1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiếp tục theo chủ đề này http://ttvnol.com/quansu/1091456

    Hiện nay tình hình ĐBA ngày càng biến chuyển theo chiều hướng nóng dân lên....Đỉnh điểm là:

    Dân Hàn Quốc tức giận khi Mỹ dùng tên "Biển Nhật Bản"

    Nhiều người dân Hàn Quốc đã tỏ ra rất tức giận khi quân đội Mỹ sử dụng tên "Biển Nhật Bản" trong triển lãm kỷ niệm 60 năm đình chiến của cuộc chiến tranh Triều Tiên.

    Trong triển lãm này, Lầu Năm Góc đã trưng bày những tấm bản đồ về các trận chiến đã diễn ra trong cuộc chiến trên Bán đảo Triều Tiên từ năm 1950 đến 1953. Trên đó, vùng biển giữa Bán đảo Triều Tiên và quần đảo Nhật Bản được ghi là "Biển Nhật Bản" thay vì tên mà Hàn Quốc hiện đang sử dụng là "Biển Đông" hay Donghae trong tiếng Hàn.

    Triển lãm này của quân đội Mỹ là một trong những nơi thu hút nhiều khách tham quan nhất trong lẽ kỷ niệm này, dự kiến khoảng 100.000 người.

    Một số hãng truyền thông của Hàn Quốc đã đưa tin, có khoảng 10 vật dụng trong triển lãm, bao gồm 6 bản đồ đã ghi tên "Biển Nhật Bản" cho vùng biển này.

    [​IMG]
    Tấm bản đồ sử dụng tên 'Biển Nhật Bản' trong triển lãm 60 năm chiến tranh Triều Tiên.​

    Chính phủ Hàn Quốc và các nhóm dân tộc chủ nghĩa Hàn Quốc đã nhiều lần thúc giục các tổ chức quốc tế sử dụng cả hai tên vì tên gắn liền với Nhật Bản sẽ gợi lên những ký ức về thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng trên Bán đảo Triều Tiên.

    Người Hàn Quốc phẫn nộ rằng Hoa Kỳ vẫn chính thức chỉ sử dụng một tên là "Biển Nhật Bản" cho vùng biển này.

    Một quan chức của Lầu Năm Góc tham gia tổ chức triển lãm tuyên bố rằng các tên địa lý trong triển lãm được dùng dựa trên "những ký hiệu chính thức" được sử dụng bởi chính phủ Mỹ. Ông nói thêm rằng trong giai đoạn chuẩn bị triển lãm, phía Seoul không hề có sự phản đối nào.

    Rất nhiều quan chức chính phủ Hàn Quốc đã tham dự lễ khai mạc triển lãm hôm 18/6, bao gồm cả đại sứ của Seoul ở Washington, Ahn Ho-young, Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc Chung Seung-jo, Chủ tịch Ủy ban Chính sách Quốc gia Hàn Quốc, Kim Jung-hoon.

    http://infonet.vn/The-gioi/Dan-Han-Quoc-tuc-gian-khi-My-dung-ten-Bien-Nhat-Ban/102773.info

    Hàn Quốc tăng tầm bay chiến đấu cơ đối phó Nhật, Trung


    (Kienthuc.net.vn) - Hàn Quốc đã quyết định mở gói thầu mua 4 máy bay tiếp nhiên liệu trên không nhằm tăng tầm bay tiêm kích F-15K và KF-16.


    Theo Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA), nước này sẽ triển khai 4 máy bay tiếp nhiên liệu trên không trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019 như một phần nỗ lực để mở rộng tầm hoạt động của những máy bay chiến đấu.
    Gần đây, DAPA đã thông qua kế hoạch mua 4 máy bay tiếp dầu thế hệ mới hỗ trợ hoạt động của lực lượng máy bay chiến đấu F-15K và KF-16 của Không quân Hàn Quốc.
    “Các nhà đấu thầu sẽ được mời tham gia cuộc đấu thấu gói thầu 4 máy bay tiếp dầu vào tháng 2/2014. Công ty trúng thầu sẽ được công bố vào tháng 10/2014 sau khi Hàn Quốc cân nhắc giữa giá và hiệu năng hoạt động”, người phát ngôn của DAPA Baek Yoon-hyung cho hay.

    [​IMG]KC-46 và MRTT A330 là 2 ứng viên sáng giá cho vị trí máy bay tiếp nhiên liệu trên không của Không quân Hàn Quốc.

    “Khi triển khai các máy bay tiếp dầu, chiến đấu cơ của chúng tôi sẽ có khả năng tăng giờ bay thêm trung bình một giờ. Điều này giúp lực lượng không quân có thể thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ tuần tiễu tầm xa tới các vùng đảo như Dokdo và Ieodo”, ông Baek Yoon-hyung nói thêm.
    Đảo Dokdo và đảo đá Ieodo đều là khu vực mà Hàn Quốc đang xảy ra tranh chấp với Nhật Bản và Trung Quốc.
    Theo quan chức Không quân Hàn Quốc, với máy bay tiếp dầu trên không, tiêm kích KF-16 của Hàn Quốc có thể thực hiện nhiệm vụ kéo dài 70 phút và F-15K có thể thực hiện nhiệm vụ kéo dài 90 phút.
    Ủy ban phụ trách mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc từ chối tiết lộ khoản ngân sách dành cho chương trình mua sắm 4 máy bay tiếp dầu. Tuy nhiên, nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng nước này cho hay dự án có thể được tài trợ khoảng 1,3 tỷ USD.
    Các ứng viên tiềm năng cho dự án này bao gồm mẫu máy bay tiếp dầu MRTT A330 của Airbus và KC-46 của Boeing.

    Tàu sân bay 22DDH Nhật Bản tạo ra mối đe dọa chí tử cho tàu ngầm TQ

    Thứ năm 10/01/2013 09:32
    (GDVN) - Tàu sân bay trực thăng 22DDH có khả năng săn ngầm rất mạnh, có thể áp chế lực lượng tàu ngầm TQ, đồng thời sẽ là tàu chỉ huy của hạm đội tàu chiến NB.

    [​IMG]Nhật Bản đang chế tạo tàu sân bay trực thăng 22DDHTờ “Want Daily” Đài Loan vừa có bài viết cho rằng, tàu chiến mặt nước 22DDH lớn nhất trong tương lai của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản xuất hiện, lượng giãn nước đầy 27.000 tấn, vượt tàu sân bay cỡ nhỏ, do nó có thể mang theo 20 máy bay trực thăng, khả năng tác chiến săn ngầm tăng lên gấp đôi, vùng biển ảnh hưởng cũng tăng lên nhiều lần, một khi Trung-Nhật xảy ra tranh chấp chủ quyền, loại tàu này sẽ là mối đe dọa “chết người” đối với lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
    Tàu sân bay trực thăng 22DDH là tàu khu trục thế hệ mới của Nhật Bản, trang bị 3 hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx và 2 thiết bị phóng tên lửa, sau khi chế tạo xong sẽ đóng vai trò là tàu chỉ huy của hạm đội Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
    Đồng thời cất/hạ cánh 5 máy bay trực thăng
    Tàu sân bay trực thăng 22DDH dài 248 m, rộng 38 m, mớn nước 7 m, kích cỡ hầu như lớn hơn tàu khu trục trang bị trực thăng lớp Hyuga 50%, lượng giãn nước tiêu chuẩn là 19.500 tấn, lượng giãn nước đầy 27.000 tấn, vượt tàu sân bay Garibaldi 13.850 tấn của Hải quân Italia, tàu sân bay Principe de Asturias 17.000 tấn của Tây Ban Nha và tàu sân bay lớp Invincible 21.000 tấn của Hải quân hoàng gia Anh.

    [​IMG]"Nửa" tàu sân bay 22DDH đang được chế tạo gây lo ngại cho Trung Quốc

    Tờ Kanwa Defense Review Canada cho rằng, tàu 22DDH nếu trang bị máy bay chiến đấu F-35 sẽ có khả năng tác chiến rất mạnh. Nhưng, phân tích các hình ảnh của nó cho thấy, độ rộng kho chứa máy bay của tàu 22DDH khoảng 20 m, do máy bay chiến đấu F-35 sải cánh khoảng 11 m, nên kho chứa máy bay của 22DDH không thể đồng thời đậu 2 máy bay chiến đấu F-35.
    Khi mang theo máy bay trực thăng săn ngầm, kho chứa máy bay của tàu 22DDH có thể hoàn toàn đáp ứng nhu cầu vận hành và điều phối của nó, khả năng săn ngầm mặt nước của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ được tăng cường rất lớn.
    Sẽ trở thành tàu chỉ huy trên biển
    Thông tin về việc Nhật Bản chế tạo tàu khu trục thế hệ mới 22DDH trang bị trực thăng xuất hiện sớm nhất là vào năm 2009, khi đó Nhật Bản quyết định đưa tàu khu trục trực thăng mới vào ngân sách quốc phòng năm 2010, mang tên 22DDH, sau khi chế tạo xong sẽ đóng vai trò là tàu chỉ huy của hạm đội Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

    [​IMG]Tạp chí “Tàu thủy thế giới” Nhật Bản cho rằng, sonar có độ nhạy cao của tàu sân bay 22DDH và khả năng tác chiến cự ly xa của máy bay trực thăng kết hợp với nhau, trong thời chiến, sẽ giúp ngăn chặn tàu ngầm nước láng giềng (chủ yếu sử dụng ngư lôi) tiếp cận hạm đội mặt nước Nhật Bản, đảm bảo cho hạm đội Lực lượng Phòng vệ Biển an toàn khi hoạt động ở vùng biển trong phạm vi 300 dặm.
    Bài báo phân tích cho rằng, một khi Trung-Nhật xảy ra tranh chấp chủ quyền, lực lượng tàu ngầm số lượng rất nhiều, lực lượng tác chiến đòi chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất trong thời chiến của Hải quân Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự kiềm chế của lực lượng săn ngầm mạnh Nhật Bản. Nhật Bản chế tạo tàu sân bay trực thăng 22DDH sẽ tạo ra mối đe dọa chí tử cho lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]Tàu sân bay trực thăng 22DDH Nhật Bản có khả năng săn ngầm rất mạnh, sẽ tạo ra mối đe dọa "chết người" cho lực lượng tàu ngầm Trung Quốc.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hải quân Hàn Quốc hạ thủy tàu ngầm thế hệ mới


    Hải quân Hàn Quốc vừa hạ thủy tàu ngầm trọng tải 1.800 tấn Type 214 có khả năng chiến đấu dưới nước nhằm chống lại các loại tàu ngầm của Triều Tiên.


    Theo Yonhap, đây là chiếc tàu ngầm thế hệ thứ tư của Hải quân Hàn Quốc. Trong buổi lễ hạ thủy tàu ngầm tại nhà máy đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering ở đảo Geoje, gần thành phố cảng miền nam Busan sáng nay, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin cũng đã có mặt.


    [​IMG]Tàu ngầm của Hàn Quốc

    Chiếc tàu ngầm mà Hải quân Hàn Quốc vừa ra mắt có thể tấn công được 300 mục tiêu cùng một lúc và được trang bị tên lửa, ngư lôi cũng như hệ thống Sonar thụ động (còn gọi là con mắt của tàu khi đi ngầm) phục vụ cho việc giám sát và trinh sát.

    Cũng theo Yonhap, tàu ngầm này chạy bằng năng lượng diesel được điều hành bởi động cơ đẩy không khí độc lập Air Independent Propulsion (AIP). Hệ thống AIP cho phép những người điều hành thực hiện nhiệm vụ trong vài tuần mà không cần phải cung cấp thêm lượng oxy.

    Hải quân Hàn Quốc sẽ chuyển giao tàu ngầm này vào cuối năm 2014 và triển khai vào năm 2015 với các hoạt động hải quân.

    Hàn Quốc hiện đang có khoảng 10 tàu ngầm, trong đó có các loại tàu trọng tải 1.200 tấn Type 209 và tàu ngầm 1.800 tấn Type 214.

    Hải quân nước này cũng đang nỗ lực hoàn thành 9 tàu ngầm trọng tải 3.000 tấn sau năm 2020 với những cải tiến đáng kể trong hệ thống radar và vũ khí so với những tàu ngầm trước đó. Trong khi, ước tính Triều Tiên có khoảng 70 tàu ngầm.

    TQ rêu rao Nhật 'nếm quả đắng' vì coi nhẹ không quân

    TPO - Tờ Tin tức thế giới của TQ đã phân tích sự suy yếu của không quân Nhật trước sức mạnh Trung Quốc và cảnh báo Nhật sẽ còn phải nếm nhiều quả đắng do coi trọng đầu tư sức mạnh trên biển và coi nhẹ hàng không!

    [​IMG]Không quân Nhật Bản.

