1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 14/08/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    :))éo cần đến mẽo đâu bạn , Nga nhận xét là khách quan nhất ;))

    Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 3 tháng 11 đăng bài viết nhan đề "Chuyên gia Nga dự đoán chiến tranh Trung-Nhật: Trung Quốc rất có thể bại trận một cách nhục nhã"

    Vasilii Cashin, Chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, chủ biên tờ "Tin vắn quốc phòng Moscow" trả lời phỏng vấn tờ "Quan điểm" cho rằng, về hải quân, Trung Quốc tạm thời còn có ưu thế số lượng mang tính áp đảo, về chất lượng, lạc hậu khá xa so với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

    Tôi từng nghe đến bình luận của chuyên gia Mỹ về chiến tranh trên biển, cho rằng, về kinh nghiệm, thiết bị và phương pháp trong chiến tranh săn ngầm, Hạm đội Nhật Bản thậm chí còn mạnh hơn Hải quân Mỹ. Thủy thủ tàu ngầm Nhật Bản cũng được huấn luyện chiến đấu trên biển rất tốt.

    vào đây coi cho đỡ tốn đất nhá bạn . Công nghệ thì đi copy nửa mạc nửa mùa chả ra làm sao , đến việt nam còn thấy xấu hổ dùm cho ô bạn hàng xóm>:) như mình xấu hổ dùm cho bạn vậy

    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...-nhuc-nha-neu-dau-sung-voi-Nhat-Ban/323812.gd
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117




    “Sấm sét di động” chiến trường (2): K9 – ác mộng của Triều Tiên


    (Kienthuc.net.vn) - Là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, pháo tự hành K9 có thể bắn chính xác 3 quả đạn 155mm vào một địa điểm trong vòng 15 giây.



    Pháo tự hành K9 Thunder (“Sấm sét”) hoàn toàn là một sản phẩm hiện đại mang đậm chất Hàn Quốc từ khâu thiết kế đến sản xuất. Vốn là một quốc gia chuyên sử dụng các loại vũ khí của Mỹ cung cấp, Hàn Quốc đã tự lực nhiều hơn để tìm kiếm các loại vũ khí mới cung cấp cho quân đội trong tình thế các mối lo ngại từ phía Bắc luôn hiện hữu.
    Đất nước Triều Tiên đã bị chia cắt từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 và nơi đây trở thành cuộc đấu sức giữa các cường quốc trên thế giới với cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), thậm chí cho đến nay một hiệp định hòa bình vẫn chưa được kí kết. Mặc dù luôn nghe tới bóng ma vũ khí hạt nhân ở đây nhưng nếu xảy ra xung đột vũ trang qui mô lớn, pháo binh sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng.
    Triều Tiên sở hữu một kho vũ khí pháo binh thuộc dạng phong phú hàng đầu thế giới, cả về số lượng lẫn chủng loại, từ pháo thông thường đến pháo phản lực, nói không ngoa nếu trường hợp chiến tranh xảy ra, pháo binh Triều Tiên chính là điều khiến Hàn Quốc e ngại nhất.
    Nhưng pháo tự hành K9 với khả năng cơ động cao, phản ứng nhanh, bắn chính xác viên đạn pháo cỡ nòng 155mm có thể mang đầu đạn hạt nhân chính là câu trả lời của Hàn Quốc. Về đẳng cấp, K9 ngang hàng với những khẩu pháo nổi tiếng như M-109 của Mỹ, PzH 2000 của Đức hay AS-90 của Anh và nó hội tụ những công nghệ mới nhất của nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, vượt lên bất kì loại pháo nào của Bắc Triều Tiên.
    [​IMG]Pháo tự hành K9 của Quân đội Hàn Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật.
    Pháo tự hành K9 bắt đầu được thiết kế bởi Samsung Techwin năm 1989 và những mẫu thử nghiệm được lộ ra năm 1994, sau đó là thời gian đánh giá thử nghiệm thực tế cho đến năm 1999 thì K9 chính thức được đưa vào biên chế Quân đội Hàn Quốc.
    Từ đó đến nay đã có hơn 532 khẩu pháo tự hành K9 được cung cấp cho lực lượng lục quân và Lính thủy Đánh bộ Hàn Quốc, thậm chí chính những khẩu K9 của lính thủy Hàn Quốc này đã bắn trả những đợt pháo kích của Triều Tiên tháng 11/2010.
    Kíp chiến đấu tiêu chuẩn của K9 cũng là 5 người giống loại PzH 2000 của Đức, bao gồm trưởng xe, lái xe, pháo thủ và 2 nạp đạn viên. Lái xe ngồi phía trước bên trái, tách biệt hẳn với với kíp xe còn lại ở trong khoang chiến đấu hoàn toàn kín. Pháo tự hành K9 dĩ nhiên không thể bắn hiệu quả như xe tăng, vừa khai hỏa trong khi di chuyển, nhưng khả năng triển khai/thu hồi nhanh chóng (chỉ mất khoảng 1 phút, còn PzH 2000 là 15 giây) cho phép nó di chuyển tới vị trí bắn khác, khiến kẻ thù khó phát hiện và theo dõi để phản pháo hay dùng không quân tiêu diệt.
    Mặc dù vậy, chìa khóa chính làm nên sự thành công của pháo tự hành K9 Thunder chính là ở hệ thống điều khiển bắn kĩ thuật số “Thời gian đến mục tiêu”.
    Hệ thống này sẽ điều khiển hoạt động của pháo chính, máy tính tính toán sao cho pháo thủ có thể bắn chính xác 3 quả đạn pháo 155mm vào một khu vực trong vòng 15 giây, nghĩa là máy tính trên xe sẽ tính toán đường đạn của viên thứ 2 và thứ 3 dựa trên viên thứ nhất và tự động chỉnh bắn hai viên pháo này sao cho cả 3 viên chạm mục tiêu “cùng lúc”, giúp tăng cường xác suất tiêu diệt mục tiêu.
    [​IMG]Khả năng cơ động kết hợp hỏa lực mạnh biến K9 thành một thứ vũ khí lợi hại.
    Về thiết kế bên ngoài thì K9 có hơi hướng giống với pháo tự hành M109 Paladin của Mỹ. Góc nâng của pháo 155mm từ -2,5° đến +70° với tháp pháo xoay 360°. Trên nóc và bên hông tháp pháo có các cửa mở, tạo điều kiện cho kíp lái ra vào hay vận chuyển đạn pháo. Ănten thông tin lắp ở 2 góc đuôi, còn cuốc xẻng lẫn dụng cụ sửa chữa được lắp bên hông tháp pháo, vừa tăng bảo vệ cho giáp vừa là công cụ cho kíp xe đào công sự ngụy trang khi K9 phải dừng tại nơi nào đó. Điểm dày nhất trên giáp xe là 19mm, còn hệ thống bảo vệ NBC lẫn thiết bị nhìn đêm là trang bị tiêu chuẩn của K9 Thunder.
    Về hỏa lực, pháo chính là loại pháo 155mm L52, nòng pháo có loa giảm giật giúp giảm ảnh hưởng khi bắn loại đạn pháo tăng tầm, đi kèm bộ khóa/giá đỡ nòng pháo khi xe di chuyển hay dừng nghỉ. Các kĩ sư Hàn Quốc còn phát triển một loại đạn pháo mã danh “K307” làm loại đạn pháo tiêu chuẩn cho K9 và qui trình nạp đạn pháo hoàn toàn là tự động hóa, pháo thủ chỉ việc bỏ liều phóng vào là xong. Vũ khí phụ của K9 là một khẩu đại liên cỡ nòng 12,7mm Daewoo K9 điều khiển bởi trưởng xe với cơ số đạn 500 viên.
    [​IMG] Pháo tự hành K9 với nòng pháo 155mm đầy uy lực
    Bên cạnh 48 quả đạn pháo 155mm dự trữ trong xe (so với 60 quả 155mm mà PzH 2000 mang được), K9 còn đượcbổ sung đạn dược từ xe nạp đạn tự hành K10.
    Hàn Quốc phát triển K10 dựa trên K9 với sự đồng nhất về khung thân và bánh xích, điều này vừa có ưu điểm về mặt hậu cần trên chiến trường lẫn tính kinh tế khi phát triển. Hơn nữa cơ chế “cầu” chuyển tải đạn pháo độc đáo trên K10 giúp kíp lái không phải ra ngoài mà vẫn chuyển đạn pháo qua cho K9 được dưới sự bảo vệ của vỏ giáp, điều rất hữu dụng nếu trên chiến trường tràn ngập mảnh văng hay đạn nhỏ từ hỏa lực đối phương.
    [​IMG] Xe cung cấp đạn pháo K10
    [​IMG]Pháo tự hành K9 và xe tiếp đạn tự hành K10.
    Về khả năng cơ động, K9 sử dụng động cơ diesel 8 xylanh MT881 Ka-500 công suất 1.000 mã lực giống như PzH 2000, giúp nó đạt tốc độ 67km/h trên đường nhựa và tầm cơ động khoảng 480km.
    Động cơ đặt phía trước ngay bên phải lái xe còn hệ thống truyền động do công ty S&T Dynamic phát triển, hệ thống giảm xóc của K9 được đánh giá cao vì nó phải đáp ứng được khả năng di chuyển tốt trên địa hình bán đảo Triều Tiên, vốn rất gồ ghề. K9 còn có thể lội nước sâu 1,5m (hơn 0,4m so với 1,1m của PzH 2000)
    Hiện nay, ngoài Quân đội Hàn Quốc sử dụng K9, Thổ Nhĩ Kì cũng mua dây chuyền sản xuất K9 với tên gọi nội địa là T-155 “Firtina” (cơn bão), tiếp theo là Ai Cập đã có bản ghi nhớ về khả năng là khách hàng tiếp theo của K9, mặc dù họ đã có trong tay loại M019 Paladin của Mỹ. Australia và một số nước châu Á cũng đang cân nhắc K9 trong việc hiện đại hóa lực lượng pháo binh.
    [​IMG]Phiên bản K9 trong Quân đội Thổ Nhĩ Kì có tên gọi Tirfana.

    Thông số kĩ thuật

    Quốc gia chế tạo: Hàn Quốc
    Nhà sản xuất: Samsung Techwin

    Năm đi vào biên chế: 1999
    Số lượng: 532 chiếc
    Kíp lái: 5
    Dài x Rộng x Cao(m) : 12 x 3,4 x 2,73(m)
    Nặng: 51,7 tấn
    Động cơ: MT881 Ka-500, công suất 1000 mã lực
    Tốc độ tối đa: 67km/h
    Tầm hoạt động: 480km
    Hỏa lực: 1 pháo 155mm với 48 viên đạn
    1 đại liên 12,7mm với 500 viên đạn
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Khám phá chiến hạm Nhật một mình đối đầu cả hạm đội Trung Quốc

    Thứ hai 04/11/2013 15:17
    ANTĐ - Ngày 31/10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, một tàu khu trục của Nhật Bản đã bất ngờ xông vào giữa một cuộc diễn tập bắn đạn thật của hải quân Trung Quốc tại một địa điểm trên Thái Bình Dương, làm hải quân Trung Quốc buộc phải hủy bỏ cuộc diễn tập bắn đạn thật.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã bác bỏ cáo buộc của phía Trung Quốc và cho rằng, Nhật Bản không hề can thiệp vào các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc mà chỉ thực hiện nhiệm vụ quan sát đề phòng như thường lệ. Những hành động của tàu chiến và máy bay Nhật Bản là hoàn toàn hợp lệ, tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
    Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng đây là hành vi khiêu khích nguy hiểm và quân đội nước này tỏ ra rất tức giận với hành động này của phía Nhật Bản, trong khi đó Bộ Ngoại giao cũng gửi kháng thư phản đối. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ đích danh tàu khu trục cỡ lớn mang số hiệu 107 của Nhật đã xông vào giữa đội hình tàu chiến Trung Quốc. Vậy đây là con tàu nào?

