thái Tử.
    Hào 3 : Lúc phải lánh mà bịn rịn tư tình.
    Ngài lập gia thất.
    Hào 4 : Có hệ luỵ với người, nhưng lánh được.
    Ngài quyết lánh khỏi thế gian trần tục, mặc dù còn mang hệ luỵ với người vợ trẻ.
    Hào 5 : Lánh đi theo điều chính.
    Ngài lánh đi để tu Đạo
    Hào 6 : Lánh mà ung dung đường hoàng.
    Lánh đấy nhưng là sự lánh đi ung dung mà đường hoàng. Ngài lánh đi không mang sắc thái tự tư, ích kỷ, bị chê cười (Vì thế mới đường hoàng). Thực tế Ngài đã dùng hình thức lánh đi để lên đường thuyết giảng Phật Pháp.
    Thật lạ lùng cho cái hình thức Lánh Đi ! Tưởng rằng lánh đi luôn sẽ là điều tệ hại ích kỷ. Cái lánh đi đến giai đoạn cuối cùng của Đức Phật được Kinh Dịch mô tả là cái lánh đi cao cả của 1 người hướng thiện. Thật hay !!! Kinh Dịch tài tình thật ! Cái lánh đi trong Phật Giới cũng thật tài tình !
    Tinh thần Từ Bi của Phật Giáo. Kinh Dịch nói gì ?
    Đế đạt được cái tâm Từ Bi Hỉ Xả Phật Pháp hướng chúng sinh đến chữ Tịnh. Chữ Tịnh tương ứng với hình thái Thuỷ Phong Tĩnh trong Kinh Dịch. Hào thứ 6 (Hào cuối cùng) của hình thái này mô tả cái kết cục của tinh thần Từ Bi Hỉ Xả như sau:
    Là Giếng Nước Sạch Sẽ Để Mọi Người Đến Múc Mà Uống. Tồn Tại Mãi Mãi.
    Thật kinh khủng cho cả hai, Phật Pháp và Kinh Dịch !!! Đã quá rõ, tôi không thể nói điều gì hơn.
    - Dương Kiện Toàn -
  9. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch Với Phật Giáo
    Kinh Dịch nói gì về Phật Tổ ? Tinh thần Từ Bi của Phật Giáo nằm trong hình thái nào của Kinh Dịch ? Hình thái ấy nói gì ?
    Kinh Dịch nói gì về Phật Tổ ?

    Sách sử có chép lại rằng Đức Phật vốn là Thái Tử đã có gia thất trước khi xa lánh chốn trần tục lên đường tu đạo và thành Phật. Cách Ngài thể hiện trong cuộc đời tu hành cùng với Đạo Ngài sáng lập tương ứng với hình thái Thiên Sơn Độn (Lánh đi) của Kinh Dịch.
    Hình thái này nói gì ?
    Hào 1 : Lánh sau cùng, như cái đuôi.
    Ngài muốn lánh ngay từ đầu (thuở bé)
    Hào 2 : Hai bên khăng khít nhau như buộc nhau bằng dây bò vàng. Không thể cởi được.
    Vị Quân Vương, cha Ngài ràng buộc Ngài mang trách nhiệm đối với thần dân. Ngài lên ngôi Thái Tử.
    Hào 3 : Lúc phải lánh mà bịn rịn tư tình.
    Ngài lập gia thất.
    Hào 4 : Có hệ luỵ với người, nhưng lánh được.
    Ngài quyết lánh khỏi thế gian trần tục, mặc dù còn mang hệ luỵ với người vợ trẻ.
    Hào 5 : Lánh đi theo điều chính.
    Ngài lánh đi để tu Đạo
    Hào 6 : Lánh mà ung dung đường hoàng.
    Lánh đấy nhưng là sự lánh đi ung dung mà đường hoàng. Ngài lánh đi không mang sắc thái tự tư, ích kỷ, bị chê cười (Vì thế mới đường hoàng). Thực tế Ngài đã dùng hình thức lánh đi để lên đường thuyết giảng Phật Pháp.
    Thật lạ lùng cho cái hình thức Lánh Đi ! Tưởng rằng lánh đi luôn sẽ là điều tệ hại ích kỷ. Cái lánh đi đến giai đoạn cuối cùng của Đức Phật được Kinh Dịch mô tả là cái lánh đi cao cả của 1 người hướng thiện. Thật hay !!! Kinh Dịch tài tình thật ! Cái lánh đi trong Phật Giới cũng thật tài tình !