    Trung quốc 'sung mãn, Nhật “mệt mỏi”?
    Máy bay chiến đấu mang biểu tượng “Mặt trời” bay lên bầu trời, thực hiện nhiệm vụ “giám sát” và “theo dõi” máy bay quân sự Trung Quốc. Tuy nhiên, các phi công trên máy bay Nhật Bản đã cảm nhận được rất rõ rằng việc thực hiện các nhiệm vụ này ngày càng trở nên khó khăn…Cảnh tượng này gần đây thường xuyên xuất hiện và có thể dự đoán trong thời gian tới còn có xu hướng tăng lên.
    Trung Quốc chủ quan nhận định rằng, cùng với sự hiện đại hóa hệ thống vũ khí quân sự của các nước xung quanh Nhật Bản, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, không quân của lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn!
    Tờ Sankei Shimbun ra ngày 27-4 đã trích lời của nhiều quan chức chính phủ Nhật Bản, từ 7 giờ 23 phút đến 8 giờ 25 phút ngày 24-, 8 tàu hải giám Trung Quốc lần lượt tiến vào hải vực lân cận đảo Điếu Ngư/Senkaku, trong đó có 1 tàu cách phía Tây Bắc đảo Điếu Ngư/Senkaku chừng 1 km. Cùng lúc đó, nhiều máy bay quân sự của Trung Quốc bắt đầu bay tuần quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku.
    Theo tờ Tin tức quốc tế, có 2 điểm khiến Nhật Bản phải “sửng sốt”, một là máy bay quân sự Trung Quốc bay tuần phòng có quy mô lớn. Một nguồn tin cho biết, lần bay tuần này, có tới 40 máy bay chiến đấu của Trung Quốc tham gia. Hai là máy bay nhiều chủng loại, sức chiến đấu mạnh! Quan chức chính phủ Nhật Bản giới thiệu số máy bay quân sự Trung Quốc tham gia vào đợt bay tuần này “phần lớn là máy bay chiến đấu”. Chính vì vậy, có phân tích cho rằng, lần này đội bay mà Trung Quốc cử đi do nhiều loại máy bay trong đó có máy bay chiến đấu hợp thành.
    Những lần trước loại máy bay chiến đấu mà Trung Quốc cử sang đảo Điếu Ngư/Senkaku chủ yếu là máy bay chiến đấu J-10, nhưng lần này phần lớn lại là loại tiêm kích hiện đại Su-27 và Su-30. Các máy bay này thay phiên nhau làm nhiệm vụ bay trên không phận quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku. Và mỗi khi máy bay quân sự Trung Quốc tiếp cận đảo Điếu Ngư/Senkaku, máy bay chiến đấu F15 của Lực lượng tự vệ hàng không Nhật Bản lại cất cánh cừ căn cứ quân sự Naha trên đảo Okinawa để làm nhiệm vụ giám sát. Nhưng do máy bay Trung Quốc quá đông, tranh thủ lúc phi công lái máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản 'mệt mỏi', đội máy bay Trung Quốc liền hung hăng kéo đến bao vây.

    [​IMG]Không quân Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ.

    Về vấn đề này, Trung Quốc lại có cách nhìn nhận khác. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc cho rằng, ngày 23-4, Nhật Bản tung ra nhiều đợt máy bay chiến đấu F15 và máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C, theo dõi, giám sát và gây nhiếu cho hoạt động tuần tra thường nhật của Trung Quốc, ảnh hưởng đến hoạt động tuần tra và vấn đề an toàn trong quá trình bay của máy bay Trung Quốc. Trung Quốc đã kiên quyết áp dụng biện pháp đáp trả.
    Tờ Tin tức thế giới cho rằng, đằng sau cách giải thích khác nhau của hai bên về sự kiện này phản ánh sự thay đổi về sức mạnh hàng không của hai nước Trung Quốc, Nhật Bản và hoàn cảnh của Lực lượng tự vệ hàng không Nhật Bản trong tương lai.
    “Nhật nếm quả đắng!?”
    Website quân sự Strategy Page của Mỹ đã đưa ra con số thống kê của chính phủ Nhật Bản cho biết, năm 2012, số lần máy bay chiến đấu Nhật Bản cất cánh theo dõi, chặn đứng máy bay Trung Quốc lên tới 306 lần, tăng gấp đôi so với năm 2011 (năm 2011 là 156 lần). Số lần máy bay chiến đấu Nhật cất cánh theo dõi máy bay Nga là 248 lần. Lần đầu tiên Trung Quốc vượt Nga và trở thành quốc gia bị Nhật Bản xuất kích máy bay chiến đấu theo dõi chặn đường, giám sát máy bay nhiều nhất. Và năm 2011, trong số các vụ máy bay chiến đấu Nhật Bản chặn đường, giám sát máy bay nước ngoài, Nga chiếm 52%, Trung Quốc chỉ chiếm 23%.
    Nhật Bản cho rằng có hai nguyên nhân khiến máy bay quân sự Trung Quốc trở thành mục tiêu theo dõi, chặn đường của máy bay chiến đấu Nhật Bản: Một là lực lượng, số lượng và chất lượng của hàng không Trung Quốc đều đã được cải tiến; Hai là vì những tranh chấp trên đảo Điếu Ngư/Senkaku ngày càng leo thang. Theo thống kê của Bộ quốc phòng Nhật Bản, hiện nay Trung Quốc có trên 560 máy bay chiến đấu trong đó có tiêm kích thế hệ 4 như J-10, Su-27, Su-30, trong khi đó số máy bay chiến đấu cùng loại của Nhật Bản chỉ có hơn 300 chiếc. Tờ Tin tức thế giới cho rằng, với con số này thì không quân Nhật Bản không đủ sức ứng phó (?!).

    [​IMG]Nhiều chiến đấu cơ của không quân Nhật Bản bị Trung Quốc 'chê'


    Tờ Tin tức thế giới phân tích về hiện trạng của lực lượng không quân Nhật Bản như sau: Một mặt, lực lượng này đang phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn tương đối nghiêm trọng. Đội máy bay chiến đấu của lực lượng này gồm 63 chiếc F-2, 195 chiếc F- 15J/DJ và 80 chiếc F-4. Trong đó loại máy bay chiến đấu F-4 đã khá cũ, sắp bị đưa ra khỏi quân đội. Trong khi thế hệ máy bay chiến đấu thứ 4 được coi là khá tiên tiến như F-15, F-2… cũng tồn tại một số vấn đề. Máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản phần lớn chỉ có thể chiến đấu trên không, hệ thống máy tính trang bị trên máy bay không được cài phần mềm tấn công mặt đất, không thể ném bom một cách chính xác.
    Xét về lý thuyết, máy bay chiến đấu F-2 có thể tấn công mặt đất, hồi mới ra đời cũng có ưu thế nhất định về mặt kỹ thuật, tuy nhiên cho đến nay thế mạnh này ngày càng bị lu mờ. Điều quan trọng hơn là, trong bối cảnh nguồn ngân sách chi cho quốc phòng của Nhật Bản tăng không nhiều như hiện nay, Nhật Bản chủ yếu tập trung đầu tư trang bị vũ khí cho Lực lượng tự vệ trên biển, công tác đổi mới trang bị của Lực lượng không quân vì thế mà bị ảnh hưởng. Trong trận động đất, sóng thần kinh hoàng ngày 11-3-2011 của Nhật Bản, 18 chiếc máy bay chiến đấu F-2 bị sóng thần hủy hoại, cho đến nay Nhật Bản vẫn chưa có kế hoạch bổ sung.
    Mặt khác, rất nhiều quốc gia tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản đều tập trung phát triển lực lượng không quân mạnh. Đặc biệt là Trung Quốc, hiện tại không những hệ thống máy bay, vũ khí được đổi mới, mà tốc độ đổi mới cũng rất nhanh. So với Nhật Bản, một thế mạnh rõ nét của Trung Quốc là tỷ lệ hệ thống vũ khí hàng không được sản xuất trong nước chiếm khá lớn. Điều này đồng nghĩa với việc trong các cuộc đối đầu có thể xảy ra trong tương lai, Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế.
    Cuối cùng, tờ Tin tức thế giới cảnh báo nếu hiện tại các cuộc đối đầu trên không đã khiến phi công lái máy bay chiến đấu của Nhật Bản cảm thấy “mệt mỏi”, thì cuộc chiến có thể trong tương lai càng không có điểm dừng, những thách thức mà Nhật Bản phải đối mặt còn đang ở phía trước.

    Xung đột trên biển, Không quân Trung Quốc chiếm ưu thế trước Nhật Bản?

    Trong khi cán cân sức mạnh hải quân nghiêng về phía Nhật Bản, cuộc chạm trán trên không cơ hội chia đều cho cả đôi bên, thậm chí có phần nghiêng về Trung Quốc.

    Căng thẳng Trung-Nhật liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã có phần giảm nhiệt so với trước. Tuy nhiên, cán cân sức mạnh quân sự luôn được tính đến trong các nấc thang tranh chấp giữa đôi bên.

    Khác với hải quân, ưu thế chất lượng nghiêng hẳn về phía Nhật Bản, chất lượng không quân Trung - Nhật tương đương nhau. Cả hai bên đều có trong biên chế những chiếc tiêm kích hiện đại nhất thế giới hiện nay.

    Không quân Nhật Bản, chất lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu

    Tương tự như hải quân, Không quân Nhật Bản (Không quân Nhật Bản còn được gọi là Lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản JASDF), luôn lấy chất lượng là ưu tiên hàng đầu. Những chiếc máy bay của JASDF được trang bị những thiết bị điện tử tiên tiến nhất thế giới.

    F-2

    Trong biên chế của JASDF, có tới 94 tiêm kích Mitsubishi F-2, đây là biến thể của F-16 hợp tác sản xuất giữa Mitsubishi Heavy Industries (MHI) và Lockheed Martin với tỷ lệ 60/40.

    So với F-16, F-2 lớn hơn, sử dụng nhiều vật liệu composite hơn để giảm trọng lượng và độ bộc lộ radar.

    [​IMG]F-2 phía trên chắc chắn tốt hơn J-10 phía dưới nhưng điều đó không hoàn toàn mang lại lợi thế cho Nhật Bản trước Trung Quốc.
    Ngoài ra, F-2 sử dụng phần lớn thiết bị điện tử của Nhật Bản, đặc biệt F-2 được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA J/APG-1 biến nó trở thành tiêm kích được trang bị radar AESA sớm nhất khu vực châu Á.

    Gần đây, khoảng 60 chiếc F-2 của JASDF đã được nâng cấp với một radar AESA mạnh hơn loại J/APG-2, tầm phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS 1m2 ở cự ly tới 189km so với 130km của biến thể cũ. Khả năng không chiến với radar với tăng lên đến 40% so với chưa được nâng cấp. F-2 nâng cấp còn có khả năng trang bị tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM hay còn gọi là AMM-4B theoNhật Bản.

    F-2 thường bị chê là quá đắt trong khi khả năng của nó không cao hơn so với F-16 Block 40, đơn giá của F-2 lên đến 110 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, sở dĩ đơn giá của F-2 cao là do số lượng sản xuất ít, nếu số lượng sản xuất nhiều hơn đơn giá sẽ giảm xuống. Lợi thế của F-2 là nó được trang bị radar AESA từ rất sớm trong khi loại radar tương tự từ Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển.

    Ngoài F-2, JASDF còn sở hữu 213 chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không trong mọi thời tiết F-15J. Đây là biến thế của tiêm kích F-15 của Mỹ sản xuất theo giấy phép tại Mitsubishi Heavy Industries.

    F-15J

    Ban đầu, phía Mỹ từ chối cấp phép cho Nhật Bản để sản xuất F-15. 14 chiếc đầu tiên bao gồm 2 chiếc F-15J và 12 chiếc biến thể 2 chổ ngồi dùng cho đào tạo phi công F-15DJ được sản xuất tại Mỹ. Về sau phía Mỹ đã đồng ý cấp phép cho Nhật Bản để sản xuất F-15J tại nước này và đây cũng là quốc gia duy nhất được Mỹ cấp phép sản xuất máy bay. Nhật Bản cũng là quốc gia sử dụng nhiều F-15 nhất ngoài Không quân Mỹ.

    Về cơ bản F-15J hoàn toàn giống với F-15 của Không quân Mỹ, điểm khác biệt là F-15J sử dụng hệ thống cảnh báo radar J/ALQ-8 và hệ thống chiến tranh điện tử J/ALQ-4 do Nhật Bản sản xuất. Những năm 2000 F-15J đã trải qua quá trình hiện đại hóa lớn, cập nhật các công nghệ điện tử hàng không mới nhất, đặc biệt trang bị radar AN/APG-63 V1, radar mới có khả năng theo dõi đồng thời 14 mục tiêu, tấn công 6 mục tiêu cùng lúc, bổ sung hệ thống liên kết dữ liệu datalink-16.

    Ngoài ra JASDF còn có 117 chiếc máy bay phản lực F-4 Phantom-II. Tuy số máy bay này đã lạc hậu nhưng không vì thế mà khả năng không chiến của nó bị giảm đi. Đặc biệt, trong biên chế JASDF, khả năng chiến đấu của F-4 luôn được duy trì ở mức độ cao nhất.

    JASDF đã có kế hoạch thay thế phi đội F-4 bằng chương trình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo FX.


    Bên cạnh đó, Nhật Bản quyết định mua 42 chiếc tiêm kích tàng hình F-35. Với sự có mặt của tiêm kích thế hệ 5 này, JASDF có thể là lực lượng không quân đầu tiên của châu Á sở hữu phi đội tiêm kích tàng hình trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

    Hiện thương vụ F-35 với Mỹ của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, liên quan đến vấn đề tài chính. Tuy nhiên, Nhật Bản đã có sự chuẩn bị riêng, cùng lúc đặt mua F-35, Nhật Bản tự lực phát triển thử nghiệm tiêm kích tàng hình ATD-X. Dự kiến, tiêm kích tàng hình này sẽ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2014.

    Một thế mạnh khác của Không quân Nhật Bản là họ có phi đội chỉ huy và cảnh báo sớm trên không rất hùng hậu, gồm 4 chiếc AEW&C Boeing E-767 và 13 chiếc AWACS E-2C Hawkeye. Lực lượng này cung cấp khả năng cảnh báo sớm và chỉ huy trên không toàn diện. Máy bay vận tải các loại khoảng 157 chiếc.

    Không quân Trung Quốc số lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu

    Không quân Trung Quốc (PLAAF) là lực lượng lớn nhất châu Á và đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga.

    Mua tiêm kích từ Nga, sau đó tự sản xuất trong nước, PLAAF sở hữu rất nhiều máy bay chiến đấu hiện đại được sản xuất trong những năm 2000.

    PLAAF có khoảng 200 chiếc tiêm kích “con cưng” J-10. Đây là loại tiêm kích do Trung Quốc tự sản xuất dựa trên bản vẽ thiết kế tiêm kích Lavi và sự giúp đỡ âm thầm của Israel.

    Khả năng chiến đấu của J-10 là điều rất khó để kiểm chứng, bởi PLAAF là lực lượng duy nhất sử dụng loại tiêm kích này.
    [​IMG]F-15J phía trên và Su-30MKK phía dưới, máy bay nào hơn?


