1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng của Kinh Dịch..

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi duyk6, 06/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    KINH DỊCH NÓI VỀ ?oĐẤNG TỐI CAO?
    - Cấu trúc Kinh Dịch được hình thành nên từ 1 số nguyên tắc. Những nguyên tắc này xuất phát từ 1 số học thuyết. Trong đó học thuyết Âm Dương là chủ đạo. Điều đó có nghĩa là bộ Kinh Dịch được tạo nên từ thuyết Nhị Nguyên (Âm & Dương). Triết học Nhị Nguyên vẫn tồn tại trong Kinh Dịch, nhưng chỉ còn là 1 dạng nguyên lý nằm trong 1 Hệ Thống Triết Học mới của Kinh Dịch. Hệ Thống triết học mới này được những người đời sau làm sáng tỏ dần và đặt cho nó cái tên Hệ Thống Triết Học Kinh Dịch _ Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh.
    - Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh kết thúc ở 2 quẻ Ký Tế: Đã xong (63), Vị Tế: Chưa xong (64) Nghĩa là kết thúc rồi đó, nhưng kết thúc ở chỗ chưa xong (Còn nữa). ?oCòn Nữa? là cái gì ? Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh không cho câu trả lời. Vì thế tôi gọi thuyết này là Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Hẹp. Căn cứ vào nguyên lý Âm Dương, tất phải có 1 thuyết khác khả dĩ giảI thích được ?oCòn Nữa? là gì. Tôi gọI là Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Rộng.
    - Cái ?oCòn Nữa? là cái gì ? Theo Nhị Nguyên: Con người cùng với những gì con người cảm nhận được, thấy được, hiểu được bằng cảm xúc, bằng trực quan, bằng tư duy cụ thể được goị là Vũ Trụ Hữu Hình. Có Dương tất phải có Âm, vì thế, hữu hình tất phải có vô hình. Vũ Trụ Vô Hình đứng bên cạnh Vũ Trụ Hữu Hình. Vũ Trụ Vô Hình là như thế nào ? Đặt câu hỏi như thế tức là đã bước vào Thuyết Nhất Nguyên Hoàn Chỉnh Rộng, là đi tìm hiểu cái ?oCòn Nữa?. Nghĩa là cái ?oCòn Nữa? chính là Vũ Trụ Vô Hình.
    - Vũ Trụ Vô Hình có hình dáng ra sao ? Theo thuyết Nhất Nguyên Hoàn chỉnh Hẹp: Khi vũ trụ được hình thành, Dương & Âm cùng xuất hiện, Vũ Trụ Hữu Hình & Vũ Trụ Vô Hình cùng khởi sinh, không có cái nào có trước cái nào. Để các bạn hình dung được hình dáng của Vũ Trụ Vô Hình, tôi xin đưa ra 1 ví dụ : Khi bạn đào đất, cái đống đất trên bờ là hữu hình, còn cái hố là vô hình, nghĩa là cứ sau 1 động tác đào đất, bạn đã tạo ra không chỉ 1 mà là 2 trạng thái.
    - Vũ Trụ Vô Hình có cái gì trong ấy ? Câu hỏi không nằm trong đề tài này. Điêù ta muốn biết ở đây ?oAi? là người đào đất ? Kinh Dịch cung cấp câu trả lời rất rõ ! Tôi sẽ trình bày điều này trong 1 dịp khác.
    - Dương Kiện Toàn -
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bạn đưa đề tài này lên Box học thuật!!!!
    Hãy tiếp tục post bài lên nhé!
    Cám ơn bạn nhiều.
    tôi vote cho bạn5 sao
    honghoavi
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bạn đưa đề tài này lên Box học thuật!!!!
    Hãy tiếp tục post bài lên nhé!
    Cám ơn bạn nhiều.
    tôi vote cho bạn5 sao
    honghoavi
  4. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn nhiều
  5. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn nhiều
  6. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    DỰ BÁO HỌC TRUNG HOA VỚI THỂ THAO
    Thiệu Vĩ Hoa, Dịch Sư số 1 của Trung Quốc có giới thiệu 2 phương pháp dự đoán: Dự đoán theo Tượng- Hào & Dự đoán Sáu Hào. So với các phương pháp dự đoán theo Kinh Dịch hiện có tại Việt Nam, 2 phương pháp này tỏ ra vượt trội về mặt lý luận.