    Tinh thần Từ Bi của Phật Giáo. Kinh Dịch nói gì ?
    Đế đạt được cái tâm Từ Bi Hỉ Xả Phật Pháp hướng chúng sinh đến chữ Tịnh. Chữ Tịnh tương ứng với hình thái Thuỷ Phong Tĩnh trong Kinh Dịch. Hào thứ 6 (Hào cuối cùng) của hình thái này mô tả cái kết cục của tinh thần Từ Bi Hỉ Xả như sau:
    Là Giếng Nước Sạch Sẽ Để Mọi Người Đến Múc Mà Uống. Tồn Tại Mãi Mãi.
    Thật kinh khủng cho cả hai, Phật Pháp và Kinh Dịch !!! Đã quá rõ, tôi không thể nói điều gì hơn.
    - Dương Kiện Toàn -
  10. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    KINH DỊCH NÓI VỀ ?oĐẤNG TỐI CAO?
    - Cấu trúc Kinh Dịch được hình thành nên từ 1 số nguyên tắc. Những nguyên tắc này xuất phát từ 1 số học thuyết. Trong đó học thuyết Âm Dương là chủ đạo. Điều đó có nghĩa là bộ Kinh Dịch được tạo nên từ thuyết Nhị Nguyên (Âm & Dương). Triết học Nhị Nguyên vẫn tồn tại trong Kinh Dịch, nhưng chỉ còn là 1 dạng nguyên lý nằm trong 1 Hệ Thống Triết Học mới của Kinh Dịch. Hệ Thống triết học mới này được những người đời sau làm sáng tỏ dần và đặt cho nó cái tên Hệ Thống Triết Học Kinh Dịch _ Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh.
    - Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh kết thúc ở 2 quẻ Ký Tế: Đã xong (63), Vị Tế: Chưa xong (64) Nghĩa là kết thúc rồi đó, nhưng kết thúc ở chỗ chưa xong (Còn nữa). ?oCòn Nữa? là cái gì ? Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh không cho câu trả lời. Vì thế tôi gọi thuyết này là Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Hẹp. Căn cứ vào nguyên lý Âm Dương, tất phải có 1 thuyết khác khả dĩ giảI thích được ?oCòn Nữa? là gì. Tôi gọI là Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Rộng.
    - Cái ?oCòn Nữa? là cái gì ? Theo Nhị Nguyên: Con người cùng với những gì con người cảm nhận được, thấy được, hiểu được bằng cảm xúc, bằng trực quan, bằng tư duy cụ thể được goị là Vũ Trụ Hữu Hình. Có Dương tất phải có Âm, vì thế, hữu hình tất phải có vô hình. Vũ Trụ Vô Hình đứng bên cạnh Vũ Trụ Hữu Hình. Vũ Trụ Vô Hình là như thế nào ? Đặt câu hỏi như thế tức là đã bước vào Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Rộng, là đi tìm hiểu cái ?oCòn Nữa?. Nghĩa là cái ?oCòn Nữa? chính là Vũ Trụ Vô Hình.
    - Vũ Trụ Vô Hình có hình dáng ra sao ? Theo thuyết Nhất Nguyên Hoàn chỉnh Hẹp: Khi vũ trụ được hình thành, Dương & Âm cùng xuất hiện, Vũ Trụ Hữu Hình & Vũ Trụ Vô Hình cùng khởi sinh, không có cái nào có trước cái nào. Để các bạn hình dung được hình dáng của Vũ Trụ Vô Hình, tôi xin đưa ra 1 ví dụ : Khi bạn đào đất, cái đống đất trên bờ là hữu hình, còn cái hố là vô hình, nghĩa là cứ sau 1 động tác đào đất, bạn đã tạo ra không chỉ 1 mà là 2 trạng thái.
    - Vũ Trụ Vô Hình có cái gì trong ấy ? Câu hỏi không nằm trong đề tài này. Điêù ta muốn biết ở đây ?oAi? là người đào đất ? Kinh Dịch cung cấp câu trả lời rất rõ ! Tôi sẽ trình bày điều này trong 1 dịp khác.
    - Dương Kiện Toàn -

Chia sẻ trang này