    Bên cạnh, PLAAF còn có Su-27SK/UBK với khoảng 76 chiếc, được sản xuất tại Nga, biên chế từ những năm 1990 khi bên nối lại quan hệ. Từ vốn liếng này, Trung Quốc đã sao chép và sản xuất J-11, J-11B/BS, tới này có khoảng 140 chiếc.

    Đặc biệt, PLAAF sở hữu trong biên chế 76 chiếc Su-30MKK, được xem là những chiếc tiêm kích thế hệ 4+ hiện đại nhất thế giới. Loại tiêm kích đánh chặn hạng nặng này được đánh giá ngang ngửa, thậm chí, vượt trội ở một số lĩnh vực so với F-15E của Mỹ.

    Một biến thể khác, Su-30MK2 của PLAAF có khoảng 24 chiếc, được biên chế cho không quân hải quân nước này. Đây là những chiếc tiêm kích được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển hàng đầu thế giới hiện nay. Đây chính là điểm khác biệt so với JASDF.

    Ngoài những loại trên, Trung Quốc sở hữu một lực lượng chiến đấu cơ khá hùng hậu khác, gồm cường kích JH-7 khoảng 70 chiếc, những loại máy bay cũ hơn gồm có: J-8 khoảng 360 chiếc, J-7 (biến thể của Mig-21) khoảng 350 chiếc, máy bay ném bom chiến lược H-6 khoảng 120 chiếc, Q-5 khoảng 370 chiếc.

    Lực lượng chỉ huy và cảnh báo sớm đường không của PLAAF có sự phục vụ của khoảng 5 chiếc KJ-2000. Đây là loại máy bay AWACS do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở bộ khung máy bay vận tải IL-76 của Nga.

    Máy bay vận tải các loại khoảng 195 chiếc, PLAAF đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách so với Mỹ, Nga bằng chương trình phát triển tiêm kích tàng hình J-20, hiện tại đã có 3 nguyên mẫu của J-20 đang được phát triển dự kiến đi vào phục vụ trong năm 2018.

    Bên cạnh đó còn rất nhiều chương trình phát triển tiêm kích khác như : Tiêm kích trên hạm J-15, tiêm kích tàng hình J-31, tiêm kích cất hạ cánh ngắn J-18, rồi tiêm kích bom hạng nặng J-16. Đó là chưa kể đến tiêm kích tàng hình J-20 nổi như cồn trên mặt báo thời gian qua. Dù còn trong giai đoạn phát triển nhưng sự xuất hiện của J-20 cũng tạo lợi thế nhất định về mặt tâm lý cho Không uân Trung Quốc.



    Lợi thế nghiêng về Trung Quốc?

    Bỏ qua vấn đề số lượng bởi một cuộc chạm trán trên không mang tính quy ước giữa hàng trăm máy bay Trung - Nhật là điều rất khó xảy ra.

    Nếu có sẽ chỉ là cuộc chạm trán ngắn giữa các phi đội tiêm kích giữa hai bên và trong kịch bản như vậy, cơ hội có phần nghiêng về phía Trung Quốc.

    Trước hết, những chiếc F-15J, F-2 của Nhật Bản đã có tuổi đời phục vụ gần 20 năm trong khi những chiếc tiêm kích J-10, J-11B/BS, Su-30MKK/MK2 mới được sản xuất và đưa vào sử dụng chưa đầy 10 năm.

    Ngoài ra, JASDF không có loại tiêm kích được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Dù F-15J là một tiêm kích đa nhiệm, nhưng lịch sử tham chiến cho thấy nó phát huy hiệu quả cao hơn trong nhiệm vụ tấn công mặt đất.

    Trong khi đó, Trung Quốc có sự phục vụ của phi đội tiêm kích đánh biển chuyên nghiệp Su-30MK2. Một cuộc chạm trán không quân Trung-Nhật chỉ có thể diễn ra trên biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và trong tình huống này lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc.

    Một bất lợi khác của Nhật Bản là khoảng cách về địa lý. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ cách Trung Quốc 120 hải lý và cách Nhật Bản tới 220 hải lý tính từ phía Tây đảo Okinawa.

    http://www.tinbiendong.com/nd5/deta...uoc-chiem-uu-the-truoc-nhat-ban/2336.015.html
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Khám phá kho tên lửa Hàn Quốc


    Bản in


    Trong kho tên lửa đối đất của Quân đội Hàn Quốc có nhiều loại do nước này tự phát triển và một phần nhập khẩu từ Mỹ.

    “Thần hộ mệnh bầu trời phía Bắc”
    Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc bắt đầu từ những năm 1980. Các chuyên gia quân sự Hàn Quốc “cải tiến” tên lửa đối không tầm xa MIM-14 Nike Hercules (Mỹ) thành tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tên gọi Hyunmoo 1 (nghĩa là: thần hộ mệnh bầu trời phía Bắc).
    Tên lửa Hyunmoo 1 dài khoảng 12m, nặng 5 tấn. Tên lửa thiết kế với 2 tầng động cơ rocket nhiên liệu rắn, tầm bắn tối đa 180 km, lắp đầu đạn nặng 500kg.
    Trong hành trình bay tên lửa Hyunmoo 1 được điều khiển bằng hệ định vị quán tính cho phép đạt độ chính xác tương đối. Nó có thể đánh trúng bất kỳ mục tiêu nào trong mọi điều kiện thời tiết mà không cần điều khiển từ mặt đất sau khi bắn.
    Dù thời điểm này, Hàn Quốc chưa bị “giới hạn tầm bắn” nhưng họ phải chịu áp lực lớn từ Mỹ. Năm 1990, Mỹ yêu cầu phía Hàn Quốc không được phát triển tên lửa vượt quá tầm bắn 180 km. Sau khi chấp nhận yêu cầu từ Mỹ, Hàn Quốc có sản xuất số lượng hạn chế tên lửa Hyunmoo dưới sự giám sát chặt chẽ từ Mỹ.
    [​IMG]Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hyunmoo 1 có kiểu dáng kỳ lạ "thừa kế" từ tên lửa đối không MIM-14.

    Từ giữa những năm 1990, Hàn Quốc từng bước mở rộng dần giới hạn tên lửa, nhưng cũng không quá 300 km. Năm 2001, Hàn Quốc ký thỏa thuận với Mỹ đồng ý hạn chế tầm bắn tên lửa đạn đạo không vượt quá 300 km và mang đầu đạn thuốc nổ nặng không quá 500 kg.
    Năm 2009, Hàn Quốc giới thiệu tên lửa đạn đạo Hyunmoo 2A/B có tầm bắn tối đa 300 km. Đạn tên lửa Hyunmoo 2A/B được mô tả có kiểu dáng khá giống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga. Tên lửa điều khiển bằng hệ thống định vị quán tính INS kết hợp hệ định vị toàn cầu GPS đem lại độ chính xác cao.
    Theo một số nguồn tin không chính thức, Hyunmoo 2B nâng tầm bắn lên 500 km. Tuy nhiên, điều này là trái với thỏa thuận 2001, nên ít có khả năng xảy ra, hoặc Hàn Quốc không được phép sản xuất Hyunmoo 2B.
    Ngoài dòng tên lửa Hyunmoo 1/2, năm 2002, Hàn Quốc nhập khẩu thành công 220 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS, và bố trí ở khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách Triều Tiên - Hàn Quốc.
    [​IMG]Tên lửa đạn đạo tầm ngắn MGM-140.

    MGM-140 do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển. MGM-140 có tầm bắn tối đa 300km, điều khiển bằng hệ định vị toàn cầu GPS. Tuy nhiên, biến thể xuất khẩu cho Hàn Quốc giới hạn ở tầm 165km.
    Trước bước tiến vượt bậc của Triều Tiên trong lĩnh vực phát triển tên lửa đạn đạo. Điều này làm cho giới chức Hàn Quốc không thể ngồi yên, họ tìm cách “lách luật” năm 2001 để nâng tầm bắn tên lửa. Vì với phạm vi 300km, tên lửa Hàn Quốc không có khả năng vươn sâu vào các mục tiêu chiến lược của Triều Tiên.
    Theo đó, Hàn Quốc triển khai chương trình phát triển tên lửa hành trình đối đất tầm xa Hyunmoo 3. Họ lợi dụng "nhược điểm" thỏa thuận giới hạn tầm bắn chỉ áp dụng tên lửa đạn đạo mà không yêu cầu tên lửa hành trình.
    “Tên lửa lách luật”
    Đầu những năm 2000, Cơ quan phát triển quốc phòng Hàn Quốc (AAD) bắt đầu chương trình tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3. Theo trang tin Defence – Update, việc phát triển Hyunmoo 3 có sự hợp tác với Liên doanh Taurus (Đức – Thụy Điển).
    Dự kiến, phải tới năm 2014, Hyunmoo 3 mới chính thức đi vào hoạt động trong Quân đội Hàn Quốc.
    [​IMG]Tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3 giúp Hàn Quốc tạm bớt lo trước "sức ép tên lửa đạn đạo" từ Triều Tiên.

    Hyunmoo 3 có hình dáng tương tự tên lửa hành trình Tomahawk (Mỹ), dài 6m, nặng 1,5 tấn, lắp đầu đạn nặng 500kg. Tên lửa thiết kế với hệ thống điều khiển kết hợp giữa hệ định vị quán tính INS và hệ định vị toàn cầu GPS.
    “Gia đình Hyunmoo 3” gồm các biến thể: Hyunmoo 3A (tầm bắn 500km), Hyunmoo 3B (tầm bắn 1.000km) và Hyunmoo 3C (tầm bắn 1.500km). Tên lửa hành trình tầm xa Hyunmoo 3 được triển khai trên bệ phóng mặt đất hoặc trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm.
    Có thể nói, Hyunmoo 3 là bước đi khôn ngoan của chính quyền Hàn Quốc vừa tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự, vừa không làm mất lòng người Mỹ.

    http://www.tinbiendong.com/nd5/deta...g/kham-pha-kho-ten-lua-han-quoc/1948.018.html

    Hàn Quốc đặt mua 260 tên lửa của Mỹ

    (Dân trí) - Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vừa đặt mua 260 tên lửa không đối không của Mỹ trong bối cảnh tình hình khu vực, nhất là quan hệ với Triều Tiên, vẫn chưa hạ nhiệt.

    [​IMG]

    Các tên lửa mới sẽ được lắp đặt cho máy bay tiêm kích KF-16.
    Trang tin DefenseAerospace.com đưa tin Văn phòng hợp tác quân sự (DSCA) của Lầu năm góc đã thông báo cho Quốc hội Mỹ về giao dịch có tổng trị giá ước tính khoảng 452 triệu USD này.
    Theo nguồn tin trên, không quân Hàn Quốc có kế hoạch trang bị 260 tên lửa mới trên các máy bay tiêm kích KF-16 và F-5K.
    Nếu thỏa thuận được Quốc hội Mỹ thông qua, ngoài số tên lửa đặt mua, Hàn Quốc sẽ nhận được cả container bảo quản, dịch vụ bảo trì cũng như thiết bị đo đạc, phụ tùng thay thế và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
    Thương vụ mua sắm tên lửa được thông báo trong bối cảnh Mỹ - Trung - Hàn vừa tổ chức đàm phán về Triều Tiên, trong khi hai miền Triều Tiên không đạt được thỏa thuận về việc mở cửa trở lại khu công nghiệp chung Kaesang.
    Đây là cuộc đối thoại kín giữa quan chức chính phủ và học giả ba nước nhằm tăng cường tham vấn chính sách trong vấn đề Triều Tiên. Cuộc gặp được tổ chức theo sáng kiến của Ngoại trưởng nước chủ nhà Hàn Quốc Yun Byung Se với mong muốn đẩy nhanh tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
    Trong khi đó, cuộc gặp cấp chuyên viên lần thứ 5 giữa Hàn Quốc và Triều Tiên một lần nữa không đạt được thỏa thuận nối lại hoạt động ở Kaesong sau 3 tháng đóng cửa. Nguyên nhân thất bại do cả hai bên đều không chấp nhận điều kiện trong bản dự thảo của nhau. Tuy nhiên, các nhà đàm phán vẫn nhất trí sẽ tiến hành vòng đàm phán tiếp theo vào ngày 25/7.
    Các vòng đàm phán này được khởi động từ hôm 6/7, nhưng chỉ đạt được nhất trí trên nguyên tắc về việc mở cửa trở lại Keasong trong vòng đàm phán đầu tiên. Còn lại các vòng đàm phán tiếp theo về cách thức khôi phục hoạt động đều không đem lại kết quả.
    Keasong được thành lập năm 2004 ở trên biên giới Triều Tiên và trở thành biểu tượng hợp tác kinh tế duy nhất giữa hai miền từ đó đến nay.

    Hàn Quốc mua tên lửa có khả năng xuyên thủng boong-ke

    (Dân trí) - Hàn Quốc sẽ mua các tên lửa xuyên thủng boong-ke của châu Âu vì Mỹ từ chối bán loại vũ khí cùng loại cho Seoul, cơ quan mua sắm quốc phòng của Hàn Quốc hôm nay cho biết.

    [​IMG]
    Một tên lửa Taurus đang được phóng từ máy bay chiến đấu.