    [​IMG]

    Khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi


    Chiến hạm DD-107 Ikazuchi của Nhật là tàu khu trục lớp Murasame trực thuộc “Nhóm hộ tống số 1” (còn gọi là hạm đội 1) đóng tại Yokosuka. Chi đội này được biên chế 9 tàu khu trục và 1 tàu sân bay trực thăng (Nhật gọi là tàu khu trục trực thăng) DDH-143 Shirane, tàu sân bay này cũng chính là tàu chỉ huy của “Nhóm hộ tống số 1”. DD-107 Ikazuchi được khởi đóng vào tháng 2-1998, hạ thủy vào tháng 6-1999 và đến tháng 3-2001, nó được chính thức biển chế cho lực lượng hải quân Nhật Bản.
    Tàu có chiều dài 151m, rộng 17,4m, mớn nước 5,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.400 tấn, đầy tải 5.100 tấn. Nó có khả năng đạt vận tốc tối đa 30 hải lý/h, phạm vi hành trình tối đa 6.000 hải lý (với vận tốc tuần tra 20 hải lý/h), biên chế thủy thủ đoàn 170 người. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk. Tàu được trang bị 1 bệ pháo tự động 76mm Otto Melara.

    [​IMG]

    Sơ đồ di chuyển của máy bay và tàu chiến Nhật Bản xâm nhập vào đội hình diễn tập của hải quân Trung Quốc


    Về vũ khí chống hạm, Ikazuchi được trang bị 2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, có tầm bắn 130km với vận tốc 0,9Mach, hoặc loại tên lửa chống hạm quốc nội SSM-1B thuộc Type 90, có tính năng tương đương RGM-84D của Mỹ. SSM-1B có chiều dài 5,09m, bán kính 0,35m, trọng lượng 667kg. Tên lửa có đầu đạn nặng 230kg, tầm bắn tối đa 150km với độ cao khoảng từ 5-30m so với mặt biển.
    Về vũ khí phòng không, nó được trang bị 16 quả tên lửa phòng không tầm gần “Sea Sparrow”, phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng Mk-48. Các đơn nguyên phóng được lắp đặt ở phía mũi tàu. Loại tên lửa phòng không tầm gần này có khả năng hạ sát các mục tiêu bay ở độ cao 1-18km, tầm bắn 14km, cơ số đạn dự trữ 32 quả. Hỗ trợ phòng không tầm thấp và đánh chặn tên lửa hành trình là 2 bệ pháo phòng không tầm gần 6 nòng, 20mm Vulcan Phalanx có tốc độ bắn cực cao 3.000 phát/phút.


    [​IMG]

    Khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi


    Do thiên về tác chiến chống ngầm nên DD-107 được trang bị vũ khí chống ngầm rất mạnh, với 29 quả tên lửa chống ngầm ASROC, tầm phóng 20km, phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng MK41 (16 đơn nguyên). Để bổ trợ chống ngầm, nó còn có 2 cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm Type 69, sử dụng ngư lôi Type Mk-46-5 có tầm phóng 11km, hoặc ngư lôi Mk-50, Mk-54, hay loại ngư lôi quốc nội Type 89 (tương đương Mk-46).
    Điểm đặc biệt là các hệ thống chỉ huy - kiểm soát - điều khiển - dẫn đường và điện tử của tàu đều sử dụng các thiết bị do Nhật Bản tự sản xuất. Về thiết bị săn ngầm, DD-107 được trang bị sonar kiểu mảng kéo loại cải tiến của OQR-1, sonar kết hợp chủ/bị động gắn ở vỏ tàu OQS-5, sonar cố định ở mũi tàu OQS-102. Tàu sử dụng thiết bị tác chiến điện tử quốc nội NOLQZ, có tính năng tương đương với loại SLQ-32 của Mỹ.

    [​IMG]

    Bộ đôi khu trục hạm DDG-107 Ikazuchi và khu trục hạm Aegis DDG-174 Kirishima lớp Kongo


    Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy-kiểm soát OYQ-7 áp dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ máy tính và điều khiển, có khả năng tự động hóa rất cao; sử dụng radar dẫn đường OPS-20, radar đối không OPS-24, radar đối hải SLQ-28D, 2 bộ radar điều khiển hỏa lực quốc nội FCS-2-31 dùng để đẫn bắn tên lửa hạm đối không “Sea Sparrow”, các tàu thế hệ sau được trang bị radar thế hệ mới nhất FCS-3 có thể dẫn bắn rất nhiều tên lửa khác nhau.
    Tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame hợp với tàu khu trục phòng không trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis lớp Kongo hoặc Atago sẽ hợp thành lực lược tác chiến hạm đội chủ lực, bảo vệ các soái hạm là tàu đổ bộ trực thăng của hải quân Nhật. Sự xuất hiện của những bộ đôi này đã giúp Nhật chuyển đổi từ mô hình biên chế “Hạm đội 8x8” sang mô hình “hạm đội 10x9”, nâng cao rất mạnh năng lực tác chiến của 4 hạm đội Nhật.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Trung Quốc choáng váng nhìn “con Rồng” thứ 6 của Nhật Bản xuống nước

    Chủ nhật 03/11/2013 16:25
    ANTĐ - Trước đây, khi Hải quân Nhật thông báo kế hoạch dự kiến đến năm 2015, Nhật sẽ có đủ 10 tàu ngầm AIP lớp Soryu, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới thì rất nhiều người coi kế hoạch này là không tưởng. Nhưng sau khi người Nhật đưa vào biên chế chiếc thứ 5 và hạ thủy tiếp chiếc thứ 6 chỉ trong năm 2013 thì không ai có thể coi thường công nghệ tàu ngầm của Nhật.


    Ngày 2 -11, mạng tin tức Nhật Bản (Japanese News) đưa tin, tàu ngầm tiên tiến mới nhất của Nhật mang số hiệu SS-506 "Kokuryu" đã được đóng xong và được làm lễ hạ thủy vào hai ngày trước. Đây là chiếc thứ 6 trong kế hoạch đóng 10 chiếc tàu ngầm lớp “Soryu” (con Rồng) đến năm 2015 của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản.
    Chiếc tàu ngầm này do tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki đóng, lễ xả nước được tổ chức tại nhà máy Kobe trực thuộc tập đoàn. Phụ tá giám sát trưởng hải quân (tương đương với tư lệnh hải quân) Nhật Bản là ông Katsutoshi Kawano đã tham dự buổi lễ hạ thủy tàu.
    Tàu ngầm SS-506 “Kokuryu” thuộc dòng tàu ngầm động cơ thông thường, có chiều dài 84m, lượng giãn nước khi nổi là 2950 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 3300 tấn, lượng giãn nước tối đa 4000 tấn. Nó được lắp đặt 4 động cơ Stirling, tốc độ dưới nước 20 hải lý/h, chi phí cho việc đóng con tàu này là 53,4 tỷ Yên (tương đương với 3,34 tỷ Nhân dân tệ).
    [​IMG]
    Tàu ngầm AIP lớp Soryu thứ 6 số hiệu SS-506 "Kokuryu" tại lễ hạ thủy

    Nó là chiếc thứ 6 trong trong kế hoạch đóng 10 chiếc tàu ngầm tiên tiến nhất lớp “Soryu” của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản, thuộc thế hệ tàu ngầm lần đầu tiên được sử dụng hệ thống đẩy không phụ thuộc không khí (AIP) của lực lượng tự vệ trên biển, tính năng giảm tiếng ồn vô cùng hoàn hảo, thuộc công nghệ chế tạo động lực hàng đầu thế giới.
    5 chiếc tàu trước thuộc lớp Soryu của Nhật Bản đã được đưa vào trong biên chế bao gồm: SS-501 Soryu, SS-502 Unryu, SS-503 Hakuryu, SS-504 Kenryu và SS-505 Zuiryū. Ngoài ra, chiếc thứ 6 là SS-506 vừa hạ thủy xong, Nhật đang đóng chiếc thứ 7 và thứ 8 là SS-507 và SS-508 (chưa đặt tên), tổng số tàu ngầm AIP lớp Soryu mà Nhật Bản dự kiến đóng, có thể lên tới 14-16 tàu, sau năm 2015.
    Hiện nay, Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành công việc lắp đặt hệ thống nội thất của tàu, dự kiến sẽ được bàn giao cho lực lượng tự vệ trên biển vào tháng 3 năm 2014. Khả năng, tàu này sẽ được bố trí tại căn cứ Yokosuka - tỉnh Kanagawa, hoặc tại căn cứ Kure - tỉnh Hiroshima. Việc chỉ trong năm 2013, Tokyo biên chế chiếc SS-505 Zuiryū và chiếc thứ 6 SS-506 “Kokuryu” có lẽ sẽ làm Bắc Kinh rất đau đầu.
    [​IMG]
    Tháng 3 năm nay, Nhật cũng đã biên chế tàu ngầm AIP thứ 5 thuộc lớp Soryu
    mang số hiệu SS-505 Zuiryū

    Đại bộ phận Đông Hải có độ sâu trên dưới 40m, vùng có độ sâu nhất cũng chỉ có 150m, còn lại rất ít chỗ vượt qua 100m, chỉ có tàu ngầm AIP cỡ nhỏ mới hoạt động được ở vùng nước nông ấy và ít phải nổi lên để tránh bị phát hiện, kế hoạch đóng tàu của Nhật nhanh đến mức không tưởng đã làm Trung Quốc rất lo lắng, nếu chậm chân toàn bộ Đông Hải sẽ lãnh địa của tàu ngầm Nhật Bản.
    Hiện nay, tất cả các đối thủ lớn của Trung Quốc đều đã và sắp có tàu ngầm AIP (Hàn Quốc cũng đã mua tàu ngầm 214 của Đức), Ấn Độ cũng đang nhăm nhé mua tàu ngầm Amur-1650, ngay cả một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore cũng có tàu ngầm AIP, trong khi Trung Quốc hiện đang phát triển chưa được nên họ rất lo lắng. Thời gian qua họ đã đánh tiếng mua tàu ngầm SMX-26 của Pháp và cả tàu ngầm “Amur”-1650 của Nga nhưng chưa đạt được thỏa thuận.

    Hải quân Hàn Quốc nhận tàu tuần tra tên lửa thứ 12

    Thứ hai 04/11/2013 16:26
    ANTĐ - Ngày 4-11, cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc cho biết, hải quân nước này đã tiếp nhận chiếc tàu tuần tra nội địa mang tên lửa chống hạm lớp PKG thứ 12 từ Tập đoàn Đóng tàu STX.

    [​IMG]
    Tàu tuần tra cao tốc mang tên lửa lớp PKG


    Theo Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA), chiếc tàu này sẽ được sử dụng để tiến hành các nhiệm vụ tuần tra bảo vệ bờ biển và các vùng biển ven bờ của nước này. Chiếc tàu tuần tra mang tên lửa chống hạm mới nhất này đã được tập đoàn đóng tàu STX bàn giao cho Bộ tư lệnh Hải quân Hàn Quốc ​​ở Jinhae, cách Seoul 410 km về phía nam.
    Tàu tuần tra cao tốc lớp PKG có trọng lượng khoảng 500 tấn, chiều dài 63m, rộng 9m, có thể di chuyển với tốc độ tối đa lên đến 40 hải lý/giờ.
    Tàu được trang bị các tên lửa đối hạm có tầm bắn 140 km, các pháo hạm 76mm và 40mm, và thủy thủ đoàn của tàu gồm 40 thành viên.
    Dự kiến, chiếc tàu này sẽ bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ tuần tra của Hải quân Hàn Quốc sau 2 tháng triển khai, DAPA cho biết.
    Hải quân Hàn Quốc có kế hoạch đóng 15 chiếc tàu tuần tra lớp PKG. Đến nay, 12 chiếc đã được biên chế hoạt động, 3 chiếc còn lại đều đã được hạ thủy và dự kiến sẽ được biên chế nốt cho Hải quân Hàn Quốc vào tháng 1-2014.
  4. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Cựu Phó Tư lệnh QK Nam Kinh: Chính phủ Nhật Bản hãy chuẩn bị tâm lý!
    Quote:
    (GDVN) - "Theo nguyên tắc đối đẳng, Trung Quốc sẽ bắn hạ các máy bay Nhật Bản bay qua không phận Điếu Ngư (Senkaku) nên là giới hạn phản ứng cuối cùng, chính phủ Shinzo Abe hãy chuẩn bị tâm lý. Thủ đoạn phản kích của Nhật Bản có nhiều tầng nấc, Nhật Bản đừng đánh giá thấp Trung Quốc, cũng đừng phán đoán nhầm", cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh nói.