    Xem xét 2 phương pháp của Ông, tôi đưa ra vài nhận xét sau :
    1. Ngoài dự đoán về con người và sự việc, ông đã cố gắng nhằm đưa khả năng ứng dụng của 2 phương pháp này vào các lãnh vực khác: Thời tiết, Thể thao, Y Học, Thiên Văn, Địa Chất.
    2. Tác giả áp dụng các nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành vào 2 phương pháp này khá thành thục và hợp lý.
    3. Tác giả hiểu các nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành theo lối cổ xưa, vì vậy, khi đưa ra các kết quả dự đoán, tác giả thường phải sử dụng đến kinh nghiệm dự đoán của bản thân. Rõ nhất là ở phương pháp dự đoán theo Tượng- Hào. Tác giả dùng nhiều đến các biểu tượng của Bát Quái. Khi dự đoán các trận đấu thể thao phức tạp như đá banh trên sân trung lập, tác giả phải đặt ra các qui tắc ngoại lệ.
    4. Phương pháp Dự Đoán Sáu Hào được tác giả giới thiệu rất công phu, chi tiết và tỉ mỉ. Tuy vậy, nó vẫn tỏ ra phức tạp quá ! Quá nhiều các khái niệm và nguyên lý ! Các nguyên lý và khái niệm này thường chồng chéo và phủ định lẫn nhau khi lập luận dự đoán, khiến cho nhà dự đoán phải có kinh nghiệm để biết chọn nguyên lý nào cho từng trường hợp dự đoán cụ thể. Giống như phương pháp Tượng ?"Hào, phương pháp Dự Đoán Sáu Hào cũng đòi hỏi người dự đoán phải có kinh nghiệm.
    Liệu có phương pháp nào khác không buộc người học phải có kinh nghiệm dự đoán ?
    Bằng việc sử dụng Hệ Thống Lý Luận Trung Y hiện đại, tôi thiết lập 1 phương pháp dự đoán mới. Phương pháp này được phát triển từ phương pháp dự đoán theo Tượng-Hào.
    Phương pháp mới có 2 lợi điểm như sau :
    1. Nó không đòi hỏi người dự đoán phải có kinh nghiệm.
    2. Về mặt ứng dụng, nó dễ sử dụng như khi ta giải phương trình bậc 2 có 1 ẩn số. Nghĩa là, đã có sẵn công thức, chỉ cần áp dữ liệu vào là có ngay kết quả.
    Để có thể áp dụng phương pháp này vào thực tế, bộ Kinh Dịch phải được mã hoá thành 2 ký hiệu (+) & (-). Về lý thuyết, công việc này thực hiện được.
    Vòng chung kết bóng đá tháng 6-2002 tại Hàn Quốc, tôi đem phương pháp ra thử nghiệm. Kết quả dự đoán như sau: Đúng 63 trận, sai 1 trận ( Hàn Quốc >< Hoa Kỳ)
    Tôi chưa tìm ra và chưa lý giải được vì sao phương pháp mới cho kết quả dự đoán sai trận Hàn Quốc >< Hoa Kỳ, nên cần phải có thêm thời gian để xem xét lại.
    Nhận xét:
    1. Để kiểm nghiệm khả năng dự đoán của phương pháp mới, tôi chọn 64 trận bóng đá vòng chung kết vì nó mang tính hệ thống, thể thức thi đấu chặt chẽ.
    2. Tuy nhiên, do số lượng thử nghiệm nhỏ, 64 trận, nên con số 99,4% dự đoán đúng không mang giá trị thống kê.
    3. Không mang giá trị thống kê, nhưng phương pháp đã gợi mở rằng: Phương pháp được xây dựng đúng & kết quả dự đoán xác định được giá trị của từng đối tượng.
    4. Giá trị của từng đối tượng được xác định theo giá trị cặp: Đúng-Sai, Phải-Trái, Có-Không.... Vì thế, phương pháp mới còn có thể áp dụng rộng rãi trong các lãnh vực khác.