    Tại một cuộc họp do Bộ trưởng quốc phòng Kim Kwan-Jin chủ trì, Cơ quan quản lý chương trình thu mua quốc phòng (DAPA) đã phê chuẩn kế hoạch mua các tên lửa không đốt đất với tầm xa 500km của liên doanh Đức-Thuỵ Điển Taurus System.​
    DAPA cho hay số tên lửa và ngân sách dự kiến chưa được phê chuẩn. Nhưng hãng tin Yonhap cho biết Hàn Quốc có kế hoạch mua khoảng 170 tên lửa xuyên boong-ke Taurus với tổng trị giá trên 300 triệu USD.
    Được phóng từ khoảng cách tương đối an toàn so với đối phương, các tên lửa hành trình dẫn đường bằng GPS có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu chiến lược, DAPA cho biết trong một thông cáo báo chí.
    “Tên lửa không đối đất tầm xa sẽ bổ sung vào kho vũ khí chiến lược của chúng ta, đẩy mạnh khả năng răn đe đề phòng chiến tranh, đồng thời gia tăng mạnh mẽ sự an toàn của các máy bay và phi công”, tuyên bố nói thêm.
    Hiện tại, các tên lửa tầm xa duy nhất trong kho vũ khí của không quân Hàn Quốc tên lửa SLAM-ER với tầm bắn 278km, Yonhap cho biết.
    DAPA đã cân nhắc chọn Taurus và tên lửa không đối đất JASSM do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo.
    Nhưng Lầu năm góc không phê chuẩn việc bán các tên lửa tầm bắn 370km, được xem là một vũ khí chiến lược, cho phía Hàn Quốc.
    “Trong bối cảnh các mối đe doạ từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, chúng ta cần mua chúng vào thời điểm sớm nhất có thể. Tuy nhiên, việc mua JASSM trở nên không khả thi cho quyết định của chính phủ Mỹ”, DAPA cho biết.
    Trong khi đó, Hàn Quốc hôm qua cũng đã chính thức mở thầu về việc mua 60 máy bay chiến đấu hiện đại trị giá 7,3 tỷ USD.
    3 tập đoàn hàng không lớn của thế giới là Boeing và Lockheed Martin (Mỹ) và EADS (châu Âu) đang cạnh tranh để giành hợp đồng quốc phòng lớn nhất từ trước tới nay của Hàn Quốc.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    AIM-120C-7: “sát thủ” diệt MiG Triều Tiên của Hàn Quốc


    (Kienthuc.net.vn) - Với tên lửa không đối không tầm xa AIM-120C-7, Hàn Quốc có thể tiêu diệt máy bay Triều Tiên từ cự ly xa ngoài tầm 100km.

    Theo thông tin từ Lầu Năm Góc, chính phủ Mỹ đang xem xét việc bán hàng trăm tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120C-7 cho Không quân Hàn Quốc.

    Cơ quan Hợp tác Quốc phòng Mỹ (DSCA) đã gửi thông báo tới Quốc hội Mỹ đề nghị thông qua việc bán cho Hàn Quốc 260 tên lửa đối không tầm xa AIM-120C-7 AMRAAM cùng linh kiện, phụ tùng, thiết bị huấn luyện. Nhiều khả năng hợp đồng này sẽ được chấp thuận.

    Lô tên lửa AIM-120C-7 này sẽ được dùng để trang bị cho tiêm kích đa năng tiên tiến của Không quân Hàn Quốc, như F-16C/D, F-15K. Với loại tên lửa hiện đại này sẽ cho phép tiêm kích Hàn Quốc tiêu diệt máy bay tiêm kích MiG Triều Tiên trước khi chúng kịp phát hiện máy bay Hàn Quốc.

    [​IMG] Tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120.


    AIM-120 AMRAAM là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn hiện đại có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết do Tập đoàn Raytheon của Mỹ nghiên cứu phát triển từ những năm 1970. Hiện nay, loại tên lửa này có mặt trong trang bị Không quân Mỹ, Hải quân Mỹ và 25 quốc gia đồng minh.

    Loại tên lửa này được thiết kế phát triển từ tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow với trọng lượng nhẹ, nhỏ hơn so với AIM-7. Tên lửa được kết cấu với các bộ phận gồm: bộ phận dẫn đường; đầu nổ; động cơ và bộ phận lái.

    AIM-120 dài 3,6m, đường kính thân 17,7m, sải cánh 52,5cm và trọng lượng phóng tên lửa là 150,7kg. Nó có khả năng lắp đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 18,1kg.

    Về mặt động cơ, AIM-120 thiết kế với động cơ rocket hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu HTPB (hydroxyl terminated polybutadiene) cho phép tên lửa đạt tốc độ tối đa Mach 4. Về tầm bắn, tùy từng biến thể tên lửa mà có tầm bắn tên lửa, với loại AIM-120C-7 xuất khẩu Không quân Hàn Quốc, tầm phóng tối đa tới 105km.

    [​IMG] F-16 phóng tên lửa không đối không AIM-120.


    Phương thức dẫn bắn tên lửa AIM-120C-7 cũng như là các biến thể khác, trong tác chiến diệt mục tiêu tầm xa, máy bay nhận dữ liệu mục tiêu trước khi rời bệ phóng từ hệ thống radar máy bay phóng, hoặc có thể nhận hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại hoặc từ kênh liên kết dữ liệu máy bay tiêm kích khác hoặc từ máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không.

    Sau khi phóng, tên lửa sẽ tiếp tục được máy bay phóng gửi cập nhật dữ liệu mục tiêu cho phép tên lửa tự điều chỉnh hướng (bám mục tiêu). Tới khoảng cách nhất địch (tầm theo dõi mục tiêu của radar trên tên lửa) thì đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt và tìm, khóa, tấn công mục tiêu mà không cần máy bay mang phóng chỉ thị. Đặc điểm này cho phép phi công bắn nhiều tên lửa cùng lúc vào nhiều mục tiêu.

    Hoặc, nếu tác chiến chống mục tiêu ở cự ly gần, đầu tự dẫn radar chủ động của AIM-120 có thể kích hoạt ngay sau khi rời bệ phóng và tự tìm mục tiêu.

    Trong chiến đấu, việc bắn AIM-120 ở cự ly gần sẽ được phi công nói ngắn gọn “Fox 3 close” (đây là mã quy định của khối NATO). Tuy nhiên chiến thuật này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì AIM-120 sẽ “bắt bám” mục tiêu đầu tiên mà nó phát hiện bất kể “bạn – thù”.



    Hàn Quốc tăng số “mắt thần trên không” soi Triều Tiên


    (Kienthuc.net.vn) - Hàn Quốc đang có ý định mua thêm các máy bay cảnh báo sớm trên không đối phó Triều Tiên.
    Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời quan chức chính phủ Seoul, Không quân Hàn Quốc đang thảo luận kế hoạch mua 2-3 máy bay cảnh báo sớm nhằm tiếp tục tăng cường khả năng giám sát đối phó với các hoạt động quân sự của Triều Tiên.


    Trước đó, tháng 7/2006, Hàn Quốc đã quyết định mua 4 chiếc Boeing 737 Peace Eye từ Mỹ. Số máy bay này hoàn tất bàn giao vào tháng 10/2012.

    [​IMG]
    Boeing 737 ​
    Peace Eye của Không quân Hàn Quốc ​
    Trong những căng thẳng giữa 2 miền diễn ra vào đầu năm nay, các máy bay Boeing 737 Peace Eye đã được triển khai để giám sát Triều Tiêu.


    Boeing 737 Peace Eye được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở máy bay chở khách 737-700IGW được trang bị hệ thống radar mạng pha đa năng (MESA) đặt ở trên nóc máy bay.


    Hệ thống “mắt thần” MESA này có khả năng tìm kiếm đồng thời trên không và trên mặt biển, điều khiển tiêm kích đánh chặn, tầm hoạt động xa tới 600km. MESA có thể theo dõi đồng thời 180 mục tiêu và chỉ huy đánh chặn 24 mục tiêu.



  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc và Nga vào tầm bắn của tên lửa đạn đạo Nhật Bản

    Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông báo họ có thể bắt tay vào phát triển các tên lửa đường đạn có tầm bắn 400-500 km.Vũ khí mới, như tuyên bố của giới quân sự Nhật trước đó, dự định sử dụng để chống Trung Quốc bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

    Khi thực hiện được ý tưởng này, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ lần đầu tiên có được loại vũ khí tiến công mạnh mẽ.
    Được biết các tên lửa đường đạn tương lai dự kiến sẽ được bố trí tại hòn đảo phía nam Nhật Bản Okinawa để ngăn chặn cuộc xâm lăng của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku có thể xảy ra.
    [​IMG]
    Đối với Nhật Bản, quốc gia có tranh chấp lãnh thổ không chỉ với Trung Quốc mà cả với Nga và Hàn Quốc, tên lửa đường đạn là một yếu tố bổ sung có sức nặng nhằm bảo vệ các quyền của họ đối với “các lãnh thổ tranh chấp” ở mọi hướng. Tuy nhiên, Nhật cũng lờ đi một thực tế quan trọng – đó là Nhật Bản theo kết quả Thế chiến II đã buộc phải phi quân sự hóa hầu như hoàn toàn và từ bỏ bất kỳ loại vũ khí nào như vậy.
    Liệu tuyên bố của giới quân sự Nhật có nghĩa là Nhật Bản đã hoàn toàn sẵn sàng vứt bỏ những thỏa thuận này không? Và nếu cần họ cũng sẵn sàng tham gia một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn?
    Chủ tịch Viện các vấn đề chính trị, Thượng tướng Leonid Ivashov nói: - Ở đây nói đến việc Nhật Bản ngày nay dường như đang vượt qua chính hiến pháp của họ vốn được viết ra dưới áp lực của Mỹ sau thất bại trong Thế chiến II. Hiến pháp này cấm họ có các cơ quan quân sự và lực lượng vũ trang chính thức. Nhìn chung, về thực chất, theo hiến pháp này, mọi sáng kiến nhằm quân sự hóa Nhật Bản bị cấm theo luật pháp.
    Tuy nhiên, bất chấp điều đó, Nhật Bản thực tế đã hoàn thành quá trình thành lập lực lượng vũ trang.
    Người Mỹ không hề bày tỏ sự bất bình đối với thực tế này, cũng như với việc Nhật Bản đang ráo riết tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân. Còn lúc này đây, câu chuyện đã đề cập đến tên lửa đường đạn tầm trung. Còn trong tương lai, có thể dự báo sự xuất hiện cả tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) của Nhật. Nhật Bản hiện đã là cường quốc vũ trụ. Các tên lửa đẩy vũ trụ mà họ chế tạo hoàn toàn có thể cải tiến thành ICBM.
    Nhật Bản nay đang vượt ra ngoài khôn khổ luật pháp của chính họ với cớ có mối đe dọa từ phía Trung Quốc, Bắc và Nam Triều Tiên. Nhưng rõ ràng là địch thủ chính của Nhật Bản là Trung Quốc và Nga. Việc tên lửa đường đạn có thể sử dụng vào mục đích chính trị hoặc thậm chí quân sự chống hai nươc này là triển vọng hoàn toàn thực tế.
    [​IMG]
    Tên lửa Esilon của Nhật Bản
    Báo SP: Cán cân sức mạnh ở Viễn Đông sẽ thay đổi lớn đến mức nào một khi Nhật Bản có tên lửa đường đạn và vũ khí hạt nhân?
    - Ở đây, cần xét đến một số yếu tố. Ở Đông Nam Á, Nhật Bản có một địch thủ kinh tế và quân sự hùng mạnh là Trung Quốc. Mặt khác, họ sẵn sàng làm giảm nhẹ sự kiểm soát chặt chẽ, sự bảo trợ ép buộc mà họ chịu đựng từ phía Mỹ. Mặc dù, họ sẽ không thể từ bỏ hoàn toàn quan hệ đồng minh với Mỹ. Bởi vì, họ hiểu họ không thể đơn độc đối phó với Trung Quốc.
    Tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã đang thay đổi. Mỹ đang cử đến đây những lực lượng quân sự chủ yếu của mình, điều mà cả Obama và Bộ Quốc phòng Mỹ đều công khai tuyên bố. Và trong bối cảnh ấy, Nhật Bản không còn cách nào khác là trong tương lai khả kiến phải đóng vai trò một đồng minh của Mỹ, trước hết là để chống Trung Quốc. Nhưng ở ý nghĩa nào đó là cả để chống lại Nga.
    Không được quên là Nhật Bản ngày nay đã có lực lượng đổ bộ hùng mạnh và mà theo chính người Nhật là đang được chuẩn bị cả để “giải phóng các khu vực lãnh thổ phương bắc” (một phần quần đảo Kurils tranh chấp với Nga). Và lực lượng quân sự của Nhật Bản, nếu loại trừ các lực lượng hạt nhân, đang vượt trội đáng kể lực lượng của Nga ở Viễn Đông. Lực lượng Phòng về Nhật Bản có ưu thế cả về tàu chiến, cả về không quân. Bởi vậy, khi Nhật tiếp tục vũ trang, tình hình tất nhiên sẽ thay đổi và thay đổi không phải là hướng tốt nhất cho Nga.
    SP: Tức là có thể giả thiết rằng, người Nhật trong tương lai khả kiến sẽ mưu toan nói chuyện với Nga từ lập trường sức mạnh?
    - Đương nhiên. Nhất là khi Nga từ lâu không còn tên lửa tầm trung нет. Còn đánh nhau với Nhật bằng ICBM phóng từ tàu ngầm lại không thuận lợi. Tôi nghĩ rằng, tình hình sẽ không đến mức chiến tranh hạt nhân (hơn nữa, Nhật Bản đang nằm dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ), nhưng các cuộc xung đột sử dụng vũ khí thông thường là có thể xảy ra.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot được Nhật Bản triển khai khi xảy ra căng thẳng vì Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo
    SP: Trong trường hợp đó, Nga có cách gì? Tăng cường lực lượng quân đội ở Viễn Đông chăng?
    - Một là phải xác định chúng ta cần làm gì với Viễn Đông? Làm thế nào để ngăn khu vực rộng lớn này ngày một hoang vắng người? Nếu như dân cư ở đây sẽ vẫn tiếp tục giảm đi thì nguy cơ bản thân khu vực này tự “tuột khỏi” tay Nga và sẽ bị chia xẻ giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tăng lên.
    Bảo vệ mãi mãi một vùng trống vắng bằng tên lửa là không thể. Bởi vậy, nếu như chúng ta muốn giữ Viễn Đông trong thành phần nước Nga, cần khởi động chương trình phát triển công nghiệp khu vực này, xây dựng hạ tầng xã hội. Và đồng thời tăng cường lực lượng quân đội đồn trú ở Viễn Đông. Hiện thời, chúng ta đã thấy rằng, giai đoạn tư nhân hóa tiếp theo ở Nga vốn cũng đụng chạm đến Viễn Đông đang làm kinh tế tiếp tục suy thoái. Người ta không dự định xây dựng các cơ sở công nghiệp lớn ở khu vực này. Hoặc là người ta đã quên, hoặc là lãnh đạo nước Nga không có ý chí chính trị. Nhưng câu chuyện không đi xa hơn những hội nghị thượng đỉnh hay diễn đàn đủ loại.
    Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm khoa học Nga Viktor Pavlyatenko cho rằng, hiện đã có mọi tiền đề để Nhật Bản có vị thế quân sự tích cực hơn. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Nhưng không có tiềm lực quân sự khả dĩ yểm trợ sức mạnh kinh tế này, Nhật Bản không thể trở thành một cường quốc toàn cầu thực sự, điều mà họ đang muốn vươn tới. Lực lượng vũ trang Nhật Bản hiện nay không đáp ứng các nhiệm vụ này. Hiện thời, mặc dù một số chuyên gia nói rằng, Nhật Bản đang có một hạm đội hùng mạnh, về mặt chính trị-quân sự nước này chỉ là cường quốc thường thường bậc trung.
    Bởi vậy, người Nhật sẽ mở rộng khả năng quân sự của mình. Và tôi sẽ không nói rằng, ở đây, hiến pháp là cản trở lớn đối với họ. Toàn bộ câu chuyện là ở sự diễn giải. Khi họ cần làm cái này hay cái kia, họ sẽ cho rằng, hiến pháp cho phép làm việc đó.
    Hơn nữa, sức mạnh đang gia tăng (kể cả sức mạnh quân sự) của Trung Quốc và mối đe dọa thường trực từ phía Bắc Triều Tiên là những tiền đề tốt cho việc quân sự hóa Nhật Bản ráo riết hơn nữa. Đúng là người Nhật sẽ vẫn không thể giành ưu thế quân sự trước Trung Quốc với độ 500 tên lửa hạt nhân. Nhưng họ hoàn toàn có thể sử dụng thành công lực lượng vũ trang cơ động, hiện đại của mình trong các cuộc xung đột cục bộ.
    Trực tiếp liên quan đến các tên lửa tầm trung thì chúng sẽ mang lại ít lợi ích cho Nhật Bản. Chúng đơn giản là không thể bay tới lãnh thổ Trung Quốc mà sẽ rơi tòm xuống biển. Tôi xin nhắc là tầm bắn của chúng là đế 400-500 km. Mà khoảng cách từ Okinawa đến Trung Quốc là lớn hơn thế.
    Tuy nhiên, chúng ta hiển nhiên đang đối mặt với cách tiếp cận mới về phát triển khái niệm quốc phòng của Tokyo. Bản chất của nó là ở chỗ phòng thủ cần phải động và có sức răn đe mạnh. Tiềm lực quốc phòng của đất nước phải ở mức làm cho kẻ địch ngày càng ít mong muốn gây chiến chống Nhật. Nhật Bản đã thành lập lực lượng phản ứng nhanh. Hiện thời, tất cả những hành động này có tính phòng thủ. Hiển nhiên là bất cứ lúc nào, lực lượng này có thể chuyển thành lực lượng tiến công.
    SP: Liệu việc tiếp tục quân sự hóa Nhật Bản có dẫn tới chỗ người Nhật sẽ cả gan “khua đao múa kiếm” trước cả nước Nga trong vấn đề chủ quyền quần đảo Kurils không?
    - Sự yếu ớt luôn kích động kẻ thù. Nếu chúng ta yếu, người Nhật hiển nhiên sẽ “khua đao múa kiếm”. Còn nếu chúng ta mạnh, họ sẽ dè chừng.
    Bất luận thế nào cũng không được quên rằng, người Nhật khẳng định, toàn bộ quần đảo Kurils thuộc về họ về mặt lịch sử. Và kể cả Đảng Cộng sản Nhật Bản cũng liên tục nhắc nhở đồng bào mình là sẽ thật tốt nếu lấy được cả một nửa bán đảo Sakhalin.
    Theo VND/SVP