    [​IMG]

    Vương Hồng Quang, cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh, lon Trung tướng.
    Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/11 đăng bài phân tích của Vương Hồng Quang, lon Trung tướng, cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh, Trung Quốc cho rằng nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư "nằm trong tầm khống chế của quân đội Trung Quốc."

    Trước những tuyên bố cứng rắn của Nhật Bản về việc Tokyo sẽ bắn hạ UAV Bắc Kinh nếu nó xâm phạm không phận Nhật Bản, 2 nước đã liên tục có lời qua tiếng lại trong suốt tuần qua và Bắc Kinh xem động thái bắn hạ UAV Trung Quốc nếu xảy ra sẽ là một hành động gây hấn, khơi mào chiến tranh.

    Vương Hồng Quang cho rằng cục diện hiện nay đang trong tình trạng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột nhưng Trung Quốc không chủ động leo thang hay gây hấn, ngược lại Bắc Kinh kêu gọi 2 bên bình tĩnh ngồi xuống cùng đàm phán, cho dù không giải quyết được tận gốc vấn đề cũng không nên "đổ thêm dầu vào lửa".

    Việc Nhật Bản cân nhắc khả năng bắn hạ UAV Bắc Kinh nếu nó xâm nhập không phận Nhật được Vương Hồng Quang coi như hành động "đổ thêm dầu vào lửa", và ngọn lửa này sẽ thiêu chết kẻ đổ dầu.

    "Trung Quốc đương nhiên không vì bị Nhật Bản dọa mà không dám phái máy bay không người lái do thám tuần tra đảo Điếu Ngư (Senkaku), đương nhiên cũng sẽ không phái chỉ 1 chiếc UAV đơn độc ra Hoa Đông để hứng nguy cơ bị bắn hạ. Không phận Điếu Ngư (Senkaku) hoàn toàn nằm trong phạm vi khống chế của quân đội Trung Quốc", ông Quang nói
    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 900x603.[​IMG]
    Không quân Trung Quốc tập trận ở Hoa Đông.

    "Quả thật nếu Nhật Bản bắn rơi UAV của Trung Quốc tức là đã nổ súng khiêu chiến. Cục diện sau đó e rằng Nhật Bản khó có thể chống đỡ."

    "Theo nguyên tắc đối đẳng, Trung Quốc sẽ bắn hạ các máy bay Nhật Bản bay qua không phận Điếu Ngư (Senkaku) nên là giới hạn phản ứng cuối cùng, chính phủ Shinzo Abe hãy chuẩn bị tâm lý. Thủ đoạn phản kích của Nhật Bản có nhiều tầng nấc, Nhật Bản đừng đánh giá thấp Trung Quốc, cũng đừng phán đoán nhầm", cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh nói.

    Vẫn giọng hiếu chiến và suy diễn quen thuộc, Vương Hồng Quang cho rằng sở dĩ Nhật Bản mạnh miệng ở Hoa Đông là có Mỹ đứng sau chống lưng. "Tokyo như đứa trẻ lạc mẹ nhiều năm giờ đã tìm thấy".


    Viên tướng Trung Quốc chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với những lời lẽ hết sức chợ búa như "đại ngu xuẩn", mất kiểm soát, hồ đồ, thiển cận.

    Vương Hồng Quang tỏ ra tự hào về sức mạnh của Trung Quốc khi nền kinh tế nước này đã vượt qua Nhật Bản, sức mạnh quân sự của Bắc Kinh cũng tăng trưởng nhanh chóng. Chỉ riêng hải quân Trung Quốc đã hơn hẳn hải quân Nhật Bản về mọi mặt, viên tướng tự phụ, sức mạnh tổng hợp của quân đội Trung Quốc theo Vương Hồng Quang đã vượt xa đối thủ.

    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Cuu-P...nh-phu-Nhat-Ban-hay-chuan-bi-tam-ly/323872.gd
  5. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    chỉ toàn bọn cựu , nguyên , tép riêu với đám lâu bâu mới dám to mồm hỗn xược với Nhật bản , còn bộ trưởng QP hay tướng lớn biết thân biết phận nên câm như hến>:)
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Trung Quốc “đầu hàng” trong phát triển máy bay tiếp dầu?


    (Kienthuc.net.vn) - Máy bay tiếp dầu HY-6 không đạt yêu cầu cần thiết buộc Trung Quốc phải tính tới việc mua máy bay Il-76 Nga và nhờ Ukraine cải tiến để tiếp nhiên liệu trên không.







    Tạp chí Khán Hòa đưa tin, Trung Quốc đang tìm cách mua loại máy bay vận tải hạng nặng IL-76 của Không quân Nga và Belarus, kế hoạch tổng thể là hy vọng có được 20 máy bay IL-76MD sau khi được tân trang. Bên cạnh đó, Trung Quốc được cho là đang tích cực hợp tác với Ukraine, với hy vọng chuyển đổi một số máy bay IL-76 cũ thành máy bay tiếp dầu IL-78.

    Sở dĩ có việc này là do Trung Quốc đang thiếu máy bay tiếp dầu trên không khiến lượng lớn máy bay chiến đấu có khả năng tiếp nhiên liệu trên không được trang bị trong Không quân Trung Quốc như J-10, Su-30MKK, Su-30MK2, J-15 và J-16 đều không thể phát huy vai trò bay xa.
    [​IMG]Dường như Trung Quốc bất lực trong việc kiếm tìm sản phẩm tiếp dầu trên không nội địa nên quyết định phải nhờ tới Nga - Ukraine.


    Để tạm thời giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã cải tiến máy bay ném bom H-6 thành máy bay tiếp dầu trên không HY-6 phục vụ cho tiêm kích J-10, Su-30.

    Tuy nhiên, do lượng nhiên liệu mang theo hạn chế, tải trọng nhiên liệu tối đa của HY-6 chỉ khoảng 30 tấn (nhưng trung bình chỉ là 20 tấn). Trong khi đó, tải trọng nhiên liệu của Su-30MK2 là 9,5 tấn, vì vậy muốn thực hiện tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu như vậy thì HY-6 chỉ có thể tiếp khoảng 5 tấn nhiên liệu cho 4 máy bay Su-30.

    Điều này tất nhiên chỉ là lý thuyết, xem xét đến vấn đề kỹ thuật, HY-6 dường như không thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu Sukhoi. Với loại J-10 thì HY-6 có thể tiếp nhiên liệu nhưng vẫn bị hạn chế nhiều, khi mỗi lần chỉ có thể tiếp 2-4 chiếc, điều này về cơ bản là không có giá trị chiến thuật.

    Khán Hòa chỉ ra, Ukraine có khả năng cải tạo Il-76 thành biến thể tiếp dầu trên không Il-78, Pakistan đã từng chuyển đổi thành công 4 máy bay IL-78, Trung Quốc tiến hành đàm phán với Ukraine liên quan đến chuyển đổi máy bay tiếp dầu trên không từ năm 2012.
    [​IMG] Với Il-78, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 sẽ hoàn toàn trở thành máy bay mang tầm chiến lược.


    Ngoài ra, nhiệm vụ của Il-78 còn bao gồm thực hiện tiếp nhiên liệu cho máy bay cảnh báo sớm A-50, kéo dài thời gian trực ban của máy bay cảnh báo. A-50 vốn là biến thể được phát triển dựa trên khung thân cơ sở của máy bay Il-76. Mà máy bay cảnh báo KJ-2000 của Trung Quốc cũng dùng khung thân Il-76, vì vậy về mặt lý thuyết thì Il-78 hoàn toàn có thể tiếp nhiên liệu cho KJ-2000.

    Hiện nay, máy bay cảnh báo KJ-2000 của Không quân Trung Quốc là có thiết bị tiếp nhiên liệu trên không, nhưng chưa bao giờ xuất hiện ảnh thực hiện tiếp nhiên liệu cho KJ-2000. Diều này có nghĩa là KJ-2000 tuy là máy bay cảnh báo chiến lược, nhưng gần như không đạt yêu cầu thời gian tuần tra “chiến lược”.

    Khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến tầm xa, yêu cầu đối với một máy bay IL-78 là có thể thực hiện tiếp nhiên liệu cho 8 máy bay chiến đấu, thông thường khi thực hiện tiếp nhiên liệu cho 2 máy bay chiến đấu, lượng nhiên liệu tiếp mỗi phút là 900-2.200 lít. Tải trọng dầu của IL-78 thông thường là 50 tấn, tối đa có thể đạt 60 tấn – lớn hơn nhiều so với HY-6.

    Kết cấu thực tế của IL-78 do Ukraine cải tiến đơn giản hơn nhiều so với máy bay IL-78ME của Nga chế tạo, trên thực tế chính là khoang chứa hàng của máy bay vận tải IL-76MD, trang bị thùng chứa nhiên liệu, sau đó lắp ráp ông tiếp nhiên liệu UPAZ do Nga sản xuất.
    [​IMG]Máy bay tiếp nhiên liệu trên không HY-6 chỉ là giải pháp tạm thời của Trung Quốc.


    Trung Quốc đã sản xuất 2 loại máy bay tiếp nhiên liệu HY-6 và Không quân Hải quân và Không quân Trung Quốc, nhưng loại máy bay này đều không đưa vào sản xuất hàng loạt, hiện nay hầu như chỉ thực hiện tiếp nhiên liệu cho J-8D và J-10.

    Cho đến nay chưa bao giờ xuất hiện ảnh máy bay HY-6 thực hiện tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu Sukhoi, điều này là hoàn toàn dễ hiểu.

    Khán Hòa đã từng phân tích về thiết bị tiếp nhiên liệu trên không của J-10A và J-8D, hoàn toàn không giống với thiết bị tiếp nhiên liệu kiểu Nga, nhìn tổng thể, ống tiếp nhiên liệu trên không kiểu cố định của J-8D và J-10A là phong cách phương Tây những năm 1970.

    Tại triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc trưng bày ống mềm tiếp nhiên liệu RDC-1 của Trung Quốc, cũng hoàn toàn không giống với ống tiếp nhiên liệu kiểu Nga, rõ ràng công nghệ tiếp nhiên liệu HY-6 là do Trung Quốc tự phát triển, liệu có phù hợp với hệ thống tiếp nhiên liệu UPAZ-1M của Nga vẫn là còn những nghi ngờ đáng kể.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nga giúp Triều Tiên phát triển vũ khí laser

    (Vũ khí)-Triều Tiên đang sử dụng công nghệ Nga để phát triển vũ khí xung điện từ để làm tê liệt các thiết bị điện tử ở bên kia lãnh thổ phía Nam, theo tiết lộ của gián điệp Hàn Quốc cho biết hôm 5/11.

    Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Hàn Quốc cho biết trong một báo cáo rằng, Triều Tiên đã mua vũ khí xung điện từ (EMP) từ Nga để tự phát triển các phiên bản vũ khí của riêng mình.
    Vũ khí EMP được sử dụng để phá hủy thiết bị điện tử. Ở các mức năng lượng cao, một EMP có thể gây thiệt hại trên một diện rộng đối với các cấu trúc máy bay và những thiết bị quân sự khác.

    [​IMG]Đồ họa một trận chiến vũ khí lazer. Ảnh minh họa
    Gián điệp Hàn Quốc cũng nói, nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhìn nhận rằng, các cuộc tấn công mạng là những vũ khí vạn năng, đóng vai trò như các tên lửa và vũ khí hạt nhân.
    Triều Tiên đang cố gắng hack các điện thoại thông minh và lôi kéo người Hàn Quốc để thu thập thông tin, báo cáo nói.