    5. Khi ứng dụng vào các lãnh vực chuyên biệt khác, người dự đoán phải có trình độ với những hiểu biết nhất định trên lãnh vực ấy nhằm chọn các thông số phù hợp cho việc lập bài toán dự đoán.
    - Dương Kiện Toàn -
  7. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    DỰ BÁO HỌC TRUNG HOA VỚI THỂ THAO
    Thiệu Vĩ Hoa, Dịch Sư số 1 của Trung Quốc có giới thiệu 2 phương pháp dự đoán: Dự đoán theo Tượng- Hào & Dự đoán Sáu Hào. So với các phương pháp dự đoán theo Kinh Dịch hiện có tại Việt Nam, 2 phương pháp này tỏ ra vượt trội về mặt lý luận.
    Xem xét 2 phương pháp của Ông, tôi đưa ra vài nhận xét sau :
    1. Ngoài dự đoán về con người và sự việc, ông đã cố gắng nhằm đưa khả năng ứng dụng của 2 phương pháp này vào các lãnh vực khác: Thời tiết, Thể thao, Y Học, Thiên Văn, Địa Chất.
    2. Tác giả áp dụng các nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành vào 2 phương pháp này khá thành thục và hợp lý.
    3. Tác giả hiểu các nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành theo lối cổ xưa, vì vậy, khi đưa ra các kết quả dự đoán, tác giả thường phải sử dụng đến kinh nghiệm dự đoán của bản thân. Rõ nhất là ở phương pháp dự đoán theo Tượng- Hào. Tác giả dùng nhiều đến các biểu tượng của Bát Quái. Khi dự đoán các trận đấu thể thao phức tạp như đá banh trên sân trung lập, tác giả phải đặt ra các qui tắc ngoại lệ.
    4. Phương pháp Dự Đoán Sáu Hào được tác giả giới thiệu rất công phu, chi tiết và tỉ mỉ. Tuy vậy, nó vẫn tỏ ra phức tạp quá ! Quá nhiều các khái niệm và nguyên lý ! Các nguyên lý và khái niệm này thường chồng chéo và phủ định lẫn nhau khi lập luận dự đoán, khiến cho nhà dự đoán phải có kinh nghiệm để biết chọn nguyên lý nào cho từng trường hợp dự đoán cụ thể. Giống như phương pháp Tượng ?"Hào, phương pháp Dự Đoán Sáu Hào cũng đòi hỏi người dự đoán phải có kinh nghiệm.
    Liệu có phương pháp nào khác không buộc người học phải có kinh nghiệm dự đoán ?
    Bằng việc sử dụng Hệ Thống Lý Luận Trung Y hiện đại, tôi thiết lập 1 phương pháp dự đoán mới. Phương pháp này được phát triển từ phương pháp dự đoán theo Tượng-Hào.
    Phương pháp mới có 2 lợi điểm như sau :
    1. Nó không đòi hỏi người dự đoán phải có kinh nghiệm.
    2. Về mặt ứng dụng, nó dễ sử dụng như khi ta giải phương trình bậc 2 có 1 ẩn số. Nghĩa là, đã có sẵn công thức, chỉ cần áp dữ liệu vào là có ngay kết quả.
    Để có thể áp dụng phương pháp này vào thực tế, bộ Kinh Dịch phải được mã hoá thành 2 ký hiệu (+) & (-). Về lý thuyết, công việc này thực hiện được.
    Vòng chung kết bóng đá tháng 6-2002 tại Hàn Quốc, tôi đem phương pháp ra thử nghiệm. Kết quả dự đoán như sau: Đúng 63 trận, sai 1 trận ( Hàn Quốc >< Hoa Kỳ)
    Tôi chưa tìm ra và chưa lý giải được vì sao phương pháp mới cho kết quả dự đoán sai trận Hàn Quốc >< Hoa Kỳ, nên cần phải có thêm thời gian để xem xét lại.
    Nhận xét:
    1. Để kiểm nghiệm khả năng dự đoán của phương pháp mới, tôi chọn 64 trận bóng đá vòng chung kết vì nó mang tính hệ thống, thể thức thi đấu chặt chẽ.
    2. Tuy nhiên, do số lượng thử nghiệm nhỏ, 64 trận, nên con số 99,4% dự đoán đúng không mang giá trị thống kê.
    3. Không mang giá trị thống kê, nhưng phương pháp đã gợi mở rằng: Phương pháp được xây dựng đúng & kết quả dự đoán xác định được giá trị của từng đối tượng.