    http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-va-Nga-vao-tam-ban-cua-ten-lua-dan-dao-Nhat-Ban/119/11467281.epi
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản phản đối nhóm nghị sĩ Hàn Quốc tới thăm đảo tranh chấp

    Thứ tư 14/08/2013 11:02
    ANTĐ - Chính phủ Nhật Bản ngày 13-8 đã lên tiếng phản đối sau khi một nhóm nghị sĩ Hàn Quốc đến thăm quần đảo tranh chấp Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima) trên Biển Nhật Bản.

    [​IMG]
    Quần đảo Dokdo/Takeshima - tâm điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc


    Công hàm phản đối đã được ông Makita Shimokawa, đại diện văn phòng phụ trách các vấn đề Châu Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trao cho ông Kim Won-Jin, nhân viên Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật Bản. Phía Nhật gọi những hành động của Hàn Quốc là “không thể chấp nhận được”. Trước đó, sáng 13-8, một nhóm gồm 12 nghị sĩ Hàn Quốc, dẫn đầu là Chủ tịch Đảng Dân chủ đối lập của Hàn Quốc Kim Han Gil, đã được trực thăng chở đến thăm một số hòn đảo của Dokdo/Takeshima.
    Cũng trong ngày 13-8, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã tham dự lễ hạ thủy tàu ngầm tấn công trọng tải 1.800 tấn, được đặt theo tên của vị tướng nổi tiếng của Hàn Quốc Kim Jwa-jin (1889 - 1930). Đây là chiếc thứ tư thuộc dòng tàu ngầm tấn công Loại 214 được đưa vào hoạt động từ năm 2010.
    Phát biểu tại buổi lễ, bà Park Geun-hye nói rằng Hàn Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động nào vi phạm lợi ích và chủ quyền trên biển của nước này. Bà Park Geun-hye không nhắc đến Nhật Bản nhưng theo truyền thông Hàn Quốc, lời phát biểu này nhằm ám chỉ Nhật Bản và Triều Tiên.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Chi tiết về tên lửa Nhật đối phó tàu Liêu Ninh

    Tờ "Nguyệt san quân sự" Nhật Bản cho biết, hiện nay, trang bị thực hiện chống hạm của Lực lượng Phòng vệ Trên không là máy bay chiến đấu F-2 và máy bay chiến đấu F-4EJ, chúng trang bị tên lửa không đối hạm ASM-2 (tức là tên lửa không đối hạm Type 93).


    Nhật Bản muốn phát triển tên lửa ASM-3

    Trong tương lai, Nhật Bản tập trung vào nghiên cứu chế tạo tên lửa không đối hạm mới ASM-3. Bài báo còn cho biết, do Hải quân Trung Quốc ra sức phát triển tàu sân bay, Nhật Bản phát triển tên lửa chống hạm mới "rõ ràng càng cần thiết".

    Tờ tuần san "Luận cứ và sự thực" Nga chỉ ra, Nhật Bản lấy "ứng phó tàu sân bay Trung Quốc" làm lý do để phát triển tên lửa kiểu mới trang bị cho máy bay, hầu như khó gây thuyết phục.

    Nhìn vào số liệu liên quan đến tên lửa ASM-3 được Nhật Bản công khai, trọng lượng của nó khoảng 900 kg, mặc dù dựa vào trình độ công nghệ và vật liệu tương đối cao của Nhật Bản, trọng lượng đầu đạn tên lửa này cũng rất khó vượt 200 km, cho dù tốc độ tấn công của nó có thể đạt được 3 Mach, uy lực của nó e rằng không đủ để đối phó tàu chiến có lớn 10.000 tấn trở lên, chứ đừng nói đến tấn công tàu sân bay.

    [​IMG]Máy bay chiến đấu F-2A của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
    Dùng tên lửa mới tấn công radar tàu sân bay Trung Quốc

    Như vậy, Nhật Bản nghiên cứu chế tạo tên lửa ASM-3 có mục đích thực sự là gì? Tạp chí "Lực lượng vũ trang" Nga cho rằng, một mục đích nghiên cứu chế tạo ASM-3 của Nhật Bản đích xác là đối phó với tàu sân bay Trung Quốc, nhưng "là áp dụng phương thức khác".

    Bài báo chỉ ra, tàu phòng không của Trung Quốc là một phương tiện mang theo radar cơ động, sở hữu tên lửa hạm đối không có tầm phóng tương đối xa. Tên lửa chống bức xạ muốn phát động tấn công nó cần có tầm phóng tương đối xa, tốc độ tương đối nhanh và tính năng cơ động tương đối mạnh, điều này cần trang bị động cơ phản lực tĩnh cho tên lửa.

    Trên thực tế, một xu thế phát triển của tên lửa chống bức xạ hiện đại chính là sử dụng động cơ phản lực tĩnh thay thế cho động cơ tên lửa thể rắn, trong khi đó động cơ của tên lửa ASM-3 Nhật Bản chính là động cơ phản lực tĩnh. Tên lửa ASM-3 này cũng đã trang bị hệ thống dẫn đường chủ động/bị động.

    Để đối phó với tên lửa chống bức xạ dáp dụng dẫn đường bị động, các nước đều đang phát triển đạn mồi nhử chống bức xạ, để đánh lừa tên lửa chống bức xạ của kẻ thù, còn tên lửa ASM-3 của Nhật Bản trang bị hệ thống dẫn đường kép chủ động/bị động sẽ không bị lừa.

    Bài báo cho rằng, Nhật Bản nói tên lửa ASM-3 mới phát triển là một loại tên lửa chống hạm, không bằng nói đó là một loại tên lửa chống bức xạ trang bị cho máy bay.

    Tàu sân bay Liêu Ninh đã trang bị hệ thống radar khổng lồ, hơn nữa tàu sân bay nội địa tương lai của Trung Quốc cũng sẽ trang bị hệ thống này, tên lửa chống bức xạ ASM-3 Nhật Bản rất có thể lấy radar tàu sân bay Trung Quốc làm mục tiêu tấn công.
    [​IMG]Tàu sân bay Trung Quốc bị bắn trúng (báo Nhật Bản tưởng tượng)
    Nhật Bản mơ ước sở hữu tên lửa siêu thanh

    Tờ "Asahi Air" Nhật Bản cho rằng, ASM-3 là tên lửa chiến thuật đầu tiên trang bị động cơ phản lực tĩnh của Nhật Bản, loại động cơ này là sự lựa chọn tốt nhất của tên lửa chống hạm tầm trung và xa, thể tích nhỏ và có tốc độ siêu âm.

    Tờ "Lực lượng vũ trang" thì chỉ ra, đối với Nhật Bản, thông qua nghiên cứu chế tạo ASM-3 nắm được công nghệ động cơ phản lực tĩnh chỉ là bước đi đầu tiên trong kế hoạch của họ. Sau khi hoàn thành toàn bộ việc nghiên cứu chế tạo động cơ phản lực tĩnh, đặt nền tảng cho nghiên cứu chế tạo động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scamjet) tiên tiến hơn.
    [​IMG]Máy bay chiến đấu tấn công đối đất đối hải F-3E Nhật Bản.
    Dựa vào động cơ phản lực tĩnh hiện có rất khó làm cho tốc độ của tên lửa vượt 4 Mach. Mà động cơ phản lực tĩnh siêu âm có thể làm cho luồng khí vào buồng đốt với tốc độ cao, đồng thời có thể kiểm soát nhiệt độ, làm cho tốc độ tên lửa tăng tới 5 Mach trở lên, từ đó tiến hành bay tốc độ siêu thanh.

    Tổng hợp các tin tức từ truyền thông Nhật Bản, Nga cho thấy, nguyên phụ trách đội ngũ thử nghiệm phát triển bay của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản tiết lộ, Cơ quan nghiên cứu công nghệ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Công nghiệp nặng Mitsubishi đang nghiên cứu chế tạo tên lửa ASM-3.

    Có tờ báo phân tích cho rằng, Nhật Bản tính sử dụng loại tên lửa này ứng phó radar tàu sân bay Trung Quốc, đồng thời đặt nền tảng cho phát triển tên lửa siêu thanh trong tương lai.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/ky-...e-ten-lua-nhat-doi-pho-tau-lieu-ninh-2349964/
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hàn Quốc tự phong K-2 là 'vua chiến trường' châu Á

    Xe tăng K-2 được Hàn Quốc thay thế cho xe tăng M-48 được nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời sẽ tạo ra một cuộc cải cách lớn trong lực lượng tăng thiết giáp của Hàn Quốc. Theo báo cáo của Hàn Quốc, trước đây, các bộ phận chủ yếu của xe tăng K-2 được nhập khẩu từ Đức, hiện nay ADD đã nghiên cứu chế tạo thành công các bộ phận then chốt này.

    Năm năm trước, Hàn Quốc đã thử nghiệm nguyên mẫu xe tăng này trong thí nghiệm phát hiện rất nhiều vấn đề. Trong quá trình lắp rắp, các kĩ sư đã phát hiện động cơ diesel 12 xi lanh và bộ truyền động hoạt động không đồng bộ. Việc khắc phục các sai sót này lại là một vấn đề lớn mà Hàn Quốc chưa làm được. Sau đó, kế hoạch sản xuất tăng K-2 đã bị trì hoãn, làm cho các hợp đồng có quy mô lớn bị giảm từ 500 xuống còn 380 chiếc. Hiện nay, Hàn Quốc đã khắc phục được những lỗi trên và cho sản xuất xe tăng K-2 với quy mô lớn.