    Báo cáo cũng tiết lộ các tình báo Triều Tiên đang hoạt động ở cả Trung Quốc và Nhật Bản để tuyên truyền ủng hộ cho Bình Nhưỡng.


    Giống phim Red Dawn 2012 vãi :))
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Khát máy bay tiếp dầu, Trung Quốc âm mưu “tìm cửa hậu”

    Thứ ba 05/11/2013 15:24
    ANTĐ - Nguyệt san của Tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Defence Review số ra tháng 11/2013 cho biết, Trung Quốc lại lên kế hoạch mua thêm máy vận tải IL-76 và IL-76MD đã qua sử dụng của Nga và Belarus để chuyển đổi thành máy bay tiếp dầu.

    Bài báo cho biết, do thiếu máy bay tiếp dầu, hiện nay đa phần các loại máy bay chiến đấu J-10, Su-30MKK, Su-30MK2, J-15 của không quân Trung Quốc bắt buộc phải sử dụng phương thức “tiếp dầu đồng đội”, nhưng hiệu quả của nó rất thấp, số lượng nhiên liệu tiếp được rất ít vì tải trọng hữu ích của các máy bay chiến đấu là không cao.
    Các loại máy bay tiếp dầu của Trung quốc hiện nay như HY-6 (H-6Y) đa phần chỉ chở tối đa được 30 tấn dầu, thông thường chỉ 20 tấn, trong khi đó chỉ tính riêng tiêm kích hạng nặng Su-30MK2 một lần tiếp nhận dầu đã hết 9,5 tấn, mỗi lần chỉ tiếp được cho từ 2 đến 4 máy bay, xét mặt chiến thuật, hiệu quả đem lại là không cao. Vì vậy, nhu cầu mua sắm máy bay tiếp dầu đang ngày càng cấp bách.
    Một nguồn tin khác cho biết thêm: Kế hoạch của Trung Quốc là mua 20 chiếc IL-76 và IL-76MD (trước đó năm 2012 Nga đã chuyển giao cho Trung Quốc 10 chiếc). Hiện Trung Quốc đang tích cực hợp tác với Ukraine, nhằm mục đích chuyển đổi các máy bay vận tải IL-76 thành máy bay tiếp dầu IL-78.
    [​IMG]
    Máy bay vận tải thế hệ mới nhất của Nga Il-476 (IL-76 MD-90A)


    Sau khi biến Il-76 thành IL-78, nó có thể chở tối đa được 60 tấn dầu, thông thường cũng mang được 50 tấn, khả năng tiếp nhiên liệu trên không đạt 900 đến 2.200 lít mỗi phút, rõ ràng về mặt chiến thuật có hiệu quả rất cao. Trước đây, Ukraine cũng đã từng cải hoán máy bay vận tải IL-76 thành máy bay tiếp dầu IL-78 cho Pakistan.
    So sánh IL-78 do Ukraine cải hoán với IL-78ME Nga do Nga chế tạo thì việc chuyển đổi là đơn giản hơn nhiều vì trên thực tế, IL-76MD là máy bay vận tải, việc lắp đặt các bể chứa chỉ cần cho vào các hầm hàng, sau đó đặt hàng hãng UPAZ - Nga sản xuất ống tiếp nhiên liệu.
    Hiện Nga đang phát triển phiên bản nâng cấp mới nhất của Il-76 là Ilyushin IL-476, để dần dần cho thay thế hết các máy bay thế hệ cũ. IL-476 (hay còn gọi là IL-76-MD-90A) là phiên bản hiện đại hóa của chiếc IL-76, với hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số, động cơ PS-90A-76 và hệ thống điện tử mới, cũng như được cải tiến kỹ thuật động cơ để tiết kiệm nhiên liệu.
    [​IMG]
    HY-6 của Trung Quốc chỉ có thể tiếp được cho tối đa 4 chiếc tiêm kích


    Trước mắt, Ukraine chỉ có thể thực hiện các biến đổi đơn giản cho IL-78, thế nhưng, chỉ cần như vậy thì khả năng tiếp nhiên liệu trên không của lực lượng không quân Trung Quốc cũng đã tăng lên rất nhiều. IL-78 có khả năng bay liên tục 7.300 km, tốc độ bay tối đa 850 km/giờ.
    Báo cáo cũng nhấn mạnh, ngoài hướng hợp tác với Ukraina, hiện nay quan hệ hợp tác quốc tế, giao lưu quân sự giữa Trung Quốc - Nga đang có nhiều cải thiện đáng kể nên việc Nga bán cũng như giúp Trung Quốc cải hoán máy bay vận tải IL-76 thành máy bay tiếp dầu IL-78 cũng là một khả năng có thể xảy ra.
    Trước đây, Trung Quốc đã ngỏ ý muốn mua máy bay vận tải thế hệ mới nhất của Nga là Il-476 và phiên bản tiếp dầu của nó là Il-478, nhưng Nga không đồng ý vì họ không có ý định xuất khẩu trước khi thay thế hết các trang bị cũ trong quân đội Nga, hơn nữa mới chỉ có máy bay vận tải IL-476 là đã hoàn thiện, còn máy bay tiếp dầu IL-478 vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

    Đài Loan hạ thủy “hàng khủng” hơn 2 vạn tấn

    Thứ tư 06/11/2013 10:11
    ANTĐ - Ngày 5-11, Hải quân Đài Loan đã làm lễ đặt tên và hạ thủy một chiếc tàu hậu cần chiến đấu do chính hòn đảo này chế tạo, tại thành phố cảng miền nam Cao Hùng, với mục tiêu đưa vào hoạt động từ cuối năm nay.

    [​IMG]
    Tàu hậu cần tác chiến Panshih trong lễ hạ thủy


    Đây là chiếc tàu cung cấp hậu cần cùng loại thứ hai của Đài Loan. Tàu được đặt tên là Panshih, theo một ngọn núi ở miền đông Đài Loan, với hy vọng tàu sẽ mạnh như núi – Cơ quan quốc phòng của hòn đảo này cho biết trong một tuyên bố. Panshih được thiết kế theo định hướng tàu AOE, theo hệ thống phân loại của Hải quân Mỹ, có nghĩa là một tàu đảm bảo hậu cần, có nhiệm vụ cung cấp dầu, đạn dược và hàng hóa cho các tàu chiến khác trong một nhóm tác chiến.
    Tàu cung cấp Panshih có tầm hoạt động 8.000 hải lý, tốc độ tối đa 22 hải lý/giờ và khả năng chở được 165 thủy thủ.
    Tàu có chiều dài 196m, chiều rộng 25,2m, trọng lượng giãn nước lên đến 20.859 tấn và trọng lượng không tải 10.371 tấn.
    Theo Tổng tham mưu trưởng quân đội Đài Loan Kao Kuang-chi, chiếc tàu mới này sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu tầm xa và dài ngày trên biển của hải quân Đài Loan.
    Kể từ ngày 5-11, tàu cung cấp Panshih sẽ trải qua nhiều đợt kiểm tra khác nhau và sẽ được đưa vào biên chế hoạt động sau khi các cuộc thử nghiệm hoàn thành, ông Kao Kuang-chi cho biết.

    8 khu trục hạm Aegis Nhật dập tắt mối đe dọa tên lửa Trung-Triều

    Thứ ba 05/11/2013 19:10
    ANTĐ - Ngày 5-11, Nhật báo Yomiuri Shimbun dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, Nhật Bản đang cân nhắc tăng cường hạm đội tàu khu trục Aegis của nước này từ 6 chiếc hiện nay lên 8 chiếc để đối phó với những mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên cũng như những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc.


    Theo nhật báo trên, chính phủ nước này đã bắt đầu công tác chuẩn bị để chế tạo thêm hai chiếc tàu khu trục Aegis mới được trang bị tên lửa đánh chặn hiện đại.
    Nhật Bản hy vọng sẽ đưa kế hoạch này vào một chương trình phòng thủ cơ bản mới, sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Dự kiến, hai tàu khu trục mới này có thể được triển khai trong vòng 10 năm tới, nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết.
    Hiện tại, Nhật Bản đang sở hữu sáu chiếc tàu thuộc 2 lớp tàu khu trụ Kongo và Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, sử dụng tên lửa SM-2 và SM-3 do Mỹ phát triển.
    Bộ quốc phòng nước này cho rằng việc tăng cường quy mô của hạm đội là một lựa chọn đang được cân nhắc thuộc một phần của kế hoạch đánh giá chương trình quốc phòng của chính phủ.
    [​IMG]
    Nhật sẽ nâng số lượng tàu khu trục Aegis lên con số 8


    "Chúng tôi đang cân nhắc việc tăng cường hạm đội tàu chiến Aegis", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tsuyoshi Hirata cho biết.
    Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản muốn tăng cường đội tàu chiến Aegis là vì sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã trở thành một mối đe dọa cận kề đối với an ninh của Nhật Bản và mối đe dọa từ Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng xung quanh vùng biển phía tây nam của Nhật Bản, khi hai nước đang có những tranh chấp đối với chuỗi đảo trên biển Hoa Đông.
    Nhật báo này nhấn mạnh rằng việc chế tạo các tàu Aegis mới này không chỉ để chống lại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, mà còn nhằm tăng cường khả năng giám sát và theo dõi của Nhật Bản, nếu họ có thể thực sự triển khai được tàu chiến Aegis trang bị một hệ thống radar hiện đại thường trực tới các khu vực xung quanh quần đảo phía tây nam này.
  7. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Nhật Bản sẵn sàng chiến đấu đối phó Trung Quốc ở đảo Senkaku
    (GDVN) - Báo cáo tóm tắt ngân sách năm tài khóa 2014 hầu hết đề cập đến việc cấp kinh phí cho việc tăng cường năng lực ứng phó với Trung Quốc.

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 884x585.[​IMG]
    Xe chiến đấu đổ bộ AAV7 RAM-RS do Mỹ chế tạo

    Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 29 tháng 10 đưa tin, gần đây Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố báo cáo tóm tắt ngân sách năm tài khóa 2014. Theo báo cáo, hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển và vùng trời xung quanh Nhật Bản không ngừng mở rộng và việc CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo, đã tiếp tục làm tăng thêm tính nghiêm trọng của môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản.

    Báo cáo nhấn mạnh, Nhật Bản phải tiếp tục tăng cường mức độ cảnh giới, theo dõi vùng biển tây nam, tổ chức lại đội cảnh giới trên không của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, thành lập "Đội cảnh giới, theo dõi bay 2", thông qua nhập khẩu các trang bị như máy bay trực thăng do thám không người lái, xe chiến đấu đổ bộ AAV7RAM/RS, hoàn thiện phòng thủ các hòn đảo tây nam, đối phó Trung Quốc.

    Theo phóng viên báo "Hoàn Cầu", so với báo cáo tóm tắt ngân sách tài khóa năm 2013, báo cáo mới dài 60 trang đã đưa thêm vào nội dung chưa từng được đề cập tới trước đây. Do đó có thể thấy, ý đồ nhằm vào Trung Quốc của Nhật Bản rất rõ ràng.

    Trong việc tăng cường năng lực cảnh giới, theo dõi vùng biển tây nam, báo cáo trước tiên đề xuất, để tiếp tục nâng cao năng lực cảnh báo sớm, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch tiến hành bàn thảo về khả năng nhập khẩu máy bay cảnh báo sớm mới, sẽ chính thức thúc đẩy công việc mua sắm trang bị có liên quan vào năm 2014; đồng thời, nâng cao năng lực máy bay cảnh báo sớm E-767 hiện có của Nhật Bản, đổi mới thiết bị máy tính trung tâm và thiết bị hỗ trợ điện tử.