    4. Giá trị của từng đối tượng được xác định theo giá trị cặp: Đúng-Sai, Phải-Trái, Có-Không.... Vì thế, phương pháp mới còn có thể áp dụng rộng rãi trong các lãnh vực khác.
    5. Khi ứng dụng vào các lãnh vực chuyên biệt khác, người dự đoán phải có trình độ với những hiểu biết nhất định trên lãnh vực ấy nhằm chọn các thông số phù hợp cho việc lập bài toán dự đoán.
    - Dương Kiện Toàn -
  8. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch với Kỹ Thuật Nhân Bản con người
    Vấn đề nhân bản con người được các quốc gia có nền khoa học tiên tiến hiện nay xem xét nghiêm túc. Căn cứ vào khuyến cáo của đa số các nhà khoa học, 1 số chính phủ đã đưa vào luật các điều khoản chi tiết nghiêm cấm việc nhân bản con người. Đúng hay sai, chúng ta để các nhà làm luật, chính trị gia phân định. Ở đây, tôi xin đặt vấn đề như sau: Khả năng nhân bản con người là có thật, vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Vậy, nếu có những bản sao con người xuất hiện thì điều gì sẽ xảy ra cho loài người chúng ta ?
    Kinh Dịch cung cấp cho chúng ta hình thái Thuần Khôn. Hình thái mô tả tiến trình của sự SAO CHÉP. Hình thái ấy cho chúng ta những thông tin sau :
    Hào 1 : Cẩn trọng ngay từ những bước đầu.
    Hệ quả vật sao chép được cân nhắc rất kỹ lưỡng.
    Hào 2 : Đức của mình thẳng, vuông, lớn.
    Những người thực hiện kỹ thuật nhân bản cho rằng họ chỉ đơn thuần vì mục đích khoa học. Vì thế, họ sẽ thực hiện kỹ thuật này trên con người.
    Hào 3 : Ngậm chứa không lộ ra. Đi theo người trên.
    Có sự bảo lãnh của tổ chức hoặc quốc gia thực hiện kỹ thuật nhân bản con người. Công việc tiến hành này hoàn toàn bí mật.
    Hoà 4 : Như cái túi thắt miệng lại.
    Bị cáo giác. Nhưng họ vẫn không từ bỏ ý định. Công việc vẫn tiến hành và được giữ bí mật ở mức độ cao nhất.
    Hào 5 : Được cái xiêm màu vàng.
    Họ nhân bản thành công. Sau nhiều lần điều chỉnh, con người nhân bản đã có được khả năng tồn tại gần giống với con người.
    Hào 6 : Đánh nhau ở đồng nội. Đổ máu đen, máu vàng.
    Con người nhân bản tranh đấu cho quyền được làm con người như chúng ta.
    Hoà 7 : Lâu dài. (6 hào âm biến sang 6 hào dương, Thuần Càn)
    Những người nhân bản tăng thêm số lượng đến 1 thời điểm họ sẽ quay lại đòi làm chủ. Và họ sẽ tạo lập cho họ 1 thế giới riêng (Biến sang THUẦN CÀN. Khởi đầu cho 1 tiến trình 64 quẻ)
    Yếu tố xã hội, tôi sẽ không đề cập. Dưới góc nhìn lịch sử loài người, căn cứ vào các thông tin từ diễn trình của Kinh Dịch, tôi ghi 3 nhận xét sau :
    @ Thứ nhất: Kết quả của kỹ thuật nhân bản sẽ tạo ra những con người nhân bản hoàn hảo tương đối so với con người chúng ta. Vì thế, con người nhân bản vẫn có khả năng tiếp thu kỹ thuật ấy từ chính chúng ta. Hoặc họ có thể tự tạo ra kỹ thuật ấy, một khi thế giới của họ có đủ điều kiện và thời gian cho sự phát triển nền văn minh của riêng họ.
    Như vậy, Kinh Dịch xác nhận kỹ thuật nhân bản là khả năng có thật trong tương lai.