    [​IMG]
    Xe tăng chiến đấu K-2 (Báo Đen) được Viện nghiên cứu Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) phát triển từ năm 2007.​



    20 năm trước đây, Hàn Quốc tự mình nghiên cứu chế tạo thành công loại tăng xe K-1, được chế tạo dựa trên mẫu xe tăng M-1 của Mỹ. Xe có trọng lượng khoảng 51 tấn, trang bị pháo 105mm của Mỹ, động cơ 1.200 mã lực. Hàn Quốc đã sản xuất khoảng 1.000 xe tăng loại này. Biến thể của loại tăng này là K-1 A1 được trang bị pháo 120mm.

    Trên thực tế, một số bộ phận của xe tăng K-2 được lấy ra từ tăng K-1 A1. Xe tăng K-2 được trang bị pháo nòng trơn 120mm có khả năng tự ổn định nòng với thiết bị nạp đạn tự động và 55 cơ số đạn. Ngoài ra, K-2 cũng trang bị súng máy đồng trục 7,62 mm và súng phòng không K-6 12,7 mm. Xe còn được trang bị thêm 2 tên lửa chống tăng.

    Hàn Quốc giới thiệu, trong phạm vi 2 km, xe tăng K-2 có thể tiêu diệt 2 xe tăng Type-90 (Nhật Bản), tỷ kệ bắn trúng đạt 95% trở lên. Ngoài ra, nó còn có khả năng tấn công các loại trực thăng.

    Xe tăng K2 được trang bị một hệ thống phòng ngự điện tử tiên tiến, hệ thống máy dò laser ngay lập tức cho biết nơi ẩn nấp của kẻ thù. Trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ thế hệ 3 tiên tiến nhẩt tên thế giới. Vỏ tăng được bọc giáp có thể chiến đấu ở nhiệt độ cao.

    Ngoài ra, xe được trang bị hệ thống mạng C4I, hệ thống định vị GPS và hệ thống quản lý chiến đấu. Xe tăng K-2 sử dụng hệ thống tự động nạp đạn, trang bị thiết bị điều khiển hỏa lực số hóa và hệ thống bảo vệ kíp lái 3 người trong điều kiện tấn công sinh - hóa - hạt nhân. Xe sử dụng động cơ 1.500 mã lực đạt tốc độ 70 km/giờ trên đường trường và 50 km/giờ ở điều kiện dã chiến, có khả năng lội sâu dưới nước 4,1 m và vừa di chuyển vừa bắn.

    K-2 đựơc coi là sự tổng hợp tất cả các công nghệ tiên tiến hiện nay mà Hàn Quốc có được. Dự kiến, tới năm 2014, lục quân Hàn Quốc sẽ sở hữu khoảng 100 xe tăng K-2 mới.

    Hàn Quốc hy vọng rằng tăng K-2 sẽ thu hút nhiều đơn hàng xuất khẩu. Nước này đã kí hợp đồng xuất khảu loại tăng này với nhiều quốc gia bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ có giá trị lên tới hơn 400 triệu USD.

    Một số đối thủ "dưới cơ" của K-2 trong con mắt của giới quân sự Hàn Quốc:


    [​IMG]
    Type-99 của Trung Quốc 'không phải đối thủ' của K2.​


    [​IMG]
    Xe tăng Type-90 của Nhật Bản.​


    [​IMG]
    Xe tăng 'cơn bão' của Triều Tiên.​



    http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/201102/Han-Quoc-tu-phong-K-2-la-vua-chien-truong-chau-a-2267235/


    Type 10 - Tăng Nhật triệu đô



    Với giá thành lên tới 11,3 triệu USD, chiếc MBT mới nhất của quân đội Nhật cũng đồng thời là chiếc tăng đắt nhất thế giới.

    Type 10 (hay TK-X) là phiên bản tăng chiến đấu chủ lực (MBT) mới nhất được phát triển và trang bị cho lực lượng phòng vệ mặt đất JGSDF (Japan Ground Self-Defense Force) của Nhật. Type 10 sẽ thay thế số tăng Type 74 đang bị lão hóa, góp phần bổ sung đáng kể sức mạnh cho đội quân tăng thiết giáp Nhật hiện sử dụng dòng tăng MBT Type 90 làm trụ cột chính.

    [​IMG]
    Với trọng lượng tiêu chuẩn 44 tấn, chiếc MBT mới có cân nặng được giảm thiểu đáng kể so với những đối thủ tăng chiến đấu hiện đại khác. Type 10 cũng nhẹ hơn nhiều so với tiền nhiệm Type 90. Thiết kế chú trọng yếu tố giảm trọng lượng của Type 10 giúp xe có cân nặng phù hợp với quy định của pháp luật Nhật khi lưu thông trên đường. Ngoài phương tiện chở tăng chuyên dụng, Type 10 còn có thể được vận chuyển bằng xe đầu kéo thương mại.
    [​IMG]

    Trong quá trình phát triển Type 10, các kỹ sư đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường khả năng điều khiển, thông tin liên lạc, bảo vệ, hỏa lực cũng như tính cơ động của xe. Dự án Type 10 được khởi động từ đầu những năm 2000 nhưng một số công nghệ trang bị cho xe đã được phát triển từ cuối thập niên 90.
    Type 10 lần đầu tiên được tiết lộ công khai vào năm 2008 với tên nhà thầu chính của dự án là Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries. Theo các chuyên gia vũ khí, Type 10 có thể được xếp ở vị trí đầu của gia đình MBT hiện đại nhất thế giới. Năm 2010, Bộ Quốc phòng Nhật đã đặt hàng 13 chiếc Type 10. Số tăng này sẽ biên chế cho JGSDF ngay trong năm 2011.
    [​IMG]

    Type 10 được trang bị pháo nòng trơn 120 mm với hệ thống nạp đạn tự động mới tiên tiến, chế tạo bởi tập đoàn Steel Works Nhật Bản. Đây cũng là công ty đã phát triển pháo Rheinmetall 120 mm trang bị cho tăng Type 90. Type 10 sử dụng đạn xuyên thép mới, tương thích với các loại đạn 120 mm tiêu chuẩn của NATO.
    Trang bị khác cho Type 10 gồm súng máy đồng trục 7,62 mm và súng phòng không 12,7 mm có tính năng điều khiển từ xa.
    [​IMG]

    Type 10 được thiết kế chịu được sức công phá của đạn chống tăng RPG. Xe sử dụng vỏ giáp composite-ceramic tương tự như chiếc tăng Đức Leopard 2A5. Nhìn ngang, Type 10 sở hữu nhiều nét tương đồng so với chiếc tăng Leclerc của người Pháp. Các bộ phận trên vỏ giáp bị hư hại có thể được thay thế dễ dàng, thậm chí ngay tại chiến trường. Phụ kiện cho vỏ giáp cũng tháo bỏ được khi cần, nhằm giảm trọng lượng xe xuống còn 40 tấn để tiện vận chuyển. Type 10 được trang bị hệ thống chữa cháy tự động, các ống phóng lựu tạo khói của hệ thống bảo vệ chủ động, hệ thống cảnh báo sớm laser và được tăng cường tối đa khả năng chống ảnh hưởng xạ - sinh - hóa.

    [​IMG]

    Nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, Type 10 có thể tấn công nhanh chóng, chính xác mục tiêu cố định cũng như di động. Điểm nhấn đáng chú ý khác là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống kiểm soát chiến trường và hệ thống định vị cho phép kíp chiến đấu (gồm 3 người chỉ huy, pháo thủ, người lái) nhận định tình hình toàn diện và phối hợp tác chiến kịp thời với đồng đội.

    [​IMG]

    Trái tim của xe là động cơ diesel V8, công suất 1.200 mã lực. Trọng lượng nhẹ, động cơ mạnh mang lại tỉ số công suất/trọng lượng rất ấn tượng 27 mã lực/tấn. Ngoài ra, sự kết hợp với hộp số biến thiên vô cấp CVT còn cho phép chiếc MBT chạy lùi với tốc độ lên tới 70 km/h. Type 10 cũng được trang bị hệ thống treo thủy khí bán chủ động cho phép xe “ngồi”, “đứng”, “quỳ” hoặc “nghiêng” theo ý muốn. Đây là tính năng độc đáo cho một
    chiếc tăng chiến đấu chủ lực dài 9,42 m (cả nòng), rộng 3,24 m và cao 2,30 m. Xe có thể được gắn thêm thiết bị ủi ở phía trước.

    Nhìn chung, người Nhật hoàn toàn có quyền tự hào về Type 10. Tự hào với công nghệ trang bị. Tự hào với tính năng chiến đấu. Và tự hào với… mức giá "khủng" không kém “khủng” 11,3 triệu USD/chiếc!

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Aegis Atago, Khu trục hạm đắt nhất thế giới


    Với đơn giá lên đến 1,48 tỷ USD, Atago là loại tàu khu trục đắt nhất thế giới trong biên chế lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF)

    Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng 4 tàu khu trục Aegis lớp Kongo, Hải quân Nhật Bản có vẻ vẫn chưa hài lòng với các tính năng của loại tàu này. Nhật Bản quyết định phát triển nâng cấp tàu khu trục Aegis lớp Kongo lên một chuẩn mực mới.
    Tàu khu trục Atago là kết quả của chương trình nâng cấp này. Atago có chiều dài tới 170m, rộng 21m, mớn nước 6,2m. Tàu có tải trọng đầy tải tới 10.000 tấn, như vậy theo tiêu chuẩn NATO, Atago thuộc loại tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển. Dù vậy, JMSDF vẫn gọi nó là khu trục hạm.
    Chương trình tàu khu trục Aegis Atago được khởi xướng vào năm 2004 và đưa vào sử dụng năm 2007, 2 chiếc đã được hoàn thành mang số hiệu JDS Atago (DDG-177) và JDS Ashigara (DDG-178). Tàu được trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới, tuy nhiên điều đó cũng khiến tàu trở thành chiếc tàu khu trục đắt nhất thế giới hiện nay.

    Tạo thêm sự thoải mái cho thủy thủ đoàn

    Về cơ bản, tàu khu trục Aegis lớp Atago giống với tàu khu trục lớp Kongo, tàu được kéo dài phần boong phía sau dài hơn so với trước.
    Tàu được bổ sung một nhà chứa trực thăng phía sau cho trực thăng chống ngầm SH-60K, trong khi đó tàu khu trục lớp Kongo chỉ có sàn đá.
    Do có kích thước lớn hơn nên nội thất bên trong tàu được thiết kế rộng rãi hơn, tạo thoải mái cho thủy thủ đoàn 300 người trong các hoạt động tác chiến và nghỉ ngơi.
    Cột ăng ten của tàu khu trục Atago được thiết kế riêng ở Nhật Bản, ống khói cải tiến có khả năng ngụy trang tốt hơn.

    Hệ thống Aegis tinh vi hơn

    [​IMG]

    Không những kế thừa các đặc tính ưu việt về hệ thống điện tử, hỏa lực cực mạnh như trên khu trục hạm lớp Kongo. Tàu khu trục lớp Atago còn được bổ sung các hệ thống điện tử tinh vi nhất biến nó thành loại tàu chiến đẳng cấp nhất trên biển Thái Bình Dương cùng với những tàu Aegis của Hải quân Mỹ.
    Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis 7 Phase 1, đây là biến thể nâng cấp lần thứ 7 của hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Chương trình Aegis 7 được thực hiện vào năm 1998 và chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 được thực hiện từ năm 1998, giai đoạn 2 được thực hiện từ năm 2002).
    Aegis 7 gồm nhiều tính năng mới, như trang bị radar mạng pha AN/SPY-1D(V) nâng cấp, tính năng quan trọng của nó là có khả năng nhận dạng và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tại các khu vực ven bờ (tức là các mục tiêu nằm giữa các khu vực vừa có mặt đất, mặt nước, núi đồi…). Đây là điều mà radar trên tàu khu trục Kongo không làm được.
    Gói nâng cấp này còn tích hợp năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, trang bị máy tính tiên tiến với khả năng tính toán siêu tốc, hệ thống điện tử tích hợp AIEWS. Hệ thống hỗ trợ chiến thuật tiên tiến, hoàn thiện khả năng tích hợp tác chiến mặt nước, hoàn thiện khả năng tác chiến chống ngầm biển sâu.
    Điểm nổi bật của hệ thống Aegis 7 là cải thiện độ chính xác trong việc truy bám, bắt mục tiêu, radar AN/SPY-1D(V) nâng cấp có khả năng bắt mục tiêu ở độ cao thấp hơn so với radar trước đó đã được lắp đặt trên tàu khu trục lớp Kongo.
    Với khả năng bắt mục tiêu ở độ cao rất thấp cho phép hệ thống Aegis 7 trên tàu khu trục Atago có thể phát hiện và vô hiệu hóa các mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình chống hạm thường bay ở độ cao thấp ngay khi nó vừa xuất phát từ các căn cứ ven bờ.
    Như vậy, tàu khu trục Atago vừa có khả năng phòng thủ chống tên lửa đạn đạo liên lục địa vừa có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tác chiến chống tàu chiến mặt nước, chiến tranh chống ngầm thậm chí là có thể tấn công mặt đất nếu cần. Có thể nói, Atago là loại tàu chiến đa năng nhất trong biên chế JMSDF và cả khu vực châu Á.