    [​IMG]
    Máy bay cảnh báo sớm E-767 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, mua của Mỹ

    Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh, để hoàn thiện thể chế cảnh giới, theo dõi của Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch tiến hành sắp xếp, tổ chức lại "Đội cảnh giới trên không" hiện có, 2 căn cứ Misawa, Hamamatsu vốn có sẽ mở rộng thành 3 căn cứ, căn cứ Naha mới sẽ trở thành căn cứ "Lực lượng cảnh giới, theo dõi bay 2" máy bay cảnh báo sớm E-2C của Nhật Bản. Đồng thời, sẽ chi 1,3 tỷ yên, hoàn thiện hạ tầng cơ sở cần thiết của căn cứ Naha.

    Trong phần có liên quan đến tăng cường năng lực thu thập tình báo ở vùng biển xung quanh, báo cáo lần đầu tiên nhắc tới sẽ bố trí trước 4 máy bay tuần tra chống tàu ngầm cánh cố định nội địa P-1 của Nhật Bản, thay thế cho máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C hiện có.

    Đồng thời, vì tàu hộ vệ Hatsuyuki đã cũ kỹ, Nhật Bản sẽ chế tạo mới 1 tàu hộ vệ Project 25DD (lượng giãn nước 5.000 tấn), tăng cường năng lực dò tìm săn ngầm. Ngoài ra, sẽ còn khởi động chế tạo một tàu ngầm lớp Soryu (lượng giãn nước 2.900 tấn) để mở rộng quy mô 16 tàu ngầm hiện có.

    Trong một phần nội dung này, báo cáo còn cho biết rõ sẽ khởi công chế tạo 1 tàu ngầm mới, tàu cứu viện (ASR, lượng giãn nước lớp 5.600 tấn).

    [​IMG]
    Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 do Nhật Bản chế tạo

    Về vùng trời hướng tây nam của Nhật Bản, báo cáo cho biết, sẽ nghiên cứu tính tương thích giữa máy bay không người lái và tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, sau khi hoàn thành điều tra nghiên cứu liên quan, cuối cùng sẽ đưa ra quyết định nhập khẩu máy bay không người lái cần thiết, hoàn thiện cơ sở đồng bộ.

    Đồng thời, Bộ Quốc phòng Nhật Bản điều tra nghiên cứu máy bay không người lái bay siêu cao, ở lâu trên không, tăng cường mức độ theo dõi đối với không phận và lãnh hải Nhật Bản. Báo cáo tiếp tục khẳng định, Nhật Bản sẽ triển khai "lực lượng theo dõi bờ biển" của Lực lượng Phòng vệ ở Yonaguni, nơi cách rất gần Trung Quốc, tổng kinh phí sẽ lên tới 15,5 tỷ yên.

    Khi đề cập đến "Lực lượng Thủy quân lục chiến" phiên bản Nhật Bản, báo cáo cho biết, để thành lập lực lượng chuyên tiến hành tác chiến đổ bộ, sẽ tiến hành biên chế lại Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, trong đó sẽ triển khai xe bọc thép đổ bộ, tiếp tục tăng cường sức chiến đấu. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu tác chiến của "Lực lượng Thủy quân lục chiến" phiên bản Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ chi 1,3 tỷ yên, mua 2 xe bọc thép đổ bộ AAV7RAM/RS của Mỹ để đề phòng nước ngoài phát động tấn công đối với các đảo có liên quan, từ đó tăng cường năng lực tác chiến đoạt lại đảo cho Nhật Bản.

    [​IMG]
    Hệ thống phóng tên lửa đất đối hạm Project 88 của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

    Ngoài ra, về trang bị Lực lượng Phòng vệ "khu vực tây nam" của Nhật Bản, báo cáo đề xuất phải dựa trên cơ sở hệ thống tên lửa đất đối hạm Project 88 hiện có, cấp 30,2 tỷ yên, tăng mới 16 hệ thống phóng tên lửa đất đối hạm Project 12; đồng thời mua 13 quả bom dẫn đường chính xác laser (LJDAM).

    Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ còn đổi mới radar kiểm soát, cảnh giới kiểu cố định hiện có, sẽ thay thế radar FPS-2 hiện triển khai ở tỉnh Yamaguchi bằng radar FPS-7, tăng cường năng lực ứng phó với tên lửa đạn đạo.

    Theo bài báo, tổng quan nội dung báo cáo tóm tắt ngân sách tài khóa năm 2014 của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tất cả đều có ý nhằm vào Trung Quốc. Động thái chính sách của Nhật Bản trong lĩnh vực quân sự, an ninh luôn được các nước láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế rất quan tâm.

    Gần đây, Nhật Bản tuyên bố, mối đe dọa an ninh xung quanh ngày càng nghiêm trọng, điều này được báo Trung Quốc diễn giải là Nhật Bản đang “ra sức tuyên truyền mối đe dọa từ Trung Quốc”, Nhật muốn “gây đối đầu căng thẳng”, vu cáo Nhật mượn cớ để không ngừng mở rộng quân bị. Cũng như rất nhiều bài báo khác của Trung Quốc, tờ "Hoàn Cầu" lại khuyên cộng đồng quốc tế nên "cảnh giác" với ý đồ của Nhật Bản (?).

    [​IMG]
    Radar theo dõi tên lửa đạn đạo FPS-5 Nhật Bản (ảnh minh họa)


    Thằng lùn chuẩn bị vài đền thờ Yasukuni cho nạn nhân Đông Fong nha

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mày ngu thế nhện

    Vương Hồng Quang, cựu Phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh, lon Trung tướng.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Quân đội Hàn Quốc mua 100 xe tăng K2 cực đắt


    (Kienthuc.net.vn) - Lục quân Hàn Quốc đã đặt hàng 100 xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther thế hệ mới, giá mỗi chiếc khoảng 8,5 triệu USD.






    Trang mạng Thông tin Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc đưa tin, tại triển lãm hàng không quốc tế Seoul (ADEX 2013), công ty Rotem của Hàn Quốc đã chứng thực, xe tăng K2 Black Panther đang được sản xuất hàng loạt, nhưng chỉ đến sau năm 2014 mới có thể bắt đầu bàn giao. Đồng thời, Lục quân Hàn Quốc đã ký mua 100 xe tăng chủ lực K2 và kế hoạch đến năm 2016 sẽ đưa vào phục vụ.

    Công ty Rotem dự kiến, số lượng xe tăng K2 mà Lục quân Hàn Quốc đặt hàng sẽ rơi vào khoảng 600 xe, trong đó lô 100 xe đầu tiên sẽ được trang bị động cơ diesel MTU 883.

    [​IMG] Xe tăng K2 có trọng lượng tới 55 tấn nhưng vẫn có thể đạt tốc độ tối đa tới 70km/h trên đường bằng phẳng.


    Công ty Rotem hy vọng đơn hàng xe tăng tiếp theo có thể trang bị động cơ do công ty nội địa Doosan DST sản xuất và hộp số do S&T Dynamics khai thác, mặc dù 2 bộ phận này đều do một số vấn đề kỹ thuật mà phải hoãn trang bị.

    Rotem cho rằng, xe tăng K-2 tiến hành sẽ thay thế hàng loạt xe tăng K1A1 ở các đơn vị tiền tuyến (có thể là nằm sát khu phi quân sự DMZ).

    K2 Black Panther là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại do Hàn Quốc tự phát triển với công nghệ tiên tiến. Nó được trang bị pháo nòng xoắn L/55 cỡ nòng 120mm, so với pháo nòng xoắn L/11 120 mm của xe tăng K1A1 thì hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt, K2 trang bị hệ thống nạp đạn tự động giúp cố xe tăng tốc độ bắn, giảm kíp xe từ 4 xuống 3 người.

    Xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép theo dõi và tấn công không chỉ xe tăng mà còn trực thăng bay thấp. Hơn nữa, hệ thống điều khiển hỏa lực này có thể phát hiện, theo dõi và điều khiển pháo bắn tự động mục tiêu nhìn thấy mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người.
    [​IMG]Pháo tăng trên K2 có uy lực mạnh mẽ, độ chính xác cao nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại.


    Pháo 120mm của K2 có thể bắn nhiều loại đạn, đặc biệt nhất là đạn thông minh KSTAM đạt tầm bắn 2-8km. Đạn KSTAM có hệ thống dẫn đường và tránh vật cản riêng với bộ cảm ứng bức xạ, radar băng tần mm và đầu nổ EFP.

    Sau khi bắn ra, đạn KSTAM sẽ được ổn định với 4 cánh trên đuôi và bay thẳng đến khu vực mục tiêu đã tính toán. Khi bay gần đến mục tiêu, một chiếc dù được bung ra giúp viên đạn chuyển động chậm lại và rơi xuống. Trong quá trình đó, radar sẽ phát tín hiệu và các cảm ứng có đủ thời gian để tìm kiếm mục tiêu phía dưới. Khi xác định được mục tiêu (cố định hoặc di động), viên đạn sẽ bắt đầu nổ vào trúng nóc xe tăng – đây thường là điểm bọc giáp mỏng, dễ xuyên phá.

    Hệ thống phòng vệ của K2 ngoài lớp giáp tổng hợp, đa lớp còn có thể trang bị giáp phản ứng nổ và hệ thống phòng chủ động gồm thiết bị cảnh báo, đánh chặn đạn tên lửa chống tăng của đối phương.

    Có thể nói, K2 là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất thế giới hiện nay, nó vượt xa các mẫu xe tăng nội địa của Triều Tiên về hỏa lực, phòng vệ, động cơ… Tuy nhiên, do áp dụng những giải pháp công nghệ tối tân nên đã đẩy giá trị của một chiếc K2 lên rất cao, tới 8,5 triệu USD/chiếc – xe tăng đắt thứ 3 trên thế giới.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Nhật Bản có thể xuất khẩu máy bay vận tải C-2


    (Kienthuc.net.vn) - Máy bay vận tải quân sự C-2 và thủy phi cơ US-2 có thể là những vũ khí đầu tiên được Nhật Bản bán ra nước ngoài.






    Mạng tin tức của Trung Quốc đưa tin, quan chức quốc phòng Nhật Bản đã tiết lộ, nước này đang có ý định xuất khẩu máy bay vận tải quân sự C-2, cung cấp các khoản vay lãi suất thấp để hỗ trợ các nhà sản xuất. Điều này không chỉ giúp tăng cường khả năng thực lực của Quân đội Nhật Bản, mà còn mở ra những thị trường quốc tế.

    Quan trọng hơn cả là nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt mang tính cách mạng trong chính sách cấm xuất khẩu thiết bị quân sự đã được Tokyo áp dụng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
    [​IMG] Máy bay vận tải quân sự hạng trung giá đắt Kawasaki C-2.


    Các quan chức cho biết, Nhật Bản có ý định thay đổi chính sách cấm xuất khẩu vũ khí đối với 2 dự án bao gồm máy bay vận tải quân sự C-2 do Kawasaki Heavy Industries chế tạo và thủy phi cơ US-2 của công ty Tân Minh Hòa. Các công ty trên đang tìm kiếm các khách hàng nước ngoài, đồng thời đề xuất chính phủ Nhật Bản cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính, nhằm giúp họ cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài.

    Trước đó, Nhật Bản từng thông qua viện trợ ODA nhằm giúp Philippines và Indonesia mua tàu tuần tra ven biển. Chính phủ Nhật Bản đã chỉ thị cho Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) cung cấp các khoản vay lãi suất thấp để hỗ trợ các nhà sản xuất máy bay của nước này. JBIC thường chỉ tính lãi suất 1% đối với các công ty vay vốn dưới 5 năm. Nhờ đó, rất nhiều công ty của Nhật Bản đã giành được hợp đồng dự án cơ sở hạ tầng lớn ở nước ngoài.

    Ngoài ra, Công ty Tân Minh Hòa của Nhật Bản đã đàm phán thành công thương vụ cung cấp thủy phi cơ US- 2 cho Ấn Độ. Đây có thể trở thành hợp đồng xuất khẩu vũ khí đầu tiên của Nhật Bản.
    [​IMG] Thủy phi cơ US-2.


    Các chuyên gia nhận định, động thái mới nhất của Nhật cho thấy cường quốc châu Á đang muốn mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng của mình, hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

    Ngoài ra, dư luận dự đoán, thị trường mục tiêu đầu tiên mà Nhật Bản chính là các quốc gia trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc, hợp sức đối phó với Trung Quốc.