    @ Thứ hai: Trong tương lai, kỹ thuật nhân bản vẫn có thể xảy ra vào những thời điểm, ở những không gian khác do con người, hoặc người nhân bản thực hiện. Vậy, chúng ta không thể đoan chắc rằng kỹ thuật này chưa từng được thực hiện trong quá khứ. Vì vậy, tôi đặt vấn đề như sau: Ngoài thuyết tiến sinh tự nhiên đã được nền khoa học hiện nay chấp nhận, vẫn tồn tại 1 thuyết khác mà chúng ta cần phải xem xét đến : Loài người chúng ta hiện nay là nhân bản của 1 giống loài ?oNGƯỜI? tương tự khác. Vì thế, câu hỏi tiếp theo được đặt ra : Kinh Dịch nhìn nhận ra sao thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản ? _ Kinh Dịch nhìn nhận sự tồn tại của thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản qua tiến trình từ quẻ thứ nhất Thuần Càn đến quẻ thứ 13 Thiên Hoả Đồng Nhân.
    Như vậy, Kinh Dịch khẳng định sự tồn tại của thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản.
    @ Thứ ba : Kinh Dịch xác định rằng: Ở thời gian đầu khi xuất hiện, khả năng tồn tại của người nhân bản không bằng con người. Nhưng với thời gian, người nhân bản sẽ tự hoàn thiện. Đến 1 thời điểm, khả năng tồn tại của người nhân bản sẽ tương tự như con người. Loài người chúng ta hiện nay, theo thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản, đã có khả năng tồn tại tương tự như loài ?oNGƯƠI? đã tạo ra chúng ta chưa ? Và nếu đi dần lên, chúng ta sẽ gặp 2 câu hỏi :
    1. Liệu có ?oĐấng Tối Cao? ?
    2. Hoặc thuyết tiến sinh theo Nguồn Gốc Nhân Bản đi theo qui luật vòng tròn khép kín. Tức là không có ?oĐấng Tối Cao? ?
    Câu hỏi thứ hai, Kinh Dịch không xác nhận tính hợp lý. Vũ trụ của Kinh Dịch là vũ trụ mở.
    Như vậy, Kinh Dịch cho rằng có sự tồn tại của Đấng Tối Cao.
    - Dương Kiện Toàn -
  9. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch với Kỹ Thuật Nhân Bản con người
    Vấn đề nhân bản con người được các quốc gia có nền khoa học tiên tiến hiện nay xem xét nghiêm túc. Căn cứ vào khuyến cáo của đa số các nhà khoa học, 1 số chính phủ đã đưa vào luật các điều khoản chi tiết nghiêm cấm việc nhân bản con người. Đúng hay sai, chúng ta để các nhà làm luật, chính trị gia phân định. Ở đây, tôi xin đặt vấn đề như sau: Khả năng nhân bản con người là có thật, vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Vậy, nếu có những bản sao con người xuất hiện thì điều gì sẽ xảy ra cho loài người chúng ta ?
    Kinh Dịch cung cấp cho chúng ta hình thái Thuần Khôn. Hình thái mô tả tiến trình của sự SAO CHÉP. Hình thái ấy cho chúng ta những thông tin sau :
    Hào 1 : Cẩn trọng ngay từ những bước đầu.
    Hệ quả vật sao chép được cân nhắc rất kỹ lưỡng.
    Hào 2 : Đức của mình thẳng, vuông, lớn.
    Những người thực hiện kỹ thuật nhân bản cho rằng họ chỉ đơn thuần vì mục đích khoa học. Vì thế, họ sẽ thực hiện kỹ thuật này trên con người.
    Hào 3 : Ngậm chứa không lộ ra. Đi theo người trên.
    Có sự bảo lãnh của tổ chức hoặc quốc gia thực hiện kỹ thuật nhân bản con người. Công việc tiến hành này hoàn toàn bí mật.
    Hoà 4 : Như cái túi thắt miệng lại.
    Bị cáo giác. Nhưng họ vẫn không từ bỏ ý định. Công việc vẫn tiến hành và được giữ bí mật ở mức độ cao nhất.
    Hào 5 : Được cái xiêm màu vàng.
    Họ nhân bản thành công. Sau nhiều lần điều chỉnh, con người nhân bản đã có được khả năng tồn tại gần giống với con người.