    Hệ thống vũ khí mạnh mẽ

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    Hỏa lực của tàu khu trục Atago nhỉnh hơn một chút về số lượng so với lớp Kongo. Tàu được thiết kế với hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk-41 với 96 ống (so với 90 ống trên tàu Kongo).
    Trong tác chiến phòng không, tàu trang bị tên lửa đối không tầm xa SM-2MR tầm bắn từ 74-170km, tầm cao 24km.
    Khi thực hiện nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo, tàu sẽ sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 block 1A. Loại tên lửa này có thể vô hiệu hóa các mục tiêu là tên lửa đạn đạo liên lục địa ở phạm vi tới 500km và ở độ cao tới 160km.
    Đối với tác chiến chống ngầm, tàu trang bị hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC (tầm bắn 22km) và 2 máy phóng ngư lôi cỡ 324mm (bắn ngư lôi Type 68 hoặc Mk46 có tầm bắn 11km). Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm SH-60K.
    Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx Mark 15 sử dụng pháo cao tốc 20mm để đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp hay tiêu diệt tên lửa chống tàu.
    Về hỏa lực chống mục tiêu mặt nước, lớp Atago trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm SSM-1B có tầm bắn khoảng 200km. Đây là điểm khác so với lớp tàu Kongo khi nó trang bị tên lửa có tầm bắn xa hơn, do Nhật tự sản xuất trong nước.
    Về mặt thiết kế, tàu khu trục lớp Atago có khả năng trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa BGM-109 Tomahawk. Tuy nhiên do quy định trong Hiến pháp nên khả năng này không được trang bị nhưng vẫn có thể thay đổi nếu cần.
    Hệ thống động lực lớp Atago giống tàu khu trục lớp Kongo với 4 động cơ tuabin khí Ishikawajima Harima và General Electric LM2500-30 công suất 100.000 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 56km/h.
    Trang bị hỏa lực cực mạnh, hệ thống điện tử siêu tối tân, điều đó lý giải tại sao tàu khu trục lớp Atago là loại tàu chiến đắt nhất hành tinh với đơn giá lên đến 1,48 tỷ USD.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Sejong Đại đế “Át chủ bài” đối phó tên lửa Triều Tiên của Hàn Quốc





    (Kienthuc.net.vn) - Chiến hạm lớp Sejong Đại đế được xem là “át chủ bài” của Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên.
    Nhằm đối phó với khả năng Triều Tiên sẽ bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan, Hải quân Hàn Quốc đã quyết định điều động 2 tàu khu trục Aegis lớp Sejong Đại đế tới vùng biển phía Tây và Đông bán đảo để theo dõi đường đi tên lửa.


    Lớp Sejong Đại đế (hay còn gọi là chương trình KDX-III) thuộc loại tàu khu trục mang tên lửa điều khiển được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghiệp nặng Hyundai và hãng đóng tàu hải quân Daewoo.


    Sejong Đại đế là một trong những chương trình đóng tàu chứa tham vọng rất lớn của Hàn Quốc trong việc vô hiệu hóa mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên, đồng thời hướng tới xây dựng lực lượng hải quân nước xanh hàng đầu châu Á. Chương trình được hoàn thành với sự trợ giúp rất lớn từ Mỹ về công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật.


    Chiếc Sejong Đại đế đầu tiên được hạ thủy tháng 5/2007 và đưa vào sử dụng cuối năm 2008. Hiện Hải quân Hàn Quốc đã có 3 chiếc loại này trong biên chế. Tương lai, Hàn Quốc mong muốn có thêm 3 chiếc nữa.





    [​IMG]
    Tàu khu trục tên lửa lớp Sejong Đại đế của Hải quân Hàn Quốc.​






    Tàu Aegis lớn nhất thế giới

    Sejong Đại đế được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis cơ sở 7 giai đoạn 1, điều này đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Á sau Nhật Bản được Mỹ cung cấp hệ thống chiến đấu tối tân này.


    Tàu có chiều dài 166m, rộng 21,4m, mớn nước 6,25m. Thân tàu được thiết kế để tăng cường thêm 32 tên lửa, điều này khiến lượng giãn nước của tàu lớn so với tàu khu trục lớp Arleigh Burke (Mỹ) và Atago (Nhật Bản).


    Theo đó, lượng giãn nước tiêu chuẩn của tàu là 8.500 tấn, lượng giãn nước đẩy tải lên tới 11.000 tấn. Con số này còn lớn hơn cả tàu tuần dương hạm lớp Tirconderaga của Mỹ. Điều đó biến nó thành tàu chiến lớn nhất thế giới được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.


    Tàu khu trục lớp Sejong Đại đế lắp đặt 4 động cơ tuabin phản lực LM2500 2 trục với tổng công suất lên đến 100.000 mã lực. Hệ thống động lực này có thể đẩy con tàu khổng lồ này di chuyển trên biển với tốc độ tối đa lên đến 56km/h. Tầm hoạt động 5.500 hải lý ở tốc độ 20 hải lý/giờ. Tàu có thủy thủ đoàn dao động từ 300-400 người tùy thuộc vào nhiệm vụ.





    [​IMG]
    Khung anten radar mạng pha AN/SPY-1 đặt trên tháp điều khiển (ô hình bát giác).​






    Sejong Đại đế trang bị hệ thống chiến đấu Aegis với “trái tim” – radar mạng pha quét điện tử bị động AN/SPY-1D. Đây là loại radar hải quân tốt nhất thế giới hiện nay. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng gofl ở cự ly tới 165km, mục tiêu tên lửa đạn đạo ở cự ly 310km.


    Ngoài ra, tàu còn được trang bị nhiều hệ thống radar, thiết bị trinh sát mặt nước tối tân khác gồm: radar điều khiển hỏa lực AN/SPG-62; hệ thống định vị thủy âm gắn ở thân tàu DSQS-21BZ; hệ thống định vị thủy âm kéo theo MteQ; hệ thống phóng mồi bẫy hồng ngoại Sagem; hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện LIG Nex1 SLQ-200K.


    Tàu khu trục mang nhiều vũ khí nhất thế giới

    Sejong Đại đế là loại tàu khu trục Aegis mang được nhiều vũ khí nhất đến thời điểm hiện tại. Tàu được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng với 128 ống chứa nhiều loại tên lửa khác nhau. Khả năng mang vũ khí của Sejong Đại đế chỉ xếp sau tuần dương hạm hạng nặng lớp Kirov của Nga với 352 tên lửa.


    Cụ thể, tàu được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 (Mỹ sản xuất) đặt ở boong trước và sau tàu (phía trước có 48 ống và phía sau có 32 ống). Ống phóng Mk41 được sử dụng để phóng tên lửa phòng không tầm cao SM-2 Block IIIB/IV có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 70-170km, độ cao 24,4km.


    Ở phía sau đuôi tàu còn có hệ thống ống phóng thẳng đứng K-VLS (Hàn Quốc sản xuất) với 48 ống chứa được: 32 tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo IIIB (tầm bắn 1.000km); 16 tên lửa chống tàu ngầm K-ASROC (tầm bắn 19km).





    Cùng với K-ASROC, trong tác chiến chống ngầm tàu còn có 2 bệ phóng ngư lôi (3 ống/bệ) dùng ngư lôi chống tàu ngầm K745LW có tầm bắn 19km. Đuôi tàu có sàn đáp và nhá chứa cho một trực thăng chống ngầm loại SH-60 hoặc Super Lynx.


    Ngoài ra, tàu còn được trang bị 4 bệ phóng (4 đạn/bệ) chứa tên lửa hành trình chống tàu cận âm SSM-700K Hae Sung với khả năng diêt mục tiêu cách 150km.


    Tàu còn được vũ trang pháo hạm 127mm, một hệ thống pháo phòng không cao tốc Goalkeeper 7 nòng cỡ 30mm (tốc độ bắn 4.200 phát/phút, tầm bắn 1.500-2.000m) và hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM.


    Lá chắn tên lửa của Hàn Quốc

    Tàu khu trục lớp Sejong Đại đế là thành phần quan trọng của Hàn Quốc trong việc vô hiệu hóa mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.


    Với việc trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và radar mạng pha AN/SPY-1D, con tàu có thể “theo dõi và giám sát bất kỳ loại tên lửa nào được phóng đi từ bất cứ nơi nào ở Triều Tiên”.


    Tuy nhiên, do chỉ trang bị tên lửa phòng không SM-2 nên Sejong Đại đế ít có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Dù vậy, nó có thể khắc phục bằng cách thông tin đường đi tên lửa với chiến hạm Mỹ để phối hợp đánh chặn.


    Trong tương lai, Sejong Đại đế có thể nâng cấp trang bị tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3. Với loại vũ khí đó, con tàu sẽ là “lá chắn tên lửa hoàn hảo” bảo vệ Hàn Quốc trước mọi mối đe dọa tên lửa Triều Tiên.


    [​IMG]
  9. totrungdo

    totrungdo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    4
    làm bài về Trung quốc đi chứ nhỉ
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    F-15K Slam Eagle ,sát thủ bầu trời của Hàn Quốc.

    Defense Aerospace đưa tin, Tập đoàn chế tạo hàng không Boeing của Mỹ đã chuyển giao cho Seul 3 máy bay tiêm kích – ném bom F-15K Slam Eagle trong gói hàng lần hai thuộc giai đoạn hai chương trình F-X về tái trang bị vũ khí không quân Hàn Quốc trong bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên không có gì tiến triển.


    [​IMG]

    Máy bay tiêm kích – ném bom F-15K Slam Eagle là một phiên bản cải tiến của F-15E dành cho Không quân Hàn Quốc (ROKAF). F-15K Strike Eagle dùng để tấn công vào các mục tiêu tầm xa, có khả năng tăng tốc đến 2500 km/h và mang tên lửa có điều khiển, bom hàng không với trọng lượng hơn 10 tấn. Phạm vi hoạt động tác chiến 1800km, giá một chiếc F-15K Slam Eagle tương đương 100 triệu USD.
    Vào năm 2002, ROKAF chọn F-15K cho chương trình F-X về tái trang bị vũ khí không quân sau cuộc cạnh tranh quyết liệt của 4 loại máy bay chiến đấu: F-15K của Boeing, Rafale của Dassault-Breguet, Eurofighter Typhoon và Su-35 của Hãng Sukhoi. Tổng cộng có 40 chiếc được đặt hàng, và cho đến tháng 12/2005, 4 chiếc đã được giao cho ROKAF. Đến tháng 5/2006, chính phủ Hàn Quốc quyết định đặt hàng bổ sung 20 chiếc F-15K, bắt đầu giao từ năm 2009.

    F-15K có một số tính năng tiên tiến không có trên F-15E, như hệ thống dò tìm và theo dõi hồng ngoại AAS-42 IRST, hệ thống dò mục tiêu gắn trên mũ bay (JHMCS: Joint Helmet Mounted Cueing System) và hệ thống radar mạng pha tích cực (AESA: Active Electronically Scanned Array) AN/APG-63. Hơn nữa, F-15K có thể phóng các vũ khí tiên tiến như tên lửa AGM-84K SLAM-ER ATA và AGM-84H Harpoon. Đặc biệt, hai động cơ General Electric F110-GE-129 lực đẩy 131 kN (29.400 lbf) được trang bị cho F-15K.
    Trong giai đoạn cuối của chương trình F-X, năm 2011 Hàn Quốc sẽ đặt hàng 60 máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm loại F-22 hoặc F-35 được chế tạo bằng việc sử dụng công nghệ tàng hình. Theo Hàn Quốc, các máy bay tàng hình này sẽ được đưa vào trang bị trong giai đoạn 2014 – 2019.

    Phi hành đoàn : 02
    Dài : 19,43 m
    Sải cánh : 13,05 m
    Cao : 5,63 m
    Trọng lượng không tải : 14.300 kg
    Tối đa khi cất cánh : 36.700 kg
    Động cơ : 02 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-229 với sức đẩy 13.050 kg mỗi cái, có khả năng tái khai hỏa.
    Tốc độ : 2.660 km/giờ
    Cao độ : 18.200 m
    Tầm hoạt động : 3.900 km
    Hỏa lực : 01 đại bác 6 nòng 20mm M61 Vulcan với 510 đạn; 11.000 kg vũ khí gồm :
    + Tên lửa :
    - Không-đối-không :
    . 04 AIM-9M Sidewinder, hoặc 02 AIM-120 AMRAAM (Advanced Medium-Range Air-to-Air Missile).
    . 04 AIM-7M Sparrow, hoặc 04 AIM-120 AMRAAM
    - Không-đối-đất :
    . 06 AGM-65 Maverick
    . AGM-130
    . AGM-84 Harpoon
    . AGM-84K SLAM-ER (Standoff Land Attack Missile)
    . AGM-154 JSOW (Joint Standoff Weapon)
    . AGM-158 JASSM (Joint Air-to-Surface Standoff Missile)
    + Bom :
    . Bom hạt nhân B61
    . Bom Mark 82/84
    . CBU-87/103 CEM (Combined Effects Munition)
    . CBU-89/104 Gator
    . CBU-97/105 SFW (Sensor Fuzed Weapon)
    . CBU-107 Passive Attack Weapon
    . GBU-10/12 Paveway II
    . GBU-15
    . GBU-24/27 Paveway III
    . GBU-28
    . GBU-31/38 JDAM (Joint Direct Attack Munition)
    . GBU-39 Small Diameter
    . GBU-54 Laser JDAM

    F-15J Nhật Bản vượt trội hơn J-10 và J-11

    So sánh sức mạnh F-15 Nhật Bản với J-10 Trung Quốc


    (Kienthuc.net.vn) - So sánh sức mạnh F-15J và J-10 thì giống như “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Xét một cách chủ quan về hệ thống radar điều khiển hỏa lực của 2 loại máy bay thì F-15J có phần nhỉnh hơn.
    F-15J là máy bay tiêm kích đánh chặn “xương sống” của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). Hiện nay, trong kho máy bay chiến đấu của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) biên chế 424 tiêm kích làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển lãnh thổ nước này. Trong đó, tiêm kích F-15J/DJ chiếm số lượng đông đảo nhất, hơn 200 chiếc.


    F-15J là biến thể tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết F-15 Eagle do hãng McDonnell Douglas (Mỹ) nghiên cứu phát triển. Năm 1975, chính phủ Nhật Bản đã quyết định mua F-15J/DJ từ Mỹ nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân.


    Việc chế tạo F-15J/DJ do Tập đoàn Misubishi Heavy Industries thực hiện trong nước theo giấy phép sản xuất của Mỹ từ năm 1981 tới 1997. Trong đó, F-15J là tiêm kích đánh chặn chiếm ưu thế trên không còn F-15DJ là biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi.


    Sức mạnh F-15J


    F-15J là tiêm kích đánh chặn có kích thước lớn, dài 19,43m, cao 5,63m, sải cánh 13,05m, trọng lượng cất cánh tối đa 30,84 tấn.