    C-2 là máy bay vận tải quân sự thế hệ mới được Nhật Bản phát triển và chế tạo dựa trên quá trình nghiên cứu mẫu máy C-130, C-17, A-400M. Loại máy bay này có thể chở 37,6 tấn hàng hóa, bay xa 6.500km. Đơn giá một chiếc C-2 lên tới 120 triệu USD.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Máy bay GX-6 Trung Quốc sẽ phá thế phong tỏa tàu ngầm?


    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc đang kỳ vọng máy bay tuần tra chống ngầm thế hệ mới Gaoxin-6 (GX-6) sẽ phá thế phong tỏa bằng tàu ngầm của các nước láng giềng và Mỹ.






    Theo trang mạng Strategypage, máy bay chống ngầm Gaoxin-6 (Cao Tân-6) của Trung Quốc không ngừng tiến hành thử nghiệm có thể sẽ sớm được đưa vào sử dụng. Nó sẽ bổ sung “chỗ trống P-3” giữa Quân đội Trung Quốc với các nước xung quanh.

    Lấp đầy khoảng cách

    Cái gọi là “chỗ trống P-3” là mượn từ cách nói “Missile Gap” của Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Những năm 1950-1960, báo chí Mỹ cho rằng số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Liên Xô vượt qua cả Mỹ, hình thành Missile Gap với Mỹ, vì vậy Mỹ tích cực phát triển tên lửa xuyên lục địa để lấp “khoảng cách”.

    Trở lại với thực tại, Trung Quốc hiện nay chưa trang bị máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa trên biển, trong khi nước láng giềng Trung Quốc như Nhật Bản cũng trang bị lượng lớn máy bay chống ngầm P-3C, gần đây Mỹ đã bàn giao cho Đài Loan máy bay chống ngầm P-3C, Ấn Độ mua máy bay chống ngầm P-8 mới nhất của Mỹ.
    [​IMG] Hơn 200 máy bay chống tàu ngầm P-3C Orion đã "giăng lưới" quanh Trung Quốc.


    Báo chí Mỹ cho rằng, các nước xung quanh Trung Quốc đã triển khai hơn 200 máy bay chống ngầm P-3C Orion của Mỹ, chưa kể trực thăng chống ngầm khác. Những máy bay chống ngầm này có thể thực hiện hoạt động giám sát đối với tàu ngầm và tàu mặt nước tại khu vực biển xung quanh Trung Quốc, hạn chế hoạt động của Hải quân Trung Quốc. Còn Trung Quốc chưa được trang bị lượng lớn máy bay tuần tra trên biển tầm xa, điều này hạn chế khả năng kiểm soát trên biển của Trung Quốc.

    Theo một số nguồn tin, hiện nay, Hải quân Trung Quốc chỉ có khoảng 10 máy bay tuần tra chống ngầm tầm xa nhưng hầu hết đã cũ, tính năng kỹ chiến thuật kém cỏi. Phần còn lại chủ yếu là trực thăng chống ngầm tuy rất hiện đại nhưng tầm hoạt động ngắn, thời gian bay ít và khả năng mang vũ khí hạn chế.

    Để khắc phục điểm yếu này, trong 3 năm qua, Trung Quốc liên tục thử nghiệm máy bay tuần tra chống ngầm Y-8 Gaoxin-6 (Cao Tân 6). Đây là kiểu máy bay đối ứng với máy bay tuần tra chống ngầm trên biển P-3C của Mỹ. Hai loại máy bay này về hình dáng và trang bị là giống nhau, trừ khi nhìn vào thực tế hoạt động của Y-8GX6, nếu không rất khó để đánh giá về tính năng của 2 loại máy bay này.

    Trong tương lai, nếu Trung Quốc sử dụng máy bay chống ngầm trên biển để tìm kiếm tàu ngầm của Mỹ và các nước khác, như vậy ưu thế chống ngầm và ưu thế tàu ngầm của Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ không còn.

    Việc đưa máy bay Cao Tân 6 vào sử dụng sẽ nâng cao khả năng chống ngầm nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc, khiến tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ “không dám ra uy” tại khu vực biển gần Trung Quốc.
    [​IMG] Thiết kế "nhái Mỹ" Cao Tân 6 được kỳ vọng là sẽ phá vỡ thế phong tỏa tàu ngầm đối phương.


    Giống với máy bay chống ngầm của Mỹ?

    Máy bay Cao Tân 6 của Trung Quốc là kết quả của sự cố gắng trong những năm gần đây của nước này. Đây là loại máy bay chống ngầm kiểu mới hiện đại nhất hiện nay của Trung Quốc, hình dáng và trang bị rất giống với P-3C của Mỹ. Tính năng của nó được cho là đã đạt thậm chí vượt qua của máy bay chống ngầm P-3C của Mỹ, đối với việc mở rộng khả năng chống ngầm của Quân đội Trung Quốc mà nói là một bước nhảy vọt quan trọng.

    Theo báo chí nước ngoài, hiện nay các nước có khả năng chế tạo máy bay chống ngầm cỡ lớn trên thế giới chỉ có Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản, sau khi Trung Quốc thử nghiệm thành công máy bay chống ngầm Cao Tân 6 trở thành nước thứ 6 có khả năng phát triển máy bay chống ngầm cách cố định kiểu lớn.

    Mỹ đã sử dụng máy bay chống ngầm gần 60 năm nay và Trung Quốc đang cố gắng theo kịp Mỹ. Mặc dù Trung Quốc có thể có được phần lớn chi tiết của trang bị máy bay chống ngầm Mỹ, nhưng kinh nghiệm hàng chục năm vẫn là vấn đề.

    Strategypage cho biết thêm, giống với P-3C, máy bay chống ngầm Cao Tân 6 mang theo radar và thiết bị cảm biến khác, cũng như một số lượng phao âm, thủy lôi và ngư lôi. Không rõ Cao Tân 6 có khả năng mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước như P-3C hay không?

    Phá “thế phong tỏa tàu ngầm” của các nước láng giềng

    Hoàn Cầu cho rằng, từ lâu, bên ngoài thường thổi phòng mối đe dọa của tàu ngầm Trung Quốc, nhưng không biết, Trung Quốc mới là nước chịu sự đe dọa của tàu ngầm các nước.

    “Hải quân Mỹ đang duy trì nhiều tàu ngầm hạt nhân tấn công mang tên lửa hành trình Tomahawk và tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo Trident D5, chúng ẩn náu tại khu vực biển gần Trung Quốc, bất kỳ thời điểm nào cũng có thể tiến hành tấn công tên lửa đối với mục tiêu chiến lược trên lãnh thổ Trung Quốc. Mặt khác, Nhật Bản là nước có tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, dù chỉ khoảng 20 chiếc nhưng về chất lượng thì vượt xa Trung Quốc, cũng có khả năng phong tỏa tàu của Hải quân Trung Quốc tại chuỗi đảo thứ nhất”, Hoàn Cầu viết.
    [​IMG]Hoàn Cầu kêu gào Trung Quốc là nước chịu đe dọa tàu ngầm từ các nước khác.


    Với việc tranh chấp quyền lợi biển giữa Trung Quốc và các nước xung quanh ngày càng tăng, sự phát triển tàu ngầm tại châu Á – Thái Bình Dương cũng cho thấy một xu hướng tăng mạnh, mặc dù là nước lớn hay nước vừa và nhỏ đều coi xây dựng lực lượng tàu ngầm là ưu tiên hàng đầu. “Vì vậy, Hải quân Trung Quốc phải tích cực nghiên cứu máy bay chống ngầm tầm xa để loại bỏ một mức nhất định mối đe dọa tàu ngầm của nước láng giềng đối với Hải quân Trung Quốc”, Hoàn Cầu cho biết.

    Đồng thời, sau khi máy bay Cao Tân 6 đưa vào sử dụng, sự cân bằng sức chiến đấu của Hải quân Trung Quốc được cải thiện đáng kể. Một khi, các nước xung quanh Trung Quốc xuất hiện hành động khác thường, máy bay chống ngầm Cao Tân 6 có thể đến khu vực chống ngầm chỉ trong thời gian ngắn, tiến hành trinh sát và chống ngầm hiệu quả nhanh chóng đối với khu vực biển nghi vấn.

    Nếu Hải quân Trung Quốc có thể được trang bị 30 máy bay chống ngầm Cao Tân 6, như vậy có thể hoàn toàn ngăn chặn được tàu ngầm của Mỹ và Nhật nhằm vào hoạt động của Trung Quốc trong và ngoài chuỗi đảo thứ nhất, thậm chí có thể đưa hoạt động chống ngầm của Trung Quốc tiến đến khu vực chuỗi đảo thứ 2.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nhật Bản mua 2 tàu Aegis “đón bắn” tên lửa Triều Tiên


    (Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ mua thêm 2 tàu khu trục Aegis để tăng cường “tấm lưới đón bắn” tên lửa đạn đạo Triều Tiên.






    Trang mạng Thông tin Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc đưa tin, Bộ quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch mua 2 tàu khu trục hạm Aegis, điều này sẽ tăng số lượng tàu khu trục Aegis trang bị cho Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) tăng lên 8 tàu, để đối phó mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên tốt hơn.

    Đồng thời, chính phủ Nhật Bản còn có kế hoạch đưa ra chính sách quốc phòng mới vào cuối năm nay để hỗ trợ chương trình phòng thủ tên lửa nước khác.

    Nội các Nhật Bản hy vọng sẽ ký hợp đồng mua 2 tàu khu trục Aegis vào năm 2015 và 2016, đồng thời hoàn thành việc triển khai vào năm tài chính 2020.
    [​IMG] Tàu chiến Aegis của Nhật Bản phóng tên lửa đánh chặn SM-3.


    Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) có trong biên chế 6 tàu khu trục tên lửa trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis của Mỹ gồm: 2 tàu lớp Atago (lượng giãn nước toàn tải 10.000 tấn) và 4 tàu lớp Kongo (lượng giãn nước toàn tải 9.500 tấn).

    Các tàu này được thiết kế với kiến trúc thượng tầng khá giống với tàu khu trục lớp Arleigh Burke với các anten hệ thống radar mạng pha AN/SPY-1 ("trái tim" hệ thống Aegis) lắp trên tháp chỉ huy con tàu. Đặc biệt, các tàu Atago và Kongo là những tàu chiến thứ hai trên thế giới, sau Mỹ trang bị tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 Block IA.

    SM-3 Block IA là tên lửa đạn đạo 3 tầng động cơ đẩy, dùng đầu đạn động năng để phá hủy tên lửa địch, tầm bắn xa đến 700km, trần bay diệt mục tiêu đến 500km (nghĩa là diệt tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển), dùng hệ dẫn đường hỗn hợp GPS/INS/radar bán chủ động... Về mặt lý thuyết thì SM-3 thừa sức đánh chặn mọi tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, xa của Triều Tiên và cả Trung Quốc.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Trung Quốc khó mua được Su-35 của Nga

    (Vũ khí)-Nga và Trung Quốc có thể ký một hợp đồng cung cấp 24 chiến đấu cơ đa năng Su-35 mới nhất vào năm 2014, hãng tin Interfax-AVN trích dẫn một nguồn tin trong lĩnh vực Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự (MTC) cho biết hôm 6/11.


    "Hợp đồng cung cấp máy bay Su-35 cho Trung Quốc có thể bắt đầu vào cuối năm 2014, đầu năm 2015", nguồn tin nói. Trước đó, đã có những thông tin cho biết rằng, hợp đồng bán máy bay Su-35 sẽ được Nga và Trung Quốc ký kết vào cuối năm 2013.
    [​IMG]Trung Quốc còn chờ dài cổ mới mua được Su-35.Theo một nguồn tin từ MTC, trong dự thảo hợp đồng cung cấp máy bay Su-35 cho Trung Quốc, vẫn giữ nguyên số lượng như trước - 24 chiếc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc lại bất ngờ đưa ra các yêu cầu bổ sung, họ không muốn mua các máy bay Su-35 sản xuất loạt cho Không quân Nga mà phải là loại được cải tiến theo các đặc điểm kỹ thuật mà Bắc Kinh đề xuất", nguồn tin nói. Tuy nhiên, ông này không tiết lộ những tiêu chuẩn mà Trung Quốc yêu cầu trên máy bay Su-35.