    Hào 6 : Đánh nhau ở đồng nội. Đổ máu đen, máu vàng.
    Con người nhân bản tranh đấu cho quyền được làm con người như chúng ta.
    Hoà 7 : Lâu dài. (6 hào âm biến sang 6 hào dương, Thuần Càn)
    Những người nhân bản tăng thêm số lượng đến 1 thời điểm họ sẽ quay lại đòi làm chủ. Và họ sẽ tạo lập cho họ 1 thế giới riêng (Biến sang THUẦN CÀN. Khởi đầu cho 1 tiến trình 64 quẻ)
    Yếu tố xã hội, tôi sẽ không đề cập. Dưới góc nhìn lịch sử loài người, căn cứ vào các thông tin từ diễn trình của Kinh Dịch, tôi ghi 3 nhận xét sau :
    @ Thứ nhất: Kết quả của kỹ thuật nhân bản sẽ tạo ra những con người nhân bản hoàn hảo tương đối so với con người chúng ta. Vì thế, con người nhân bản vẫn có khả năng tiếp thu kỹ thuật ấy từ chính chúng ta. Hoặc họ có thể tự tạo ra kỹ thuật ấy, một khi thế giới của họ có đủ điều kiện và thời gian cho sự phát triển nền văn minh của riêng họ.
    Như vậy, Kinh Dịch xác nhận kỹ thuật nhân bản là khả năng có thật trong tương lai.
    @ Thứ hai: Trong tương lai, kỹ thuật nhân bản vẫn có thể xảy ra vào những thời điểm, ở những không gian khác do con người, hoặc người nhân bản thực hiện. Vậy, chúng ta không thể đoan chắc rằng kỹ thuật này chưa từng được thực hiện trong quá khứ. Vì vậy, tôi đặt vấn đề như sau: Ngoài thuyết tiến sinh tự nhiên đã được nền khoa học hiện nay chấp nhận, vẫn tồn tại 1 thuyết khác mà chúng ta cần phải xem xét đến : Loài người chúng ta hiện nay là nhân bản của 1 giống loài ?oNGƯỜI? tương tự khác. Vì thế, câu hỏi tiếp theo được đặt ra : Kinh Dịch nhìn nhận ra sao thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản ? _ Kinh Dịch nhìn nhận sự tồn tại của thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản qua tiến trình từ quẻ thứ nhất Thuần Càn đến quẻ thứ 13 Thiên Hoả Đồng Nhân.
    Như vậy, Kinh Dịch khẳng định sự tồn tại của thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản.
    @ Thứ ba : Kinh Dịch xác định rằng: Ở thời gian đầu khi xuất hiện, khả năng tồn tại của người nhân bản không bằng con người. Nhưng với thời gian, người nhân bản sẽ tự hoàn thiện. Đến 1 thời điểm, khả năng tồn tại của người nhân bản sẽ tương tự như con người. Loài người chúng ta hiện nay, theo thuyết Nguồn Gốc Nhân Bản, đã có khả năng tồn tại tương tự như loài ?oNGƯƠI? đã tạo ra chúng ta chưa ? Và nếu đi dần lên, chúng ta sẽ gặp 2 câu hỏi :
    1. Liệu có ?oĐấng Tối Cao? ?
    2. Hoặc thuyết tiến sinh theo Nguồn Gốc Nhân Bản đi theo qui luật vòng tròn khép kín. Tức là không có ?oĐấng Tối Cao? ?
    Câu hỏi thứ hai, Kinh Dịch không xác nhận tính hợp lý. Vũ trụ của Kinh Dịch là vũ trụ mở.
    Như vậy, Kinh Dịch cho rằng có sự tồn tại của Đấng Tối Cao.
    - Dương Kiện Toàn -
  10. POPO

    POPO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ,
    cái bác này biết nhiều phết nhỉ ?
    Chẳng hiểu bác có phải là giáo viên dạy Triết Học không nhỉ ?
    Bác viết cứ như là bảo vệ tốt nghiệp ý nhỉ
    Em chẳng phải là cử toạ nhưng cũng chẳng hiểu cái gì cả..
    Chẳng hiểu thì cũng chẳng thể nói nhiều được.

Chia sẻ trang này