    F-15J được lắp đặt hệ thống radar điều khiển hỏa lực (ở mũi máy bay) AN/APG-63(V)1 có khả năng theo dõi 14 mục tiêu và dẫn bắn 6 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc.


    Ngoài hệ thống radar, F-15J trang bị các khí tài tác chiến điện tử tương tự biến thể F-15C/D của Mỹ gồm: hệ thống chế áp điện tử bên trong AN/ALQ-135, radar cảnh báo sớm AN/ALR-56.


    [​IMG]

    Tiêm kích đánh chặn hạng nặng F-15J. ​

    Về hệ thống vũ khí trên F-15J, máy bay được thiết kế với một pháo 20mm 6 nòng M61 Vulcan (dự trữ đạn 940 viên) trong thân dùng cho không chiến tầm cực gần, ở cự ly mà tên lửa không đối không khó phát huy hiệu quả cao nhất.


    Ngoài pháo trong thân, máy bay thiết kế 10 giá treo trên cánh và thân có khả năng mang được hơn 7 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom. Ban đầu các tiêm kích F-15J đều phải sử dụng các tên lửa đối không nhập khẩu từ Mỹ. Nhưng hiện nay tất cả được thay thế bằng vũ khí do Nhật Bản tự sản xuất.


    F-15J có thể mang 3 loại tên lửa không đối không sau:


    - Tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-3 có tầm bắn tối đa 13km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại (tức là bám theo tín hiệu nhiệt phát ra từ miệng phụt động cơ phản lực).


    - Tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-5 có tầm bắn tối đa 35km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại.


    - Tên lửa không đối không tầm trung AAM-4 có tầm bắn 100-120km, lắp đầu tự dẫn radar chủ động (tức là ở khoảng cách nhất định thì radar trên tên lửa sẽ kích hoạt bám bắt và tấn công mục tiêu).


    Máy bay có thể mang bom thông thường Mk 82 nặng 227kg hoặc bom chùm CBU-87 nặng 430kg (chứa 202 đạn nhỏ) dùng để tấn công phương tiện chiến đấu bọc thép và mục tiêu mềm.


    Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.660km/h (trần bay cao) hoặc 1.450km/h (trần bay thấp), trần bay tối đa 20.000m.


    “Đại bàng hay rồng mạnh hơn”


    Trong những ngày gần đây, F-15J thường xuyên được nhắc đến trên truyền thông thế giới vì đây là loại tiêm kích mà Nhật Bản đang sử dụng để đánh chặn các máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Và trong một động thái mới đây, chính quyền Trung Quốc tuyên bố điều tiêm kích J-10 để giám sát F-15J của quân phòng vệ.


    So sánh sức mạnh F-15J và J-10 thì giống như “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Xét một cách chủ quan về hệ thống radar điều khiển hỏa lực của 2 loại máy bay thì F-15J có phần nhỉnh hơn.


    [​IMG]

    Sức mạnh giữa tiêm kích F-15J và J-10 khó so sánh "ai hơn ai".​

    Trong khi radar J-10 chỉ có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và dẫn bắn đồng thời 2-4 mục tiêu thì loại AN/APG-62(V) 1 của F-15J có con số tương ứng là theo dõi 16 mục tiêu, dẫn bắn 6 mục tiêu.


    Về khả năng mang vũ khí thì tải trọng của F-15J lớn hơn so với J-10 chỉ mang 6 tấn. Tuy nhiên, xét tính đa năng (đảm nhiệm vai trò khác nhau) thì F-15J “không có cửa” đọ sức với J-10. Khi mà J-10 mang được vũ khí không đối đất, không đối hạm chính xác cao.


    Dù vậy, nếu phải thực hiện các phi vụ không đối đất, không đối hải thì quân phòng vệ trên không Nhật Bản còn một “con át” khác là tiêm kích đa năng Misubishi F-2 (thiết kế dựa trên F-16 của Mỹ).


    J-11 Trung Quốc lại bị xếp vào “chiếu dưới” so với F-15J của Nhật Bản

    Chủ nhật 21/04/2013 15:26
    ANTĐ - Trong số ra tháng 3, Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Canada “Kanwa Defence Rewiev” đã có bài phân tích đánh giá tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc không so được với F/A-18 Hornet của Mỹ, đến số ra tháng 4 này họ lại tiếp tục đánh giá J-11 không phải đối thủ của F-15J Nhật.


    Bài báo cho biết, kết quả so sánh máy bay chiến đấu Trung - Nhật rất khó dự đoán, nhưng về cơ bản, không quân của 1 nước mạnh yếu ra sao được đánh giá bởi các yếu tố: Trang bị, chỉ huy, huấn luyện, chiến thuật và kinh nghiệm… Trong đó, kinh nghiệm và huấn luyện là yếu tố quan trọng nhất.
    Trung Quốc và Nhật Bản cùng trang bị một thế hệ máy bay. J-11 của Trung Quốc được cải tiến trên cơ sở Su-27 của Nga nhưng tính năng cũng chỉ ngang bằng thậm chí là kém hơn. Khi bắt tay vào thiết kế Su-27, các kỹ sư thiết kế Nga đã đặt ra một số chỉ tiêu kỹ thuật vượt trội F-15, chẳng hạn như tính năng cơ động và trên thực tế, máy bay của Nga và Âu – Mỹ đã từng giao chiến với nhau nhiều lần.

    [​IMG]
    Biên đội J-11 của không quân Trung Quốc
    Trong cuộc chiến ở Kosovo, có lần 2 chiếc Mig-29 của không Nam Tư đã không chiến với 2 chiếc F-15, kết quả cả 2 chiếc Mig đều bị bắn hạ. Tuy vậy, cuộc chiến này cũng không thể coi là cuộc đấu chân chính giữa 2 loại máy bay vì F-15 được sự chi viện của dàn máy bay dự cảnh rất mạnh, còn Mig-29 thì hầu như là đơn độc tác chiến, hơn nữa, Mig-29 cũng nhỏ hơn, tính năng cơ động và hiệu quả quan sát của radar cũng kém xa Su-27.
    Một thực tế là cả không quân Trung Quốc và Nhật Bản đều đã trải qua thời gian 50 năm chưa giao đấu với ai, kinh nghiệm tác chiến của cả 2 bên đều là con số 0 tròn trĩnh. Về mặt huấn luyện, lực lượng không quân Nhật Bản theo chuẩn của NATO, mỗi tháng bay huấn luyện ít nhất là 15h, còn J-11 của Trung Quốc được ưu tiên huấn luyện gấp đôi các loại máy bay khác, thời gian huấn luyện không kém gì F-15.

    [​IMG]
    Biên đội F-15J của không quân Nhật Bản
    Thế nhưng, mỗi năm Nhật - Mỹ đều triển khai diễn tập quân sự liên hợp nên không quân Nhật hơn đứt Trung Quốc về kinh nghiệm diễn tập và chuẩn bị thực chiến. Hơn nữa, Trung Quốc còn kém xa về hệ thống truyền dẫn số liệu và năng lực tác chiến hiệp đồng/liên hợp giữa các biên đội J-11 với nhau và giữa các biên đội máy bay tác chiến khác nhau, dẫn đến khả năng tác chiến quy mô lớn, hiệp đồng nhiều loại phương tiện tác chiến kém.
    Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đã cải tiến F-15 và J-11, đặc biệt là về hệ thống vũ khí. J-11A có thể sử dụng tên lửa đối không tầm trung RVV-AE, 1 bộ phận máy bay này cũng có thể sử dụng được loại tên lửa không đối không hiện đại nhất của Trung Quốc là PL-12.

    [​IMG]
    Tuy F-15J của Nhật chưa từng giao chiến nhưng F-15 của Mỹ và Israel đã chứng tỏ tính năng ưu việt trên rất nhiều chiến trường
    F-15 cải tiến sử dụng radar APG-63 nên có thể trang bị tên lửa đối không tầm trung AAM-4B do Nhật tự sản xuất, F-15 phiên bản mới nhất còn có thể sử dụng tên lửa đối không tầm ngắn quốc nội AAM-5 có tính năng cơ động ngang ngửa với AIM-9X Sidewinder của Mỹ.
    Tuy nhiên, các loại tên lửa này của Nhật và Trung đều chưa từng được kiểm nghiệm trên chiến trường và máy bay mẹ J-11 và F-15 cũng chưa từng giao chiến với nhau bao giờ cho nên những so sánh chỉ là trên giấy tờ.
    Cả 2 loại máy bay này đều là máy bay tiêm kích hạng nặng thế hệ thứ 3, J-11 nhỉnh hơn 1 chút về lượng bom đạn mang theo với 8 tấn, trong khi F-15 chỉ có 7,3 tấn nhưng máy bay Nhật lại vượt trội về tính năng tàng hình.

    [​IMG]
    J-11 của Trung Quốc chưa từng tham chiến và phát sinh rất nhiều sự cố
    Các chỉ số về thời gian lưu không cũng là yếu tố so sánh quan trọng, thể hiện khả năng tác chiến bền bỉ. Su-27SK mang được 9 tấn nhiên liệu, còn F-15J chỉ có 6,1 tấn vì vậy, về thời gian lưu không thì Su-27/J-11 chiếm ưu thế hơn.
    Su-27 vượt trội F-15, thậm chí dẫn đầu thế giới về khả năng tăng tốc đoạn ngắn và leo độ cao. Lợi thế này giúp nó có khả năng nhanh chóng tiếp cận/thoát ly khu vực tác chiến và truy đuổi kẻ địch nên chiếm ưu thế hơn F-15 về lĩnh vực này.
    Trong không chiến, yếu tố quyết định thành bại là radar, về phương diện này Nga, Trung thường lạc hậu hơn so với châu Âu. Radar APG-63 trên F-15J có khả năng cùng lúc phát hiện, theo dõi 14 mục tiêu và tấn công đồng loạt 6 mục tiêu cùng 1 thời điểm. Trong khi đó, với cùng 1 phạm vi bao quát là 100km, radar H001 hiện đại nhất trên Su-27SK chỉ đạt hiệu suất 10/2.

    [​IMG]
    Máy bay cảnh báo sớm E-2C của không quân Nhật
    Về máy bay cảnh báo sớm, radar mảng pha trên KJ-2000/200 của Trung Quốc có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu cao hơn so với máy bay dự cảnh E-2C của Nhật, điều này có thể bù đắp cho sự yếu kém của radar Su-27/J-11, thế nhưng khả năng truyền dẫn và xử lý số liệu từ máy bay dự cảnh về Trung tâm chỉ huy tác chiến của Trung Quốc lại kém, độ trễ chuyển tiếp đến máy bay chiến đấu cao nên làm giảm hiệu quả tác chiến.
    Góc độ quét của radar trên 2 loại máy bay Trung Quốc cũng không so được với E-2C, có thể xuất hiện những vùng câm sóng radar, hơn nữa cả 2 loại máy bay dự cảnh vừa ra đời của Trung Quốc mới chỉ được sử dụng mang tính thực nghiệm trong khi Nhật đã có kinh nghiệm dự cảnh khi triển khai E-2C từ thập niên 80 của thế kỷ trước.

    [​IMG]
    Máy bay dự cảnh cỡ nhỏ KJ-200 của Trung Quốc
    Vấn đề tiếp theo là hệ thống vũ khí không đối không của J-11 kém hơn rất nhiều so với F-15J đặc biệt là tên lửa không đối không tầm trung. Nhật chỉ phóng có 44 quả AIM-120B, chủ yếu để thử nghiệm, còn trên thực tế họ sử dụng toàn bộ tên lửa không đối không tầm trung Type 99 (AAM-4) trong nước sản xuất, có tính năng cơ động và khả năng chống nhiễu cao hơn rất nhiều so với các loại tên lửa thế hệ PL của Trung Quốc.
    Còn tên lửa không đối không tầm ngắn Type 04 (AAM-5) của Nhật ra đời vào năm 2000, được đánh giá ngang với các loại tên lửa cùng thế hệ của Mỹ, trong khi PL-8 của Trung Quốc là phiên bản nhái của tên lửa đối không tầm ngắn Python-3 sản xuất đầu thập niên 80 của Israel. Loại tên lửa này sử dụng công nghệ lạc hậu, dẫn đường bằng radar hồng ngoại bị động kiểu cổ điển.

    [​IMG]
    Máy bay dự cảnh cỡ lớn KJ-2000, sản phẩm “nhái” máy bay chỉ huy hệ thống dự cảnh IL-76 của Nga.
    Kanwa kết luận, tuy mỗi loại có sở trường và sở đoản riêng nhưng xét về tổng thể, J-11 chỉ có mỗi ưu điểm về thời gian tác chiến dài và khả năng cơ động. Đây chỉ là 1 phần nhỏ trong yếu tố “Trang bị”, còn lại 4 yếu tố quyết định khác là: Chỉ huy, huấn luyện, chiến thuật và kinh nghiệm thì J-11 còn rất nhiều nhược điểm. Vì vậy, máy bay của Trung Quốc không phải là đối thủ của F-15J.


    Phi hành đoàn : 01 F-15DJ 02 Dài : 19,43 m
    Sải cánh : 13,05 m
    Cao : 5,63 m
    Trọng lượng không tải : 12.700 kg
    Tối đa khi cất cánh : 30.845 kg
    Động cơ : 02 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-100/220/229 có sức đẩy 7.852kg mỗi cái (13.050kg mỗi cái khi tái khai hỏa).
    Tốc độ : 3.018 km/giờ
    Cao độ : 20.000 m
    Tầm hoạt động : 5.745 km
    Hỏa lực : 01 súng 20mm sáu nòng M61A1 với 940 đạn; 7.300kg vũ khí gồm : 04 tên lửa AIM-7F Sparrow và 04 tên lửa AIM-9 Sidewinders không-đối-không; hoặc 08 tên lửa AIM-120 AMRAAM.



    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    TQ có chủ đề bự rồi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này