    "Đề nghị này của Trung Quốc cần được xem xét thêm, vì thế các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục", nguồn tin nói, đồng thời lưu ý rằng, "hợp đồng trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ được ký kết, bởi vì quyết định chính trị về vấn đề này đã được thông qua”.

    Tháng 1/2013, phái đoàn Nga gồm các đại diện của Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự FSMTC, hãng xuất khẩu vũ khí Rosoboronoexport và công ty Sukhoi, đã thông báo về việc ký hợp đồng xúc tiến Su-35 vào thị trường Trung Quốc.

    Các nguồn tin cho biết, Trung Quốc từ lâu đã quan tâm đến Su-35, nhưng hai bên đã không thể thỏa thuận về khối lượng máy bay mua bán, trong khi Nga muốn khối lượng tối thiểu phải là 40 chiếc.

    Nếu không, hợp đồng này sẽ bất lợi cho Nga vì khi mua số lượng một vài chiếc sẽ có nguy cơ lớn thất thoát công nghệ. Cũng có ý kiến nói đến khả năng Trung Quốc sao chép Su-35, trong đó có một phần những giải pháp mới của chương trình tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 được thử nghiệm trên máy bay này.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Trật tự quân sự châu Á-TBD khi Mỹ nghĩ kiểu Trung Quốc?

    (Bình luận quân sự) - Khu vực châu Á-TBD mà Hải quân và Không quân Mỹ không còn chiếm ưu thế sẽ là nơi các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ hành động và cư xử với nhau một cách quyết liệt. Đó là điều chắc chắn được báo trước.

    Tính toán thực dụng của Mỹ

    Mỹ, hiện tại vẫn là một cường quốc ở châu Á-TBD đứng đầu thế giới về quân sự và kinh tế. Sức mạnh quân sự của Mỹ vượt trội so với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ là không ai có thể phủ nhận.
    Điều lý thú khi nghiên cứu tình hình, diễn biến khu vực châu Á-TBD gần đây ta thấy Mỹ lại áp dụng (có thể là trùng hợp) sách lược của ông Đặng Tiểu Bình-nhà lãnh đạo Trung Quốc rất chuẩn xác, sáng tạo theo kiểu Mỹ.
    Đứng trước tình hình bất ổn, ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra sách lược “bĩnh tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời”. Khi đưa ra sách lược này, Đặng Tiểu Bình còn nhấn mạnh “quyết không đi đầu”.
    Sách lược của Mỹ trước việc các “đại gia” ở Châu Á-TBD “trỗi dậy”, hung hăng, gầm ghè lẫn nhau cũng là “bĩnh tĩnh quan sát, giữ vững trận địa và đặc biệt quyết không đi đầu”.
    Tại sao Mỹ lại “quyết không đi đầu”?
    Rõ ràng là thực lực vũ khí trang bị của Mỹ, quân đội, Hải quân Mỹ là mạnh nhất thế giới, nhưng muốn vận hành nó phải có tiền. Trong khi Mỹ thiếu tiền nên buộc phải cắt giảm đáng kể ngân sách quân sự dù đang thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á-TBD là một thực tế.
    Mục tiêu chính của chiến lược châu Á-TBD của Mỹ là gì thì đã rõ, nhưng dứt khoát không phải Mỹ chuyển gần 60% lực lượng Hải quân sang châu Á-TBD là để cùng với Philippines hay Nhật Bản tranh chấp đảo với Trung Quốc mà là để “giữ vững trận địa” hình thành thế bao vây, khống chế đối thủ đủ mức không ảnh hưởng đến hợp tác làm ăn với đối thủ.
    Do đó, Mỹ không đi đầu, không đối đầu trực tiếp với đối thủ, không tuyên bố đứng về phía bên nào trong tranh chấp chủ quyền là thế.
    [​IMG]Khu trục hạm USS Zumwalt hiện đại nhất thế giới của Hải quân Mỹ vừa được hạ thủy. Ít nhất trong vài thập kỷ tới không có một quốc gia nào dám thác thức đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
    Đương nhiên, với hành động hung hăng của Trung Quốc như vậy thì đối thủ của Trung Quốc có cả đồng minh của Mỹ buộc phải nỗ lực đối phó, đương đầu, còn Mỹ thì chỉ có việc “tọa sơn quan hổ đấu”.
    Tuy vậy, “quyết không đi đầu” của Mỹ lại khác với Trung Quốc về bản chất.
    Trên thực tế, hàm nghĩa chính sách cụ thể của “giấu mình chờ thời” của ông Đặng chính là “quyết không đi đầu”, không ham hố địa vị lãnh tụ phe xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô để lại (đương nhiên là vậy, nếu không, Mỹ không để yên).
    Trong khi đó, Mỹ “quyết không đi đầu” không phải vì Mỹ sợ ai mà vì đó không phải là lợi ích quốc gia của Mỹ, Mỹ không muốn là “cảnh sát thế giới” hay bị cho là “sen đầm quốc tế”. Nhưng, một chữ nhưng to tướng ở đây là khi đụng chạm đến lợi ích quốc gia của Mỹ là Mỹ sẵn sàng chứng tỏ vị thế, sức mạnh của một cường quốc đương kim bá chủ thế giới mà không cần giấu giếm.
    Còn nhớ cả 3 lần khủng hoảng Đài Loan là cả 3 lần Mỹ ra tay can thiệp một cách kiên quyết với toàn bộ sức mạnh vượt trội khiến Trung Quốc phải tự triệt tiêu ý chí chiến đấu. Ai bảo Mỹ không dám đối đầu trực tiếp với Trung Quốc? Ai bảo Mỹ chỉ là “con hổ giấy” và Trung Quốc giờ đã đến lúc soán ngôi?
    Nắn gân Mỹ bằng việc chiếm mấy bãi đá trên Biển Đông trong tranh chấp với Philippines là không xác đáng. Mỹ tuyên bố rõ ràng là không can thiệp thì nắn làm gì, còn muốn biết chính xác thì phải thử nắn qua Đài Loan…
    Trật tự quân sự đa cực, các nước nhỏ được an toàn?
    Tại sao Trung Quốc không muốn quốc tế hóa Biển Đông? Bởi vì, dù cho Biển Đông, chưa tính tới yếu tố Mỹ, nếu Nga, Ấn, Nhật Bản nhảy vào vì “an toàn hàng hải” là Trung Quốc không thể biến thành “ao nhà”.
    Không có sự hiện diện của Mỹ, Nga, Ấn và Nhật Bản thì Trung Quốc với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội và sự gần gũi về mặt địa lý sẽ không bao giờ “hiền hòa” với các nước nhỏ láng giềng phía Nam là điều chắc chắn.
    Có thể thấy 4 cường quốc trong khu vực đang thiếu lòng tin vào nhau như Trung Quốc-Ấn Độ, Trung Quốc-Nga, Nga-Nhật Bản và đặc biệt Trung Quốc-Nhật Bản cũng toát lên được sự không dễ dàng để xếp ngôi thứ khi không có ai vượt trội.
    Sự “gầm ghè” lẫn nhau, trước hết đã tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang và tiếp theo đồng thời là một cuộc chiến địa chính trị xảy ra ở khu vực.
    Trong một cục diện như vậy, bất kỳ một quốc gia nào trong 4 cường quốc gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ đều hiểu rằng, tiến hành cuộc chiến với nhau cũng như cuộc chiến với bất kỳ quốc gia nào có nghĩa là tự rời bỏ cuộc đua và có kẻ được hưởng lợi.
    Rõ ràng là trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra bởi cảm giác mất an toàn rất nhiều mà mỗi bên cảm nhận được. Chính vì thế các nước nhỏ tồn tại trong một “môi trường hòa bình” như vậy thì chỉ là một một quân cờ của các nước lớn, có thể bị thí bất cứ lúc nào, rất nguy hiểm.
    Tuy nhiên, khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương vượt trội tất cả các đối thủ hợp lại, khi Mỹ đứng về phía bên nào thì bên đó chắc thắng…đã khiến cho khu vực châu Á-TBD có một trật tự quyền lực quân sự mang tính đơn cực hay có xu hướng thiên về đơn cực.
    Đối đầu quân sự mang tính đa phương nhưng trật tự quân sự mang tính đơn cực tại khu vực châu Á-TBD là điều Mỹ muốn nhưng coi chừng, thực tế cho thấy đâu phải Mỹ muốn là được.
    Với sách lược, chiến lược của các “ông lớn” trong khu vực, Mỹ muốn kiểm soát, làm chủ cuộc chơi không đơn giản, đã có nhiều dấu hiệu làm cho sự tự tin của Mỹ lung lay. Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ Mike Howe cho rằng, Mỹ không nên để một mình Nhật Bản đối phó với Trung Quốc bởi nếu điều này diễn ra sẽ hậu họa khôn lường.
    Đúng thế, trước mắt, chúng ta cứ tạm hiểu cái “hậu quả khôn lường” mà Trung Quốc gây ra đó nhưng chỉ Trung Quốc thôi sao? Còn Nhật Bản?
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    8 khu trục hạm Aegis Nhật dập tắt mối đe dọa tên lửa Trung-Triều

    Thứ ba 05/11/2013 19:10
    ANTĐ - Ngày 5-11, Nhật báo Yomiuri Shimbun dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, Nhật Bản đang cân nhắc tăng cường hạm đội tàu khu trục Aegis của nước này từ 6 chiếc hiện nay lên 8 chiếc để đối phó với những mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên cũng như những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc.


    Theo nhật báo trên, chính phủ nước này đã bắt đầu công tác chuẩn bị để chế tạo thêm hai chiếc tàu khu trục Aegis mới được trang bị tên lửa đánh chặn hiện đại.
    Nhật Bản hy vọng sẽ đưa kế hoạch này vào một chương trình phòng thủ cơ bản mới, sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Dự kiến, hai tàu khu trục mới này có thể được triển khai trong vòng 10 năm tới, nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết.
    Hiện tại, Nhật Bản đang sở hữu sáu chiếc tàu thuộc 2 lớp tàu khu trụ Kongo và Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, sử dụng tên lửa SM-2 và SM-3 do Mỹ phát triển.
    Bộ quốc phòng nước này cho rằng việc tăng cường quy mô của hạm đội là một lựa chọn đang được cân nhắc thuộc một phần của kế hoạch đánh giá chương trình quốc phòng của chính phủ.
    [​IMG]
    Nhật sẽ nâng số lượng tàu khu trục Aegis lên con số 8


    "Chúng tôi đang cân nhắc việc tăng cường hạm đội tàu chiến Aegis", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tsuyoshi Hirata cho biết.
    Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản muốn tăng cường đội tàu chiến Aegis là vì sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã trở thành một mối đe dọa cận kề đối với an ninh của Nhật Bản và mối đe dọa từ Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng xung quanh vùng biển phía tây nam của Nhật Bản, khi hai nước đang có những tranh chấp đối với chuỗi đảo trên biển Hoa Đông.
    Nhật báo này nhấn mạnh rằng việc chế tạo các tàu Aegis mới này không chỉ để chống lại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, mà còn nhằm tăng cường khả năng giám sát và theo dõi của Nhật Bản, nếu họ có thể thực sự triển khai được tàu chiến Aegis trang bị một hệ thống radar hiện đại thường trực tới các khu vực xung quanh quần đảo phía tây nam này.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Tên lửa Triều Tiên có tầm bắn đến Mỹ

    Thứ tư 06/11/2013 06:53
    ANTĐ - Các chuyên gia quân sự của Mỹ vừa đưa ra cảnh báo CHDCND Triều Tiên đã đạt được những tiến bộ trong việc chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân thế hệ đầu tiên và có khả năng vươn đến tận nước Mỹ.



    Các báo cáo của Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn thuộc trường Đại học Johns Hopkins, Mỹ cho rằng mô hình tên lửa xuyên lục địa thường xuất hiện trong các cuộc duyệt binh gần đây tại Bình Nhưỡng đã trở nên “thực tế hơn”.

    Trước đó, nhiều chuyên gia quân sự đã tỏ ý nghi ngờ về tính khả thi của mẫu tên lửa xuyên lục địa mang số hiệu KN-08 được Triều Tiên đưa ra hồi năm 2012 và vào tháng 7 năm nay. Tuy nhiên báo cáo của các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn khẳng định rằng các mô hình mới cho thấy Triều Tiên có khả năng sản xuất tên lửa với tầm bắn lý thuyết từ 5.500km đến 11.000 km.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Trung Quốc dựng cảnh tàu ngầm hạ gục tàu mặt nước Nhật

    [​IMG]


    [​IMG]
    theo Đất Việt | 07/11/2013 08:19 Chia sẻ:
    Những ngày qua báo chí Trung Quốc đã đăng những hình ảnh cũng như những đoạn video mô phỏng lực lượng ngầm của nước này hạ tàu Nhật...

    [​IMG]
    Theo đó, báo chí Trung Quốc đã mô phỏng việc Tokyo bất ngờ điều động lực lượng tàu mặt nước của Nhật đổ bộ chiếm đóng đảo thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Ngay sau khi có thông tin trên, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc đã được lệnh triển khai để đối phó với sự xâm nhập trái phép của người Nhật.

    [​IMG]
    Tờ CNJ của Trung Quốc nhận định, chỉ trong vòng 30 phút sau khi nhận lệnh lực lượng ngầm của Trung Quốc đã được triển khai tại khu vực đảo tranh chấp và có những lời cảnh báo đầu tiên tới tàu chiến của địch.

    [​IMG]
    Ngay sau khi phát hiện mục tiêu, tàu ngầm của Trung Quốc đã được lệnh hạ gục tất cả các mục tiêu trên mặt nước của kẻ địch hỗ trực lực lượng mặt nước của nước này đổ bộ chiếm lại khu vực đảo bị quân địch chiếm đóng.

    [​IMG]
    Mô phỏng hình ảnh tàu ngầm Trung Quốc phóng ngư lôi tiêu diệt tàu chiến của Nhật.

    [​IMG]
    Ngay sau những loạt ngư lôi đầu tiên tàu chiến mặt nước hiện đại của Nhật đã bị bắn hạ.

    [​IMG]
    Tờ chinamil cho biết, lực lượng ngầm của Trung Quốc luôn là lực lượng trụ cột trong tác chiến phòng vệ biển của nước này và trong những tình huống khẩn cấp lực lượng này luôn bảo đảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

    [​IMG]
    Với lực lượng ngầm đông đảo và hiện đại, Bắc Kinh tự tin lực lượng này sẽ dễ dàng hạ gục hạm đội của Nhật khi xảy ra chiến sự giữa 2 nước.

    [​IMG]
    Việc Trung Quốc đưa ra những hình ảnh mô phỏng lực lượng ngầm của nước này hạ gục tàu chiến Nhật xuất hiện khi báo chí Nhật tiếp tục có sự phân tích và đánh giá thấp hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc và cho rằng lực lượng này tuy đông đảo nhưng chất lượng cũng như hiệu quả chiến đấu còn nhiều hạn chế.

    [​IMG]
    Đã rất nhiều lần báo chí Trung Quốc cũng như Nhật Bản đưa ra những thông tin cũng như hình ảnh mô phỏng một cuộc chiến giữa 2 nước khiến nhiều người càng tỏ ra quan ngại về mối quan hệ vẫn còn nhiều căng thẳng giữa 2 quốc gia hùng cường này.

    [​IMG]
    Hình ảnh tên lửa được phóng đi từ tàu ngầm Trung Quốc tiêu diệt mục tiêu giả định trên mặt nước xuất hiện trong đoạn video clip mô phỏng cuộc chiến tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản mới đây.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    J-16 xuất hiện làm Nhật-Hàn-Ấn-Việt "kinh hoàng": Hoang đường!

    Thứ tư 06/11/2013 17:41
    ANTĐ - J-16 là máy bay chiến đấu đa dụng thế hệ mới do Viện nghiên cứu hàng không hải quân của Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương - Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo. Nó có ngoại hình “giống hệt” máy bay chiến đấu Su-30MKK của Liên Xô.

    J-16 được phát triển với định hướng sử dụng cho lực lượng không quân của hải quân Trung Quốc. Theo số liệu công bố, nó ưu việt hơn tất cả những loại máy bay chiến đấu hiện có trong lực lượng này, với tải trọng bom đạn 12 tấn, có khả năng mang theo các loại tên lửa hành trình chống hạm khủng như YJ-62 và YJ-83, nâng cao rất nhiều khả năng tấn công đối hải của lực lượng không quân của hải quân Trung Quốc.
    Các chuyên gia nước ngoài phân tích, J-16 là phiên bản “nhái” từ loại máy bay chiến đấu hải quân do Nga sản xuất là Su-30MKK, được cải tiến lớn về mặt điện tử, dẫn đường. Đầu tiên là nó được lắp đặt radar mảng pha điện tử, có thể theo dõi và tấn công đồng thời nhiều mục tiêu, tính năng công nghệ tương đương loại radar trên máy bay F-15E của Mỹ.
    Thứ 2 là J-16 được trang bị khả năng truyền số liệu C4ISTAR, giúp nó có khả năng tương tự một máy bay cảnh báo sớm trên không loại nhỏ, có khả năng quản chế trên không, chỉ huy các phân đội máy bay tác chiến. Cuối cùng, J-16 còn được trang bị khoang chiến đấu điện tử, giúp nó nâng cao rất mạnh khả năng tác chiến.
    [​IMG]
    Người Trung Quốc mặc cho J-16 một “cái áo quá rộng” (Ảnh: Mô hình tưởng tượng của chiếc J-16 mang theo lượng bom đạn gấp nhiều lần chiếc máy bay ném bom H-6 của họ)


    Hiện nay, máy bay chiến đấu chủ lực của Trung Quốc là J-10 thuộc thế hệ thứ 3, trong khi đó loại máy bay hiện đại nhất của các nước xung quanh như Ấn Độ với Su-30MKI, Hàn Quốc với F-15K, Nhật Bản với F-5SG (F-15J). J-10 khi giao phong với các loại máy bay thế hệ 3,5 và thế hệ thứ 4 này có phần hạ phong nhưng đến khi J-16 được trang bị hàng loạt thì cán cân đối đầu sẽ nghiêng về Trung Quốc.
    Thới báo Hoàn Cầu khẳng định, đến khi J-16 và J-10B song hành với nhau, nó sẽ “trên cơ” tất cả các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của các nước xung quanh, khi 2 loại chiến đấu cơ này được trang bị hàng loạt, thay thế hết các loại máy bay thế hệ cũ, lúc đó lực lượng không quân của hải quân Trung Quốc sẽ thách thức lực lượng không quân nói chung và không quân hạm của các đối thủ xung quanh.
    Tại khu vực đông Á, F-15K Hàn Quốc và F-15SG của Nhật đã thống trị bầu trời khu vực suốt một thời gian dài, còn không quân Việt Nam cũng được trang bị các tiêm kích đa năng Su-30MK2V hiện đại hơn hẳn Su-30MKK Trung Quốc. Còn tại Nam Á, không quân Ấn Độ hiện là đối thủ nặng ký nhất với số lượng lớn các tiêm kích hiện đại nhất dòng Su-30 là Su-30MKI.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu Su-30MKI được xếp hạng hàng đầu khu vực


    Cũng được trang bị các máy bay tiêm kích hạng nặng dòng Su-30 nhưng Su-30MKK của Trung Quốc sản xuất vào thời kỳ đầu của các máy bay chiến đấu đa dụng, nên tính năng của nó vẫn kém các thế hệ Su-30 sau. Hiện nay, loại máy bay hiện đại nhất trong lực lượng không quân Trung Quốc này vẫn còn thua sút Su-30MKI Ấn Độ về nhiều phương diện.
    Su-30MKI trang bị hầu hết các hệ thống điện tử, dẫn đường phương Tây, còn radar thì sử dụng radar mảng pha điện tử thụ động BARS của Viện nghiên cứu thiết bị NIIP, nên Su-30MKI hơn hẳn Su-30MKK về tính năng chiến đấu tầm gần và tầm xa, về khả năng tấn công đối đất và đối hải Su-30MKI cũng vượt trội hơn so với Su-30MKK. Thời báo Hoàn Cầu nhận định, khi J-16 ra đời sẽ làm thay đổi cục diện đối đầu, nghiêng về Trung Quốc.
    Hiện nay, Su-30MKK đã sử dụng được hàng chục năm, số lượng ít, việc sử dụng và huấn luyện với cường độ cao trong giai đoạn Trung Quốc thiếu máy bay chiến đấu hiện đại đã làm giảm tuổi thọ của nó. Hơn nữa, vấn đề tích hợp các loại vũ khí tấn công chính xác do Trung Quốc sản xuất với loại máy bay do Nga sản xuất là rất khó khăn, trong khi đó nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, rất khó để loại máy bay này tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong lực lượng huấn luyện và chiến đấu tuyến 1 của không quân Trung Quốc.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-15K của Hàn Quốc


    Trong tình hình đó, việc sở hữu một loại máy bay chiến đấu đa năng, hạng nặng hiện đại từ thế hệ 3,5 trở lên, có khả năng trang bị tất cả các loại vũ khí quốc nội, sử dụng các hệ thống điện tử, dẫn đường tiên tiến hơn đã trở thành một nhu cầu hết sức cấp bách đối với không quân tuyến 1 Trung Quốc. Vì vậy, J-16 mới được Trung Quốc gấp rút triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó cũng chẳng thể tạo ra được cú hích thần kỳ đối với không quân nước này.
    Hiện J-16 mới đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, như vậy, thời điểm nó được trang bị hàng loạt trong lực lượng không quân Trung Quốc cũng còn rất lâu. Lấy ví dụ từ J-10B được thử nghiệm từ năm 2008 đến nay mới bước vào giai đoạn thử nghiệm vũ khí, vẫn chưa sản xuất hàng loạt thì có thể khẳng định J-16 sớm cũng phải năm 2018 mới được sản xuất hàng loạt, cho đến sau năm 2020 may ra Trung Quốc mới chế tạo được một số lượng khoảng vài chục chiếc.
    Trung Quốc tiến nhưng các đối thủ của họ đâu có dừng lại? Ấn Độ có ý định sắm tới 300 chiếc Su-30MKI làm nòng cốt trong không quân nước này và hiện đã nối lại hợp đồng mua 126 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 Rafale của Pháp, Nhật cũng đang tăng tốc dự án chế tạo máy bay tàng hình ATD-X Shinshin. Với nền tảng công nghệ tiên tiến của các công ty từng tham gia sản xuất máy bay chiến đấu F-35, có thể nhận thấy loại máy bay tương lai của Nhật sẽ thuộc dạng hàng đầu thế giới.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-15SG (F-15J) của Nhật


    Trong khi đó, Hàn Quốc tuy có khó khăn hơn nhưng họ đang nỗ lực mua sắm 60 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ mới. Tuy chưa lựa chọn được loại máy bay phù hợp nhưng ngay cả F-15SE cũng bị loại vì thiếu tính năng tàng hình thì có thể nhận thấy, đòi hỏi về loại máy bay chiến đấu tương lai của họ không hề thấp. Hơn nữa, Hàn Quốc cũng đang nỗ lực đẩy mạnh chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 KFX của mình.
    Có thể khẳng định, khi J-16 được trang bị hàng loạt thì các đối thủ của Trung Quốc lại đã sẵn sàng, sự xuất hiện của nó và cả J-10B cũng sẽ không gây quá nhiều xáo trộn về tương quan không quân chiến thuật trong khu vực.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này